|
Phần 3
Nhưng chúng tôi phải thú rằng điều đó khó thi hành lắm, khi xe cam nhông Của ông tới cuối giờ làm việc buổi chiều, như ngày mười tháng mười Một vừa rồi. Tại sao? Vì một số đông khách hàng khác cũng giao hàng Cho chúng tôi vào lúc đó. Thành thử nhiều quá, làm không xuể và xe Của ông phải đợi, hàng của ông phải gởi trễ.
Điều đó rất đáng tiếc. Tránh nó cách nào? Bằng cách ông giao hàng Cho tôi vào đầu buổi chiều, như vậy xe ông khỏi phải đợi, hàng của ông gởi cho mau và những người làm công của ông về nhà được sớm để Hưởng món mì ống tuyệt khéo mà hãng ông chế tạo ra.
Xin ông đừng cho rằng chúng tôi kêu nài ông đâu; cũng xin ông đừng Nghi rằng chúng tôi dám tự tiện chỉ ông cách làm việc đâu. Tôi gởi Hầu ông bức thư trước hết. Dù hàng của ông tới giờ nào đi nữa thì Chúng tôi cũng rất vui lòng nhận và gởi đi mau chừng nào hay chừng Nấy.
Chúng tôi biết rằng ông bận Nhiều việc lắm, xin ông đừng mất công trả lời thư này.
Trân trọng...
Ký tên: J.B.
Có cả hàng người bán dạo, lang thang khắp phố phường, mỏi mệt, thất Vọng, lương ít. Tại sao? Tại họ chỉ nghĩ tới họ, tới cái mà họ đương Tìm kiếm. Họ không hiểu rằng bạn cũng vậy mà tôi cũng vậy, chúng Ta đều không muốn mua nghĩa là tiêu tiền mà chỉ muốn giải quyết những Vấn đề riêng tây của chúng ta thôi. Mà người bán hàng nào giúp chúng Ta giải quyết được những cái đó, chỉ cho ta hiểu rằng mua hàng của họ Giúp thì chúng ta sẽ đỡ tốn tiền, đỡ mệt nhọc, khỏi buồn bực, khỏi Đau, có tương lai vững vàng thì kẻ đó không ép uổng chúng ta mà sẽ Làm chúng ta tin và như vậy chúng ta sẽ mua!
Vậy mà biết bao người suốt đời bán hàng mà không hề nghĩ tới quan Điểm của người mua.
Một hôm, tôi gặp Lại một người trước kia làm biện sự một hãng cho mướn nhà, tôi hỏi ông ta có thể cho tôi biết nhà tôi ở tường xây bằng gạch đặc hay Gạch rỗng. Ông nói rằng không biết và khuyên tôi hỏi Nghiệp đoàn Kiến trúc sư.
Điều đó ai mà không Biết, cần chi phải nhờ tới ông.
Rồi Sáng hôm sau, tôi nhận được của ông một bức thư. Trả lời câu hỏi Của tôi chăng? Không. Để khuyên tôi một lần nữa: nên hỏi Nghiệp đoàn Kiến trúc sư và cậy tôi làm đại lý bảo hiểm cho ông.
Ông ấy mong tôi làm lợi lớn cho ông mà không chịu giúp cho tôi một Việc nhỏ.
Bất kỳ trong nghề nghiệp Nào, trong giai cấp nào, người ta cũng thấy lỗi lầm quan trọng đó. Một Lần đau cuống họng, tôi lại một nhà chuyên trị bệnh đó. Chưa coi họng Tôi, ông đã hỏi tôi làm nghề gì... Bệnh của tôi, ông chưa muốn biết, Mà cần biết cái ví tiền của tôi. Ông ấy không tính cách giúp tôi Mà tính cách "bóp" tôi. Rốt cuộc là ông ta không nặng được của tôi Đồng nào hết, vì tôi bỏ đi ra, tỏm cho cái lòng tham của ông.
Than ôi! Xã hội đầy những hạn như vậy, tham lam, hẹp hòi và ích kỷ. Cho nên nếu có siêu nhân nào tìm cách tận tâm giúp người mà không Vụ lợi, thì trong công việc của vị ấy chắc là ít ai cạnh tranh lắm.
Ông O. D. Young, nhà kinh tế trứ danh, nói: "Người nào biết tự đặt mình Vào địa vị người khác, hiểu được tư tưởng và ý định của họ, người đó Khỏi phải lo về tương lai của mình".
Nếu đọc cuốn này rồi, các bạn chỉ tập được một khả năng là: bất Cứ trong trường hợp nào cũng đứng vào địa vị của người khác mà xét, Thì cuốn này cũng đã đánh dấu được một quãng đời mới trong đời làm ăn của bạn!
Tại sao người ta nhãng Bỏ khoa tâm lý thực hành như vậy mà nhồi sọ biết bao nhiêu món vô ích khác. Một người học trò của tôi muốn mời bạn chơi banh ro với mình Mà viết thư như vầy: "Tôi muốn các anh lại sân của tôi chơi banh rổ. Tôi thích trò đó lắm mà lần trước ít bạn quá, không đủ làm một kíp... Chơi như vậy còn thú gì nữa!... Cho nên tôi muốn rằng ngày mai các anh Lại... Banh rổ là môn thể thao thích nhất của tôi mà tôi không có Đủ bạn chơi..."
Viết như vậy mà đòi Làm cho người ta muốn lại chơi với mình! Người học trò đó chỉ nói tới Mình thôi, không hề có một lời khuyến khích bạn. Vậy thì có lý gì mà Bạn y sẽ tới chơi trên cái sân mà lần trước y mời, không ai thèm tới Hết?
Mà có biết bao nhiêu lý lẽ Để dụ bạn được: nào là ích lợi của thể thao giữa trời, thân hình khỏe Mạnh, cân đối, vui vẻ...
Một người Học trò của tôi, có đứa con làm biếng ăn. Vợ chồng người đó rầy Nó suốt ngày, không cho nó yên:
"Má Muốn con ăn cái này..."
"Ba muốn cho Con mau lớn..."
Đứa nhỏ có kể vào Đâu những lời đó. Có gì vô lý bằng bắt một đứa nhỏ ba tuổi có quan Niệm của người lớn ba chục tuổi? Sau người đó tự hỏi: "Thử coi xem Cái gì làm cho nó thích? Nó muốn gì? Nếu biết được nó muốn gì thì mình Sẽ có thể khiến nó làm cái mình muốn được". Và người đó kiếm ngay Được cách giải quyết. Đứa nhỏ thích đạp xe ba bánh lắm nhưng cùng dãy Phố đó có một đứa nhỏ khác lớ hơn, hung hăng ăn hiếp nó, ngừng xe Nó lại, bắt nó xuống rồi leo lên đạp. Đứa nhỏ khóc, chạy về mách Má. Má nó ra đuổi đứa kia đi, lấy xe lại cho con. Ngày nào cũng như Vậy.
Vậy đứa nhỏ muốn gì? Chẳng cần Phải là nhà trinh thám đại tài cũng đoán được. Nó bị ăn hiếp, nó Tức, muốn trả thù, làm sao đánh cho đứa kia một "cú" nên thân để cho Nó ớn tới già. Ba nó biểu vậy, bảo nó: "Nếu con chịu ăn những món Này thì con mạnh lắm, một ngày kia đánh nó nhào văng liền". Và vấn Đề ăn của đứa bé được giải quyết tức thì. Cho nó cái gì nó cũng ăn, Hy vọng một ngày nọ "nốc ao" thằng du côn kia đã làm cho nó tủi nhục Biết mấy lần.
Đứa nhỏ lại còn tật Đái dầm. Nó ngủ với bà nó. Sáng dậy, thấy tấm "ra" ướt, bà nó bảo: "Ngó này, đêm qua lại đái dầm nữa". Nó cãi: "Không phải tôi đâu. Bà đó".
Người ta rầy nó, đánh nó, Làm nhục nó. Người ta nhắc cho nó rằng: "Má không muốn cho con như vầy Nữa". Vô ích những lý lẽ đó không đủ. Lúc đó cha mẹ mới tự hỏi: "Làm sao cho nó muốn sửa lỗi được".
Nó muốn gì, đứa nhỏ đó? Trước hết, nó muốn bận bi gia ma như cha nó. Ba nó hứa mua cho nó một bộ nếu nó hết đái dầm. Điều thứ nhì nó muốn Giường nó sạch.
Má nó dắt nó tới Tiệm lớn, đưa mắt làm hiệu với người bán hàng và nói: "Đây, cậu này Muốn mua đồ đây". Người bán hàng làm bộ coi đứa bé như một người quan Trọng, hỏi: Cậu muốn mua chi? Đứa nhỏ cao lên được vài phân, nở mũi Đáp: "Tôi muốn mua một cái giường".
Giường chở về nhà rồi, đứa nhỏ chạy kiếm ba nó, khoe. "Ba, ba, lên Coi giường của con đi, chính con đã mua đó!" Cha nó hết lời khen nó rồi Kết: "Con đừng làm dơ cái giường đó chứ!". Không! Không khi nào! Đứa Nhỏ giữ lời hứa. Vì người ta khéo gợi lòng tự ái của nó. Cái giường Đó là giường của nó. Rồi nó lại bận bi gia ma như người lớn, nó muốn Hành động cũng như người lớn và quả được như vậy.
Một người cha khác có đứa con gái nhất định không ăn cháo buổi sáng. Mắng, giảng giải, dỗ ngọt, đều vô hiệu. Cha mẹ hỏi nhau: "Làm sao cho Nó thèm ăn sáng được?" .
Đứa nhỏ Thích bắt chước má nó lắm. Một hôm, người ta đặt nó lên một chiếc Ghế cao, để cho nó nấu món cháo của nó... Rồi, đúng lúc nó đương vinh Hạnh, ba nó vào, như vô tình. Đứa nhỏ khoe, khua muỗng trong cái soong: "Ba, ngó này! Hôm nay chính con nấu cháo".
Rồi nó ăn hai đĩa cháo, không phải ai mời mọc hết: Chính nó đã nấu Cháo đó, nó tự đắc lắm, nó tự thấy quan trọng lắm. Tự ý nó ăn.
Một triết gia nói: "Phát biểu cái bản ngã là một điều cần thiết nhất Đối với ta". Thế thì tại sao không dùng cái thuật ở trên kia trong công Việc của ta? Khi ta kiếm được ý nào mới lạ, cứ để cho khách hàng của Ta hoặc người cộng tác với ta tưởng rằng chính họ có ý đó, như cha Mẹ đứa nhỏ đã để cho nó tin rằng chính nó đã nấu lấy cháo. Như vậy Người khác sẽ tự đắc lắm... và biết đâu chẳng như đứa nhỏ, đòi cho Được hai đĩa cháo?
Xin các bạn nhớ Kỹ rằng:
Muốn dẫn dụ ai, phải trước Hết khêu gợi cho người đó có lòng ham muốn nhiệt liệt đã. Làm được Như vậy, thì người trong bốn bể sẽ là bạn của ta. Làm không được, thì Ta sẽ thui thủi trên đường đời.
Nguyễn Lê Hiếu dịch
|
|