Tội lỗi của chúng sanh bởi chủng tử di truyền, chẳng hạn tính tham lam, mới sinh ra không ai dạy bảo thế mà những đứa bé đã biết; cũng không ai dạy bảo hờn giận, vậy mà gặp điều trái ý là chúng la khóc. Những tính xấu ấy khó dứt trừ, trong Kinh gọi là “Bản hữu chủng tử”, nghĩa là hột giống có sẵn từ lâu đời rồi. Những hột giống này lại làm duyên sinh ra các tội lỗi khác, gọi là “Phân biệt phiền não” hay “ Khởi thủy chủng tử” là hạt giống mới nhiễm do ảnh hưởng thời đại, tập quán, phong tục, thói quen chi phối như nóng giận thì chửi bới đánh lộn, giết hại sinh vật để tế lễ v.v….
“Tội lỗi do tâm của người tạo ra, thì cũng phải từ tâm mà sám hối. Kẻ gieo giống xấu phải ăn trái dở, người trồng giống qúy được ăn qủa ngon, không ai có quyền thưởng phạt làm khác đi được cả”.
nếu cứ đi xưng tội mà hết tội thì xã hội loạn mất,chỉ khi chúng ta xưng tội với chúa,với tòa án lương tâm của chúng ta và tự hứa sửa đổi thì mới hết tội,phải tự ta sửa chữa lỗi lầm của chính chúng ta
hì, chào bạn. không biết bạn hiểu bao nhiêu về việc xưng tội và ý nghĩa của bí tích này mà lại đưa ra nhận xét như thế? mình muốn nghe những hiểu biết của bạn để chúng ta tiện việc trao đổi. đưa ra nhận xét về một vấn đề mà không hiểu biết vấn đề đó thì hình như hơi bị chủ quan và dễ phạm sai lầm lắm nhỉ. cũng như tín hữu Công Giáo không nhận xét tùy tiện việc tu thiền của Phật Giáo trừ khi đã tìm hiểu tương đối, thì xin bạn cũng tìm hiểu kỹ về bí tích giải tội (xưng tội), của Công Giáo rồi hãy đưa ra nhận xét của mình.
thân chào bạn