Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Chủ đề: Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến

  1. #1
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến

    Cảm nghĩ về Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến
    Tác giả hai nhạc phẩm: Liberty & When Can I Be Reunited with My Mother? (HillTop Records phát hành trong Album america)


    Bài viết của Song Linh


    Sự phát huy tài năng sáng tạo trong nền âm nhạc hải ngoại là điều tất yếụ Riêng trong lãnh vực Việt Nam, một Hải Linh sáng chói với những tác phẩm hợp ca bất hủ 'Hang Bêlem', 'Duyên Kỳ Ngộ'... Một Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Trọng, Lam Phương, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng... và còn rất nhiều bông hoa hiếm qúy khác trong vườn nghệ thuật âm nhạc Việt Nam.

    Ở đây, trong khuôn khổ bài viết có giới hạn, tôi chỉ xin bổ túc, loan tin vui 'thêm' đến cộng đồng người Việt hải ngoại, một nhạc sĩ có hai bản nhạc được hãng đĩa HillTop Records ở Hollywood chọn đưa vào Album america vừa mới phát hành. Đó là nhạc phẩm Liberty & When Can I Be Reunited with My Mother? Do ca sĩ Cody Lyons trình bầy. Đây là hai trong số mười nhạc phẩm mà Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến đã phổ nhạc từ thơ tiếng Anh của Thi Sĩ Minh Viên hiện cư ngụ tại San Francisco, là hội viên của hội thơ quốc tế. Được biết một số bài thơ của ông đã được chọn vào giáo trình để giảng dạy ở một số trường Đại Học của Mỹ.

    Nói đến Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến với cuộc đời như dòng suối trong mát, âm thầm xuôi chảy theo định mệnh mà nơi đến và đi như một phép lạ huyền nhiệm của Chúa, tạo dựng và thắp sáng cho ông một trái tim âm nhạc mẫn cảm. Từ đó, trong hơi thở, vui buồn, hạnh phúc, khổ đau của cuộc sống, ông luôn hướng về lý tưởng Thánh Nhạc và miệt mài sáng tác.

    Với trên 600 nhạc phẩm gồm nhiều thể loại, từ tình ca quê hương đến Thánh ca, sinh hoạt ca, Thiếu Nhi ca, từ đơn điệu đến hợp xướng, từ đoản khúc tới trường cạ Ngoài ra, ông còn góp công đào tạo được cả ngàn ca trưởng cho nền Thánh Nhạc Việt Nam qua 52 lớp đào tạo Ca Trưởng với kỹ thuật Điều Khiển Hợp Ca từ trước năm 1975 tới năm 2000, ở Việt Nam cũng như ở các tiểu bang Hoa Kỳ. Thành qua? trên cũng đủ nói lên khả năng sung mãn và một tấm lòng rộng mở đày sức thu hút và thuyết phục của ông đói với chúng ta.

    Sau đây, xin mời qúy vị cùng tôi tâm tình với Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến, người con yêu của Đức Mẹ, người con cưng của Giáo Hội Công Giáo, nguyên là Giáo Sư âm nhạc của Viện Khoa Học Giáo Dục, Đại Học Thành Nhân Sài Gòn từ 1970-1975.

    Song Linh: Thưa Nhạc Sĩ, xin ông cho biết ông đã đến với âm nhạc như thế nào?

    Phạm Đức Huyến: Trước hết phải cám tạ Thượng Đế đã ban cho tôi một năng khiếu khá phong phú về âm nhạc, một thính giác với thẩm âm cao và một tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và tha nhân.
    Từ đó tôi ngụp lặn trong hào quang của âm nhạc với lòng đam mê, thích thú Học nhạc - Sáng tác nhạc - Nghiên cứu nhạc - Dạy nhạc là một tiến trình lâu dài cực nhọc nhưng cũng thật huyền nhiệm dưới bàn tay quan phòng của Thượng Đế.

    Song Linh: Trong lãnh vực sáng tác, xin ông cho biết về số lượng nhạc phẩm mà ông đã viết, và thể loại nhạc nào mà ông thường quan tâm tới?

    Phạm Đức Huyến: Về số lượng thì riêng Thánh ca tôi đã viết trên 300 bài để tôn vinh Chúa và ngợi ca Đức Mẹ Maria, từ bài ngắn là những ca khúc, đến bài dài là trường ca Maria Suối Hồng Ân. Những nhạc phẩm Thánh ca này có khi tôi viết dưới dạng đơn điệu, nghĩa là 1 bè, có khi dưới dạng hợp ca, hai, ba, bốn hoặc năm bè. Có bài viết cả phần đệm cho Piano, có bài viết cả phần phối khí hòa âm cho dàn nhạc hòa tấu đệm theo.

    Về Nhạc Thiếu Nhi, tôi đã viết được trên 100 bài Thánh ca Thiếu Nhi để hát trong nhà thờ, trong các buổi học giáo lý... Ngoài ra, tôi cũng đã viết trên 100 bài sinh hoạt ca cho Thiếu Nhi trong lãnh vực âm nhạc giáo dục, từ lớp Vườn Trẻ Mẫu Giáo đến các lớp bậc Tiểu học. Các em vừa hát vừa học với các tiêu chuẩn dễ hát, dễ nhớ, dễ thuộc. Sáu tập sách 'Âm Nhạc Thiếu Nhí cho sáu lớp: Vườn Trẻ Mẫu Giáo và 5 lớp tiểu học đã in xong do nhà sách Khai Trí phát hành vào đầu năm 1975, nên đã cùng chung số phận của mệnh nước và tác giả của nó.

    Song Linh: Trước năm 1975, nghề nghiệp và cuộc sống của Nhạc Sĩ thế nào, sau năm 1975, ông có bị đi cải tạo không?

    Phạm Đức Huyến: Hầu như suốt cuộc đời tôi gắn liền với âm nhạc: Học nhạc - Dạy nhạc - Sáng tác nhạc.
    Năm 1968 theo lệnh tổng động viên học khóa Sĩ Quan Thủ Đức, ra trường làm Giảng Viên ở trung tâm Huấn Luyện cán bộ Chiến Tranh Chính Trị, Biệt Khu Thủ Độ Đến năm 1970 được biệt phái về Bộ Giáo Dục để đi dạy học.
    Đặc biệt từ 1970-1975: Dạy nhạc ở Viện Khoa học Giáo Dục, Đại Học Thành Nhân Sài Gòn.
    Vì là Giáo Sư biệt phái nên cũng phải đi tù cải tạo gần 5 năm.

    Song Linh: Trong suốt quá trình giảng dạy âm nhạc, xin Nhạc Sĩ cho biết cảm nghĩ về công việc này?

    Phạm Đức Huyến: Lãnh vực âm nhạc thì mênh mông, vì thế việc giảng dạy âm nhạc cũng đa dạng. Riêng tôi, sau khi tốt nghiệp Ca Trưởng, tôi được may mắn phụ giảng cho cố Nhạc Sư Hải Linh trong các lớp Huấn luyện Ca Trưởng, nhờ đó tích lũy thêm được một số kinh nghiệm về giảng dạy. Đến năm 1982, cố Nhạc Sư Hải Linh ngưng dạy các lớp Ca Trưởng, nên từ đó tôi đã tiếp tục mở các lớp Huấn luyện Ca Trưởng ở nhiều nơi một lúc. Tính cho đến tháng 9/1990, ngày lên đường sang định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO, tôi đã dạy xong 37 lớp đào tạo Ca Trưởng cho nền Thánh Nhạc Việt Nam.

    Từ năm 1991 tới năm 2000, lớp Ca Trưởng cấp I đầu tiên tôi mở tại San Jose, California ngày 16/6/1991 và lớp gần đây nhất là lớp Ca Trưởng cấp I và cấp II tại Dallas-Fort Worth, Texas vào dịp lễ Thanksgiving, tháng 11 năm 2000. Ngoài ra, còn có các lớp Ca Trưởng ở các tiểu bang khác như Chicago, Illinois, New Jersey, Philadelphia, Missourị...

    Song song với việc giảng dạy các lớp Ca Trưởng, mấy lớp dạy sáng tác nhạc cũng thật đáng ghi nhớ, mà điển hình là đào tạo thêm được một số nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng như: Vũ Đình Ân, nhạc sĩ Lê Hà, nhạc sĩ Ân Đức... đã đóng góp cho nền Thánh ca Việt Nam nói riêng và nền Âm nhạc Việt Nam nói chung những tác phẩm rất có giá trị trong tương lai còn nhiều hứa hẹn đáng mừng.

    Bên cạnh đó, tôi cũng đã viết được một bộ sách về Kỹ Thuật Điều Khiển Hợp Ca gồm 3 cuốn dùng làm giáo trình cho chương trình huấn luyện 3 cấp Ca Trưởng.

    Song Linh: Thưa Nhạc Sĩ, thật là thú vị và đầy ngạc nhiên đối với một số người biết sự thành công lớn lao của ông trong lãnh vực Thánh Ca, bây giờ được nghe các ca sĩ như Vũ Khanh, Ý Lan, Giao Linh, Thanh Vân... hát những bài ca trữ tình của ông thật đặc sắc. Xin ông cho biết ý kiến về lãnh vực này?

    Phạm Đức Huyến: Tình yêu vẫn luôn là đề tài muôn thuở cho mọi thời đại, cho các giới Văn, Thi, Nhạc sĩ. Tình yêu lứa đôi thật thơ mộng đậm đà, nhưng cũng đầy nước mắt, đau buồn và ngang trái. Tình yêu quê hương thật cao đẹp và tuyệt vời, đầy oai hùng và bi tráng. Những yếu tố trên đã là nguyên động lực tạo nên một kho tàng âm nhạc với biết bao tác phẩm bất hủ.

    Từ năm 1965 tôi đã viết 'Buồn Trong Cơn Mế, 'Hát Trong Đêm Đen', rồi 'Tình Đắng'... 'Quanh Đây Là Anh Em'... Đến năm 1971 viết 'Lắng Tiếng Ru Đêm' dưới dạng hợp ca, rồi 'Hát Dưới Bóng Trường Sơn', 'Hát Bên Bờ Thái Bình', 'Bến Sông Trăng'...

    Từ năm 1995 tới nay, tôi viết về tình ca khá nhiềụ Riêng về nhạc phổ thơ cũng đã gần 100 bài của các nhà thơ mà tôi quen biết như Sương Mai, Hoàng Ngọc Văn, Ngọc An, Hạo Nhiên, Nguyên Phương, Hà Ngọc Lân, Hoàng Xuyên Anh, Thiện Tâm, Thảo Chi, Băng Tâm, Minh Viên, và cả chính Song Linh nữa ... Vì thế mà các bạn hữu đã dí dỏm tặng cho tôi một danh xưng 'Nhạc Sĩ của các Nhà Thớ, thấy cũng vui vui.

    Song Linh: Riêng về hai nhạc phẩm Liberty & When Can I Be Reunited with My Mother? Mà Nhạc sĩ đã phổ từ thơ tiếng Anh của Thi sĩ Minh Viên mới được hãng đĩa HillTop Records, Hollywood chọn vào Album america vừa mới phát hành khắp nơi, hai tác phẩm này được đánh giá như thế nào?

    Phạm Đức Huyến: Từ ngày bước chân tới Hoa Kỳ năm 1990, tôi nghĩ rằng đây là dịp may cho tôi có nhiều cơ hội để nghiên cứu thêm về âm nhạc Hoa Kỳ và Thế giới. Tôi đã dành ra 5 năm để nghiên cứu (research) về kỹ thuật điều khiển dàn nhạc, về sáng tác, hòa âm, đối âm, tẩu pháp và các thể loại âm nhạc. Nghiên cứu để rút ra những gì tinh túy nhất và thích hợp nhất với ngôn ngữ của mình, với lối điều khiển hợp ca của mình... và tìm cách ứng dụng vào lãnh vực âm nhạc của mình sao cho mỗi ngày một phong phú và thích nghi hơn. Điều này đã được khẳng định khi hãng đĩa HillTop Records, Hollywood đã chọn hai bài nhạc của tôi vào Album america với lời nhận xét về hai bài Liberty & When Can I Be Reunited with My Mother? Như sau: 'The musicians and arrangers have all told me how much they appreciate 'Libertý. We feel sure that 'Libertý will be a highlight of the album. We think your material is excellent'. Đó là lời nhận xét của ông Tom Hartman, nhà sản xuất đĩa nhạc.

    Với album 'Country Magic' của hãng đĩa HillTop Records này, sẽ phát hành vào những tháng tới, cũng đã chọn hai tác phẩm của tôi, đó là bài 'The River', thơ của Thi sĩ Minh Viên và bài 'Sounds of a lonely Bird', thơ của Nhà thơ Hoàng Ngọc Văn, do Ngô Đa Thiện chuyển dịch sang Anh Ngữ.

    Qua những nhận xét của nhà sản xuất đĩa nhạc đã dùng những chữ 'Excellent', 'highlight' để nói về hai tác phẩm của tôi, thiển nghĩ đã cho thấy phần nào giá trị của hai tác phẩm ấy. Cộng với việc chọn lựa thêm hai tác phẩm nữa để đưa vào album Country Magic kế tiếp, càng làm cho tôi vững tâm trên bước đường sáng tác và hội nhập vào dòng nhạc Hoa Kỳ và thế giới.

    Song Linh: Thưa Nhạc Sĩ, theo như chúng tôi được biết, ngoài hãng đĩa HillTop Records ở Hollywood mà ông đã ký hợp đồng 4 nhạc phẩm của ông, ông còn đang ký hợp đồng với mấy hãng đĩa khác nữa, điều đó như thế nào, xin ông vui lòng cho biết thêm?

    Phạm Đức Huyến: Tôi cũng đã ký hợp đồng với hãng đĩa Hollywood Stars Music Productions được hai nhạc phẩm, đó là bài When Can I Return to My Native Countrỷ Bài này tôi phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Minh Viên. Còn bài thứ hai là một trường ca 'Diana, Princess of Wales', phần thơ tiếng Anh do Tiến sĩ Dư Phương Long sáng tác, nói về cuộc đời của Công Nương Diana từ lúc còn là một thiếu nữ vô tư kiều diễm, đến lúc gặp và kết hôn với Thái tử nước Anh, một cuộc tình đầy những hào quang nhưng cũng tràn ngập bóng tối và đổ vỡ. Rồi kết cục là cái chết tức tưởi của Công Nương Diana trong sự tiếc nuối của bao người.

    Qua những đột biến cuộc đời của một con người, nên phần âm nhạc cũng được vận dụng nhiều thể loại khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn của đời người. Trường ca này là một tổng hợp của nhạc thất âm, nhạc ngũ âm, những giai điệu cổ của nhạc bình ca... trải dài trong 40 phút trình diễn.

    Và mới đây, tôi cũng đã ký hợp đồng với hãng đĩa amerecords hai bài nữa. Trước hết là bài 'A Former Photograph' thơ tiếng Anh của nhà thơ Ngọc An và Ngô Đa Thiện. Thứ hai là bài 'Homeland Lové thơ của nhà thơ Hoàng Ngọc Văn, Ngô Đa Thiện chuyển dịch sang Anh Ngữ. Được biết bài thơ 'Homeland Lové (Tình Quê) của nhà thơ Hoàng Ngọc Văn cũng đã được chọn đăng trong tuyển tập The International Library of Poetry trước đây ít lâu.

    Song Linh: Xin Nhạc Sĩ cho biết đôi nét về dự tính, ước vọng tương lai, trong khi những đóa hoa âm nhạc đang nở rộ trong tâm hồn ông?

    Phạm Đức Huyến: Ước vọng tha thiết nhất của tôi là luôn luôn muốn chia sẻ những kiến thức của mình về sáng tác nhạc và kỹ thuật Điều Khiển Hợp Ca cho các bạn trẻ khắp nơi qua các lớp sáng tác và các lớp ca trưởng, hầu góp phần nhỏ bé của mình cho vườn hoa âm nhạc Việt Nam bao la nói chung, nền Thánh Nhạc Việt Nam nói riêng mỗi ngày thêm phong phú và đầy hương sắc.

    Song song với việc giảng dạy âm nhạc, tôi sẽ cố gắng thực hiện bộ DVD dạy về 'Kỹ Thuật Điều Khiển Hợp Cá cho 3 cấp:
    Một bộ DVD cho lớp Ca Trưởng cấp I.
    Một bộ DVD cho lớp Ca Trưởng cấp II.
    Một bộ DVD cho lớp Ca Trưởng cấp III.

    Công việc này phải kéo dài trong nhiều năm mới hoàn thành được.

    Trên đường về, bầu trời không trăng sao, không gian se lạnh. Tôi miên man suy nghĩ về Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến, người có đôi mắt hiền từ, dáng vóc thanh tao, và có bộ óc âm nhạc tuyệt vời với tấm lòng bao dung, độ lượng.

    Riêng về khía cạnh âm nhạc trong mấy thập niên qua, ông không ồn ào, bon chen, mà chỉ âm thầm son sắt sáng tác, nghiên cứu và phát huy khả năng sáng tạo để đóng góp những tinh hoa mới lạ cho nền âm nhạc Việt Nam. Thành qua? đó và cuộc hành trình nghệ thuật âm nhạc nơi ông có thể sẽ còn thăng hoa hơn nhiều, tạo thêm niềm hãnh diện và làm vẻ vang dân Việt trong một đất nước đa chủng, đa văn hóa này.

    (Lê Hùng sưu tầm và chép lại từ tạp chí Tiếng Vang, California)[/

  2. #2
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default ÂM NHẠC VÀ TẤM LÒNG

    ÂM NHẠC VÀ TẤM LÒNG



    Sau bài viết "Cảm nghĩ về Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến, người có hai nhạc phẩm: Liberty và When Can I Be Reunied With My Mother? vừa được hãng đĩa HillTop Records phát hành trong Album AMERICA".

    Ít lâu sau, tôi lại đọc bài viết của tác giả Trần Hiếu với tựa đề: "Nhạc Sư Phạm Đức Huyến và Nghệ Thuật Điều Khiển Hợp Ca" trên tờ Người Việt phát hành tại Orange County, miền Nam California. Trong bài viết này, tác giả Trần Hiếu đã phát hoạ khá rõ nét về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Nhạc Sư Phạm Đức Huyến. Do đó, Linh Mục Vũ Liễu, linh hướng cho các ca đoàn trong Giáo Xứ Viiệt Nam tại St. Patrick đã phải thốt lên: "Tài năng của Thầy Huyến về phương diện âm nhạc thật quá dồi dào, đặc biệt trong lãnh vực Thánh Nhạc. Ông lại hào phóng, không cất giữ cho mình mà sẵn sàng san sẻ với người khác. Thật sự, ông đã dùng tài năng Chúa ban để làm lợi cho Chúa".

    Ngày 25/11/2001, lễ tốt nghiệp Ca Trưởng Cấp 3 diễn ra tại hội trường Diên Hồng, San Jose, tôi lại có dịp tiếp xúc với giáo Sư Phạm Đức Huyến và một số học viên vừa tốt nghiệp lớp Ca Trưởng Cấp 3. Với giọng nói nhỏ nhẹ, chậm rãi trên khuôn mặt còn ưu tư, mệt mỏi sau hai tuần lễ làm việc 14 giờ một ngày cho lớp Ca Trưởng Cấp 3. Tôi cùng một số anh chị em Văn,Thi, Nhạc Sĩ cùng quý vị đồng hương và thân hữu đến tham dự. Dịp này, tôi có trao đổi với Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến và một số học viên tốt nghiệp lớp Ca Trưởng Cấp 3 để hiểu thêm tầm quan trọng, sự khác việt giữa các lớp Ca Trưởng Cấp 1, 2 và 3, đồng thời có thêm tư liệu liên quan đến vấn đề giảng dạy của Giáo Sư Phạm Đức Huyến. Sau đây là cuộc trao đổi giữa tôi và Giáo Sư Phạm Đức Huến:

    Song Linh: Xin Giáo Sư Nhạc Sĩ cho biết tổng quát về nội dung chương trình giảng dạy của các lớp Ca Trưởng cấp 1, 2 và 3?

    Phạm Đức Huyến: Mục đích của lớp Ca Trưởng là đào tạo những người điều khiển ca đoàn và dàn nhạc hoà tấu.

    Nói đến hợp ca là nói đến những bài hát nhiều bè với những kỹ thuật sáng tác phức tạp, vì thế, đòi hỏi người Ca Trưởng phải trang bị cho mình một kiến thức sâu rộng về âm nhạc, hiểu thấu đáo những yếu tố cần tạo nên bản nhạc hợp ca, có như thế mới đủ bản lãnh để tập hát cho ca đoàn huấn luyện ca đoàn và điều khiển ca đoàn.

    I. LỚP CA TRƯỞNG CẤP 1

    Nội dung có 2 phần chính

    Phần lý thuyết đề cập đến:
    Kỹ thuật luyện giọng
    Kỹ thuật huấn luyện ca đoàn
    Kỹ thuật tập hát


    Phần thực tập đề cập đến
    Thực hành đánh các loại nhịp căn bản như nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 và các biến thể của từng loại nhịp này
    Các kiểu đánh của các loại nhịp trên được diễn tả chi tiết. Trong 15 bài thực tập từ dễ tới khó, từ các bài hát đơn giản một, hai bè đến các bài hợp ca phức tạp 4, 5 bè

    II. LỚP CA TRƯỞNG CẤP 2

    Nội dung có 2 phần chính

    Phần lý thuyết đề cập đến:
    Tiết tấu nhạc bình ca và cách phác hoạ tiết tấu
    Nhạc ngũ âm với các hệ thống âm thanh, chuyển hệ và chuển vị


    Phần thực tập đề cập đến
    Dựa trên 15 bài mẫu, thực tập và rèn luyện tay nhịp trên các loại nhịp và các biến thể của từng loại nhịp và thể hiện sắc bén các nhạc sắc như sau: Staccato, Marcato, Sostenuto, Sforzando v.v...
    Thực tập lối phác hoạ tiết tấu trên từng bè hợp ca một cách hợp lý
    Phối hợp lối đánh nhịp thông thường và cách phác hoạ tiết tấu một cách nhuần nhuyễn để đi từ Kỷ Thuật Đánh Nhịp tiến lên trên một trình độ cao hơn là Nghệ Thuật Điều Khiển Hợp Ca

    III. LỚP CA TRƯỞNG CẤP 3

    Nội dung có 2 phần chính

    Phần lý thuyết đề cập đến:
    Phân tích Hoà Âm
    Dàn nhạc và cách phối khí cho dàn nhạc
    Nhạc ngư Nhạc Đa Điệu Việt Nam với lối sáng tác Thoáng Mỏng


    Phần thực tập đề cập đến
    Dựa trên 12 bài hợp ca thực tập về Nghệ Thuật Điều Khiển với những đường nét sáng tạo
    Rèn luyện và gạn lọc để đạt được tay nhịp với các yếu tố:
    Sắc bén
    Hiệu quả cao
    Ngoạn mục
    Thực tập điều khiển ban hợp ca và dàn nhạc hoà tấu phụ hoạ
    Cuối cùng là rèn luyện, gạn lọc và sáng toạ để đạt tới một Nghệ Thuật Điều Khiển sống động

    Song Linh: Cám ơn Giáo Sư đã dành chút thời giờ quý báu để trình bày cặn kẽ và sâu sắc về hiệu quả trong việc đào tạo từng lớp Ca Trưởng, ngõ hầu làm phong phú và thăng hoa nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại, đặc biệt trong lãnh vực Thánh Nhạc đang được phát triển và rất cần thiết từ mọi tấm lòng người Việt lưu vong như Nhạc Sư Phạm Đức Huyến đã và đang làm công việc đó.

    Cũng trong buổi Lễ Tốt Nghiệp Lớp Ca Trưởng Cấp 3, tôi có dịp tiếp xúc với hai học viên sau đây:

    Song Linh:Xin cho biết anh học nhạc từ lúc nào, thời gian bao lâu? Nguyên do nào anh đã theo học lớp Ca Trưởng Cấp 1, 2 và 3?

    Đỗ Vy Hạ: Thưa anh Song Linh, tôi bắt đầu học nhạc và làm quen với Thánh Nhạc từ khi bước vào ngưỡng cửa Trung Học (1965). Trong khoảng 3 năm, từ 1969 đến 1972, tôi học Xướng Âm với Giáo Sư người Pháp là Linh Mục René Gantier. Sau đó, tự học Hoà Âm và Sáng Tác, mãi cho đến năm 1979 mới có cơ hội tham dự lớp Hoà Âm do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà hướng dẫn.

    Việc tôi đến với các lớp Ca Trưởng 1, 2 và 3 có thể nói là một cơ duyên! Tôi sinh hoạt với các Ca Đoàn Công Giáo từ năm 1971 đến nay trong vai trò Ca Trưởng, mặc dù trong những năm đầu đứng trên bục điều khiển, tôi chưa từng có may mắn học qua lớp huấn luyện Ca Trưởng nào! Mãi cho đến năm 1978, nhân dịp Linh Mục Nhạc Sĩ Xuân Thảo đến Nha Trang tổ chức các lớp huyến luyện Ca Trưởng cho các Thầy Dòng Phanxicô, do sự quen biết với Nhà Dòng, tôi được học chung với các Thầy liên tiếp hai cấp 1 và 2. Đến cuối tháng 5 năm 1998, tôi học lại một lớp cầp 2 nữa do Giáo Sư Phạm Đức Huyến hướng dẫn tại Dallas, Texas. Rồi hôm nay, trong số trăm các học viên cấp 2 của Giáo Sư Phạm Đức Huyến, tôi rất hân hạnh được Giáo sư tuển chọn làm một trong số 13 học viên tham dự lớp Ca Trưởng Cấp 3 được tổ chức tại San Jose, California từ ngày 16 đến hết ngày 25/11/2001.

    Song Linh:Anh có suy nghĩ gì về nền Âm Nhạc Việt Nam tại hải ngoại, và anh đã đóng góp những gì trong lãnh vực âm nhạc Thánh Ca?

    Đỗ Vy Hạ: Thưa anh, mặc dù vẫn thường đi "show" chung với Ban Nhạc Angel Heart (Dallas, Texas) trong vai trò vừa là ông bầu, vừa là MC, vừa là ca sĩ nhưng tôi lại không chuyên tâm nghiên cứu hoặc tìm hiểu về nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại, vì thế, thật tình tôi không dám đưa ra một nhận định nào. Sở trường của tôi là sáng tác Thánh Ca và sinh hoạt Ca Đoàn. Những đóng góp nhỏ nhoi của tôi trong hai lãnh vực này, có chăng chỉ là sáng tác một số ca khúc Thánh Ca và đào tạo, huấn lu yện một số ca viên cho các Ca Đoàn Công Giáo trong nước ra đến hải ngoại.

    Song Linh: Anh đã sáng tác được bao nhiêu nhạc phẩm Thánh Ca hoặc nhạc tình cảm, quê hương và dân ca?

    Đỗ Vy Hạ: Thưa anh Song Linh, về Thánh Ca, tôi viết hơn hai trăm ca khúc dùng trong Phụng Vụ, thêm vào đó, tôi cũng đã dệt nhạc theo lối Bình Ca cho tất cả cac Thánh Vịnh Đáp Ca và Allelluia dùng cho chu kỳ Phụng Vụ 3 năm ABC. Phần lớn các tác phẩm này đã đươc giới thiệu trên trang nhà của tôi ở www.dovyha.catruong.com. Về tình ca, tôi chỉ viết được hai bài trong những ngày đầu sáng tác (1975) và chỉ phổ biến trong giới bạn bè. Về nhạc quê hương, vào năm 1980, tôi có viết thử mấy bài về thành phố biển Nha Trang (dưới bút hiệu Hồng Phương) nhân cuộc thi Sáng Tác Ca Khúc của các Nhạc Sĩ Không Chuyên Nghiệp. Mặc dù có ca khúc "Mùa Xuân Nha Trang" là một trong 10 ca khúc được trúng tuyển, sau đó, tôi vẫn quyết định lựa chọn con đường sáng tác cho riêng mình là chỉ hoàn toàn chú tâm vào lãnh cực sáng tác mà thôi.

    Song Linh: Xin cho biết sơ lược tiểu sử về bản thân liên quan đến nền âm nhạc Việt Nam, ngoại quốc?

    Huy Khanh: Em bắt đầu học dương cầm năm lên bảy do chính ông ngoại là Giáo Sư Vũ Ngọc Lan chỉ dẫn, bao gồm nhạc cổ d0iển Tây Phương và nhạc Việt Nam. Khi được 14 tuổi, em có học thêm với cô Nguyễn Ngọc Lan để rút tỉa thêm kiến thức mới về nhạc cổ điển Tây Phương.

    Sang Hao Kỳ năm 15 tuổi, em tự ôn luyện trong 3 năm đầu vì Anh Ngữ còn yếu. Sau đó, em theo học với Giáo Sư Stephen Nielson trước lúc vào Đại Học. Nạm 1992, em tốt nghiệp Cử Nhân Âm Nhạc tại University of North Texas dưới sự hướng dẫn của Dr. Pamela Paul. Năm 1996, em tốt nghiệp Cao Học Âm Nhạc tại University of Texas tại Austin, thầy giáo là Dr. Betty Mallard. Hiện nay, em dạy dương cầm tại tư gia về nhạc cổ điển Tây Phương và Thánh Ca Công Giáo Việt Nam.

    Song Linh: Đã đóng góp những gì trong sự nghiệp âm nhạc Thánh Ca?

    Huy Khanh: Năm 11 tuổi, em băt đầu đệm đàn cho ca đoàn Thiếu Nhi tại nhà thờ Tân Định, sài Gòn. Sau đó, em có đệm đàn cho ca đoàn Gloria vào các lễ chiều, cũng tại nhà thờ Tân Định. Em hiện đang giúp cho ca đoàn Phục Sinh tại Carrollton, Texas. Ngoài việc đệm đàn, em còn giúp về phần phối khí, hoà âm và tập dượt cho dàn nhạc của Giáo Xứ trong những dịp lệ. Thêm vào đó, em rất chú tâm vào việc đào tạo những tài năng mới để có thêm người giúp sức và tiếp tực công việc phục vụ cho Thánh Ca Việt Nam.

    Song Linh: Sau khi tham dự lớp Ca Trưởng Cấp 3, anh đã tiếp thu được gì mới lạ?

    Huy Khanh: Qua lớp Ca Trưởng Cấp 3, dưới sự hướng dẫn của Nhạc Sư Phạm Đức Huyến và Nhạc Trưởng Thiên Quang, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới và nhờ đó, em thông suốt, thấu hiểu chu đáo những kiến thức cũ đã học trong lớp Ca Trưởng Cấp 1 và 2. Một trong những học hỏi đầu là kinh nghiệm về kỹ thuật tập hát cho ca đoàn của Thầy Huyến và các anh chị em trong lớp. Thêm vào đó, en nghĩ mình đã tiến được một bước dài trong việc nâng "Kỹ Thuật Đánh Nhịp" thành "Nghệ Thuật Điều Khiển Ca Đoàn". Một ví dụ cụ thể là cách điều khiển bằng ánh mắt, nét mặt, và cả con ngưởi thay vì chỉ điều khiển bằng hai tay. Ngoài ra, em còn thu thập thêm về kinh nghiệm sáng tác, hoà âm, thanh nhạc, cách phát âm rõ chữ và tròn tiếng, bình ca, và dân ca Việt Nam.

    Nói tóm lại, những kiến thức và kinh nghiệm mà em thu nhập được trong 10 ngày học hỏi lớp Ca Trưởng Cấp 3 không thể viết gọn lại trong vài hàng chữ được.

    Em cũng nhận thấy rằng mình vẫn còn phải học hỏi liên tục, học để phục vụ Giáo Hội và dìu dắt thế hệ mai sau.

    Sau phần trình bày của Giáo sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến và hai học viên Đỗ Vy Hạ - Huy Khanh đã giúp tôi hiểu thêm về âm nhạc Thánh Ca Việt Nam hải ngoại đang từng bước mang mầu sắc mới. Tuy nhiên, nó còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố khác, nếu chúng ta không có một tấm lòng ...ở đây, tôi muốn nói đến tấm lòng của Giáo Sư Nhạc Sĩ Phạm Đức Huyến đã bỏ ra biết bao công sức để đào tạo, truyền đạt sự hiểu biết về âm nhạc của mình đến với hàng ngàn học viên từ quốc nội cũng như hải ngoại mà không hề nghĩ đến vật chất hay bản thân ông...

    Thật quý hiếm một tấm lòng. Một tấm lòng của Thượng Đế đã ban cho chúng ta.

    -- Song Linh --

    http://phamduchuyen.com/main.html

  3. #3
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default GIÁO SƯ NHẠC SĨ PHẠM ĐỨC HUYẾN VỚI NHỮNG THÀNH TỰU TRONG

    GIÁO SƯ NHẠC SĨ PHẠM ĐỨC HUYẾN VỚI NHỮNG THÀNH TỰU TRONG
    THẦM LẶNG


    Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến là một khuôn mặt rất quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco, California. Tháng 05/2002, cùng với nhà thơ Song Linh, tôi gặp anh lần đầu tại cơ sở sản xuất CD Hương Quê (Huong Que Production), 4072 Monterey Rd, San Jose. Tôi mến mộ anh ngay từ lúc ấy không hẳn vì những đóng góp, cống hiến lớn lao của anh trong Thánh Nhạc, nói riêng và âm nhạc hải ngoại, nói chung mà vì tính khiêm nhường, đức độ và tinh thần phục vụ cộng đồng của anh. Cho dù đã có nhiều bài viết về anh nhưng tôi vẫn muốn đề cập đến anh như một nhạc sĩ nỗ lực trong âm thầm và đạt những thành tựu trong thầm lặng.

    Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến, một trong những nhạc sĩ đa năng đa hiệu, là nhạc sĩ sáng tác, anh vừa phổ nhạc cho những nhà thơ, vừa viết Thánh Nhạc, vừa là nhạc sư đào tạo ca trưởng và cũng là người chủ trương phát huy âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại, đồng thời hội nhập vào dòng nhạc Hoa Kỳ và thế giới.

    Nhạc Sĩ Của Những Nhà Thơ.

    Từ ngày cộng tác với Hội Văn Học Nghệ Thuật San Jose, Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến viết khá nhiều về Tình Ca. Riêng những tình khúc cũng đã hơn 100 bản phổ từ thơ của các thi sĩ Ngọc An, Hoàng Xuyên Anh, Hà Ngọc Lân, Nguyên Phương, Băng Tâm, Thiện Tâm, Hoàng Ngọc Văn, Minh Viên, Song Linh, Sương Mai, Việt Bằng, Thảo Chi và Ngọc Thủy ...

    Trong số này có các bài: " Ánh Mắt Tình Nhân – Anh Bỏ Ra Đi – Bài Thơ Của Tôi – Bến Sông Trăng – Buồn Trong Cơn Mê –Còn Nửa Vầng Trăng – Hát Trong Đêm Đen – Hát Dưới Bóng Trường Sơn – Hát Bên Bờ Thái Bình – Hãy Cho Anh – Lắng Tiếng Ru Đêm (hợp ca) – Mong Manh Như Giọt Nắng – Mừng Em Sinh Nhật – Phải Chi Có Huế – Quanh Đây Là Anh Em – Say Trăng – Saigon Vào Hạ – Tên Con Từ Huyền Thoại – Tháng Chín Của Em – Trăng ...

    Trong những bài thơ phổ nhạc, có nhiều bài được các hãng sản xuất CD Hoa kỳ thu và phát hành rộng rãi:

    Bài Liberty và When Can I Be Reunited with My Mother, lời Anh của Minh Viên, nhạc của Phạm Đức Huyến, được hãng Hilltop Records thâu vào đĩa Album America.
    Bài "A Former Photograph" thơ Ngọc An, Duy Tưởng dịch sang Anh Ngữ và bài Homeland Love, thơ Hoàng Ngọc Văn, Ngô Đa Thiện dịch, hãng đĩa Amerecords thâu và phát hành.

    Ngoài ra, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến cũng được mời tham dự một số album nhạc khác như "Country Magic" của Hilltop Records và hãng Hollywood Stars Music Productions.
    Nhà sản xuất đĩa nhạc Tom Hartman đã có nhận định sâu sắc về nét nhạc của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến qua 2 bài Liberty và When Can I Be Reunited with My Mother?
    "The musicians and arrangers have all told me how much they appreciate "Liberty". We feel sure that "Liberty" will be a highlight of the album. We think your material is excellent."

    Nhạc Sĩ Viết Thánh Nhạc

    Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã viết trên 300 bản Thánh Ca mà nhiều bản đã nổi tiếng:

    Bản Hiến Lễ Tinh Tuyền, hợp ca nhiều bè, đã được hát trong lễ Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma năm 1988...
    Thập Tự Vinh Quang – Chuỗi Ngọc Vàng Kinh.
    Trinh Vương Maria – Liên Ca Khúc Maria, Suối Hồng Ân.
    Bên Hang Đá Bêlem – Lễ Vật Dâng Chúa Tuyển tập tôn vinh Mẹ La Vang, đã phát hành hơn 25,000 cuốn phổ biến khắp nơi thế giới để kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra ở La Vang.

    Gần đây, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và Linh mục nhạc sĩ Đỗ Bá Công phổ nhạc những lời cầu nguyện của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong CD nhan đề "Liên Ca Khúc Lời Kinh Nguyện Cầu" được trình bày bởi Ban Hợp Xướng Hương Kinh với sự cộng tác của các ca-sĩ Khánh Ly, Ngọc Hiếu, Yên Ly và Thiên An. CD naỳ đã được Hương Quê Production phát hành trung tuần tháng 8/2002.

    Sau khi được Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ủy thác, nhac sĩ Phạm Đức Huyến và Linh Mục nhạc sĩ Đỗ Bá Công đã miệt mài phổ nhạc những lời cầu nguyện trong cuốn sách "Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá" mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã viết về cuộc dời của Ngài trong lao tù. Cuốn sách từ tiếng Việt đã được dịch sang hơn mười thứ tiếng.

    Chín bản nhạc trong cuốn sách này làm thành Liên Ca Khúc Lời Kinh Nguyện Cầu đã được soạn thật công phu dưới hình thức đơn điệu và hợp xướng. CD Liên Ca Khúc Lời Kinh Nguyện Cầu đang được khắp nơi đón nhận nồng nhiệt đã nói lên giá trị đích thực của một công trình sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và Linh Mục nhạc sĩ Đỗ Bá Công.

    Linh mục Vũ Liễu linh hướng các ca đoàn trong Giáo xứ Việt Nam tại St. Patrick, giáo phận San Jose, đã có nhận xét rất chính xác khi phát biểu: "Tài năng âm nhạc của thầy Phạm Đức Huyến thật dồi dào, đặc biệt trong lãnh vực Thánh Nhạc. Hơn nữa thầy lại hào phóng, không cất giữ cho riêng mình mà sẵn sàng san sẻ với những người khác. Thực vậy, thầy đã dùng tài năng Chúa ban để làm lợi cho Chúa."

    Nhạc Sư Đào Tạo Các Ca Trưởng

    Nhạc sư Phạm Đức Huyến đến với âm nhạc từ thủa thiếu thời và được cố nhạc sư Hải Linh, danh tài của nền Thánh Nhạc Việt Nam, tận tình hướng dẫn. Năm 1973, anh tốt nghiệp thủ khoa khóa ca trưởng Saigon.

    Năm 1982, thay thế nhạc sư Hải Linh, người thầy và người chú thân thương, nhạc sư Phạm Đức Huyến tiếp tục dạy các lớp ca trưởng tại Saigon để nhạc sư Hải Linh có thể chuyên tâm vào việc biên soạn các bản trường ca. Trong 8 năm hoạt động thầm lặng, anh đã hoàn tất 37 khóa đào tạo ca trưởng cấp 1, 2, 3 và một lớp Sáng Tác Ca Khúc trước khi đi định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O vào tháng 9/1990.

    Từ 1991 đến 2001 nhạc sư Phạm Đức Huyến tiếp tục mở các lớp đào tạo ca trưởng cấp 1, 2, 3 tại Carthage, (Missouri), Dallas, Houston, Fort Worth, (Texas), Chicago, New Jersey, Philadelphia, Portland (Oregon) và San Jose.

    Trung tuần tháng 11/2001, một khóa ca trưởng cấp Ba được tổ chức tại San Jose, theo nhạc sĩ Lê Hà, học viên lớp này cho biết, đây là khóa cao nhất của chương trình đào tạo ca trưởng, 13 nhạc sĩ dày kinh nghiệm điều khiển các ca đoàn từ các tiểu bang Hoa Kỳ được lựa chọn về thụ huấn khóa học này. Giảng khóa nhằm đào sâu về phân tích hòa âm, sử dụng nhạc cụ và điều khiển dàn đại hợp xướng và dàn nhạc hòa tấu. Để tốt nghiệp, mỗi khóa sinh phải trình bày một tiểu luận về âm nhạc.

    Song song với chương trình tổ chức các khóa ca trưởng nhạc sư Phạm Đức Huyến đang thực hiện bộ DVD dạy về "Kỹ thuật Điều Khiển Hợp Ca" cấp 1,2,3.

    Qua công việc đào tạo các ca trưởng, nhạc sư Phạm Đức Huyến còn mở các lớp sáng tác ca khúc và đã huấn luyện được một số môn sinh về sáng tác trong số này có những nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng như Vũ Đình Ân, Lê Hà, Ân Đức...

    Người Chủ Trương Phát Huy Âm Nhạc Việt Nam Tại Hải Ngoại, Đồng Thời Hội Nhập Vào Dòng Nhạc Hoa Kỳ và Quốc Tế

    Dòng Thánh Nhạc, đặc biệt trong Liên Ca Khúc Lời Kinh Nguyện Cầu, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã dùng những giai điệu mang nhiều màu sắc dân tộc như Ngũ Cung, Bình Ca phối hợp với Thất Âm.

    Tiếng ca kết hợp với tiếng sáo, tiếng đàn bầu hòa quyện với đàn tranh nói lên tình tự dân tộc. Vì vậy Liên Ca Khúc Lời Kinh Nguyện Cầu được coi là một đóng góp đáng kể trong nền Thánh Nhạc Việt Nam ở hải ngoại.

    Sống ở Hoa Kỳ, một đất nước đa chủng, đa văn hóa, nhạc sĩ Pham Đức Huyến chủ trương hội nhập với dòng nhạc Hoa Kỳ và Quốc tế.

    Anh đã dành ra hơn 5 năm để nghiên cứu về các thể loại âm nhạc ở Hoa Kỳ cùng với những kỹ thuật sáng tác, hòa âm và điều khiển dàn nhạc. Điển hình là sau đó anh đã sáng tác và phổ thơ tiếng Anh của một số thi sĩ Việt Nam như thi sĩ Minh Viên, hội viên của Hội Thơ Quốc Tế, người có nhiều bài thơ tiếng Anh được chọn lựa làm giáo trình cho các viện Đại Học Mỹ, như những bài Liberty, The River, Salty Tears, Thank You God, Whom Can People Ask? Hoặc như những bài thơ tiếng Anh của nhà thơ Hoàng Ngọc Văn, nhà thơ Ngọc An, nhà thơ Song Linh, nhà thơ Đoàn Thanh Liêm, tiến sĩ Dư Phước Long... được phổ thành ca khúc đã và đang được các hãng đĩa Hollywood ký hợp đồng đưa vào các Album Star Route U.S.A, Country at Heart, The Music of Christmas, Gospel Millennium Celebration...

    Riêng với thi sĩ Minh Viên, gần ba mươi bài thơ tiếng Anh đã được nhạc sĩ Phạm Đức Huyến soạn thành ca khúc và trên mười bài được hai hãng đĩa Mỹ Hilltop Records và Amerecords ở Hollywood ký hợp đồng cho các Album Country Magic, Star Route U.S.A, America At War, Color Me... đã và đang được phát hành rộng khắp nơi.

    Với những nỗ lực của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến , những tâm tư tình cảm của các thi sĩ Việt Nam cũng như những suy tư của họ về đất nước Việt Nam đã đến với người bản xứ và cộng đồng quốc tế qua lãnh vực âm nhạc. Đó là một việc đáng khích lệ và cũng là niềm hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam có được một nhạc sĩ viết nhạc Mỹ cho chính ca sĩ Mỹ hát, dàn nhạc của Mỹ chơi và hãng đĩa của Mỹ phát hành.

    Theo anh, sự nghiên cứu âm nhạc Mỹ không chỉ giới hạn trong một thời gian nào đó mà là một công việc lâu dài mới rút ra được những tinh túy của âm nhạc nước người, từ đó có thể lựa chọn những gì thích hợp với ngôn ngữ và âm nhạc nước mình mà vẫn hội nhập được với dòng nhạc Hoa Kỳ (mainstream).

    Nói về một nhạc sĩ là nói đến những nhạc phẩm, những đóng góp của nhạc sĩ đó, nói cách khác nhạc sĩ được đánh giá qua những nhạc phẩm của chính mình. Nếu vậy, những đóng góp của nhạc sĩ Phạm Đức Huyến thật phong phú cả về lượng và phẩm. Anh là một khuôn mặt thật rõ nét trong nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại. Những nhạc phẩm của anh thật đa dạng, ngoài Thánh Nhạc, còn có những nhạc phẩm viết về tình yêu, - tình yêu cá nhân và tình yêu quê hương.

    Tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Đức Huyến nhiều lần, lần nào cũng thấy anh đang sáng tác nhạc trước computer trong căn phòng làm việc không rộng lắm nhưng trang bị đầy đủ các nhạc cụ của một dàn nhạc và máy móc, trong đó có có một dàn computer gồm cả máy copy CD,DVD tường cách âm thuận lợi cho việc thu và phát nhạc.

    Dòng nhạc của anh kết hợp những âm thanh tuyệt vời và rất nhân bản, đôi khi tôi tưởng là những tín hiệu đến từ một giải Ngân Hà nào tuy rất xa nhưng lại rất gần gũi với mình.

    Sau khi ra về, tôi nhớ mãi lời nói của anh khi tiễn chân tôi:
    " I start in silence and then I have to grow into silence."

    -- Việt Bằng --

    http://phamduchuyen.com/main.html

  4. #4
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default NHẠC SƯ PHẠM ĐỨC HUYẾN - CÁC NỔ LỰC ÂM THẦM

    NHẠC SƯ PHẠM ĐỨC HUYẾN - CÁC NỔ LỰC ÂM THẦM


    Khi vừa đến định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1990, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến được một chủ nhân trung tâm băng nhạc ở Bolsa, Nam Cali, mời đến ngụ và hứa hẹn một việc làm. Vị cha sở Giáo Xứ Việt Nam tại San Jose, linh mục Lưu Đình Dương, đến nhà thăm và thuyết phục ông, "Đừng đi đâu hết, ở lại đây mà dạy nhạc".

    Người nhạc sĩ đã ở lại và trở thành người thầy của nhiều nhạc sĩ và ca trưởng trong vùng. Trong mười một năm cư ngụ tại đây, ông đã tổ chức những lớp hòa âm và điều khiển ca đoàn với gần một trăm môn sinh tới thụ huấn. Nhiều người trong số họ hiện đang phục vụ tại các nhà thờ có thánh lễ Việt Nam, và một số người trở thành nhạc sĩ sáng tác.

    Nhạc sư Phạm Đức Huyến là tác giả của trên 300 bản thánh ca và ông cũng có một số lượng tương tự các bản nhạc đời. Giòng thánh nhạc Công Giáo Việt Nam ghi nhận các nhạc phẩm nổi tiếng của ông như bài Trinh Vương Maria:

    "Maria Trinh Vương mến yêu Mẹ ơi, con say sưa cung đàn vương trầm lắng. Maria Trinh Vương mến yêu lòng con, xin giơ tay ban hồng ân tràn đầy..."

    Vào năm 1982, sau hơn một năm Phạm Đức Huyến từ trại cải tạo về, hai người em của ông vượt biên đã bỏ mình trên biển cả. Với một xúc cảm mãnh liệt, ông đã vung lên bài Hiến Lễ Tinh Tuyền, một hợp ca nhiều bè:

    “Đây bánh thơm với rượu nho tinh tuyền, xin hiệp dâng lên Chúa biết bao niềm vui với muôn đắng cay nỗi buồn...

    "...Xin dâng lên Chúa bao nhiêu nỗi ưu tư buồn vui cuộc đời..."

    Bài ca nầy đã được hát trong đại lễ Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Rôma năm 1988.


    Đến Với Âm Nhạc

    Phạm Đức Huyến đến với thế giới âm nhạc ngay từ thuở nhỏ và ông may mắn được cố nhạc sư Hải Linh, một danh tài của nền thánh nhạc Việt Nam, tận tình hướng dẫn. Ông tốt nghiệp thủ khoa Khóa Ca Trưởng Sài Gòn năm 1973.

    Sau khi tốt nghiệp, ông đảm trách phụ giảng cho nhạc sư Hải Linh trong các lớp ca trưởng, nhờ đó tích lũy thêm vốn liếng nghiên cứu âm nhạc và giảng dạy.

    Vào năm 1968, theo lệnh tổng động viên, ông thụ huấn khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường làm giảng viên tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị. Từ năm 1970 đến 1975, ông được biệt phái về Bộ Giáo Dục và phụ trách giảng môn âm nhạc tại Viện Khoa Học Giáo Dục, Đại Học Thành Nhân Sài Gòn.

    Vì là giáo sư biệt phái, khi Cộng Sản chiếm Miền Nam tháng 4, 1975 ông bị bắt đi cải tạo gần 5 năm.


    Đào Tạo Ca Trưởng

    Vào năm 1982, khi nhạc sư Hải Linh ngưng dạy các lớp Ca Trưởng để chú tâm vào việc soạn các bản trường ca, Phạm Đức Huyến đã tiếp nối công việc bằng việc mở các khóa huấn luyện ca trưởng tại Sài Gòn và các vùng phụ cận. Trong tám năm âm thầm hoạt động, ông đã hoàn tất 37 khóa đào tạo ca trưởng trước khi lên đường định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. vào tháng 9, 1990.

    Chưa đầy một năm sau khi đến đất tự do, ông đã mở lớp Ca Trưởng Cấp I tại San Jose vào ngày 16-6-1991. Nội dung của khóa nầy nhằm trang bị cho người ca trưởng kiến thức về hoà âm, kỹ thuật đánh nhịp và điều khiển hợp ca.

    Anh Nguyễn Báu, nhớ lại lớp Ca Trưởng đầu tiên tại San Jose, "Chúng tôi tập trung tại nhà một anh trong nhóm rồi mời thầy đến dạy nhạc. Đôi khi phòng khách chật chội qúa, chúng tôi vào garage... Dần dà, chúng tôi mượn được phòng hội và cả nhà thờ để tập dượt."

    Anh Báu, hiện phụ trách điều khiển Ca Đoàn Mẹ La Vang, nhà thờ Christ The King, là tác gỉa một số bản thánh ca được ưa chuộng.

    Sau những lớp Ca Trưởng Cấp I, phần nhiều các khoá sinh tốt nghiệp tiếp tục theo học Cấp II, là lớp đào sâu về phân tích hòa âm, kỹ thuật tập hát và điều khiển hoà nhạc. Các môn sinh còn học thêm các lớp về sáng tác, nghiên cứu cung giọng, các thể bình ca và dân ca.

    Trong hơn một thập niên qua, nhạc sư Phạm Đức Huyến đã hoàn tất 16 khóa đào tạo ca trưởng cấp I và II tại Hoa Kỳ.

    Linh mục Vũ Liễu, linh hướng Ủy Ban Thánh Ca của Giáo Xứ Việt Nam St. Patrick, nói, "Thật là may mắn cho San Jose có thầy Huyến, một nhạc sư tài năng, giúp huấn luyện các ca trưởng. Ngoại trừ một số đã thạo tay nghề từ bên Việt Nam trước khi đến đây, đa số các ca trưởng đang phục vụ tại San Jose là môn sinh của thầy."

    Giáo xứ Việt Nam hiện có 11 ca đoàn với khoảng 500 ca viên phụ trách 11 thánh lễ cuối tuần. Giáo xứ còn có ca đoàn Thánh Gia gồm các vị cao niên hát các buổi lễ an táng, và ca đoàn Fatima của các em thiếu nhi. Trung bình mỗi ca đoàn có từ 2 đến 4 ca trưởng được huấn luyện chuyên môn.

    Ngoài ra, các ca đoàn phụ trách các thánh lễ Việt Nam tại các giáo xứ Most Holy Trinity và Maria Goretti cũng cử người đến thụ huấn.

    Vươn Tay Nhịp Ra Xa

    Nhưng nhạc sư Phạm Đức Huyến còn đi nhiều nơi để huấn luyện ca trưởng. Từ Dallas, Houston, Chicago, New Jersey, Philadelphia, Carthage, Missouri, đến Seattle, Washington... mỗi năm ông đều được mời đến trú ngụ vài tuần, dạy cấp tốc ngày đêm. Trong số những người thụ huấn, có người đã tốt nghiệp chuyên khoa âm nhạc tại các đại học Hoa Kỳ hoặc đã từng điều khiển các ca đoàn tổng hợp hát trong các đại lễ.

    Cuối tháng Năm vừa qua ông đã làm một chuyến đi Dallas để huấn luyện khoá cấp II Ca Trưởng. Chỉ sau vài ngày ở Dallas, ông nhận được điện thoại từ San Jose báo tin thân phụ ông, cụ Phạm Văn Hoàn, phải nhập viện và khó qua khỏi cơn bệnh. Tuy nhiên, ông vẫn cho lớp học tiếp tục tiến hành.

    Ông Huyến nói, "Tôi phó thác mọi sự cho Chúa quan phòng. Lớp học phải rút ngắn lại một ngày và anh chị em phải học mỗi ngày lâu giờ hơn. Khi từ phi trường về, tôi đến ngay bệnh viện để gặp ông cụ."

    Mấy tuần sau, cụ thân sinh được Chúa cất về, hưởng thọ 90 tuổi.

    Nhạc sĩ Hoàng Viết Hùng ở Dallas, Texas, nói rằng, anh và các bạn không những ngưỡng mộ tài năng của nhạc sư Phạm Đức Huyến mà còn rất mến tấm lòng quảng đại và tư chất bình dị của ông. Ông sẵn sàng hy sinh thì giờ, công việc để đến những nơi có nhu cầu huấn luyện ca trưởng. "Chúng tôi rất dễ trò chuyện với thầy vì ông đối xử với chúng tôi như bạn," anh Hùng nói.

    Vào giữa tháng Mười Một năm 2001, một khóa Ca Trưởng Cấp Ba được tổ chức tại San Jose. Đây là khóa cao nhất của chương trình đào tạo ca trưởng và các khóa sinh được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. 13 nhạc sĩ sáng tác và dày kinh nghiệm điều khiển các ca đoàn từ khắp các nơi ở Hoa Kỳ thụ huấn khóa học nầy.

    "Khóa học được sắp xếp rất công phu và đây là khóa duy nhất được tổ chức ở Hoa Kỳ," nhạc sĩ Lê Hà, một trong những phối trí viên của khóa học phát biểu. Cùng cộng tác với nhạc sư Phạm Đức Huyến để phụ trách khóa nầy, có nhạc trưởng Thiên Quang, San Diego, người đã từng điều khiển dàn nhạc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH trước năm 1975.

    Khóa Cấp Ba chủ yếu nhắm đào sâu phân tích hoà âm, xử dụng nhạc cụ, phối khí, nghiên cứu nhạc sử và điều khiển dàn đại hợp xướng. Các khóa sinh vào cuối khóa phải trình bày một tiểu luận về âm nhạc để tốt nghiệp.

    Đa Dạng Trong Đào Luyện Và Sáng Tác

    Trong nổ lực chia sẻ kiến thức về sáng tác và điều khiển hợp ca, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đã soạn một bộ ba cuốn về kỹ thuật điều khiển hợp ca. Bộ sách đã được hoàn thành và ông cùng với các môn sinh đang dự trù thực hiện qua dạng phim đĩa DVD để dễ dàng truyền thụ.

    "Việc huấn luyện kỹ thuật điều khiển hợp ca Việt Nam là nhu cầu thiết yếu và bộ DVD sẽ giúp đáp ứng phần nào, đặc biệt cho các thế hệ trẻ", ông Huyến nói. Tuy nhiên để cho thu vào điã DVD đòi hỏi nhiều thời gian và các phương tiện khác.

    Ngoài ra, nhạc sĩ Phạm Đức Huyến và các môn sinh của ông đã thực hiện các băng và dĩa nhạc, đặc biệt với các bản thánh ca, như các cuốn Trinh Vương Maria, Thập Tự Vinh Quang, Maria Suối Hồng Ân, Hang Bêlem, Tuyển Tập Tôn Vinh... Trong số các cuốn thành công có cuốn Mẹ La Vang, do nhạc sĩ Lê Hà phụ trách phần kỹ thuật và đệm nhạc, phát hành dịp kỷ niệm Đức Mẹ 200 Năm hiện ra ở La Vang với hơn 25,000 cuốn phổ biến khắp nơi trên thế giới.

    Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến còn sáng tác nhạc tiếng Anh và đã được các hãng đĩa HillTop Records và Hollywood Stars Music Production và Amerecords ở Hollywood tuyển chọn một số nhạc phẩm thu vào đĩa. Trong đầu năm nay, các bản "Liberty", "When Can I Be Reunited With My Mother?" đã được thu vào Album America. Gần đây ông đã ký hợp đồng cho thâu các nhạc phẩm như "When Can I Return To My Native Country?", "Diana, Princess of Wales", "A Former Photograph" và "Homeland Love". Đây là các bài thơ bằng Anh ngữ của các thi sĩ Minh Viên, Ngọc An, Ngô Đa Thiện hoặc thơ Việt Nam được chuyển dịch qua tiếng Anh.

    "Đóng góp của nhạc sư Phạm Đức Huyến thật rất đáng được ca ngợi," linh mục Vũ Liễu nói. "Tài năng của thầy Huyến về phương diện âm nhạc thật qúa dồi dào, đặc biệt trong lãnh vực thánh nhạc. Ông lại hào phóng, không cất giữ cho mình mà sẵn sàng san sẻ với người khác. Thật sự, ông đã dùng tài năng Chúa ban để làm lợi cho Chúa."

    -- Trần Hiếu --

    http://phamduchuyen.com/main.html

  5. #5
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default GIÁO SƯ NHẠC SĨ PHẠM ĐỨC HUYẾN VỚI GIÒNG NHẠC VIỆT

    GIÁO SƯ NHẠC SĨ PHẠM ĐỨC HUYẾN VỚI GIÒNG NHẠC VIỆT RẠNG RỠ QUÊ HƯƠNG

    Theo truyền thống của nền Âm nhạc Hoa Kỳ thì cứ 4 năm một lần, các nhạc sĩ trong toàn quốc lại có cơ hội ngồi lại với nhau trong thính đường để cùng với các Ban nhạc của các sắc dân có mặt trong vùng trời tự do này thưởng thức và tìm hiểu một cách cụ thể có chiều sâu về các đường nét đặc trưng của làn điệu dân ca hoặc nhạc cụ và cách trình tấu độc đáo mang bản sắc văn hóa đặc thù của từng dân tộc.

    Kỳ vọng đó đã xảy ra nơi vùng đất Thung lũng Hoa vàng thân yêu của chúng ta : Thánh đường Chính Tòa Saint Joseph ở downtown được dùng làm thính phòng với tất cả nét đẹp nghệ thuật và trang trọng đài các của ngôi thánh đường đã tạo cho ngày Đại Hội Âm Nhạc Công Giáo Hoa Kỳ thêm phần hứng khởi.

    Để tìm hiểu một nền văn hóa nào đó, con người đã tìm đến với rất nhiều lãnh vực, trong đó có âm nhạc. Âm nhạc có sự sống riêng biệt của chính nó, song hành và gắn liền với dòng sinh mệnh của một dân tộc, là cái nôi chuyên chở cảm xúc thăng trầm, triết lý nhân sinh, bản sắc dân tộc và cả sự văn minh, sự trù phú gấm vóc của quê hương cũng đã được tìm thấy nơi dòng nhạc, làn điệu và nhạc khí của dân tộc đó. Do vậy, từ lâu khát vọng về giao lưu văn hóa văn nghệ được nêu lên như một nhu cầu góp phần đưa các Dân tộc xích gần lại với nhau hơn, chia xẻ cho nhau những tâm tư đồng điệu trong tận cùng cảm xúc cùng chung một nhịp đập về : TÌNH YÊU – CON NGƯỜI và VŨ TRỤ. Điểm đặc biệt ở Đại Hội kỳ này là với con số khoảng 500 nhạc sư, nhạc sĩ, nhạc trưởng, ca trưởng và các nhà khảo luận Hoa Kỳ tề tựu bên cạnh một số ít khách được mời trong hạn chế, đã nói lên được tầm mức và thành quả có được trong các buổi trình tấu hợp xướng trong Đại Hội.

    Đại Hội âm nhạc kỳ này được sự góp mặt phô diễn của 6 ca đoàn đại diện cho 6 sắc dân có mặt tại Hoa Kỳ, trong đó có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Mễ, Samoa và Việt Nam. Trong giới hạn của bài báo và cũng là chủ đích, chúng tôi xin được đóng khung để giới thiệu đến quý độc giả đôi nét thành quả mà Ca Đoàn Hợp Xướng của Giáo Xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Phận San Jose đã thay mặt cho sắc dân người Việt và đã tạo được cho Cộng đồng Việt Nam chúng ta thêm những điểm son và dấu ấn tốt đẹp khắc ghi nơi lòng người thưởng ngoạn, nhất là các Nhạc sư, Nhạc sĩ, Ca trưởng, Nhạc trưởng và các nhà khảo luận âm nhạc của Hoa Kỳ một nụ cười mãn nguyện và khâm phục trong từng tràng pháo tay dòn tan đắc ý và tán dương, đó cũng là nhịp cầu giao cảm sâu đậm giữa người bản xứ Hoa Kỳ dành cho người Việt lưu vong trong khung trời nghệ thuật tạo tiền đề cho những khai mở khác trong lãnh vực văn hóa văn nghệ và những sinh hoạt tương quan khác được thuận lợi hơn trong tương lai.

    Với gần 60 ca viên tuyển chọn đặc biệt từ 7 Ca đoàn thuộc Giáo xứ qui tụ về trong lớp Hợp Xướng do Giáo sư Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến đảm trách, với một thời gian tập luyện khá gấp rút nhưng do sự nhuần nhuyễn tập luyện từ các ca đoàn và đặc biệt trong lớp Hợp Xướng, kết hợp với trách nhiệm nặng nề được giao phó là làm vinh danh cho Quê Mẹ Việt Nam, họ đã hát với tất cả cảm xúc chất chứa tin yêu và hãnh diện. Được sự đồng hành và dạo khúc của tiếng sáo, tiếng đàn đặc thù dân tộc dẫn lối về với cội nguồn Việt Nam của đàn bầu, xen lẫn ngón đàn tranh độc đáo như hòa quyện vào cảm xúc, tạo nên những rung động hưng phấn về tình yêu và tình tự dân tộc – ở đó họ gặp gỡ và chan hòa hơi thở quê hương vào lời ca tiếng nhạc vừa để tán dương đồng thời nhắc nhở cho nhau về một truyền thống tuyệt vời của người dân Việt : HIẾU – TRUNG.

    "Cây có cội – hãy gìn cây cho thẳng,
    Nước có nguồn – hãy giữ nước cho trong".

    Lời dặn của Tổ Tiên Lạc Hồng cứ vẳng đưa trong tôi xen lẫn lời ca tiếng nhạc đang uốn lượn theo ngón đàn dân tộc khi trầm lắng uy nghiêm, khi thánh thót ngân nga, đôi khi trìu mến gọi mời, đã cuốn lôi hàng trăm đôi mắt chăm chú lắng nghe. Dõi theo từng cung điệu đặc trưng của lối nhạc dân tộc Việt được cấu trúc theo thang âm ngũ cung đặc biệt theo tổng hệ của dân tộc Kinh bao gồm : Thang âm, điệu thức và tiết tấu. Ngoài ra, chữ Việt thuộc loại chữ độc âm với 5 dấu 6 giọng lại là một đặc sản văn hóa mà người ngoại quốc cứ mãi khen là người Việt Nam nói mà như hát vậy, nhất là khi lời nói được cất lên theo lối diễn cảm thì tác dụng nhạc tính lại càng gia tăng và có khả năng truyền đạt tế-vi độc đáo. Do đó, điệu thức và tiết tấu phải mang một sắc thái đặc thù, được xem là hai phương tiện ắt có và đủ để chuyên chở các dòng chữ vô tri ấy lên các dấu nhạc, hòa quyện tạo nên những hơi thở dạt dào cảm xúc tình người mà vẫn giữ được nét đặc trưng đầy tự hào và quyến rũ. Và cũng chính vì các yếu tố nêu trên, đã tạo nên một hệ thống nhạc cụ và lối trình tấu, điều khiển cũng như uốn theo hệ thống thang âm ngũ cung, tiết tấu và điệu thức để diễn đạt thật sâu sắc và chuẩn xác, tinh tế và thẩm mỹ theo đòi hỏi của ngôn ngữ đặc biệt của dân tộc Việt. Thẩm mỹ quan Việt Nam được đẽo gọt, thử thách và nhào nặn, uốn nắn qua bao đời theo một qui luật khắt khe mà có được, tồn tại và phát huy lưu truyền như nguồn suối mát trong làm chảy tuôn dạt dào những âm thanh hòa quyện, chứa chan và bàng bạc đó đây trong ca dao, trong lời ru con, trong từng điệu khúc hát hò, trong câu vè, nhạc lễ. Và nếu thẩm mỹ đã tiềm ẩn trong dòng nhạc Việt như một lưu dấu đặc trưng, thì cách phối âm, cách trình tấu, ngay cả nhạc khí và lối điều khiển hợp xướng, tính thẩm mỹ cũng phải là yếu tố quyết định tiên khởi để trở thành chìa khóa, làm bật tung ra nét đẹp vời vợi ấy ẩn tàng sâu lắng hay "ngủ quên" khi chưa có "xúc tác" khơi dậy.

    Với chủ đề và cũng là chủ trương của cố Nhạc Sư Hải Linh mà người kế thừa là người cháu thân thương – Nhạc Sư Phạm Đức Huyến : NGỢI KHEN THIÊN CHÚA – TÁN TỤNG QUÊ HƯƠNG. Với 2 chủ điểm đó, tự nó đã phản ảnh rõ nét truyền thống lâu đời và cao quý của của Việt đạo : HIẾU TRUNG. Dựa theo chủ điểm, 3 bài ca được lựa chọn vừa để phô diễn những đường nét độc đáo của dòng nhạc Việt Nam đậm nét tư tưởng và cảm xúc nhân sinh như nhắc nhở cho khán thính giả thấy được – cảm nhận được – và chia xẻ được cái vốn HIẾU ĐẠO tông truyền cao quý nơi mọi người con dân nước Việt – nơi niềm tự hào về mảnh giang sơn gấm vóc với hơn 4.000 năm dựng nước và kiêu hùng giữ nước, mà Tổ Tiên đã dầy công tô bồi gìn giữ, nay trao lại cho con cháu nâng niu, hãnh diện.

    Trong khung cảnh trang nghiêm và trầm ấm của thánh đường, khán thính giả được mời gọi theo dõi 3 bài ca tiêu biểu của dòng nhạc Việt Nam : Lễ vật dâng Chúa (Phạm Đức Huyến) – Tán tụng hồng ân (Hải Linh) – Hương Quê (Hải Linh). Thính phòng im bặt khi khúc nhạc dạo đầu của dàn nhạc Giao hưởng dân tộc được tấu lên gồm sáo, đàn tranh, đàn bầu có piano, organ... phụ họa làm nền cho thêm phần mầu sắc : "Con chẳng có vàng, cũng chẳng có mộc dược, và không có nhũ hương, con chỉ có con tim chân thành thờ lạy Chúa..." được ca đoàn cất lên theo tiết tấu của ngũ cung Việt Nam, đã thu hút sự chú ý theo dõi của khán thính giả ngay từ phút đầu tiên, bởi tất cả đối với họ quá xa lạ, không che giấu nỗi ngạc nhiên trên vừng trán đăm chiêu. Với người ngoại quốc, do bất đồng ngôn ngữ, họ đã không thể hiểu được lời ca với tất cả ý nghĩa sâu xa được chuyển đến, nhưng do đồng cảm về nhạc tính và nhất là giới thưởng ngoạn lại là nhạc sư, nhạc sĩ, nhạc trưởng, ca trưởng và khảo luận, thính năng giúp họ theo dõi một cách đặc biệt từng cử động, diễn xuất của ca đoàn, nhạc khí và nhạc trưởng, họ đón dòng âm thanh tuôn chảy theo tiết tấu khi nhặt khi khoan, khi mềm mại dịu êm, khi vươn lên dồn dập xen lẫn tiếng đàn tranh, đàn bầu, tiếng sáo độc đáo trong từng luyến láy, mổ, nhấn, rung, khiến dòng thanh âm cũng được cuốn theo cùng hệ thang âm, khi tắt dần như thẩm sâu vào tận cùng cảm xúc con tim, khi rơi nhẹ ngân vang như tiếng thì thầm tình tự, lúc nhấn mạnh đong đưa như tiếng vọng gọi mời, giục dã... Cả một bầu tâm sự của dòng nhạc Việt biểu trưng cho tâm hồn người dân Việt tộc, chất chứa tàng ẩn đó đây đã được tiếng sáo và các ngón đàn độc đáo khai phóng, mở lối phơi bày và hòa nhịp chung trong cùng một cảm nhận. Điểm ghi nhận đặc biệt ở đây là giới thưởng ngoạn âm nhạc Âu Mỹ đã nhận ra đường nét đặc biệt của lối điều khiển của dòng nhạc Việt Nam do Nhạc sư Phạm Đức Huyến thủ vai ca, nhạc trưởng. Tất cả phải đồng bộ trong một cảm xúc chung nhất khi phô diễn đường nét nghệ thuật đặc thù, do đó, tay nhịp của người điều khiển cũng phải được khép vào khuôn khổ thẩm mỹ mới lột tả được, và vì thế tay nhịp đã phải uyển chuyển và đong đưa theo lối hát tiết tấu của ca đoàn, một lối hát khác với lối hát Âu Mỹ là hát trường canh dựa theo phách mạnh yếu của nốt nhạc quyết định, sẽ không phù hợp khi áp dụng vào dòng nhạc Việt, vì lẽ sẽ gặp nhiều trở ngại, nhất là khi phối thành bè hợp xướng như : ép dấu một cách gượng gạo, đôi khi có tác dụng ngược với nội dung chuyên chở, nhất là chuyên chở lời tình tự hoặc bản sắc dân tộc, triết lý lại càng hạn chế. Một ví dụ cụ thể, nếu hát theo lối trường canh, thì câu nhạc được chia như sau trong bài Đêm Đông : Đêm/ đông lạnh/ lẽo Chúa/sinh ra/đời Chúa – Đêm là một từ ngữ thuộc về thời gian và mang đặc tính chuyển động trong không gian, "đêm" chuyển dịch từ Thiếu âm sang thái âm để rồi trở lại Thiếu âm và mất dần âm tính khi vừng dương ló rạng theo chu kỳ hình SIN mà thời gian là hằng số xác định, vì thế "đêm" không thể "đông lạnh" được, cũng vậy "lẽo Chúa" thì càng ngây ngô, vô nghĩa nếu không muốn nói là sự câm nín của âm thanh và ngữ nghĩa; nếu hát theo tiết tấu, sự phân định và chuyên chở nội dung đã lột tả được chân xác giá trị của nó : đêm đông – lạnh lẽo – Chúa sinh – ra đời...

    Trở lại với lời ca mà ca đoàn vừa cất lên – với lối hát tiết tấu, người Việt Nam chúng ta dễ dàng cảm nhận được ở đây đạo hiếu được đề cao như là điểm son tự hào của dân tộc Việt : ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Ăn cây nào, rào cấy ấy. Công lao sinh thành dưỡng dục của song thân cao vời tựa núi Thái Sơn và bao la như biển Thái Bình. Sự so sánh mang tính ẩn dụ và triết lý nhân sinh đó lại được nhắc đến trong Tân Ước của đạo Công giáo. Xưa kia 3 đạo sĩ đã dâng tiến vàng, nhũ hương, mộc dược để tỏ lòng bái phục khi Chúa giáng sinh như là Thánh Thượng hoàng đế, nay phận làm con cái, một vinh dự cao quý lắm chứ, sao chẳng có gì cả, mà chỉ có mỗi một con tim thôi ư ? "Dâng lên tâm hồn giá lạnh đêm đông"... Lại một con tim giá lạnh, hời hợt thế sao, con tim đã nguội câm lòng mến, đã xơ cứng cảm xúc, đã nhạt dần màu đỏ thắm, đã tắt lịm tiếng nói thân quen, đã xa lìa nhịp đập huyết thống CHA-CON. Một tấm lòng quá nhạt nhẽo, quá bạc bẽo giá băng như thế, bẽ bàng xót xa như thế, Chúa vẫn nhận ư ? Chúa nhận chứ, nhận một cách nhiệt tình hớn hở là đằng khác, vì theo sự trình thuật của Thánh kinh trong dụ ngôn "Người con hoang đàng, sau khi được chia gia tài, chàng trẩy đi phương xa, ăn chơi phung phá sạch đến đồng xu cuối cùng, túng quẫn đã liều ăn cả phần ăn của heo, đau buồn chàng trở về xin làm gia nhân cho bố, nhưng không – Cha sai gia nhân đưa áo đẹp và nhẫn xỏ vào tay con, làm tiệc ăn mừng vì "Con ta đã mất nay có lại được...". Nhận lấy trái tim cho dù đã xơ cứng, lão hóa, thì vẫn là trái tim với tất cả ý nghĩa và chức năng của nó. Thổi vào đó luồng sinh khí yêu thương, ủ ấp và vuốt ve cho dòng cảm xúc luân lưu tuôn chảy, trái tim được hồi phục với nhiệt nồng bỏng cháy hạnh phúc, vì thế mà được ngự trị mãi nơi đỉnh cao của tình yêu chân chính, đam mê. Tình yêu thương, một chiều từ cha mẹ xuống tới con cái thể hiện qua ý niệm "Nước mắt chảy xuống", đã gặp gỡ tuyệt vời tình thương Thiên Chúa qua dụ ngôn trên. Tình thương ấy quả là một ân huệ, một ân sủng lớn lao dành cho con cái, và để tỏ lòng tri ân, ca đoàn hướng dẫn khán thính giả đi vào tấu khúc hiếu đạo của dân tộc Việt : TÁN TỤNG HỒNG ÂN. Nơi đây, để tán dương công đức, để nâng lời cảm tạ chân thành, người nghe lại một lần nữa được nhắc nhở một sự so sánh rất thực tế cuộc sống : "thương con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh – Nhiệm mầu tình Chúa cao siêu, loài người được Chúa nâng niu – "Nâng niu tựa con ngươi trong mắt Chúa". Còn gì chân xác và kiêu hãnh tự hào hơn nữa khi loài người được chăm sóc cẩn trọng như con ngươi Thiên Chúa – Ở đây, một lần nữa, sự gặp gỡ tương giao kỳ lạ của ca dao Việt Nam. "Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn", đã nói lên phần nào hạnh phúc và vinh dự của phận làm con, còn ngại ngùng chi nữa mà không Tán tụng hồng ân cao vời ấy. Ở phút cuối cùng của chương trình là bài Hương Quê của cố Nhạc sư Hải Linh với tiết tấu dồn dập, vui tươi được soạn thành 4 bè hợp xướng, được Nhạc sĩ kiêm Nhạc trưởng viết phần phối khí hòa âm cho sáo, đàn bầu, đàn tranh, Organ và Piano, được ca đoàn chuyển đến trong lời ca nhẹ nhàng nhưng chứa chất nhiều cảm xúc về một quê hương Việt Nam gấm vóc, tựa như phóng ảnh màu của bức tranh toàn cảnh giang sơn hình chữ S đậm màu tình tự. "Bao la trời Việt Nam in một màu xanh ngắt, đây bức tranh muôn màu, hoa lá như tươi cười, tô thắm một trời vui, đời đẹp tươi". Hoa lá, cỏ cây, cảnh vật như rộn rã reo hò trong bầu trời thanh bình, dạt dào ánh dương như nhắc bảo cho con dân Việt lưu vong một mảnh hình hài dấu yêu của Mẹ, cả một trời hạnh phúc, một bàn tay rộng mở đón chào, một cảnh sống, tâm tư chung nhất cho mọi người con xa xứ, "Hòa bình trên trái đất" như một điệp khúc vang vọng nơi nơi, càng làm cho dân Việt lưu luyến với nguồn cội hơn nữa. "Bên ngàn hương bay, tình thơ lưu luyến chung sống những ngày vui" sao êm đềm và nhung nhớ quá thôi.

    Với lối viết đệm "Tang tang tang tang tình" cho 2 bè Tenore và Basso được lập đi lập lại nhiều lần, người nghe như ngỡ rằng đây là một loại nhạc khí "sống" được dùng làm nền ở âm vực thấp hầu "tôn" lên dòng suối âm thanh đặc thù từ sáo, đàn tranh và đàn bầu được tự do bay lượn trong không gian, dẫn lối cho lời ca thấm nhập và đạt được tác dụng tự tình của riêng nó.

    Tiếng vỗ tay của cả thính phòng dành cho ca đoàn hợp xướng Việt Nam, cho các ngón đàn, tiếng sáo của các nghệ nhân có biệt tài lột tả cảm xúc như đã khắc ghi đậm nét một thán phục, cảm mến nơi lòng khán thính giả có mặt trong Đại Hội Âm Nhạc, làm rộn lên niềm xúc cảm sâu lắng và tự hào, đã là nhân tố tích cực giúp tác giả ghi lại nơi đây đôi nét về buổi hợp xướng đó với tất cả tạ ơn người, tạ ơn ai, đã cho tôi một kiếp người... Việt Nam".

    Tự khẳng định cho mình một bước đi phấn chấn, với một niềm tự tin, tự hào dân tộc chất chứa trong tim, các anh chị em ca viên đã đại diện cho những đứa con ngoan cường của Mẹ Việt Nam, nói với những người anh em đồng loại khác màu da, khác chủng tộc, khác nguồn nước mát trong... rằng, Dân tộc Việt Nam quả đã có một truyền thống văn hóa đạo đức như thế đó, rất Nhân Bản, rất Con Người. Nhạc khí Việt Nam với hệ thống ngũ cung có vẻ như "thiếu" đó, lại có một khả năng độc đáo "cõng" được khối lượng lời ca cũng mượt mà dịu êm, cũng súc tích nội dung không thiếu, giải tỏa được những ẩn ức mà với ngôn ngữ đặc trưng Việt tộc, hệ thống thất âm khó lòng len lỏi và chuyển tải một cách nhuần nhuyễn mà không gượng ép, cứng ngắc, đôi khi khô khan, lạ lẫm và lạc ý.

    Xin cám ơn nghệ nhân sáo Phạm Bài, nhạc sĩ nhạc công đàn bầu Bùi Hữu Nhật, Giáo sư đàn tranh Ngọc Dung, nhạc công Quốc Anh phụ đệm dương cầm, và cô Ngọc Diệp diễn tấu đàn Organ, đã bỏ nhiều công sức tập dượt chỉ với niềm tin và kỳ vọng : làm rạng rỡ 2 chữ Việt Nam. Đặc biệt xin cám ơn Giáo Sư Nhạc sĩ, Nhạc trưởng Phạm Đức Huyến đã với bầu nhiệt huyết trong tim, với lý tưởng phụng sự nghệ thuật : HIẾU TRUNG với cả cống hiến miệt mài không mệt mỏi, đã đem lại thành quả lớn lao, góp phần làm rạng rỡ thêm cho quê hương. Thầm mong rằng nhiệt tình của Giáo sư Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến sẽ được nhiều tâm hồn đáp ứng, tiếp tay và hỗ trợ liên tục, mãi mãi.


    -- Cao Minh Tâm --

    http://phamduchuyen.com/main.html

  6. #6
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default THẾ GIỚI THÁNH CA CỦA NHẠC SƯ PHẠM ĐỨC HUYẾN

    THẾ GIỚI THÁNH CA CỦA NHẠC SƯ PHẠM ĐỨC HUYẾN

    Người coi “âm nhạc như hơi thở của chính mình” năm nay 60 tuổi, nhưng đã có một gia tài đồ sộ về âm nhạc với khoảng 600 bài, đại đa số là những bài Thánh Ca, được rất nhiều ca đoàn Công Giáo trình bày trong các thánh lễ cử hành tại các giáo xứ của người Việt hải ngoại khắp nơi. Ngoài thánh ca, Phạm Đức Huyến đã viết được trên 100 bài Thánh ca Thiếu Nhi để hát trong nhà thờ, trong các buổi học giáo lý... Thêm vào đó, ông cũng đã viết trên 100 bài sinh hoạt ca cho Thiếu Nhi trong lãnh vực âm nhạc giáo dục, từ lớp Vườn Trẻ Mẫu Giáo đến các lớp bậc Tiểu học. Các em vừa hát vừa học với các tiêu chuẩn dễ hát, dễ nhớ, dễ thuộc. Sáu tập sách ''Âm Nhạc Thiếu Nhi'' cho sáu lớp: Vườn Trẻ Mẫu Giáo và 5 lớp tiểu học đã in xong do nhà sách Khai Trí phát hành vào đầu năm 1975, “ nên đã cùng chung số phận của mệnh nước và tác giả của nó”, như ông đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn.

    Phạm Đức Huyến sinh tại Phát Diệm ( Ninh Bình), một địa danh xuất phát nhiều tên tuổi trong hàng giáo phẩm Việt Nam và cũng là nơi qui tụ những tín đồ Công Giáo rất nhiệt thành, trong số có gia đình Phạm Đức Huyến. Từ nhỏ Phạm Đức Huyến đã say mê âm nhạc và may mắn nhận được sự hướng dẫn của cố nhạc sư Hải Linh, một danh tài của nền thánh nhạc Việt Nam. Phạm Đức Huyến đã tự nhận xét về mình như sau:” Trước hết phải cám tạ Thượng Đế đã ban cho tôi một năng khiếu khá phong phú về âm nhạc, một thính giác với thẩm âm cao và một tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và tha nhân”. Nhờ ở những ưu điểm này ông đã tốt nghiệp thủ khoa Khóa Ca Trưởng Sài Gòn năm 1973. Sau khi tốt nghiệp, ông đảm trách phụ giảng cho nhạc sư Hải Linh trong các lớp ca trưởng, nhờ đó đã tích lũy thêm được vốn liếng về nghiên cứu âm nhạc và giảng dạy.

    Vào năm 1968, theo lệnh tổng động viên, ông thụ huấn khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường làm giảng viên tại Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị. Từ năm 1970 đến 1975, ông được biệt phái về Bộ Giáo Dục và phụ trách giảng môn âm nhạc tại Viện Khoa Học Giáo Dục, Đại Học Thành Nhân Sài Gòn. Từ tháng 4 năm 75, Phạm Đức Huyến bị giam cầm trong gần 5 năm và được trở về với gia đình năm 1980. Vào năm 1982, khi nhạc sư Hải Linh ngưng đào tạo các lớp ca trưởng để chú tâm vào việc soạn các bản trường ca, Phạm Đức Huyến đã tiếp nối công việc đó bằng việc mở các khóa huấn luyện ca trưởng tại Sài Gòn và những vùng phụ cận. Trong tám năm âm thầm hoạt động, ông đã hoàn tất 37 khóa đào tạo ca trưởng trước khi lên đường định cư ở Hoa Kỳ theo diện H.O. vào tháng 9, 1990.

    Trước đó, vào năm 82, khi biết tin hai người em của mình bị bỏ mình trên biển cả, Phạm Đức Huyến với nguồn cảm xúc mãnh liệt, đã hoàn thành một tác phẩm hợp ca nhiều bè với tựa đề “Hiến Lễ Tinh Tuyền”, được trình bầy trong đại lễ Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Vatican năm 1988.

    Năm 90, ông rời Việt Nam cùng với vợ và 3 con, để lại cơ sở nhiếp ảnh của ông thành lập nhiều năm trước đó cho 2 người con gái trông coi. Từ năm 95, ông thành lập Dream Studio chụp hình đám cưới ở San Jose. Sau khi gia đình 2 người con gái mới sang đoàn tụ vào đầu năm 2003, ông đã khai trương thêm Dream Studio-Vu Huyen SaiGon, một studio về nhiếp ảnh, cũng tại San Jose.

    Một thời gian ngắn sau khi đến thành phố này, Phạm Đức Huyến được một chủ nhân trung tâm băng nhạc khẩn khoản mời về nam California với nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên ông không nhận lời sau khi được thuyết phục bởi linh mục Lưu Đình Dương, cha sở Giáo Xứ Việt Nam tại San Jose. Phạm Đức Huyến đã khai giảng khoá đào tạo ca trưởng đầu tiên dành cho cấp 1 tại đây vào ngày 16-6-1991, với nội dung trang bị cho người ca trưởng một kiến thức về hoà âm, kỹ thuật đánh nhịp và điều khiển hợp ca. Trong khi đó vào tháng 11 năm 2001, một khóa Ca Trưởng Cấp 3 được tổ chức tại San Jose. Đây là khóa cao nhất của chương trình đào tạo ca trưởng với sự tuyển chọn rất kỹ lưỡng các khóa sinh. Khóa Cấp 3 chủ yếu nhắm vào việc đào sâu phân tích hoà âm, sử dụng nhạc cụ, phối khí, nghiên cứu nhạc sử và điều khiển dàn đại hợp xướng. Để được tốt nghiệp, các khóa sinh vào cuối khóa phải trình bày một tiểu luận về âm nhạc. 13 nhạc sĩ sáng tác và dày kinh nghiệm điều khiển các ca đoàn từ khắp các nơi ở Hoa Kỳ đã thụ huấn khóa học nầy. Nhạc sĩ Lê Hà, một trong những phối trí viên của khóa hoc cấp 3 này cho biết là khóa học được sắp xếp rất công phu và là khóa duy nhất được tổ chức ở Hoa Kỳ. Cùng cộng tác với Phạm Đức Huyến còn có nhạc trưởng Thiên Quang - cư ngụ ở San Diego - là người đã từng điều khiển dàn nhạc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Theo Phạm Đức Huyến cho biết, thời gian dành cho một khoá của mỗi cấp khi ở Việt Nam kéo dài một năm. Nhưng tại hải ngoại do hoàn cảnh và thì giờ eo hẹp nên ông đã gửi tài liệu cho các học viên trước để nghiên cứu với nhau, sau đó mới sang địa điểm chỉ định để hướng dẫn cho mỗi cấp lớp, thường được chia làm 2 đợt, mỗi đợt dạy nửa chương trình dài khoảng 1 tuần. Từ khi đến Mỹù đến nay là 13 năm, Phạm Đức Huyến đã thu phục được sự cảm mến của nhiều người – ở San Jose và rất nhiều thành phố khác tại Hoa Kỳ- qua những hoạt động của ông trong việc đào tạo những ca trưởng và nhạc sĩ sáng tác thánh ca để phục vụ cho những thánh lễ dành cho người Việt khắp nơi.

    Sự có mặt của Phạm Đức Huyến tại San Jose đã được linh mục Vũ Liễu, linh hướng Ủy Ban Thánh Ca của Giáo Xứ Việt Nam St. Patrick, ghi nhận là "Thật may mắn cho San Jose có thầy Huyến, một nhạc sư tài năng, giúp huấn luyện các ca trưởng. Ngoại trừ một số đã thạo tay nghề từ bên Việt Nam trước khi đến đây, đa số các ca trưởng đang phục vụ tại San Jose là môn sinh của thầy."

    Về việc phổ biến thánh ca đến quần chúng, Phạm Đức Huyến đã thực hiện được 4 CD Thánh Ca: Hang Bê Lem, Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam, Lời Kinh Nguyện Cầu ( phổ nhạc theo lời thơ của cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ) và gần đây nhất là CD Chuỗi Ngọc Vàng Kinh, phát hành vào tháng 4 năm 2003, biểu tượng cho chuỗi Mân Côi, được Giáo Hội biệt kính trong năm nay. Nhiều bài Thánh Ca của ông đã được đưa vào những CD này như Trinh Vương Maria, Thập Tự Vinh Quang, Maria Suối Hồng Ân, Hang Bêlem, vv... Phạm Đức Huyến còn sáng tác dưới hình thức phổ nhạc từ những bài thơ tếng Anh và đã được các hãng đĩa HillTop Records và Hollywood Stars Music Production cùng với Amerecords ở Hollywood tuyển chọn một số nhạc phẩm thu vào đĩa, trong số có "Liberty", "When Can I Be Reunited With My Mother?", "When Can I Return To My Native Country?", "Diana, Princess of Wales", "A Former Photograph", ø "Homeland Love, ''The River'', ''Sounds of a lonely Bird'', vv.... Đây là các bài thơ bằng Anh ngữ của những nhà thơ Minh Viên, Ngọc An, Ngô Đa Thiện,Hoang Ngoc Van hoặc những bài thơ Việt Nam được chuyển dịch qua tiếng Anh.

    Tuy không nắm trong tay một hệ thống phát hành như những trung tâm nhạc hoặc những nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng Phạm Đức Huyến luôn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ca trưởng đã tốt nghiệp, trong việc phổ biến những sản phẩm này. Riêng CD “ Mẹ La Vang Mẹ Việt Nam” gồm 11 bài thánh ca tôn vinh Đức Mẹ La Vang nhân dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra ở VN ( trong số có 9 bài hợp soạn với Vũ Đình Ân, ngoài 3 bài khác của Lê Hà và Hải Linh ), đã nhận được một sự đón nhận mạnh mẽ không ngờ với con số tiệu thụ được lên tới khoảng 25 ngàn CD. Đó là một con số ngay đối với những trung tâm nhạc cũng không dễ dàng gì đạt được trong tình trạng hiện nay.

    Nhận thấy sự cần thiết trong vấn đề đào tạo ca trưởng cho các giáo xứ Việt Nam tại hải ngoại, Phạm Đức Huyến đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo những ca trưởng tại nhiều nơi, với quan niệm “muốn ca đoàn hát hay phải có ca trưởng giỏi”. Tổng cộng cho đến nay ông đã hướng dẫn được 56 khoá ca trưởng, trong số có 37 khoá tổ chức ở Việt Nam trước khi ông xa rời quê hương. Tại hải ngoại, có những khoá số người ghi tên theo học lên đến quá 60, như trường hợp xẩy ra ở thành phố New Orleans vào tháng 04 năm 2003. Nhưng sau khi tuyển chọn kỹ lưỡng, chỉ còn lại khoảng 40 ngươì được nhập khoá. Trong số những người được Phạm Đức Huyến hướng dẫn, có những người đã tốt nghiệp cử nhân hoặc cao hoc âm nhạc ở Hoa Kỳ. Do đó, Phạm Đức Huyến đặt kỳ vọng rất nhiều nơi những anh em này để mong họ sẽ thay thế mình dần dần trong việc đào tạo những ca trưởng thuộc lớp sau. Như ở New Orleans gần đây, Phạm Đức Huyến đã được sự phụ tá của 5 người đã tốt nghiệp ca đoàn trưởng. Vào đầu tháng 9 vừa qua, Phạm Đức Huyền đã lên đường sang Houston để hướng dẫn lớp ca trưởng cấp 1 và 2. Vào tháng 10, ông sẽ có mặt ở Portland Oregon để hướng dẫn một khoá ca trưởng khác.

    Cũng trong khuôn khổ mục đích theo đuổi, Phạm Đức Huyến đang trong vòng hoàn tất những DVD '' Kỹ Thuật Điều Khiển Hợp Ca'', ghi những chương trình dạy cho từng cấp, từ 1 đến 3, là cấp cao nhất. Ngoài ra ông vẫn luôn chú trọng đến việc sáng tác thánh ca vì nhận thấy tại hải ngoại hiếm người thực hiện việc này nên nhung nam gần đây đã đứng ra hướng dẫn những lớp sáng tác Thánh Ca, mà khoá đầu tiên đã diễn ra tại San Jose nam 1995 va Dallas Fort Worth, Texas vào năm 2002. Cũng trong năm này, ông được mời phụ trách thánh nhạc cho thánh lễ đại trào do 9 ca đoàn trình bầy tổng hợp tại Đại Hội Thánh Mẫu ở Carthage, Missouri vào mùa Hè.

    Song song với việc giảng dạy các lớp Ca Trưởng, ông còn mở những lớp dạy sáng tác nhạc, qua đó ông đã đào tạo thêm được một số nhạc sĩ trẻ đầy triển vọng như: Vũ Đình Ân, Lê Hà, Ân Đức... đểõ đóng góp cho nền Thánh ca Việt Nam nói riêng và nền Âm nhạc Việt Nam nói chung những tác phẩm rất có giá trị.

    Đối với một tâm hồn nghệ sĩ như Phạm Đức Huyến, đề tài về tình yêu không thể thiếu được trong những sáng tác của mình. Cho nên ngoài những tác phẩm thánh ca hoặc những bài hát dành cho thiếu nhi, Phạm Đức Huyến đã cho ra đời không ít những ca khúc tình cảm vì đối với ông “Tình yêu vẫn luôn là đề tài muôn thuở cho mọi thời đại, cho các giới Văn, Thi, Nhạc sĩ. Tình yêu lứa đôi thật thơ mộng đậm đà, nhưng cũng đầy nước mắt, đau buồn và ngang trái. Tình yêu quê hương thật cao đẹp và tuyệt vời, đầy oai hùng và bi tráng”. Do đó, từ năm 65, ông đã viết ''Buồn Trong Cơn Mê'', ''Hát Trong Đêm Đen'', rồi ''Tình Đắng'', “Quanh Đây Là Anh Em''... Đến năm 1971, ông viết ''Lắng Tiếng Ru Đêm'' dưới dạng hợp ca, rồi ''Hát Dưới Bóng Trường Sơn'', ''Hát Bên Bờ Thái Bình'', ''Bến Sông Trăng''...Tại hải ngoại, từ năm 95 ông lại tiếp tục sáng tác tình ca. Riêng về nhạc phổ thơ ông cũng đã phổ nhạc từ gần 100 bài của các nhà thơ ông quen biết như Sương Mai, Hoàng Ngọc Văn, Ngọc An, Hạo Nhiên, Nguyên Phương, Hà Ngọc Lân, Hoàng Xuyên Anh, Thiện Tâm, Thảo Chi, Băng Tâm, Minh Viên, Song Linh, vv… Vì thế bạn bè đã dí dỏm tặng cho ông danh hiệu ''Nhạc Sĩ của các Nhà Thơ''.

    Dù có được mệnh danh là “Nhạc Sĩ Của Các Nhà Thơ”, nhưng Phạm Đức Huyến vẫn luôn được bao trùm bởi thế giới Thánh Ca của ông. Trong cái thế giới mà âm nhạc mang vẻ thiêng liêng và nhiệm mầu đó, Phạm Đức Huyến thật sự đã tìm thấy được chính mình với một nhiệm vụ cao cả mà đối với ông đã được Thiên Chúa giao phó như một việc tông đồ. Từ căn bản đó ông đã hướng dòng nhạc của mình vào những đề tài khác như một thú giải trí thanh tao, cùng một lúc tạo được niềm vui cho người thưởng thức…

    -- Trường Kỳ --

    http://phamduchuyen.com/main.html

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com