|
NIỀM VUI PHỤC SINH (Tiếp theo)----------Đaminh Đinh Viết Tiên OP
II. LÝ DO CỦA BUỒN PHIỀN
1. BUỒN DO TỘI MÀ RA
Những người tội lỗi không bao giờ được vui vẻ như :
- Cain sau khi giết em đâu tìm được giây phút bình yên vui vẻ vì con mắt lương tam tức con mắt Chúa luôn theo dõi ông khắp nơi, khiến tinh thần ông bị rối loạn.
- Philatô sau khi đã tuyên án bất công cho Chúa, cũng cảm thấy lương tâm cắt rứt và muốn đi tự tử cho xong đời.
2. BUỒN VÌ THIẾU NHIỆM VỤ
Những khi thiếu sót bổn phận đối với Chúa, đối với tha nhân và đối với chính bản thân mình, chúng ta cũng thấy lạc lõng, lẻ loi, như một cung đàn lạc điệu không ăn khớp với hoà điệu của toàn thể bài nhạc mà Thiên Chúa đã sáng tác.
Trong âm giai trưởng ta thấy cách xếp đặt cung và nửa cung đều đặn, đầy đủ ; còn trong âm giai thứ thì số thứ tự cung và nửa cung khác nhau, không đầy đủ, vì thế trở nên buồn. Chúa cũng muốn chúng ta hòa điệu theo âm giai trưởng cho vui tươi sáng sủa nhưng ta đã tự ý dùng âm giai thứ hòa vào với âm giai trưởng của toàn thể tạo vật, làm cho cung nhạc trở nên lạc lõng, bài nhạc trở nên khó nghe.
3. NGUY HẠI CỦA SỰ BUỒN
Đứng về phương diện sinh lý, buồn rầu, gắt gỏng đã thất bại đau đớn rồi, còn đối với bản thân, buồn rầu cũng giống như cái cây sâu, nó đã không nảy nở ra được lại còn chóng già, chóng cỗi nữa. vì sâu ở trong dần ùdần làm cho thân cây ruỗng nát ra mới thôi.
Nào khi lòng dười dượi buồn,
Quên ăn, biếng ngủ, kém dòn, kém xinh. (Ca dao)
Muốn biết buồn rầu gieo tai giáng họa cho con người ra sao, thì ta chỉ cần liếc mắt qua một đoạn ngắn do nhà chuyên khảo về thuyết “trường sinh”, Hufeland viết dưới đây :
“Buồn rầu rất nguy hiểm cho cả thể chất lẫn tinh thần. Ta thử ngắm một người buồn xem thấy có gì ? Kìa họ bắt đầu ngáp, ấy là triệu chứng làm ngăn máu không vận lên phổi được, vì thế, quả tim cùng các mạch máu bị hại lây, huyết ứ tữ chỗ. Bộ máy tiêu hóa yếu đi, rồi dần dần suy nhược. Trong người mỏi mệt nặng nề, bụng anh ách, tức tối nên lúc nào cũng cảm thấy ưu uất”.
Nguyễn Du, tác giả truyện Kim văn Kiều, mới ngoài 30 tuổi mà tóc đã bạc cũng là vì buồn rầu, suy tư nhiều.
Ngũ Tử Tư lo tìm kế vượt qua cửa ải mà chỉ có một đêm, cả tóc và râu bạc.
Hoa Đà, một thầy lang nổi tiếng đời Tam quốc, vì lo phương tìm kế cứu người, độ thế, mà mặt mày tuy rất trẻ, tóc bạc phơ cả đầu : Lo bạc râu, sầu bạc tóc.
Sự buồn rầu cau có gây hại cho người ta về sinh lý. Mỗi khi tức giận thì mặt mày cau có, da mặt nhăn nheo vì bị co, kéo nhiều nên chóng thành nếp nhăn trước khi tới tuổi già.
Nếu giận quá thì thân thể bị co dúm, cổ nghẽn, mặt đỏ bừng hay tái mét, các cơ thể bị xáo trộn, lệch lạc, tim đập mạnh, máu căng lên hay dẹp xuống, mà tiết ra một chất độc tán phá sức khỏe người ta.... Nộ khí ấy quật mạnh vào mớ dây thần kinh ở trước ngực làm cho quả tim như thắt lại, hay đập vào mớ dây thần kinh ở bụng khiến ruột như đứt ra. Vì thế, người ta mới có câu tục ngữ “Buồn đứt ruột”. Tức giận vô tình đã gây nên bệnh đau tim, đau phổi và đau bao tử. Điều đó nhắc nhở chúng ta phải biết chạy đến với Chúa để giữ tâm hồn bình an thư thái.
“Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ,
vì chỉ có mình Ngài, lạy CHÚA,
ban cho con được sống yên hàn”.(Tv 4,9)
(còn tiếp....) |
|