Tại sao Ông táo không mặc quần


Cũng theo truyền thuyết ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn:


Ðội mũ đi hia, chẳng mặc quần.

Ðồ mã cúng ông Táo không bao giờ có quần. Câu ca dao dưới đây cho thấy ông Táo ở trong bếp lửa ấm cúng nên không cần nhiều đồ mặc, không cần quần và ở trong bếp nên cũng không phải lo về vấn đề ăn uống; ông Táo không phải lo ăn, lo mặc nên chẳng phải lo gì nhiều so với ông Cả:

Ông Cả ngồi trên sập vàng,
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo.
Ông Bếp ngồi trong đống tro,
ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.

Tại sao thần táo lại hai ông một bà?

Bây giờ ta hãy tìm xem tại sao bộ ba vị thần này lại hai ông một bà? Câu chuyện Thần Bếp hai ông một bà này đã đi sâu vào đời sống dân dã Việt Nam. ở thôn quê Việt Nam cái bếp thường được làm bằng cách nặn ba cục đất sét gọi là ba ông đầu rau. Cục ở giữa có cái lỗ ấn lõm vào chỗ ngang người. Cái lỗ đó thường cho là cái lỗ rốn. Cục có rốn để ở giữa là bà Táo. Hai cục hai bên không có rốn là hai ông táo (x. phụ bản Nhà Bếp). Có một điều rất lấy làm lạ là tại sao chỉ có bà Táo mới có rốn còn hai ông Táo đàn ông lại không có rốn? Chắc chắn cái rốn của bà Táo phải có một ý nghĩa gì bí ẩn đây? Chúng ta sẽ thấy rõ ở dưới. Cái thắc mắc nữa là tại sao lại gọi bộ ba ông bà Táo là ba ông đầu rau? Xin thưa 'rau' là biến âm với 'nhau' như ta thấy qua từ lá nhau hay lá rau (placenta) của bà đẻ. Ba cái đầu rau là ba cái đầu nhau. Với h câm, ta có nhau là nau, là nấu. Ðầu rau là đầu nấu. Ba cái đầu rau là ba cái đầu để nấu.

Tại sao thần Táo lại hai ông một bà? Mọi người đều tin như vậy, mà lại tin vào một chuyện tréo cẳng ngỗng là “hai ông một bà”. Xã hội của chúng ta trước đây là một xã hội đa thê chứ không chấp nhận đa phu:

Ðàn ông năm thê, bảy thiếp,
Gái chính chuyên chỉ có một chồng.

Luân lý xã hội thường thường khuyên chỉ nên có một vợ một chồng, không nên bắt chước vua Bếp hai ông một bà:

Thế gian một vợ một chồng,
Không như vua Bếp hai ông một bà.


hay:

Nhận, phải hợp với cương thường đạo lý thì câu chuyện này mới phổ biến rộng rãi và tồn tại từ đời này qua đời nọ. Bắt buộc phải dựa vào một cái gì mà mọi người nhất là các nhà khoa bảng, quan quyền đồng ý như vậy. Ði tìm 'cái gì đó', tôi đã tìm cách bắt mạch để chẩn đoán ba vị thần bếp hai ông một bà này. Úi da! Chút nữa phỏng cả tay. Bộ ba thần bếp lửa có mạch Hỏa! Mạch nóng bỏng cả tay. Hỏa là lửa. Lửa là Li. Li vi hỏa. Eureka! Ðây chính là quẻ Li trong Dịch kinh. Quẻ Li gồm hai hào dương hình hai cái que, hai cái nọc kẹp ở giữa một hào âm tức cái que đứt đoạn. Nếu viết theo Việt Dịch Nòng Nọc thì hai hào dương là hai cái que và hào âm ở giữa là cái vòng tròn: (IOI), Li. Hai hào dương, hai cái nọc hai bên là hai ông Táo đực rựa. Còn hào âm ở giữa nếu viết theo Chu Dịch là cái que đứt đoạn là cái khe, cái kẽ, còn viết theo Việt Dịch Nòng Nọc là vòng tròn, là cái lỗ biểu tượng cho phái nữ tức bà Táo. Cái rốn ở cái đầu rau Táo bà chính là cái hào âm vòng tròn Nòng. Ðiều này giải thích tại sao bà Táo đầu rau có cái lỗ rốn. Ðây là cái rốn mang âm tính và dĩ nhiên hai ông Táo đầu rau không có cái rốn loại này. Như thế chuyện thần bếp hai ông một bà nguồn từ quẻ Li là lửa trong Kinh Dịch. Thần Li, Thần Lửa là Thần Bếp.

sưu tầm