Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Thở : không phải ai cũng biết cách thở để gặp Chúa

  1. #1
    thenguyen's Avatar

    Tuổi: 39
    Tham gia ngày: Jun 2008
    Tên Thánh: Dominic
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 217
    Cám ơn
    478
    Được cám ơn 733 lần trong 209 bài viết

    Default Thở : không phải ai cũng biết cách thở để gặp Chúa

    Thở : không phải ai cũng biết cách thở để gặp Chúa.



    Thở thì ai cũng phải thở, ăn thì có thể nhịn chứ còn nhịn thở thì chắc ra ma lâu rồi. Mà thở thì có nhiều kiểu, nào là : thở nhanh, thở chậm, thở đều, thở đứt quãng, thở hồng hộc… còn thở để gặp Chúa chắc còn hơi lạ với nhiều người. Đọc Kinh Thánh chỉ thấy chép Chúa cười, Chúa giận, Chúa buồn… và Chúa tắt thở, chớ hông thấy nói Chúa đang thở chi hết, tại thở là việc bình thường của sự sống mà. Nhưng xét kỹ mới thấy nhịp thở của Chúa và của các Tông Đồ qua từng hoàn cảnh, có lúc này lúc khác, lúc êm xuôi, lúc thở hắt, lúc ngắt quãng, lúc dồn dập… Vậy ngày nay thở cách nào để gặp Chúa dễ dàng đây ? Xin thưa rằng đó là : thở bụng. Nghe qua có hơi lạ tí, nhưng ai đam mê kiếm hiệp hay hâm mộ Kim Dung sư phụ chắc biết đến câu : “khí tụ đan điền” cũng là nghĩa thở bụng ấy.

    Trang tử nói : “Chân nhân chi tức dĩ chủng, thường nhân chi tức dĩ hầu". Ý nói bậc chân nhân thở sâu đến tận gốc trong khi người bình thường hơi thở cạn chỉ đến yết hầu. Điều này có thể thấy khi quan sát một người bình thường khi ngủ thì sẽ phập phồng nơi phổi, trái lại nơi người luyện tập thở bụng đúng cách và lâu năm lại phập phồng nơi bụng. Và bụng chính là đan điền đó, một cái bể chứa khí mà ai cũng có. Đọc tới đây bạn sẽ hỏi tôi : xem ra thở bụng và gặp Chúa có chi liên quan đâu ?

    Vậy mà có liên quan à nha, trước tiên tôi xin chỉ bạn cách thở này bằng một bài vè dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, tập thở trứơc đã rồi bàn gặp Chúa sau bạn nhé :
    “Thót bụng thở ra
    Phình bụng thở vào
    Hai vai bất động
    Chân tay thả lỏng
    Êm chậm sâu đều
    Tập trung theo dõi
    Luồng ra luồng vao
    Bình thường qua mũi
    Khi gấp qua mồm
    Đứng ngồi hay nằm
    Ở đâu cũng được
    Lúc nào cũng được !”

    Ban đầu thử sức bạn sẽ thấy nó hơi khó một tí do ngược với thói quen thở thông thường, hơi tức một chút ở vùng chấn thuỷ. Lý do là vì gượng ép và cơ hoành ngay vị trí đó chưa quen để điều chỉnh theo cách thở bụng. Yếu quyết ở chỗ này là “thuận nước đẩy thuyền” nghĩa là nương theo hơi thở, không cố ép theo ý mình. Vì cố ép là bảo đảm sẽ : trớt quớt !

    Tuy bước đầu khó khăn là vậy, nhưng với sự kiên trì tập theo cách thở này tôi bảo đảm là bạn sẽ bị “ghiền”. Cái ích lợi đầu tiên của nó dễ thấy nhất là mỗi khi hồi hộp, mệt mỏi mà thở theo cách này vài mươi hơi sẽ thấy khoan khoái và dễ chịu hơn. Bởi vì ai cũng biết hơi thở thì đi đôi với tâm trạng của con người. Chẳng khi nào thấy ai đó giận dữ với “nộ khí xung thiên” mà hơi thở điểm tĩnh, điều hoà bao giờ. Hay lúc ưu phiền, thất vọng, chán nản lại có hơi thở nhẹ nhàng, thoải mái mà là thở dài, thở đứt quãng. Thật hữu lý khi linh mục Thành Tâm viết trong bài “Trên Đường Emmau” thế này : “hai người lữ khách bước đi bên nhau. Mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài” cho lời Kinh Thánh : “Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu” (Lc 24, 17). “Nhọc nhẳn lê gót” vì mộng vàng đã tan, thất vọng, chán nản nên mệt mỏi thôi, chẳng phải thở hắt, thở nặng nề đó sao ?

    Các bộ phận trong cơ thể chúng ta đều làm việc một cách độc lập : tim, gan, thận, bao tử… nhưng chỉ có hô hấp ở phổi thì vừa có tính độc lập, vừa điều khiển được bằng ý thức. Do đó tâm thức đang trong tình trạng nào thì sẽ ảnh hưởng đến hơi thở thế ấy và rồi sẽ lan truyền đến các cơ quan khác như thế. Ví dụ bạn chuẩn bị dự một cuộc phỏng vấn quan trọng, bạn thấy hồi hộp thì dứt khoát hơi thở sẽ mấp máy không đều, kế đến là tim đập nhanh hơn, mặt sẽ cảm thấy nóng lên, cơ thể bứt rứt, toát mồ hôi. Nhưng nếu kiểm soát được hơi thở thì các hiện tượng này sẽ chấm dứt, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, sáng suốt hơn. Hay như khi con người có một ý nghĩ xấu, một ý đồ bất chính thì những hiện tượng trên là điều không thể tránh khỏi. Vì mối dây liên hệ mật thiết giữa hơi thở và tâm thức đó mà ta thấy : kiểm soát hơi thở được thì kiểm soát được tâm thức. Chăn hơi thở chẳng khác nào chăn dắt cái tâm thức của mình. Hơi thở nó còn cái độc lập mà, nên mỗi lần quên là nó lại bay nhảy lại lung tung và loạn xạ, chả khác nào tâm thức và ý nghĩ mà người xưa ví là “tâm viên – ý mã”.

    Tam độc : tham lam, sân hận, si mê; cái nào con người cũng có thể kiểm soát được với một tâm thức bình tĩnh, can đảm và sáng suốt. Nên đó là điều Emmet Fox muốn nói đến chăng : “Cách tốt nhất để chuẩn bị cho ngày mai là làm cho tâm thức của bạn ngày hôm nay được hài hoà và trầm lặng. Và rồi mọi sự lành sẽ theo sau đó” ? Ba thứ độc đó thì “sân hận” là ta cảm thấy rõ rệt nhất trong hơi thở của mình, mặt bừng bừng nóng, tâm thức như núi lửa trào phun nên cơn giận được ví như lửa đỏ, “sân hận” là “sân hoả” quả không sai :
    “Ngụt ngụt ngùn ngùn lửa bốc lên
    Bừng bừng cuồn cuộn khắp trăm miền”

    Vậy đó phải kiểm soát tâm thức sao cho nó “hài hoà và trầm lặng” thôi, nếu không thì chưa kể đến mặt tâm linh thì cơ thể cũng đã nguy tai rồi, nói chi là “mọi sự lành sẽ theo sau đó” nữa ! Không phải sao khi giận thì cơn cao huyết áp nó dễ đến, não bộ dễ mất kiểm soát việc hô hấp do có luồng thần kinh cảm xúc tác động nên ta gần như ngộp thở, thở hổn hển… mệt đến chết được ! “Giận quá mất khôn” nên hẳn sẽ đi trái với đường lối của Thiên Chúa, đi trái đường thì làm sao mà gặp được Chúa đây ? Cho nên Thánh Tông Đồ nhắc nhở ta luôn nhớ khoan giận đó : “Anh em thân mến của tôi, anh em nên biết rằng : mỗi người phải mau nghe, chớ vội nói và khoan giận, vì khi nóng giận con người không thực thi đường lối công chính của Thiên Chúa” (Gc 1, 19-20).

    Lời đó không hồ đồ đâu, chớ có ai nghĩ rằng : ta rất sáng suốt, ta giận nhưng ta sẽ luôn nhớ đên đường lối của Thiên Chúa, do vậy lời đó thừa với ta. Bời vì đầu óc ta khi phải bận suy nghĩ về điều này thì không thể cùng lúc nghĩ về điều khác. Hai cánh tay nếu ta cố tình điều khiển thì sẽ không bao giờ cùng lúc vẽ được một hình vuông và hình tròn, nó chỉ thực hiện được khi đã luyện tập đưa nó thành một thói quen trong vô thức mà thôi. Đầu óc càng bao nhảy rối rắm bao nhiêu thì cảnh giới vô thức càng khó đạt được, phải chăng vì vậy mà những nhân vật thông minh tuyệt đỉnh, có đầu óc nhanh nhạy như Hoàng Dung, Dương Quá lại không thể lĩnh hội và thuần thụ “Song Thủ Hỗ Bác” của Chu Bá Thông chăng ? Cho nên ta mới kết hợp lại : muốn kiểm soát cơn giận thì hãy để tâm trí vào một điều khác, tận dụng ngay cái bản thân luôn có là hơi thở và quan sát nó ngay lập tức để kiểm soát cơn giận đang ập đến. Vừa thở và quan sát từng hơi ra, hơi vào, mạnh, nhẹ, ngắn dài ra sao ta sẽ chóng quên cơn giận dữ, nhờ đó mà tâm trí tĩnh lặng và an nhàn. Nhưng đến đây ta chỉ mới gọi là “bước đến cửa” thôi, chớ chưa gặp được Chúa đâu !

    Vì mục đích của chúng ta là tìm gặp Chúa, nên khi tâm thức đã yên định lại nhờ biết kiểm soát các cảm xúc qua nhịp thở của mình, thì thở rốt cũng chi là phương tiện, là ngón tay chỉ trăng mà không phải là mục đích, là mặt trăng mà ta tìm kiếm. Bước được đến cửa nên ta sẽ gõ để gặp thấy, để đào tìm viên ngọc đang chôn giấu trong mảnh ruộng tâm hồn mình. Gõ mãi, tìm mãi rồi đến một ngày kia ta chợt hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ, chẳng tính toan, không cố giữ để tâm hồn êm trôi như trong cõi chẳng có không gian và thời gian, tất cả như dừng lại. Một ánh sáng loé lên, ôi kìa Nước Trời đó, Thiên Chúa đó, Ngài đang hiện hữu bên ta đó nếu ta cố tìm kiếm Ngài. Thiên Chúa đây rồi, một nỗi dịu êm chan chứa mà ta không thể nào tìm được trong những tham lam, sân hận, si mê, tranh đoạt, đua chen… Một lời nói dường như vọng về từ 2000 năm trước : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, các con đừng sợ” (Mc 6, 50).

    Bạn nghiệm lại xem, tĩnh tâm để gặp Chúa có giống với cách bạn học kiểm soát lại hơi thở của mình không ? Nào Thiền, nào Yoga để làm gì, chả phải đầu tiên đều học cách thở đó sao ? Đấng Tối Cao chẳng ở nơi trời cao xa thẳm, Ngài ở kế bên bạn đó, chỉ là ta chưa biết cách để tìm gặp Ngài mà thôi. Một cử chỉ, một suy nghĩ dịu dàng, yêu thương cũng giúp cho hơi thở nhẹ nhàng và tâm hồn cũng thư thái hơn. Nên mượn lởi của Phật Thích Ca trong kinh “Quán Niệm Hơi Thở” và “Tứ Niệm Xứ” để nhắc lại về hơi thở vậy : “Thở vào thì biết mình đang thở vào; thở ra thì biết là mình đang thở ra; thở vào một hơi dài thì biết mình đang thở vào một hơi dài…thở ra một hơi ngắn thì biết mình thở ra một hơi ngắn…” Nhưng nhớ là thở bằng cách “thở bụng” bạn nhé !

    Cách thở này còn gọi là thở cơ hoành, đây là cách thở của trẻ sơ sinh, thở êm nhẹ nhưng rất có hiệu quả. Vì bình thường khi thở, đặc biệt khi cơ thể cần nhiều oxy như tập thể dục chẳng han thì phải vận dụng cả 3 nhóm cơ : cơ hoành, cơ gian sườn và cơ cổ. Mà cơ hoành vận động hơi khó khăn nên nó sẽ ù lì, đẫn đến cơ chế tự nhiên là cơ thể thường hây “quên” nó, ít bắt ép nó làm việc hơn, mặc dù cơ hoành quyết định phần lớn đến chất lượng hô hấp. Do đó kiểm soát được hơi thở và thở được bằng cách thở bụng hay thở cơ hoành thì sẽ tăng được lượng không khí hấp thu vào phổi, lượng oxy trong máu dồi dào hơn. Thở chậm mà sâu thì có lợi nhiều lần hơn thở nhanh mà cạn, vì oxy chưa kịp hấp thu để chuyển đến các cơ làm giảm lượng acid lactic sinh ra làm mỏi cơ thì đã phải thở tiếp làm hao phí năng lượng của cơ thể. Vì vậy hỏi sao mà cơ thể không mệt mỏi hơn khi thở êm ái và điều hoà ?

    Nào bạn thân mến, hãy bắt đầu thôi : “Thót bụng thở ra / Phình bụng thở vào…” Không khó lắm đâu, chỉ là ta có kiên tâm và bền chí hay không mà thôi. Một phương cách tốt đẹp và giúp ích cho cuộc sống sao ta lại từ chối phải không ? Bởi vì “chúng ta phải chú tâm vào Sự Sống, không phải cái chết. Chúng ta phải tập trung vào việc làm cho đời sống ở đây và trong hiện tại của chúng ta tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn” (Emmet Fox).


    Dom.NTP, Tháng 7/2011

    GV (Dom.NTP) biệt tặng TB (Pet.Bùi Ngọc Xuân), nguyện chúc Bạn mãi trung thành với con đường Ẩn Tu.


  2. Có 4 người cám ơn thenguyen vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com