|
Bảy nguyên tắc đọc sách thiêng liêng
Tac gia: Michael Casey Ocso
Chuyển ngữ:Piô Phan Văn Tình, CMS.
Nxb st Béde Petersham Massachusetts
Bảy nguyên tắc Lectio Divina
Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết các trường hợp thông thường của sự “khô khan” hoặc “nhàm chán” trong cầu nguyện, là do thiếu sót trong việc chú tâm đọc sách thiêng liêng. Cầu nguyện không bao giờ đến một cách tự nhiên. Khi đặt vấn nạn phải làm sao để tiến tới trong cầu nguyện, thì câu trả lời s? không n?m ngoài việc chúng ta phải kiên định để cho Lời Chúa thấm vào lòng. Mặt khác, bước đầu tiên trong mọi dự phóng để đem lại sức sống cho việc luyện tập cầu nguyện là luôn luôn có sự tiếp xúc, đụng chạm với Lời Chúa.Tuy vậy, nhiều người vẫn trải qua những kinh nghiệm khô khan, cho dù họ vẫn chú tâm đều đặn đối với việc đọc sách thiêng liêng. Quả vậy, điều này thường do việc đọc sách thiêng liêng không mang lại kết quả, nghia là phải gởi lên s? cầu nguyện. Nếu không có sự tách biệt được tạo nên giữa hai thái độ ở nơi người bắt đầu tiếp cận việc đọc sach thiêng liêng, và nơi cách đọc sách thiêng liêng mỗi ngày của người chuyên nghiệp, hoặc việc đọc trong thời gian nhàn rỗi, khiến cho việc đọc sách thiêng liêng không dễ chút nào.Lectio Divina không đơn giản là vấn đề đọc những cuốn sách thông thường về đời sống tôn giáo, thần học hoặc Kinh Thánh. Lectio Divina chủ yếu khác biệt trong cách đọc bởi người ta có thu hoạch được lợi ích hay không là nhờ ở cách đọc. Thậm chí, hầu hết những tài liệu cho dù thích hợp thì kết quả mang lại cũng có thể sai lầm nếu cách tiếp cận sai.Bài này xin tập chú vào những khác nhau cơ bản của Lectio Divina đích thực với những cách thức đọc khác.
Nguyên tắc 1: Lectio Divina không chỉ nhằm khẳng định và tăng cường để tiếp cận đời sống của cá nhân. Nhưng còn nhằm vào thế giới quan của chúng ta, và làm cho nó phong phú hơn từ bên ngoài, nhằm cứu chúng ta khỏi những thành kiến, hạn chế việc kết án gắt gao, khỏi ý thức hệ, những dấu chỉ của cuộc sống có tính cách bên ngoài, và thật không đơn giản đối với những điều này mà hiện nay chúng hấp dẫn và lôi cuốn chúng ta.Qua những nghiên cứu mang tính lịch sử, trước hết từ “Lectio Divina” được diễn tả cách thông thường như là việc công bố Lời Chúa trong phụng vụ. Khi sự hiểu biết ít ỏi, sách vở càng khan hiếm, thì người ta thường dựa vào việc đọc sách chung hơn, như một trung gian để đổi mới hàng ngày. Dĩ nhiên, đó là một trở ngại cho việc hệ thống hóa, nhưng lại có một lợi thế. Việc đọc sách thiêng liêng không theo sự lựa chọn cá nhân để rồi nảy sinh một yếu tố không ổn định, nhưng điều này tạo cho người kitô hữu thích nghi hơn với các kiểu tư tưởng để tiện cho việc đọc, chọn lựa hình thức đọc mà mỗi cá nhân thích nhất trong thời gian nhất định. Cách này, có thể đem lại một cuộc đối thoại thực sự giữa Lời Chúa và con người. Đàng khác, người ấy được cởi mở hơn với việc đọc sách thiêng liêng. Nhờ vậy, người ấy có khả năng dâng hiến cho Thiên Chúa với sự tự do hoàn toàn. Một mặt điều này có nghĩa là người ấy nhận được nơi chính nguồn mạch của việc đọc sách thiêng liêng sự khuyến khích và an ủi, và mạnh mẽ hơn nhờ sự tự nguyện. Mặt khác, tính khả thi được mở ra cho đời sống của người ấy những giá trị đối với những phán quyết mang tính cứu độ của Lời Chúa trong sự thần phục.Trong tất cả việc đọc sách thiêng liêng mà chúng ta chuẩn bị phải có yếu tố ngạc nhiên. Đây là lý do nói lên tầm quan trọng dẫn vào việc đọc sách thiêng liêng giúp chúng ta linh động hơn. Trong khi việc đọc chỉ là những thói quen có nguồn gốc từ các bản văn Kinh Thánh và những cách “được ưa chuộng xưa nay”, như chiếc máy thu âm (thu rồi phát lại). Nó có một thuận lợi là có thể cung cấp một đôi điều phù hợp với mỗi tâm trạng, tính tình đi kèm. Nó không có sức để cung cấp cho sự phát triển trong phạm vi cá tính và nhu cầu của chúng ta. Việc người ta trở nên “quá thông minh” và việc phải lặp đi lặp lại luôn là điều nhàm chán, đó là điều khá nguy hiểm. Việc đọc của chúng ta luôn luôn phải có một vài yếu tố “liều” hay mang tính cách “đột phá”. Không nên thụ động hoặc thiếu sáng kiến.Trong một mức độ nào đó, việc đọc sách thiêng liêng là một trong những trung gian giúp chúng ta vén mở sự thật viên mãn và bỏ đàng sau những giới hạn hẹp hòi của con người thế gian nơi chúng ta. Đây là một yếu tố khá quan trọng giúp chúng ta hiệp thông với Giáo Hội. Vì hầu hết sự chia rẻ là do kết quả của những quan điểm lệch lạc về sự thật hơn là từ sự giả dối rõ ràng. Theo đó sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu cũng là một trợ giúp lớn lao nơi việc tìm kiếm sự thật toàn vẹn. Đây là lý do quan trọng đối với chúng ta, cho chúng ta thấy được một cách thức đọc rộng hơn, rõ ràng hơn, so với kiểu đọc “lớn tiếng” do những nhu cầu trước mắt của chúng ta. Có nhiều điều cần lưu ý về việc lựa chọn đọc sách thiêng liêng của chúng ta một cách khách quan.Những bản văn Kinh Thánh của Giáo Hội thiết lập một nền tảng tốt nhất về một Lectio Divina đích thực. Nó đòi hỏi chúng ta sự chú tâm đặc biệt. Những lỗi lớn thường thấy nơi chúng ta là chỉ biết chú tâm vào bản văn ấy mà thôi.Những thế kỷ qua có nhiều tác phẩm đã giúp ích cho các Kitô Hữu rất nhiều, trong việc nỗ lực đưa những bản văn Kinh Thánh vào thực hành. Đã đến lúc thế hệ chúng ta cần phải đổi mới để gặp gỡ những vị thầy thiêng liêng vĩ đại thời xưa ngang qua việc khám phá Kinh Thánh.Tuy nhiên, vô số khó khăn về văn hóa vốn có nơi sự hiểu biết của các tác giả “gạo cội” này, hầu như bất cứ sự nỗ lực nào mà chúng ta thực hiện trong đường hướng này, đều là nguồn mạch làm tăng thêm hương vị cuộc sống Kitô Hữu. Cuối cùng, cũng cần đề cập đến các tác phẩm, các văn kiện thuộc thẩm quyền Giáo Hội, sắc lệnh của Công Đồng, Tông Thư …
Nguyên tắc 2:Lectio Divina là một tác động kéo dài tới tương lai. Nó không phải là sự thỏa mãn nhất thời, đúng hơn là cung cấp tối đa lương thực dữ trự cho đời sống nói chung. Sự kiên trì và trung thành có giá trị nhất bổ túc cho việc đọc sách thiêng liêng.Thật sai lầm khi nghĩ rằng Lectio Divina như là một sự chuẩn bị bữa ăn qua loa ( dành sẵn trong tụ lạnh) cho một chuyến đi phòng hờ lúc cảm thấy đói. Ngược lại, Lectio Divina giống như bữa ăn chính tài bồi nguồn năng lượng chính yếu cho cuộc sống. Nó rất quan trọng để giúp chúng ta vững tin rằng, chúng ta không thể là môn đệ đích thực của Chúa Kitô nếu không tiếp tục tiếp cận với Lời Chúa. Về mặt này, nhu cầu tình cảm của chúng ta không luôn luôn là một chuẩn mực chính xác; chỉ khi chúng ta được “mục nát đi” thì việc mang Chúa Kitô đến cho người khác mới có giá trị bền vững. Sự thật cho thấy rằng phạm vi liên quan đến hoạt động tông đồ mà chúng ta phải chuẩn bị mang theo, có biết bao hành lý cồng kềnh. Chúng ta không thể truyền thụ cho ai cái mà chúng ta chưa bao giờ học. Đọc sách thiêng liêng không luôn luôn làm cho người ta cảm động; đôi khi nó đòi chúng ta một sự cố gắng nơi giác quan; điều này luôn luôn mang tính cách bắt buộc. Nếu chúng ta sử dụng hai hoặc ba giờ rảnh mỗi tuần một cách đều đặn, thì trong mọi trường hợp, cá nhân chúng ta tiếp xúc với Lời Chúa là điều khả thi, trừ khi có vấn đề. Để tránh khỏi những vấn đề nhỏ này, thì tốt hơn chúng ta từng bước đi vào đường lối chung và khôn ngoan hơn thì hãy tiếp xúc, trao đổi với vị linh hướng nào dám nói sự thật.
Nguyên tắc 3: Sách thiêng liêng đề cập đến ý nghĩa riêng của ơn gọi chúng ta. Mục đích của việc đọc sách thiêng liêng là để lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa cách rõ ràng và cụ thể trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta.Sách thiêng liêng không bao giờ là một phần của chương trình tự sửa chữa. Nhưng nó là một “lời đáp trả” đối với một “lời mời gọi”. Đòi hỏi của người môn đệ trước hết là sự trung thành. Do đó, người ấy phải cởi mở để đón nhận sự hướng dẫn và những chỉ thị cụ thể từ người thầy của mình. Bằng việc cởi mở hoàn toàn chính mình với người thầy, khi đó, người môn đệ được thấm nhuần những giá trị, thái độ, quan điểm đúng đắn và ý thức hơn từng bước để định hướng lại cuộc đời. Trong việc đọc sách thiêng liêng, chúng ta cho Thiên Chúa một cơ hội để Ngài “khiển trách” chúng ta, hướng dẫn chúng ta, và dạy dỗ chúng ta. Có thể là để hoài nghi một vài tư tưởng tâm đắc và những dự phóng hằng ủ ấp trong chúng ta nữa. Trở lại vấn đề, lúc này khởi đi từ những kế hoạch và sự tin tưởng mà chúng ta quy hướng về sự đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tiến tới việc đọc sách thiêng liêng trong sự thuần phục, trong kiên nhẫn; chúng ta hãy nhường lại cho Thiên Chúa quyền quyết định. Tín thác, tôn thờ và thuần phục là cần thiết cho việc đọc sách thiêng liêng đích thực, giúp chúng ta tập chú vào việc chọn lựa sách đọc phù hợp. Thật là thiếu khôn ngoan khi tin một cách chắc chắn vào những gì được viết trong sách.Những sách mà chúng ta dành cho việc đọc sách thiêng liêng phải hội đủ những yếu tố cần thiết giúp duy trì sự tôn thờ Thiên Chúa nơi chúng ta. Chúng phải giúp chúng ta mở rộng lòng để đi vào sự thật toàn vẹn, chứ không phải là chỉ tới gần một phần nào đó của sự thật ấy. Nếu chúng ta sở hữu cuốn sách mà chúng ta tin tưởng, chúng ta có thể giảm bớt thói chỉ trích và để cho Lời Chúa nói với chúng ta trong cõi lòng.
Nguyên tắc 4:Đọc sách thiêng liêng là đưa Lời Chúa vào từng hoàn cảnh sống của chúng ta để giúp chúng ta hiểu và cảm nghiệm.Chúa Thánh Thần, Đấng duy trì đức tin trong Giáo Hội, Ngài hoạt động không chỉ trong việc biểu lộ và ghi nhận những sự thật được mạc khải. Nhưng Ngài còn làm cho người ta thấy được sự hiện diện của Ngài trong việc đọc sách thiêng liêng và trong những gì đã được viết ra. Xuyên qua việc đọc sách thiêng liêng, Chúa Thánh Thần hướng chúng ta tới chỗ đổi mới, thay đổi đời sống, để qua đó định hướng lại cuộc đời theo ý Chúa. Vì lẽ đó, việc đọc sách thiêng liêng không chỉ trong thực tại cuộc sống riêng rẽ, quá khứ, hiện tại, niềm vui, nỗi buồn, ưu thế và bất lợi. Nhưng Lời Chúa “khiển trách” chúng ta ngay lúc này và tại đây, như chúng ta “là”. Ngài khiển trách cái “là thường trực” hoặc cái “là khả thể” của chúng ta và khi bị “khiển trách” thì chẳng vui thích gì.Chúng ta chẳng cần đọc sách để thu nhận thông tin. Hầu hết chúng ta có thể đã đủ những thực tế phũ phàng, tàn nhẫn rồi, và nó kéo dài trong cuộc đời chúng ta.Mục đích của Lectio Divina cho phép chúng ta giải thích những trải nghiệm với tất cả sự thăng trầm của cuộc sống trong ánh sáng của Lời Chúa và trong đức tin của Giáo Hội. Đó không phải là việc phủ nhận cuộc sống, thí dụ như giả vờ để vấn đề của chúng ta như không tồn tại. Lectio Divina bao hàm việc chấp nhận những sự thật khó tin mà Thiên Chúa “khiển trách” tôi như tôi là. Điều này quan trọng vô cùng trong việc đọc sách thiêng liêng của tôi, tôi phải dẹp qua một bên tất cả những gì không thực tế, sự giả tạo và thói yêu mình quá đáng. Đó là điều quan trọng nhất để khám phá ra những nhu cầu bẩm sinh, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm nơi quyền năng Chúa nhằm thăng hoa nó. Chỉ khi chúng ta tìm kiếm ánh sáng và sức mạnh qua việc thấm nhuần Kinh Thánh, nó mang tính cấp bách; khi đó, chúng ta có thành công hay không chính là nhờ ở nhãn quan này. Nếu chúng ta thiếu chiều sâu, thiếu nghiêm túc, mà chỉ là một sở thích nhất thời trong việc đọc sách thiêng liêng, sẽ không mang lại kết quả lâu bền.
Nguyên tắc 5: Mục đích và phần thưởng của việc đọc sách thiêng liêng chính là được thấm mát tinh thần bình an và thư thái. Chỉ trong khía cạnh này, đọc sách thiêng liêng mới có thể “khai mở” sự cầu nguyện.Có nhiều hiểu biết về đọc sách thiêng liêng thiếu đi giá trị và mục đích thiết thực. Nó có một nền tảng tự do và siêu thoát, không do một nỗ lực đặc biệt nào. Nơi dành cho những hoạt động tinh thần cách hữu dụng, phải kể đến những sách thiêng liêng, nghiên cứu thần học và cả những cuốn Sách Thánh. Do đó, các bài giảng phải được chuẩn bị và đi theo đường hướng của Giáo Hội. Tuy nhiên, không một hoạt động hữu dụng nào trong số này được kể là Lectio Divina. Vượt ra ngoài những bổn phận mang tính tôn giáo áp đặt trên cá nhân, có thể bao hàm những hoạt động trong cùng một phạm trù được gọi là Lectio Divina, đã đến lúc, phải dẹp bỏ cách đọc mang tính “nhàn nhã” trước đây nhưng trên hết phải mở ra cho ân sủng Chúa, thôi thúc yêu thích cầu nguyện hơn là làm việc.Cô tịch và thinh lặng làm cho việc đọc sách thiêng liêng trở nên một bầu khí trầm lắng, êm dịu. Cầu nguyện được tăng trưởng trong bầu không khí đó. Ngang qua việc đọc sách thiêng liêng, cầu nguyện phát sinh một cách tự nhiên, không nên đi theo một hướng mà cần phải phát triển toàn diện. Khi tâm hồn người ta bị kích động hay bị lôi cuốn bởi thú vui, thì không có áp lực nào có thể lay chuyển được. Những “khoảng lặng” trong việc đọc sách thiêng liêng thông thường quan trọng hơn là chính việc đọc. Hãy để cho Lời Chúa thấm vào lòng, trải rộng nó ra với mọi khả năng để vượt qua những giới hạn, những cản trở hoặc bế tắc trong việc thực hành đọc sách thiêng liêng. Vì có như thế chúng ta mới tránh khỏi bất cứ hình thức áp lực nào.
Nguyên tắc 6:Đọc sách thiêng liêng không chỉ là việc thực hành “bên trong”. Xa hơn, chúng ta hãy để cho Lectio Divina cuốn hút toàn bộ con người của mình.Khi chúng ta được thu hút vào việc đọc Lectio Divina với toàn bộ con người của mình, thì với toàn bộ con người, chúng ta phải dành “khoảng lặng” cho Lời Chúa. Một vài tư thế đứng ngồi cũng cần thiết để đảm bảo cho chúng ta được thoải mái và có phương pháp. Nó giúp chúng ta nếu chúng ta là mẫu người chuyên nghiệp trong việc đọc sách với một tư thế đặc biệt cho Lectio Divina của chúng ta (ví dụ: nơi bàn học hoặc nơi sàn nhà) để cho chúng ta không rơi vào những tư thế khác. Nếu ở một mình, chúng ta hãy đọc sách, khởi đầu bằng việc làm dấu với sự chú tâm, thong thả hoặc tương tự suy nghĩ về những gì mình sẽ làm.Trước thời trung đại, việc đọc sách thiêng liêng luôn đọc lớn tiếng; nhờ đó chúng ta có thể tập trung lâu và nắm bắt nhanh qua việc nối kết và liên tưởng các thuật ngữ trong đó. Ngày cả đối với chúng ta ngày nay, đọc thầm cũng có một giá trị đáng kể. Nó mang lại một hiệu năng là làm cho tiến trình đọc chậm lại và thong thả hơn. Bởi lẽ, đó cũng là một cách để hoàn thiện hơn, điều chúng ta đọc cũng là điều chúng ta sống, bản văn sẽ giúp phong phú hóa chúng ta hơn và tiến tới mức hoàn toàn bị lôi cuốn vào. Miễn là chúng ta tránh thái độ đóng kịch trong việc đọc Lectio Divina, có như thế việc đọc lớn tiếng mới có giá trị giúp mang lại sự nhảy cảm và tác động mạnh mẽ hơn để chúng ta tiếp xúc với Lời Chúa. Và dĩ nhiên, nó sẽ giúp chúng ta điều độ hơn trong việc đọc sách thiêng liêng.
Nguyên tắc 7: Khi một vài điều gì đó bất ngờ gặp phải lúc đọc Lectio Divina, thì điều đó sẽ nói với chúng ta cách đặc biệt. Chúng ta hãy cố gắp giữ lấy nó trong trí nhớ, vì sợ rằng bất cứ điều gì chúng ta thưởng thức sẽ mất đi.Ngày qua ngày đọc sách thiêng liêng, chúng ta sẽ tình cờ gặp thấy những điều mang tính cách đặc biệt lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta hoặc dường như áp dụng một cách rất thích hợp đối với hoàn cảnh đặc biệt hiện tại của chúng ta. Chúng ta hãy dành những khoảng thời gian thích hợp nhất và sử dụng thời gian tối đa cho việc khám phá bản văn. Nếu nó giúp chúng ta có khả năng ấp ủ và viết những gì đã đọc trong một vài ngày, thì hãy để cho mình đi vào trong sự thanh tĩnh để có thể suy gẫm và biến những gì đã đọc thành “chính chúng ta”. Nếu có gì đó trong khi đọc cuốn hút chúng ta, hơn nữa lại là những tư tưởng hay và súc tích khả dĩ giúp chúng ta sử dụng nó như là yếu tố để cầu nguyện. Khi nó có cơ hội xuất hiện lời chỉ dẫn hoặc ngay cả lời nguyện tắt trong ngày, chúng ta cũng nên nắm giữ điều này như là điểm xuất phát cho riêng mình. Trong đường hướng này, chúng ta đang nỗ lực tối đa để tiếp cận một bản văn mà ngang qua đó hấp lực của ân sủng ghi dấu ấn trên chúng ta như là một nhân vị đặc biệt có sự liên đới. Khi sự cuốn hút bị mai một đi, thì chúng ta đang đánh mất một cái gì đó đáng tiếc.Lectio Divina của chúng ta nên được hướng dẫn trong khía cạnh này, để chúng ta phát huy dễ dàng đối với lời mời gọi của ân sủng. Ngay từ đầu, các bản văn đưa chúng ta đến tình trạng sống động (hiên sinh), tình trạng này thường sẽ thuộc về một bản chất cố hữu (thường hằng). Khi sự cảm nhận của chúng ta được gia tăng nơi các bản văn, nó sẽ dấy lên một sự rối loạn đối với tính chú tâm của chúng ta, lúc đó các bản văn sẽ cho chúng ta những thách thức hơn là cảm giác thoải mái. Để ngang qua những điều này mà chúng ta học biết chịu đựng, học biết ở lại trong đường lối này để cho Thiên Chúa biến đổi cuộc đời chúng ta.
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|