Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 33 trên 33

Chủ đề: SUY NIỆM LỜI CHÚA THÁNG 10/2010

Threaded View

  1. #4
    Rosa_Huong's Avatar

    Tuổi: 48
    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Tp. Ho Chi Minh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,457
    Cám ơn
    3,335
    Được cám ơn 3,964 lần trong 1,160 bài viết

    Default

    04/10

    Ai là anh em của tôi?



    Thứ Hai Tuần Thứ 27 Thường Niên C


    Lời Chúa:
    Lc 10,25-37


    25Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" 26Người đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?" 27Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình." 28Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống." 29Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: "Nhưng ai là người thân cận của tôi?" 30Đức Giêsu đáp: "Một người kia từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.32 Rồi cũng thế, một thầy Lêvi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. 33Nhưng một người Samari kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. 34Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác." 36Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" 37Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."



    "Ai là người thân cận của tôi?" (Lc 10,29)





    Suy niệm:

    BÀI GỢI Ý 1
    “Ai là anh em của tôi?”
    Một câu hỏi thật dễ trả lời, nhưng lại khó thực hiện. Một vấn nạn thật đơn sơ, nhưng lại liên hệ mật thiết đến sự sống đời đời của con người, mà mỗi người phải tự đặt ra, và phải tự tìm lấy một lời giải đáp thỏa đáng, nếu chúng ta muốn đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu.
    Lời giáo huấn của Đức Kitô trong bài Tin Mừng hôm nay còn thúc bách chúng ta phải đi xa hơn nữa trong mối tương quan tình yêu giữa con người với nhau. Ngài đã minh họa giới luật yêu thương bằng dụ ngôn “Người Samari nhân hậu.” Qua dụ ngôn này, Đức Kitô đã muốn trình bày giáo huấn của Ngài về những điểm quan trọng trong mối quan hệ giữa con người với nhau: Ngài khẳng định tất cả mọi người đều là anh em với nhau.
    Vì thế, con người không được quyền tự đặt ra những giới hạn của tình yêu, như những hàng rào ngăn cản về chủng tộc, màu da, ngôn ngữ hay giai cấp... con người cũng không được dựa vào bất cứ một lý do nào, cho dù là những lý do rất chính đáng về lề luật tôn giáo như trong trường hợp của thầy tư tế và thầy trợ tế... để tự cho phép thoái thác yêu thương và giúp đỡ tha nhân...
    Như vậy, theo giáo huấn của Đức Kitô giới luật yêu thương không còn phải là một quyền lợi, nhưng là một nghĩa vụ thiết yếu của người Kitô hữu và là một điều kiện tất yếu để đón nhận sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa.
    Giờ đây, Đức Kitô sẽ tự hiến trên bàn thờ để trao Mình và Máu Chúa làm lương thực nuôi sống chúng ta, chúng ta cũng hãy hiến dâng chính chúng ta làm lễ vật tình yêu cho Thiên Chúa và hãy trở thành “tấm bánh được bẻ ra” cho tha nhân.

    BÀI GỢI Ý 2:
    “Mến Chúa yêu người” là điều răn căn bản và quan trọng nhất trong đạo công giáo. “Yêu người như mình ta vậy” cũng là câu ta thuộc nằm lòng. Thế nhưng ai là người thân cận, ai là tha nhân mà tôi phải yêu mến ?
    Đó cũng là câu chất vấn mà vị luật sĩ muốn đặt ra cho Chúa Giêsu. Để trả lời, Chúa Giêsu kể ra một câu chuyện và mời gọi vị luật sĩ cũng như chúng ta nữa rút ra một câu kết luận cho mình. Có lẽ dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu quá quen thuộc đối với chúng ta. Dù sao chúng ta thử lý giải thái độ của ba người khách bộ hành trong câu chuyện này.
    Đối với luật sĩ và tư tế, dù có tự hào hay phân bua thế nào đi nữa thì họ cũng để lộ một lý do duy nhất khi làm ngơ trước nạn nhân. Đó là, lòng dửng dưng, thiếu tình thương thật sự. Tình thương của họ tự giới hạn vào những người ruột thịt, bà con thân thuộc.
    Có lẽ chúng ta để ý đến người Samari mà Chúa Giêsu muốn đưa ra làm mẫu cho chúng ta. Quả thật anh ta không do dự để xem nạn nhân có phải là anh em, bà con với mình hay không. Anh ta chỉ biết trước mặt mình là một người gặp nạn cần được thương xót giúp đỡ. Anh ta đã mau mắn ra tay bất chấp những phiền hà mà anh ta phải chịu: mất thời gian, tiền bạc, an ninh cá nhân...
    Câu hỏi của vị luật sĩ, dù thành tâm hay ác ý, được Chúa Giêsu trả lời bằng một câu chuyện minh họa cho giáo lý của Ngài: yêu thương không giới hạn. Đối tượng yêu thương là tất cả mọi người nhất là những ai đang đau khổ, bệnh tật, gặp khó khăn trong cuộc sống.
    Hơn nữa câu chuyện được kết thúc bằng lời chất vấn lương tâm: thay vì xem ai là người anh em của mình, ta phải làm gì để trở nên anh em thật sự của người khác. Mẹ Têrêxa Calcutta khi giúp đỡ những người đau yếu bệnh tật, không xét “lý lịch”, xem ai là người anh em, chị em của mình. Trái lại ngôn sứ Giôna muốn tránh đi đến thành Ninivê tội lỗi, Thiên Chúa đã bắt ông ta trở lại với anh em, chị em của mình để làm phúc cho họ khi rao giảng lòng thống hối.
    Trong cuộc sống hôm nay, trước bao nỗi đau khổ của đồng loại, chúng ta không được phép dửng dưng. Trái lại, dưới ánh sáng Lời Chúa chúng ta phải yêu thương và giúp đỡ bao anh chị em xấu số đó. Đối với tha nhân, ta phải luôn tự hỏi: tôi phải cư xử thế nào? Theo gương mẫu của người Samari hay của luật sĩ, tư tế?
    Riêng phần ta, biết bao lần ta bị tội lỗi làm tổn thương. Chúa Kitô, hình ảnh người Samari nhân hậu, luôn đoái thương ta, băng bó tha thứ cho ta, và phục hồi sức khỏe của ta bằng sự sống của Ngài. Ta hãy khiêm tốn và sốt sắng tham dự tiệc Lời và Thánh Thể để có đủ sức mạnh hành động như người Samari.



    Cầu nguyện:
    Nguyện xin Thiên Chúa kiện cường lòng bác ái của chúng con, một lòng bác ái biết tìm đến, dừng lại và xoa dịu những nổi khổ đau của người khác, một lòng bác ái vị tha, không bị lấm bẩn bởi tính ích kỷ trục lợi. Amen.





    http://www.thanhlinh.net
    Chữ ký của Rosa_Huong
    ... Lạy Chúa Jesu con tín thác vào Chúa! ...

  2. Có 5 người cám ơn Rosa_Huong vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com