|
Xông Hương Cộng Đoàn
Một độc giả California đã hỏi: ”Có được dùng hương trong cuộc kiệu sau Thánh Lễ không? Con không gặp được sự đồng thuận nào về câu hỏi này. Tuy Qui Chế Tông Quát Sách Lễ Roma, Số 276, không nói có thể sử dụng hương trong cuộc kiệu cuối Thánh Lễ, một số người ( bao hàm những thầy lễ nhạc của giám Mục) đã biện luận rằng GIRM No. 193 phải được hiểu có nói là nếu một người xông hương dẫn đầu cuộc kiều vào, thì cũng dẫn đầu cuộc kiệu cuối Thánh Lễ. Lập trường này có đúng không?
Tôi muốn nói rằng điểm tranh cãi không phải là hương sẽ được sử dụng lúc này, nhưng đúng hơn là người cầm bình hương được hay là không được hướng dẫn cuộc kiệu ra về.
Trong hai qui chiếu, GIRM số 193 là một chỉ dẫn về những nguyên tắc chung đang khi Số 276 cho những huấn thị chính xác. Chúng ta phải giả thiết rằng không có sự mâu thuẩn hữu ý trong hai qui tắc.
Vì Số 276 kê khai những lúc được sử dụng hương, bấy giờ có thể chắc chắn là không được sử dụng bình hương cho cuộc kiệu đi ra. Quá trình bình thường trong những Thánh Lễ long trọng nhất là, lúc kết thúc Kinh Thánh Thể, người cầm bình hương và những kẻ cầm đèn đi ra một nơi thích hợp ngoài cung thánh. Tắt đèn và cất bình hương. Trong vài trường hợp người giúp phòng thánh lấy than ra khỏi bình hương không để cho nó cháy trong bình hương, điều này có thể làm vì khó mà chùi sạch bình hương. Sau khi cất đèn và bình hương, các người giúp lễ trở về chỗ mình.
Sau khi nói rõ hương không được sử dụng, chúng ta phải bàn cãi vị trí người xông hương trong cuộc kiệu cuối Thánh Lễ.
Về điểm này tôi theo sự diễn tả của Giám Mục Peter Elliott cung cấp trong quyển sách của ngài “Ceremonies of the Modern Roman Rite.” (Những Nghi Thức của nghi Lễ Roma hiện đại). Trong số 412, ngài nói:
“Sau phép lành, phó tế (hay là phó tế Lời) giải tán dân chúng. Đối mặt dân chúng, thầy chấp tay hát câu giải tán, sử dụng một trong nhưng câu dự bị sẵn. Sau khi cộng đoàn đáp trả, chủ lễ và phó tế đi tới bàn thờ. Các ngài hôn bàn thờ và đi tới khoảng trước bàn thờ, nơi cuộc kiệu cuối cùng xếp hàng. Thầy M.C. (Thầy Lễ nghi) hay là một người gíup lễ có thể đem Sách Tin Mừng tới cho phó tế (hay là phó tế Lời), để thầy có thể cầm Sách trong cuộc kiệu.
Theo một dấu hiệu từ M.C., tất cả những người không bận cầm thứ gì, bái sâu bàn thờ hay là bái gối nếu có nhà tạm đặt trong cung thánh. Cuộc kiệu ra theo thứ tự nhứ lúc vào, trừ ngưòi xông hương (và cầm tàu hương) không bình hương (và tàu hương) theo sau người cầm thánh giá và người cầm đèn. Trong lúc kiệu, có thể hát một thánh thi hay là đánh một bản nhạc, theo cơ hội hay theo tập quán.”
Tác giả cống hiến những chỉ dẫn hơn nữa trong phần chú thích cuối trang: “Các tác nhân được chấp nhận được chia về việc một người xông hương mà không cầm bình hương thì sẽ dẫn đầu kiệu. Trong điểm nhỏ này điều xem ra logic là, khi thôi phận sự, người xông hương sẽ đi theo với những người giúp khác đi sau thánh giá.”
Tuy qui chiếu của Giám Mục Elliott, một độc giả Swedish đã hỏi về một số chi tiết cuốn sách này với qui chiếu về sự xông hương:
“1. Trong ‘Những nghi thức của Nghi Lễ Roman Tân Thời’ (CMMR) con có đọc người xông hương tới gần bàn thờ từ bàn nhỏ bên cạnh. Tuy nhiên, một trong những kẻ giúp bàn thờ lâu nhất yêu sách rằng dầu cho CMMR cho huấn thị này, đó không phài là phần của những huấn thị chính thức, cho nên đó là một cái gì thuộc nhiệm vụ của M.C. địa phương. Ngài có đúng không? Nếu không, con có thể qui chiếu văn bản nào?
“2. Nếu có một phó tế hiện diện trong Thánh Lễ, và có xông hương, thầy có thể (và thầy sẽ) ủy việc xông hương cho những kẻ giúp bàn thờ, và nếu vậy: khi nào, và dưới những hoàn cảnh nào?”
Điều phải nhận xét là Monsignor Elliott lúc đó không bao giờ đòi một tình trạng chính thức cho những công trình của ngài, mặc dầu những công trình lấp đầy một lỗ trống rõ rệt giữa những nguồn phụng vụ. Một số chi tiết của tác phẩm ngài không còn đáp ứng với GIRM mới nữa, và điều nên hy vọng là một kỳ xuất bản mới có thể được phát hành.
Trong tác phẩm vô giá này, tác giả cố gắng so chiếu những diễn tả của ngài với những nguồn chính thức, nhưng những nguồn này không luôn luôn cung cấp chi tiết cần trong một thủ bản lễ nhạc. Như vậy ngài phải thêm nhiều văn bản chính thức và sử dụng những tác giả được phê chuẩn từ những thời xa xưa, tập quán lâu đời, ý kiến chung, và sự quan sát sắc sảo những lễ nghi long trọng tại Rome. Như vậy ngài là một kẻ hướng dẫn có thể tin cậy nhưng không chính thức.
Do đó, tuy thật sự việc chỉ dẫn người xông hương đi tới gần từ một bàn nhỏ bên cạnh (thường phía phải chủ tế) không phải được chính thức ra lệnh, điều đó không có nghĩa là để tự do và bất cứ thầy lễ nhạc nào có thể thay đổi nó. Kiểu tới gần này là tập quán lâu đời và cũng là vị trí thực tế nhất hầu bỏ hương trong bình hương vì hầu hết người ta dùng tay phải. Dầu sao đi nữa, có thể có những hoàn cảnh hay là những chấn song kiến trúc có thể đòi hỏi những phương tiện khác để tới gần chủ tế--và luật không cấm điều này.
Về câu hỏi thứ hai tôi muốn nói không phải phó tế uỷ quyền nhưng đúng hơn chủ tế, với M.C. và trước khi Thánh Lễ bắt đầu, lấy quyết định sau cùng phó tế hay người giúp lễ sẽ xông hương hay là nếu phải phân công. Dưới những hoàn cảnh bình thường, khi chỉ có một phó tế, thầy phải xông hương bài Tin Mừng trước lúc công bố và sau đó xông hương linh mục và dân chúng sau khi linh mục đã xông hương lễ phẩm và bàn thờ lúc dâng lễ phẩm.
Trong hai người này, thầy giúp lễ chỉ có thể thay thế phó tế trong việc xông hương linh mục và dân chúng lúc dâng lễ phẩm (offertory) (phó tế không được xông hương cách riêng rẽ). Việc thay thế này có thể thực hiện bất cứ vì nguyên nhân nào; ví dụ, nếu kiến trúc cung thánh không cho phép phó tế mau trở lại bàn thờ sau khi xông hương xong dân chúng, vì như vậy ngăn trở việc thầy phục vụ cho linh mục.
Phó tế có thể bỏ bàn thờ để xông hương những bình thánh trong lúc truyền phép. Nhưng sự này không phải là sự thực hành chung và, trừ khi có hơn một phó tế, điều này thường được trao phó cho người xông hương. Đ.Ô Nguyễn Quang Sách |
|