Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 40 trên 48

Chủ đề: DẪN VÀO THÁNH NHẠC - Lm. Đỗ Xuân Quế (biên khảo)

Threaded View

  1. #10
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 61
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    (tiếp theo)
    c. Kỹ thuật đọc ngược các dấu của nhạc đề khi lập lại (Retrograde Motion).
    Kỹ thuật này được dùng chủ yếu trong nhạc đối âm vào thế kỷ 14 và 15. Ngày nay được khai thác trong hệ thống âm nhạc “Thập nhị âm”.
    VD 33 : Menuetto, al Rovescio : Sonata No 4 for Piano and Violin. Haydn
    VD 34 : “Chiều hôm nay”, Xh 16,6-7
    VD 35 : “Nền trời đông”, Mt 2,2
    Hãy so sánh kỹ thuật Retrograde Motion với kỹ thuật Thuận Nghịch Độc trong thi ca, qua hai bài “Đền Ngọc Sơn” và “Đông”, chúng ta sẽ thấy tính phổ quát của nghệ thuật.

    ĐỀN NGỌC SƠN (Thuận nghịch độc)


    Linh uy nổi tiếng thật nơi đây :
    Nước chắn, hoa rào, một khoá mây.
    Xanh biếc nước soi, hồ lộn bóng;
    Tím bầm rêu mọc, đá tròn xoay.
    Canh tàn lúc đánh chuông âm tiếng;
    Khách vắng khi đưa xạ ngát bay.
    Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng :
    Ràng ràng nọ bút với nghiên này.

    ĐƠNG (Thuận nghịch độc, thủ vĩ ngâm)
    Hương đưa gió lạnh thoảng tàn đông
    Đẹp thắm tình quê lúa ngát đồng
    Vương vấn đợi chờ người mến cảnh
    Lả lơi bay lượn bướn vờn bông
    Sương pha áo kiếp còn cay đắng
    Tuyết gội đầu lòng giữ trắng trong
    Thương tiếc bể dâu đò nhớ bến
    Hương đưa gió lạnh thoáng tàn đông.
    5) Kỹ thuật biến cải nhạc đề (Techniques of Motive Variation)
    a. Kỹ thuật đổi quãng (Interval Change)
    VD 36 : Gnossienne No 1, Satie
    VD 37 : Oisis and Osiris, from The Magic Flute K. 620, Mazart.
    VD 38 : Allegio in F, Haydn
    Thánh ca Việt Nam áp dụng nhiều.
    VD 39 : “Từ vực sâu”
    Xem thêm:
    + “Kìa ánh hồng”, Vinh Hạnh, HTK trg 108
    + “Mẹ Maria Nữ Vương”, Vinh Hạnh, HTK trg 80
    + “Hương thơm”, Vinh Hạnh, HTK trg 152
    + “Cửa hỡi”, Vinh Hạnh, HTK trg 62
    + “Hãy vùng đứng”, Vinh Hạnh, HTK
    b. Kỹ thuật khai triển từng phần của nhạc đề (Fragmentation)
    Nhạc đề có khi được tách thành 2 phần nhỏ (a,b), khi nhắc lại nhạc đề, người ta chỉ lặp lại phần a hay b mà thôi.
    VD 40 : Vous dirais-je Maman, Mozart. VD 41 : Leonore Overture No 3 op. 72a, Beethoven.
    Kỹ thuật này thường được dùng kết hợp với kỹ thuật chuyển tiến.
    VD 42 : “Bên sông Babilon”, Tiến Dũng. VD 43 : “Mừng vui lên”, Is 66,10. CD 44 : “Chúa giáng trần”, Lể GS.
    c. Kỹ thuật nới rộng ở phần cuối nhạc đề (Extension)
    Nhạc đề được lặp lại và thêm những yếu tố mới ở phần cuối.
    VD 45 : Minuet in F, Mozart. VD 46 : Rhapsody op. 79 No 1, Brahms. VD 47 : “Vinh quang Chúa” VD 48 : ” Sao đành bỏ con”, Tv 42,1-2
    d. Kỹ thuật biến đổi tiết điệu (Rhythm Change)
    Kỹ thuật này được coi là căn bản trong việc biến cải nhạc đề (a basic technique of motive variation).
    VD 49 : Baba Yaga, Moussorgky. VD 50 : Intermezzo op. 119 No 3, Brahms. VD 51 : “Hãy vui luôn”
    NB : Nên xem thêm các bài :
    + “Can đảm lên”, Thánh Ca Mùa Vọng năm C trg 34. + “Brother James”, ví dụ số 12. + “Hãy vùng đứng” của Vinh Hạnh, HTK.
    e. Kỹ thuật tô điểm (Ornamentation)
    Là kỹ thuật tổ điểm một số dấu nhạc trong nhạc đề bằng những dấu láy, những dấu kế cận và những dấu tương tự, hoặc làm đầy các quãng nhảy bằng những nốt bắc cầu (passing tones), hoặc thay các dấu có trường độ dài bằng những dấu nhạc có trường độ vắn, v.v... làm cho dòng nhạc phong phú mềm mại.
    VD 52 : Piano Sonata op. 53, Last Movement. Beethoven. VD 53 : Nocturne op. 9 No 1, Chopin.
    Thánh ca VN áp dụng : VD 54 : “Hướng về Chúa” Thánh Ca Mùa Vọng năm C trg 5. VD 55 : “Chúa giáng trần”, Thánh Ca GS, Lễ Đêm. VD 56 : Ave Maria, Schubert.
    f. Kỹ thuật gia tăng trường độ làm cho giai điệu chậm lại (Augmentation)
    VD 57 : Violon Sonatta op. 78, Brahms. VD 58 : Symphony No 5 op. 95, Second Movement, Dvorak. VD 59 : “Hãy tiến vào”, Tv 94.
    g. Kỹ thuật giảm bớt trường độ làm cho giai điệu thanh thoát hơn (Diminution).
    VD 60 : Fugue No 14, Bach. VD 61 : Carmichael ! Stardust. VD 62 : “Lạy Xác Thể”, Tiến Dũng.
    h. Kỹ thuật nới rộng giữa nhạc đề (Expansion)
    Xen vào giữa nhạc đề những yếu tố mới khi lặp lại. Khác với kỹ thuật extension (nới rộng ở phần cuối nhạc đề).
    VD 63 : Symphony No 5 op. 64, Second Movement. Tchaikovsky. VD 65 : Sarabande (phần kết), Handel.
    i. Kỹ thuật thu hẹp nhạc đề lại (Contraction).
    Khi lặp lại nhạc đề người ta bỏ bới một phần.
    VD 66 : Violin Concerto op. 77, Brahms.
    k. Kỹ thuật đơn giản hoá nhạc đề (Thinning)
    (Trái ngược với kỹ thuật tô điểm : Ornamentation) Lược bỏ một số dấu nhạc nhưng vẫn duy trì độ dài của nhạc đề.
    VD 67 : Minute, Purcell. VD 68 : Domino.
    NB : Xem thêm kỹ thuật biến cải nhạc đề và các thí dụ trong cuốn : “Tôi viết ca khúc tiếng Việt” Trg 38-40.
    l. Một số kỹ thuật khác tương ứng với các kỹ thuật của thi ca, với mục đích làm nổi bật duy nhất tính.
    (i) Kiểu thủ vĩ ngâm : Mở đầu và kết thúc bằng một câu thơ hay một ý nhạc duy nhất. Ta hãy so sánh điểm nghệ thuật này trong thi ca và âm nhạc.
    VD thi ca : “Khóc ông phủ Vĩnh Tường", Hồ Xuân Hương
    Trăm năm ông Phủ VĨnh Tường ôi !
    Cái nợ ba sinh đã trả rồi.
    Chôn chặt văn chương ba thước đất
    Tung hê hồ thỉ bốn phương trời
    Cán cân Tạo Hóa rơi đâu mất
    Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
    Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
    Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi !
    VD Âm nhạc :
    + “Ah ! Vous dirais-je Maman”, Mozart. Ví dụ số 40.
    + Ave Maria, Schubert. VD 56.
    + “Chúa ở với tôi”, Thiện Cẩm. Bài Ca Suy Tôn trg 118.
    + “Trung thu dâng lễ”, PC Đại lễ trg 27.
    + “Đức Kitô tỏ hiện”, PC II trg 116.
    + “Chúa khoan nhân”, Vinh Hạnh, HTK trg 170.
    + “Mẹ tuyệt mỹ”, Vinh Hạnh, HTK trg 12.
    + “Từ hừng sáng”, Kim Long, CLĐ.
    + “Thầy là cây nho”, LC trg 204.v.v...
    (ii) Kỹ thuật sử dụng điệp ngữ, điệp âm với tác dụng xoáy sâu vào tâm hồn độc thính giả. Lặp lại nhiều lần mà không nhàm chán, trái lại người đọc ngồi nghe càng ngày càng thấm thía hơn.
    VD trong thi ca : Nghệ thuật dùng điệp ngữ.
    + Kiều . Lầu Ngưng Bích (câu 1047)
    Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mác biết là về đâu.
    Buồn trông nội cỏ rầu rầu
    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
    Buồn trong gió cuốn mặt duyềnh
    Om sòm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
    Hoạn Thư xử tội :
    Làm cho nhìn chẳng được nhau
    Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên
    Làm cho trông thấy nhãn tiền
    Cho người thăm ván bán thuyền biết tay
    Làm cho, cho mệt cho mê
    Làm cho đau đớn ê chề cho coi
    Trước cho bõ ghét những người
    Sau cho để một trò cười về sau.
    + Ca dao :
    Từ ngày ăn phải miếng trầu
    Miệng ăn, môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
    Biết là thuốc dấu hay là bùa yêu
    Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
    Làm cho quên mẹ quên cha quên cửa quên nhà
    Làm cho quên cả đường ra lối vào
    Làm cho quên cá dưới ao
    Quên sông tắm mát quên sao trên trời
    Nhớ ai em những khóc thầm
    Năm thân áo vải ướt đầm như mưa
    Nhớ ai ra ngẫn vào ngơ
    Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn
    Hồ bưng lấy bát lại dằn xuống mâm !
    Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất
    Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai
    Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt
    Khăn thương nhớ ai, mà đèn không tắt, mắt không ngủ yên
    Đêm qua em những lo phiền, lo vì một nỗi không yên một bề.

    VD trong âm nhạc : Nghệ thuật dùng điệp âm
    VD 69 : ” Triệu đoá hồng đỏ thắm”, nhạc Liên Xô.
    Những bài khác đã áp dụng kỹ thuật này :
    + “Hương thơm” của Vinh Hạnh.
    + “Mẹ Maria Nữ Vương” của Vinh Hạnh.
    + “Từ vực sâu”, VD 39.
    + Domino.
    + “Dòng sông xanh”, J. Strauss. v.v...
    B. Tiết điệu.
    Tiết điệu là yếu tố đầu tiên tạo nên âm nhạc. Theo Vincent d’Indy thì : “Nhiều dân tộc không biết đến hòa âm, một vài dân tộc không biết ngay cả giai điệu, nhưng không một dân tộc nào không biết đến tiết điệu”. (Cours de Composition Musicale, Paris Durand trg 20-21.)
    Tiết điệu do những dấu nhạc dài vắn, nhanh chậm tạo nên, và đơn giải nhất có thể định nghĩa là “Cách sắp xếp một hay nhhiều phách yếu liên .đới với một phách mạnh”. (The Rhymthmic Structure of Music, của Grosvenor và Leonard B. Meyer, the University presse 1966, trg 6).
    Có 5 hình thức tiết điệu căn bản bắt nguồn từ thi ca :
    Iamb
    Dectyl

    Anapest
    Amphibrach

    Trochée
    Nếu về phương diện hòa âm và giai điệu, người ta có thể phân tích bài ca, bản nhạc thành đoạn, câu, chi câu, nhạc đề, nhạc tố, thì về tiết điệu người ta cũng có thể quan niệm theo tiêu chuẩn cấu trúc có hệ thống đó. Nói cách khác, cấu trúc tiết điệu phức tạp bao gồm những cấu trúc đơn giản. Căn bản là tiết đề (Primary rhythmic level) gồm nhiều tiết tố (inferior rthythmic level). Tiết đề khai triển thành tiết thức (superior rhythmic level).
    Thí dụ dòng nhạc dưới đây có cấu trúc tiết điệu Trochaic vì từ tiết tố, tiết đề, tiết thức đều được cấu trúc theo hình thức Trochée.
    VD : 5th Prelude, Bach.
    Các hình thức về tiết điệu thì vô giới hạn, tuỳ theo nhạc cảm và sự sáng tạo của mỗi nhạc sĩ. Càng ngày càng thấy xuất hiện nhiều bài trình tấu chỉ có tiết điệu như độc tấu trống, độc tấu chiêng, v.v...
    Phân tích các nhạc phẩm ta thường gặp các hình thức tiết tấu sau đây :
    + Tiết tấu lặp lại (Repeated Rhythm)
    + Tiết tấu lặp lại có thay đổi (Rhythm with varied Repetition)
    + Tiết tấu lặp lại từng phần như a a’ b b’ (Double Repeated Rhytnm)
    + Đổi nhịp (Changing Meter)
    + Đa tiết tấu (Polyrhythm)
    + Tiết tấu tự do (Free Flowing Rhythm)
    + Tiết tấu không ô nhịp (Non Metrical Rhythm)
    Riêng đối với Thánh Ca thì tiết tấu phải uy nghiêm, trang trọng, linh hoạt nhưng không được dùng những tiết tấu kích động gắn liền với sinh hoạt vũ trường.
    Hiến chế về Phụng vụ số 124 viết : “Phải loại khỏi Phụng vụ những gì làm tổn thương đến tinh thần tôn giáo”.
    “Actio pastoralis” do Thánh Bộ Phượng Tự ban hành ngày 15/5/1969 số 8 nói rõ : “Phải tránh những gì trái ngược với sự thánh thiện của nghi lễ và lòng sốt sắng của người tham dự”.
    Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phát biểu trước Đại Hội Thánh Nhạc của các Nữ Tu Roma năm 1972 như sau : “Đối với những gì thuộc Thánh Nhạc, không nên chỉ cảm hứng từ thể nhạc thời trang, vì thể nhạc thời trang thì hay thay đổi, và đôi khi mất giá trị không những về mặt thiêng liêng mà còn về mặt nghệ thuật nữa”.Đức Hồng Y Jean Villot, Quốc Vụ Khanh Toà thánh, trong bức thư gởi Đại Hội Thánh Nhạc Ý, đã viết: “Cố gắng tránh và cấm tất cả những loại âm thanh nhạc khí có tính trần tục, đặc biệt những bài hát kích động, gây cấn, rùm beng làm náo động khung cảnh thanh lịch của nghi lễ phụng vụ. Những thứ nhạc đó không thể nào xứg hợp với mục đích cao cả của Phụng Vụ là thánh hoá tín hữu”.
    Trong bức thư đề ngày 25/1/1967 Đức Hồng Y Lercaro, chủ tịch hội đồng thực thi hiến chế vụ Phụng vụ đã nói rõ : “Những đều gì là trần tục phải loại ra khỏi Phụng vụ như điệu jazz...”

    (còn tiếp)


    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  2. Có 2 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com