Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 41 tới 54 trên 54

Chủ đề: Chân dung linh mục Việt Nam

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Linh Mục Phêrô Nguyễn Văn Kiều
    (1903-1971)


    1903: Sinh tại xứ Quan Lãng, giáo phận Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An
    1916: Vào tiểu chủng viện Xã Đoài, giáo phận Vinh
    1924: Thầy giảng giúp xứ Đồng Tháp, Thành Trài và Thanh Bích
    1930: Học trường lý đoán (đại chủng viện) Xã Đoài
    21/12/1935: Thụ phong linh mục tại Xã Đoài
    1936: Phó xứ Thọ Hoàng, giáo phận Vinh
    1937: Chánh xứ Yên Phúc, giáo phận Vinh
    1941: Chánh xứ Bột Đà, giáo phận Vinh
    1942: Chánh xứ Làng Truông, giáo phận Vinh
    1952: Quản hạt Ngàn Sâu, giáo phận Vinh
    1955: Di cư vào miền Nam
    1955: Chánh xứ Vinh Hà, Bình Giã, nay thuộc giáo phận Bà Rịa
    1955-1971: Chánh Xứ Vinh Hà – Bình Giã
    28/4/1971: Qua đời tại bệnh viện Sùng Chính, Sài Gòn
    02/5/1971: An táng tại khuôn viên thánh đường xứ Vinh Hà, Bình Giã, nay thuộc giáo phận Bà Rịa.

    Trong Năm Linh mục, Hội đồng Giám mục Việt Nam gợi ý cho chúng ta đi tìm những mẫu gương sống cho đời linh mục, không phải từ những vị thánh chói ngời nhân đức, nhưng từ những mục tử giản đơn, bình dị, đã từng hiện diện giữa đoàn chiên nơi các giáo phận. Nhìn vào cách sống của những người đi trước, chúng ta không đòi hỏi một mẫu hình tuyệt hảo trong mọi lãnh vực, nhưng chỉ mong bắt gặp những đường nét khắc họa lại khuôn mặt của Vị Mục Tử nhân lành, những điển hình minh họa cho nếp sống của đời tận hiến vì Nước Trời.

    Từ cuộc đời cha Phêrô Nguyễn Văn Kiều, một trong những vị tiền bối của linh mục đoàn giáo phận Bà Rịa, chúng ta xin được ngắm nhìn mẫu gương của người môn đệ thân tín đồng thời cũng là một mục tử đầy yêu thương.

    “Ở lại trong tình yêu của Thầy”

    Hình ảnh cha xứ lặng lẽ cầu nguyện trong nhà thờ ngoài những giờ phụng vụ hằng ngày, đã là một ấn tượng khó phai nơi những người ở bên cạnh cha Phêrô. Khi kể về nếp sống thường ngày của cha, người dân Vinh Hà luôn phải sử dụng điệp khúc “cha lại ra nhà thờ…” Những giờ kinh Nhật tụng, những tràng kinh Mân côi kính Đức Mẹ, những giây phút cầu nguyện riêng, và cả đến việc đọc sách thiêng liêng, cha đều thực hiện trước Thánh Thể. Ngôi Nhà Chầu đã như là điểm hẹn thân quen, nơi mà cả sáng trưa chiều, mỗi khi có được thời gian, cha lại tìm đến. Nếu nhà xứ là nơi cha tiêu hao chính bản thân mình khi phục vụ đoàn chiên, thì nhà thờ là nơi cha tìm lại sức mạnh thiêng liêng từ Thánh Tâm của Đấng Mục Tử nhân lành. Chắc hẳn lòng yêu mến Thánh Thể đã làm nền cho các nhân đức cũng như nếp sống thanh tịnh, vâng phục và khó nghèo rất nổi bật nơi cha Phêrô. Đó còn là động lực cho các thực hành đạo đức cá nhân như hy sinh hãm mình, kể cả ăn chay đánh tội, cùng với thái độ cung kính và sốt sắng khi chầu Thánh Thể, nhất là khi cử hành Thánh lễ, đến độ cha đã nhiều lần bật khóc khi đọc lời Truyền phép.

    Lòng mến Chúa của cha Phêrô còn như được củng cố nhờ vào tâm tình yêu kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Với tràng chuỗi luôn mang trong người, cha thầm thĩ những lời kinh Mân côi gần như liên lỉ suốt ngày để dâng kính Mẹ.

    Nếu những tâm tình và cách thể hiện lòng đạo đức chỉ là cá biệt của riêng cha Phêrô, thì lòng yêu mến Thánh Thể của người đi trước vẫn có thể trở thành mẫu gương cho chúng ta hôm nay. Chắc chắn ai cũng thâm tín về sức mạnh của tình yêu Thánh Thể, ai cũng muốn đáp trả tiếng gọi của tình yêu Thánh Tâm, nhưng việc thường xuyên đến cầu nguyện trước Nhà Chầu ngoài những giờ phụng vụ phải chăng đã không còn là thực hành, có khi cả không là ý định, nơi nhiều linh mục của thế hệ chúng ta? Việc viếng Thánh Thể phải chăng đã lâu lắm rồi, thậm chí là chưa bao giờ, được đặt vào trong thời khóa biểu hằng ngày? Không vào nhà thờ sớm, dù chỉ năm mười phút trước giờ dâng lễ, rời phòng áo ngay khi vừa thay xong lễ phục. Thời gian có mặt tại nhà thờ chỉ vỏn vẹn vừa đủ cho việc cử hành các bí tích, phải chăng đã đủ để thể hiện lòng yêu mến?

    Nhìn vào gương cha Phêrô, chúng ta chỉ mong có thêm những giây phút cầu nguyện trước Thánh Thể, tạo lại những gặp gỡ thân tình, dù biết rằng đây chỉ là một thể hiện bên ngoài, để có thể cảm nghiệm được tâm tình của người môn đệ muốn “ở lại trong tình yêu của Thầy”, để cầu nguyện cho mình và cho đoàn chiên, đồng thời để kín múc nguồn sức cho đời tông đồ.

    “Như Thầy yêu thương”

    Nếu phải kể về cha Phêrô, những giáo dân trong các xứ mà cha đã coi sóc sẽ nhắc ngay đến cách cha yêu thương mọi người. Cuộc đời cha qua đi, nhưng vẫn còn lưu lại mãi những ký ức về một cha xứ hiền lành, ân cần, tận tụy và nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên. Cha tận tâm phục vụ những người chung quanh cả phần hồn lẫn phần xác.

    Đối với mọi người, lòng yêu thương được thể hiện ngay trong cách cha vui vẻ tiếp đón những ai đến xin cha giúp đỡ, dù là để xin thuốc chữa bệnh hay để xin xưng tội, xức dầu bệnh nhân. Cha tìm đủ cách để giúp đỡ những người túng nghèo hoặc đau bệnh, từ việc phát thuốc miễn phí, đến việc đích thân băng rửa vết thương ghẻ lở, từ việc gửi tiền hoặc quà bánh, đến việc đi tới tận nhà thăm viếng, ủi an. Cha chân thành thương mến mọi người, không phân biệt lương giáo, già trẻ, giàu nghèo. Ngay cả sau khi cha đã qua đời, cho đến hôm nay, hằng ngày vẫn có nhiều người tìm đến cha, với ước mong gặp được niềm an ủi, hoặc xin cha bầu cử cho trước Nhan Chúa, ngày giỗ cha hằng năm (28/4), nhiều người đến thánh đường xứ Vinh Hà tham dự thánh lễ và viếng mộ phần của cha để tỏ lòng yêu mến và tri ân.

    Đối với đoàn chiên xứ đạo, tấm lòng mục tử của cha Phêrô Nguyễn Văn Kiếu đã biến cha nên người phục vụ không biết mệt mỏi. Có thể nói, cha không còn nghĩ đến bản thân khi phải lo cho các linh hồn. Đặc biệt trong việc trao ban bí tích hoà giải, cha Phêrô không hề giới hạn giờ giấc, thậm chí có lần cha đang dùng bữa, có người đến xin xưng tội, cha lập tức bỏ ngang bữa cơm, mặc áo dòng đi ra nhà thờ giải tội, sau đó mới trở vào ăn tiếp. Vào các dịp lễ trọng, bởi thương giáo dân hơn cả bản thân, cha dành lấy phần mệt về mình để nhiều người đỡ mệt, nên cha sẵn sàng đạp xe đến tận các nhà nguyện giáo họ để giải tội. Theo cha, “giải tội cho kẻ có tội là nhiệm vụ hàng đầu của linh mục. Cần đem tình thương cho họ đi tìm Chúa để được bình an trong tâm hồn, nên mình phải hy sinh giấc ngủ, giờ ăn hoặc các công việc phần xác khác”.

    Dĩ nhiên, cách hành xử của cha Phêrô có thể phần nào quá đặc biệt, nếu không nói là quá đáng, nhưng chính sự “quá đáng” này của đức ái mục tử lại trở nên lời chất vấn cho chúng ta bây giờ. Nếu những mục tử như lòng Chúa mong muốn, hôm qua cũng như hôm nay, không chỉ dẫn chiên đi bằng đôi tay và khối óc, mà còn phải bằng cả trái tim của mình, thì có đúng chăng khi chúng ta đặt giới hạn cho đức ái, và sợ những “quá đáng” của tình yêu ? Có đúng chăng khi chúng ta đặt ưu tiên cho thời giờ và sức khoẻ bản thân, chỉ làm việc trong những giờ “hành chánh”, để rồi chưa dám như Chúa “yêu thương những kẻ thuộc về mình, và yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1)?

    Đi tìm một mẫu gương, có lẽ chúng ta không muốn chỉ thấy được trong đó bóng hình của người đã đi trước, nhưng đúng hơn, chúng ta muốn nhận ra chính mình trong hiện tại. Một thoáng nhìn vào cuộc đời cha Phêrô, thật ra chỉ là để có cơ hội nhìn kỹ hơn vào chính mình, và cuối cùng, dù có nhìn vào ai, mắt chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ rời khỏi Đức Kitô Mục Tử, mẫu hình tuyệt hảo và ngàn đời sống động cho những kẻ Người đã gọi làm môn đệ và đã chọn làm tông đồ.
    GP Bà Rịa
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 18-07-2009 lúc 09:18 AM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )


  2. #41
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Vinh Sơn HOÀNG TRỌNG QUỲNH
    (1903–2000)
    Cha Chính giáo phận Lạng Sơn


    Đôi nét cuộc đời
    Cậu Vinh Sơn Hoàng Trọng Quỳnh cất tiếng khóc chào đời năm 1903, tại Hậu Phú, Nam Định thuộc giáo phận Bùi Chu.
    Năm 13 tuổi cậu Quỳnh đã bắt đầu lên Lạng Sơn để tập tu ở Tiểu Chủng Viện Lạng Sơn, nằm ở giáo xứ Mỹ Sơn. Sau đó, chú Quỳnh được gọi đi học lý đoán ở Đại chủng viện Hà Nội, nhưng do bị bệnh đã trở về giáo phận và giúp xứ ở các giáo xứ Cao Bình, Tinh Túc, Bản Lìm, Mỹ Sơn, Cửa Nam.
    Suốt 33 năm làm thầy, từ năm 1946 đến 1979, thầy luôn được Bề trên tín nhiệm và giáo dân tin yêu quý mến. Thầy có nhiều khả năng về âm nhạc, sửa chữa và sáng chế ra đồng hồ chỉ bởi mấy bánh xe đồng hồ cũ. Khi còn ở với cha Kế, thầy đã sáng chế ra một chiếc đồng hồ theo ánh nắng của mặt trời, để ở một góc sân cho mọi người xem giờ. Thầy còn rất sáng tạo trong việc dạy giáo lý, thầy có cuốn phim nhựa hình ảnh Kinh Thánh, thầy nhặt các kính hiển vi hỏng để chế ra chiếc máy phát hình cho các em học giáo lý xem. Thầy tổ chức tuần cửu nhật khấn Đức Mẹ và dạy giáo lý trong nhà thờ Mỹ Sơn.
    Khoảng năm 1996, thầy phải trải qua một ca phẫu thuật nguy kịch tại bệnh viện sơ tán Kéo Tầu gần Tam Thanh. Thời gian này thầy được Bà Mến (Dì Mến) và ông trùm Thành chăm sóc. Dù bệnh tật đau đớn nhưng thầy Quỳnh vẫn một lòng gắn bó với giáo phận, vì thế sau khi từ bệnh viện về vì thầy chẳng còn gì khác để trang trải nên đành bán chiếc xe đạp để tiếp tục ở lại Lạng Sơn để phục vụ.
    Có thể nói, suốt quãng đời làm thầy dù thật khổ, nhưng thầy vẫn vững bước theo Chúa. Vì lúc đó giáo phận không còn linh mục nào, Đức cha Dụ đã cử thầy Quỳnh đi học bổ túc ở Bắc Ninh để về làm linh mục, nhưng không được vì nhà nước không đồng ý.
    Vào năm 1979, nhân dịp chạy giặc Tàu về qua Bắc Ninh rồi đến Bùi Chu, thầy Quỳnh đã được Đức cha Vinh Sơn Dụ nhờ Đức cha Cung, Đức cha Bùi Chu truyền chức linh mục. Khi đó thầy đã 76 tuổi. Dù thế, ngài vẫn là linh mục “chui”; do đó, khi trở về Lạng Sơn, khi dâng lễ cha Quỳnh chỉ mặc áo alba và đeo dây stola.
    Năm 1982, nhân dịp lễ giỗ cho Cha Chính Khái, Đức cha Dụ đã yêu cầu cha Quỳnh mặc áo lễ tím để đồng tế. Kể từ đó Đức cha Dụ chính thức công khai hóa chức linh mục của cha Quỳnh ở địa phận, và sai cha về làm mục vụ ở nhà thờ Mỹ Sơn.
    Vào dịp lễ Giáng sinh năm 1983, ông chủ tịch mặt trận tỉnh Lạng Sơn đồng ý việc cha Quỳnh dâng lễ ở Cửa Nam và Mỹ Sơn một cách công khai. Kể từ đó, một cách mặc nhiên, linh mục Quỳnh đã được nhà nước công nhận. Vì thế, dù tuổi cao sức yếu, một mình cha đã phải đảm nhận công việc mục vụ hầu hết cả giáo phận trải dài từ Lạng Sơn đến Cao Bằng vì Đức cha Dụ chỉ được ở một nơi, xứ Thất Khê.
    Năm 1994, cha Quỳnh đã khôi phục lại giáo xứ Lộc Bình. Nhà thờ Lộc Bình trước đó do thời cuộc đã bị chiếm đóng và bị biến thành kho đựng vật liệu của công trường cầu đường, nhờ cha Quỳnh can thiệp mà nhà thờ đã được trả lại, dần dần giáo xứ Lộc Bình đã hồi sinh. Hơn nữa, ngài được Đức cha Dụ tín nhiệm đặt làm Cha Chính của giáo phận.
    Các đức tính nổi bật của người cha già
    – Khiêm nhường nhịn nhục:
    Thời gian đầu làm linh mục, cha Quỳnh bị một số giáo dân chất vấn và hạch sách về chức linh mục: “Ai truyền chức cho ông?”, “Ông xuống để tôi lên làm cho!” Ngài không thanh minh, chỉ nói: “Việc tôi làm linh mục không thuộc quyền của các ông. Là linh mục tôi phải dâng lễ, thế thôi!”. Một số sỉ vả ngài rằng: “Không có trình độ mà cũng đòi làm linh mục.” Nhưng ngài vẫn im lặng. Có những xứ không đón tiếp ngài nhưng ngài vẫn đến để làm mục vụ.
    Đức khiêm nhường của cha cũng được tỏ hiện khi vì áp lực công việc hay do bệnh tật hành hạ và khiến ngài khó chịu, la mắng người chăm sóc mình, nhưng ngay sau đó, khi cơn đau đã dịu, cha đã khiêm nhường nhận lỗi và xin tha thứ.
    Có thể nói đứng trước mọi chống đối, hiểu lầm kể cả sự sỉ nhục, ngài luôn im lặng.
    – Khiết tịnh:
    Từ nhỏ cho đến khi làm thầy, làm linh mục, đến lúc tắt thở, 84 năm trong cuộc đời tận hiến không có một ai đàm tiếu về đời sống khiết tịnh của ngài.
    – Khó nghèo:
    Ngài luôn luôn quan tâm đến người nghèo khổ. Tiền của, quần áo luôn sẵn sàng chia sẻ. Có người thấy ngài ít quần áo quá nên nói với Bà Mến: “Sao cha ít quần áo quá vậy?” Bà Mến nói: “Ông không biết cái quần vừa may cho ngài, gặp người khó ngài cho luôn!”
    – Vâng lời:
    Ngài tuyệt đối vâng lời các Đấng Bề trên, từ thời Đức cha Dụ, Đức Hồng y Tụng và Đức cha Kiệt, dù công việc khó khăn mệt nhọc ngài vẫn vâng lời làm tất cả các việc đến các nơi mà bề trên truyền. Một mình ngài phải rong ruổi cả 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn nhất là khi có kẻ liệt, bất kể đêm ngày hay mưa phùn gió bấc. Như một lần vào một đêm giá buốt, Đức cha Dụ đã sai ngài đi Cao Bằng gấp vì có kẻ liệt, cách nơi ngài ở 200km. Cha và ông Trùm đã vội vàng đón xe hàng đi Cao Bằng ngay. Khoảng 3g30 cha con đã đến Bó Tờ nơi có kẻ liệt, nhưng vì trời còn sớm mà nhà xứ lại không có chỗ ngủ, cha con đã nằm nghỉ ngay tại ghế nhà thờ chờ trời sáng, rồi vội vã đi kẻ liệt. Một lần khác, đang khi ngài lên cơn sốt rét và nằm chữa bệnh ở Mỹ Sơn, nghe tin có kẻ liệt đang hấp hối và cần lãnh nhận các bí tích cuối cùng ở Ngạn Sơn, cha đã vội vàng đi ngay
    Cuộc đời của cha luôn vâng lời, khiêm tốn phục vụ, phục vụ đến hơi thở cuối cùng. Năm 1999 dù tuổi già và sức yếu, nhưng ngài vẫn lên Cao Bằng dâng lễ Tro ở giáo xứ Thanh Sơn, Bó Tờ, Tà Lùng. Sau khi trở về Lạng Sơn, cha mắc cơn bệnh trầm trọng và vào ngày 31-05-2000 cha đã an nghỉ trong Chúa, hưởng thọ 97 tuổi, và kết thúc 84 năm tận hiến cho Chúa ở giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng.
    Cuộc đời tận hiến của Cha Chính Vinh Sơn Hoàng Trọng Quỳnh đã là bài học cho các linh mục hôm nay về đời sống dâng hiến, khó nghèo, khiết tịnh, can đảm và luôn khiêm hạ trong phục vụ yêu thương để trở nên chứng tá cho Tin Mừng Tình yêu thương của Chúa Giêsu Kitô.
    GP Lạng Sơn
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  3. Có 3 người cám ơn Damsan vì bài này:


  4. #42
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Đức Ông Giuse Đích
    NGUYỄN NGỌC OÁNH
    (1922–2007)
    Vị tông đồ nhiệt thành

    Đức Ông Giuse Đích Nguyễn Ngọc Oánh sinh ngày 10-04-1922 tại làng Chi Long, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam, quê hương thánh tử đạo Antôn Nguyễn Đích, trong một gia đình công giáo đạo đức gồm 6 người con, 4 trai, 2 gái, trong đó có hai người dâng mình cho Chúa làm linh mục của Tổng giáo phận Hà nội là Đức Ông Giuse Đích Nguyễn Ngọc Oánh và linh mục Anphongsô Đích Nguyễn Ngọc Châu.

    Tuy ông nội và thân phụ có học thức và vai vế trong xã hội, nhưng gia đình Đức Ông sống đạm bạc thiếu thốn. Nhờ cha già Phêrô Nguyễn Huy Tôn nâng đỡ, cậu Oánh mới được ăn học. Có trí thông minh và ý chí cầu tiến, nên cậu Oánh học hành tiến bộ, thi đâu đậu đấy.
    Năm 1933, cậu được tuyển vào Tràng tập Hà nội để tìm hiểu ơn gọi. Thấy cậu có lòng đạo đức và quyết chí dâng mình cho Chúa, nên năm 1936 bề trên đã cho cậu vào Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên. Học hành xuất sắc nên đã được bề trên cho theo học trường Pasteur Hà Nội để thi bằng Tú tài vào năm 1944. Tháng 8 năm 1944 cậu được theo học tại Đại chủng viện Saint Sulpice Liễu Giai.
    Tháng 7 năm 1951, sau khi lãnh chức phụ phó tế, thầy Oánh được cử đi du học tại Hoa Kỳ. Tiếp tục học thần học tại Đại chủng viện Saint Meinrad, Indiana, thầy được chịu chức linh mục ngày 03-05-1952. Sau đó, cha Oánh được chuyển đến Đại học Loyola tại Chicago để học môn Xã hội học. Tháng 6 năm 1954 cha tốt nghiệp master về Xã hội học. Đang tiếp tục dọn tiến sĩ thì ngài nhận được thư của cha Phêrô Nguyễn Huy Mai chuyển đạt lệnh truyền của Đức cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê như sau: “Xin cha biên thư cho các cha Trương, cha Thông, cha Oánh, báo tin cho các cha ấy biết tôi muốn cho các cha ấy về Bắc. Các cha bỏ đi Nam nhiều, thiếu người làm việc. Tôi muốn mở lại các Chủng viện. Tôi để tùy ý các cha, nhưng nếu các cha ấy về, thì tôi vui mừng lắm”.
    Nhận được thư ấy, ngài lo âu suy nghĩ rất nhiều. Vì đang học dở dang. Vì hoàn cảnh quê nhà đang rối ren và những người thân thiết đều ngăn cản. Nhưng cha Thông nói với ngài: “Bỏ tất cả mà về, thì được Chúa Thánh Thần”. Thế là hai cha cùng nhau quyết định vâng lời bề trên trở về giáo phận dù rất băn khoăn lo lắng vì biết chắc sẽ gặp nhiều khó khăn.
    Tháng 9 năm 1955, về đến nhà, ngài lao ngay vào công việc, vừa làm thư ký cho Đức cha, vừa dạy học cho Tiểu chủng viện Gioan, vừa dạy giáo lý cho giới trí thức. Có thể nói các lớp giáo lý này là một thao thức hợp thời nên đã qui tụ được một khối lượng học viên trí thức lớn lao. Mỗi tuần hai buổi qui tụ hàng ngàn sinh viên và giáo viên, lớp giáo lý có kết quả rất tốt. Vì lớp giáo lý có ảnh hưởng sâu rộng nên chính quyền ra lệnh đình chỉ. Ngài lại lui vào âm thầm, tổ chức đào tạo giáo lý viên trong Tòa giám mục.
    Thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của ngài, và vì ngài không ủng hộ Ban Liên Lạc Công giáo nên chính quyền quyết định bắt ngài cải tạo tại chỗ. Ngày 16-08-1965, ngài bị quản chế tại Chuôn Trung với kỷ luật nghiêm ngặt: Không được đi ra khỏi thôn. Không được nói chuyện với bất cứ người nào trong thôn. Khách muốn đến thăm phải có phép của công an. Không được làm lễ trước mặt giáo dân.
    Tuy bị quản chế nghiêm ngặt, hằng ngày phải chịu đựng những thái độ, lời lẽ nghi kỵ, nhục mạ, luôn bị gọi lên thẩm vấn, điều tra, làm kiểm điểm, làm báo cáo liên tục, ngài vẫn luôn vui tươi. Ngài hăng hái làm việc tay chân như cuốc đất trồng rau, đào giếng. Và nhất là dù bị cấm đoán, ngài vẫn dâng lễ vào lúc 2 giờ sáng để giáo dân có thể tham dự thánh lễ. Ngài dâng lễ rất sốt sắng. Đó là lý do tại sao giáo dân xa xôi cũng đến tham dự thánh lễ vào lúc 2 giờ sáng. Ngài lợi dụng thời gian để cầu nguyện và tôn thờ Thánh Thể. Đó chính là nguồn sống, nguồn sức mạnh nâng đỡ ngài trong thời gian rất khó khăn này.
    Trong suốt 20 năm, ngài thường xuyên liên lạc với Đức cha Khuê bằng thư từ hoặc nhắn gửi. Đặc biệt trong những ngày lễ ngày tết không bao giờ ngài quên viết thư chúc mừng Bề trên Giáo phận. Nhận được thư của ngài, Đức cha Khuê đều trả lời với lòng quí mến, rất ưu ái. Ngài cũng thường viết thư trao đổi với Đức cha Thuận đang bị quản chế tại Hà Nội. Để trả lời ngài, Đức cha Thuận cũng thường viết thư cho “em Oanh Sắc” (ý nói cha Oánh).
    Ngài vừa khiêm tốn vừa cương quyết trong thái độ đối với chính quyền. Khiêm tốn nên không bao giờ chống đối hay có ý tưởng oán thù, trái lại luôn chấp hành mọi chỉ thị của Nhà Nước. Nhưng cương quyết thi hành nhiệm vụ linh mục, không tán thành Ủy ban Liên Lạc Công giáo và không bao giờ chịu tố cáo những người xưng tội, những người con linh hướng của ngài. Ngài đã viết trong bản tự kiểm: “Tôi nhiệt liệt ca ngợi những công trình xây dựng làm cho dân giầu nước mạnh. Còn chủ nghĩa xã hội xây dựng trên nền móng duy vật, tôi nhận thấy điều đó không hợp với tín ngưỡng của tôi tin có một Thiên Chúa sáng tạo vạn vật, có linh hồn bất tử và có thưởng phạt đời sau”. “Đối với các linh mục trong Ủy ban Liên Lạc, tôi mến trọng các ngài… nhưng đứng về phương diện Giáo Hội, tôi không đồng ý với các ngài được”. “Chính quyền có nhắc đến tên những anh Đông, Hùng, Hưng, Bích, Thành, Tiến hiện đang bị bắt giữ. Tôi biết những người đó vì họ có đến với tôi về việc đạo, thuộc phạm vi lương tâm liên quan đến linh hồn thiêng liêng của họ. Nói về họ ngược với lương tâm tôi là một người cha thiêng liêng, là một linh mục của các linh hồn, không hợp với luật đạo chúng tôi”. “Tôi kính nể và tôn trọng chính quyền. Tôi cũng muốn làm đầy đủ nghĩa vụ thiêng liêng của một linh mục đối với Thiên Chúa và đối với các linh hồn” (Tự kiểm ngày 05-04-1965 tại Sở Công an Hà Nội). Trong những năm tháng bị quản chế và cả sau này, không bao giờ ngài có lời lẽ oán thù, bực tức, ngay cả nói xấu Nhà Nước cũng không.
    Sau 20 năm bị giam lỏng, ngài được tự do vào năm 1985 để đi coi xứ Hà Thao, tiếp tục dạy Đại chủng viện, đặc trách người dân tộc Mường vùng Hòa Bình và làm thư ký cho Hội đồng Giám mục.
    Sở dĩ ngài được giao nhiều công việc vì có nhiều khả năng, nhưng trên hết vì ngài là người luôn vâng lời và nhiệt thành việc tông đồ. Nhưng dù làm việc gì, ngài cũng luôn khiêm tốn, đơn sơ và nhiệt thành. Tuy lớn tuổi và ở xa chủng viện, nhưng ngài luôn đi xe ôm để đi dạy và không bao giờ bỏ mất giờ nào. Ngoài việc dạy dỗ trong Chủng viện, ngài cổ võ ơn kêu gọi và giúp các thanh niên thiếu nữ đi học đại học. Có thể nói các con cái thiêng liêng của ngài là những người đầu tiên được học đại học.
    Vùng Hòa Bình còn rất khó khăn, nhưng ngài liên tục vào thăm người dân và làm mọi việc có thể làm để phục hồi những xứ đạo đã bị tàn phá trong chiến tranh. Bị chính quyền cấm đoán, nhưng ngài vẫn kín đáo lui tới. Biết bao lần xe bị chặn bắt. Biết bao lần phải vào trụ sở Ủy ban để làm việc và ngồi chờ hết ngày giờ. Biết bao lần bị khiển trách. Nhưng ngài vẫn hăng hái nhiệt thành lo cho vùng Hòa Bình. Bị cấm sửa chữa nhà thờ, ngài đã cho đốt đèn âm thầm làm trong đêm tối. Bị ngăn cấm dạy giáo lý, ngài đưa người dân tộc Mường ra Hà Thao để dạy giáo lý cho họ. Ngài tuyển chọn các học sinh người dân tộc Mường, lo cho các em được đi học và khuyến khích các em dâng mình cho Chúa trong bậc tu trì. Kết quả ngài đã gây dựng được 2 linh mục và 2 nữ tu người dân tộc Mường.
    Tuy có vị trí đáng kính trong Giáo Hội nhưng ngài luôn nêu gương về đời sống đơn sơ khiêm nhường. Đơn sơ khó nghèo trong việc sử dụng của cải. Ở căn nhà đơn sơ. Dùng những dụng cụ đơn sơ. Y phục rất đơn sơ. Đơn sơ khó nghèo cả trong tinh thần từ bỏ danh vọng chức quyền. Sau khi làm thư ký cho Hội đồng Giám mục một thời gian, ngài tự ý rút lui để nhường chỗ cho người khác. Được phong tước Đức Ông nhưng không bao giờ ngài tự xưng là Đức Ông, không bao giờ mặc áo viền tím. Nhiều người ngưỡng mộ xin ngài kể lại cuộc đời của ngài cho mọi người biết, ngài luôn trả lời: “Mình thế nào thì mọi người đã biết cả rồi”.
    Vị tông đồ luôn hăng say nhiệt thành với công việc mục vụ đã an nghỉ trong Chúa lúc 2 giờ sáng ngày 13-08-2007 tại Hà Thao, hưởng thọ 86 tuổi.
    Thật là một tấm gương chói sáng. Vì thế ngài luôn luôn được bề trên, anh em và học trò ngưỡng mộ, yêu mến và mong muốn bắt chước.

    TGP Hà Nội
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  5. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  6. #43
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Phaolô NGUYỄN KHẮC HY
    (1902–1992)

    Linh mục Phaolô Nguyễn Khắc Hy là cha xứ Hoàng Xá. Từ Toà giám mục Hưng Hoá tại Sơn Tây, đi ngược theo quốc lộ 32 khoảng 20 km, qua cầu Trung Hà rẽ trái, rồi ngược dòng sông Đà theo tỉnh lộ 316, tới kilômét 13 rẽ phải sang tỉnh lộ 317, đi thêm 3km, là đến xứ Hoàng Xá, một giáo xứ có bề dày lịch sử trên 115 năm và số giáo dân đông nhất giáo phận. Nơi đây đã trải qua nhiều đời các đấng coi sóc, trong đó không thể không kể đến cha già cố Phaolô Nguyễn Khắc Hy, người đã gắn bó với giáo dân và giáo xứ Hoàng Xá gần một nửa thế kỷ.
    Cha già Phaolô Nguyễn Khắc Hy sinh ngày 22 tháng 03 năm 1902 tại giáo xứ Trù Mật, xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Khi còn nhỏ người đã sớm có hướng đi tu; năm lên 9 tuổi đã được cha già Triệu nhận làm nghĩa tử, rồi năm 12 tuổi được gửi vào Tiểu chủng viện Hà Thạch. Người nổi tiếng là thông minh. Năm 1923, sau khi mãn “Tràng La-tinh”, người được cử làm “thầy giáo” tại Tiểu chủng viện Hà Thạch, và thường xuyên về Toà giám mục tại Hưng Hoá lĩnh bài học “Phi-lô” (Triết học).
    Năm 1929, người được gửi đi tu học tại Đại chủng viện Kẻ Sở thuộc giáo phận Hà Nội. Sau tám năm ngồi ghế nhà trường, ngày 13 tháng 03 năm 1937 người được Đức cha Gustave Vạn truyền chức linh mục tại Nhà thờ chính toà giáo phận Hưng Hoá.
    Những tháng đầu đời mục tử, cha đi giúp các đấng trong giáo phận, rồi trở về phục vụ tại Toà giám mục.
    Ngày 20 tháng 09 năm 1938, Đức Giám mục bổ nhiệm cha Phaolô Hy làm cha giáo Tiểu chủng viện Hà Thạch. Sau 5 năm đứng trên bục giảng, năm 1945, cha được cử làm “Cha đốc tràng Hà Thạch”.
    Ngày 10 tháng 05 năm 1947, cha nhận được bài sai đi làm chính xứ Hoàng Xá. Ngày 29 tháng 08 năm 1947, cha chính thức nhận nhiệm sở thay cha già Lượng và cha Chiểu.
    Thời kỳ đó, tình hình chiến tranh loạn lạc, lòng người dao động, đạo Công giáo bị gò bó, cơ sở vật chất thiếu thốn đủ bề. Dầu vậy, ngay từ những ngày đầu, cha đã cố gắng quy tụ đoàn chiên, củng cố cơ sở hạ tầng, giải quyết những vấn đề tồn tại. Chiến tranh ngày càng ác liệt, công việc đã khó khăn lại chồng chất khó khăn.
    Năm 1949, theo ý kiến của chính quyền, cha phải rời xứ tản cư lên vùng Yên Tập, Cẩm Khê. Suốt 2 năm trời, tâm trí cha lúc nào cũng trăn trở nghĩ đến đoàn chiên mà bề trên đã trao phó cho mình chăm sóc.
    Khi chiến tranh trong vùng Hoàng Xá lắng xuống, cha trở về giáo xứ với hy vọng sẽ gặp thuận lợi để phục vụ giáo dân, phục vụ giáo xứ. Nhưng năm 1953, với chính sách phát động giảm tô, cha phải nộp tô theo quy định của chính quyền, thậm chí phải nộp cả phương tiện đi lại làm mục vụ là chiếc xe đạp.
    Năm 1954, một số giáo dân đã bị xúi giục dùng những lời lẽ bịa đặt để khép cha vào thành phần địa chủ, thành phần bóc lột nhân dân. Chuyện kể lại: vào một buổi trời mưa rất to, họ bắt cha đứng dưới giọt mái nhà tranh, tuy rét run vì ngấm nước nhưng cha vẫn không phản ứng một câu. Lại có kẻ vu cáo cha rằng: “Năm 1945 nhà xứ thì nhiều thóc, thậm chí có thóc đổ xuống ao cho cá ăn, trong khi đàn con tao bị đói, tao vào hỏi vay mà mày không cho”, khi ấy cha chỉ nói lại rằng: “Thưa bà, năm 1945 thì con không biết, vì năm 1947 con mới được về đây”.
    Từ những năm đó cho đến năm 1960, cha sống âm thầm một mình, tất cả mọi thứ hầu như tự mình phục vụ.
    Từ năm 1960 đến năm 1962, bề trên giáo phận đã sai thầy Sự đến giúp cha.
    Từ năm 1963 cho tới cuối đời (1992), một phần do hoàn cảnh xã hội, phần lớn do lối sống khiêm hạ của cha, cha đã sống âm thầm suốt 30 năm, một mình, không người giúp đỡ.
    Như Chúa Giêsu, cha chăm sóc chiên mà lại bị chiên phản bội. Nhưng nhờ ơn Chúa và nỗ lực của bản thân, cha đã đứng vững. Mặc dù bị quản lý cả về giờ giấc làm mục vụ, nhưng cha vẫn thầm lặng chịu đựng, một lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, hết lòng phục vụ giáo dân, phục vụ giáo xứ.
    Năm 1959, trong hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, cha đã cố gắng không biết mệt mỏi xây dựng hang đá để tổ chức lễ Giáng Sinh.
    Năm 1960, Đức cha Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang đã đặt cha làm Cha Chính (tổng đại diện) giáo phận Hưng Hoá.
    Ngày 13 tháng 3 năm 1962, cha mừng Ngân khánh Linh mục. Để đánh dấu kỷ niệm 25 năm thụ phong linh mục, cha đã đóng một giảng đài để công bố Lời Chúa.
    Cuộc sống cứ âm thầm lặng lẽ trôi theo thời gian cho đến năm 1983, khi cha xứ Phù Lao Giuse Trần Văn Tín qua đời, Toà giám mục đã bổ nhiệm cha coi sóc thêm hai giáo xứ Phù Lao và Xuân Dương. Nhờ ơn Chúa, cha vẫn sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành việc phục vụ giáo dân cả 3 giáo xứ với 16 giáo họ.
    Ngày 13 tháng 3 năm 1987, cha tổ chức Lễ Kim Khánh, mừng kỷ niệm 50 năm linh mục. Đông đảo các đấng trong giáo phận và đoàn chiên các xứ họ cùng đoàn thể xã hội tới chúc mừng.
    Với những cống hiến của cha, ngày 20 tháng 6 năm 1989, cha được vinh dự đón Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn về thăm và dâng Thánh Lễ tại nhà thờ Hoàng Xá.
    Trong suốt đời mục tử, cha đã dâng trọn đời mình cho Chúa, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ các nghĩa tử, trong đó có người đã được Chúa chọn lên chức linh mục và nhiều người là tu sĩ trong các hội dòng.
    Đặc biệt với giáo dân giáo xứ Hoàng Xá, nơi mà cha đã 45 năm gắn bó và hy sinh phục vụ, cha đã ban Bí tích Thánh tẩy cho hàng vạn người để họ trở thành những Kitô hữu và chứng nhân cho Chúa, đã cùng chia cơm sẻ áo cho đoàn chiên của mình trong tình cảnh xã hội gặp nhiều khó khăn. Với lý tưởng cao cả và nhờ sự trợ giúp của Thánh bổn mạng Phaolô, cha đã kiên cường, trung tín và nhiệt thành trong sứ mạng tông đồ, hết lòng vì con chiên, đã gìn giữ, tu sửa nhiều lần ngôi thánh đường giáo xứ Hoàng Xá, sửa chữa và làm mới các nhà thờ họ lẻ.
    Trong đời sống xã hội, cha luôn dạy bảo giáo dân làm người công dân tốt. Cha luôn đi đầu trong phong trào gửi tiền tiết kiệm, mua công trái nhà nước, giúp đỡ những vùng bị thiên tai.
    Những năm cuối đời, vì tuổi cao sức yếu, với trách nhiệm Cha Chính giáo phận, cha xứ Hoàng Xá, kiêm nhiệm xứ Phù Lao và Xuân Dương, thấy cha đi lại vất vả, có giáo dân đã tình nguyện đưa đón cha bằng xe gắn máy, nhưng cha vẫn từ chối. Khi nắng trảng trưa hè, lúc mưa buốt đêm đông, một cụ già với chiếc áo dài năm thân trên chiếc xe đạp cũ, vẫn đi đến các xứ, các họ dâng lễ, ban bí tích cho các bệnh nhân.
    Ngày 15 tháng 02 năm 1992, cha lâm bệnh nặng. Mặc dù đã được các y bác sĩ hết lòng cứu chữa, được giáo dân chăm sóc tận tình, nhưng vì tuổi cao, sức yếu, cha già Phaolô Hy đã được Chúa gọi về hưởng nhan thánh Chúa vào hồi 4 giờ 30 phút ngày 29 tháng 03 năm 1992.
    Trong buổi lễ an táng, ngoài linh mục đoàn trong giáo phận, có hàng vạn giáo dân sụt sùi tiễn đưa người cha già khả kính của mình. Người an nghỉ bên cạnh ngôi thánh đường xứ Hoàng Xá.
    Cha Phaolô Nguyễn Khắc Hy là hiện thân của Chúa Kitô về tinh thần quả cảm, tính kiên nhẫn, sự hy sinh quên mình. Cả cuộc đời người sống không phải cho mình, nhưng hoàn toàn sống cho lý tưởng linh mục, sống cho Tin Mừng, sống cho đoàn chiên yêu dấu.


    GP Hưng Hóa
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  7. Có 5 người cám ơn Damsan vì bài này:


  8. #44
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Gioakim NGUYỄN QUANG MỸ
    (1910-1977)

    Cha Gioakim Nguyễn Quang Mỹ (còn gọi là cha Kim) sinh năm 1910 tại giáo họ Lạng Am, thuộc xứ Nam Am, giáo phận Hải Phòng. Ngài là một linh mục đã trải qua nhiều đau thương nhưng vẫn luôn nhiệt thành và mẫu mực trong đời mục tử.
    Sau khi được thụ phong linh mục, ngài được bổ nhiệm làm cha xứ Đông Khê (Đông Triều, Quảng Ninh). Trong thời kháng chiến, ngài bị chính quyền Việt Minh bắt giam 5 năm (1949-1954). Sau cuộc di cư năm 1954, Đức Giám mục Hải Phòng là Đức cha Giuse Trương Cao Đại và một phần lớn linh mục đã di cư, giáo phận chỉ còn lại 13 linh mục đã già yếu. Phần cha Gioakim Mỹ, sau khi ra tù, đã về làm mục vụ tại xứ Kẻ Sặt, vì lúc đó linh mục chính xứ Kẻ Sặt đã di cư vào miền Nam.
    Linh mục Gioakim được mọi người ca tụng như một vị chủ chăn hiền từ, hy sinh tận tuỵ phục vụ đàn chiên. Công việc mục vụ của ngài trải dài trên một nửa tỉnh Hải Dương hiện nay, tức là gồm các giáo xứ: Kẻ Sặt, Đào Xá, Bùi Xá, Phú Lộc, Đồng Bình, Đồng Vạn, Bùi Hòa, Từ Xá, Phương Quan, Ba Đông, Kẻ Bượi. Với phương tiện lúc bấy giờ chỉ là một chiếc xe đạp cũ, cha Gioakim vẫn nhiệt thành trong công việc. Ngài thường xuyên di chuyển từ xứ này tới xứ khác trong suốt tuần để “làm phúc”.
    Nhưng những gian lao khốn khó nhất mà cha Gioakim đã phải chịu là những cáo buộc trong thời cải cách ruộng đất năm 1955. Theo “chỉ tiêu” của Nhà Nước, nhiều làng xã đã có những người dân lành bị kết án “địa chủ”, bị đấu tố và xử bắn công khai cho dân khiếp sợ. Cha Gioakim đã bị đấu tố, nhục mạ và vu khống đủ mọi điều xấu xa. Ngài bị cấm không được tiếp xúc với giáo dân. Có người giáo dân trong làng Kẻ Sặt đã bị cán bộ cải cách mua chuộc và dàn dựng để vu khống cho ngài. Vào thời điểm “nhất đội nhì trời” này, những liên lạc với người bị quy tội địa chủ hoặc các cha các thày, có thể là nguyên nhân của mọi vu khống và tố giác. Người ta nghi ngờ nhau, ngay cả giữa các thành viên trong cùng một gia đình hay những người sống cùng một xóm. Có nhiều người thương muốn giúp đỡ cha Gioakim, phải âm thầm mang cá kho, gạo hoặc thức ăn để ở tòa giải tội, để ngài mang về nhà xứ. Sau này, kể lại những kinh nghiệm đau thương của giai đoạn cải cách ruộng đất, ngài thường gọi đó là “thời của hỏa ngục và ma quỷ”.
    Cha Gioakim cũng lo lắng cho việc vun trồng ơn gọi linh mục cho tương lai. Ngài nuôi rất nhiều các chú giúp lễ, nhưng vào thời đó không có chủng viện, nên các chú giúp lễ khi lớn lên không còn lựa chọn nào khác là về sống bậc gia đình. Trong số những con cái thiêng liêng của cha già Gioakim, có cha Giuse Phạm Văn Dương (đã qua đời năm 2001) và Đức cha Giuse, Giám mục Hải Phòng hiện nay. Những cậu giúp lễ, những cô ca đoàn thời cha Gioakim xưa kia, hiện nay vẫn quy tụ với nhau thành hội đoàn, với thao thức lưu giữ những kỷ niệm và gương sáng của ngài.
    Vào năm 1976, Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo đau nặng, các linh mục trong giáo phận đã mời cha Gioakim về Tòa Giám mục với tư cách là linh mục niên trưởng, để điều hành giáo phận trong khi Đức cha Phêrô Maria đau bệnh. Sau 21 năm phục vụ giáo xứ Kẻ Sặt, cha già Gioakim đã về Hải Phòng tháng 06 năm 1977. Ngày 18-8-1977, Đức cha Phêrô Maria Khuất Văn Tạo qua đời. Sau đó, cha Gioakim cũng ốm đau bệnh tật triền miên và ngài đã yên nghỉ trong Chúa ngày 23-11-1977, tại bệnh viện Việt-Tiệp Hải Phòng. Thi hài của ngài được an táng tại nghĩa trang Kẻ Sặt, giữa những người giáo dân mà ngài đã suốt đời hy sinh tận tâm để phục vụ.
    Linh mục Gioakim Nguyễn Quang Mỹ là nhân chứng cho những khó khăn khốc liệt một thời của Giáo Hội miền Bắc. Ngài cũng là tấm gương hy sinh đối với các linh mục trong sự nhiệt tâm phục vụ các linh hồn. Ước mong việc nhắc lại cuộc đời và sự nghiệp của ngài nhân Năm Linh mục sẽ giúp cho các linh mục hôm nay thêm lòng nhiệt thành tận tuỵ phục vụ các linh hồn.

    GP Hải Phòng
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  9. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  10. #45
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Đức Hồng y Phaolô Giuse
    PHẠM ĐÌNH TỤNG
    (1919–2009)

    1. Một nhà giáo dục đào tạo
    Sau cuộc di cư năm 1954, con số các linh mục phục vụ tại các giáo phận Miền Bắc giảm sút trầm trọng. Cần phải gấp rút đào tạo một lực lượng bổ sung. Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội được khai sinh. Linh mục chính xứ Hàm Long -Phaolô Phạm Đình Tụng- được Đức cha Giuse Trịnh Như Khuê tín nhiệm đặt làm Giám đốc. Có lẽ đây là Tiểu Chủng viện liên giáo phận đầu tiên tại Việt Nam, quy tụ gần 200 chủng sinh của 7 giáo phận Miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Thanh Hoá). Sau hai năm hoạt động, 9 chủng sinh lớp lớn được tách ra để thành lập Đại Chủng viện Thánh Giuse. Vị Giám đốc Tiểu chủng viện kiêm nhiệm luôn chức Giám đốc Đại Chủng viện.
    Năm 1960, cả hai Chủng viện đều bị đóng cửa vì không chấp nhận việc nhà nước điều động giáo viên vào dạy môn chính trị. Các chủng sinh như đàn chim non phải rời xa me, bươn chải giữa bao sóng gió cuộc đời.
    Gần 200 chủng sinh Tiểu Chủng viện (đúng hơn chỉ là các chú trường thử) với số năm “cải tạo tập trung” (một hình thức cầm tù) của các chủng sinh cộng lại dài ngót 3 thế kỷ. Vậy mà Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà nội đã cung cấp cho Giáo Hội Miền Bắc hơn 50 linh mục nhiệt tình và trung tín. Kết quả lớn lao ấy đã xác nhận khả năng giáo dục và đào tạo của các giáo sư, nhất là của vị Giám đốc.
    Năm 1963 linh mục Phaolô Phạm Đình Tụng được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Chính Toà coi sóc giáo phận Bắc Ninh. Có người đã nói một cách ví von: từ năm 1963, Trường Đào tạo Linh mục từ xa đã âm thầm hoạt động tại giáo phận Bắc Ninh. Phòng U8 trong Tòa Giám Mục đã xác nhận câu nói ấy. Đức tân Giám mục đã “chú ý đến việc đào tạo các linh mục không chỉ giỏi nghiệp vụ mà quan trọng hơn, gần gũi với giáo dân, đồng thời chú ý đến hàng ngũ giáo dân được đào tạo để dấn thân trong trần thế. Nên nhớ đây là những trục tư tưởng chính trong công đồng Vatican II (1963-1965, đặc biệt qua sắc lệnh “Chức vụ và đời sống linh mục”, hai Hiến chế về Giáo Hội và Giáo Hội trong thế giới ngày nay). Tuy không tham dự Công đồng -thậm chí có thể không nắm bắt tình hình thời sự của Công đồng tại Vatican trong những năm Việt Nam đóng cửa- nhưng dường như ngài đã có những trực giác ấy của Công đồng. Người ta có thể giải thích đó là do hoàn cảnh thực tế của các giáo phận bắt buộc ngài suy nghĩ thế, nhưng tại sao chúng ta không được phép nghĩ đó là kết quả thu lượm được từ những suy nghĩ và cầu nguyện sâu xa của ngài về Ðức Giêsu mục tử, hay từ tấm lòng nhân ái và bao dung của một người cha và một người thầy? Ðó có lẽ cũng là điểm lôi kéo nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân từ miền Nam tìm gặp ngài sau ngày đất nước thống nhất: tại Bắc Ninh, người ta không chỉ nghe mà còn chứng kiến thấy sự gần gũi của ngài với giáo dân, cũng như sự trân trọng và tin tưởng ngài dành cho các tông đồ giáo dân - nhất là những giáo dân tận hiến trọn đời cho Chúa và cho Giáo Hội” (Lm. ĐXT).
    2. Một vị mục tử nhân lành
    Ngày 07 tháng 10 năm 1963, Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng về nhận giáo phận Bắc Ninh, một giáo phận trải dài từ Đồng bằng Sông Hồng đến giáp biên giới Việt Trung gồm “năm tỉnh trực thuộc và 7 tỉnh liên hệ”. Số linh mục già yếu ở lại giáo phận sau cuộc di cư 1954 đếm được trên đầu các ngón tay và có lúc chỉ còn “1 linh mục rưỡi”! Vậy mà chỉ sau một thời gian vắn, giáo phận Bắc Ninh đã dần dần hồi sức và bước vào giai đoạn cường tráng tràn đầy sức sống. Mỗi ngày Chúa Nhật, trong các buổi cầu nguyện chung, giáo dân được nghe những bài suy niệm Lời Chúa thật đơn sơ, dễ nhớ, dễ thuộc mà tác giả đã suy gẫm lâu giờ trước Thánh Thể và chỉ dẫn những chi tiết cụ thể để thực hành Lời Chúa. “Thông qua đội ngũ tông đồ giáo dân đông đảo, được huấn luyện cách căn bản, ngài đã điều hành được giáo phận” (Lm . ĐXT).
    Ngài duy trì và thích nghi nếp sống Nhà Đức Chúa Trời để thành lập cộng đoàn Anh em Nhà Chúa cho những người nam muốn “dâng mình cho Chúa” và cộng đoàn Tận hiến cho những người nữ độc thân.
    Hơn 20 năm Đức Giám mục giáo phận không được ra khỏi Tòa Giám mục để thi hành mục vụ! Khi Chủ chăn không thể đến với đoàn chiên thì đoàn chiên tìm đến với người mục tử. Tòa Giám Mục Bắc Ninh đã thật sự trở thành Nhà Chung của giáo phận. Để đồng cảm và gần gũi với quần chúng giáo dân, chăm lo cho giáo dân từng bữa cơm, từng đêm ngủ, gia đình Tòa Giám mục từ Đức cha cho đến người giúp việc đã lựa chọn một nếp sống giản dị, khó nghèo và phục vụ. Không người giáo dân nào cảm thấy mình là người xa lạ khi về Tòa Giám mục. Hàng ngày, Đức cha cùng ăn, cùng đọc kinh chung với giáo dân. Trong thời kỳ “hạt gạo miền Bắc chia ba” mà nhà ăn Tòa Giám mục thường xuyên đông vui, đầm ấm. Những ngày lễ trọng, Đức cha kêu gọi và tổ chức cho giáo dân “góp gạo thổi cơm chung”. Trên những chiếc xe đạp “cọc cạch” của giáo dân “miền rừng” có cả bó củi, bao khoai, bao sắn… góp thêm chất đốt và thực phẩm cho “nồi cơm chung giáo phận”! Cộng đoàn tín hữu thời các thánh Tông đồ được tái hiện ngay tại Nhà Chung Bắc Ninh!
    Nuôi dưỡng đời sống tâm linh cho giáo dân là điều luôn thúc bách vị chủ chăn. Không được đến với giáo dân, Đức cha đã trăn trở suy nghĩ làm sao để đời sống đức tin của giáo dân được nuôi dưỡng. Hàng tuần ngài gửi các bài suy niệm Lời Chúa đến từng xứ họ. Ngài đặt lời Thánh vịnh vào những làn điệu quan họ Bắc Ninh để ngâm nga, ca ngợi Thánh Tâm Chúa. Ngài soạn “Kinh Bản tắt” giúp giáo dân học hỏi giáo lý căn bản trong các buổi cầu nguyện chung. Ngài sáng tác những vần thơ “Ca nhiệm tích”, “Tóm lược cuộc đời Chúa”… giúp giáo dân dễ dàng thực hành việc thánh hoá ngày sống, học hỏi giáo lý và gặp gỡ Lời Chúa bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Tiếp bước các vị tiền bối, ngài đã đưa Tin Mừng hội nhập nền văn hoá dân tộc.
    Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ngài dâng giáo phận cho Thánh Tâm và phát động phong trào dâng các gia đình cho Thánh Tâm Chúa. Nhiều gia đình đã thực sự trở thành nhà cầu nguyện, trường dạy giáo lý. Ngài đã vượt qua mọi trở ngại để tổ chức định kỳ những “đại hội” Ban Hành Giáo, cộng đoàn “sống lý tưởng tại gia”, “Dòng Ba Đaminh”, đoàn “thiếu nhi” Thánh Thể ... Nhờ những “đại hội” định kỳ cho từng thành phần ấy, các buổi cầu nguyện chung được duy trì và ngày càng có sức thu hút giáo dân, đặc biệt giới trẻ hăng say học hỏi Lời Chúa, suy tôn Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
    Ngày 18 tháng 05 năm 1990, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Trịnh Văn Căn qua đời. Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Toà Tổng giáo phận Hà Nội. Ngày 23-03-1994 Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám mục và cùng năm ấy ngày 26 tháng 11 ngài được vinh thăng Hồng Y.
    “Ngài là một trong những gương mặt vĩ đại của Giáo Hội Việt Nam, là chứng nhân lịch sử của Giáo Hội ở Miền Bắc trong hơn 70 năm qua. Ngài đã góp phần to lớn và quan trọng trong việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là trong các lãnh vực tông đồ, đào tạo, tổ chức nhân sự và quan hệ ngoại giao. Cuộc đời phục vụ của ngài còn để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong công cuộc xây dựng Giáo Hội hôm nay” (Lm. Thanh Bình).
    Ngài qua đời ngày 22 tháng 02 năm 2009, một tháng sau dịp mừng kỷ niệm 90 năm ngày sinh, 60 năm Linh mục, 45 năm Giám mục, 15 năm Hồng Y.
    Để ghi dấu ấn về cuộc đời của Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói trong Huấn từ với HĐGMVN dịp các Giám mục Việt Nam thăm viếng Toà Thánh tháng 06 năm 2009: “Tôi muốn tưởng nhớ ở đây Đức Hồng Y đáng kính Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám mục Hà Nội trong nhiều năm. Cùng với Anh Em, tôi tạ ơn Thiên Chúa vì lòng nhiệt thành mục tử của Ngài đã thể hiện cách khiêm nhường, với tình yêu hiền phụ sâu xa đối với đoàn dân của Ngài và tình huynh đệ lớn lao đối với các linh mục”. Và khi được tin Đức Hồng Y qua đời, trong điện văn phân ưu gửi tới Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết: “Đức cố Hồng Y đã phục vụ Giáo Hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Toà Thánh Phêrô, xả thân tận tuỵ rao giảng Tin Mừng”.
    Thiết tưởng đây là lời đẹp nhất mà Đức Thánh Cha đã dành cho Đức cố Hồng Y kính yêu của chúng ta, bởi vì cả cuộc đời ngài là một lời tuyên xưng liên lỉ: “Tôi tin vào Tình Yêu Thiên Chúa”.
    GP Bắc Ninh
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 02-06-2010 lúc 08:33 AM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  11. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  12. #46
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Hội đồng Giám mục Việt Nam khi triển khai Năm Linh Mục đã muốn thu thập những tấm gương linh mục Việt Nam trải dài trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, ít nữa mỗi giáo phận giới thiệu hai gương mặt nổi bật của giáo phận mình. Giáo phận Đà Lạt đã mau mắn để giới thiệu chân dung của nhà truyền giáo vĩ đại Đức cha Gioan Baotixita Cassaigne. Và khi nhìn vào hàng linh mục của mình đã qua đời, giáo phận Đà Lạt thấy cần phải giới thiệu hai con người linh mục mang hai sắc thái bổ túc cho nhau: một con người linh mục của những chức vụ và công việc nổi trội: cha Phaolô Nguyễn Văn Đậu, và con người linh mục kia là của những công việc âm thầm như người gieo giống trong Tin Mừng: cha Giuse Phùng Thanh Quang; và vì thế trong bài này chúng tôi xin ghi lại những ký ức về cả hai con người mà theo thiển nghĩ không thể tách rời trong cuộc sống của một linh mục hôm nay.
    Cha Phaolô NGUYỄN VĂN ĐẬU
    (1912 – 2001)


    Cha sinh năm 1912 tại xứ Hiệp Hòa, tỉnh Long An. Trong gia đình có 10 anh chị em. Ngài là người thứ 7. Người anh sát với ngài là cha Nguyễn Huỳnh Điểu, cha sở nhà thờ Chánh tòa giáo phận Sài Gòn nhiều năm.
    Chịu chức linh mục năm 1938.
    Được bổ nhiệm làm giáo sư Tiểu chủng viện Sài Gòn.
    Nhưng do quan điểm quốc gia dân tộc, ngài phải ra khỏi chủng viện cùng ngày với cha Phaolô Nguyễn Văn Bình (là Tổng Giám mục Sài Gòn 1960) để đi làm cha xứ Bảo Lộc từ 08-12-1949, còn cha Bình về Cầu Đất: khi đó đều là những giáo xứ ít người ở miệt cao nguyên.
    Tổng đại diện giáo phận Ðà Lạt từ năm 1961
    Nhiếp chính giáo phận Ðà Lạt từ 05-09-1973
    Rời Bảo Lộc về phục vụ giáo phận Sài Gòn từ 1975
    Cha sở Mạc-ti-nho 1975-1998
    Nghỉ hưu tại giáo xứ Chánh tòa Sài Gòn từ 1998
    Chúa gọi về: 08-01-2001
    An táng tại nghĩa trang các linh mục tại Lái Thiêu: 11-01-2001.

    Cha Phaolô là vị linh mục rất có uy tín, được quý mến và kính nể trong đạo cũng như ngoài đời.
    Ngài là linh mục có quyết tâm xây dựng một giáo xứ theo sát bước tiến triển của Giáo Hội toàn cầu qua nỗ lực giải thích và áp dụng huấn quyền của Công Đồng. Suốt trên 10 năm sau Công Đồng, Ngài đã lần lượt giải thích các văn kiện chính yếu của Công Đồng mỗi 3g chiều Chúa Nhật hằng tuần cho giáo dân.
    Là một linh mục mà mọi người dễ tiếp cận để có được những hướng dẫn cho cuộc sống, có cuộc sống đơn sơ, thắng thắn, nhưng hiền hòa tế nhị, là người của Hòa bình và Hòa giải.
    Là linh mục rất trung thành trong việc ngồi tòa, và đều đặn trong việc dạy giáo lý cho trẻ em và người lớn. Đọc kinh Nhật Tụng rất đúng giờ, trừ một đôi lần có khách hay công việc bất ngờ, ngoài ý muốn. Rất có lòng yêu mến Thánh Thể và tôn kính Đức Mẹ. Theo thói quen, ngủ trưa dậy thì ra ngồi ghế dựa, đọc nhật báo, sau đó lần chuỗi (trừ thứ bảy, đọc xong báo thì cầm sách nguyện ra ngồi vào tòa giải tội, vừa lần chuỗi hoặc đọc sách nguyện vừa chờ người tới xưng tội). Ngài đã có sáng kiến đi tìm chỗ, vận động tiền, rồi đứng ra xây đài dâng kính Mẹ ở trung tâm đèo Bảo Lộc, đặt tên là “Đài Đức Mẹ Suối An Bình”.
    Tối nào cũng vậy, xem tin tức trên tivi xong là rút vào phòng, ngồi vừa hút thuốc lá vừa dọn bài giảng. Không bỏ qua bài nào. Dọn và viết ra giấy đàng hoàng.
    Ngài có tình huynh đệ với anh em linh mục không phân biệt đối xử, không có sự kỳ thị, ngay cả với những anh em không cùng quan điểm.
    Ngài quan tâm rất nhiều đến những nỗ lực bác ái tông đồ dành cho người nghèo, quan tâm và tìm cách giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, những chị em “lỡ làng”. Ngài có sáng kiến và đứng ra mua đất, lo kinh phí xây dựng “Trung Tâm Bảo Trợ Simon-Hòa” ở khu vực giáo xứ Thiện Lộc hiện nay, giao cho các dì hội dòng Mến Thánh giá Chợ Quán phụ trách, làm nơi nương tựa tạm trú cho các chị em lầm lỡ, và nhận những con rơi của họ làm con nuôi.
    Ngài có công rất lớn trong việc tìm kiếm, thương lượng, thu xếp, ổn định nơi ăn chốn ở và thờ tự cho bà con di cư năm 1954 đến vùng Blao, vùng trong cũng như vùng ngoài, đặc biệt là vùng ngoài tức Tân Bùi, Tân Hà, Thánh Tâm.
    Ngài cũng đã đứng ra cùng với chính quyền lo cho bà con Việt kiều bị “cặp-duồn” ở Campuchia chạy hồi hương về định cư tại chỗ mà bây giờ gọi là Nam Phương.
    Ngài cũng rất quan tâm đến việc truyền giáo cho anh chị em dân tộc bản địa: thiết lập trung tâm ngay tại khu vực giáo xứ Bảo Lộc, sau khi tìm được đất rộng rãi và thuận lợi hơn, Ngài mới cùng cha Laurensô di dời Trung Tâm về khu vực giáo xứ Thiện Lộc. Là Tổng đại diện, cùng với Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, ngài luôn mong muốn và mời gọi anh em linh mục dấn thân trong cánh đồng truyền giáo này.
    Ngài biết kêu gọi và tạo sự hợp tác của mọi thành phần dân Chúa cho Giáo Hội. Có lẽ người giáo lý viên giáo dân đầu tiên được ân thưởng huân chương Tòa Thánh là thầy Anrê Bảng, đã do ngài nâng đỡ dẫn dắt, sống, làm việc, và chết trong nhà xứ của ngài. Ngài cũng tạo điều kiện cho các sinh hoạt của Công Giáo Tiến Hành được phát triển mạnh mẽ.

    Để nói về ngài có lẽ không lời nào có thể chính xác hơn lời của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục giáo phận Đà Lạt trong thánh lễ an táng cho ngài: “Đời sống bác ái, hiền hòa, bao dung và khó nghèo của cha cố Phaolô cho thấy là đời sống mới theo như Tin Mừng loan báo không phải là điều vọng tưởng, nhưng là khả thi. Cha cố Phaolô đã trở thành nhân tố làm cho một miền rừng thiêng, nước độc, ít dân cư trở thành một vùng công giáo trọng điểm ngày nay. Tất cả là cuộc sống mới theo Tin Mừng mà cha cố đã kiên trì làm chứng”.
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  13. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  14. #47
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Giuse PHÙNG THANH QUANG
    (1926 – 2003)
    Cha Giuse Phùng Thanh Quang sinh ngày 31-10-1926 tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Là con thứ năm trong bảy người con của ông bà cố Bênêđictô Phùng Văn Thế và Maria Nguyễn Thị Hòa.
    Ngày 12-08-1938 gia nhập Tiểu chủng viện.
    Ngày 30-10-1947 gia nhập Đại chủng viện cho đến ngày 25-09-1954 được Đức cha Gioan Cassaigne phong chức linh mục tại nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn.
    Từ ngày 14-10-1954 cha Giuse được sai về làm cha phó nhà thờ giáo xứ Đà Lạt, và sau đó làm tuyên úy quân đội. Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền gọi ngài về Đà Lạt và bổ nhiệm làm cha sở nhà thờ Chánh tòa từ 21-05-1961.
    Ngày 08-09-1962 vì nhu cầu đặc biệt Đức cha thuyên chuyển cha về làm cha sở giáo xứ Di Linh. Đức cha viết trong thư bổ nhiệm: “Cả vùng Di Linh có nhiều thừa sai ngoại quốc, họ không khỏi gặp nhiều khó khăn khi thi hành mục vụ, nên nhờ cha giúp đỡ để các thừa sai được điều kiện thuận lợi hơn khi thi hành sứ vụ của mình, nhất là tại các Trung tâm truyền giáo như: Ka La, BrăYang, Bơtong, Đakplao, Cây số 16 Đinh Trang Hạ (Dariam) và Trại phong Di Linh…”
    Ngày 23-03-1970 Đức cha giao cho cha tạo lập một Trung tâm bác ái tại sở trà Đồng Lạc thuộc địa sở giáo xứ Di Linh để giúp những người thiện chí có nơi yên tĩnh cầu nguyện, học hỏi, cải thiện đời sống. Sau này Trung tâm được gọi tên là Foyer de Charité St Joseph, do cha phó De Regnès phụ trách.
    Từ tháng hai năm 1973 khi Đức cha Jean Cassaigne bị đau liệt, Đức Giám mục giáo phận truyền lệnh cha vừa phục vụ cho Đức cha Cassaigne vừa phục vụ phần thiêng liêng cho làng cùi. Sau đó cha Nhiếp chính Phaolô Đậu cũng đặt cha Giuse giúp làng cùi trong lúc chờ đợi tân giám mục giáo phận (Trích thư 4-12-1973).
    Trong giai đoạn này, cha Giuse Quang đã cho xuất bản tập ký: “Lạc Quan Trên Miền Thượng” để nói về công lao của Đức cha Cassaigne, sáng lập thí điểm truyền giáo Di Linh và sáng lập làng cùi Di Linh (1929). Tập sách này không những giúp mọi người hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của cha Gioan Cassaigne mà còn giúp cho mọi người hiểu và quan tâm hơn đến đời sống của anh chị em phong cùi.
    Trong nhiều năm phục vụ tại Di Linh, không những chăm lo đời sống thiêng liêng mà Cha Giuse cũng rất quan tâm đến đời sống kinh tế của bà con giáo dân Di Linh còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn và thiếu ổn định. Để giúp họ, do những tương quan uy tín sẵn có, cha Giuse đã xin Nha Thủy Nông giúp kinh phí triển khai dự án cải tạo cánh đồng Da Klonkoa, một vùng sình lầy nhiễm phèn khoảng 100 mẫu, để trồng lúa nước và dự án này được chính quyền trung ương chấp thuận và cấp kinh phí từ ngày 19-04-1974.
    Biến cố tháng 3 và tháng 4 năm 1975 đưa đất nước đến một giai đoạn mới: trong buổi giao thời, rất nhiều người hoang mang và chọn giải pháp tạm thời rời Tuyên Đức – Lâm Đồng, để lại những giáo xứ và nhà thờ trống vắng. Cha Giuse là người rất vâng lời Bề trên, cho nên khi nhận được thư của Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm (vừa về nhận giáo phận đúng 10 ngày) viết tại Đà Lạt ngày 28-03-1975: “Tôi tha thiết xin cha vì Chúa, vì Giáo Hội, vì các linh hồn, hy sinh ở lại với giáo phận trong bất cứ hoàn cảnh nào”, ngài đã ở lại giáo xứ mặc dù với hoàn cảnh riêng của ngài, mọi người đều khuyên ngài ra đi khi các trung tâm truyền giáo Brăyàng, Dariam, Trung tâm thánh Giuse Đồng Lạc, Cộng đoàn Đồng Công cây số 12 bị tiếp quản và giải thể, các cha ngoại quốc phải trở về nước, nhà thờ Di Linh bị pháo kích hư hại nặng.
    Và ngài còn vâng phục Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm khi nhận chức Hạt trưởng hạt Di Linh từ ngày 19-08-1975 khi Đức cha thiết lập một giáo hạt với bức thư gửi cho cha: “Vì không họp được các cha trong vùng, tôi xin đặt cha làm Hạt trưởng hạt Di Linh, để khi có thể, cha liên lạc, củng cố tinh thần anh em trong huyện nhà ... Mong cha thông cảm với những khó khăn hiện tại của giáo phận... nhận chức Hạt trưởng để giúp đỡ anh em...”.
    Nhưng chính trong giai đoạn nhiều khó khăn này, cha Giuse đã để lại nhiều dấu ấn mục vụ nhất, không những trong địa bàn Di Linh mà còn nhiều nơi trong giáo phận Đà Lạt, đặc biệt cho anh chị em kinh tế mới và anh chị em dân tộc.
    Từ thập niên 80, rất đông đồng bào từ các địa phương miền Bắc đến tỉnh Lâm Đồng để xây dựng cuộc sống và lập nghiệp tại các địa phương Hòa Ninh, Hòa Nam, Blát thuộc huyện Di Linh, Cát Tiên, Đạ Tẻh thuộc huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Ninh Loan thuộc huyện Đức Trọng. Tấm lòng mục tử của cha Giuse đã vươn đến những vùng đất rất xa giáo xứ Di Linh. Ngài đã nhiều lần đến thăm, động viên, an ủi anh chị em ở vùng kinh tế mới, lập danh sách đồng bào công giáo tại các giáo điểm này cũng như đón nhận họ vào những ngày lễ trọng tại chính giáo xứ Di Linh. Ngay chính Giám mục giáo phận khi muốn xây dựng một giáo họ, một giáo xứ, một nhà thờ tại những nơi đó… thì đều nhờ ngài cung cấp các dữ kiện về địa hình, địa vật, dân số, đời sống của cư dân. Và cũng chính nhờ những quan tâm này, lần lượt các giáo điểm được tổ chức các thánh lễ vào dịp Giáng Sinh và Phục Sinh để dần dần hình thành nên các giáo họ, giáo xứ như Cát Tiên (1989), Đạ Tẻh (1990), Ninh Loan (1991), Hòa Ninh (1992), Blat (1995).... Lịch sử các giáo họ, giáo xứ của anh chị em kinh tế mới và dân tộc ghi nhận tình thương và công lao cha Giuse dành cho họ. Riêng đối với anh chị em dân tộc, cha còn quan tâm chăm sóc đời sống vật chất vàvăn hóacho họ với những chương trình dài hạn. Hằng năm vào lúc giáp hạt là lúc các thôn làng dân tộc đói kém, cha vẫn thường trợ cấp cho các thôn dân tộc hàng tấn lương thực để giúp họ.... Ngài cũng xin những dự án tài trợ cho chương trình tái định cư cho các thôn làng quen nếp sống du canh du cư hoặc gặp những sự cố cháy làng, cháy nhà như tại Đinh Trang Thượng năm 1996. Để giúp nâng cao đời sống cho anh chị em dân tộc tại các thôn làng về văn hóa, cha đã xin mở các lớp bổ túc văn hóa tại thôn Kaminh 1993, trường mẫu giáo Mbung Srénao, trường dạy cắt may dân tộc tại Di linh năm 1996.
    Vào những năm cuối đời, dù tuổi cao và sức khỏe suy yếu nhiều do mắc bệnh tim, hàng tháng vẫn phải tái khám tại bệnh viện Nguyễn Trãi Tp.HCM, cha Giuse vẫn miệt mài tìm đến các thôn làng mới như Gia Bắc, Sơn Điền để giúp đỡ về vật chất và nâng đỡ tinh thần cho các anh chị em tín hữu.
    Cuối tháng 10-2003 cha phải nhập bệnh viện Nguyễn Trãi cấp cứu, nhưng vì bệnh đã quá nặng và tuổi cao nên cha đã qua đời vào lúc 01g45 ngày 31-10-2003, hưởng thọ 77 tuổi.
    Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn khi chọn ngài là mẫu gương linh mục đã chia sẻ: “Khi cha Giuse Phùng Thanh Quang còn sống, chúng ta không thấy được những công lao vĩ đại mà ngài đã âm thầm gieo trồng và để lại cho Giáo Hội cũng như cho các linh hồn ; chỉ khi Ngài qua đi, chúng ta mới thấy được tầm mức ảnh hưởng của những công việc ngài đã làm trong giáo phận ; điều ngài hằng mong muốn là để Danh Chúa được cả sáng, vì ngài đã chọn Chúa là gia nghiệp đời mình”.

    GP Đà Lạt
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  15. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  16. #48
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Ðức cha Giacôbê
    NGUYỄN NGỌC QUANG
    (1909–1990)
    Một vị mục tử chân chính


    Đức cha Nguyễn Ngọc Quang sinh ngày 23-07-1909 tại họ đạo Phước Lễ, tỉnh Bà Rịa. Thụ phong linh mục ngày 21-09-1935. Năm 1940 được Đức cha Ngô Đình Thục, Giám mục giáo phận Vĩnh Long gửi qua Pháp du học, đỗ Cử nhân Lịch sử và Địa lý. Năm 1946, cha trở về Việt Nam phục vụ giáo phận Vĩnh Long. Trong thời gian 1946-1960, cha đảm trách các nhiệm vụ: Giám đốc Tiểu chủng viện Vĩnh Long, cha sở họ Chính tòa Vĩnh Long, Tổng Đại diện kiêm Giám đốc Công giáo Tiến hành giáo phận.
    Ngài được thụ phong Giám mục ngày 05-05-1965, và nhận giáo phận ngày 06-05-1965 với chức vụ Giám Mục phó. Năm 1968 khi Đức cha Nguyễn Kim Điền chính thức trở thành Tổng Giám mục Huế thì Đức cha Nguyễn Ngọc Quang cũng chính thức trở thành Giám mục Chính tòa Cần Thơ. Ngài là vị Giám mục thứ ba của giáo phận kể từ khi giáo phận được thành lập.
    - Năm 1966, Đức cha mở Tiểu Chủng viện “Á Thánh Quý” ở Cái Răng.
    - Cũng năm 1966, Đức cha được bầu giữ chức Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam, nhiệm kỳ 1966–1970.
    - Năm 1967, Đức cha thành lập Dòng Con Đức Mẹ ở làng Bình Thủy.
    - Năm 1970-1975, Đức cha được tín nhiệm giữ chức Chưởng ấn Viện Đại học Đà Lạt.
    Ngày 20 tháng 06 năm 1990, lúc 07 giờ 40 phút, Đức cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang qua đời tại Cần Thơ, thọ 81 tuổi với 25 năm Giám mục Chính tòa Cần Thơ.
    Khi nói về “Chân dung linh mục” có lẽ chúng ta không nên nghĩ rằng mình đang nói về nhũng vị thánh nhưng là những con người “rất người” mà có khi chúng ta đã từng quen biết, tiếp cận với nhiều kỷ niệm vui buồn, các ngài đã sống trong thiên chức linh mục của mình với tất cả những nỗ lực và để lại những bài học đáng trân quý cho chúng ta.
    Đức cha Giacôbê đã là một con người như thế. Ai đã từng sống gần gũi ngài đều thấy ngài có những đức tính nhân bản nổi bật như:

    Đúng giờ: Luôn chính xác trong các giờ chung đến từng phút giây, Cha thư ký của ngài cho biết vào cuối đời ngài yếu bệnh, đi xuống nhà cơm phải nghỉ một lúc, nên ngài đã đi sớm hơn để đến nhà cơm đúng giờ. Trong các cuộc đón rước giám mục, nếu tài xế chạy nhanh đến sớm sẽ được dạo phố vài vòng để có thể đưa Đức cha đến nơi đúng giờ không sớm không muộn.

    Ý chí: Có một chuyện vui là sau năm 1975 các giám mục không còn đi xe hơi nên ngài tập chạy xe Honda, nhưng tập mãi mà không được, có người nói chắc ngài nản chí nên bán chiếc xe Honda 50 cho cha Antôn Vũ Huy Chương (bây giờ là Giám mục Hưng Hoá). Tuy nhiên không phải vậy, ngài đã kiên trì và đã thành công. Ngài vẫn chạy chiếc Honda lên nhà dòng Bình Thủy dâng lễ cho các Soeur.

    Khó nghèo, cần kiệm và tự lập:Đức cha Giacôbê tự giặt quần áo, khâu vá hay tự lo cho những nhu cầu tiêng tư của mình. Đức cha chỉ có ba chiếc quần dài màu đen và ba chiếc áo vải trắng. Chúng tôi quen gọi là đồ bà ba. Nhưng thực sự đó chỉ là đồ mặc trong nhà. Ngài mặc áo dòng dường như cả ngày, nhất là khi ra khỏi phòng. Nên áo dòng nhiều hơn áo thường. Có đến gần 10 chiếc, kể cả áo có viền đỏ, phẩm phục giám mục và loại đơn giản của linh mục. Sau này khi phải mặc quần tây và áo sơ mi để chạy xe Honda đi dạy học trong Chủng viện, dòng Bình Thuỷ hay dòng Chúa Quan Phòng… ngài mới nhờ thợ may người công giáo ở khu Toà Giám Mục Cần Thơ sắm cho Ngài hai bộ đồ: quần tây và áo sơ mi. Nếu ai có ý quan sát thì sẽ thấy ngay đây là loại vải rẻ tiền nhất vì nó nhăn nheo và bị co rút ngắn dần. Chúng tôi thường nói đùa: “quần chó táp ba ngày không tới!”
    Không bao giờ Đức cha sai ai quét dọn phòng ốc hay sắp xếp vật dụng cho ngài. Ngài quán xuyến hết mọi chuyện! Đức cha tự làm bao thư bằng cách lấy giấy quay ronéo một mặt và sử dụng mặt còn lại. Những giấy nháp hay ghi chú không bao giờ là tờ giấy mới nguyên. Hoa kiểng, cây cối trong Toà Giám Mục, một mình ngài cắt tỉa, vun quén, tháp ráp hay chỉ bảo người khác phụ giúp. Toà Giám Mục Cần Thơ có chuối ăn tráng miệng quanh năm, có xoài cát ngon trái chín oằn cây… tất cả đều do sự xếp đặt rất tiết kiệm của Đức cha Giacôbê theo chủ trương “cây nhà lá vườn.”

    Kiến thức: Ngài thích tìm hiểu và có kiến thức bách khoa. Ngài đã từng làm bài phú mừng Đức cha GB Nguyễn Bá Tòng năm 1933, và cũng không phải tình cờ mà ngài được mời làm chưởng ấn Viện Đại Học Đà Lạt

    Trung thực nhưng biết thông cảm lắng nghe: Quý cha Cần Thơ đều có kinh nghiệm về một chiêu thức đặc biệt của ngài: đó là “đánh phủ đầu” nhưng sau đó ngài lắng nghe quý cha trình bày và rất thông cảm nếu quý cha trình bày rõ ràng và thành thật. Ngài sống rất lý trí nhưng cũng giàu tình cảm đúng như câu “thấu tình, đạt lý”. Các cha, các thầy gặp khó khăn ngài tạo điều kiện giúp đỡ dến nơi đến chốn. Có một cha luôn kẹp ảnh Đức cha Giacôbê trong sách PVGK để cầu nguyện cho ngài vì cha nói ngài đã giúp cha “khỏi một bàn thua trông thấy”

    Phục thiện:Có một thay đổi lớn trong tính tình của ngài, đó là trước đây ngài rất nóng nảy, la rầy lớn tiếng, có khi đập bàn… nhưng sau này có lẽ từ 1975 trở đi ngài trở nên rất hiền lành, nhẫn nại, nhỏ nhẹ… như một người cha nhân từ

    Lòng yêu mến Hội Thánh:Ưu tư lớn nhất của Đức cha Giacôbê là vấn đề đào tạo linh mục. Từ khi mới làm Giám mục Cần Thơ, ngài đã tập trung mọi công sức cho việc xây dựng cơ sở Tiểu chủng viện Cái Răng.
    Với tầm nhìn ngôn sứ ngay từ đầu năm 1975, tất cả 80 đại chủng sinh giáo phận Cần Thơ học ở ba Đại chủng viện Đà Lạt, Long Xuyên và Vĩnh Long đều được Đức cha chuẩn bị tinh thần cho biến cố lớn lao của đất nước. Sau biến cố 30-4-1975, ngài phân chủng sinh thành nhiều nhóm nhỏ, tự lập sinh sống trong các họ đạo, làm nhiều nghề nuôi thân và phục vụ họ đạo. Trong hoàn cảnh khó khăn thời bao cấp cũng có nhiều chủng sinh tìm cách “vượt biên”. Ngài nói với các chủng sinh khi dạy môn Giáo sử: “Các nhà thừa sai ngày xưa thì vất vả ‘nhập biên’ để truyền giáo, còn các thầy bây giờ thì lại muốn ‘vuợt biên’ để trốn tránh gian khổ!” Phương pháp gắn bó với họ đạo như vậy đã đào tạo những linh mục rất gần với dân và rất nhập cuộc: biết đồng hành với dân tộc và biết cảm thông với người khác, biết “khóc với người đau khổ và cười với nguời vui!” Phải nói đây là thế hệ linh mục rất đúng nghĩa linh mục do Đức cha Giacôbê đào tạo.
    Năm 1988, Đại chủng viện Thánh Quý được chính thức khai giảng. Ngôi nhà chính của Chủng viện được sửa sang, sơn phết khang trang cho kịp ngày khai giảng nhưng có mấy ai biết là Đức cha Giacôbê đã bán chiếc Peugeot 404 để lo công việc này.
    Không ai biết rõ gia đình hay thân nhân ruột thịt của Đức cha Giacôbê như thế nào. Cũng không bao giờ nghe ngài nói đến là ba mẹ ngài mất hồi nào, còn bao nhiêu anh chị em và họ đang ở đâu. Con cháu thế nào và làm gì ở đâu. Ngài đúng là người đã cầm cày và không bao giờ quay lại phía sau.
    Viết về một người cha thì có lẽ bao nhiêu cũng chẳng đủ nhất là nếu thu thập dữ liệu của tất cả những người con. Chỉ xin gợi lên vài nét đặc trưng về một “chân dung linh mục” đã được chính các linh mục giáo phận Cần Thơ trong tuần tĩnh tâm linh mục đầu năm 2010 bình chọn và giới thiệu, để góp phần làm phong phú những chân dung linh mục Việt Nam và cũng để mỗi người chúng ta suy nghĩ và rút ra những bài học cho cuộc sống của mình, nhất là trong Năm Linh Mục này.


    GP Cần Thơ
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 11-03-2010 lúc 07:57 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  17. Có 2 người cám ơn Damsan vì bài này:


  18. #49
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Batôlômêô NGUYỄN VĂN THẬT
    (1902 – 1996)
    Âm thầm, khiêm tốn, “đến đúng lúc, đi đúng lúc”
    1. Cha sở của làng quê
    Cha Batôlômêô Nguyễn Văn Thậtsinh ngày 02 tháng 02 năm 1902, trong một gia đình nghèo, đạo đức tại họ đạo Thủ Ngữ, xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, giáo phận Mỹ Tho.
    - 1914 – 1922: Học Tiểu chủng viện Sài Gòn.
    - 1922 – 1928: Học Đại chủng viện Sài Gòn.
    Thời gian thụ huấn ở Chủng viện, Batôlômêô Nguyễn Văn Thật luôn tỏ ra là một chủng sinh có kỷ luật, siêng năng học tập, có năng khiếu về âm nhạc và có triển vọng tốt về ơn gọi làm linh mục.
    Ngày 25 tháng 05 năm 1929, thầy Batôlômêô Nguyễn Văn Thật được lãnh nhận chức linh mục.
    Từ năm 1929 đến năm 1993, cha Batôlômêô đã lần lượt được sai đến phục vụ các họ đạo sau:
    - 1929 – 1933: Cha phó họ đạo Vũng Tàu;
    - 1933 – 1935: Cha sở họ đạo Cái Quau;
    - 1935 – 1959: Cha sở họ đạo Rạch Cầu;
    - 1959 – 1962: Cha sở họ đạo Đức Hòa;
    - 1962 – 1993: Cha sở họ đạo Trà Đư;
    - 1993 – 1996: Hưu dưỡng tại Nhà Chung và Rạch Cầu;
    - 04-07-1996: Được Chúa gọi về, an táng tại họ đạo Rạch Cầu.
    Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, khi trở thành linh mục phần lớn cuộc đời sứ vụ của cha cũng ở nông thôn nên cha rất hiểu cuộc sống của người giáo dân miền quê và thông cảm với họ.
    Giáo dân ở những nơi cha đến phục vụ, mỗi khi nhắc đến cha là họ nhớ đến một người cha hiền hòa, đơn sơ, giản dị, rất dễ gần gũi và tiếp xúc.
    Không có khoảng cách giữa cha và giáo dân. Nhà xứ của cha luôn rộng mở với mọi người, những người nghèo khổ không hề thấy mặc cảm khi đến với cha trong bộ quần áo lam lũ, chân đất của mình.
    2. Yêu thương và thông cảm với cuộc sống của giáo dân
    Hiểu được hoàn cảnh vất vả của người dân quê “một nắng hai sương”, phải lệ thuộc vào đồng ruộng, khi mưa gió hoặc mùa nước lũ, đường đi bùn lầy trơn trợt, không mấy dễ dàng, nên cha rất thông cảm và kiên nhẫn khi người giáo dân không giữ đúng giờ hẹn gặp cha. Cha thường nói, ngoài quy định giờ lễ, không thể đòi hỏi người dân quê đúng giờ được.
    Một trong những kiên nhẫn lớn của cha là luôn sẵn sàng ngồi tòa giải tội khi có một số giáo dân không theo đúng giờ giấc đến xin cha ban phép giải tội. Cha thường nói, đời sống đức tin của một họ đạo được thể hiện qua việc giáo dân dự lễ có rước lễ đông và sốt sắng hay không. Vì thế cha sẵn sàng cho đi giờ giấc của mình để giáo dân được xưng tội và rước lễ.
    Tuy là người dễ thông cảm, nhưng cha tỏ ra rất nghiêm túc và đòi hỏi trong việc học giáo lý và kinh bổn. Một ông cụ từng là học trò giúp lễ của cha kể lại, dù được cha thương mến, nhưng do không thuộc giáo lý, phải đến năm 18 tuổi ông mới được cha cho lãnh phép Thêm Sức. Nhưng cũng nhờ học thuộc lòng nhiều giáo lý và kinh sách, mà sau này khi gặp khủng hoảng, bế tắc tưởng chừng như tuyệt vọng, thì những lời kinh thuộc lòng từ thuở nhỏ mà ông nhớ lại, đã giúp ông cầu nguyện được với Chúa và Đức Mẹ, nhờ đó ông tìm lại được đức tin, trở về với Chúa. Điều đó khiến ông không bao giờ quên ơn cha sở của mình. Và ông lấy đó như kinh nghiệm để dạy con cháu phải học giáo lý vững vàng và phải thuộc kinh sách.
    3. Chu toàn bổn phận trong âm thầm, khiêm tốn, “đến đúng lúc, đi đúng lúc
    Dù là việc lớn hay nhỏ, cha luôn chu toàn trong âm thầm khiêm tốn, tận tụy và chu đáo.
    Tinh thần này được thể hiện ở thái độ cha noi gương Chúa Giêsu đến là để phục vụ. Cha không không đòi hỏi gì cho riêng mình, không màng đến danh vọng địa vị, không tìm ảnh hưởng cho mình.
    Là người giàu tình cảm, cha yêu thương họ đạo và giáo dân mình, và cũng buồn khi phải rời nơi mình gắn bó, nhưng cha cũng sẵn sàng để được Bề Trên sai đi nơi khác. Cha luôn xác tín “vâng lời” Bề Trên trong sứ vụ là đáp lại lời mời gọi đươc Chúa sai đi và đó chính là cách để cha biết “đến đúng lúc và đi đúng lúc”.
    Không những “đến đúng lúc, đi đúng lúc” mà cha “đến cũng nhẹ, đi cũng nhẹ”. Khi đến họ đạo mới hay khi rời khỏi nơi mình phục vụ, thì cũng thật nhẹ nhàng. Hành trang khi đến nhận nhiệm sở cũng là hành trang lúc ra đi: một ít sách vở và đồ dùng cá nhân. Những gì cha tạo lập được là của riêng mình, cha đều để lại cho họ đạo.
    Và khi đã ra đi, “đầu không ngoảnh lại”. Dẫu biết giáo dân lưu luyến, quý mến cha, nhưng cha không để cho tình cảm lấn át sứ mạng. Tình cảm thường dễ thiên vị, mù quáng và chật hẹp có thể làm cản trở sứ vụ của mình và người khác; chỉ có sứ mạng mới vô vị lợi và rộng mở với hết mọi người. Cha luôn biết nghĩ đến người khác, nhất là với anh em linh mục, không bao giờ cha nói điều gì xấu, làm hại uy tín anh em mình trước mặt người khác. Cha không muốn làm cản trở công việc của anh em mình. Cha thường nói, không làm cản trở anh em tiến bước là góp phần tích cực vào kế hoạch của Chúa. Mình không làm được việc thì để anh em làm và tạo điều kiện tốt cho anh em làm.
    Sau này, dù lớn tuổi, già dặn kinh nghiệm, nhưng khi làm việc mục vụ cha cũng thường hỏi ý kiến anh em linh mục trẻ và tôn trọng các anh em linh mục mình, không bao giờ áp đặt ý mình lên người khác.
    4. Đau khổ, thử thách
    Cuộc đời linh mục của cha có nhiều niềm vui nhưng cũng không ít những nỗi buồn và cam go thử thách. Trong đau khổ, cha chỉ im lặng và âm thầm đón nhận phần thua thiệt về mình.
    Điều này được thể hiện rất rõ khi có lần cha bị một số giáo dân nơi cha đến phục vụ điệu ra trước tòa án thế gian. Cũng vì “thật thà” đúng như tên cha là “Thật” mà cha đã bị hiểu lầm, bị tố cáo, bị sỉ nhục và cuối cùng bị xua đuổi ra khỏi nơi cha đã từng yêu thương, phục vụ. Trong đau đớn tột cùng, cha một mực âm thầm đón nhận, không hơn thua tranh chấp, cũng không oán hận người đã hại mình.
    “Nhân vô thập toàn”, đã là người thì làm sao tránh khỏi những lầm lỗi, thiếu sót! Với lòng khiêm tốn sâu xa, cha đón nhận mọi biến cố xảy đến cho mình, để cho ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa xuyên qua tất cả con người mình và những yếu đuối của mình. Chính vì thế, trong thử thách, cha vẫn tìm thấy được sự bình an và kiên định trong sứ vụ. Khổ đau đã làm cha trở nên đẹp hơn, người giáo dân luôn nhận ra ở cha tấm lòng nhân ái, bao dung của một vị mục tử hiền hòa mà vững chãi, rất dễ gần gũi và rất dễ cảm thông với nỗi khổ của người khác.
    Cuộc đời cha cứ thế âm thầm khiêm tốn phục vụ qua các họ đạo, cho đến ngày cha trở lại Rạch Cầu lần cuối, nơi trước đây cha đã từng phục vụ, để sống quãng đời còn lại của mình.
    Và ngày 04-07-1996, cha đã ra đi một cách thanh thản, nhẹ nhàng để về Nhà Cha trên Trời trong sự thương tiếc của giáo dân họ đạo Rạch Cầu.
    Cha đã được an táng tại nghĩa trang của họ đạo, giữa đoàn con cái đã an nghỉ, như cách bày tỏ lòng quý mến, hiếu thảo của giáo dân Rạch Cầu dành cho cha, vừa như nhắc nhớ về một người cha luôn kiên trì trong sứ vụ, sống trọn vẹn nghĩa tình với đoàn chiên của mình cho đến cùng và đang chờ ngày để cùng với tất cả đoàn con cái mình được tái hợp trong Nước Chúa, nơi không còn khổ đau và nước mắt, lúc đó tình nghĩa của mọi người sẽ nên trọn vẹn hơn, tròn đầy hơn.
    Có thể nói, đơn sơ giản dị, âm thầm khiêm tốn, “đến đúng lúc, đi đúng lúc”trong sứ vụđược sai đi là nét đẹptrong cuộc đời linh mục của cha Batôlômêô Nguyễn Văn Thật.

    GP Mỹ Tho
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  19. Có 3 người cám ơn Damsan vì bài này:


  20. #50
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Giuse HOÀNG NGỌC MINH
    (1915–1960)


    Năm 1915, Giuse Hoàng ngọc Rậu (tức Minh), sinh ra trong một gia đình công giáo làng Hội Am, tỉnh Hải Dương (Bắc Việt).
    Là con thứ hai trong gia đình, cậu bé Hoàng Ngọc Minh có ước muốn dâng mình từ khi còn rất nhỏ. Cậu bị cha xứ từ chối hai lần vì lý do còn nhỏ tuổi. Nhưng rồi dịp may đến: có người giới thiệu cậu đến với cha Nhã ở Đồng Xá, cậu được nhận vào ban giúp lễ gần được một năm. Cha Nhã giao cậu giúp lễ cho cha Trọng là nghĩa tử của ngài mới được phong chức. Sau một thời gian, năm lên 10 tuổi cậu dâng mình vào “Nhà Đức Chúa Trời” giúp cha già Thịnh ở xứ Cốc, Vĩnh Bảo trong một thời gian.
    Lên 12 tuổi, cậu được nhập Trường Thử tại Đông Xuyên, sang Tiểu chủng viện Ba Đông và rồi qua Giáo hoàng Chủng viện Alberto Nam Định. Đang truyền giáo ở Kẻ Sặt, được biết tại Kontum có một Hội thừa sai Việt Nam vừa thành lập và đã được Tòa Thánh châu phê, thầy Rậu liền xin nhập Hội năm 1941. Sau thời gian giúp dạy học ở Tiểu chủng viện Kontum, năm 1942, thầy được Đức cha Khâm (Jean SION) gởi đi học tại Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội. Nhưng vì chiến cuộc, năm sau Bề Trên lại gọi thầy về Đại chủng viện Qui nhơn. Ngày 21-10-1948, quân đội Pháp đổ bộ lên hải cảng Qui Nhơn. Thầy đã xuống tàu vào Nha Trang để về lại Kontum.
    Ngày 3-4-1949 thầy Rậu (từ nay lấy tên là Minh) thụ phong linh mục do Đức cha Khâm. Trước hết cha Minh đi làm phó cha già Simon Thiệt ở Võ Định ngày 20-4-1949. Sau đó cha học tiếng Bahnar mấy tháng ở Mangla. Tháng 12 năm 1950, người được gọi đi chánh sở Kon Dŭ. Địa sở này lúc ấy mới thành lập, thiếu thốn tất cả và núi non hiểm trở. Một chú giúp ngài kể lại: khi cha mới lên nhận sở, mấy ngày đầu, thấy tình cảnh buồn tẻ, các chú giúp “mỗi anh một góc nhà ngồi quay mặt ra rừng khóc sướt mướt”.
    Trong 10 năm ở Kon Dŭ, nhờ ơn Chúa, cha đã rửa tội được đến 10 làng Xơđăng. Cha là một trong những linh mục đầu tiên mở trường học với ký túc xá cho con em dân tộc (năm 1952). Năm 1959, 3 làng nhỏ ở Kon Dŭ đã bàn tính với cha để tập trung làm một làng lớn ở Kon Kơla như hiện nay. Ngoài công việc truyền giáo, cha còn mở nhà hộ sinh, phòng phát thuốc để săn sóc sức khỏe cho người dân tộc, không phân biệt lương giáo. Cha đang xây dựng một nhà thờ dài gần 40 mét, ngang 12 mét, toàn bằng gỗ cẩm lai và trắc. Trong thời gian này, cha Minh bị phong tê thấp rất đau đớn, có lúc cha phải “bò lết” trong nhà. Vì bệnh quá nặng, ngày 14-9-1960 cha phải về điều trị tại nhà Chung Kontum. Ngày 24-9-1960 được tạm bình phục, cha vội vã trở về sở với đoàn chiên. Dù sống trong vùng chiến cuộc leo thang, nguy hiểm tính mạng, nhưng cha vẫn vui lòng xin Bề trên ở lại, sống chết với con chiên.
    Ngày 27-9-1960 cha Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy mời người đến họ Tân Cảnh làm phó tế giúp lễ mồ. Sáng hôm sau, như được ơn Chúa soi sáng, cha dọn mình xưng tội sốt sắng. Sau lễ, cha đi thăm bạn bè và giáo hữu quen biết ở Tân Cảnh. Độ 10 giờ sáng ngày 28-9-1960 cha trở về Kon Kơla. Khoảng 11 giờ trưa, chỉ còn cách nhà 4 cây số, bị phục kích, xe vừa ngừng thì toán người từ trên mô đất cao nhảy xuống dùng cây vót nhọn đâm đánh cha tàn nhẫn và bắn cả loạt súng vào thân mình cha. Cha ngã gục trên xe; tài xế Huỳnh Hữu cháu của ngài cũng bị 8 viên đạn bất tỉnh. Mấy phút sau, anh Hữu hồi tỉnh, thì bọn sát nhân đã tẩu thoát. Tuy bị trọng thương, anh còn cố lái xe đi một quãng độ 1 cây số; nhưng rồi kiệt sức không lái được nữa, anh để xác cha trên xe, lần mò về rẫy dân tộc gần đó báo tin. Được hung tin, dân làng kẻ đao người ná chạy ra phụ lực đẩy xe đưa thi hài cha về nhà xứ cầu kinh, đồng thời cho người cấp báo địa phương.
    Tại Tân Cảnh, vào lúc 18 giờ, khi nghe tin linh mục Hoàng Ngọc Minh bị hạ sát, cha Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy đến Kon Kơla lúc nửa đêm. Vào 2 giờ sáng 29-9-1960, thi thể cha được đưa ra xe rước về nhà thờ Tân Cảnh. Sau đó cha Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy đã cử hành lễ mồ cầu cho cha, cùng với cha Léoni làm tùy phó tế như trong lễ mồ mà chính cha mới giúp nơi đây hôm qua và cha Gioakim Chế Nguyên Khoa làm phó tế. Lễ xong, linh cửu của ngài được rước về Nhà Chung Kontum lúc 2 giờ chiều ngày 29-9-1960 và ngay sau đó được đưa đến nhà thờ Chính Tòa, cho giáo hữu đến kính viếng và cầu nguyện. Qua 16 giờ ngày hôm sau, tức 30-9-1960, đông đủ linh mục, giáo dân, và một số đồng bào lương tất cả ước lượng đến gần 8000 người đưa linh cữu cha đến nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa địa các cha tại Kontum.
    Cha Giuse mất đi, để lại cho giáo sĩ cũng như giáo dân Kontum, nhất là con chiên cha ở Kon Kơla, và cả đến những người ngoài công giáo, một niềm nhớ thương mến tiếc. Cha rất đơn sơ, tính tình hiền lành dịu dàng, vui vẻ. Một cựu bạn học của cha làm chứng: trong 20 năm không bao giờ thấy ngài nặng lời, cứng cỏi với một người nào, sống đời nghèo khó, hy sinh cho người dân tộc không phân biệt lương giáo. Nhớ lại Lời Chúa trong Bát Phúc:
    “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (. . . ). Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt. 5, 3-4. 10-12).
    Chúng ta tin Chúa đã ban cho ngài “đất Chúa hứa”.
    Ngày 17-1-1961, nhà xứ, trường học, nhà nguyện và tất cả đồ đạc của cha ở Kon Kơla đều bị hỏa hoạn thiêu hủy. Có người nói: “Của cha Minh đã theo ngài cả”. Những di tích vật chất của cha đã tiêu tan, nhưng chính sự nghiệp của cha là sự sống Thiên Chúa mà cha đã truyền sinh, đã hun đúc trong các linh hồn, sự nghiệp ấy còn trường tồn.
    GP Kon Tum
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  21. Được cám ơn bởi:


  22. #51
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Phêrô Doãn Quang NgỌc
    (1902–1995)

    TIỂU SỬ:
    – Sinh 1902 tại họ giáo Vĩnh Thọ, giáo xứ Bách Lộc (nay là giáo xứ Vĩnh Thọ), xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay là thành phố Hà Nội).
    – 1917: vào trường tập Hưng Hóa.
    – 1919: học Tiểu chủng viện Hà Thạch.
    – 1925: mãn Tiểu chủng viện, giúp cha Giuse Đặng TâmThuần ở giáo xứ Dư Ba.
    – 1927: học triết và thần học tại Kẻ Sở (Sở Kiện)
    – 01/4/1933: thụ phong linh mục tại TGM Hưng Hóa.
    – 1933-1938: phó xứ Hà Thạch, giúp cha Lê Khanh.
    – 1938-1947: chánh phiên Trù Mật, xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ.
    – 06/8/1947-28/11/1995 chánh xứ Chiêu Ứng, xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
    – 28 tháng 11 năm 1995: qua đời.
    CHÂN DUNG:
    1. Yêu thương đoàn chiên:
    – Chấp nhận hy sinh
    Chúa Giêsu đã phán: “Ta là mục tử tốt lành ... Ta thí mạng sống vì đoàn chiên”. Theo sát vị mục tử Giêsu, cha già Phêrô đã thốt lên: “Vì yêu giáo dân mà tôi ở lại miền Bắc” (sau năm 1954). Ở lại miền Bắc lúc đó, các linh mục phải chấp nhận cảnh đấu tố, giam cầm. Cha bị giam ở chuồng trâu của một người lương dân xóm Hồng Sơn (xã Sơn Cương) mấy tháng, rồi bị đấu tố ở Chiêu Ứng, sau đó còn bị điệu đi Đồng Xa, Đại An, Trù Mật để cho chính những người đã được cha già cưu mang vu oan cáo vạ!
    Thế nhưng sau vụ đấu tố đó, những giáo dân này vẫn được cha già yêu thương, tin dùng và nâng đỡ. Có người hỏi: “Sao cha vẫn dùng họ?” Ngài trả lời: “Họ nhẹ dạ, họ mắc mưu, chấp làm gì!”
    Chấp nhận gánh nặng
    Một số cha trẻ di cư vào Nam, một số cha già được Chúa gọi về dần, các chủng viện bị đóng cửa, các giáo xứ dần dần vắng bóng chủ chăn. Cha già Phêrô là cha xứ Chiêu Ứng, nhưng đồng thời phải coi sóc giáo dân tận Lào Cai, Sapa... cách xa ba bốn trăm cây số, trong khi phương tiện giao thông chỉ là một chiếc xe đạp super globe. Vào những năm cuối đời, dù đã tám chín mươi tuổi rồi, cha vẫn còn phải coi sóc thêm những giáo xứ lân cận như Phi Đình, Trù Mật, Vân Thê... trên mười ngàn giáo dân.
    – Xây dựng đức tin và cơ sở vật chất
    Coi sóc nhiều như vậy, cha già không những đến dâng lễ, ban các bí tích, mà còn lo xây dựng đức tin và cơ sở vật chất nữa. Tất cả những nơi cha già coi sóc đều được chính ngài ra chương trình học, ôn thi kinh bổn (giáo lý) mỗi năm hai kỳ vào dịp Lễ Phục sinh và Lễ Các thánh.
    Các hội đoàn như Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, Hội Mân Côi, Hội Thánh Phêrô, Hội Thánh Antôn... do ngài thành lập vẫn sinh hoạt đều đặn. Riêng nơi cha già trông coi, các cuộc rước hoa, rước Thánh Thể vẫn tổ chức rất long trọng.
    Các nơi thờ tự trong địa bàn cha già coi sóc vẫn được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới, trong khi tại các xứ khác bị phá hủy hoặc không được tu sửa.
    2. Bác ái xã hội:
    Với tinh thần quảng đại, tha thứ và yêu thương phục vụ, cha già Phêrô còn tích cực hỗ trợ nhiều nơi xây dựng trường sở rộng rãi cho con em học văn hóa, như trường phổ thông cơ sở Sơn Cương, trường Ninh Dân thuộc huyện Thanh Ba, trường Văn Lung thuộc thị xã Phú Thọ.
    Những gia đình nghèo khổ luôn được cha quan tâm đặc biệt: cha giúp họ tiền đong gạo, cha không nhận bổng lễ khi họ đến xin cha làm lễ. Suốt đời cha không sắm cho mình một vật gì sang trọng; cha thường nói: “Chúa Giêsu sống nghèo, tôi cũng sống nghèo; Chúa Giêsu bênh vực người nghèo, tôi cũng đi với người nghèo.”
    3. Tinh thần kỷ luật:
    Nói đến tinh thần kỷ luật của cha già là phải nói đến việc giữ giờ giấc: giờ ăn, giờ nghỉ, giờ làm việc trí óc, giờ lao động chân tay, giờ dâng lễ, giờ cầu nguyện; sáng, trưa, tối, mùa hè oi bức cũng như mùa đông giá lạnh, không khi nào cha sai giờ. Điều đáng khâm phục là khi ngài báo giờ lễ ở một nơi nào, dù xa xôi (như Đồng Xa, Trù Mật) mà không thể đi xe được vì thời tiết quá xấu, ngài quàng áo mưa, chống gậy đi bộ cho kịp giờ đã định.
    Có thể nói, trong các linh mục còn ở lại miền Bắc, cha già Phêrô là người có tuổi linh mục cao nhất: 62 năm, 7 tháng, 27 ngày. Và cũng có thể nói, trừ những tháng bị giam giữ năm 1954, ngài đã không bỏ một thánh lễ nào. Sáng ngày 28 tháng 11 năm 1995, ngài dâng thánh lễ cuối cùng, sau đó thấy mệt, tuy được các y bác sĩ điều trị, nhưng tối hôm đó ngài đã an nghỉ trong Chúa.


    GP Hưng Hóa
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  23. Được cám ơn bởi:


  24. #52
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn (1922–1975)



    Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn sinh năm 1922, tại làng La Phù, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thủ đô Hà Nội), thuộc giáo phận Hà Nội, vào Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội và thụ phong linh mục năm 29 tuổi, tức vào năm 1951. Vì vào thời điểm này, Dòng đang có chương trình “Việt Nam hóa” đội ngũ giảng dạy tại Học Viện của Dòng, nên ngay sau khi được thụ phong linh mục, năm 1952, cha Nguyễn Thế Thuấn được cử đi du học tại Roma, kế đó, sang học tại trường Thánh Kinh Giêrusalem trong vòng 4 năm (1952–1956). Về nước, cha được cử dạy môn Thánh Kinh tại Học viện của Dòng ở Đà Lạt. Cuộc đời của cha từ nay như bị chôn chặt trong tòa nhà được xây bằng đá trên một trong những quả đồi cao nhất của Đà Lạt, trên đường từ thành phố đi Suối Vàng, bị gắn liền với công việc giảng dạy Thánh Kinh bề trên giao phó và với việc dịch Thánh Kinh cha đã đề ra cho mình.

    Cha giáo Thánh Kinh
    Những năm ngay sau khi đi du học về, xem ra cha chưa thích nghi được với “xã hội” xung quanh, suốt ngày chôn mình trong phòng với sách vở, thường gắt gỏng, khó chịu với những ai tới xin trao đổi với cha về bài vở như sợ người ta đánh cắp mất thời giờ quý báu của mình. Xem ra Chúa cũng đã không dành cho cha nhiều ưu đãi lắm về mặt “ngoại hình”: một chiều cao dưới mức trung bình của một người Việt Nam bình thường, một cái giọng the thé nhiều khi làm chói tai người nghe. Nhưng không ít người có dịp nghe cha giảng lễ hay giảng bài đã phải thừa nhận rằng cha có một sức hấp dẫn đặc biệt: đằng sau hay xuyên qua cái “chói tai” của giọng nói và của ngôn ngữ sử dụng ấy lại là sự lay tỉnh “lật ngược lòng trí” của Lời Chúa, sức thôi thúc của “Bài giảng trên núi”, quyền năng không gì cưỡng lại nổi của Thiên Chúa từ lòng dạ “son sẻ”, sức sống mới từ cái chết trên thập giá… một số trong những chủ đề ưa thích của cha và gây ấn tượng trên người nghe thời ấy.
    Thời ấy vốn là thời của Công Đồng chung Vatican II đang được tiến hành. Bầu khí Học viện, và của Giáo hội Việt Nam nói chung được hâm nóng với những phong trào “canh tân phụng vụ”, “trở về nguồn” và nhất là phong trào “Thánh Kinh”. Thế là cha giáo Thánh Kinh gặp thời: mỗi ngày mỗi có thêm nhà dòng, tu viện, giáo xứ đến mời cha tới giảng dạy Thánh Kinh. Tại Học viện của dòng, môn Thánh Kinh, từ niên khóa 1961–1962, được giảng dạy ngay từ Triết I, và do chính cha phụ trách. Cha buộc phải ra khỏi phòng, khỏi nhà dòng nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày hơn, và do đó cũng có dịp tiếp xúc với nhiều người, trực tiếp đụng chạm tới nhiều vấn đề cụ thể của Giáo hội và cuộc xã hội. Cái tính khí “khó khăn” biến mất lúc nào không hay. Cha trở thành con người dễ tiếp cận. Có thể là qua thực tế, cha đã nghiệm ra được rằng thời giờ Chúa ban không phải dành cho riêng cho mình mà còn để chia sẻ cho người khác nữa.

    Tác giả của bản dịch Thánh Kinh
    Cha cũng đã từng giữ chức Giám học Học viện và bề trên nhà dòng Chúa Cứu Thế tại Đà Lạt. Nhưng ai cũng thấy, những chức tước này chẳng thay đổi gì nhiều trong cung cách sống, trong cách xử sự, hay trong trật tự ưu tiên của công việc: vẫn là một cha giáo Thánh Kinh say sưa với sách vở, với lớp học và nhất là với việc dịch Thánh Kinh. Cha đã bắt đầu với Thánh Kinh Tân Ước. Bản dịch Tân Ước của cha đã được xuất bản, sau đó, được sửa chữa và được tái bản, vào những năm 1960. Song song với việc chỉnh sửa bản Tân Ước, cha cũng đã bắt đầu dịch bộ Thánh Kinh Cựu Ước, nhưng tiếc thay, đã không có đủ thời gian để hoàn tất. Chỉ còn cách đích mấy bước thì cha đã vội ra đi. Cha tử nạn ngày 28-3-1975 tại Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hiện nay, vào dịp được mời về giảng tĩnh tâm mùa Chay và chuẩn bị Phục sinh cho giáo xứ Di Linh.
    Nhưng Thiên Chúa đã không để cha phải “chết lần thứ hai”: một số anh em trong Dòng đã bỏ trọn gần hai năm trời để làm nốt những gì cha còn để lại: tiến hành việc xin phép xuất bản Thánh Kinh trọn bộ Cựu và Tân Ước, chuyển bản thảo từ Đà Lạt về thành phố Hồ Chí Minh, dịch các cuốn cha chưa kịp dịch (sách Gióp, Châm ngôn, tiên tri Baruc), soạn các tiểu dẫn từ các tư liệu cha đã chuẩn bị để phục vụ cho việc giảng dạy Kinh Thánh, thêm một số ghi chú, đánh máy bản thảo để nộp Cục xuất bản, và in, với số lượng 10.000 bản.

    Và thế là mùa Giáng sinh năm 1976, người công giáo Việt Nam đã có thể có thêm một bản dịch Thánh Kinh trọn bộ mới, dày khoảng 3.000 trang (hai phần dẫn nhập Cựu Ước và Tân Ước 88 trang, phần Cựu Ước: 2318 trang, phần Tân Ước 616 trang) khổ 20 x 14cm, được in trên giấy bible, tức loại giấy vàng, mỏng và dai, thường được dùng để in sách Thánh Kinh. Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chuẩn ấn ngày 12.11.1975, giấy phép của Bộ Thông Tin Văn Hóa – Cục Báo Chí Xuất Bản số 92/GPNT/XB – ngày 13/11/1975, nộp lưu chiểu tháng 12.1976.

    Cũng xin giới thiệu một đôi hàng về bản thảo bản dịch trọn bộ Thánh Kinh cha Nguyễn Thế Thuấn đã để lại. Bước vào phòng ở và làm việc của cha để thu dọn bản thảo, người học trò của cha có cảm giác như được bước vào nơi thân quen nhất của cha giáo Thánh Kinh. Bầu khí làm việc trong âm thầm, lặng lẽ, kiên trì như vẫn còn bao trùm cả căn phòng giản dị nhưng chứa đầy vết tích của suy tư, tìm kiếm khoa học. Các bản thảo được xếp ngay ngắn, thứ tự trong một cái bàn rộng, có nhiều ngăn. Bản thảo của từng cuốn sách thuộc Cựu Ước được đóng riêng, theo cùng khổ giấy, 20x40cm. Mỗi trang giấy, được viết một mặt, đều được chia thành ba cột. Cột giữa dành cho từng câu của bản dịch đã hoàn chỉnh. Cột bên trái ghi các từ quan trọng trong câu và các nghĩa của các từ này. Cột bên phải ghi các chú thích về từ ngữ. Cha dùng giấy bao xi măng để làm bìa cho các bản thảo. Tất cả đều được viết bằng tay. Bên cạnh đó là một tủ đựng các phiếu được xếp trong những ngăn nhỏ. Mỗi phiếu là một câu, một cụm từ, một từ với những giải thích hay chú giải của nhiều tác giả khác nhau…

    Mối thiện cảm và lòng tin tưởng trong 35 năm qua độc giả dành cho bản dịch Thánh Kinh
    của cha Nguyễn Thế Thuấn hẳn là phần thưởng quý báu của nỗ lực cần cù, kiên nhẫn, kính cẩn đối với Lời Chúa và của lòng yêu kính đối với Giáo hội Việt Nam của cha.



    WHĐ
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  25. Được cám ơn bởi:


  26. #53
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Cha Giuse Maria
    NGUYỄN VĂN THÍCH
    (1891–197
    8)


    Hai cụ thân sinh
    Cậu ấm Nguyễn Văn Thích chào đời ngày 22-9-1891, tại Phủ lỵ An Nhơn, tỉnh Bình Định, là con thứ hai của cụ Lô Giang Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại, người làng Niêm Phò cũng là làng Kẻ Lừ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    Cụ Nguyễn Văn Mại (1858–1945) đỗ thủ khoa thi Hương, rồi phó bảng khoa Kỷ Sửu (1889) Thừa Thiên, được bổ dụng Tri phủ An Nhơn (Bình Định), làm quan đến chức Thượng thư. Cụ Thượng Mại đã từng làm Chánh chủ khảo các khóa thi Hương, thi Hội và Quản giáo môn Hán tự tại trường Quốc Học. Cụ đã tháp tùng vua Khải Định qua Pháp với tư cách là một danh sĩ của Triều đình. Trước khi về hưu, Cụ được thăng tước Hiệp Tá Đại học sĩ.
    Cụ bà là Thân Thị Vỹ (1862–1946), họ Thân Trọng, ở làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, một dòng họ danh tiếng với các bậc khoa bảng như Cụ Thân Trọng Huề, Thượng thư dưới triều Đồng Khánh, Khải Định.
    Trường Dòng Pellerin
    Trường Pellerin gọi là “Trường Dòng”, ở Huế, do các sư huynh Lasan ( Saint Jean Baptiste de La Salle) điều khiển và giảng dạy.
    Trường này được thành lập năm 1904 và cậu học sinh Nguyễn Văn Thích thuộc thế hệ đầu tiên được các sư huynh truyền dạy kiến thức cả đời lẫn đạo. Nơi đây cậu ấm được học hỏi, trau dồi tiếng Pháp và được khai tâm về giáo lý Kitô giáo.
    Tháng 2-1911, với bằng cao đẳng Tiểu học và một năm sư phạm, thầy Thích được bổ làm trợ giáo tại tỉnh Khánh Hòa.
    Bốn tháng sau, ngày 29 tháng 6 năm 1911, tại nhà thờ Bình Cang, xã Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang, cha Charles Eugène Saulcoy, tên Việt là Cố Ngoan, đã ban phép Thánh Tẩy cho thầy giáo Thích với tên thánh là Giuse Maria.
    Được tin sét đánh này, cụ Thượng thư Bộ Lễ, vốn thâm nho, không cầm nổi tức giận, dùng roi gậy đánh nhừ tử “đứa con bất hiếu”. Mấy chục năm về sau, nhân ngày mừng lễ thất tuần “Anh Thích”, bà em gái là Thiếu Hải thuật lại:
    Trong nhà dùi, gậy, ba toong,
    Rút ra đánh hết, chẳng còn cái mô!
    Chị em, ai nấy sững sờ,
    Lính tráng, vú bõ, không ai rờ đến cơm…
    Thụ phong linh mục
    Khi cơn “gia biến” dịu dần với thời gian, Cụ Thượng thân phụ nghĩ đến việc lập gia đình cho con trai đã 26 tuổi. Cụ mời Đức cha Allys (Cố Lý) đến nhà, xin Đức cha can thiệp làm mai mối với con gái Cụ Thượng Công giáo Nguyễn Hữu Bài để con mình yên bề gia thất, không còn gây thêm tai biến nữa. Nào ngờ đâu, khi được “hung tin” nầy, người môn đệ của Chúa Giêsu quyết định từ giã gia đình quý tộc…
    Một đêm thanh vắng tháng 9-1917, thầy giáo Giuse Maria Nguyễn Văn Thích cải trang làm cô gái đội nón lá, mặc áo dài tha thướt ra đi, trực chỉ đến Tiểu chủng viện An Ninh tại Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị. Một trường hợp chưa từng có: muốn được nhận vào Tiểu chủng viện thường là 12 đến 14 tuổi, nhưng thầy Thích đã 26 tuổi thì phải làm sao đây? May mắn là Đức cha Lý (Allys) nắm rõ hoàn cảnh nên nhận ngay người chủng sinh rất độc đáo nầy, vừa học tiếng Latinh và chương trình đào tạo linh mục, vừa được mời làm giáo sư Pháp văn, Hán văn, Quốc văn cho chủng sinh.
    Sau 2 năm tu tập vừa làm trò vừa làm thầy nơi đây, thầy giáo “tiểu chủng sinh” được gửi vào Đại chủng viện Phú Xuân, Huế, và 6 năm sau được thụ phong linh mục ngày 18-12-1926.
    Một nhà giáo xuất chúng
    Linh mục Nguyễn Văn Thích là một nhà giáo từ khi còn tuổi đôi mươi cho đến lúc ngoài 80. Ngài đã dạy tiểu học ở Khánh Hòa, rồi Huế (1911–1917), Dòng Thánh Tâm Huế (1927–1933), trường Providence Huế (1933–1937), Tiểu chủng viện An Ninh Quảng Trị (1937-1942), Tuyên úy trường Pellerin lần I và giáo sư Trung Học Khải Định (nay là Quốc Học) (1942–1946). 30-4-1946: quản xứ Kim Long, Huế. giáo sư Quốc Học và các trường tư thục Công Giáo Huế (1950–1958).
    Từ 1958, cha dạy Đại Học Đà Lạt, Huế, Saigon. 1959–1970: Tuyên úy trường Pellerin lần II. Từ năm 1959, cha dạy Hán văn và Triết Đông tại Viện Hán Học Huế. Năm 1963, cha mở một nhà trẻ ở Việt Nam (có lẽ là nhà trẻ đầu tiên ở đây), với tên gọi là Hương Linh, trong khuôn viên trường Bình Linh (Pellerin). Ngoài ra, cha cũng rất quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu nữ.
    Một nhà thơ, một nhà báo lỗi lạc
    Linh mục Nguyễn Văn Thích đã sáng tác thi ca, được sưu tập trong “Sảng Đình Thi tập”, gồm 153 bài thơ Việt văn, Hán văn và Pháp văn. Thơ của cha rất đa dạng, từ những câu vè 4 chữ, những câu thơ lục bát, tứ tuyệt và thơ Đường, đến những bài Thánh ca, Thánh thi ca tụng Đức Mẹ. Biệt hiệu Sảng Đình của cha. Sảng: là sáng, đẹp. Đình: đền thờ. Sảng Đình: có thể hiểu là ánh sáng đẹp của Nhà Thờ.
    Cha còn là sáng lập viên tuần báo “Vì Chúa”, xuất bản từ 1936, với tam ngữ Việt-Hán-Pháp, với nhiều cộng tác viên như cụ Ưng Trình, cụ Phan Bội Châu, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn… Ngoài ra, cha còn cộng tác với báo “Nguồn Sống”, tạp chí Đại Học Huế, hay “Cổ Học Quí San”…
    Họa sĩ và nhạc sĩ thời danh
    Cha Thích có biệt tài về cổ họa. Một vài bức họa trong báo Vì Chúa, được in lại trong Sảng Đình Thi Tập, như bức “Thác Lớn Bạch Mã” rất tinh vi điêu luyện, bức tự họa “Trầm ngâm chiếc bóng dựa bên tường”, các bức “Đức Từ Mẫu” (Mater Misericordiae: Tòa Tổng Giám Mục Huế hiện còn trưng bày bức họa này), “Chân dung Thánh Gioan Vi-a-nê”, “Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu”...
    Về âm nhạc, cha Thích sử dụng thành thạo các nhạc khí dân tộc như đàn nhị, đàn cò, đàn nguyệt, đàn bầu, đàn tì bà… kể cả các nhạc cụ Tây phương.
    Về thánh ca, bài “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” (Magnificat) hiện vẫn còn được dùng hát trong phụng vụ; bài “Lạy Đức Mẹ La Vang” không mấy ai không biết; ...
    Linh mục tuyên úy Hướng đạo sinh
    Từ 1941, cha sinh hoạt với Hướng đạo ở Huế, đến năm 1949, Bản quyền giáo phận Huế bổ nhiệm ngài làm Tuyên úy Hướng đạo Công Giáo Huế. Vào giữa năm 1953, ngài làm Tổng Tuyên úy Hướng đạo Toàn quốc. Ngài đã đóng vai trò tích cực và uyển chuyển giữa nhiều khuynh hướng khác nhau của các Huynh trưởng và Tuyên úy ba miền Trung, Nam, Bắc.
    Một tâm hồn nghèo khó và yêu thương
    Cha Thích làm giáo sư lâu năm, dạy đại học nhiều nơi, với lương bổng rất cao, nhưng ngài không giữ lại chút gì cho mình. Khi nhắm mắt lìa đời, ngài chỉ có vài bộ áo đã sờn cũ.
    Viện Dục Anh nuôi trẻ mồ côi ở Huế luôn được cha quan tâm và trao nhiều tiền bạc cho các nữ tu phụ trách. Cha còn là Tuyên úy Pellerin và Viện Bài Lao. Cha thường đến bệnh viện dâng Thánh lễ, luôn đem tiền và quà đến cho bệnh nhân.

    Bao nhiêu năm làm giáo sư, cha vẫn đi một chiếc xe đạp duy nhất. Một hôm, cha đạp xe đạp nhà xứ Kim Long đến dạy học tại Đại chủng viện Kim Long, tình cờ bắt gặp một người đàn ông áo quần xơ xác đang chặt trộm buồng chuối của chủng viện. Thấy cha, ông ấy hoảng hốt toan bỏ chạy. Cha ôn tồn gọi người đó lại, móc túi đưa thêm ít tiền rồi nói: “Bác có muốn ăn chuối non nầy thì phải thêm cái gì để nấu ăn chứ. Bác cầm lấy chút tiền nầy mua tôm tép gì thêm vào cho đủ vị”. Vừa nói, cha vừa đưa tiền rồi đi vào dạy học.
    Một chuyện xảy ra làm rúng động thành phố Huế: Năm 1950, một bác sĩ tổ chức hội chợ từ thiện, với sự cộng tác của cha Thích. Giữa mấy gian hàng bày trò chơi lại có một sòng bạc thu hút nhiều khách. Cha Thích phản đối: “Cờ bạc không thể đi đôi với việc từ thiện”. Trưởng ban tổ chức không chịu nghe, cha Thích liền lấy micro khuyến cáo dẹp sòng bạc đó. Bác sĩ tổ chức giật micro trong tay cha. Trong lúc giằng co, bác sĩ tát vào má cha. Hồn nhiên và khiêm tốn, cha liền đưa má kia và nói: “Còn má này nữa, xin ngài hãy đánh cho đỡ giận”. Mọi người vây quanh đều sửng sốt ngỡ ngàng. Có người đã thốt lên: “Phải là một đấng thánh mới làm được như vậy!” Cuối cùng, ông trưởng ban tổ chức đã cúi đầu xin lỗi cha.
    Tất cả vì Chúa
    “Vì Chúa” không phải chỉ là tên tuần báo nổi danh ở cố đô Huế do cha sáng lập, mà chính là châm ngôn cuộc sống của cha, với tôn chỉ:
    Suy tư vì Chúa,
    Ngôn luận vì Chúa,
    Hành động vì Chúa.
    Vì Chúa, ta gắng công,
    Ta thẳng lên vì Chúa! (Số 1, ngày 18-9-1936).
    Ra đi êm ái
    Ngày 10-12-1978, linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích với tuổi hạc 87, giã từ trần thế để về cõi trường sinh, về với Thiên Chúa, Đấng mà cha đã hiến thân phục vụ đến trọn đời.
    Giáo Hội Việt Nam, Giáo phận Huế đã dâng lên Thiên Chúa một người con chí hiếu, một linh mục gương mẫu, một nhân tài sáng giá, một hiền nhân hiếm có.

    TGP Huế
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 10-06-2010 lúc 03:46 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  27. Được cám ơn bởi:


  28. #54
    mayxanh1234's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 594
    Cám ơn
    1,530
    Được cám ơn 1,865 lần trong 542 bài viết

    Default

    Các linh mục/giám mục được đăng ở đề tài này, toàn là các bậc quá cố, đã qua đời ... nhưng có một linh mục, nay đã là giám mục mà mình rất mến mộ. Đó là Đức Cha Phụ Tá Nguyễn Khảm của Giáo Phận Sài gòn ... Mình mến mộ Đức Cha, không phải vì ngài giảng hay mà chính vì đời sống đức tin rất sâu sắc của bản thân ngài ... Nhưng chả hiểu sao lúc này Đức Cha bị thiên hạ phản đối om sòm, thậm chí bằng những lời lẽ rất khó nghe ... Đúng là làm dâu trăm họ ...

  29. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
Trang 2/2 đầuđầu 12

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com