Cầu nguyện cho những người qua đời.
Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, cha Edward McNamara, giáo sư Phụng Vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Bản văn của Uy Ban Quốc tế bằng tiếng Anh trong Phụng Vụ (ICEL.) về kinh Chìều Thứ Tư Tuần 3 (tức bản dịch tiếng Anh được sử dụng tại Hoa Kỳ) có lời cầu sau đây: “Xin Chúa thương xót những tín hữu đã qua đời--xin giữ họ khỏi quyền lực Quỷ Dữ.” Có người hỏi: Quĩ Dữ có quyến lực gì trên những kẻ đã qua đời? Con đã không có một câu trả lời thoả mãn. Con tưởng đó là một vấn đề dịch thuật nghèo nàn, nhưng con tra cứu bản văn trong Thẩn Vụ, Các Giờ Kinh Phụng vụ, theo Nghi Thức Roma, và gặp được bản văn sau đây: “Miericordiam tuam fratribus nostris concede defunctis/-- neque in potestatem maligni spiritus tradas es.” (Xin Chúa thương xót anh em tín hữu chúng con đã qua đời/và không trao nộp họ trong quyền hành thần dữ.” Bởi vì do huấn giáo của Giáo Hội về sự phán xét riêng—và vì kinh nguyện xem ra nói về những kẻ đã ra đi, không phải là đang hấp hối—Con bị lùng túng khi giải thích ý nghĩa của lời cầu—D.S., Lincoln. Nebraska
Những lời cầu này đã được sáng tác rất mau trong những năm 1960. Mặc dầu những lời cầu đó có trong các sách phụng vụ, bản chất những lời cầu đó với tư cách lời cầu cho thấy những lời cầu đó đúng hơn là một nguồn yếu kém về phương diện giáo lý. Do đó rất có thể một số thành ngữ không thích hợp có thể đã len lõi qua những lần xét duyệt bản văn
Lại nữa, bởi vì những qui tắc phụng vụ cho phép các hội đồng giám mục được quyền hành rộng rải trong việc sáng tác những lời cầu mới cho Phụng Vụ các Giờ Kinh, không phải tất cả các bản dịch sẽ trình bày sự khó khăn do độc giả chúng ta đề cao. Trên thực tế, bản phụng vụ các giờ kinh được sử dụng trong hầu hết các xứ nói tiếng Anh chứa đựng một bản văn hoàn toàn khác đối với ngày đang được cân nhắc..
Như đã nói, đang khi bản văn đang tranh cãi có thể đưa tới những giải thích sai, tôi thiết nghĩ phải theo một sự giải thích chính thống hoàn toàn.
Nếu chúng ta lấy phần hai lời cầu như là một lời tuyên bố rõ rệt, chúng ta vấp phải một vấn đề bởi vì, như độc giả chúng ta nói, những kẻ đã ra đi chịu ngay một sự phán xét riêng, sau đó Quĩ Dữ không có quuyền hành nào trên những kẻ đã đi vào hoặc thiên đàng hay luyện ngục.
Tuy nhiên, hai phần lời cầu phải được xem như một lời cầu nguyên vẹn. Và, trên thực tế, một trong những hình thức công bố lời cầu này là cho linh mục đọc trọn kinh, còn dân chúng thưa câu trả lời chung như được làm trong những kinh cầu giáo dân trong Thánh Lễ.
Trong trường hợp này, câu “Xin giữ họ khỏi quyền hành Quỉ Dữ” được liên kết thân mật với câu xin “Xin thương xót’ thưa lên Chúa.
Như vậy chúng ta xin cho lòng thương xót của Chúa được bày tỏ trong việc không để những kẻ đã chết rơi vào quyền hành của Quỉ Dữ. Như vậy, kinh cầu hầu như qui chiếu tới lúc phán xét như là nơi gặp gỡ mà lòng thương xót này và sự ngăn cản quyền thống trị của Satan được thi hành.
Bằng cách này sự câu xin không chủ yếu khác biệt với nhiều kinh khác của Giáo Hội cầu cho những kẻ đã qua đời, trong những kinh đó lòng thương xót của Chúa được kêu xin cho các linh hồn những kẻ quá cố. Sự phán xét riêng xảy ra liền sau khi chết không bao giờ ngăn cản Giáo Hội khuyên cầu nguyện cho người chết.
Thiên Chúa không bị hạn chế bởi những phạm trù thời gian và không gian chúng ta, và cả khi chúng ta cầu nguyện cho những kẻ qua đời đã lâu hay là cầu nguyện cách chung chung cho những người chết, chúng ta biết Thiên Chúa sẽ sử dụng sự cầu nguyện cho lợi ích lơn hơn.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
vietcatholic