|
PHI-LA-TÔ
-----------Sau khi bắt người Do Thái suy phục mình, thì người La Mã dựng phủ toàn quyền ở tình Cesarée trên bờ biển Me1diterranée. Và về thời Chúa Giê-su thì ông Phi-la-tô trị nhậm ở đó( từ năm 26 đến năm 36 sau Thiên Chúa Giáng Sinh).
-----------Trong đoạn thương khó, ta thấy ông Phi-la-tô không phải là một người xấu, và không những thế ông ta còn muốn cứu Chúa Giê-su thoát khỏi sự cáo gian của dân Do thái. Nhưng ông ta phải một tội: ông ta hèn nhát! Ông ta không dám cương quyết theo ý tưởng mình, và nhất là ông ta không dám hy sinh vì những ý tưởng đó.
-----------Và đó chính là điều có thể cứu được Chúa: lòng cương quyết của một người quyết liệt. Lúc ấy đáng lẽ phải giơ tay và kêu rằng: Tôi kh6ong xử phạt người vô tội này. Nhưng Phi-la-tô hèn nhát và không vững lòng. Ông ta nịnh kẻ quyền thế và khinh chê kẻ hèn mọn. Ông ta cũng như những người chạy thi xe, khi xuống dốc thì hớn hở, khi lên dốc thì cúi bò xuống, vừa đạp vừa thở rên. Ông ta thuộc vào hạng người chỉ quen đi theo với số đông, có thể làm mọi việc, trừ sự chiến đấu cho công bình.
-----------Mười chín thế kỷ đã qua, nhưng Phi-la-tô chưa chết. Ngay nay hắn ta còn sống. nhưng sống dưới hình ảnh gì? Sống dưới hình những kẻ vì nghề nghiệp, vì địa vị, từ chối đức tin và ý chí mình.
-----------Những người sau này là những Phi-la-tô cả, những người lấy tôn chỉ này: “ chỉ nhắm mắt một chút người ta sẽ sung sướng” hay là “ đừng ngu ngốc bỏ phí một điều lợi, dầu tay và linh hồn có bị uế tạp”… hay những kẻ vừa so vai vừa nói rằng: “ Hãy ăn cho thỏa miệng, hãy chơi cho sướng xác, hãy hoạt động cho nhiều, hãy đi theo số đông, hãy phất cờ theo gió, bơi theo nước chảy kêu rú với sài lang. Tư cách mà làm gì? Tin tưởng mà làm gì? Danh dự mà làm gì! … những kẻ lấy chân đạp kẻ khác, kẻ vô tội, rồi lấy nước rửa tay… phải những kẻ ấy cũng là Phi-la-tô cả
-----------Khi người ta đi tàu trên hồ “ Bốn Tổng”, một ngọn núi cao, hình dáng quái lạ đập vào mắt mọi người. Có ai hỏi tên núi đó là gì thì có kẻ trả lời rằng : “ Đó là núi Phi-la-tô”.
-----------Theo truyện truyền khẩu, sau khi Chúa Giê-su chết, Phi-la-tô không được bằng yên nữa. Ban đêm hắn bỗng giật mình dậy. Chúa Cứu Thế đẫm máu hiện ra trước mặt hắn và bảo hắn : Phi-la-tô, tại sao ngươi để Ta bị xử oan, vô tội? Thế rồi, không thể chịu nổi sự hiển hiện khủng khiếp, cái người có trái tim hèn nhát kia bèn trốn về nhà đi. Hắn đi ra ngoại quốc, nhưng khắp nơi hắn đến, nơi nào Chúa Cứu Thế đẫm máu cũng đứng trước mặt hắn.
-----------Đó là một truyện truyền khẩu.
-----------Nhưng cái điều không phải là truyền khẩu là cái mối khủng khiếp mà Phi-la-tô đã nhận được trong kinh Tin Kính. Chỗ nào người công giáo ở, tên Phi-la-tô hằng ngày thường nhắc trên cửa miệng và người ta nhớ hắn về điều này: hắn là một gương mẫu ghê sợ về thiếu tư cách: hắn là một gương mẫu ghê sợ và thiếu tư cách và hèn nhát đối với những tôn chỉ của mình. Đứa trẻ nào cũng biết hắn là đứa hèn nhát vì sợ người ta mà xử phạt Đấng Cứu Thế.
-----------Bạn ơi, khi đọc những giòng này, bạn hãy suy nghĩ về những lời Chúa đã phán: “ Kẻ nào xưng Ta ra trước mặt thiên hạ thì Ta cũng vậy,
ta sẽ xưng nó ra trước mặt Cha Ta ở trên trời” ( Mt 10, 32) |
|