Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: ơn gọi sống với GIÊSU

Threaded View

  1. #1
    MatTheu Dang Dinh Quyet's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: MÁTTHÊU
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HẢI PHÒNG----HẢI DƯƠNG
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 184
    Cám ơn
    186
    Được cám ơn 317 lần trong 108 bài viết

    Default ơn gọi sống với GIÊSU

    ƠN GỌI SỐNG VỚI CHÚA GIÊSU
    XEM
    1. Trong các Khóa Huấn Luyện Giáo Dân, tôi thường dùng những thực tại hết sức bình thường để dẫn các học viên của tôi vào lãnh vực tâm linh. Chẳng hạn trước khi trình bày người Kitô hữu phải thiết lập mối quan hệ riêng tư, thân tình, gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu, với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, tôi thường đi từ kinh nghiệm nhân sinh đến thực tại tâm linh. Tôi thường hỏi các học viên câu hỏi rất dễ trả lời này:
    “Hai người thân nhau hoặc hai người yêu nhauthì họ thường cư xử và sống với nhau như thế nào?”
    Có phải là họ luôn nghĩ tới nhau không? Có phải là họ luôn muốn sống gần nhau không? Có phải là họ sống gần nhau càng lâu càng tốt không? Có phải là họ thích nghe nhau nói về đủ mọi chuyện không? Có phải là họ chia sẻ với nhau mọi tâm tư, tình cảm, nguyện ước không? Có phải là họ tìm mọi cách giúp đỡ nhau không?
    Sau khi các học viên đã đồng ý với tôi về những điều sơ đẳng ấy, tôi mời các học viên hãy nhìn vào cách họ đối xử và sống với Chúa. Và rất nhanh, các học viên thấy rằng họ còn sống với Chúa một cách rất hời hợt, thờ ơ, chểnh mảng. Có thể các anh chị cũng có thể dùng phương pháp này để nhìn lại chính mình, nhìn lại mối quan hệ của mình với Chúa.
    2. Nhưng chủ định của tôi trong buổi chia sẻ này là xin đề nghị với các anh các chị là chúng ta hãy cùng nhau nhìn vào cách đối xử, cách sống của Chúa trước đã. Sau đó chúng ta mới kiểm điểm lại cách sống của mình vì chưng mọi chuyện đều đã được Chúa bắt đầu trước.
    XÉT
    1. Sách Bổn xưa có câu: “Hỏi: Đức Chúa Trời có ý gì mà sinh ra loài người ta?” Thưa: “Có ý cho người ta thờ phượng kính mến Đức Chúa Trời…” Đúng hơn là phải thưa để người ta sống với Đức Chúa Trời…
    2. Trong tất cảcác danh xưng mà Cựu Ước đặt cho Thiên Chúa thì có một danh xưng hay nhất vì đầy đủ ý nghĩa nhất. Đó là danh xưng “Thiên Chúa là Emmanuen: Thiên Chua ở cùng chúng tôi”. Danh xưng ấy chính là tên của Đức Giêsu, Thiên Chúa nhập thể làm người, sống giữa loài người chúng ta.
    3. Khi Đức Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai, chúng ta thấy Người gọi các môn đệ và rồi chọn ra Mười Hai vị trong số các môn đệ theo Người để lập một nhóm riêng. Thánh Máccô nói rất rõ về mục đích của việc chọn lựa và thiết lập này:
    “Rồi Người lên núi cầu nguyện và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai để các ông sống với Người và để Người sai các ông đi rao giảng với quyền trừ quỷ”(1).
    4. Mục đích đầu tiên của việc Chúa chọn các môn đệ là để các ông sống với Người. Vì thế ơn gọi đầu tiên của các môn đệ là sống với Chúa, sống bên Chúa, sống cạnh Chúa, sống cùng Chúa. Cũng từ đó má chúng ta có thể khẳng định được rằng: Ơn gọi đầu tiên của tất cả chúng ta – tất cả mọi Kitô hữu- là thiết lập mối quan hệ riêng tư, cá vị, thân tình, gắn bó, mật thiết giữa trò và Thầy, giữa Chúa và chúng ta. Đó là mối quan ệ của Thân Nho và cành nho. Cành nho nào càng gắn chặt vào Thân Nho thì cành nho đó càng có nhiều nhựa sống, càng sinh hoa kết trái xum xuê và thơm ngon.
    5. Anh Charles đặt rất coi trọng việc sống với Thiên Chuá, với Chúa Giêsu Kitô. Ngày 16.9.1891 từ Đan Viện Trappe Anh viết cho cha Huvelin là vị linh mục đã đem Anh trở lại với Chúa, về đời sống của anh lúc bấy giờ:
    “Đời sống của con vẫn như thường, phân sẻ ra khi làm việc, khi cầu nguyện, còn đọc sách thì hầu như con không có giờ: còn chút giờ nào rảnh thì hầu như con dùng cả để viếng Chúa tại nhà nguyện. (2)
    Vào đầu tháng 11 năm 1897 tại chính Nadarét, Anh Charles tĩnh tâm lâu ngày và trước khi kết thúc tuần tĩnh tâm Anh viết ra một số quyết tâm mà sau đây là một trong những quyết tâm ấy:
    “Con hãy đập tan những gì không phải thuộc về Cha … Hãy tạo cho con một sa mạc để sống một mình với Cha (… ) Chính nhờ sự dứt bỏ đó mà con có thể đạt tới được như vậy; hãy xua đuổi mọi tư tưởng tầm thường đi, mọi cái bé mọn, tuy tự nó không xấu, nhưng kết cục chúng làm cho tâm trí con từ sớm đến chiều phải xa Cha, mà lẽ ra từ sớm tới chiều con hằng phải chiêm ngắm Cha.
    “Con hãy nhìn ngắm Cha khi làm việc cho Cha, hãy nhìn ngắm Cha khi con cầu nguyện. Hãy nhìn ngắm Cha luôn mãi. Con hãy dành tất cả thời giờ con có thể mà cầu nguyện hay đọc sách thiêng liệng, vì là những việc làm cho con kết hợp với Cha, lại nhờ đó, Cha sẽ nói với con như xưa kia Cha nói với Cha Mẹ Cha ơ Nadarét, với Maria ở Bêtania… Khi yêu mến người ta không ngớt nhìn người yêu, vả những thời giờ để nhìn ngắm người yêu, ta coi là thời giờ dùng phải lẽ, còn những thời giờ không dùng để nhìn ngắm người yêu, ta coi là thời giờ mất đi” (3)
    LÀM
    1. Chúng ta dễ lầm tưởng rằng: thời gian chỉ có gía trị khi nó được dùng để chúng ta làm ra một cái gì đó, mà quên rằng thời gian có gía trị nhất, quí giá nhất chính là thời gian được dành cho tình yêu, được sống bên người mình yêu.
    2. Chúng ta hãy bắt chước các Thánh, nhất là hãy bắt chước Anh Charles của chúng ta mà biết cách dành thời gian cho Chúa và biết cách sống với Chúa Giêsu. Anh Charles đã dành không biết bao nhiêu thời giờ để quỳ, để ngồi trong túp lều ở góc vườn Dòng các Nữ Tu Thánh Clara ở Na-da-rét. Anh đã ngồi không biết bao nhiêu giờ trong nhà nguyện ở Bénis Abbès để ở bên Chúa Giêsu Thánh Thể, để sống với Chúa Giêsu hiện diện và nói trong/qua các trang Thánh Kinh… Cũng như sau này khi Anh hiểu ra hơn, anh đã dành không biết bao nhiêu thời gian để đến với những người bản xứ, những bộ tộc xa xôi, hẻo lánh, nghèo nàn, thiếu thốn.
    VÀI PHÚT THINH LẶNG
    HÁT BÀI: TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
    Chú thích:
    (1) Mc 3,13-15:
    (2) Charles de Foucauld, SỐNG ĐỨC ÁI (NXB: Đức tin – Văn hóa, 44 Tú Xương, Sàigòn 3, 1973), Trở lại và vào dòng, trang 34.
    (3) Charles de Foucauld, SỐNG ĐỨC ÁI (NXB: Đức tin – Văn hóa, 44 Tú Xương, Sàigòn 3, 1973), Nadarét, trang 81.
    Tu Viện Châu Sơn (Đơn Dương)
    Ngày 06.06.2000
    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.
    Chữ ký của MatTheu Dang Dinh Quyet
    tại sao nước mắt lại tràn
    —¦--Quyet--¦—
    tại sao hy zọng lại càng mất đi
    —¦--Quyet--¦—
    tại sao uống rượu ngàn ly
    —¦--Quyet--¦—
    nhưng lại k thể wên đi 1 người
    —¦--Quyet--¦—
    tôi k bít trời mưa hay nắng
    mất 1 người tôi cảm thấy cô đơn
    mất 1 người tôi thấy đời thật zô nghĩa
    mất 1 người tôi ko phải là tôi....

  2. Được cám ơn bởi:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com