|
Chà...tụi em mới làm bài viết văn về vần đề vô cảm xong
Sau đây em xin tóm sơ lược về nội dung bài viết đó, đấy là ý kiến của em, theo em nghĩ vậy thôi:
* Định nghĩa vô cảm: cái này Teacher's Mập đã nói đầy đủ rồi
* Phân loại: theo em gồm hai loại chính
- Vô cảm trong mối tương quan giữa người với người: Con người biểu hiện sự vô cảm, thiếu trách nhiệm chỉ vì chữ "SỢ": sợ đụng chạm tới nhau, sợ phải thế này...thế kia, rồi thì không muốn bị người ta dòm ngó, nói này nói kia, nào là "ngây thơ", "dở hơi" , "rảnh" , "bày đặt". Có thể người ta thấy bất bình, thấy việc cấp bách phải hành động trước mắt, thấy thông cảm đó, nhưng lại lo việc phiền phức, lằng nhằng nên nhắm mắt làm ngơ,...v.v...
- Vô cảm trong suy nghĩ:
+ loại này là nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất. Người thuộc diện này có đặc điểm là không bao giờ biết quan tâm tới ai khác, sự việc ngoài đời dường như chỉ là cọng rác, không để ý và cũng chả cần biết, việc có xảy ra như thế nào thì kệ nó, không liên quan đến ta, ta vẫn sống, vẫn vui, vẫn khỏe mạnh, vẫn có những sự tiến triển tốt trong công việc đó mới là điều quan trọng nhất. Cả thế giới đối với những người đó chỉ có chính họ và mục tiêu của họ mà thôi.
+ Loại vô cảm này nguy hiểm tới mức họ sẵn sàng đi quá giới hạn cho phép của một con người, có thể vì bản thân mà dẫm đạp lên tất cả những gì gây trở ngại cho mình.
* Nguyên nhân chủ yếu đến sự vô cảm:
- Gia đình: con cái lớn lên trong cái nôi là gia đình, chính tại nơi này, ta học được cách làm người, cách sống. Và người làm ảnh hưởng nhất tới điều này là chính các bậc cha mẹ
+ Nếu cha mẹ không biết giúp đỡ hàng xóm láng giềng, hay chính trong dòng họ, con cái sẽ học được sự tiếu quan tâm tới cộng đồng.
+ Nếu cha mẹ hay la mắng và nói những lời lẽ thô tục, hay gây gổ, con cái họ sẽ học được cách trở thành một người nóng tính, cộc cằn,có khi là thích cảm giác trở thành trung tâm, là "đại ca". Chỉ cần có chuyện không hợp ý là sẵn sàng có một cuộc..."đổ máu"
+ Nếu cha mẹ kĩ tính, xét đoán chi li từng tí một thì con cái sau này cũng sẽ lập một sổ sách chi li cẩn thận, từng li từng tí một.
+ Nếu cha mẹ hay nói hành nói tỏi, con cái họ dễ trở thành kẻ lắm chuyện, ông bà tám, ưa...bình luận theo kiểu buôn dưa
+ Nếu Con cái sống trong một gia đình có cha mẹ, con cái yêu thương nhau, biết hòa đồng, giúp đỡ những người xung quanh thì sau này lớn lên, chúng sẽ học được cách chia sẻ, quan tâm tới đồng loại, và chách gây dựng một cộc sống, một gia đình văn hóa đầm ấm, lễ nghi biết trên biết dưới, biết suy nghĩ, phân biệt đúng sai, trắng đen. Và thường có cách giải quyết thỏa đáng nhất.
+ và nhiều điều khác nữa
- Một nguyên nhân thứ yếu nữa là...trong mối quan hệ láng giềng, dòng họ với nhau. Nếu sống trong môi trường biết quan tâm tới nhau thì có được một tấm lòng yêu người, biết đồng cảm và lo lắng cho nhau. Và ngược lại, nếu sống trong môi trường ích kỉ thì sẽ học được châm ngôn "đèn nhà ai nấy rạng"
* Khắc phục: Cái này có vẻ nhiều ý kiến hiệc quả và tích cực lắm, nhưng mà đó chỉ là: "nói thì dễ, làm mới khó"
- Có thể mỗi ngày, ta đều trao tặng cho nhau một nụ cười thân thiện (cái này dễ nhất và hầu như ai cũng làm được dễ dàng)
- Biết nhận những thông tin kịp thời và chính xác những điều xung quanh, đặc biệt là chuyện dòng họ, láng giềng và từ đó có thể làm dc gì thì làm, giúp gì thì giúp (không giúp thì thôi, đã giúp thì giúp cho trót) bằng thái độ nghiêm túc, không phải là làm vì muốn thể hiện hay vì sợ người ta nói vào
- Nhiều lắm, nhưng nói ra thì ai cũng bảo là...biết rồi, khổ lắm, nói mãi, nên em không liệt kê ra nữa, chỉ có vậy thôi.
* tổng kết: Vấn nạn vô cảm vẫn còn đang là một thách đố lớn trong y học nhâm tâm. Cần phải có cách nhìn nhận và khắc phục đúng đắn chứ không phải nói suông, và làm cho có, làm theo phong trào dư luận.
Em không dài dòng nữa, ngưng tại đây . Mong rằng thế giới mình tốt đẹp hơn, không phải từ cái cao siêu, nhưng là chính những điều tầm thường nhất trong cuộc sống thường nhật |
|