(tiếp theo)
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HUẤN LUYỆN ÂM NHẠC
9. Vậy, người ta cũng nhận thấy trong lãnh vực phụng vụ này, sự cần thiết phải phát động một nền huấn luyện vững chắc cho cả mục tử lẫn tín hữu. Thánh Pi-ô X đặc biệt nhấn mạnh đến việc huấn luyện âm nhạc cho các giáo sĩ. Theo hướng đó, Công Đồng Va-ti-ca-nô II cũng nhắc nhơû : “Phải hết sức chú trọng đến việc giảng dạy và thực hành âm nhạc trong các chủng viện, các tập viện nam nữ tu sĩ, các học viện và cả trong các tổ chức cũng như học đường Công giáo khác”. Chỉ dẫn này còn chờ để được mang ra thực hành đầy đủ. Tôi nghĩ là nên nhắc lại điều đó để các mục tử tương lai có thể tạo được một sự nhạy cảm xứng hợp trong lãnh vực này.
Trong việc huấn luyện, các trường thánh nhạc giữ một vai trò đặc biệt. Thánh Pi-ô X khuyếân khích duy trì và cổ võ những trường đó ; Công Đồng Va-ti-ca-nô II cũng khuyên nên thành lập ơû nào có thể. Một kết quả cụ thể trong công cuộc cải tổ của thánh Pi-ô X là việc thành lập tại Rô-ma, năm 1911, tám năm sau Tự Sắc Tra le sollecitudini, “Trường Giáo Hoàng Cao Đẳng Thánh Nhạc” sau trrơû thành “Viện Giáo Hoàng Thánh Nhạc ” Bên cạnh viện hàn lâm gần một trăm năm đã giúp ích và vẫn còn tiếp tục giúp ích đắc lực cho Giáo hội, còn có uhiều Trường khác được thành lập tại các Giáo hội địa phương. Những trường này đáng được nâng đỡ và củng cố, nhằm giúp người ta hiểu biết và cử hành loại nhạc phụng vụ đích thựcï cho luôn tốt đẹp hơn.
10. Vì Giáo hội đã luôn luôn nhìn nhận và ủng hộõ sự tiến bộ của các nghệ thuật, bơûi thế không nên ngạc nhiên là ngoài bình ca và nhạc đa âm, Giáo hội cũng chấp nhận trong các buổi cử hành, cả nhạc hiện đại nhất, miễn là nhạc đó tôn trọng tinh thần phụng vụ và những giá trị khác của nghệ thuật.
Vậy, các Giáo hội trong các quốc gia khác nhau, được phép sử dụng, trong những sáng tác dành cho việc thờ phượng, “các hình thể đặc thù, một cách nào đó, làm nên đặc tính âm nhạc riêng của mình”. Trong đường hướng của vị thánh tiển nhiệm của tôi và theo những gì đã được ấn định gần đây hơn, qua Hiến Chế Sacrosanctum Concililium, chính tôi, trong Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia, cũng đã muốn dành một chỗ cho những đóng góp âm nhạc mới, khi nhắc tới, bên cạnh những giai điệu bình ca được linh hứng, “ nhiều tác giả, và thường là những tác giả lớn, đang ra sức (làm nhạc) với các bản văn phụng vụ trong Thánh Lễ”.
11. Cùng với cuộc canh tân được thực hiện do Công Đồng Va-ti-ca-nô II, thế kỷ trước đã chứng kiến một sự phát triển đặc biệt của thánh ca bình dân tôn giáo. Về điểm này, Hiến Chế Sacrosanctum nói như sau : “Thánh ca bình dân tôn giáo phải được ủng hộ cách khôn ngoan, để trong các việc đạo đức cũng như trong chính các hoạt động phụng vụ”, tiếng tín hữu có thể vang lên.” Loại hát này xem ra như đặc biệt thích hợp cho các tín hữu tham dự, không những các việc sùng kính, “theo các quy tắc và chỉ thị của chữ đỏ”, mà còn chính Phụng vụ nữa.
Thật vậy, thánh ca bình dân tạo nên “một mối dây hiệp nhất và một sự diễn tả vui mừng của cộng đồng cầu nguyện ; nó phát động việc công bố một đức tin duy nhất và tạo cho các cộng đồng phụng vụ lớn.ï một sự trang trọng khôn sánh và tĩnh mạc”.
(còn nữa)