Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại

  1. #1
    Rocky's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nơi tôi ờ là nhà
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,446
    Cám ơn
    630
    Được cám ơn 6,180 lần trong 1,245 bài viết

    Default Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại



    THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI




    Lễ này kết thúc tuần bát nhật cầu cho sự hiệp nhất các Kitô hữu. Ơn Chúa đã biến đổi thánh Phaolô từ một kẻ bách hại các tín hữu thành một sứ giả loan truyền Phúc Âm. Sự kiện này dạy cho chúng ta biết đức tin của chúng ta có nền tảng là ơn thánh và sự tự do đáp ứng của mỗi người. Cách tốt nhất để đem lại sự hiệp nhất các Kitô hữu là khuyến khích sự hoán cải nơi những người chung quanh.
    1 Trên đường Damascus.
    Tôi biết tôi tin vào ai, và xác tín rằng: Người có đủ quyền năng bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho tôi, mãi cho tới ngày phán xét.
    Là một người hăng say bảo vệ lề luật Moses, Saulô nhìn các Kitô hữu như một đe dọa nguy hiểm cho Do Thái Giáo. Ông quyết định dùng hết thời giờ để tiêu diệt Giáo Hội Kitô non trẻ ấy. Saulô lần đầu tiên được sách Tông Đồ Công Vụ nhắc đến là một thanh niên chứng kiến cuộc hành hình Têphanô, vị thánh tử đạo tiên khởi của Kitô Giáo. Thánh Augustine nhận định lời cầu nguyện của vị tử đạo đã sinh hoa kết quả nơi cuộc đời của một trong những người bách hại thánh nhân. Sau biến cố ấy, Saulô đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Damascus để thấy những người theo đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Jerusalem.
    Nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần và công cuộc tông đồ sinh động của các tín hữu, Giáo Hội đã bành trướng nhanh chóng, bất chấp những hoàn cảnh thù nghịch: Vậy những người phải tản mát này đi khắp nơi loan báo lời Chúa.
    Saulô trên đường đến Damascus, hằm hằm những đe dọa và giết chóc các môn đệ, nhưng Thiên Chúa đã có chương trình cho con người này. Bấy giờ vào khoảng giữa trưa, Saulô đến gần Damascus thì bỗng nhiên một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói, ‘Saulô, Saulô, tại sao ngươi bắt bớ Ta?’ Ông hỏi lại, ‘Ngài là ai, lạy Chúa?’ Chúa đáp, ‘Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.’ Lúc bấy giờ, Saulô đã nêu một câu hỏi quyết định cho cuộc đời mình, ‘Lạy Chúa, tôi phải làm gì?’ Saulô giờ đây đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Saulô đã trở thành Phaolô. Khi được hoán cải, ngài tức thời nhận thức được tất cả. Đức tin mới mẻ đã đưa ngài đến chỗ hoàn toàn hiến mình trong bàn tay Thiên Chúa. Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Chúa mong đợi gì nơi con?
    Thiên Chúa đã nhiều lần muốn thu hút sự chú ý và đi vào cuộc đời của chúng ta. Người muốn giãi bày các chương trình kỳ diệu của Người cho chúng ta. ‘Nguyện Chúa được chúc tụng,’ bạn thưa lên lời ấy sau khi xưng tội xong. Bạn nghĩ: dường như tôi vừa mới được tái sinh. Sau đó, bạn thầm thĩ: ‘Domine, quid me vis facere? – Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?’ Và bạn được trả lời: ‘Nhờ ơn Chúa giúp, tôi sẽ không để vật nào, người nào ngăn cản tôi chu toàn thánh ý rất tốt lành của Chúa nữa: Serviam – Con sẽ phụng sự Chúa vô điều kiện.’
    2 Cuộc đời thánh Phaolô là một hải đăng hy vọng. Đáp trả ơn Chúa.
    “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến và đã hiến mạng vì tôi.”
    Chắc chúng ta không bao giờ quên được những lần Chúa Giêsu đã đi vào cuộc đời của chúng ta mà không báo trước. Thánh Phaolô chắc cũng không bao giờ quên được lần gặp gỡ đáng nhớ giữa ngài với Chúa phục sinh. Trên đường đến Damascus… Thánh Phaolô đã dùng cụm từ này để đánh dấu khúc quặt trong cuộc đời ngài. Có những lần, ngài đã nhắc lại khúc quặt này. Sau cùng, Chúa cũng hiện ra với tôi, như với đứa con sinh non.
    Cuộc đời thánh Phaolô là một hải đăng hy vọng, bởi vì còn ai dám nói rằng họ không thể vượt thắng các sai lỗi, khi mà một trong những kẻ hung hãn bách hại các tín hữu, lại đã được biến đổi thành Tông Đồ cho các dân ngoại như thế?11 Ơn Chúa hôm nay vẫn có thể thực hiện nhiều phép lạ nơi tâm hồn con người. Nhưng sức mạnh ấy cũng tùy thuộc sự đáp ứng với ân sủng của chúng ta. Ơn Chúa vẫn đầy đủ. Điều cần thiết là chúng ta phải tự do đáp ứng hết lòng. Thánh Augustine chú giải câu nói của thánh Phaolô Không phải vì tôi, nhưng vì ơn Chúa trong tôi: Nghĩa là, không phải vì một mình Phaolô, nhưng vì Chúa hoạt động trong ngài. Và do đó, không phải một mình ơn Chúa, cũng không phải vì một mình Phaolô, nhưng ơn Chúa, cùng với ngài.
    Nếu biết cậy trông ơn Chúa, chúng ta sẽ có sức thắng vượt bất kỳ khuyết điểm hoặc thất vọng nào. Chúa luôn mời gọi chúng ta hãy bắt đầu lại, hoán cải tâm hồn, bước đi trong an bình, và hân hoan trên những con đường của Chúa trên trần gian. Như thánh Phaolô, chúng ta hãy đáp lại lời mời gọi của Chúa, Lạy Chúa, con phải làm gì? Chúa muốn con nỗ lực hơn nữa trong những lãnh vực nào? Chúa muốn con thay đổi đời sống của con bằng những phương cách nào? Vì Chúa Giêsu luôn tìm kiếm chúng ta, thánh nữ Teresa đã khuyên nhủ, Điều tối quan trọng là chúng ta phải kín múc nguồn năng lực mới để trở nên hữu ích và biết ơn đối với ơn Chúa. Đây là những điều kiện Chúa đã ấn định. Nếu chúng ta không sử dụng tốt các kho tàng của Người, Chúa sẽ ban cho người khác và chúng ta sẽ ra nghèo nàn. Chúa sẽ ban các châu báu của Người cho những ai biết làm cho chúng rực rỡ hơn.
    Lạy Chúa, con sẽ phải làm gì? Tận thâm tâm, chúng ta hãy hỏi như thế nhiều lần trong ngày sống. Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta biết tình yêu chúng ta còn thiếu sót hoặc chưa hoàn thiện ở chỗ nào như ý Người muốn.
    3 Lòng nhiệt thành vì các linh hồn.
    Tôi biết tôi tin vào Đấng nào…
    Những lời này đã giải thích về cuộc đời sau đó của thánh Phaolô. Ngài đã gặp gỡ Chúa Kitô. Mọi sự khác đều nhạt nhòa nếu so với thực tại rạng ngời này. Không gì có giá trị ngoài Chúa Kitô, và không vì Chúa Kitô. Điều duy nhất làm thánh nhân sợ hãi giờ đây là xúc phạm đến Thiên Chúa. Động lực sống duy nhất của ngài là tận trung với Chúa và làm cho mọi người nhận biết Chúa. Đây là thái độ sống mà chúng ta phải khát khao.
    Từ lúc gặp gỡ Chúa Kitô, thánh Phaolô đã dành tất cả con người của ngài cho Thiên Chúa. Trước kia ngài đã hung hăng bách hại và xua đuổi các tín hữu thế nào, thì nay ngài cũng nhiệt tâm phục vụ Giáo Hội như vậy. Ngài đã tiếp nhận sứ vụ tông đồ mà Chúa Kitô đã ban cho các Tông Đồ, và coi như của riêng ngài. Hãy đi rao giảng khắp thế gian, và loan báo Tin Mừng cho mọi thụ tạo. Thánh Phaolô đã lãnh nhận sứ vụ này, và từ giây phút ấy, biến nó thành mục đích cho cuộc đời. Cuộc ‘hoán cải’ của ngài là ở chỗ này, ngài đã để Chúa Kitô ngài đã gặp trên đường Damascus đi vào và điều hướng cuộc sống của ngài về một mục tiêu duy nhất: đó là rao giảng Phúc Âm. ‘Tôi mắc nợ người Hy Lạp cũng như người man di, người thông thái cũng như người dốt nát… Vâng, tôi không hổ thẹn vì Phúc Âm. Quả thế, Phúc Âm là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin’ (Rm 1:14-16).
    Tôi biết tôi tin vào Đấng nào… Vì Chúa Kitô, thánh Phaolô đã chấp nhận mọi hiểm nguy và gian truân. Ngài phải chịu những công việc đằng đẵng, mệt mỏi, thất bại, phản bội, với bất cứ giá nào, chỉ để đem các linh hồn về cho Chúa. Năm lần tôi đã bị người Do Thái đánh đòn bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tầu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi!… Phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các hội thánh. Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên?
    Thánh Phaolô đã coi Chúa Kitô là tâm điểm cuộc đời ngài. Vì đã chấp nhận tất cả vì Chúa Kitô, đến cuối đời ngài đã nói được, Vì chúng ta đã chia sẻ trong những đau khổ của Chúa Kitô, nên chúng ta cũng được thông phần dồi dào trong sướng vui nhờ Chúa Kitô như vậy. Thánh Phaolô tìm được niềm vui không phải vì không còn đau khổ, nhưng vì sự hiện diện của Chúa Kitô.
    Chúng ta hãy khép lại bài suy niệm hôm nay bằng lời nguyện phụng vụ: Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Chúa đã dạy Phúc Âm cho toàn thế giới nhờ lời rao giảng của thánh Phaolô, Tông Đồ của Chúa. Xin cho chúng con là những người kính nhớ cuộc trở về với đức tin của ngài cũng được noi gương ngài để làm chứng cho chân lý của Chúa.


    Website Đồng Công
    thay đổi nội dung bởi: Rocky, 03-05-2009 lúc 02:14 PM
    Chữ ký của Rocky


    Trong lòng bàn tay Cha, con bình an.... yên nghỉ

    Thắp lên hy vọng ngay cả khi tưởng chừng đụng đến cực điểm của tuyệt vọng




  2. #2
    Rocky's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nơi tôi ờ là nhà
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,446
    Cám ơn
    630
    Được cám ơn 6,180 lần trong 1,245 bài viết

    Default

    BIẾN CỐ NGÃ NGỰA: LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI


    Đọc lại cuộc đời Thánh Phaolô, ta nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.


    Đọc Công vụ Tông đồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức,thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu. Được ơn trở lại qua cú ngã ngựa trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca của vị tông Đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.

    Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ (Rm 8,35-39).

    Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết rắng: nét đẹp nhất nơi Phaolô là cú ngã ngựa lịch sử. Cuộc đời Thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài xuất thần thì được đưa lên tầng trời thứ ba; chẳng hạn khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin Mừng nơi Nghị viện Hylạp; chẳng hạn khi Ngài lênh đênh trên biển đi tìm vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn; và còn rất nhiều hình ảnh đẹp khác nữa. Nhưng tại sao Giáo Hội không chọn trong số những hình ảnh đẹp ấy, mà lại lấy hình ảnh ngã ngựa để đem mừng kính trong một ngày lễ? Thưa vì đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm hai nửa theo hai hướng đối ngịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất bại và thành công.

    Hai hình ảnh ấy dường như hội tụ lại trong hình ảnh thánh Phaolô ngã ngựa mà Giáo hội mừng kính hôm nay.

    Cú ngã ngựa cũng là ngã rẽ cuộc đời.

    Về danh xưng, nửa đời trước là Saolô với một câu hỏi “tại sao?” đang cưỡi ngựa vút lao đi tìm giải đáp cho cuộc đời; còn nửa đời sau là “Phaolô” đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả lô linh hồn ngài gặp trên đường truyền giáo.

    Về vị thế, nửa đời trước là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục đường hoàng bởi ông thầy trứ danh Gamaliel, nhiệt thành với truyền thống cha ông; còn nửa đời sau là một vị Tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận “tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi”

    Về hoạt động, nửa đời trước là một chàng thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu, cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các Thượng tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô nơi Hội đường Do Thái; thế mà nửa đời sau lại trở thành một người hăng say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những người Kitô hữu và bất kể sự nguy hại tính mạng so những người Biệt phái cũ của ông.

    Về tình cảm, nửa đời trước là một Saolô mù quáng hận thù, nhưng từ khi gặp được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp mù lòa, để cặp mắt mình được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.

    Về hướng đi bản thân, nửa đời trước là một Saolô kiêu căng tin vào sức mạnh của con người, đang xây dựng nhũng mưu đồ tiến thân của mình, bất kể những khổ đau của người khác; nhưng nửa đời sau là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể những đau khổ mình phải chịu: “Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức mạnh tôi”.

    Tóm lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời Thánh Phaolô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ của con người và xác định sự thành công trong ý hướng Thiên Chúa. (x Bài giảng Chúa nhật tháng 01.2008)

    Biến cố ngã ngựa đã ghi dấu đậm nét trong cuộc đời Phaolô. Sách Công vụ Tông đồ kể lại: thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông.Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi,Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi,chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ Những điều kể được như lợi lộc cho tôi đó,tôi đã coi là thua lỗ bất lợi vì Đức Kitô.Mà chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ,là bất lợi cả,vì cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa tôi.Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả, để lợi được Đức Kitô,và được thuộc về Ngài,không có sự sông chính của riêng tôi,sự công chính nại vào Lề luật, song là sự công chính nhờ vào lòng tin của Đức Kitô …( Pl 3,7-9).Từ đó trở đi,Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất,sự bình đẳng,tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: ” vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Biết mình đã tin vào ai,Phaolô đã sung sướng sống nghèo,lấy việc lao động mà đổi miếng ăn,không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18; 2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô.Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những ”… lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi. Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải th7c1 đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27).Phaolô ra vào tù nhiều lần. Có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê,người môn đệ có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn vì tôi biết tôi đã tin vào ai …(2 Tim 1,8-12).Vì đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” ( 2Tìm 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin ấy ”chúng tôi bị dồn ép mọi mặt nhưng không bị nghẽn;lâm bĩ nhưng không mạt lộ;bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9) Phaolô nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14)..Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Những cú ngã ngựa trong đời tín hữu.

    Biến cố ngã ngựa đã chia đôi cuộc đời Thánh Phaolô.Từ một kẻ thù Chúa đã biến ngài thành một người bạn, một người tình. Từ một người đi lùng bắt những Kitô hữu, Chúa đã biến ngài trở thành người rao giảng về Người và sãn sàng chết vì Người.

    Phaolô đã viết những lời thật cảm động: "Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo….Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (xem 2 Tm 4,6-8 Rm 8,18-19.32.33.38.39)

    Nhìn vào biến cố “ngã ngựa” của Thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu ta cũng gặp nhan nhản nhũng cú “ngã ngựa”. Có nhũng cú ngã ngựa trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có nhũng cú “ngã ngựa” trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú ngã ngựa trong đời sống chiến đấu nội tâm; và có nhũng cú ngã ngựa trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe…

    Nhưng điều quan trọng là đừng nhìn “ngã ngựa” chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được. Hãy nhìn “ngã ngựa” như một thất bại cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Ađam Evà trong quyền làm chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. “Tội hồng phúc” là thế. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang. Và cú “ngã ngựa” của Thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt cuộc đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị tông đồ.

    Như vậy người ngã ngựa không chỉ nhìn vào mình để cay cú cuộc đời, mà nhìn vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sánh niềm tin. Nếu “ngã ngựa” là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của mình.

    LM. Giuse Nguyễn Hữu An
    thay đổi nội dung bởi: Rocky, 04-05-2009 lúc 12:29 PM Lý do: CHÈN HÌNH NGÃ NGỰA.....
    Chữ ký của Rocky


    Trong lòng bàn tay Cha, con bình an.... yên nghỉ

    Thắp lên hy vọng ngay cả khi tưởng chừng đụng đến cực điểm của tuyệt vọng




+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com