Vô Cảm...
Lời ngỏ:

Sau những bài chia sẻ của những thành viên quan tâm...cùng những tri thức và kinh nghiệm tử cuộc sống,,, Viết lên đôi dòng về Vô Cảm

Trong thế giới mà thông tin như đang nối người ta lại gần nhau hơn... thế mà.. sự vội vả, nhịp sống tất bật... với muôn ngàn công việc... cứ như làm cho người ta xa nhau hơn... xa lắm.... những người gần bên nhau.....là người trong gia đình, trong khu xóm... trong...
Sự vô cảm như len lõi vào trong đời sống thường ngày....
tí tí gợi ý...xin sẽ cùng bàn bạc với nhau về :
  1. vô cảm là gì?
  2. nguyên nhân tạo ra sự vô cảm ?
  3. Các biểu hiện của vô cảm ?
  4. ảnh hưởng của vô cảm trong cuộc sống cá nhân, gia đình, cộng đồng....?
  5. khắc phục vô cảm...thế nào đây?
  6. kết
1.Định nghĩa Vô Cảm:

Vô cảm: kết quả của tiêu cực lặp đi lặp lại

Xét từ góc độ tâm lý, vô cảm không phải là một căn bệnh mà là kết quả của quá trình tác động tiêu cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu sự vô cảm cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì hậu quả là trẻ sẽ trở nên thờ ơ, dửng dưng với tất cả những gì xảy ra xung quanh; hững hờ với hoàn cảnh, khó gây được hứng thú và cảm xúc, tình cảm. Đặc biệt trẻ thụ động lờ đờ, không thiết tha, nằm lì trên giường hoặc lánh ra một chỗ.
Như vậy chúng ta định nghĩa vô cảm :

Vô cảm là một tình trạng tâm lý cá nhân và hiện trạng xã hội đang xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, ở nhiều khía cạnh vô cảm là :

  • về gốc độ tâm lý : thì đây không phải là một thứ bệnh, nhưng là kết quả của quá trình các tác động tiêu cực cứ lặp đi lặp lại trong môi trường gia đình, trường học, xã hội dẫn đến tình trạng thờ ơ, hửng hờ, dửng dưng với mọi thứ xung quanh....
  • về gốc đô xã hội : đó là tình trạng ù lì, bàng quang, mức độ từ thiếu đền không còn quan tâm đến người khác, đến xung quanh, một tình trạng ích kỷ, tự vệ đến rút lui....
  • Về gốc độ tôn giáo : đây là tình trạng chai đá, nệ luật hay thái cực khác là vô thần... mất cảm thức linh thánh... và đặt mọi sự trên nền tảng vật chất....

2. Các nguyên nhân vô cảm :
  • nguyên nhân từ gia đình :
    • do giáo dục gia đình : cách thức cha mẹ giáo dục con cái...về các giá trị, về cách cư xử....hình thành nên nhận thức sống ích kỷ nơi con cái;
    • lối sống, cách thức quan hệ của cha mẹ với bà con, với chòm xóm và cộng đồng:
  • nguyên nhân từ xã hội :
    • Nhịp sống xã hội phát triển mục đích là lợi nhuận, và cá nhân...thiếu quan tâm những người xung quanh vì có khả năng vương vào phiền toái cho mình...
    • Kiểu phong trào, và chuộng hình thức, giả dối... làm mất lòng tin của con người vào xã hội.. góp phần tạo nên sự vô cảm...
  • Nguyên nhân giáo dục :
    • Thiếu các giá trị nhân bản, gương của người thầy vừa là truyền đạt kiến thức vừa là mẫu mực đạo đức... bị mất dần....
    • mối quan hệ thầy trò, bạn bè, và giữa học sinh với xã hội, giữa phụ huynh với thầy cô, nhà trường và đặc biệt.. như một sự đổi chác, đánh giá dựa trên tiền bạc...làm cho nên lõng lẻo....học sinh đánh giá thầy cô nghiêm khắc, đòi hỏi mình về kỷ luật nhà trường, về việc học... là người không biết thông cảm, là vô cảm... Kỳ thực trẻ đang vô cảm với cái tốt, điều đúng...
    • Sự thiếu trung thực tràn lan...ảnh hưởng trầm trọng đến tình trạng vô cảm. Trẻ thấy những người trung thực, sống trung thực bị cô lập, chịu quá nhiều thiệt thòi....
  • Nguyên nhân khác.....
    • bệnh tật, tai nạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh
    • Trầm cảm : Strees không được chữa trị... dẫn đến vô cảm
    • Sử dụng và lệ thuộc các chất kích thích : ma túy, rượu....

3. Biểu hiện vô cảm :

chúng ta có thể phân ra 3 loại vô cảm :
  • vô cảm trong tương quan cuộc sống : biểu hiện bàng quang, không quan tâm, tương quan lõng lẻo kiểu đèn nhà ai nấy sáng, cha chung không ai khóc, trở nên ích kỷ, không có bụng chung.
  • vô cảm trong hành động : Các cử chỉ trở nên vô hồn, hình thức, giả dối...
  • vô cảm trong suy nghĩ : kiểu suy nghĩ cá nhân chủ nghĩa, vị kỷ : sống chết mặc ai....tôi mới quan trọng, người khác là thứ yếu. tạo nên một lối sống vô cảm duy lợi. mọi thứ đều mua bán đổi chác....cân đo bằng vật chất. "Đây là loại vô cảm đáng sợ"
4. Hậu quả của Vô Cảm :
  • Bản thân bàng quang, thờ ơ với cuộc sống, mất sinh khí, sự linh hoạt; dễ mất phương hướng, và đi đến trầm cảm, cảm giác cô đơn, vô vị, dễ stress và đi đến hiện tượng tự tử nơi một số người trẻ dù rất thành đạt, đầy đủ phương tiện.
  • Mối tương quan xã hội : lõng lẻo, giảm tính cộng đồng, đi đến cách sống mặc kệ nó đối với xã hội xung quanh, hay lối sống sống chết mặc ai; ích kỷ, và vị kỷ.
  • Quan niệm xã hội : "Mặc Kệ Nó.. Mặc Kệ Tui", Không phải việc của tui, hay của ông... mà của ai đó... vô danh hay cả một danh từ chưng chỉ ai đó.... mà không phải là tôi, hay anh... Kiểu sống vô trách nhiệm với xã hội và chính mình, phát biểu vung vãi, gian dối...
Một sự bàng bạc trong xã hội, hậu quả của vô cảm : trước các hành vi tội lỗi của người khác, trước cái sai... và có thể học đòi, xem là chuyện bình thường... rất bình thường. Đây là điều đáng sợ : như quay cóp gian lận trong thi cử, chuyện đút lỏt cả hai phía... người đút lót và kẻ nhận coi đó là bình thường, và ai không thực hiện điều đó là bất thường, phải chấp nhận nhiều sự nhiêu khê, khó khăn...
Rồi vô cảm với cả cái tốt, điều tốt, coi đó là việc của ai khác, di sản của thời thượng cổ, cổ vật...

5. Khắc phục tình trạng vô cảm xã hội và cá nhân :
  • Tạo môi trường sống thân thương, an toàn.
  • Sinh hoạt chung, tập thể, và nhóm làm việc cùng chịu trách nhiệm và làm chung với nhau.
  • Gia Đình là nôi....đào tạo con người...xây dựng lối sống chân thực ngay trong gia đình mình.
6. Kết luận :

Lạy Chúa, khi con người vô cảm... sẽ không nghe được tiếng kêu cứu của người bị nạn bên vệ đường, không cảm được nổi lòng của bà mẹ góa khi đứa con duy nhất của mình qua đời, của người nghèo Lazaro đang đứng trước cửa nhà mình với bữa ăn thịnh soạn....

Từng ngày, xin cho con biết tìm tìm ra... được.. rằng con phải đập bởi nhịp của trái tim bằng thịt, trái tim biết yêu thương. Trái tim có cảm xúc....thay cho trái tim bằng đá, bằng sắt, trái tim vô cảm....