1. Nội dung của "vế ra" là "tiền đề" gợi dẫn chỉ năm Dần thay thế cho năm Sửu, mà cụ thể ở đây là năm Canh Dần (2010) thay thế cho năm Kỷ Sửu (2009). Nên Hổ đến để "xua" Trâu về ruộng làm công việc thường nhật của nó, không còn "trọng trách" cai quản Năm cho loài người nữa mà thay vào đó là Ông Hùm - theo quan niệm Đông phương
2. Trong một vài trường hợp, cũng theo tư tưởng thần quyền Á Đông, HỔ còn được xem là loài LINH THÚ và chưa thấy hình tượng HỔ được ví như kẻ cắp, phường hung tặc, bọn thảo khấu,...** Xin đọc thêm:Đặc biệt, đối với văn hóa Việt Nam, hổ là biểu tượng của sự hùng cường của sức mạnh vô song. Nhiều tác phẩm văn học đã viết về hình tượng của hổ, một trong số đó là bài thơ Nhớ rừng (Lời con hổ trong vườn bách thú) của Thế Lữ.
Thậm chí trong truyện tranh Calvin and Hobbes của Bill Watterson, Hobbes là con hổ đôi khi thoát ra khỏi vai trò của nó như là một con thú để ôm ấp.
Ở một khía cạnh khác là Tigger, con hổ trong truyện Winnie the Pooh của A. A. Milne, là con hổ luôn luôn đem lại may mắn và không bao giờ đem lại sự sợ hãi. Trong tác phẩm A Tiger for Malgudi đoạt giải, Yogi là con hổ tốt.
Con hổ cũng là biểu tượng của Thế vận hội 1988 ở Seoul. Hổ cũng được sử dụng trong quảng cáo hàng hóa như xăng dầu và đồ ăn nhanh.
Gần đây nhất, Yann Martel đã đoạt giải Man Booker Prize năm 2002 với tiểu thuyết Cuộc đời của Pi (Life of Pi) về cậu bé Ấn Độ sống sót trên Thái Bình Dương với con hổ Bengal.
Đối với y học Đông phương thì hổ có thể cung cấp nhiều phương thuốc quí hiếm như thuốc bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, và chữa các loại bệnh về sinh lý. Xương hổ được dùng để nấu thành cao gọi là cao hổ cốt, giúp trị bệnh suy dinh dưỡng, đau khớp. Hiện nay, vẫn có nhiều người tin rằng các chế phẩm từ hổ có thể đem lại nhiều may mắn thịnh vượng hay trừ được tà ma. Một phần do sự khai thác hổ lấy da, một phần để thỏa mãn lòng tin trên, và một phần cũng vì tìm cách để bào chế các lọai thuốc nhằm chữa trị những căn bệnh mà y học hiện đại chưa tìm ra cách chữa mà hổ tại các nước Á châu đặc biệt là ở Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Thế nên, khi "vịnh Xuân" hay "lập câu đối Tết" cho năm Dần, thiển nghĩ, quý ACE nên dùng hình tượng ÔNG HÙM ở vị trí cao quý, trân trọng thì hay và có ý nghĩa hơn.
Đa Tạ!