Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho linh hồn Nhạc sỹ MICAE Nguyễn Văn Xuân được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng, vui vẻ vô cùng. Amen. dvtung nhắn với Gia đình TCVN: Giêsu, Maria, Giuse con mến yêu - Xin cứu rỗi Linh hồn Micae Nguyễn Văn Xuân ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Tình mẹ cha

  1. #1
    agapaw's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Piô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 72
    Cám ơn
    60
    Được cám ơn 171 lần trong 60 bài viết

    Default Tình mẹ cha

    TÌNH MẸ CHA

    Piô Phan Văn Tình, CMS.

    "Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

    Ông bà ta quả khéo dùng hình ảnh núi, sông, biển…để quảng diễn những thực tại cao siêu. Tình mẹ cha là thực tại cao siêu không thể cân đo đong đếm, cũng không thể nắm bắt bằng suy tư theo kiểu khái niệm triết học Kinh Viện. Đúng hơn muốn thấu triệt phạm trù này phải nhờ đến kinh nghiệm của trực giác, cảm nghiệm của con tim. Nhờ kinh nghiệm mang tính hiện sinh mà những người con vốn vô tri trước "núi Thái Sơn" và khôn dò trước "Nước Nguồn", thì nay có thể ôm ấp "Núi", giữ lại "Suối Nguồn" dạt dào trong trái tim vốn nhỏ bé nhờ khả năng yêu mến.

    "Công Cha Như Núi Thái Sơn"

    Nói đến Núi, chúng ta liên tưởng đến đĩa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất. Ở đó có cây mọc trên đất đá. Nếu có nước thì chỉ có nước ngầm trong lòng Núi. Xuyên vào lòng Núi để đi tìm nước thì rất khó và rất cực. Núi đứng vững giữa phong ba bão táp. Không chỉ đứng vững mà còn vươn cao chót vót. Đứng xa bàng quan nhìn Núi thì chỉ biết Núi cao theo ý niệm một cách khái quát, chung chung, leo lên Núi nhìn xuống thì mới biết Núi cao nhường nào.
    "Núi Thái Sơn" vốn cao vời nhưng nhờ ngã bóng che chở đời con mà con cảm được hơi ấm, cảm được sự gần gũi, bình dị của cha. Vì "Núi" vững chải…nên là chỗ dựa vững chắc cho nhân cách của một người con. Nhân cách ấy được thành hình từ nghị lực vươn lên, từ sự cứng rắn của cha.
    "Con không cha” khác nào "nhà không có nóc". Con không cha, con vẫn hiện hữu nhưng hiện hữu trong khuyết thiếu. Cha có đó trong đời con, mà con có hiểu lý lẽ đó không, con có biết trân trọng không? Hay để khi mất cha rồi con mới quí trọng, nhưng quí trọng cái đã mất thì nào ích lợi gì? Tại sao của quí giá nhất đời người là tình cha, có trong tầm tay mà con cứ vô tri, mà vì "vô tri" nên cũng "bất mộ", để khi mất rồi, con mới tỉnh ngộ, mới khóc thương, mới đi tìm vớt vát những gì đã đánh mất?
    Hình ảnh đẹp nhất về cha mà con có được là những ngày đầu tiên cha đưa con đến trường trên một chiếc xe đạp cũ. Ngày nào cha cũng làm như thế, cho đến khi con không còn sợ gì nữa. Cha đã thông truyền cho con lòng can đảm. Nhờ cha mà con đủ can đảm bước vào đời.
    Con đã được chiêm ngưỡng nét đẹp về lòng kiên nhẫn chịu đựng của cha. Căn bệnh đau dạ dày đã dày vò tấm thân cha suốt nhiều năm. Cơn đau do loét dạ dày kéo dài âm ỉ, nhưng cha vẫn luôn vui vẻ và luôn chu toàn bổn phận của một người cha. Cũng vì sự cố gắng hơn người này mà cha đã che được mắt của những đứa con khờ dại, đơn giản chỉ vì cha không muốn chúng con lo lắng, để chúng con được sống và sống dồi dào.
    Cha đã cho chúng con biết rằng đời chúng con không thể thiếu cha. Trong tổ ấm gia đình, chúng con không thể thiếu cha. Con không biết về những yếu đuối, khiếm khuyết của cha, nhưng con biết đời cha vất vả trăm chiều. Tất cả những gì vất vả nhất, tất cả những gì nặng nhọc nhất, tất cả những gì bắt người ta phải chịu đựng nhất đều đổ dồn vào cha. Cha mang lấy tất cả gánh nặng để đời chúng con được nhẹ vơi. Cha luôn tâm niệm: "hy sinh đời bố củng cố đời con". Con vẫn cứ vô tình không chịu hiểu, không chia bớt gánh nặng cho cha.
    Khi được vào trung học, dù không xa nhà bao nhiêu, con vẫn xin được ở trọ để đỡ vất vả và thuân tiện cho việc học hành, nhưng con không biết rằng: con đi rồi, cha phải mang gánh nặng gấp bội. Ngoài những gánh nặng đã có, lại thêm một gánh nặng chất lên vai gầy của cha là nỗi lo cho đứa con thơ dại đang ở xa gia đình.
    Con vẫn vô tình cho đến một ngày, khi con trở về thăm cha trong những ngày nghỉ học. Đêm đó, con học khuya hơn mọi khi, đột nhiên không biết từ đâu những tiếng rên đau vọng lại bên tai con, rồi những đêm sau, con đều nghe thấy tiếng rên khe khẽ của một ai đó như đang cố đè nén cơn đau để khỏi ai đó nghe được. Dần dà qua mẹ và nhiều người thân, con biết được tiếng kêu bi ai giữa đêm khuya là tiếng của cha. Hơn nữa, cha đã chịu đau dớn như vậy suốt mười mấy năm, thế mà đến giờ con mới biết. Từ đây thương cha nhiều hơn.
    Vào một dịp nghỉ học khác, con về nhà vừa thăm vừa muốn phụ giúp cha mẹ. Con được cùng cha đi kéo rùng (kéo lưới) để kiếm chút ít tiền từ những mẻ tôm tép đồng, hầu có tiền nộp học cho con và chị, lại thêm vài đồng giúp mẹ mua bữa ăn thanh đạm cho gia đình. Ngày hôm đó là ngày đã ghi khắc vào tận đáy lòng con, ngày con không bao giờ quên, ngày đánh dấu sự xoay chuyển hướng nhìn của con về cha. Vì đồng ruộng quê nhà đã nghèo nàn sản vật, nên chúng tôi đã đi xa hơn, qua vùng khác để "kiếm kế sinh nhai". Thói đời có máu ghen tương, "không được ăn thì đạp đổ". Một đám người cầm dao đánh đuổi chúng tôi. Không may cho chúng tôi là đã đến bước đường cùng, trước mặt là con sông, sau lưng thì người đuổi bắt: "tiến thoái lưỡng nan". Bên này sông là xứ người, bên kia sông là quê ta. Hơn nữa chúng tôi đều là dân nghiệp dư, chứ chẳng phải dân chài lưới chuyên nghiệp, nên cả hai cha con đều không biết bơi.
    Khi chạy đến bờ sông, tôi hỏi cha: "cha có biết bơi không?" Cha do dự rồi trả lời: "có!". Cả hai cha con đều nhảy xuống sông: nhờ sức khoẻ tôi đã qua được bờ bên kia. Khi lên bờ quay nhìn lại thì thấy cha đang sắp chìm giữa dòng sông. Tôi không biết rằng cha chẳng hề biết bơi nhưng vì để tôi được an toàn mà cha đành liều thân, mong tìm cho tôi một lối thoát. Ở trên bờ, tôi cuống cả chân tay vì lo cho cha. Tôi vừa khóc vừa lao xuống sông ngay lập tức, vì ý thức mình sắp bị mất người cha cao quí còn hơn cả mạng sống mình. Trong cái rủi lại có cái may, khi tôi bơi ra tới chỗ cha thì ngay lúc ấy một con thuyền đánh cá đi ngang. Nếu không có thuyền thì chắc chắn cha đã chết và tôi cũng không thể sống, vì giờ phút ấy tôi cũng đồng số phận như cha. Họ vớt chúng tôi lên thuyền. Tôi và cha ôm nhau mừng rỡ trong nước mắt. Từ đó về sau chúng tôi bỏ hẳn "cái nghề".
    Học xong trung học, tôi đã đi theo lý tưởng của riêng mình nhưng tình cha vẫn mãi khắc ghi trong tâm khảm và nuôi dưỡng đời sống ý chí của tôi. Đặc biệt tôi đã được cảm nghiệm trước cái ngưỡng cửa giữa điều dường như đã mất mà được lại. Đó là người cha kính yêu của tôi.
    Đời là thế ! Những gì quí giá trong tay, người ta cứ muốn buông ra hoặc không quan tâm cho đủ, đến khi mất rồi hoặc sắp mất mới xót xa tiếc thương. Một lần trong đời được kinh qua những thử thách như thế, trái tim người con mới được bừng tỉnh, lòng mới được mở ra. Thức tỉnh để sống với cha mẹ, mở ra để đi vào những miền xa xôi huyền nhiệm của tình thương.

    "Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra"

    Nước trong nguồn, nước mạnh vô biên. Mạnh đến mức cuốn trôi tất cả. Nước nguồn mang theo bao phù sa, bao tính chất làm mát dịu cuộc đời. Nước không biết từ đâu, chỉ biết nước từ nguồn chảy ra. Nước xem ra nhu yếu nhưng rất mạnh mẽ, mạnh trong các cơn lũ quét. Thế nên dù nước êm dịu, mềm mại mà có thể đánh đổ những gì cương cường, cứng rắn.
    Nước mang tính phổ quát. Vì nước hiện hữu khắp mọi nơi: trong thực vật, động vật và cả con người; ở chỗ sang cũng như nơi hèn. Nước có vị ngọt tự nhiên làm thoả cơn khát cho khách lữ hành. Nước mang tất cả những phẩm chất tốt lành nhất nuôi sống cõi nhân sinh. Thiếu nước thì không có gì tồn tại được, không có gì hiện hữu mà không có liên hệ đến nước.
    Nước nguồn chảy ra, sau khi mang theo bao thiện ích cho cuộc đời, nước sẽ về đâu? Nước về với đại dương, đại dương mênh mông. Đại dương khôn dò chính là lòng mẹ: "lòng mẹ bao la như biển Thái Bình" (nhạc sĩ Y Vân).Nếu suối nguồn mang đến vị ngọt thì biển đem lại vị mặn mà. Nếu suối nguồn mang theo phù sa bồi đắp cho đời thì biển cung cấp sự phong nhiêu về hải sản cho con người hưởng dùng. Ai có thể đong được phù sa? Ai có thể đếm được hải sản? Phù sa không bao giờ hết, hải sản không bao giờ cạn. Cả suối nguồn lẫn biển cả đều cung cấp sự giàu sang cho cuộc đời.
    Nếu suối nguồn mạnh và huyền bí vì không biết từ đâu, thì nói đến biển không thể không nói đến phạm trù rộng và sâu. Nếu người ta không đo được sức mạnh của suối nguồn thì người ta cũng chẳng dọi được độ sâu của biển, đồng thời không kiểm chứng được đặc tính bao la của biển. Biển huyền nhiêm vì không đo được mọi chiều. Biển bao la vì biển quy tụ mọi nước nguồn chảy ra. Bản chất của biển là sâu, là rộng, là phong phú về hải sản. Biển không bao giờ thiếu nước mà hơn nữa ngày một được đong đầy thêm. Biển là lòng mẹ, nước là tình yêu; biển chứa nước thế nào thì mẹ đầy tràn tình yêu như vậy. Con là hải sản được ngụp lặn trong biển tình của mẹ. Biển không bao giờ cạn nước như tình mẹ không bao giờ vơi. Mẹ mặn nồng như vị mặn của biển. Mẹ ngọt ngào như suối nguồn để mỗi lần ưu sầu, mỗi lần không thanh thản, mỗi lần thân thể ra nhơ bẩn, toàn thân nhễ nhãi mồ hôi, con đều được tắm mát, được rửa sạch lòng, vơi bớt ưu tư…
    Mẹ là suối nguồn mà con là phù sa. Con và mẹ luôn ở bên nhau, ở trong nhau, hai mà như một không thể tách rời nhưng đồng thời mẹ cũng muốn đưa con đi vào đời, mẹ muốn con làm phong nhiêu cho cuộc đời. Cũng vì lòng mẹ bao la, mẹ muốn hiến dâng con cho cuộc đời, đó là một hy sinh lớn lao của mẹ nhưng mẹ không bao giờ mất con bởi con luôn ở trong mẹ và mẹ vẫn hằng "đi ngang" cuộc đời con.
    Ý niệm chung về mẹ khởi đi từ cảm nghiệm riêng về mẹ. Đúng hơn muốn biết về tình mẹ thì phải nhờ đến mỗi một người mẹ cụ thể bằng xương bằng thịt.Mẹ là biển đối với tôi, bởi lòng mẹ bao la như biển Thái Bình. Mẹ là nước nguồn, nước đã đi vào hết mọi ngõ ngách của lòng tôi. Những gì cha không làm được thì mẹ đã làm được trên cuộc đời tôi.
    Hồi còn nhỏ chừng bảy tám tuổi, tôi là một đứa trẻ tinh nghịch và ham chơi. Đặc tính này đã làm mẹ bao lần điêu đứng. Mẹ bảo không nghe, cha đánh không chịu. Tôi vẫn tinh nghịch và ham chơi. Có lần người ta mang con của họ đến quở mắng cha mẹ tôi chỉ vì chúng tôi đánh nhau và ham chơi đá banh đến gãy tay, chân. Lần khác vì ham chơi mà quên nhiệm vụ chăn trâu, để chúng tự do ăn hoa màu của người ta. Họ bắt trâu về nhà và đòi cha mẹ tôi phải chuộc tiền hoặc chuộc lúa…
    Mỗi lần như thế, tôi đều bị những trận đòn nên thân từ bàn tay cha. Phần mẹ tôi, mỗi lần tôi lầm lỗi, dường như mẹ coi như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng đôi mắt mẹ rất buồn và luôn lưu tâm tới tôi. Để khi đêm về, trước lúc đi ngủ, mẹ đến bên giường xoa đầu nhắc lại chuyện cũ với giọng điệu nhẹ nhàng, đôi mắt hiền từ loé lên những tia hy vọng mà lúc đó tôi còn ngu muội chưa hiểu được, mẹ khuyên, mẹ dạy, mẹ an ủi và phân tích mọi lẽ cho tôi hiểu. Biết bao lời khuyên của mẹ có lẽ vẫn chưa thấm vào chỗ sâu nhất của tôi ở cái tuổi ham chơi và nghịch ngợm ấy. Cho đến một ngày, tai nạn đã xảy đến với tôi, đó là điều tôi không mong chờ, nó đến bất ngờ biến đổi con người tôi.
    Ở tuổi ấy, một buổi đi học còn buổi kia đi chăn trâu giúp gia đình. Nhưng vì ham chơi nên hầu hết các buổi chăn trâu đều là những buổi "đình đám ăn chơi" với bọn nhỏ. Hôm đó thay vì chơi banh và đánh nhau như mọi khi thì chúng tôi rủ nhau vào vườn nhà kia để ăn Sung chín. Chủ nhà đi vắng nên chúng tôi cứ "thoải mái" trên cây Sung, nhưng không may là chủ nhà về sớm hơn mọi khi. Chúng tôi rất sợ nên cả đám tán loạn.
    Thấy chúng tôi quấy phá, ông già nổi giận. Đang vác cuốc trên vai, ông già lao cái cuốc về phía chúng tôi. Lưỡi cuốc lại chọn ngay vị trí chân trái của tôi để "nghỉ ngơi", do đó tôi bắt buộc phải "ở lại", còn hết thảy bọn nhóc kia đều thoát thân an toàn.
    Người ta đưa tôi về nhà trong máu me và họ giao tôi cho mẹ, mẹ ôm tôi vào lòng, vẫn cử chỉ như mọi lần, không nói gì, đôi mắt mẹ buồn buồn hơn mọi khi. Mẹ cúi xuống lau máu nơi chân tôi. Dường như mẹ đã cố kiềm chế lòng mình, nhưng với mẹ đây là nổi đau quá lớn, nên mẹ không kìm được lòng, mắt mẹ đẫm lệ, lệ của mẹ cứ nhỏ giọt xuống vết thương của tôi. Những giọt lệ còn nóng hổi, làm tôi đau xót, xót xa vì thương mẹ. Trong đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến mẹ buồn như lúc này, chưa bao giờ thấy mẹ khóc, nhưng hôm nay tôi đã làm cho dòng lệ của mẹ trào tuôn.
    Vết thương khiến tôi phải nằm liệt giường suốt ba tháng, mẹ là người vất vả vì tôi hơn ai hết. Nhất là những ngày đầu, khi vết thương còn mới, nó làm tôi nhức nhối đến không thể chịu nổi. Một con người gan lì như tôi, mà lúc này cũng phải nằm rên đau đớn! Mỗi lần nghe tiếng rên của tôi, mẹ là người đầu tiên đến bên tôi, mẹ nắm chặt lấy tay tôi, hơi ấm phát ra từ bàn tay mẹ như thoa một thứ thuốc giảm đau lạ thường, hoặc mẹ đặt tay lên ngực tôi để khi đau, tôi ôm chặt tay mẹ. Mắt mẹ buồn nhưng mẹ luôn làm cho tôi nguôi cơn đau.
    Giờ nhìn lại, tôi càng xác tín rằng chính bàn tay mẹ đã sưởi ấm vết thương của tôi, đôi mắt của mẹ định hướng cho đời tôi, dòng lệ của mẹ chữa lành trái tim tôi – một con tim chai cứng. Dòng lệ mẹ đã đi vào chỗ sâu nhất trong lòng tôi. Mọi sự qua đi và tôi có thể quên nhưng dòng lệ của tình mẹ thì mãi đọng lại trong lòng tôi. Nó có sức chữa lành mọi vết thương của cuộc đời. Nên giờ đây tôi có xa mẹ vì lý tưởng đã chọn thì mẹ vẫn luôn ở bên tôi, nắm chặt tay tôi, nhỏ những giọt lệ quí hiếm vào lòng tôi. Phần tôi vẫn luôn ở bên mẹ, bởi tôi đã được khôn lớn, trưởng thành từ dòng lệ của mẹ nên dù ở phương trời nao, ở địa vị, ở độ tuổi nào thì mẹ vẫn hướng về, vẫn đồng hành bên tôi như ngày xưa.
    thay đổi nội dung bởi: agapaw, 25-05-2012 lúc 09:08 PM
    Chữ ký của agapaw
    Mức độ của yêu mến là yêu mến không mức độ.

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com