Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 40 trên 48

Chủ đề: DẪN VÀO THÁNH NHẠC - Lm. Đỗ Xuân Quế (biên khảo)

Threaded View

  1. #11
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 61
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    (tiếp theo)


    IV. NHỮNG GIAI ĐOẠN KẾ TIẾP JAZZ CHÍNH THỐNG.
    A) ROCK :
    ROCK hình thành từ hai trào lưu chính là Country-and-Western và Rhythm-and-Blues vào giữa những năm 1950 ;
    1- Country-and-Western : là một trào lưu gồm những bài hát cow-boy ở miền viễn Tây, những bài hát của thuỷ thủ, những bài Blues của người da trắng ở vùng nông thôn miền Nam nước Mỹ (rural South).
    2- Rhythm-and-blues : là loại âm nhạc của người da đen phát sinh từ BLUES, với một tiết tấu nhảy rành rọt gọi là BEAT. Xuất hiện vào cuối những những năm 1940, đầu những năm 1950, để chống lại thứ âm nhạc kiểu “melodram” quá ngọt ngào do công nghiệp tung ra.
    Nhạc JAZZ trước kia vốn dùng để đệm cho khiêu vũ, nhảy múa. Nhưng kể từ 1945 đã trở nên rất phức tạp cầu kỳ, không dùng để nhảy được. Thanh niên lúc ấy cần một loại âm nhạc đơn giản hơn, “bốc” hơn, cuốn hút cảm xúc mạnh mẽ hơn, và Rhythm-and-blues đã thoả mãn được yêu cầu đó.
    3- ROCK-and-ROLL (Rock : đung đưa; Roll: lăn đi) :
    Từ những năm 1920-30, các nhạc sĩ da đen đã dùng danh xưng này để chỉ một sự đung đưa tiết tấu rất hiệu quả. Nhưng kể từ 1955, ROCK-and-ROLL (thường được gọi tắt là ROCK) được dùng để chỉ một trào lưu các ca nhạc sĩ rất được quần chúng hâm mộ, với những đặc tính sau :
    a. Tiết tấu mãnh liệt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, do việc nhấn mạnh các phách yếu bằng những hợp âm đều đặn, vang âm, mạnh mẽ (thường do guitar rhythm hay organ đảm nhiệm) : kỹ thuật này được gọi là BEAT.
    b. Dùng nhiều RIFF : đó là những mẫu giai điệu hay tiết tấu ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn, được nhắc đi nhăc lại nhiều lần để “gây bầu không khí”.
    c. Dùng âm lượng cực lớn cũng như những xảo thuật “phi âm nhạc” khác để gây cảm giác mạnh như : tiếng la, tiếng hét, tiếng cười, cử điệu kịch trường, động tác nhảy múa, làm trò, lăn lộn trên đất,...
    d. Dàn nhạc đề cao vai trò của bộ trống, bộ saxo, bộ guitare điện và orgue (kể từ 1960), nói chung đều là những nhạc cụ kích động.
    đ. Nhờ những giọng ca điêu luyện, hấp dẫn của các ca sĩ da trắng như Bill Haley, Jerry Lee Lewis, Buddy Holly, Gene Vincent, Ricky Nelson, Eddie Cochran, Brenda Lee, Elvis Presley,... và đặc biệt là của các ca sĩ da đen như Martha and the Vandellas, les Suprêmes, les Shirelles, les Coasters, les Drifters, les Cookiesm les Four Tops,... đã làm cho nhạc ROCK được quảng đại quần chúng ưa thích và được phổ biến đi khắp thế giới. Từ đó ROCK còn có thêm một tên nữa là POP (viết tắt của chữ Popular Music: nhạc dành cho quảng đại quần chúng, hoặc nhạc được quảng đại quần chúng ưa thích). Tuy nhiên, kể từ những năm 1970 trở đi, POP đã tách riêng ta độc lập với ROCK. Các ca sĩ POP lúc này chuyên hát những bài ca được đa số ưa thích, kể cả những bài lấy lại của JAZZ, của dân ca các nước, kể cả nhạc cổ điển Âu châu,... với phong cách riêng của họ.
    e. Ở Pháp có Johnny Hallyday, Eddy Mitchell; ở Anh có các ban Beatles, Animals, Kinks, và Rollind Stones truyền bá nhạc ROCK ở Âu châu, và phát triển nhạc ROCK thành nhạc BIG-BEAT, tách ra khỏi ROCK và một phần nào đó độc lập với ROCK. Đặc biệt với tài nghệ siêu đẳng của ban nhạc Beatles đã làm lu mờ tất cả những ban nhạc khác, kể cả những ban nhạc ROCK nỗi tiếng ở Mỹ.
    BEAT khác ROCK ở chỗ : trong ban nhạc ROCK, tất cả các nhạc cụ đều sử dụng cùng một âm hình tiết tấu trong phạm vi 12 ô nhịp truyền thống của BLUES; còn trong ban nhạc BEAT, chức năng tiết tấu được phân bổ cho guitar rhythm, guitar bass và bộ gõ, phần giai điệu do guitar solo đảm trách. Guitar rhythm dùng một chuỗi những hợp âm tách rời (có khi chỉ dùng một hợp âm cho cả ô nhịp) để đệm cho các phách yếu (từ đó có tên là BEAT) guitar bass và bộ gõ đảm nhiệm âm hình tiết tấu chung của bản nhạc. Các nhạc cụ tiêu biểu của ban nhạc BEAT là đàn guitar điện và bộ trống JAZZ.
    B) HARD BOP và WEST COAST :
    1- Hard Bop : tiếp tục phát triển BE-BOP. Thịnh hành kể từ 1955. Giữ lại những phát hiện về giai điệu và hòa âm của BE-BOP. Nhưng khác BE-BOP ở chỗ là quay trở lại với những khái niệm tiết tấu đơn giản hơn và loại bỏ một số công thức loè loẹt, rườm rà bên ngoài (như những hợp âm chói tai, lối cắt vụn tempo, những kiểu trổ ngón kỹ xảo).
    HARD-BOP thường được trình diễn bằng ban ngũ tấu (trompette, saxo ténor, piano, guitar bass, và bộ trống), với tài nghệ của các “Jazz Messenger” : Art Blakey, Horace Silver, Clifford Brown, Max Roach, Cannonball Adderley, Sonny Rollins, John Coltrane, Donald Byrd, Art Taylor, Philly Joe Jones.
    2- West Coast : đây là phản ứng của các nhạc sĩ da trắng ở California chống lại thứ HARD-BOP của các nhãc sĩ da đen ở New York, vào giữa những năn 1950. Các nhạc sĩ da trắng này đã tiếp tục phát triển truyền thống COOL JAZZ như : chú trọng đến sự tế vi của âm sắc, tôn trọng triệt để các bản phối dàn nhạc.
    C) THIRD STREAM :
    Từ ngữ dùng vào cuối những năm 1950 để chỉ những nhạc sĩ có khuynh hướng tổng hợp nhạc JAZZ và nhạc cổ điển hay tân thời của Âu châu như : George Gershwin, Woody Herman và Stan Kenton. Bị thu hút bởi các thang âm vô âm thể và thang âm 12 bán cung, các nhạc sĩ JAZZ cũng như các nhạc sĩ thuộc trường phái Âu châu cổ điển đã đưa vào JAZZ những hình thể lớn và kinh viện như concerto grosso : André Hodeir (“Around the blues”, 1960), John Lewis (“England’s Carol”, 1958), Howard Brubeck (“Dialogues for Jazz combo and symphony orchestra”, 1959) Duck Ellington (“Night Creature”, 1963),...
    D) FREE LAZZ (hoặc NEW JAZZ, NEW THING) :
    Xuất hiện vào đầu những năm 1960 với những người khởi xướng là Ornette Coleman, Cecil Taylor và Eric Dolphy. Các nghệ sĩ của ban nhạc FREE JAZZ hoàn toàn chơi ngẫu hứng. Họ loại bỏ mọi công thức móc nối hòa âm cũng như mọi chất liệu chủ đề. Các nhạc công cử bè đệm cũng hoàn toàn tự do ngẫu hứng y như các nhạc công chơi solo. Vì chủ trương nhạc vô chủ đề và không dựa trên nền tảng hòa âm, do đó ban nhạc FREE JAZZ cũng loại bỏ luôn cây piano là nhạc cụ truyền thống thường được dùng để cử những hợp âm cơ bản của bản nhạc.
    Trào lưu FREE JAZZ không chỉ mang tính chất thuần tuý âm nhạc. Nó cũng còn phát sinh do ảnh hưởng của những yếu tố phi âm nhạc như : triết học, tôn giáo, xã hội, chính trị,... phản ảnh bối cảnh chính trị, xã hội ở Hoa Kỳ thời đó. Điều đó cắt nghĩa lý do tại sao trong FREE JAZZ ẩn chứa những tính chất hung bạo, hỗn loạn, ý muốn phá hoại và đập đổ.
    Đ) DISCO (có lẽ do chữ Discover hoặc Discothèque):
    Trong một thời gian dài (ít là cho đến cuối những năm 1960), ROCK trước hết vẫn là loại nhạc dùng để đệm cho nhảy. Lúc đầu có chỉ đệm cho những điệu nhạc thông dụng, có sẵn. Nhưng sau đó dần dần xuất hiện những điều mới. Mỗi điệu nhảy mới lạ kèm theo những động tác nhảy mới, và chúng biến đỗi nhanh đến mức không còn biết điệu nào để tiêu chuẩn. Chỉ trong một thời gian ngắn, ROCK đã trở nên quá phức tạp, với những hình thức cầu kỳ và trống rỗng y như trường hợp của JAZZ cuối những năm 1940. Từ đó người ta lại bắt đầu đi tìm những lối biểu hiện mới, đơn giản hơn nhưng lối cuốn hơn. Và như thế là vào những năm 1970 DISCO đã ra đời thay thế cho ROCK, cũng như vào đầu những năm 1950, ROCK đã ra đời để thay thế cho JAZZ.
    Nhà bình luận thời cuộc nỗi tiếng J. Cau đã viết : “Linh hồn của âm nhạc (đây muốn nói đến ROCK-POP) đã mất. Người ta cố gắng một cách vô ích để lấp đầy chỗ trống, để bày biện lại cái hư vô bằng một thứ âm nhạc 2 thì gọi là DISCO !”
    Nhạc DISCO có một số đặc tính nổi bật như sau :
    a. Ở nhịp có 2 phách được nhấn mạnh đều đều như nhau.
    b. Sử dụng âm lượng cực lớn (hơn cả ROCK) nhất là tiếng trống và tiếng basse.
    c. Giai điệu với tiết tấu mang tính chất “non-stop” (không ngưng nghỉ).
    đ. Sử dụng những xảo thuật sân khấu (show) phi âm nhạc, tổng hợp các yếu tố âm thanh - màu sắc - ánh sáng - mùi vị - hình ảnh như : làn sương mù thần tiên, ánh sáng phản chiếu qua đủ mọi loại gương tạo ra những hình ảnh kỳ quái; sàn nhà, trần nhà, tường nhà được làm bằng các loại thuỷ tinh hay nhựa tổng hợp muốn đủ các loại màu sắc chói lọi rực rỡ, những thiết bị laser bắn vào không giai những chùm tia sáng bằng máy hoạt nghiệm làm chúng tung toé khắp nơi,...
    Với những đặc tính đó, nhạc DISCO đã mau chóng được phổ biến khắp nơi, nhưng cũng chóng suy tàn. Vỉ thực tế cho thấy nó chẳng có gì độc đáo hơn ROCK mà chỉ là “một cố gắng vô ích để lấp đầy chổ trống” như J. Cau đã nói.

    V. TỔNG HỢP NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI NHẠC JAZZ, ROCK, POP, DISCO.

    A) GIAI ĐIỆU :
    Thường không dài (từ 12, 16 đến 32 ô nhịp; ở BLUES là 12) có thể có khúc dẫn (verse) và khúc điệp (chorus). Khúc điệp là chất liệu chủ yếu dựa vào đó để xây dựng sự phát triển tiếp tục của toàn bộ bản nhạc. Nhất là trong trường hợp ứng tác ngẫu hứng.
    Sau lần trình tấu chủ đề đầu tiên, (thông thường là “hình vuông”, tức một motif gồm 4 ô nhịp) được ban nhạc trình bày. Tiếp đến là hàng loạt những biến tấu của chủ đề này, trong đó các nghệ sĩ luân phiên độc tấu “hình vuông” theo cảm hứng của mình có ban nhạc đệm theo, đồng thời tiết tấu và nền tảng hòa âm dần dần thay đổi theo. Trong quá trình ứng tác, từng nghệ sĩ độc tấu phải cảm giác rành rọt cơ sở hòa âm cũng như giai điệu chính của “hình vuông”. Người ứng tác phối hợp những hình nét giai điệu cho phù hợp với hòa âm của chủ đề chính. Óc sáng tạo của nghệ sĩ độc tấu ứng tác mỗi lần lại gơi cho anh ta những kết hợp giai điệu mới và những nối tiếp mới. Chúng thường lối cuốn trí tưởng tượng của anh ta vượt khá xa nội dung giai điệu cơ bản của “hình vuông”.
    Nhạc JAZZ thường múc nguồn cảm hứng từ đủ mọi loại nền âm nhạc, chủ yếu là âm nhạc dân gian. Ở Mỹ đó là : nhạc da đen (chủ yếu là BLUES), nhạc Mỹ La-tinh, nhạc dân gian da trắng. Ở Âu châu, đó là nhạc dân gian châu Âu.
    B) HÒA ÂM :
    Không tạo nên được một lối hòa âm mới mẻ riêng biệt nào. Nhưng chỉ du nhập những kỹ thuật hòa âm cổ điển và tân thời cũa châu Âu, do công lao của các nhạc sĩ da trắng, với một vài biến đổi không đáng kể. Một vài thí dụ lấy ở HÂ tân thời :
    1- Sử dụng thường xuyên những hợp âm 7, hợp âm 9 ở tất cả các bậc, và không giải quyết những âm nghịch.
    2- Sử dụng đủ loại hợp âm biến hoá (accords altérés).
    3- Sử dụng thường xuyên móc nối đồng chuyển (do ảnh hưởng của thang âm 12 bán cung).
    4- Những quãng nghịch đi lên cùng chiều (do ảnh hưởng của thang dấu 6 âm).
    5- Sử dụng những dấu nhạc bên cạnh, đặc biệt là ở giải kết.
    6- Sử dụng những hợp âm 8/5 theo nhau.
    7- Áp dụng kỹ thuật đối hòa âm (contra-harmonia).
    8- Áp dụng kỹ thuật hòa âm vô thể, lưỡng thể, đa âm thể. v.v...
    C) NHỊP ĐIỆU :
    1- Sử dụng rất nhiều hình thức đảo phách, đặc biệt là dùng để biến tấu chủ đề khi lặp lại.
    2- Sử dụng các hình thức đa nhịp điệu (đúng hơn nên gọi là đối nhịp điệu). Nhịp điệu bao gồm :
    a. Tiết nhịp : là sự nối tiếp đều đặn các phách mạnh và nhẹ được lặp lại một cách tuần hoàn (chẳng hạn tiết nhịp 2/4, 3/4, 4/4). Đối tiết nhịp xảy ra khi mỗi bè của ban nhạc sử dụng một loại tiết nhịp khác nhau, chẳng hạn bè dùng 2 nhịp, bè dùng 3 nhịp trong cùng một lúc, đối chọi nhau.
    b. Tiết tấu : là sự nối tiếp có tổ chức những dấu nhạc và những dấu nghỉ có trường độ dài ngắn giống hoặc khác nhau, kèm theo trọng âm hoặc không trọng âm. Khi các bè của ban nhạc cùng chơi theo một tiết nhịp, nhưng mỗi bè lại có một tiết tấu khác nhau, lúc đó gọi là đối tiết tấu.
    c. Tiết điệu : khi một âm hình tiết tấu nào đó được đóng khung trong một loại tiết nhịp nào đó, thì phát sinh ra một loại âm hình tiết tấu đặc biệt gọi là tiết điệu. Chẳng hạn : tương ứng với tiết nhịp 3/4 có thể có tiết điệu Valse, Boston, Pasodoble,...; tương ứng với tiết nhịp 2/4 thì có thể có các tiết điệu Fox, Marche, One-step, Be-bop... Nếu mỗi bè của ban nhạc chơi theo một lối tiết điệu khác nhau, lúc đó gọi là đối tiết điệu. Tiết điệu được thể hiện ra trong giai điệu, trong các bè đệm, và đặv biệt là trong bộ nhạc cụ tiết điệu (thường là trống Jazz).
    3- Nhóm nhạc cụ tiết điệu. Đây là một đặc điểm quan trọng của các ban nhạc JAZZ, ROCK,... nhất là khi đệm cho nhảy theo các tiết điệu phổ thông (như Rumba, Twist, Tango, Calypso, Valse,...). Trong khi giai điệu của mổi điệu nhảy có thể phát triển tự do phần nào về mặt tiết tấu, thì nhóm nhạc cụ tiết điệu cứ duy trì thường xuyên một công thức tiết điệu của điệu nhảy.
    4- RIFF : một motif giai điệu, hoặc một mô hình tiết tấu được duy trì liên tục ở phần đệm. Mô hình này thường có độ dài 1 hặc 2 ô nhịp, được nhắc đi nhắc lại trong khoảng 16,32 ô nhịp hoặc hơn nữa.
    D) PHỐI DÀN NHẠC :
    1- Các nghệ sĩ JAZZ đã khai thác tối đa khả năng của các cây kèn, đàn sáo, đem lại cho chúng những khả năng diễn tả mới mà trước kia chúng chưa hề có (nghĩa là những khả năng mà các nhạc sĩ cổ điển chưa biết tới hoặc chưa dùng đến) :
    a. Tiếng saxo có lúc yểu điệu, êm đềm, ai oán, có khi trở nên cứng cỏi, hung dữ, bạo tàn.
    b. Thường xuyên sử dụng nắp hãm tiếng cho kèn trompette, trombone, làm cho :
    + tiếng trompette ngày xưa oai hùng thì nay có khi lải nhải như bà lão kể chuyện.
    + tiếng trombone ngày xưa trọng thể, uy nghi, thì ngày nay có khi lại uyển chuyển như tiếng Cello, có lúc hỉ hả cười cợt như một lực sĩ.
    c. Tiếng trống ngày xưa nhịp nhàng, dõng dạc như bước chân người lính, thì nay có lúc ngập ngừng, có khi quay cuồng, có hồi thì kích động.
    d. Đàn piano không còn cử những nhạc điệu uyển chuyển, lãng mạng, gợi cảm, mà lại gõ những hợp âm thật chướng tai theo điệu trống.
    2- Biên chế dàn nhạc. Hầu như không có những tiêu chuẩn qui định thống nhất nào, ban nhạc có thể từ nhỏ đến lớn, đến cực lớn. Sau đây là những dạng thông dụng :
    a. Ban nhạc guitare : guitar solo, guitar rhythm, guitar bass, orgue điện tử, đối khi có bổ sung thêm trompette, trombone, saxo, clarinette (BIG-BEAT).
    b. Bộ tứ estrade : clarinette, accordéon, guitare, contrebasse.
    c. Ban kèn : saxo alto (với clarinette), saxo ténor (với clarinette), trompette, trombone, bổ sung thêm nhóm nhạc cụ tiết tấu.
    d. Ban nhạc Dixieland : clarinette, trompette, trombone, basse, bộ gõ, guitare. Đôi khi có cả saxo ténor và piano.
    đ. Ban nhạc Combo (do chữ combinaison : một sự phối hợp bất kỳ, ngẫu nhiên nào) : saxo ténor, guitar rhythm và guitar bass, piano, violon.
    e. Dành nhạc JAZZ giao hưởng từ cở nhỏ đến lớn, có khi lớn hơn cả dàn nhạc đại hòa tấu cổ điển như gồm : toàn bộ đàn dây, bộ gõ, bộ đồng, bộ saxo, bộ guitar điện, harp, piano, organ, accordéon, và bộ gõ rất phong phú.
    Có khi nhạc sĩ dùng dùng dàn nhạc hòa tấu cổ điển để diễn tả theo phong cách JAZZ, có khi dùng cả dàn kích động nhạc gọi là JAZZ BAND cùng một lúc với cả dàn nhạc hòa tấu cổ điển gọi là SYMPHONY ORCHESTRA có lúc nhạc sĩ dùng dàn kích động để đối đáp với dàn nhạc hòa tấu theo kiểu concerto.
    Đ) THANH NHẠC :
    Sử dụng giọng người một cách rất tự do :
    1- Có khi sử dụng giọng người như một nhạc cụ.
    2- Có khi thay vì hát thì la, hò, hét,... : tiếng Anh gọi là “shouter” và “holler”.
    3- Có khi bắt chước tiết tấu đệm của nhóm nhạc cụ tiết tấu : “scat”.
    E) KẾT LUẬN THỰC HÀNH :
    Trong suốt quá trình phát triển của nhạc JAZZ, ta luôn luôn nhận thấy hai khuynh hướng phát triển đối lập nhau. Một bên là các nghệ sĩ JAZZ da đen với nguồn cảm hứng vô tận về giai điệu và tiết tấu, với tài nghệ sử dụng các nhạc cụ rất siêu đẳng, cộng thêm với bản tính hiếu động, phản kháng, nên có khuynh hướng thiên về lối ứng tác ngẫu hứng và không thích gò mình vào bất cứ một công thức hay một khuôn mẫu sáng tác nào. Chính họ đã khai sinh ra HOT JAZZ, BE-BOP, HARD-POP... là những loại âm nhạc kích động, nóng bỏng, bạo động. Bên kia là các nghệ sĩ JAZZ da trắng với tài nghệ không bằng các nghệ sĩ da đen, nhưng nhờ sự học hỏi, tiếp thu các kỹ thuật hòa âm, sáng tác của châu Âu, cộng thêm với bản tính trầm tĩnh, chín chắn, nên họ đã đem lại cho JAZZ một bộ mặt nghiêm chỉnh hơn, đằm thắm hơn và cũng sâu sắc hơn. Họ đã khai sinh ra SWEET JAZZ, để đối lập với HOT JAZZ, COOL JAZZ để đối lập vớ BE-BOP, WEST COAST để đối lập với HARD BOP, và THIRD STREAM để phản ứng chốnglại FREE JAZZ. Chính các nhạc sĩ thuộc nhóm SWEET JAZZ, COOL JAZZ và WEST COAST, THIRD STREAM này đã biết rút tỉa những gì là tinh tuý nhất của JAZZ da đen, phối hợp với những kỹ thuật hòa âm sáng tác Âu châu để tạo ra những tác phẩm lớn có cấu trúc hoàn chỉnh và nghiêm túc như : Sonata, Concerto, Sinfonia, Opera...
    Chắc chắn rằng chúng ta không thể có được thiên tài ứng tác ngẫu hứng,cũng như tài nghệ sử dụng nhạc cụ của người da đen. Nhưng chúng ta có thể bắt chước các nhạc sĩ da trắng thuộc nhóm COOL JAZZ, THIRD STREEAM,... biết rút tỉa những tinh hoa của nhạc JAZZ. Nếu không, thay vì giữ lại cái hay ho tinh tuý của JAZZ thì chúng ta lại bắt chước những cái dở, những cái đồi bại của nó, những cái mà thế giới đang dần dầu loại bỏ và đào thải, như chúng ta sẽ đề cập tới trong mục kế tiếp.


    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  2. Được cám ơn bởi:


Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com