Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 37 trên 37

Chủ đề: GIAI THOẠI CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

  1. #1
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default GIAI THOẠI CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

    HƯƠNG VIỆT
    TRUYỆN CÁC THÁNH



    Biên khảo: Lm. ĐÔ ĐỨC PHỔ
    NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
    *********
    Audio player

    --->DOWNLOAD<---

    Thành viên quachtuong xin được đánh máy chuyển lên Diễn đàn Thánh Ca Việt Nam
    giới thiệu tập truyện kể về "Hạnh tích Tử Đạo" của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
    Kính mời quý ACE thưởng thức!
    Xin Chúa ban ơn Mạnh Khỏe và Bình An đến quý vị!






    TRÊN HẾT LÀ BẤT BẠO ĐỘNG

    Thánh TÔMA KHUÔNG sinh khoảng năm 1780 (thời Trịnh-Nguyễn), tại làng Nam Hòa, xứ Tiên Chu, tỉnh Hưng Yên.

    Con đường danh vọng rộng mở cho cậu bé thông minh xuất sắc này, vì cha cậu làm Tuần Phủ ở Hưng Yên. Nhưng cậu đã nghe tiếng gọi linh thiêng và xin vào nhà Đức Chúa Trời. Cậu theo học tại chủng viện và thụ phong linh mục trong trách nhiệm coi sóc các linh hồn.

    Cha Khuông nổi tiếng là linh mục khôn ngoan, thánh thiện, khéo giao tiếp và nhiệt thành với sứ vụ giao truyền tin mừng. Sống trong giáo phận dòng Đa Minh đảm trách, cha Khuông muốn liên kết sâu xa hơn với dòng. Cha đã gia nhập dòng Ba Đa Minh và cổ động nhiều giáo hữu cùng tham gia để thánh hóa đời sống mỗi ngày.

    Trải qua ba đời bách hại của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cha Tôma Khuông đã khôn khéo thân thiện với các quan chức địa phương để có thể tiếp tục thi hành công việc mục vụ. Nhiều lần cha bị bắt giữ, nhưng nhờ quan hệ này cha được tự do.

    Tuy nhiên từ năm 1858, các cuộc bách hại của vua Tự Đức gia tăng mãnh liệt, công việc của cha phải gặp khó khăn hơn nhiều. Áp lực của quân Pháp khiến vua Tự Đức tức giận và nghi nghờ giới Công giáo tiếp tay với thực dân Pháp, nên thẳng tay đàn áp họ. Một vài làng Công giáo có tổ chức thanh niên để tự vệ trước sự can thiệp của quân lính nhà vua. Cha khuông khi đó đã gần 80 tuổi, hoàn toàn không hưởng ứng chủ trương này.

    Năm 1859, thấy giáo dân Cao Xá tổ chức võ trang, cha liền ngăn cản và quyết định lánh sang giáo phận Đàng Ngoài (Hải Phòng). Quyết định này đã khiến cha bị bắt và được lãnh phúc tử đạo.
    thay đổi nội dung bởi: quachtuong, 09-08-2009 lúc 09:29 PM Lý do: sai tên
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  2. Có 12 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  3. #2
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default HAI SỨ GIẢ HÒA BÌNH!

    HAI SỨ GIẢ HÒA BÌNH

    GIUSE PHẠM TRỌNG TẢ sinh khoảng năm 1800 tại làng QUẦN CỐNG, XÃ TRÀ LŨ, PHỦ XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH. CAI TẢ là anh em thúc bá với ÁN KHẢM, là con ông ĐA MINH PHẠM THĂNG.

    Khi bị bắt ông đã 60 tuổi, là KITÔ HỮU đạo đức, một hội viên dòng ba ĐA MINH, cùng với cựu Chánh tổng, ông cai Thìn.

    Ông tìm cách giúp mọi người sống đạo trong hoàn cảnh khó khăn. Gia phả con cháu ghi rằng đầy tớ ông rất đông, chưa tết đã đi thăm viếng từng nhà và cho tiền mừng tuổi rất hậu .Số tiền ấy thường gấp đôi số quà biếu xén ông trong năm. Tiền thóc gia nhân vay mượn ông thường cho một nửa, nếu túng quá thì cho luôn. Công nợ trong làng cũng được châm chước như thế. Khi bà cai lên tiếng cằn nhằn, ông thản nhiên trả lời: Mình quên nợ người, Chúa quên tội mình.

    LU-CA PHẠM TRỌNG THÌN là con trai cụ ÁN KHẢM, sinh khoảng 1820 tại làng QUẦN CỐNG, XÃ TRÀ LŨ, PHỦ XUÂN TRƯỜNG, TỈNH NAM ĐỊNH. Như chúng ta đã biết về cụ ÁN KHẢM, dưới mái nhà gia giáo và khá giả này, cậu Thìn đã lớn lên trong bầu khí đạo đức, được ăn học thành người. Nhờ trí khôn nhanh nhẹn và trăm chỉ chuyên cần, chẳng bao lâu cậu đã công thành danh toại. Khi bị bắt ông Thìn mới khoảng 40 tuổi và đang là Chánh tổng, vừa có quyền vừa có uy tín. Thực ra, khi vừa mới lên chức vụ này, vì giao tiếp với quan lại nhiều, đã có thời ông có vợ nhỏ là cô Trung người Trà Lũ, nên thờ ơ việc đạo nghĩa (vợ chính ông cai thìn là bà MARIA TÂM). Nhưng sau nhờ lời khuyên của thân phụ, ông đã trở thành mẫu gương thánh thiện, một gia trưởng và hội viên dòng ba ĐA MINH đạo đức, một thủ lãnh đáng tin cậy.

    Năm 1858, tình hình bách đạo gia tăng, và liên quân Pháp, Tây Ban Nha đang đe doạ Việt Nam ở Đà Nẵng, VUA TỰ ĐỨC thêm phẫn nộ ra lệnh cho quan quân triệt để thì hành các sắc chỉ nhằm vào đạo GIA TÔ. Nhưng thực tế việc thi hành này phụ thuộc nhiều vào các quan địa phương có sốt sắng hay không. Lợi dụng lúc đó, ĐỨC CHA SĂN-PÊ-ĐÔ Xuyên đã uỷ thác cho cai Thìn trọng trách làm xứ giả hoà bình, vì cũng thuộc thành phần lãnh đạo, để dễ tiếp súc với cấp trên. Hiểu ý ĐỨC CHA và nắm rõ tình hình các tín hữu QUẦN CỐNG, hai ông đã gặp trực tiếp Tổng đốc NAM ĐỊNH, xin nưong tay cho tín hữu được bình an, và hứa kêu gọi dân trung thành với Đức vua. Cuộc thương thuyết sắp thành công, nhưng không nghờ lúc đấy tại Cao Xá, một người vì bị mất mãn với chính sách nhà vua, đã xúi giục một số người nổi loạn chống lại quan đia phương. Thế là vị tổng đốc liền đổi ý, ra lệnh tiếp tục truy lùng các thừa sai, các đạo trưởng và các tín hữu có uy tín trong dân, quan kết án cai Tả và cai Thìn là lừa dối và tìm dịp để bắt hai ông.

    Ba lần ra trước toà hai ông đều cương quyết không bước qua Thập Gía, dù bị đe doạ, đánh đập. Khi quan yêu cầu hai ông viết suy nghĩ lên giấy, cai Thìn đã viết bản tuyên xưng đức tin rõ rệt và can đảm sau: "Tôi là KiTô Hữu, sẵn sàng chịu đựng mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là phạm một lỗi nhỏ trong đạo tôi thờ, chính tay tôi viết điều này. Luca Thìn''. Ông Cai tả không những cương quyết không xúc phạm Thánh Gía, ông còn khuyên bảo mọi người đừng phạm tội mà ông gọi là thứ tội ghê tởm đó. Nếu Đức GiêSu, Hoàng tử Bình An đã dùng Thánh Gía khổ nhục để hoà giải nhân loại bạc bẽo với Chúa Cha, thì hai ông cai Tả và cai Thìn sẽ mãi mãi là Sứ Giả Hoà bình bằng cái chết, để chứng tỏ lòng trung tín với Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội.



    thay đổi nội dung bởi: DonRac, 10-08-2009 lúc 10:44 PM
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  4. Có 10 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  5. #3
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default ĐÁNH PHÁP THÌ ĐÁNH- BỎ ĐẠO THÌ KHÔNG!

    ĐÁNH PHÁP THÌ ĐÁNH, BỎ ĐẠO THÌ KHÔNG

    Phanxicô Trần Văn Trung sinh khoảng 1825 tại Phan Xá, Tỉnh Quảng trị, dưới thời vua Minh Mạng, thuộc gia đình công giáo. Thân phụ cậu trước cũng là cai đội, nhưng đã về hưu.

    Cùng chí hướng với cha, cậu cũng tham gia binh nghiệp và trở thành một cai đội. Khoảng 24 tuổi anh Trung kết hôn với một thiếu nữ cùng làng và sinh được bốn người con như những gia đình công giáo khác, ông cai đội chu toàn trách vụ Kitô Hữu.

    Vì một lý do đặc biệt, ông đã bị bắt và giam vào ngục. Số là một lần kia, ông phải dự cuộc khảo khí, trong tình hình bất an thời bấy giờ, muốm làm việc thì cử trót lọt dễ dàng phải hối lộ với các quan trên. Dù đủ điều kiện trúng tuyển, ông không thể làm khác hơn được. Chẳng may, việc chia tiền ko đồng đều, các quan tranh cãi lẫn nhau. Vua Tự Đức biết tin liền cho 12 cai đội vào tù.

    Sau khi cửa Hàn bị quân Pháp, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Rigôn đờ Dơ-nu-ly, đánh chiếm ngày 01/9/1858, Vua Tự Đức liền cho phóng thích các binh lính bị giam giữ để bổ sung vào số quân bảo vệ kinh thành Huế. Ông cai đội và các bạn hăng hái hưởng ứng. Nhưng khi sắp được xuất trận các quan bắt ép các ông phải bước qua Thập Gía Đức Giêsu Kitô. 11 người kia theo lệnh, còn ông Trung nhất định ko chịu nghe. Các quan hỏi:
    - Tại sao không chịu đạp lên Thập Gía? Có phải mi theo đạo không?
    - Thưa phải, tôi là người công giáo. Tôi sẵn sàng đi đánh giặc bảo vệ tổ quốc, nhưng không bao giờ lại bỏ đạo.
    Cậu nói trọn vẹn đôi đường của người công dân tổ quốc và con Thiên Chúa ấy đã đưa ông cai đội Trung trở lại nhà tù. Một tháng giam cầm, ông bị tra hỏi nhiều lần, bị tra tấn nhiều lần, cứ mỗi lần vậy là 50 roi. Những trận đòn đó ko làm cho chiến sĩ Đức Tin bỏ cuộc. Dự đoán mình sẽ bị xử tử, ông chẳng những không sợ lai còn tỏ vẻ chờ mong ngày đó nữa.
    thay đổi nội dung bởi: quachtuong, 11-08-2009 lúc 08:37 PM Lý do: thiếu ngày sinh
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  6. Có 7 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  7. #4
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default PHÚC TRONG KHÔNG DÁM MONG!

    PHÚC TRONG KHÔNG DÁM MONG

    Phêrô Lê Tùy sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, khá giả làng Bằng Sở, huyện Thanh Trì, Phủ Thường Tín, Hà Tây (nay thuộc giáo phận Hà Nội).

    Năm 1773, năm cậu mở mắt trào đời củng là năm hai linh mục Vĩnh Sơn Liêm và Cát-Ta-Nê-Đa-Gia lãnh triều thiên Tử đạo tại Hà Nội do án xử của chúa Trịnh Sâm. Cảm kích tấm gương hào hùng ấy, khi cậu lớn lên, song thân đã lo liệu gửi cậu vào Đại Chủng viện tại Nam Định.

    Trong những năm học, cậu tỏ ra rất thông minh, khôn ngoan và đạo đức. Sau khi lãnh chức phó tế, thầy Phêrô được cử giúp Đức Cha Đơ-Lát-Mốt Hậu lo việc truyền giáo ở Nghệ An; ít lâu sau, thầy phụ phong linh mục, làm Phó Đông thành, Châm Lộc, rồi làm Chánh xứ Nam Đường.

    Cha Phêrô Tùy là một linh mục vui tính, hiền hòa và rất nhiệt thành trong sứ vụ chủ chăn. Dù ở đâu, dù chức vụ nào, cha cũng luôn sốt sáng chu toàn nhiệm vụ của mình. Đức Cha Hậu có những lần khen đức tính và hoạt động của cha, ngài nói: "Không ai là không hài lòng về Cha Tùy".

    Trong 30 năm nhà truyền giáo, Cha Lê Tùy hoạt động công khai đắc lực phục vụ giáo Hội Việt Nam. Nhưng như mọi linh mục khác, từ khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo Công giáo trên toàn quốc, ngày mùng 6/1/1833, cha phải hoạt động âm thầm trong "bóng tối".

    Ngày 25/6/1833, Cha Tùy đến sức dầu bệnh nhân cho một người sắp chết ở họ đạo Thành Trai. Đây là một họ đạo nhỏ, chèn giữa làng mạc của lương dân. Một nhóm người ngoài đạo đã bắt cha nộp cho quan huyện Thanh Chương. Giáo hữu bỏ ra tiền xin chuộc, nhưng quan đặt ra điều kiện cha phải khai mình là thầy thuốc, chứ ko phải là linh mục. Cha Tùy cho rằng khai man như thế là ko tốt, nên khẳng khái từ chối, cha bị đóng gông và giải về tỉnh đường Nghệ An.

    Suốt thời gian trong tù, lúc nào cha cung có nét vui tươi, hồn nhiên can đảm trước mọi khổ nhục. Một hôm, quan đòi cha ra công đường và hỏi cha Tùy có phải là đạo trưởng Giatô không, cha Tùy đáp:
    - Phải, tôi là đạo trưởng.
    Quan nói tiếp:
    - Ông nghe ta đi, ai thấy ông bị bắt cũng động lòng trắc ẩn. Không ai phải muốn ông bị án tử hình, ta đây cũng vậy. Bây giờ ông nghe ta, làm một tờ khai mình là một lang y chữa bệnh, may ra có thế ta mới cứu được ông.
    Cha Tùy trả lời:
    - Tôi không sợ chết và chết cách nào tôi cũng không ngại. Ai mà chẳng phải chết. Dù chết trên chăm êm đệm ấm, dẫu bị cọp, cá rỉa; dẫu bị lột da xé xác ra làm trăm mảnh cũng đều là chết thôi cho nên tôi không sợ chết.
    Quá đỗi kính trọng cha Tùy, quan trên cho đánh đòn và đưa ngài về ngục thất.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  8. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  9. #5
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default Túp Lều Việt Nam Hơn Hoàng cung Nước Pháp!

    Túp Lều Việt Nam Hơn Hoàng cung Nước Pháp!


    I-Si-Đô Ga-Đơ-Lin sinh ngày 10/5/1799, tại Mông-Đơ-Rơ, Giáo phận Be-xăng-công nước Pháp cậu Ga-Đơ-Lin có hướng theo ơn triều thiên ngay từ nhỏ và từng tâm nguyện ''Tôi muốm làm Linh mục''.

    Lớn lên, sau bốn năm học Đại Học Chủng Viện giáo phận, năm 1819, thầy gia nhập thừa sai Paris. Tháng 9/1821, Đức Cha La-be-tét Bình, Giám mụcc giáo phận đằng trong, truyền chức Linh mục cho thầy Ga-Đơ-Lin Kính, khi 22 tuổi.

    Thời ấy vua Minh Mạng mới lên ngôi, bầu khí tự do tín ngưỡng do vua cha ''Gia Long'' để lại chưa phai nhạt. Linh mục Ga-Đơ-Lin Kính vừa nhận chức giáo xứ chủng viên An Ninh, Quảng Trị, vừa thi hành công tác mục vụ các vùng lân cận. Cha gửi tâm sự về quê nhà năm 1823 ''Những thiếu thốn, những nhọc cực, đủ thứ đến với chúng tôi, nhưng tôi dám khẳng định rằng: tôi hạnh phúc trong túp lều tranh của tôi hơn vua nước Pháp ở trong hoàng cung của ngài".

    Dần dần vua Minh Mạng áp dụng chính sách bách hại đạo ngày càng mãnh liệt hơn. Bề trên Tô-mát-xin đã phải di tán chủng viện An Ninh và cử Cha vào Sài Gòn, là khu vực của Tả quân Lê Văn Duyệt, không áp dụng bài xích công giáo. Cha thường thực hiện công việc tông đồ nơi các họ đạo vùng Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu và đào tạo chủng sinh tại Cái Thiêu.

    Năm 1827 Cha Kính được vua Minh Mạng triệu về kinh cùng với các gião sĩ tây phương khác. Vua lấy cớ cần người dịch sách và làm thông ngôn cho triều đình, nhưng hầu ý can ngăn việc truyền giáo. Nhân được lệnh lần thứ ba, Cha Kính lên đường về kinh đô. Tại đấy, cha gặp hai thừa sai khác là cha Ta-Be Từ, cũng thuộc thừa sai Paris và cha Ô-Đô-i-ô Phương dòng Phanxicô, đã trình diện vua trước ngài.

    Để trấn an hoặc che giấu ác ý, nhà vua đề nghị ban chức quan cho các cha, nhưng các cha từ chối. Cha kính bày tỏ lập trường trong thư gửi về Pháp: ''Tôi nói dứt khoát với ông quan do vua sai tới ban ân huệ cho chúng tôi, tôi cho ông biết chúng tôi sang đây làm gì và chức linh mục cao trọng hơn chốn quan dường nào. Tôi cũng nói rõ chúng tôi bỏ Quê Hương, Gia Đình và tất cả những lợi lộc ở trần gian để chỉ truyền giảng Tin Mừng thì không dễ gì chúng tôi từ bỏ nhiệm vụ này. Tuy nhiên, công việc nào cũng có thể dung hòa với nhiệm vụ của chúng tôi thì chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhà vua".
    thay đổi nội dung bởi: quachtuong, 13-08-2009 lúc 07:51 PM Lý do: sai lổi chính tả
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  10. Có 5 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  11. #6
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default HIẾN MẠNG VÌ ĐOÀN CHIÊN !

    HIẾN MẠNG VÌ ĐOÀN CHIÊN

    "Người mục tử nhân lành hiến mạng sống cho đoàn chiên'' (Ga 10,11b), đó là lời Đức Chúa GIÊSU đã được thánh Gioan ĐẠT đem ra thực hành một cách tuyệt hảo. Đang khi quân lính truy bắt, cha có thừa cơ hội trốn thoát, nhưng vì thương các vị tín hữu đang bị tra khảo, thấy quân lính tàn nhẫn đánh đập họ vì mình, cha đã tự nguyên ra trình diện.

    Gioan ĐẠT mở mắt chào đời năm 1765 tại làng Khê Cầu, xứ Trung Lương (Đồng Chuối), huyện Bình Lục, Hà Nam; tuộc giáo phận Tây Đàng ngoài.

    Mồ côi cha từ nhỏ, cậu Đạt xin mẹ để hoàn toàn hiến dâng cho chúa dưới sự chăm sóc đầy tinh thương của cha Loan xứ Đồng Chuối. Năm 18 tuổi cậu vào chủng viện, sau đó, đi giúp xứ một thời gian. Đến năm 1798, thầy mới thụ phong linh mục. Cha Gioan Đạt được phái đến xứ Hảo Nho, Thần Phù. Vị tân linh mục hết sức lo lắng cho tín hữu nên được mọi người yêu quí. Cha Tổng Đại diện Tây đằng ngoài nhận xét: ''Cha Đạt có nhiều nhân đức, nhất là nhân đức phục vụ và khó nghèo, cha luôn chu toàn bổn phận, nên Đức cha và các vị thừa sai đều quí mến. Lời cha giảng có sức mạnh đặc biệt, có sức thuyết phục lòng người".

    Mới thi hành tác vụ linh mục được 6 tháng, Vua Cảnh Thịnh ra sắc lệnh bách đạo gắt gao hơn trước. Quan trên ra lệnh cho quân lính tầm nã các tín hữu, nhất là các đạo trưởng. Cha Đạt phải lên rừng một thời gian. Khi thấy tình hình có vẻ lắng dịu, cha thường lén về giáo xứ ban phép bí tích.

    Một hôm cha vừa hoàn tất lễ an táng tại tư gia thì quân lính ập đến. Giáo hữu đưa cha ra sau nhà chỉ lối cho cha thoát thân. Thế nhưng cha không đành lòng bỏ rơi họ mà ra đi; vì khi đó, quân lính đã tìm thấy chén thánh và áo lễ, nên tra tấn chủ nhà và ông trùm cùng với và một số tín hữu khác. Như Đức Giêsu xưa đã yêu cầu dân Do Thái để các tông đồ được an toàn, cha cũng tình nguyên ra trình diện. Ngài nói:
    - Vẫn biết tôi có thể trốn thoát, nhưng như thế anh chị em sẽ khổ nhiều.
    Quân lính trói cha lại, rồi đánh đập tàn nhẫn cùng với thầy Tâm và ba vị trong ban trực thuộc giáo xứ. Các giáo hữu ở đó định cậy đông dùng sức mạnh giải vây cứu cha, nhưng cha biết ý, can họ lại:
    - Cứ để tôi vâng theo Thánh ý Thiên Chúa, anh em ở lại bình yên, kiên trung giữ đạo và xin cầu nguyện cho tôi được vững vàng đến cùng.
    Trên đường áp giải cha về Thanh Hóa, khi đi ngang qua làng Kẻ Dừa, có người cầm nón đưa cho cha đội, nhưng quân lính không cho. Hai tháng tù tại Đinh Đang, cha Đạt làm mọi người bỡ ngỡ, vì thấy cha trong hoàn cảnh đó mà vẫn bình tĩnh vui vẻ. Khi các tín hữu đến thăm và khóc thương, cha nói chuyện vui cho họ bớt ưu sầu và an ủi khích lệ họ. Cha nói:
    - Tử đạo là phúc cao trọng, An Nam ta chưa được mấy người. Nếu được tử đạo, tôi mừng lắm.
    Lương dân sống gần trại cũng cảm mến thương cha. Một thiếu phụ lòng ngay đưa cho cha một chai độc dược để kết liễu cuộc đời khổ đau trong tù ngục. Cha từ chối và giải thích cho bà biết:
    - Người công giáo chân chính dù trong hoàn cảnh nào cũng không chấp nhận việc tự tử.
    Đặc biệt cha còn cảm hóa được đám lính canh ngục. Mới đầu họ hay làm khó dễ, cứ mỗi lần đổi ca gác, họ lại bắt các tín hữu đút lót tiền, nếu không họ sẽ hành hạ các tù nhân. Sau thấy được lòng bác ái yêu thương của cha Đạt, đám lính canh đã thấy có lòng thiện cảm và dễ dàng hơn với các tín hữu. Một lần cha bênh vực cho một anh lính ăn cắp nải chuối, giáo dân gửi vào cho cha. Lần khác, cha nói với họ rằng:
    - Khi nào tôi được phúc trên trời, tôi sẽ chẳng quên anh em dưới thế!
    Ông Thiềng, cai ngục tỏ lòng mến cha một cách đặc biệt. Khi gặp riêng, ông nói với cha rằng: "Tôi thấy cụ khôn ngoan đạo đức thì muốn kết nghĩa tình huynh đệ lắm. Ngặt vì cụ sắp bị kết án xử tử rồi. Tôi xin hứa biếu cụ một cỗ quan tài để biểu lộ tôi quí cụ''.

    Nhiều lần cha Đạt và các tín hữu bị lôi ra quỳ trước tòa, tay chân mang xiềng xích, cổ đeo gông. Ông Hoàng Đệ là em trai Vua Cảnh Thịnh, đích thân chủ tọa phiên tòa. Ông bắt anh hùng đức tin chối đạo hoặc đạp lên Thập Gía và dù áp dụng nhiều cực hình tra tấn dã man, nhưng ông hoàn toàn thất bại. Có hôm ông cắt nghĩa tấm ảnh phán xét chung, rồi nói cha đạp lên tấm ảnh đó rồi sẽ được tha. Nhưng cha cúi xuống, cầm lấy tấm ảnh và hôn kính cách sốt sáng.

    Trung tuần tháng 10, Ông Hoàng đế gọi cha ra công đường tuyên án xử tử. Ông tưởng cha nghe xử án xử tử thì sẽ đổi ý, nhưng không ngờ cha lại tỏ ra hân hoan khác thường. Về trại giam, cha thuật lại cho các bạn từ nghe án xử tử như một tin mừng để được đến với Chúa. Cha Huấn, xứ Bạch Bát, giả làm cụ đồ bạn cũ đến thăm giải tội và đem mình Thánh Chúa cho cha.

    Đúng ngày hành xử, trời mưa như trút, Cha Đạt, cổ đeo gông nặng trĩu, phải lẽo đẽo chạy thao lính dưới cơn mưa tầm tã ra pháp trường Trịnh Hà. Tại đây, giáo dân trải chiếu hoa, cha quỳ xuống cầu nguyện. Khi quan cho phép, các tín hữu ùa đến bên cha lãnh phép lành cuối cùng. Cha khuyên họ:
    - Là Kitô Hữu, chẳng chúng ta phải vâng lệnh vua, quan trong những điều hợp lý, nhưng trước hết, phải tôn trọng lề luật Chúa.
    Một hồi chiêng nổi lên, mọi người phải lùi ra xa. Lý hình vung gươm kết liễu một đời vị linh mục trẻ đầy nhiệt huyết và can trường. Giáo hữu và lương dân đều xúm lại thấm máu vị chứng nhân đức tin. Đó là ngày 28/10/ 1798, khi đó cha Đạt mới có 33 tuổi, với chưa đầy một năm mục vụ linh mục.

    Đời sống cha Gioan Đạt là mẫu gương sáng ngời về Tình Yêu. Yêu lý tưởng, cha hiến thân tự hành; và yêu anh em, cha tự nguyên và mộp mình, Yêu Thiên Chúa, cha hiến tế chính mạng sống vô giá không thương tiếc. Thi hài vị tử đạo được đưa về an táng tại nhà thờ Phúc Nhạc-Phát Diệm.
    thay đổi nội dung bởi: quachtuong, 14-08-2009 lúc 09:20 PM Lý do: sữa sai lỗi chính tả
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  12. Có 2 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  13. #7
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default THÁNH LỄ MẠNG SỐNG!

    THÁNH LỄ MẠNG SỐNG


    "Khi cha Mậu bị điều đến nơi xử, tôi thấy cha hết sức bình tĩnh, hai tay chấp lại như đang dâng thánh lễ''

    Lới chứng của bà Maria Di có lẽ nói lên được tâm tính của thánh Đa Minh Hà Trọng Mậu trong ngày tử đạo. Ba mươi năm linh mục, biết bao thánh lễ trên bàn thờ, chắc chắn giờ đây cha cũng hân hoan khi được hiến dâng mạng sống của mình như đức Giêsu xưa trên đồi Gôn-gô-tha. Tại bờ sông Hưng Yên hôm ấy, giữa tiếng quát ồn ào của quân lính và dân chúng, ngài quỳ gối thinh lặng, ngất ngây cầu nguyện và nghiêng mình lãnh nhận nhát gươm hồng phúc.

    Năm 1794, làng Phú Nhai, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, quê hương của thánh Tô-Ma Dụ và Đa-Minh Đạt, đã được vinh dự chào đón ngày sinh của bé Đa-Minh Hà Trọng Mậu, vị tử đạo tương lai. Lớn lên cậu xin phép cha mẹ, ông bà Đa-Minh và Maria Mỹ, dâng mình cho Chúa và sống chung cùng những người bạn đồng chí hướng. Như hạt giống tốt được ươm vào mảnh đất phì phiêu, nơi đây cậu Mậu được học hành chữ nghĩa và tập tành các nhân đức, cũng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đạo đức, càng được mọi người mến thương.

    Tiếp đó, cậu Mậu, nhận thấy Chúa muốn mình tiến xa hơn, nên cậu xin vào chủng viện và kiên trì học tập cho đến ngày thụ phong linh mục. Năm 1829 cùng với 10 vị linh mục khác trong giáo phận, cha Mậu xin vào dòng Đa-Minh để kết hợp mật thiết hơn với Chúa và gắn bó với nhau trong sứ mạng giao giảng Tin Mừng. Năm sau cả 11 vị khấn dòng. Lớp tập của cha sau này tử đạo bảy vị, sáu vị kia đều thuộc các đấng đáng kính chờ được phong lên bậc chân phước.

    Trải qua qua những ngày gian khổ dưới cuộc bách hại của vua Minh Mạng rồi những ngày bình an hơn dưới thời vua Thiệu Trị, cho đến 10 năm đầy khó khăn, thời vua Tự Đức, cha luôn luôn tỏ ra là người tận tụy với đoàn chiên, không quản ngại vất vả, không lùi bước chước khó khăn, đem hết tâm trí, sức lực cho các linh hồn. Cha đảm nhiệm nhiều giáo xứ, nhưng bất cứ nơi nào cần, cha sẵn sàng đến, coi thường mọi hiểm nguy.

    Ngày 27/8/1858, quan quân đến vây làng Kẻ Diềm và bắt cha Mậu, những người phục vụ trong nhà xứ và và một số giáo dân khác, giải về Hưng Yên. Hơn hai tháng bị giam trong ngục, dầu bị mang gông xiềng xích và bị tra tấn nhiều lần, cha vẫn cương quyết tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa. Ngược lại cha biến nhà giam thành một nơi hoạt động mới. Tại đây, cha gặp gỡ và khích lệ các giáo hữu cũng bị giam chấp nhận mọi khổ đau vì niềm tin. Tại đây, cha giúp nhiều tội nhân hoán cải đời sống. Đặc biệt, một số phụ nữ tìm cách đưa các giáo hữu ở ngoài vào thăm để xưng tội với cha.

    Mặc dù phải ra vào nhiều lần, nhưng cha luôn luôn giữ trong mình chuối lần hạt Mân Côi. Cha cố dành ra những giờ để cầu nguyện và suy niệm về cuộc khổ nạn của chúa Giêsu. Đối với mọi người, cha luôn cư xử cách nhân ái, yêu thương, săm sóc, nên ai cũng yêu quý cha, Bà Anna Nguyên Ngoan, một người vẫn thường xuyên vào thăm cha trong tù, khẳng định rằng: ''Các lính canh cũng phải kính nể và thán phục cha''.

    Khi thấy không thể làm cho chiến sĩ đức tin bỏ đạo, quan tỉnh Nam Định lên án trảm quyết cho cha và 21 giáo hữu khác. Khi biết tin này cha Mậu tỏ ra hân hoan, giúp đỡ các giáo hữu xưng tội và chuân bị đón nhận hồng phúc tử đạo.

    Ngày 5/11/1858, trên đường ra pháp trường, mọi người tham dự có cảm tưởng cha đang nghiêm trang cử hành Thánh lễ. Ngước mắt lên trời, đôi khi tay chắp lại, cha dẫn đầu đoàn tử đạo. Khi đến nơi xử, bên bờ sông Hưng Yên, cha quì gối xuống, tiếp tục cầu nguyện ít lâu, rồi đưa cổ cho lý Hình chém. Thi thể cha được mai táng trọng thể tại nhà xứ Mai Linh, tỉnh Nam Định.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  14. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  15. #8
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default MONG ƯỚC ĐƯỢC TỬ ĐẠO!

    MONG ƯỚC ĐƯỢC TỬ ĐẠO

    Đọc lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu theo Thánh Gioan ta thấy: Khi thuộc hạ thượng tế đến bắt Chúa Giêsu trong vườn cây dầu, Ngài nói với họ:

    ''Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây.
    Vậy các anh tìm bắt tôi thì hãy để cho những người này đi''
    (Ga. 18,8)


    Thế là ứng nghiệm lời Ngài đã nói: ''Người mà cha đã ban cho con, con không để mất một ai'' (Ga. 18,9). Đó là điều cha Giuse Nguyễn Đình Nghi hằng suy niệm trong thời gian bị bách hại. Lúc nào trong người cha cũng mang sẵn một vài nén bạc, để nếu bị bắt ở nhà người khác thì có tiền chuộc chủ nhà. Cha sẵn sàng hy sinh tử đạo nhưng không muốn liên lụy đến ai.

    Giuse Nguyễn Đình Nghi sinh năm 1793 tại xứ Kè Vôi, huyện Thượng Phúc, nay thuộc Hà Nội, trong một gia đình trung lưu. Ngay từ nhỏ, cậu Nghi đã dâng mình cho Chúa, sống với cha Liêm ở xứ Kè Vôi. Học xong trường thầy giảng, thầy lại trở về giúp xứ nhà. Các cha thấy thầy thông minh hiền hậu, nên cho theo thần học và 30 năm tuổi, thầy Nghi thụ phong linh mục. Đức Cha Ha-va Du bổ nhiệm cha làm phó xứ Sơn Miêng một năm, phó xứ Kẻ Vạc bốn năm, rồi phụ giúp cha Khoan ở xứ Phúc Nhạc. Do khả năng quản trị, ngài được về làm cha xứ Đa Phạn khoảng nười năm. Cuối cùng đang làm cha xứ Kẻ Báng thì bị bắt.

    Cha Nghi có nếp sống rất đạo hạnh, chuyên chăm việc giảng dạy và siêng năng ngồi tòa giải tội. Cha có biệt tài giúp tội nhân thống hối, hoán cải. Cha ăn chay kiểu cách nghiêm ngặt, các thầy giảng lo cho sức khỏe của cha, phải can ngăn cha nhiều lần. Tính tình cha cha hòa nhã, vui vẻ, nhanh nhẹn hoạt bát, nhất là thông luật đạo đời, nên trong giao tiếp, cha được mọi người kính trọng và yêu mến. Lương dân xung quanh thường đồn đại với nhau là: Nếu ông này không đi tu chắc làm quan lớn...

    Trong năm vua Minh Mạng cấm đạo, cha biểu lộ niềm mong ước tử đạo, nhưng ngài nói: ''Tôi mong sẽ bị bắt ở đồng vắng, để không hại đến anh em tín hữu''. Trong những khi đi làm mục vụ, cha luôn cẩn thận mang theo ít tiền để chuộc chủ nhà, nếu không may bị bắt.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  16. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  17. #9
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default THEO GƯƠNG ĐỨC GIÊ SU!

    THEO GƯƠNG ĐỨC GIÊSU

    Điều bận tâm lớn nhất của trong đời linh mục của thánh Phaolo Ngân là theo gương Đức Giêsu, vị mục tử nhân hiền. Trong thơi bách hại, cha thường than thở với mọi người rằng: ''Chủ chăn khó đi tìm chiên lạc, khó biết tên tường con một quá...''. Cha thường tỏ ra tiếc vì hoàn cảnh không săn sóc kỹ lưỡng từng tín hữu của mình được.

    Phaolô Nguyễn Đình Ngân sinh năm 1790 tại họ Cư Khanh, tỉnh Thanh Hóa. Cậu đi tu từ nhỏ, đến khi vào chủng viện thì học lớp cha Nghi. Sau khi thụ phong linh mục, cha về giúp xứ Phúc Nhạc, phụ trách họ Duyên Mậu và các họ lẻ xung quanh. Được ít lâu cha bị sốt rét nên phải nghỉ và dạy học ở chủng viện Vĩnh Trị từng bảy năm. Khi khỏi bệnh, cha phụ trách xứ Trình Xuyên ba năm nữa. Cuối cùng về làm phó xứ Kẻ Báng giúp cha Nghi mới được khoảng một năm thì bị bắt.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  18. Có 2 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  19. #10
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default HẠNH PHÚC THIÊN THU!

    HẠNH PHÚC THIÊN THU

    Sau 80 năm phụng sự chúa, tóc đã bạc, chân đã mỏi, sức cạn kiệt, cộng với căn bệnh đang dằn vặt trong mình, cha Mac-ti-nô Thịnh vẫn cảm thấy phải dâng hiến cho Chúa phần còn lại là chính mạng sống để làm chứng cho Ngài. Tuy có thể thoát thân trong cuộc truy lùng, cha đã trả lời những người lính hỏi: ''Ông có phải đạo trưởng không'', bằng lới xác nhận: ''Phải tôi đây!''. Lời xác nhận đó đưa cha đến chỗ chết, nhưng cũng đưa cha lên đài vinh quang cho muôn đời noi gương.

    Mac-ti-nô Tạ Đức Thịnh sinh năm 1760 tại làng Kẻ Sét, huyện Thanh Trì, nay thuộc Hà Nội, trong một gia đình nề nếp. Năm 18 tuổi, gia đình cho anh kết duyên với một thiếu nữ thùy mị, duyên dáng và đạo hạnh, nhưng anh xin hoãn lại để suy nghĩ và cuối cùng quyết định là xin đi tu dâng mình cho Chúa.

    Thầy Thịnh thụ phong linh mục trong thời Cảnh Thịnh cấm đạo. Cha làm bí thư cho Đức Cha Gia-Cô-Bê Long-Dơ Gia một thời gian, đã tháp tùng Đúc Cha đến yết kiến vua Gia Long về đăng quang tại Thăng Long năm 1803.

    Theo sự bổ nhiệm vủa Đức Giám Mục, cha phục vụ tại nhiều giáo xứ: trước kia là Cửa Bàng, rồi Đồng Chuối, sau về xứ Nam Sang phục vụ xuốt 20 năm liền. Cuối cùng, làm cha sở xứ Kẻ Trình khi gần 80 tuổi. Ngài là một người cha già, đạo đức, hiền lành, được tất cả các tín hữu kính nể và yêu mến.

    Một hôm cha bị nhọt ở má, rồi lở miệng, nửa hàm răng bị mưng mủ và đau nhức khôn tả. Ông Cỏn lên thăm, thấy tính cách cha như vậy liền rước cha về nhà người cháu ở xứ Kẻ Báng để chăm sóc chữa trị. Được độ 8 tháng, cha bị bắt cùng hai cha Nghi và Ngân.

    Tổng đốc Trịnh Quang Khanh là cộng tác viên đắc lực nhất của vua Minh Mạng trong việc bách hại đạo công giáo. Trong vòng ba năm, ông phá hủy hơn 400 nhà thờ, tu viện và chủng viện. Ông cho phóng thích một tù nhân phạm tội hình sự đang bị giam ở Nam Định, để anh ta đến làng Kẻ Báng do thám, lập công chuộc tội. Anh này tuy không trong đạo, nhưng quen biết nhiều, nên ra vào gặp gỡ các giáo hữu dễ dàng. Khi biết chắc trong làng có ba linh mục, anh ta liền đi tố giác với quan.

    Ngày 30/5/ 1840, theo tin mật báo, quan tổng đốc liền đem một ngàn quân vây làng Kẻ Báng. Sau đó, cho phát loa kêu cả làng ra đình trình điểm danh. Tất cả đàn ông, trên dưới 15 tuổi đều bị trói lại và tập trung ở một chỗ, quân lính canh gác cẩn thân. Họ bắt cứ ngồi vậy phơi nắng, phơi sương suốt hai ngày. Chị em phụ nữ lo cơm nước tiếp tế cho lính và thân nhân. Đồng thời, quan cho lính đi lục soát tất cả ''hang cùng ngõ hẻm''. Ngày đầu tiên không tìm thấy linh mục nào, ông nản lòng định rút quân, nhưng người tố giác cứ nhất quyết lấy đầu ra mà thề, nên ông lại cho lục soát tiếp.

    Ngày thứ ba, quan ra lệnh cho phá các vách dày trong làng quả thật bắt được cha Nghi đang ẩn, ở giữa hai lớp vách nhà bà Duyên. Quan cho gọi bà ra bước qua thập giá, nhưng quân lính nghe lộn là bà Doãn, bà này người ngoại giáo nên sẵn sàng bước qua, nhờ đó bà Duyên thoát mạng. Khoảng giữa trưa thì lình bắt được cha Ngân đang ẩn ở nhà ông Thọ và cha bị bắt trói, điêu ra chỗ cha Nghi ngoài đình.

    Về cha Thịnh thì giả điềc nằm võng ở nhà ông Chiền, là cháu ông Cỏn, quân lính đi qua thấy cụ già nhà quê bị bệnh tật, nên chẳng nghi nghờ gì. Nếu có hỏi thì cô Thanh, một nữ tu họ kẻ trình đi theo phục vụ khai là: ''Bố tôi đây ông đang bị bệnh nặng nên không ra điểm danh được''. Đến khi nghe tin hai cha Nghi và Ngân bị bắt, cha Thịnh không muốm im lặng nữa. Lúc đó một cai đội hỏi cụ:
    - ''Ông có phải là đạo trưởng không?''
    Cha Thịnh liền đáp:
    -''Phải, tôi đây!''.
    Thế là cha Thịnh đồng số phận cùng hai bạn đồng chí hướng. Lợi dụng cơ hội này lính ùa vào làng cướp hết tiền và thóc, gạo, trâu bò... Họ vừa đập phá, vừa reo hò chiến thắng vang dậy cả làng. Sau đó quan cho đóng gông và áp giải ba linh mục, ông Thọ, ông Cỏn và 20 tín hữu Kẻ Báng về nhà lao Nam Định.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  20. Có 4 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  21. #11
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default HÃY CAN ĐẢM VỮNG TIN!

    HÃY CAN ĐẢM VỮNG TIN

    Tiểu sử Thánh Máctinô Thọ được ghi nhớ cách đặc biệt qua những lời trăn trối với các con vào thăm trong tù. Di ngôn của ông trở thành những bản mẩu cho những người cha Kitô hữu trong phút cuối của cuộc đời: Vừa thực tế, vừa dạt dào tình cảm, và cũng đầy tin tưởng:
    "Các con thân mến, cha không còn làm gì để giúp các con ở thế gian này nữa, cha chỉ còn chuẩn bị tâm hồn đón nhận những thử thách cuối cùng. Ý Chúa muốn cha rời xa các con mãi mãi, nhưng các con còn có mẹ, hãy cố gắng vâng lời mẹ. Các con lớn nhờ quan tâm đến em mình. Các con nhỏ phải biết kính trọng vâng lời anh chị. Hãy yêu thương nhau và làm việc đỡ đần mẹ. Nhớ đọc kinh tối sáng và lần hạt chuỗi mân côi hằng ngày. Chúa trao cho mỗi người một Thập Gía riêng, hãy vui vẻ và theo chân Chúa và trung kiên giữ đạo"
    Máctinô Thọ sinh khoảng năm 1787 tại làng Kẻ Báng, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tên thật là Nho, còn Thọ là tên người con thứ chín. Tuy gia đình đông con, nhưng ông đã khéo léo giáo dục chúng chính bằng đời sống gương mẫu của chính mình.

    Dân trong làng biết ông ngay thẳng, nên cử ông phụ trách thu thuế đình. Ông sống rất thanh liêm, không nhận hối lộ, không ăn chặn của ai, cũng không qụy lụy cấp trên, cứ theo lệ công mà làm, nên rất có uy tín. Ngoài ra, ông Thọ còn thức khuya dậy sớm lao động như mọi người, vừa làm ruộng vùa ươm tơ nuôi tằm. Ông thường khuyên các con: "Sống công bằng thôi chưa đủ, phải có bác ái nữa, mà muốn thực thi bác ái phải có điều kiện". Dành giụm được chút nào, ông giúp đỡ người nghèo, hoặc góp phần vào việc chung trong làng, trong xứ. Nhà ông ở, luôn mở rộng cửa đón tiếp các linh mục đến giáo xứ làm việc. Ông không sợ chết, lại còn tỏ ra muốn được chết tử đạo nữa.

    Năn 1838, khi nghe tin hai ông trùm Đích và ông lý Mỹ bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu, ông thu sếp công việc đến viếng xác và về nhà dặn dò con cái:
    "Các con yêu dấu, nếu Chúa cho cha theo chân hai đấng ấy, các con hãy vui lòng. Phần các con, nếu bị bắt, hãy can đảm giữ vững đức tin''
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  22. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  23. #12
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default BÁO TỐ VÀ NIỀM TIN!

    BÁO TỐ VÀ NIỀM TIN

    Đúng ngày bị hành quyết, cai đội Giuse Lê Đặng Thị thức dậy rất sớm. Ông đánh thức một tù nhân cũng bị xử tử cùng ngày, rồi đưa anh vào một góc nhà giam. Sau nhiều ngày tận tâm hướng dần dần người bạn dự tòng này, hôm nay (24/10) ông nghiêm trang đổ nước rửa tội cho anh: ''Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần''; thế là ông có người bạn đồng hành cùng với mình vào quê hương vinh phúc trên trời.

    Giuse Lê Đặng Thị sinh năm 1825 tại xứ Kẻ Văn, làng Văn Quy, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình binh nghiệp. Thân phụ anh giữ chức cai đội. Lớn lên, anh cũng theo nghề của cha, xin nhập ngũ phục vu trong quân đội nhà Vua. Một thời gian sau, anh được thăng trưởng-vệ trông coi lính ở Hà Tĩnh, rồi được dời về Nghệ An. Tại đấy anh lập gia đình và sống hạnh phúc với vợ con.

    Vua Tự đức sau một thời gian bách hại đạo gắt gao, đã phát hiện ra lệnh của mình chưa thi hành đồng loạt, vì trong hàng ngũ lãnh đạo, cũng có người theo đạo Công Giáo. Ngày 5/12/1859, nhà vua ra thêm một chiếu chỉ bắt tất cả các quan có đạo đó: "Những quan nào có đạo (theo tà đạo) dù thành thực bỏ đạo cũng phải truất chức. Cần phải điều tra cẩn thận để tìm thêm những viên chức triều đình theo tà đạo. Nhựng ai không tố giác, hoặc chứa chấp trong nhà mình, cũng bị trừng phạt như chúng". Nhà vua còn bắt tất cả các quan phải bước quan Thập Gía trước khi ra trận đánh giặc tây: ''Ai không bỏ đạo sẽ bị giải ngũ , bị khắc chữ tà đạo vào má và phạt lưu đày".

    Theo lời khuyên của quan trấn thủ, ông cai đội Lê Đăng Thị làm đơn xin xuất ngũ cớ bệnh tật. Đơn xin được chấp thuận, ông trở về quê cũ để vợ con ở lại Nghệ An. Tháng giêng năm 1860, chiếu chỉ vua Tự Đức trên đây áp dụng triệt để trên toàn quốc, ông cai Thị vì có kẻ tố giác, nên bị bắt ngày 19/1, cùng với một số bạn đồng ngũ khác và bị giải về Quảng Trị. Ông vui vẻ nhận mình là Kitô hữu .

    Cuối tháng hai, ông phải ra tàu với 31 quân nhân khác. Trong số đó có ba người bỏ đạo, tất cả đều bị cắt chức, một được tha vì gìa yếu, con lại 10 người bị thích tự, lưu đày chung thân, 17 người bị án tử hình giam hậu.

    Riêng ông cai Lê Đăng Thị nhận án xử giảo, nhưng hẹn đến cuối tháng 10 mới thi hành. Từ đó ông được đưa về giam ở khảm Huế. Trong một lá thư gửi về cho vợ, ông viết: "Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể gặp nhau nữa, dầu chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn đang và yêu thương nhau. Tôi luôn nhớ mình và các con mỗi ngày".

    Suốt thời gian trong tù, vì là anh lính có cấp bậc cao nhất, ông cai Thị khích lệ các anh hùng đức tin cùng bị giam bằng lời nói và nhất là bằng mẫu gương trung thành, can đảm, cũng do chức vụ ấy, ông bị mang một gông rất nặng và bị đánh đập tra tấn nhiều hơn mọi người. Dù còn trẻ trung sung sức, nhưng trước những cực hình dã man, ông đã ngã bệnh. Khi đó, ông nói: "Tôi không biết Chúa có cho tôi sống đến ngày tử đạo không, tôi sợ bệnh làm tôi chết sớm hơn. Than ôi! chắc vì tội tôi, nên Chúa từ chối cho tôi ơn trọng ấy".

    Một linh mục đến thăm và giải tội cho ông. Hôm sau một thầy giảng cũng lẻn vào trao mình Thánh Chúa cho ông. Ngày 24/ 10/1860, ông cai bị dẫn đi hành hình. Viên quan đề nghị ông lần cuối cùng xuất giáo và hứa sẽ xin vua ân xá, nhưng ông cai Thị quyết liệt từ chối. Bản án của ông được ghi như sau: "Lê Đăng Thị, Trưởng vệ, theo tà đạo, không chịu bỏ đạo thì y không thể được tha thứ. Y bị kết án xử giảo cuối thu".

    Tại pháp trường An Hòa (Huế) ông cai kính cẩn quì trên chiếu cầu nguyện. Một linh mục đứng lẫn với đám dân ra dấu hiệu giải tội lần cuối cùng cho ông. Sau đó, ông kêu lớn tiếng: "Vạn phúc! Vạn phúc! Tôi sắp được tử đạo". Lý hình quấn một sợi giây vào cổ ông cai đội rồi chia ra hai bên kéo thật mạnh cho tới khi chứng nhân Chúa Kitô tắt thở. Các tín hữu phủ Cam tổ chức lễ an táng đông đảo tại xứ mình. Hiện nay hài cốt vị tử đạo còn được lưu giữ tại Nhà Thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  24. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  25. #13
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default ÔNG QUAN BÊN ĐẠO DƯỚI MẮT ÔNG QUAN BÊN ĐỜI

    ÔNG QUAN BÊN ĐẠO DƯỚI MẮT ÔNG QUAN BÊN ĐỜI

    Trên đường ra pháp trường, từ nhà ngục Hà Nội đến ô Cầu Giấy, người tù tội ốm yếu bệnh tật với tuổi già 76, bước chẳng nổi nữa . Ông bước lao đao rồi ngã qụy xuống đường. Trước tình cảnh tang thương đó, môt người lính đoạn hành quyết khom lưng cõng tử tội đến nơi xử và được tử tội âu yếm tặng đôi giày của mình làm kỷ niệm. Thấy thế, lính chẳng ngỡ ngàng, dân chúng nghẹn ngào, các tín hữu xúc động cảm mến người hành quyết cõng tử tội đến pháp trường.

    Tử tội là linh mục Phêrô Trương Văn Thi.


    Phêrô Trương Văn Thi mở mắt chào đời năm 1763 tại làng Kẻ Sở, huyện Thanh liêm , tỉnh Hà Nam. Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào nhà Đức Chúa Trời để tu học, tập tành nhân đức, rồi trở thành thầy giảng. Trong chức vụ này, thầy thi luôn chứng tỏ nhiệt tâm tông đồ, đời sống đạo đức. Với khả năng Đời-Đạo, thầy được gửi vào đại chủng viện. Đến ngày 23/3 /1806, thầy lĩnh chức linh mục khi đã 43 tuổi.

    Trong 27 năm liền, cha Thi coi sóc xứ Sông Chảy thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Năm 1833, ngài được bổ Chính xứ Kẻ Sông và ở đó đến khi tử đạo năm 1839. Theo lời chứng của các tĩn hữu tại đây, cha Thi là một linh mục: ''Rất nhân đức, mỗi ngày đọc kinh cầu nguyện ba bốn lần, cử hành thánh lễ trang nghiêm, ăn uống đạm bạc, thường ăn chay các thứ sáu, mặc dù sức khòe của ngài yếu kém với chứng đau bụng thường xuyên''.

    Linh mục Thừa sai Dăng-tét Khiêm, sau làm Giám mục Tây Đàng Ngoài, đã viết về cha Thi: ''Tôi quen biết ngài từ năm 1835, tôi cảm phụcngài về lòng đạo đức thâm sâu, có tính hiền hòa, khôn ngoan và trung thành giữ lề luật''. Cha sống khó nghèo, ngoài áo chùng thâm, cha mặc áo đồ màu nâu như nông dân nghèo nàn. Ngoài giáo xứ chính, cha còn phụ trách thêm nhiều họ lẻ. Một lần di chuyền trên sông, thuyền của cha bị đắm. người tháp tùng của cha bị chết đuối, còn cha sống sót nhờ bám vào thùng gỗ đựng đồ lễ. Suốt mấy chục năm phục vụ giáo xứ, không hề thấy ai kêu ca, chê trách cha lời nào.

    Do chiếu chỉ cấm đạo của vua Minh Mạng, cha Thi luôn hoạt động âm thầm. Được một thời gian khá lâu, bất ngờ vào ngày mùng 10/10/1839, khi cha Dũng lạc ở làng kế cận tìm đến xưng tội, viên lý trưởng người Pháp hay tin, đưa người đến bắt cả hai linh mục. Lý Pháp mặc cả giá tiền chuộc với các tĩn hữu và ngã giá 200 quan. Khi các tĩn hữu mới gom được nửa số tiền, ông chỉ tha một mình cha Dũng Lạc, ai ngờ trên đường về, cha Dũng Lạc lại bị tốp lính khác bắt được. Thế là Lý Pháp không dám cho chuộc cha Thi nữa và cho áp giải về Bình Lục. Giữa đương ông gặp nhóm lính áp giải cha Dũng Lạc, liền nộp cha Thi cho quan huyện từ đó, hai vị cùng chung một số phận tù ngục và cùng chung hưởng vinh phúc vinh quang.

    Quan huyện Bình Lục tỏ ra vị nể hai vị linh mục. Riêng với cha Thi, quan ái ngại cho tuổi già sức yếu, nên cư xử lịch thiệp hơn. Ông nói: ''Tôi làm quan bên đời, còn ông làm quan bên đạo''. Dĩ nhiên quan đã hiểu sai về chức vụ của linh mục, nhưng dẫu sao, cũng là bằng chứng của sự kính nể. Biết không thể lay chuyển được lòng tin của hai vị, quan không tra tấn gì cả, chỉ giữ lại ba ngày rồi cho giải về Hà Nội. Như Phi La Tô rửa tay trong vụ án đức Giêsu, viên quan huyện cũng mở cúng bái các thần, thanh minh với mọi người và xin trời đất chứng giám mình vô can trong cái chết của những người vô tội.

    Khi hai cha được đưa lên Hà Nội bằng thuyền theo đường sông, các tĩn hữu kéo nhau đi theo rất đông, kẻ đi thuyền người đi bộ trên bờ đê.

    Ngày mùng 16/10, thuyền áp giải hai cha cập bến. Hôm sau, quan cho điều hai cha ra công đường và bắt đạp lên Thánh Gía. Cha Thi quỳ xuống nghiêm trang hôn dấu chỉ đấng cứu độ, sau nhiều lần tra hỏi, quan thấy không có cách nào khuất phục hai vị linh mục liền lên án xin vua trảm quyết.

    Trong khi trờ đợi vua phê án, cha Thi biết dõ số phận hồng phúc của mình, cha chuẩn bị đón nhận ơn phước tử đạo. Cha gia tăng cầu nguyện và hãm mình. Cha ăn chay các ngày thứ 2, tư, sáu, và thứ 7. Bệnh tật gông cùm (dù cha chỉ phải mang gông nhẹ) và chay tịnh làm cho sức khỏe của cha ngày càng sa sút. Linh mục thừa sai Dăng-tét Khiêm viết thư vào đề nghị cha giảm bớt khổ chế đi, nhưng cha vẫn không thay đổi.

    Ngày 21/12/1839, lần thứ hai khi cha Trân đưa mình Thánh vào, cha Thi liệt gường, phải nhờ cha Dũng Lạc trao Thánh Thể. Không ngờ chính hôm đó lại là ngày cuối cùng của cuộc đời dương thế của các ngài, bản án chuẩn tâu và vua đã phê chuẩn cũng về tới. Quân lính dẫn hai cha ra pháp trường. Trên đường cha Thi không còn sức đi nữa, nên một người lính đóng vai Simon cõng cha đến thụ án.

    Quảng đường cuối của cha Thi, đôi giày là kỷ vật tặng cho người lính, hình ảnh một "Simon Xirênê Việt Nam cõng tử tội ra pháp trường...", làm sao có thể diễn tả hết ý nghĩa của những điều đó. Phải chăng hình ảnh đó có thể khái quát được bảo tàng của Giáo hội Việt Nam thời khai nguyên? Phải chăng điều đó xóa đi đố kỵ còn sót lại đến ngày hôm nay? Và phải chăng hình ảnh đó ch phép ước mơ một xã hội với tương lai sáng lạn hơn, khi mọi người vượt qua trở ngại để đối xử với nhau bằng trái tim yêu thương?

    Giáo hữu thấm máu hai vị tử đạo, thâu lượm các kỷ vật rồi đưa thi hài các ngài về Kẻ Sở dâng lễ an táng cách trọng thể.
    thay đổi nội dung bởi: quachtuong, 22-08-2009 lúc 09:26 PM Lý do: SỬA TỰA ĐỀ
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  26. Được cám ơn bởi:


  27. #14
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default TRONG VÒNG TAY NGƯỜI MẸ

    TRONG VÒNG TAY NGƯỜI MẸ

    Trong truyện thánh Anrê Trần Văn Trông, người quân nhân xứ Huế, chúng ta thấy nổi bật lên chân dung của một bà mẹ. Đức Giáo Hoàng Lêô thứ XIII ca tụng bà đã thể hiện lòng can trường "Theo gương NỮ VƯƠNG các Thánh Tử đạo". Như đức Maria dưới chân Thánh Gía dâng hiến con yêu dấu, bà mẹ đó cũng có mặt trong cuộc hành quyết để hiến dâng con trai duy nhất của mình. Bà đi bên cạnh con, không than khóc, không sầu buồn, trái lại còn bình tĩnh vui vẻ khuyên con hãy bền chí đến cùng.

    Khi đầu Anrê Trông rơi xuống, bà mạnh bạo bước vào pháp trường kêu lớn tiếng, trước mặt các quan: "Đây là con tôi, đứa con mà tôi cưu mang dưỡng dục. Giờ này nó vẫn là con tôi, xin các ông trả cái đầu của con tôi". Nói xong bà mở rộng vạt áo, bọc lấy thủ cấp thấm máu của người con yêu quí, rồi đem về mai táng trong nhà.

    Anrê Trông sinh năm 1814 trong một gia đình công giáo ở Kim Long, Phú Xuân (Huế). Cậu là con trai duy nhất trong nhà, thế mà năm 15 tuổi cha lại mất sớm, khiến gia đình lâm cảnh mẹ góa con côi. Để giúp mẹ mưu sinh, Anrê Trông đành thu xếp sách đèn, theo chân bà con lối xóm về họ thợ đúc dệt tơ cho hoàng gia. Là người ngay thật, cậu không ăn bớt của công, luôn chăm chỉ làm việc và không ưa chuyện gây gỗ, bất hòa. Mỗi buổi chiều, sau những giờ lao động mệt mỏi, cậu thường vác cần câu đến bờ sông Hương xanh biếc, để gần gúi với thiên nhiên, Sự gia Rô-đi-ghê diễn tả tâm trạng của cậu qua những vần thơ sau (Mác-tyrologie III, pp. 158,159):
    Ôi êm đềm cảnh thiên nhiên trầm lặng.
    Dưới ngàn cây râm mát thoảng hương hoa.
    Nước lung linh nghe thanh thản tâm hồn.
    Sông im dáng bóng non xanh xanh biếc....

    Những cuộc đời êm ả đó không kéo dài được lâu mãi. Đồng lương ít ỏi của người thợ dệt tơ không đủ nuôi sống gia đình. Năm 20 tuổi, Anrê Trông đành giã từ mẹ lên đường nhập ngũ.

    Sau tám tháng phục vụ trong quân đội, tháng 11/1834, triều đình ra lệnh những binh sĩ công giáo phải ra trình diện. Không chút e dè, Anrê Trông với 12 đồng đội ở khu thợ đúc đến "ra mắt" quan. Quan yêu cầu các anh phải tuân lệnh nhà vua bỏ đạo và đạp lên Thánh Gía. Cả 13 chiến sĩ công giáo đều cương quyết khước từ. Các quan bèn dùng biện pháp tra tấn dã man... Lần lượt 12 người bỏ cuộc, chỉ con một mình Anrê Trông vẫn kiên trung đến cùng. Quân lính trói anh khiêng qua Thánh Gía , nhưng anh co chân lên, quyết không xúc phạm đến ảnh Chúa. Thế là từ trại lính, anh bị tống qua trại giam, lệnh kết án tử hình, nhưng còn giam hậu, nghĩa là chưa xử ngay.

    Suốt một năm bị giam trong ngục, Anrê Trông chịu nhiều điều cơ cực khổ sở, nhưng niềm tin của anh qua những lần thử thách ngày càng vững mạnh. Anh sốt sắng cầu nguyện và đặc biết phó thác đời mình cho Đức Mẹ, xin Chúa vì lời MẸ Maria chuyển cầu ban ơn trung kiên và thành tín đến cùng. Những quà tiếp tế anh nhận được, anh chia sẻ cho các bạn tù và lính cai ngục, nên được họ quí mến. Cũng chính nhờ đó, anh có cơ hội đặc biệt đi xưng tội, rước lễ và thăm mẹ.

    Khi biết tin có cha Ngôn đang hoạt động ở phú xuân, anh Trông liền xin cai ngục và được phép về nhà một ngày dưới sự giám sát của một người lính. Nhờ đã dò hỏi nơi ở của vị linh mục, Anrê Trông và người lính đã trèo thuyền đến bến đò kia vào giữa trưa. Lúc đó, mọi người dân chài đã lên bờ ăn uống nghỉ ngơi. Anh Trông liền bước qua thuyền của cha Ngôn, đẩy thuyền trôi nhẹ giữa dòng. Hai người nhỏ to "tâm sự" và anh quỳ xuống lãnh nhận bí tích tha tội. Xưng tội xong anh ngỏ ý xin rước lễ, cha Ngôn hẹn anh sáng hôm sau tại Kẻ Văn. Thế rồi anh và người lính tiếp tục chèo thuyền về Kim Long. Hai người lên bờ và nghỉ lại nhà mẹ một đêm. Tả sao cho xiết niềm vui của hai mẹ con được tái ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ này. Mẹ anh đã hết lời khích lệ động viên kiên tâm vì đức tin.

    Tảng sáng hôm sau, anh Trông và người lính vội vàng chèo thuyền đến điểm hẹn. Gặp lai vị "khách quý", anh liền quỳ xuống lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Cha Ngôn chúc lành: "Ước gì Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô sẽ gìn giữ con đến cuộc sống muôn đời", anh thưa "AMEN", rồi trong niềm hân hoan hồng phúc anh vừa nhận, anh vui vẻ trở về trại giam như lời hứa với viên cai ngục.

    Sau môt năm giam tù, không hy vọng gì Anrê Trông thay đổi ý kiến, các quan quyết định ngày xử là 28/11/1835. Sáng hôm đó, người chiến sĩ đức tin gặp được người anh họ mình. Anh ta hỏi có muốn ăn gì không? Anrê Trông trả lời: "Em muốn ăn chay để dọn mình tử đạo, xin anh giúp đỡ mẹ em, chúng ta là anh em, mẹ em sẽ cũng yêu thương anh. Xin anh nhắn lời với mẹ em: Đừng lo gì cho em cả, cầu chúc bà mãi mãi thánh thiện và sẽ hài lòng vì người con trai luôn trung thành với Chúa cho đến chết". Nhưng thực tế, người anh họ chưa kịp nhắn lại. Bà mẹ Anrê Trông khi biết tin con bị đem xử. Liền vội vã ra đón con ở đầu chợ, nơi con sắp đi qua, găp con, bà chỉ hỏi câu vắn tắt: "Bấy lâu nay xa nhà, thời gian ở tù con có nợ nần ai chăng, nếu có thì cho mẹ hay, mẹ trả thay con". Tấm lòng người mẹ thế đấy. Bà biết rõ con mình đủ can đảm chịu đựng mọi đau đớn, giờ đây bà chỉ lo về đức công bình.

    Khi được con cho biết không vướng mắc gì với ai, bà tiếp tục đi sát bên con, bình tĩnh thêm lời khích lệ. Đến nơi xử, sau khi quân lính tháo gông xiềng, người chiến sĩ đức tin liền đón lấy, trao cho người lính đứng bên và nói: "Xin nhờ anh đưa giùm cái này cho mẹ tôi, để bà làm kỷ niệm". Mẹ anh đứng gần nên nghe rất rõ, nhưng bà chưa lấy kỷ vật đó làm đủ, bà còn muốn nhận chính thủ cấp của chính con mình nữa.

    Chiêng trống nổi lên, lý hình vung gươm, đầu vị tử đạo 21 tuổi rơi xuống. Bà mẹ Anrê Trông chứng kiến ngay từ phút đầu tại pháp trường, bà thỏa lòng dù rất khổ đau, bước ra đòi viên quan chỉ huy trao thủ cấp con bà. Bọc trong vạt áo thủ cấp con, bà ghì chặt vào lòng, bà vừa hôn vừa lập đi lập lại: "Ôi con yêu quí của mẹ, con nhớ cầu nguyện cho mẹ nhé!".
    thay đổi nội dung bởi: quachtuong, 23-08-2009 lúc 09:55 PM Lý do: lỗi chính tả
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  28. Có 4 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  29. #15
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default AN VUI TRONG HIỂM NGUY

    AN VUI TRONG HIỂM NGUY

    Phêrô Vũ Đăng Khoa sinh năm 1790 tại làng Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cậu là con thứ ba trong bảy người con ông Phêrô Vũ Đình Tâm và bà Maria Nguyễn Thị Hoan.

    Lên tám tuổi, cậu Khoa được học chữ hán, rồi tiếp tục học thêm với hai linh mục Hòa (Hoan) và linh mục Phương. Nhận thấy cậu có trí thông minh, tính tình hiền lành lại có ý dâng mình cho Chúa, hai cha đã gửi cậu vào học tại Đại Chủng viện Vĩnh Trị (Nam Định) dưới sự giáo huấn của cha Tổng Đại diện Dăng-tét Khiêm. Năm 1820, thầy kHoa được thụ phong linh mục


    Vvới nhiệt tình của người thanh niên ba nươi tuổi, cha Vũ Đăng Khoa được bổ nhiệm làm phụ tá cho cha Nguyễn Thế Điểm, coi sóc hai xứ Lu Đăng và Vĩnh Phước, thuộc hạt Bố Chính. Trong thời gian chín năm làm phụ tá, cha Khoa đã hăng say trong nhiệm vụ, học hỏi thêm chức vụ chủ chăn. Nhờ có đời sống đạo đức và niềm nở với mọi người, cha đã có thu hoạch nhiều thành quả tốt đẹp.

    Năm 1829, Đức Cha Hava Du bổ nhiệm cha về coi sóc giáo xứ Cồn Dừa. Về nhận xứ mới, cha Khoa vận dụng hoàn cảnh thuận lợi, khiến cho công tác mục vụ ngày càng tiến triển không ngừng. Trong những công việc bân rộn của giáo xứ, cha giữ được nét trang nghiêm, nói năng điềm đạm, nhất là luôn quảng đại nhân từ, nên được mọi người kính nể và yêu mến.

    Ngày mùng 6/1/1833 vua Minh Mạng ra chiếu chỉ trên toàn quốc: lùng bắt các giáo sĩ nước ngoài cũng như bản xứ, kể cả các tín hữu, triệt hạ các thánh đường và các cơ sở tôn giáo. Nhất là chiếu chỉ thứ ba sau ngày 25/1/1836, cha Khoa đã phải thay đổi chỗ ở luôn để có thể thực hiện công tác mục vụ trong hai năm liền (1836-1838). Mặc dù hoàn cảnh bất lợi và hiểm nguy, cha vẫn an vui vì thấy mình đang sống như Chúa Giếu xưa: "Cáo có hang, chim có tổ, nhưng, con người không có chỗ gối đầu".

    Người môn đệ của Chúa Kitô, cha Phêrô Vũ Đăng Khoa đâu ngỡ mình sắp được chia sẻ con đường khổ nạn theo chân Thầy Chí Thánh. Đó là đêm 2/7/1838, cha đang trú ẩn ở làng Lê Sơn, hạt Bố Chính thì một văn nhân tên là Tu Khiết đột nhập vào nhà bắt trói cha cùng với hai thầy giảng Đức và Khang. Sau đó Tu Khiết đeo gông vào cổ các ngài rồi giải tất cả các ngài lên Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình ngày mùng 10/7/1838.

    Tại công đường Đồng Hới, quan tra tấn cha Khoa nhiều lần, khuyên nhủ cha bỏ đạo và khai báo chỗ ở của các linh mục, đặc biệt là thừa sai Canđa Kim. Quan ra lệnh đánh cha 76 roi để uy hiếp tinh thần, nhưng quan vẫn chẳng khai thác được điều mình mong đợi. Không thành công trong việc tra khảo cha Khoa quan quay sang thầy giảng Đức và Khang, thầy Khang khai báo sao đó, khiến quan tìm ra nới trú ẩn của thừa sai Cao và Cha Điểm, ít lâu sau hai thầy cũng bị giam cùng cha Khoa (31/7).

    Quan quân tiếp tục thi hành nhiều mưu kế và thô tục hòng lung lạc đức tin cha Khoa cùng các vị khác. Là linh mục, cha Khoa cương quyết đi trọn con đường khổ nạn. Các quan chuyển bản án vào kinh đô để xin nhà vua phê chuẩn cùng với án trảm quyết thừa sai Cao và Điểm.

    Từ đó ba vị mong đợi ngày vinh quang sắp tới, phó thác đời mình trong tay Đức MẸ, ba linh mục hằng ngày cung nhau đọc kinh Mân Côi và hát vang bài ca: "AVE MARIA Tenla! Kính chào Maria, là Sao Mai rực rỡ, xin chuyển cầu cho chúng con!". Mấy ngày đầu, vì chua ra tràng hạt, ba vị dùng lông quạt để nhớ Kinh. Ba cha phó thác đời mình cho NỮ VƯƠNG các linh mục: "Như xưa MẸ đã dâng Con Yêu Quí trong đền Thờ, nay cũng xin Mẹ dâng chúng con trong cuộc tử nạn đầy hồng phúc.
    thay đổi nội dung bởi: quachtuong, 24-08-2009 lúc 09:03 PM Lý do: sưa sai
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  30. Có 2 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  31. #16
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default NÔNG DÂN NGOẠI ĐẠO

    NÔNG DÂN NGOẠI ĐẠO

    Tuy là một tân tòng theo đạo, anh Âu-gút-ti-nô Mới đã biểu lộ đức tin kiên cường, không thua kém gì những Kitô hữu vững tin nhất.

    Âu-gút-ti-nô Nguyễn Văn Mới sinh năm 1806, tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nông dân ngoại giáo. Đến tuổi trưởng thành, anh đến làng Đức Trai, xứ Kẻ Nốt (Bắc Ninh) để làm mướn. Tiếp xúc với giáo hữu ở đây, càng ngày anh càng thấy mến đạo và anh xin theo học giáo lý. Năm 31 tuổi, anh được cha rửa tội và được đặt tên thánh bổn mạng là Âu-gút-ti-nô.

    Mấy năm sau, cha Tự cũng chủ sự thành hôn cho anh với một thiếu nữ trong xứ. Theo các lời chứng của các hộ phong thánh, Âu-gút-ti-nô Mới sống rất tốt, đặc biệt đọc kinh Mân Côi mỗi tối. Dù có ngày lao động vất vả đến mãi khuya mới về, anh cũng không quên đọc kinh Mân Côi kính Đức Mẹ.

    Ngày 29/6/1838, khi quân lính bao vây làng Kẻ Mốt và bắt cha Tự, họ buộc toàn dân phải ra đình điểm danh, rồi bước qua Thập Gía. Một số tín hữu nhanh chân lẩn tránh được, một số nhát gan thực hiện yêu cầu của quan lính. Các anh Mới, Vinh và Đệ, cương quyết không chịu đạp lên Thập Gía, nên bị bắt và áp giải về chung với cha Tự. Ông trùm Cảnh và hai thầy Uý và Mậu cũng bị bắt và giam tại Bắc Ninh.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  32. Được cám ơn bởi:


  33. #17
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default DÂNG MÌNH CHO CHÚA VÀ CÁC CON CHO NGÀI

    DÂNG MÌNH CHO CHÚA VÀ CÁC CON CHO NGÀI

    Hai mưoi năm tuổi đời, một vợ và ba đứa con, đó là ưu tư trăn trở của anh Tôma Đệ những ngày bị giam trong ngục. Không thể bỏ đức tin, nhưng tương lai của người vợ và những đứa con dại thì ra sao? Trong nhiều ngay suy nghĩ và tha thiết cầu nguyện xin Chúa soi sáng. Cuối cùng anh tìm được an vui trong tâm hồn, phó thác tất cả trong tay Chúa quan phòng. Anh nói với người vợ đến thăm:
    "Đừng khóc mình ạ! Mình hãy về dạy dỗ các con nên người, dạy chúng thờ phụng Chúa. Tôi đã dâng mình và các con cho Ngài. Nhớ cầu xin Chúa cho tôi được thêm sức mạnh để nhẫn nại đến cùng"
    Sinh ra trong một gia đình công giáo tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình, năm 1811, Tôma Nguyễn Văn Đệ vì lý do sinh kế, theo cha mẹ về xứ Kẻ Mốt (Bắc Ninh) và ở ngay gần nhà thờ. Lớn lên anh theo nghề thợ may và được mọi người yêu mến. Anh rất nhiệt tình với việc trong giáo xứ. Hầu hết cờ quạt, đồ trang hoàng trong nhà thờ và nhà xứ đều nhờ đến bàn tay khéo léo và sáng tạo của anh. Khi kinh tế gia đình ổn định, anh lập gia đình, ra ở riêng và sinh hạ được ba người con.

    Ngày 29/6/1838, quân lính đến vây làng Kẻ Mốt và ép buôc mọi người trên 18 tuổi phải đạp lên Thánh Gía, anh lẩn trốn phía sau nhà. Đến khi quân lính xống xộc, xông vào nhà lùng bắt, anh biết mình không thể tránh được nữa, liền giã từ vợ, dặn đưa con về bên ngoại, ôm hôn từng đứa, rồi ra trình diện. Đến trước Thánh Gía, anh Đệ quỳ xuống cầu nguyện lớn tiếng rằng: "Lạy Chúa! Sẽ không bao giờ con bước qua mặt Ngài!".

    Quân lính áp giải anh Tôma Đệ cùng với cha Tự, ông trùm Cảnh, hai thầy Uy và Mậu anh Mới, Vinh về giam tại Bắc Ninh.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  34. Có 2 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  35. #18
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default TẤM LÒNG NGƯỜI TU SĨ ÁO TRẮNG

    TẤM LÒNG NGƯỜI TU SĨ ÁO TRẮNG


    Ai ơi giữ lấy túi khôn,
    Đầy tràn tin cậy đầy lòng mến yêu.
    Gươm đao đe dọa dẫu nhiều,
    Qủy ma cám dỗ sớm chiều lẻ loi,
    Ai mà thắng nổi trên đời,
    Mai sau hưởng phúc cõi trời cao sang.


    Đó là những vần thơ lục bát do thánh Đa Minh Xuyên sáng tác trong tù, vừa diễn tả tâm tình của mình, vừa khuyên nhủ các tín hữu đến thăm. Những vần thơ ngắn gọn, nhưng cô đọng trọn vẹn triết lý sống của vị tử đạo, lòng tràn đầy tin yêu, vượt qua mọi gian khổ để chiếm đoạt vinh quang nước trời.

    Đa-Minh Nguyễn Văn Xuyên có tên thật là Doãn, sinh năm 1786 tại làng Hương Hiệp, tỉnh Thái Bình. Thấy có trí thông minh, cha mẹ cho cậu học chữ nho, rồi gửi gấm cậu cho đức cha Đengađô Y dạy bảo. Được Đức cha nhắc nhở, cậu Xuyên chăm chỉ học hành, nhất là học bài giáo lý. Lớn lên, ngài cho Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên vào Đại chủng viện và trao ban chức linh mục năm 1819. Ngày 20/4 năm sau, cha Xuyên tuyên khấn trọn đời trong dòng thánh Đa Minh.

    Từ đó, cha rất nhiệt tình phục vụ giáo hữu, không ngừng đi nhiều nơi giảng, tĩnh tâm, dạy giáo lý, sốt sáng cử hành phục vụ bí tích.

    Trước tiên, cha Xuyên coi xứ Phạm Pháo, tỉnh Nam Định, rồi về xứ Kẻ Mèn, Thái Bình trong ba năm. Tại đây, ngài lập họ đạo mới, họ Thanh Minh, chọn Thánh Vinh Sơn làm bổn mạng. Sau cha phụ trách xứ Đông Xuyên 13 năm. Thời gian này, nơi đây là bản địa khởi nghĩa của Phan Bá Vành, lại bị hạn hán kéo dài nên dân đói nghèo khổ sở. Có lần cha dốc cạn túi để giúp đỡ họ, có lần cha nhường phần cơm của mình... Bao giờ cha cũng để một ngân khoản riêng làm việc bác ái, từ thiện.

    Cuối năm 1836, cha được bổ nhiệm làm cha phụ tá cha Phécnăngđơ Hiền tại chủng viện Ninh Cường giữa lúc cuộc bách hại của vua Minh Mạng gay gắt. Năm cha về quản lý Đông Đàng ngoài, giúp Đức cha Đengađô Y, khi Đức cha phải lưu lạc về Kiên Lao rồi bị bắt thì cha Xuyên vừa tìm chỗ ẩn trốn, vừa giúp xứ Hạ Linh. Tuy phải lang thang nay nhà này mai nhà khác, cha cũng phục vụ tín hữu ở đây được khoảng một năm. Ngày 18/8, cha đến cử hành Thánh Lễ mừng thánh Gioan Kim, một giáo viên trước có dạy ở Bùi Chu biết tin liền đi báo quan kiếm chút tiền thưởng.

    Cha Xuyên dâng lễ gần xong, nghe tiếng loa gọi của quân lính, cha vội rước hết Mình Thánh, rồi cởi áo lễ ra trốn. Nhưng không kịp nữa, quân lính đã tóm bắt cha và dẫn đến quan phủ.
    Quan phủ cười nói: "Đưa đây một số bạc, ta tha cho về!".
    Cha trả lời: "Tôi chẳng có đồng nào trong người, nếu quan thương cảm tôi cảm ơn, nếu quan bắt tôi xin chịu".
    Về sau giáo hữu Hạ Linh góp tiền đến chuộc, nhưng quan phủ không dám tha nữa vì trên tỉnh đã biết.

    Khi nghe thuật lại chuyện, cha Xuyên an ủi họ: "Anh em hãy để tiền lo cho giáo xứ mình thì hơn, đừng tốn tiền chuộc làm chi cho vô ích. Ý chúa đã muốn, chẳng ai làm khác được. Anh em cứ bình an về nhà, nhớ cầu nguyện cho tôi chịu khó cho nên". Thế rồi cha mang gông nặng về Nam Định.

    Biết cha quản lý Tòa giám mục, Tổng Đốc Trịnh Quang Khanh không những bắt cha bỏ đạo mà còn muốm khai thác các tài sản giáo phận. Lần đầu tiên khi ra lệnh đánh đòn, Tổng Đốc đứng ngay bên thúc giục:
    - Đánh mạnh hơn cho đến khi nó chịu khai và xuất giáo
    Người chiến sĩ đức tin chỉ biết kêu tên Đấng Cực Trọng: "Giê Su , Maria xin cứu con!" cho đến khi bất tỉnh phải khiêng vào ngục.

    Những lần ngài cắn răng chịu đựng không kêu một tiếng, cũng chẳng tiết lộ điều gì về giáo phận. Quan Tổng Đốc cho dùng cực hình dã man, rùng rợn hơn nhiều nhưng cha can đảm gắng sức nói thẳng với quan rằng:
    "Dù sống hay chết, tôi cũng không bỏ đạo. Tôi chọn cái chết để sống đời đời, hơn là nghe quan sống thêm ít lâu mà muôn đời bị tiêu diệt''.
    Nhiều lần quá đau đớn bị ngất xỉu giữa cuộc tra tấn. Sợ quản lý giáo phận chết sớm, không khai thác được gì, quan Tổng đốc sai lính đưa về ngục, cho mời lang y đến chữa trị để mong biết được nhiều tài sản mà ông tưởng là vô số. Đến khi cha Xuyên bình phục, quan lại đưa ra tra khảo nữa, nhưng ông phải thất vọng vì thực chất giáo phận chẳng có gì mà khai; mặt khác, chẳng bao giờ cha khuất phục, bỏ đạo.

    Ngày 25/10, quan Tổng đốc lập án trảm quyết gửi về kinh đô. Tháng sau bản án của cha Xuyên và cha Dụ trở lại Nam Định. Những ngày cuối, hai cha bị giam chung một phòng, tay bắt mặt mừng, xưng tội với nhau, an ủi khích lệ nhau vững chí cho đến cùng.

    Ngày 26/11/1839, hai cha bị dẫn đi xử. Giữa đám lính đông đảo võ trang, voi ngựa, hai vị chứng nhân Đức Kitô đi bộ mang gông, nhưng bình an vui vẻ, dân chúng đi xem đều bỡ ngỡ và thán phục. Đến pháp trường, quan hỏi lại có xuất giáo không, hai vị trả lời ''Không!'', rồi đưa tay cho lính trói vào cọc đã chôn sẵn.

    Hai nhát gươm cùng vung lên, hai tôi tớ chúa được lãnh Triều thiên Tử Đạo, tiến thẳng về nước Trời. Cha Xuyên với 53 tuổi đời, phục vụ trong Chúa chức vụ linh mục được 20 năm. Thi thể ngài được an táng ngay tại đó. Tháng giêng năm 1841, tín hữu cải táng hai hài cốt ngài về Lục Thủy.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  36. Được cám ơn bởi:


  37. #19
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default TÔI TRUNG KHÔNG THỜ HAI CHỦ

    TÔI TRUNG KHÔNG THỜ HAI CHỦ

    "Tôi trung không thờ hai chủ" lời cuối cùng phát ra từ miệng Thánh Phanxicô Nguyễn Cần đã tóm tắt cuộc đời của thầy, một người tôi trung, sống trung thực với suy nghĩ của mình, trung tín với giáo lý tin mừng và cuối cùng đã trung kiên vượt qua mọi thử thách, xứng đáng nhận lời chúc phúc: "Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh" (Mt 25,21).

    Phanxixô Cần còn có tên thật là Nguyễn Tiên - tức Tiên Truật, sinh năm 1803, tại xã Sơn Miêng, huyện Phú Xuyên, Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, Hà Nội. Từ niên thiếu, cậu Cần đã ước ao dâng mình cho Chúa, nhưng mẹ cậu vì thương nhớ, không muốm xa con, nên từ chối. Cậu phải nói với mẹ: "Nếu mẹ không bằng lòng cho con ở với cha xứ nhà, con sẽ trốn đi, ở với cha xứ khác". Thế là bà mẹ cũng phải chiều ý cậu ở với cha Nghi, chánh xứ Sơn Miêng.

    Nhờ đức hạnh tốt và siêng năng, cậu được vào chủng viện, trở thành thầy giảng, được đi giúp Đức Cha Hava Du, rồi cha Rơto Liêu (1838 lên chức giám mục, gọi là Đức Thầy Liêu ). Cha Liêu đã nhận xét thầy Cần: "Thầy giúp tôi học tiếng việt, chia sẽ với tôi mọi khó khăn, hiểm nghuy thiếu thốn. Thầy rất nhiệt tâm trong việc tông đồ".

    Ngày 19/4/1836, cha Liêu nhờ thầy đi mời cha Tuấn về xứ Kẻ Chuông giảng, chuẩn bị Lễ Phục Sinh. Nhưng khi thầy đến xứ Kẻ Vác, nơi cha Tuấn ở thì bị bắt. Quân lính bèn đem dấu ảnh tượng vào túi sách của thầy để có chứng cứ cụ thể. Thầy bị giải về huyện Thanh Oai và tống vào ngục.

    Trước công đường, quan nói thầy đừng tin vào các đạo trưởng và hãy đạp lên ảnh đạo, quan sẽ tha cho về nuôi mẹ già. Thầy Cần trả lời: "Thưa quan , tôi chưa thấy các đạo trưởng lừa rối ai bao giờ, còn mẹ gìa tôi không lo, tôi xa nhà đã lâu chẳng giúp gì cho bà". Sau đó quan dùng nhiều lời phê phán, lăng mạ về đạo, thầy bình tĩnh rồi giải thích trình bày về "10 Điều Răn Của Thiên Chúa""6 Luật Điều Hội Thánh" dạy, thầy kết thúc bằng lời nguyện tự phát rất cảm động, mọi người ở đó đều cảm phục. Quan tuyên bố kết thúc phiên tòa, đưa thầy về trại giam. Nhưng quan nói nhỏ với những người đứng bên: "Anh này nói có lý. Những giới răn và kinh nguyện của anh chứa đựng nhiều điều tốt lành, có lẽ tôi còn dễ hiểu hơn bản "tập điều" của nhà vua nữa''.

    Phần cha Liêu, ở nhà rất buồn, cha tìm mọi cách để cứu mạng thầy Cần. Cha cho người mang tiền theo thân mẫu thầy lên huyện để chuộc. Mới đầu, quan đòi 300 quan, sau tăng lên 500, rồi 600, vượt qua con số dự trù, có lẽ vị quan đó không dám cho chuộc thì đúng hơn. Thầy Cần an ủi mẹ: "Xin mẹ đừng lo cho con, con đã ước ao tử đạo từ lâu, xin mẹ chỉ cầu nguyện cho con là đủ".

    Có nhiều người tỏ lòng thương hại thầy Cần. Quan khuyên thầy bước qua Thập Gía, thầy cương quyết từ chối. Lính khiêng thầy lên đặt vào ảnh Chúa, thầy ôm chặt lấy Thánh Giá và la lên: "Tôi không đạp lên ảnh Chúa đâu''. Một số giáo dân bỏ đạo nói: "Tội nào Chúa chẳng tha, Phêrô chối Chúa ba lần mà con được làm thủ lãnh Giáo hội''. Người khác lừa dối, cha Liêu nhắn thầy cứ bước qua Thập Gía, rồi sẽ liệu sau. Họ còn đe dọa Nếu thầy không nghe quan sẽ làm khổ cả làng đó. Nhưng tất cả đều không xoay chuyển nổi ý chí sắt đá của vị chứng nhân Đức Kitô. Thầy quả quyết: "Dù thiên thần xuống bảo tôi bỏ đạo, tôi cũng chẳng tin. Dù kính trọng cha Liêu, tôi không thể sai lạc điều đó được. Hơn nữa, tôi biết chắc ngài không ra lệnh cho tôi làm như vậy. Còn với giáo dân, tôi thương mến thật, nhưng cũng không vì họ mà xúc phạm đến Chúa''.

    Những người ngoại đạo nói với nhau: "Gía như đạo mình bị cấm, chắc chúng ta bước qua tượng ảnh trăm lần... Tượng đồng, ảnh giấy có chi mà sợ". Thấy không thể lay chuyển được tôi trung của Chúa Kitô. Quan cho giải thầy Cân lên Hà Nội
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  38. Được cám ơn bởi:


  39. #20
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default THÁNH PHAO-LÔ NGUYỄN VĂN MỸ

    THÁNH PHAO-LÔ NGUYỄN VĂN MỸ

    Là người lớn tuổi nhất, thầy Phaolô Mỹ như người anh cả và là chỗ dựa cho hai thầy cùng bị giam chung. Trong một bức thư gửi cho linh mục thừa sai Mac-rét, thầy Đường viết:
    "Từ ngày được diễm phúc chịu khó về đức tin, thầy Mỹ thay chúng con viết thư cho cha. Vì chúng con coi thầy như thay mặt cha ở giữa chúng con...''

    Phaolô Nguyễn Văn Mỹ chào đời năm 1789 ở làng Kẻ Non, con gọi là Sơn Nga, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Tên thật cậu là Nguyễn Văn Hữu. Năm 13 tuổi, được phép cha mẹ, cậu Mỹ theo giúp việc cha Gia-cô-bê Long-dơ Gia, sau giúp cha Luật xứ Kẻ Đầm bốn năm. Đến năm 19 tuổi, cậu theo học tại chủng viện kẻ Vinh (Vĩnh Trị).

    Khi làm thầy giảng thực sự, thầy Mỹ được gửi đến giúp linh mục thừa sai Ma-rét. Ít lâu sau, Đức cha Ha-va Du làm giám quản giáo phận Tây Đàng Ngoài, đã chọn thầy phụ việc linh mục Cốt-nây Tâm, xứ Bầu Nọ, tỉnh Sơn Tây.

    Nhiều kinh nghiệm và khả năng, thầy Mỹ đã hỗ trợ đắc lực cho vị thừa sai trẻ tuổi đầy nhiệt thành, nhưng thường đau ốm nặng nề này. Thầy Mỹ luôn hoàn thành công tác mục vụ một cách chu đáo: từ dạy giáo lý tân tòng và trẻ em, đến khuyên bảo các tội nhân hối cải. Khi tình hình cấm đạo lên cao độ, thầy là vị tông đồ nhiệt thành và hữu hiệu, đi thăm viếng từng gia đình tín hữu để khích lệ các tín hữu sống đức tin và còn hơn thế, đưa nhiều người ngoại giáo về đón nhận niềm tin Kitô Giáo.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  40. Được cám ơn bởi:


  41. #21
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default HÃY NHÌN XEM MÁU TÔI CHẢY RA KÌA

    HÃY NHÌN XEM MÁU TÔI CHẢY RA KÌA

    Trong một phiên tòa năm 1836, viên quan xúc động trước người tù trẻ tuổi với dáng giấp thư sinh nho nhã, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, với tương lai đầy hứa hẹn, ông nói với anh thật dịu dàng:
    - Nếu con bỏ đạo, ta sẽ gả con gái cho và lo liệu cho con làm quan
    Chàng thanh niên trẻ tuổi ấy là Tôma Trần Văn Thiện đã thẳng thắn trả lời:
    - Tôi chỉ mong chức quền trên trời, chứ mang chi danh vọng trần thế
    Tuy mới 18 xuân xanh, lứa tuổi yêu đời ham sống, chưa nếm nùi đau khổ cuộc đời, cũng chưa học tập thâm sâu về giáo lý, anh Tôma Thiện mới vừa tới ngưỡng chủng viện, đã ứng phó khéo léo trước bạo lực, đâu thua kém gì với các chiến hữu đức tin nào khác trên toàn cầu. Quả thực, anh đã thấu hiểu Đức Kitô: "Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích gì" (Mt 16,26).

    Chú Thiện, như người đương thời quen gọi các chủng sinh, sinh năm 1820 trong một gia đình đạo hạnh làng Trung Quán, tỉnh Quảng Bình.

    Nữ tu Ma-đa-lê-na Yến, một nhân chứng sống cùng thời thuật lại rằng: "Chú thiện có một người dì, gọi là dì Nghị, làm bà nhất nhà phước Trung Quán. Chú thường lui tới thăm dì và tỏ ra rất ngoan ngoãn, nhu mì, lễ phép. Khi linh mục đến dâng lễ ở họ nhà, chú quỳ lễ một cách nghiêm trang. Lên tám, chín tuổi, chú bằt đầu học chữ Nho, tỏ ra thông minh bền chí và tiến bộ rất nhanh. Có lần chú đi dự lễ cùng dì ơ họ Mỹ Lương, sau lễ vào chào các linh mục, các cha thấy cậu bé khôi ngô, hiền lành đều hỏi: "Con có muốm ở chú (đi tu) với cha không?" Cậu Tôma Thiện chẳng thưa gì. Nhưng, chỉ ít lâu sau, người ta thấy chú thường xuyên ở nhà cha Chính, họ Kẻ Sen. Vị linh mục này đã dạy tiếng la tinh cho chú nhiều năm..."

    Nhờ tính tình hiền lành và chí thông minh, năm 18 tuổi (1838), chú Thiện được giám đốc Can-đa Kim gọi về chủng viện Di Loan, Quảng Trị. Nhận được tin, chú Thiện cùng với người chị tên Sao hăng hái lên đường. Dọc đường hai chị em gặp nữ tu Yến từ Di Loan về cho biết cha bề trên Can-đa Kim đã phải trốn và quan lính đang lùng bắt, rồi khuyên hai chị em đừng đi nữa, nhưng chú Thiện tỏ ra cương quyết:
    -Dẫu không gặp cha bề trên, con cũng phải đến tận nơi để biết rõ cụ thể. Cha đã gọi, không lẽ chưa đến nơi đã bỏ về!
    Tới chủng viện, hai chị em trình diện với cha Tự. Ngài nói:
    - Chúng tôi lo trốn chưa xong mà chị còn dẫn em đến, chỉ làm khó khăn thêm cho chúng tôi thôi!
    Chị Sao đáp:
    - Thưa cha em con nhờ con dẫn đi, vì có giấy cha bề trên gọi. Chúng con không biết cuộc bắt đạo lại xay ra bất ngờ như thế!
    Hai ngày sau, quân lính bao vây làng Di Loan , lục soát từng nhà. Không tìm thấy cha Kim, vì người đã trốn lên rừng, họ bắt một số giáo dân, trong đó có chú Thiện và giải về Quảng Trị.

    Quan tỉnh Quảng Trị nghe nói chú Thiện là chủng sinh của cha Kim, nên truyền hỏi cặn kẽ xem cha Bề Trên trốn ở đâu. Quan khuyên chú Thiện chối đạo, nếu không chú Thiện sẽ bị chết. Chú Thiện thành thật trả lời:
    - Tôi quê ở Trung Quán, Quảng Bình, đến tìm thầy học đạo, Đạo dạy tôi thờ Thiên Chúa là đạo thật, tôi sẵn sàng chịu chết chứ không bỏ đạo!
    Quan tỏ ra khoan nhượng khuyên nhủ chú Thiện nhiều lần, nào là tuổi nhỏ, tương lai còn nhiều triển vọng, nào là sẽ thăng quan tiến chức nếu bỏ đạo. Hơn thế nữa, quan còn muốm chú làm con rể mình và đứng ra lo liệu cưới xin. Nhưng chú Thiện đã từ chối: "Tôi chỉ mong chức quan trên trời, chứ không màng đến quyền chức trần thế!".

    Lời khẳng khái ấy không phải ai cũng thốt ra được. Trong số những người bị bắt, nhiều người tỏ vẻ luyến tiếc
    cho chú có "cơ hội ngàn vàng". Chàng trai có dáng vóc thư sinh nhưng lại có tính kiên cường, khiến quan phải ngạc nhiên. Từ ngạc nhiên đến tức giận, vì dám xúc phạm đến sự "bao dung" và lòng ưu ái của mình, thế là ông truyền đánh đòn chàng 40 roi; đòn quất trên thân thể gầy yếu, máu chảy ra y phục, nhưng vị chứng nhân không lay chuyển, vẫn gan dạ mỉm cười nói: "Hãy nhìn xem máu chảy ra kìa!".

    Thấy chú can đảm hơn người, quan truyền đóng gông xiềng, giam chú Thiện vào ngục.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  42. Được cám ơn bởi:


  43. #22
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default NHẤT ĐỊNH CHÚNG TÔI KHÔNG ĐẠP LÊN ẢNH CHUỘC TỘI

    NHẤT ĐỊNH CHÚNG TÔI KHÔNG ĐẠP LÊN ẢNH CHUỘC TỘI

    "Nhất định chúng tôi không đạp lên ảnh chuộc tội,
    vì như vậy là chọn cái chết đời đời cả linh hôn và thể xác''


    Lới nói trên cho ta thấy tâm tình của Thánh Phêrô Đường, vị thầy giảng đã 20 năm dâng minh cho Chúa, để tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho chính mình và tha nhân.

    Sinh năm 1808 tại làng Kẻ Sở, xã Ninh Phú, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Gia đình Phêrô Đường tuy nghèo, nhưng nổi tiếng thánh thiện. Được người cậu là cha Trương Văn Thị phụ trách xứ Sông Chảy đỡ đầu, nên ngay khi chú Đường lên 9 tuổi, cha Phương xứ Yên Tập đã nhận khai tâm cho chú vào đời sống tu trì. 15 tuổi, anh Phêrô Đường đã được gửi giúp xứ Bầu Nọ dưới quyền linh mục thừa sai Ma-rét. Với sự khích lệ của cha, anh chuyên tâm học chữ hán và la tinh để chuẩn bị cho tương lai.

    Khả năng và nhân cách của anh Phêrô Đường được xác nhận ngay năm sau. Anh được Đức Cha Ha-va Du nhận vào bậc thầy giảng dù mới 16 tuổi, thầy giảng trẻ tuổi nhất. Thầy tiếp tục giúp xứ Bầu Nọ, thời gian cha Cốt-nây Tân, cho đến ngày bị bắt. Tính tình vui tươi, hiền lành, thầy được mọi người trong xứ mến chuộng.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  44. Được cám ơn bởi:


  45. #23
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default DƯ THỪA CAN ĐẢM

    DƯ THỪA CAN ĐẢM


    "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tinh yêu của chúa Ki-tô?
    Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bằt bớ, gươm giáo"
    (Rm 8,35)


    Cái khốn khổ của Si-mon Hòa phải chịu kể từ khi bị bắt vì đức tin cũng tương tự như thế: Hơn 20 lần bị tra khảo rất dữ dội. Lúc thì bằng đòn vọt, khi thì bằng kìm lạnh, lúc khác thì bằng kẹp nung lửa... Khiến da thịt ông bị thối rữa vì các viết thương đầy mủ máu. Rồi trách nhiệm tình thương đối với gia đình: người vợ và 12 người con, có đứa mới sinh cách vài tháng, chưa được diễm phúc thấy mặt cha một lần.

    Thế nhưng ngay trong trường hợp này, chân lý của những vị tử đạo luôn đúng: "Đối với các ngài, đau thương không phải là dấu chỉ thất bại. Đau thương cũng không phải mục đích, nhưng đau thương chính là thử thách của chứng nhân phải vượt qua, để có thể đạt đươc hạnh phúc vĩnh cửu", và thái độ của ông Si-mon Hòa cũng như thái độ của các vị tử đạo vẫn là:
    "Trong mọi thử thách, chúng ta toàn thằng nhờ đấng yêu mếm chúng ta" ( Rm 8,37)
    Phan Đắc Hòa sinh trong một gia đình ngoại giáo tại làng Mai Vĩnh, xã Nông Thôn, tỉnh Thừa Thiên, năm 1774. Thưở bé, cậu tên là Thu, cha mất sớm, mẹ đưa chị em Hòa đến tá túc và làm công ở làng Lương Kim, sau đó đến giúp một gia đình công giáo ở làng Nhu Lý, tỉnh Quảng Trị.

    Sống với người công giáo, nhìn thấy những gương sáng và được nghe nói về điều cao đẹp về đạo mới này, cậu Hòa đem lòng cảm mến và xin phép me cho mình theo học giáo lý và gia nhập đạo. Khi ấy cậu chỉ là một thiếu niên mới có 12 tuổi, cậu đã chọn thánh SIMON làm bổn mạng. Yêu mến Chúa Kitô, cậu bé không dừng ở đó, mà còn muốm theo sát, phục vụ Chúa Kitô trong đời tu trì. Cậu đã được vào chủng viện một thời gian, nhưng qua các bề trên Si-mon Hòa nhận ra ý Chúa muốn cậu sống và làm chứng tá về Ngài ngay giữa lòng đời.

    Tuy không đạt được ước mơ, Si-mon Hòa thường xuyên liên lạc với chủng viện và các bề trên. Sau khi lập gia đình trở thành cha của 12 người con, Si-mon Hòa cố gắng chu toàn trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, xứng đáng là tấm gương sáng tiêu biểu cho mọi gia đình trong làng. Sống đời giáo dân, ông Hòa hành nghề y sĩ: "Lương y như từ mẫu''. Nhiều người được ông chữa lành bệnh, nên dân chúng đồn đại đến với ông rất đông. Nhờ đó, ông có nhiều cơ hội gặp gỡ người khó nghèo. Nếu dư giả chút ít, ông liền đem đóng góp vào công việc từ thiện, xây cất thánh đường....

    Với đời sống đạo đức, ông lang Hòa được cử làm trùm họ. Trước mặt mọi người, ông đã thi hành chức vụ tốt đẹp: Ai ăn ở bất xứng, biếng trễ, ông tìm cách sửa chữa, hoặc răn đe dạy dỗ, hoặc giải thích khuyên can. Ai cờ bạc riệu chè, ông nghiêm khắc sửa dạy. Thế nên nhiều người yêu mến chứ không thù ghét gì ông, bởi vì họ biết ông làm thế là vì yêu mến họ và vì trách nhiệm chứ không phải vì tư lợi. Ngoài ra, ông Si-mon Hòa còn sẵn sàng bênh vực những người gìa nua tuổi tác, yếu đuối, các cô nhi quả phụ. Ông thấy thấm thía ý nghĩa phúc thật Tám Mối, nhận ra hình ảnh Chúa Ki-tô nơi người khác, nhất là những người nghèo khó. Có lần ông đích thân cúi xuống vực một người nằm liệt sức bên đường vác lên vai, đưa đến trảm canh, rồi cho người đem cơm nước để nuôi người bất hạnh

    Khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo, ông trùm lang Hòa có dịp bày tỏ lòng can đảm của mình: Ông sẵn sàng cho linh mục ngoại quốc ẩn náu trong nhà, mặc dù biết việc chứa chấp này la đe dọa đến tính mạng mình cũng như gia đình. Đức Cha Cu-ê-nô Thể cũng trọ một thời gian ở nhà ông. Ông nhiệt thành lo liệu sắp xếp cho các linh mục nơi trú ẩn, nếu nhà mình không ổn, ông gửi gắm các cha nơi ở tương đối an tâm hơn. Tối ngày 13/4/1840, khi đang trên thuyền đưa Đức Cha Đơ-la-mốt Y đến làng Hoàng Ninh, thuyền ông bị các quan lính phát hiện đuổi theo. Quân lính bắt ông và Đức Cha Y đưa về huyện Dương Xuân, rồi giải về Quảng Trị giam hai tháng và cuối cùng đưa ra Hếu.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  46. Được cám ơn bởi:


  47. #24
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default KHÔNG SỢ CŨNG CHẲNG HỐI TIẾC

    KHÔNG SỢ CŨNG CHẲNG HỐI TIẾC


    "Thưa quan! Nếu quan muốn được sự sống bất diệt, xin quan kính lạy Thánh Gía này!"

    Vị anh hùng Kitô Giáo khi bị ép buộc bước qua Thập Gía, đã bình tĩnh hiên ngang giảng về Thập Gía cho chính viên quan đang tra khảo mình, đó là thánh Đa Minh Trạch.

    Chào đời năm 1793 tại họ Ngoại Vối, tỉnh Nam Định (xứ Ngoại Vối), Đa Minh Trạch vào ở với cha xứ từ bé. Trong thời vua Gia Long, cậu có hoàn cảnh được học hành đầy đủ chương trình ở chủng viện và thụ phong linh mục năm 30 tuổi. Năm sau, cha xin vào dòng Đa Minh và tuyên khấn ngày 3/6/1825.

    Những người làm chứng trong hồ sơ phong Thánh ca tụng cha Trạch sống nghiêm ngặt và hết lòng sống lề luật dòng. Tuy mang trong mình chứng bệnh lao phổi nan y, cha vẫn giữ luật ăn chay hãm mình và chu toàn mọi cộng tác. Cha coi sóc xứ Quần Cống, rồi về Lục Thủy để dưỡng bệnh và kiêm nhiệm việc linh hướng cho các chủng sinh. Năm 1839, cha bị bắt ở Ngọc Cục, nhưng dân làng họ bỏ ra 200 quan để chuộc cha về. Từ đó, cha ở nhà ông lang Thiện và ông trùm Bảo ở Trà Lũ.

    Ngày 14/8/1840, khi xuống thăm hai linh mục Vinh và Thản ở Ngưỡng Nhân, cha bị quân lính phát hiện. Do tình trạng bệnh hoạn, sức yếu chân chậm, cha không kịp chạy trốn, trên đường về Tử Liêu, cha bị bắt và giải về phủ Xuân Trường. Sau một thời gian bị tra khảo ở đấy, cha Trạch được chuyển về ngục thất tỉnh Nam Định.

    Sự hiện diện của cha trong ngục là niềm vui khích lệ cho nhiều Kitô hữu, cả những phạm nhân khác đang bị giam trong đó. Mặc dù sức đã kiệt, cha Trạch vẫn cố gắng an ủi, khuyên nhủ và giải tội cho họ. Đặc biệt, cha giúp thầy Tôma Toán, sau khi đạp lên Thánh Gía lần thứ hai thống hối trở về với Chúa và can đảm chịu tử đạo. Cha kêu mời anh em cùng cầu nguyện, nhất là đọc kinh Mân Côi. Khuôn mặt cha lúc nào cũng vui vẻ, cha thường nói:
    "Tuy tôi thể lực yếu đuối, nhưng mà vì đạo mà bị bắt, tôi chẳng sợ gì, cũng chẳng hối tiếc 'chi!"
    Ra tòa lần nào cha cũng bị vặn hỏi về linh mục Héc-mô-xin-la Vọng dòng Đa Minh, vị thừa sai Tây Ban Nha mà quan tưởng là người cuối cùng chưa bị bắt. Quan còn hứa trả tự do nếu như cha chịu bước qua Thập Gía và đe dọa: "Hãy nhìn cây Thập Gía kia, một là bước qua, hai là chết''. Cha Đa Minh Trạch không trả lời ngay, tự động quay xuống hôn kính Thập Gía rồi quay về phía quan và nói: "Thưa quan, Thánh Gía là giường Chúa Giê-Su đã nằm chết thay cho nhân loại, nếu quan muốn sự sống đời đời, xin quan kính lạy Thánh Gía này, tôi thà chết chứ không bước qua Thập Gía".

    Nghe vậy quan tổng đốc tức giận tát vào mặt nhà thuyết giáo, rồi đấm đá túi bụi. Quan bắt lính cầm hai đầu gông khiêng cha qua Thập Gía, nhưng cha co chân lên mặc cho lính đành đập tàn nhẫn. Vừa mỏi mệt vừa thất vọng, vừa phẫn nộ điên cuồng, các quan đồng thanh kết án cha. Ngày 18/9/1840, bản án được vua Minh Mạng chuẩn phê ra tới Nam Định và được thi hành ngay tức khắc. Quan cho cha Trạch một cơ hội ân xá cuối cùng nếu bước qua Thập Gía, nhưng cha từ chối.

    Khi sắp rời ngục đi xử, cha tạm biệt các cha Ngân, Nghi, Thịnh thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài cùng bị giam tại đó. Như một người xác tín sắp được vào Thiên Quốc Vĩnh Cửu, cha nói: "Các cha ở lại để tôi đi trước!".

    Dân chúng hiếu kỳ theo ngài ra pháp trường đông như xem hội. Đến nơi xử, lính tháo gông cho cha. Sau đôi phút cầu nguyện, cha Trạch đưa đầu lãnh nhát gương tử đạo tiến về nước Hằng Sống. Thi thể ngài được an táng tại chỗ.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  48. Được cám ơn bởi:


  49. #25
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default VÌ CHÍNH TÔI ĐÃ THA THỨ

    VÌ CHÍNH TÔI ĐÃ THA THỨ

    "Con ơi, hãy tha thứ. Đừng tìm cách báo thù kẻ tố giác cha con nhé!", đó là lời trăn trối cuối cùng của thánh Emmanuen Lê Văn Phụng cho con trai trước khi bị chém. Noi gương Đức Kitô trên Thập Gía xin Chúa Cha tha cho những kẻ hành hạ mình, thánh nhân nài nỉ các bạn mình sống trọn vẹn giới luật bác ái Kitô Giáo: "Hãy tha thứ kẻ thù. Đừng báo thù những kẻ tố giác hay kết án tôi, hãy tha thứ, hãy tha thứ vì chính tôi đã tha thứ..."

    Cho đến muôn đời, mẫu gương và lời nói đó sẽ mãi mãi vang vọng trong lòng tín hữu Việt Nam.

    Emmanuen Lê Văn Phụng sinh năm 1796 tại họ Dậu Nước ở Cù Lao Giêng, tỉnh An Giang. Nhìn bề ngoài, ông Phụng không mấy hấp dẫn, vì vóc dáng có vẻ dữ dằn, lại hay lớn tiếng nói mọi người. Nhưng trái lại, nhờ tính tình cương trực, sự dứt khoát với lòng nhiệt thành với công việc chung, ông được bà con tín nhiệm đề bạt làm "ông cậu" họ Dầu Nước. Đáp ứng lại sự tín nhiệm đó, "ông cậu" Phụng đã góp sức tổ chức giáo họ thêm lớn mạnh ngay trong thời bách hại đạo dưới triều vua Tự Đức.

    Nhờ tài đức của ông, họ đạo đã tái thiết được ngôi thánh đường khang trang, cất nhà cho các nữ tu và trở thành nơi trú ngụ khá an toan cho các giáo sĩ. Viên quan huyện một phần nhận tài trợ của ông, một phần thấy sinh hoạt tôn giáo không có nguy hiểm, nên cho người báo tin khi phải kiểm tra theo lệnh trên, đủ thời giờ để các tín hữu cất ảnh tượng và vật dụng tôn giáo.

    Thế nhưng có điều "ông cậu" Phụng không ngờ tới là món tiền thưởng của nhà vua vốn hấp dẫn với một vài lương dân trong vùng. Những người này chia nhau theo dõi nhà ông, mỗi đêm họ cử một người leo lên cây xoài gần đó để quan sát và họ đã toại nguyện. Cuối năm 1858, họ đã phát hiện một vị thừa sai ngoại quốc Pê-nô Định đang tạm trú tại nhà "ông cậu".

    Đêm hôm đó, khi mọi người đã an giấc, cha Pê-nô ra sân đi dạo đề hít thở không khí trong lành và cầu nguyện trước trăng sao. Đêm thanh như có phép màu nhiệm làm tiêu tan đi những mệt nhọc ban ngày và giúp cha hướng về Đấng Tạo Hóa cao thẳm, thầm ước mong các tín hữu Việt Nam đông đúc như sao trên Trời. Trước khi khép cửa chuẩn bị vào nhà ẩn nấp, cha còn nói với các vì sao: "Chào các bạn tinh tú nhé! Thực tồi tệ cho những ai bắt tôi phải thế này".

    Thế là hai người rình rập hôm đó mừng rỡ, họ vội kéo nhau đi báo quan trấn thủ Châu Đốc. Họ tố ông cậu Phụng chứa chấp Tây dương Đạo Trưởng. Họ cũng không quên xin phép phái quan lãnh binh đi bắt, chứ đừng báo cho quan huyện, vì họ biết vị quan này thông đồng với người công giáo.

    Sáng mùng 7/1/1859, "ông cậu" Phụng vẫn chưa hay biết gì cả. Ngoài thừa sai Pê-nô, còn có cha Phê-rô Quý (cha sở mới họ Dầu Nước) đang trọ tại nhà ông, hai linh mục vẫn dâng lễ như thường. Sau đó, mới có người chạy về báo tin là quan quân Châu Đốc đi thuyền và đi bộ đang tiến đến nhà ông. Ông Phụng liền cử người đưa hai cha đi trước, nhưng cha Quý nhất định ở lại, vì nghĩ mình có thể trà trộn vào nhà dân được và các tìm chỗ núp ngay trong nhà.

    Đến khi quân lính ập vào và hạch hỏi và đe dọa đánh chủ nhà, cha sở Quý tự ý ra trình diện. Thế là quân liền bắt trói "ông cậu" Phụng, cha Quý và 32 giáo hữu khác áp gải về Châu Đốc. Trước mặt quan, vì có người tố cáo, "ông cậu" Phụng đã khẳng định mình đã tiếp đón và cho thừa sai nước ngoài trọ tại nhà. Nhưng sau đó, dù tra tấn hay dụ dỗ nhiều lần, ông nhất định không khai thêm chi tiết nào khác về các thừa sai và cương quyết không bỏ đạo.

    Sau sáu tháng giam giữ, không hy vọng gì các tù nhân đổi ý, quan trấn Châu Đốc làm án gửi về Kinh đô xin xử giảo và vua Tự Đức châu phê liền. Ngày 21/7 linh mục Phê-rô Đoàn Công Quý và "ông cậu" Lê Văn Phụng được đưa ra pháp trường Chà Và. Cả hai vị bình tĩnh, cha Quý vừa đi vừa đọc kinh Mân Côi, còn "ông cậu" thì dặn dò bạn tín hữu tha thứ cho những kẻ hại mình.

    Tại pháp trường, Ông Cậu gặp các con mình, Ông đeo vào cổ con gái - Cô An-na Nhiên - ảnh Thánh Gía và nói:

    "Con ơi, hãy nhận lấy kỷ vật của ba. Đây là ảnh tượng Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ảnh này quý hơn vàng bạc bội phần. Con hãy luôn mang nơi cổ và trung thành cầu nguyện sớm chiều con nhé!''

    Ông Cậu dặn con trai, đừng chôn cất rầm rộ và nhớ chôn cất gần cha sở của mình. Tiếp theo, hai chứng nhân của Chúa quỳ xuống cầu nguyện. Cha Quý giải tội cho Ông Cậu. Sau ba tiếng chuông vang, vị linh mục bị chém đầu, còn ông Emmanuen bị xiết cổ bằng dây thừng do hai người kéo cho đến chết.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  50. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  51. #26
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default NỤ HÔN CỦA GIU ĐA

    NỤ HÔN CỦA GIU ĐA

    Được cha Kim Sơn tin cậy gửi gắm hai linh mục, Bát Biên Kim đáo giấu hai vị trong nhà. Một tuần sau, ông nói với hai cha: ''Con nghe tin quan biết cha ẩn ở đây sắp bao vây làng. Con phải đem hai cha đi nới khác an toàn hơn''. Rồi Bát Biên mời linh mục thừa sai Phe-năng-đê Hiền xuống một chiếc thuyền nhỏ chở đi. Lát sau lại vòng về đón cha Phê-rô Tuần.

    Xuống thuyền đi trốn, hai cha hoàn toàn tin lời Bát Biên, chẳng ngờ sự săn sóc ân cần đó lại chính là "cái hôn của Giu-đa". Âm mưu bắt hai cha của Bát Biên thành công thật êm thắm. Những nụ hôn bao giở cũng nhẹ nhàng êm ái! Và đằng sau nụ hôn đó, tù ngục , tra tấn, cài chết đang đợi trờ hai cha.

    Phê-rô Nguyển bá Tuần chào đời năm 1766 tại làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên. Từ thủa bé, cậu Tuần đá có tiếng hiền lành, đạo đức, chăm chỉ học hành. Lớn lên, cậu vào sống trong nhà Chúa, tại dây cậu siêng năng học giáo lý, đồng thời học thêm chữ Hán. Thấy dấu chỉ ơn kêu gọi, các vị linh mục giới thiệu cậu vào chủng viện. Nhưng mới theo học tại trường La-Tinh ít lâu, vua Cảnh Thịnh ra chiếu chỉ cấm đạo, thầy Phê-rô phải nghỉ học và lẫn trồn nơi khác cùng với cha chính Hoàn ( Ga-tin-lơ-pa). Thầy đã tỏ ra mình là một để tử đắc lực của ngài. May mắn thay, một thời gian sau, trường được mở lại, thầy tiếp tục chở về học hành và thụ phong linh mục năm 1807. Cha Tuần đã thi hành tác vụ nhiều nơi, thu hái nhiều kết quả, được các bề trên hài lòng xuốt 30 năm.

    Năm 1838, khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo gắt gao hơn thì cha Tuân đang làng chánh xứ Lạc Môn, tỉnh Nam Định, mà cha còn liu tâm đến tình hình Giáo Hội Viiệt Nam,lo đến các anh em linh mục. Nghe tin làng Quần Liêu sợ bị vạ lây, không muốm chấp nhận cha chính Phe-năng-đê Hiền bị bệnh kiết lỵ trầm trọng đang chữa tại đây nữa, cha Tuân phải vội vàng đến can thiệp và ở lại dân chúng yên tâm giúp đỡ cha chính. Không ngờ nghĩa cử yêu thương này nối lết số phận đời với cha với thừa sai Âu Châu.

    Sau vài ngày, hai cha bỏ Quần liêu chốn vào Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận tây Đàng ngoài. Nhưng tại đây quân cũng đang tuần nã gắt gao, các tín hữu bắt buộc phải dấu hai cha ở vũng sinh lầy, suốt hai ngày nằng mưa gió rét. Khi đó, cha xứ Kim Sơn cho tìm hai người ngoại đạo tên là Bát Biên, người thọ ẩn ngài nhiều lần và dấu tạm hai vị mục tử. Ở đấy, trước khi làm chứng cho niêm tin vào Thiên Chúa, hai cha đã phải cha giá vào niềm tin con người. Bát Biên trở mặt nộp hai vị linh mục cho Tổng Đốc Nam Định TRịnh Quang Khanh. Thế là hai cha bị đóng gông bị giam vào ngục.

    Trong tù hai vị linh mục 72 tuổi, luôn can đảm chung thánh với đức tin của mình, dù thân thể gia nua ốm yếu gông cùm xiềng xích với bao đòn vọt. Khi viên quan nói với cha:'' Láo già quá rồi không chịu nổi hình khổ đâu''. cha Tuần trả lời:'' Qủa thật tôi ốm yều lại gia nua, nhưng thiên chúa sẽ cho tôi sức mạnh để đón nhận cực hình và cái chết vì ngài''. Lấn khác, quan cho một tĩn hữu đã bỏ đạo dấm đạp lên tượng Thánh Gía và bảo cha làm theo như vậy, cha liền nói: '' Sao tôi lại phải bắt chiếc kẻ bội giáo? Mẫu gương tôi soi sáng là hai vị Đức Cha của tôi, tôi muốm noi gương các Đấng ấy''. (cha Tuần muốm nói đến Đức cha Hơ-na-rét Minh và Đen-ga-đô Y, tử đạo ngày 26/06 và 12/07).

    Phát luật thời đó không cho phép chém người gia trên 60 tuổi. Thế nhưng ngày 18/7/ 1838, vua Minh Mạng vẫn phê chuẩn xử chảm cha Tuần. Bản án ''vị hiến '' đó đã được bao giờ thi hành. Các hình khổ trong tù: tra tấn. đánh đập, đói khát, nóng nực và muổi rệt, cuối cùng đã làm thay việc lý hình. Trước đó ba ngày cha Tuần đã hân hoan cuộc đời làm chứng cho tinh yêu Thiên Chúa ngay trong nhà tù, tức ngày 15/07/1838.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  52. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  53. #27
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default CHA DƯỚI ĐÁT, CHA TRÊN TRỜI

    CHA DƯỚI ĐẤT, CHA TRÊN TRỜI


    '' Thưa quan, tôi kính Thiên Chúa như thượng phụ, kính vua như chung phụ và kính song thân như Hạ Phụ. Không thể nghe lời cha ruột mà hại vua, tôi không vì vua mà phạm đến Thượng Phụ là Thiên Chúa được''.

    Vị tử đạo có những lời phân tích mạnh lạc quan niêm về trung, hiếu của giáo hữu Việt Nam như trên la một linh mục dòng thuyết giáo: cha Phê-rô Nguyễn văn Tự.

    Sính quán tại Ninh Cường, huyện Nam Chân, tỉnh Nam Định năm 1796. Cậu Phê-rô Tự dâng mình cho Chúa từ thiếu nhiên. Năm 1826, thầy thụ phong linh mục, sau đó xin vào dòng Đa Minh và được cha chính A-man-đi Chiêu nhận lời khấn ngày 4/1/1827. Suốt 12 năm đời linh mục, cha Phê-rô là một tu sĩ gương mẫu và là cha truyền giáo nhiệt thành. Hồ sơ phong thánh ghi nhận cha luôn tận tụy với công việc, không quản ngại khó khăn, luôn đối xử hòa nhà và rất mực yêu thương mọi người.

    Năm 1838, cha Tự được cử phụ trách xứ Đức Trai còn gọi lả Kẻ Nốt, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Lúc này cuộc bách hại của vua Minh Mạng kha gay cấn, nên cha phải thi hành tác vụ của mình lén lút. Một thân hào tên Quang đã cho cha đến trú ẩn vườn nhà ông. Mỗi sáng cha dâng lễ trong vườn đó. Ngay29/6, khi quân lính kéo đến bao vây làng Kẻ Nốt để bắt cha Tự, thì được anh chị em tĩn hữu đưa lánh sang làng bên. Nhưng quân lính sau khi lục soát, tìm thấy áo lễ và chén dâng lễ của cha, tập chung dân tra khảo và đánh đập. Nhiều tĩn hựu đã chịu đựng không tiết lộ nơi ở của Cha, đến lượt ông Ninh mới bị dọa đánh đã khai ra chỗ cha đang trú ẩn. cùng bị bắt với cha Tự có mấy thầy giảng dòng Đa-Minh Uý, dòng bà Đa Minh 26 tuổimột trợ tá đắc lực của ngài.

    Khi bị giải về huyện Lương Tài, quan huyện ngỏ ý đòi vị linh mục nộp tiền chuộc, nhưng Cha bình tĩnh trả lới: '' Đối với tôi, bị bắt vì đạo là một hồng ân mà Thiên Chúa ban, tiền bạc thì tôi không có, còn phiền giào hữu thì tôi không muốm chút nào''. Đến ngày 3/7, sau khị bắt thêm được bốn ông trùm họ và một số giào sĩ trong vùng, quan cho áp giải về Ninh thái ( thị xã Bắc Ninh ngày nay ).

    Sáng hôm sau, quan cho gọi Cha Phê-rô ra hỏi. Ông lịch sự cho mời Cha vào nhà, cho Cha ngồi ghế tử tế, rồi với giọng ngọt ngào, quan yêu cầu khai tên các giào sĩ giáo phận. Cũng bằng giọng lịch sự không kém. Cha thong thả kể tên hai Đức Cha và sáu linh mục, những người đã bị bắt rồi, thế cũng đủ làm cho viên quan gật gù ra vẻ đắc ý lắm. Một tuần sau, ông lại cho mới Cha đến và yêu cầu cằt nghĩa về các đồ thờ, áo lễ, chén lễ của Cha mà họ tịch thu. Cha được dịp giảng giáo lý công giáo cho các quan nghe, bác bỏ các tìn đồ bịa đặt về đạo, về các nghi lễ, cũng như các giáo hữu.

    Trong thời gian bị giam tại huyện, bất ngờ Cha Tự thấy trong sổ sách của mình bị tịch thu, có cuốn sổ ghi tên tất cả các gião hữu ở Kẻ Nốt, ngài tìm cách để hủy nó đi, nhưng làm sao bây giờ? vì quân lính canh gác kỹ quá. Cha liền bày kế xin họ một cái chiếu, lấy cớ đắp cho đỡ muỗi, rồi năm trong chiếu, cha nhẩm nha nhai và nuốt hết cuốn sổ ấy. Dĩ nhiên ''món ăn'' này không hợp khẩu vị chút nào, nên mới ăn được hai phần, cha đã thấy rát cả cổ, không thể nuốt nổi nửa, thế là cha đành nhai cho nát và ném xuống gậm gường.

    Điều cha đau lòng nhất là thấy những người bị bắt với cha đã đạp lên Thánh Gia1 đê được về. Cha không ngừng nhắc nhở lời Chúa xưa'' Ai chối thầy chước mặt người đời, thầy sẽ chối người ấy chước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời''. (t10,33). Cha nói tiếp: '' Trời đất qua đi, nhưng lời Thiên Chúa chẳng qua'' (Mt5,18), ''Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, kẻo sa chước thử thách'' (Mt26,41)... Nhưng cha vẫn được an ủi của hai thầy giảng Phan-xi-cô Mậu, Đa-Minh Uý và bốn giáo dân Giu-se Cảnh, Tô-ma Đệ, Au-gút-tin Mới và Stê-pha-nô Vinh. tất cả là hội viên dòng Đa-Minh sau này được vĩnh phúc tử đạo (19/12/1838).

    Ngày 27/7/1838, Tổng Đốc Bắc Ninh để án về chiều xin xử giáo Cha Phê-rô và ông trùm Cảnh, còn năm người kia, đánh mỗi người 100 roi, rồi phạt lui họ vào Bình Định. Nhưng vua phúc đáp trên yêu cầu tra hỏi lại, nếu bỏ đạo thì ân xá, nếu không chịu thì xử chém hai vị trên và xử giao năm vị còn lại.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  54. Được cám ơn bởi:


  55. #28
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default BA TẤM LÒNG VÀNG

    BA TẤM LÒNG VÀNG

    Thầy Phê-rô Vũ Truật, 21 tuổi, đáng lưu danh muôm thuở do câu nói bất hủ, trả lời những viên quan chê mình dại dột lãng phí tuổi xuân:

    '' Chưa chắc là tôi dại. Ai khôn mới biết hiến mình cho chân lý, để chiếm hữu phân gia nghiệp muôm đời''.

    Phê-rô Vũ Truật sinh năm 1817 ở làng Hà Thạch, họ Kẻ Thiếc, huyện Sơn Vy, trấn Sơn Tây. Gia đình anh rất nghèo, cha chết sớm, vốn liếng lại chẳng có, mẹ anh phải đầu tắt mặt tối suốt ngày, để nuôi ba con dại, nên Phê-rô Truật không được đi học và gầy yếu xanh xao.

    Tuy nhiên, anh Truật có lòng đạo đức, thường lui tới nhà thờ kĩnh lễ, nên được cha xứ Bầu Nọ chọn làm phục vụ những việc nhẹ nhành trong xứ và tạo điều kiện cho ăn học. Dầu thế mặc lòng, anh Truật cũng chẳng bằng ai, phần trí khôn hơi chậm, phần hay bị đau ốm luôn, anh chỉ có thể biết đọc biết viết sơ sơ. Bù lại, anh rất thuộc kinh, nên được trách vuệc hạy kinh truyền khẩu cho các thiếu nhi nhỏ tuổi.

    Mãi đến khi bị bắt giam trong tù rồi. Đức Cha Ha-va Du mới chứng nhận anh là thầy giảng, để tỏ lòng chứng cho đức tin. Thầy Truật tuy không có cơ hội giảng bẳng lời nói, nhưng thái độ kiên tin của thầy là lời giảng có sức thuyết phục hơn nhiều.

    Ở Bầu Nọ có người ngoại giáo tên là Đức cầm đầu một băng cứơp đã bị bắt. Để nhẹ tội, y nói với vợ là Yến vu oan cho cha Cốt-nây Tâm tội tổ chức phản loạn. Chị ta giả vờ đến xin học đạo để dò xét những nơi cha thường trú ẩn. Khi được biết, chi ta liền dấu vũ khí trong vườn nha cha , rồi đi mật báo cho các quan tỉnh Sơn Tây.

    Ngày 20/6/1837, quan Sơn Tây phái 1.500 quân lính đến làng Bầu Nọ, bắt vị đạo trưởng Tân. Hai thầy Mỹ va Đường , cũng như anh Truật ngồi lẫn vào đám đông dân chúng tập trung nơi đình làng. Lĩnh lục soát từ sáng đến trưa vẫn không thấy cha Tân đâu cả. Bà Yến liền bày cho họ cách bắt anh Truật và hai thầy Mỹ và Đường là những ngưởi thân thiết với cha xứ để tra hỏi.

    Chiều hôm đó, lính phát hiện được cha đang ẩn trong bụi rậm. Nhưng để có nhân chứng khép tội cha, ba vị phụ ta cũng bị áp giải cùng cha hơn sáu dặm đường về nhà lang tỉnh Sơn Tây. Tại công đường, ba vị khéo lèo chứng minh cha không theo giặc và giải thích những lới đồn đại nói sai vầ đạo. Thí dụ quan hỏi: ''Sao các ông móc mắt người chết để luyện phép?''; Thầy Mỹ trả lời: ''Không lẻ quan tin những lời đồn vô lý đó sao? Bởi vì chúng tôi làm như thế, cha mẹ vợ con họ có để chúng tôi yên. Vậy mà chúng tôi vẫn ra vào nhà họ, gặp ghỡ thân ái và vui vẻ''.

    Các cuộc thẩm vấn thường đi với những tra tấn dã man. Đây là chứng thư của thầy Mỹ:

    '' Lính lột áo chúng tôi ra, bắt chúng tôi nằm xuống, lấy giây thừng cột tay chân, rồi kéo căng, cột vào bốn cọc ở bốn phía, nguyên sự căng móc như thế đủ làm chúng tôi đau đớn vô cùng. Thế rồi họ bắt đầu đánh đon... Cuối cùng họ không đánh bằng một chiếc roi nửa, mà là cả bó. Môi lần đánh, hàng trăm đầu roi in trên da thịt chúng tôi, tạo ra nhiều viết thương đẫm máu...''.

    Riêng thầy Truật bị ốm yếu nân đươc đeo gông nhẹ hơn và bị ít đòn hơn. Nhưng sau mỗi kỳ tra tấn, cả bà ngưởi đều kiệt sức, phải khiêng vào ngục thấp. Ngày 20/ 9, lính canh tù đã loan tin cha Tân đã bị trảm quyết và khuyên các thầy bỏ đạo, cả ba cùng nói: '' Chúng tôi mừng vì thấy chúng tôi được tử đạo, chúng tôi nguyện theo gương ngài''.

    Giai đoạn này thầy Mỹ ghi lại trong một lá thư: '' Suốt bốn tháng liền, chúng tôi bị gông cùm xiềng xích, chịu lính canh ngục ngựơc đãi, phòng giam ẩm thấp hôi hám, ruồi muối tự do hoành hành mà trên người thì đầy vết thương tra tấn...''.

    Tháng 10, bản án tỉnh Sơn Tây tâu vua Minh Mạng được chuẩn phế gửi về. Nhưng thay vì giết ngay, bản án quyết định ''giam hậu'', tức là khoan xử quyết định trờ xử mới, bề ngoài bản án có vẻ nhân đạo, nhưng thật ra bên trong thâm độc: Với thời gian, nhiệt tình đâu có nguy cơ phai nhạt, vì tử tội luôn bị ám ảnh không biết phải ngồi tù đến bao giờ. Đằng khác sự chịu đựng của con người có hạn, quá khồ đau, quá mòm mỏi, quá thất vọng, con người dễ bị lung lạc và thay đổi ý định. Thực tế ba thầy giảng phải trờ 14 tháng, vị chi tất cả là một năm rưỡi bị giam cầm. Nhung6 xuốt thời gian giam cầm thử thách lau dài ấy, ba thầy vẫn gắn bó với nhau trong nhẫn nại, can đảm và giữ mãi, khát vọng tử đạo, mỗi sáng cũng như mỗi tối, các thấy lớn tiếng đọc kinh Mâm Côi chung, đồ ăn thức uống, thuốc mem nhận được, ba vị chia cho lính canh ngục những ai đến thăm cũng được khuyên nhủ:'' Anh em hãy sống hòa thuận với mọi nguòi trong gia đình, làng nứơc, hay giáo hữu nhiệt thành, vì đời sống trần gian chẳng là bao. Chúng tôi đã vâng theo ý Chúa định đoạt, hy vọng mai này chúng tôi đã đoàn tụ trên trời''.

    Cha Triệu giả làm thường dân mang Mình Thánh Chúa cha các thầy được bốn lần. Đối với các thầy, đó quả là hồng phúc lớn lao. Chúng ta đọc tam sư của thấy Đường gửi cho cha Ma-rét trong thư:

    '' Hôm nay là ngày trọng đại, chúng con được rước Mình Thánh Chúa. Xin tạ ơn Chúa đã viếng thăm làm nhẹ đi xiềng xích của chúng con... Cửa thiên đàng đã gần kề, nghỉ đến hạnh phúc đang trờ đợi, chúng con chẳng còn ứơc ao sự gì khác nửa...''

    Năm 1838 triều đình lại duyệt bản án và chỉ thị cho quân tỉnh Sơn Tây thi hành, ngày 18/12 ba chứng nhân anh dũng được điều ra pháp trường ở Gò Vôi, làng Mông Phụ, tỉnh Sơn Tây. Mỗi người mang trên ngực tấm thẻ ghi tên, họ, nguyên, quán và tội theo đạo Ga-Tô, đã thú nhận, truyền xử giảo, trên đường đến nơi hành quyết, như đã hẹn trước, ba thầy cùng làm dấu khi thấy cha Triệu đứng giữa dân chúng ban phép lành tha tội. Một người lính cho các ngài uống riệu, ba vị cảm ơn, chỉ xin uống nước trà và nói:'' Thầy giảng chúng tôi kiêng riệu như kiêng sắc dục và kiêng phản bội ''.

    Đến nơi xử, ba thầy nằm dài trên chiếu, quân lính quây thành vòng tròn lớn, để ngăn cản dân chúng. Từng vị một bị trói chân và treo hai tay ra sau lưng. Dây thừng tron sẵn vào cổ. Giữa triêng trống vang lên, theo lệnh quan, lý hình mỗi bên nắm chặt đầu giây xiết thật căng, chờ tới khi tất cả tắt thở. Máu ứa ra ngoài miệng. Sau đó họ lấy lửa đốt gan bàn chân để sác nhận các tử tội đã chết thật rồi. Cha Ma-rét đưa thi hài ba thầy về họ Kẻ Măng gần đầy tẩm liệm. Ngài dâng lễ câu hồn tạ ơn Chúa đã cho bậc tôi chung thắng trận hải hoàn.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  56. Có 2 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  57. #29
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default TẤT CẢ VÌ DANH CHÚA.

    TẤT CẢ VÌ DANH CHÚA

    Qúa khóa đi ! Ta thưởng và giảm nhẹ án cho.
    Qúa khóa? Làm sao cha Hương có thể quá khóa được? Vì sợ hình phạt cho người phản bội đạo Chúa? Vâng. Vì trách nhiệm của một vì đạo trưởng? Vâng. Nhưng không phải chỉ có thế. Qúa khóa đối với cha con là điều khinh khủng hơn nhiều. Qúa khóa, đó là chối bỏ niềm tin cao quý nhất của người tín hữu, chối bỏ cả cuộc đời mục tử của mình.

    Quan án không hiểu được cha. Các người lính không thể hiểu được cha. Nhưng người đồng đạo cảm thông và kính nể cha. Nhưng có ai cùng cảnh ngộ với cha chăng? Ngay từ ấu thơ đã phải chịu bất hạnh nhất của một người con mồ côi cha, lâm vào cảnh làm lụng vất vả để kiếm sống, con người bất hạnh đó luôn luôn khát khao vào tình thương của một người cha, sự âu yếm của mẹ, một mối khát khao lớn lao không một tấm lòng trần gian nào có thể lấp đầy. Cuối cùng, người con mố cối ấy đã khám phá ra Thiên Chúa là người cha yêu thương vô biên, và đã dâng hiến trọn đời mình, trọn đời linh mục cho tình thương cao cả ấy.

    Biết nói sao đây? cha Hương chỉ biết đơn sơ trả lời quan: Bẩm quan lớn, có bao giờ con cái đạp lên đầu cha mẹ mình chăng?

    Thế là một lần nữa cha phải trả giá cho ý nghĩa cuộc đời linh mục, và lần này bằng một giá cao nhất là chính sinh mạng của mình.

    Cậu bé Lâu-ren-xô Nguyễn Văn Hưởng sinh năm 1802 tại làng Tuy Hiền, xứ Kẻ Sải, tổng Trinh Tiết thuộc Hà Nội. Gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ ngay từ nhỏ, cậu Hưởng phải đi trăn châu cho ông chủ ngoại giáo tên là Thang. Thấy cậu hiền lành, ông rất quý mến và đối xử như con ruột. Tình thương của ông chủ thật đáng quý, nhưng chẳng thể bù đắp được nối bất hạnh do thiếu tinh yêu cao quý của cha mẹ ruột, bởi chỉ có tình yêu của cha mẹ mới thực sự bao la mà ca dao việt nam thường ví:
    Công cha nhu núi thái sơn,
    nghĩa mẹ như nứoc trong nguồn chảy ra.
    Cậu Hưởng muốn dâng mình cho Chúa để tìm một tình thương trọn vẹn hơn nên đến xin cha Duyệt, chánh xứ Sơn Miếng giúp đỡ. Sau ba năm được cha xứ nuôi cha ăn học, cậu được gửi vào học tại Chủng viện Vĩnh Trị, thụ giáo với cha chính giáo phận Tây Đàng Ngoài.

    Khi vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo nghiêm ngặt, chủng viện Vĩnh Trị phải giải tán. Cậu về quê làm thuộc viên bán quán quanh làng Độ Nhất, và cũng để thăm viếng giúp đỡ nhiều người. Nhân dịp này, ông chủ khuyên cậu ở nhà lập gia đình. Ông còn hứa nhường lại ra san cho cậu. Một ông chánh tổng có họ hàng với cậu cũng hứa giúp đỡ tận tình. Nhưng cậu Hường vẫn cương quyết theo lý tưởng tu trì. Ông chú tức giận đuổi cậu ra khỏi nhà, và cậu liền trở về chủng viện Vĩnh Trị.

    Mãn khóa học, cậu Hưởng được ra nhập bậc thầy giảng, đi giúp xứ Kim Sơn, xứ Bạch Bát. Trong suốt tám năm trời, thấy Hưởng luôn làm việc tận tụy, sống giản dị, khiêm tốn và bác ái. Sau đó, Đức cha gọi cậu về học thêm thần học và truyền chức linh mục cho thầy. Cha Hưởng trở nên một linh mục nhiệt thành, làm phó xứ Giang Sơn hai năm, rồi sang xứ Lạc Thổ, Yên Lộc, Bạch Bát. Ở đâu cha cũng tỏ ra là linh mục siêng năng, nhiệt tâm giảng dạy tín hữu, thưởng xuyên viếng tăm những người bệnh.

    Năm 1855, cha bị bắt trên đường đi thăm kẻ liệt. Khi ấy, cha đang trên thuyền thì mấy gia nhân của phó tổng Tùy với gậy gộc la ó rượt theo, cha liền bảo người lái đò chèo qua bờ bên kia sông rồi bỏ đi. Cha tự nộp mình và không muốm người khác phải liên lụy.

    Bị bắt, cha không coi đó là tai họa, nhưng là thánh ý Chúa muốn cho mình thông phần vào cuộc tử nạn của Đức Kitô, và nhắn với cha già Chất cùng bổn đạo đừng chạy tiền chuộc.

    Sau ba ngày bị giam ở huyện Yên Mỗ, cha được giải về tỉnh Ninh Bình. Quan thấy cha có nét chân tu hứa: Nếu ông đạp lên Thánh Gía, ta cho đến trụ trì chùa Non Nước cha đáp tôi không biết gì về thần phật làm sao ở chùa được? Quan yêu cầu cha đọc kinh bên đạo, và không thờ kính tổ tiên.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  58. Được cám ơn bởi:


  59. #30
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default GƯƠNG SÁNG TRONG NGUC TÙ.

    GƯƠNG SÁNG TRONG NGUC TÙ

    Đọc lại toàn bộ lịch sử tử đạo Việt Nam, hầu như trong bất cứ cuộc tử đạo nào cũng thấy bóng dáng một linh mục bản quốc. Dầu hoàn cảnh khó khăn hiểm nguy, các vị đã can đảm dám hiện diện, hoặc hóa trang vào thăm giáo hữu trong tù, ban bí tích hòa giải và Mình Thánh Chúa, hoặc ít ra kín đáo đón các tín hữu đưa ra pháp trường và bí mật giải tội cho họ. Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Lựu là trường hợp tiêu biểu cho sự kiện này. Cha bị bắt đang khi lén vào làm việc mục vụ trong ngục.

    Phê-rô Nguyễn Văn Lựu sinh năm 1812 tại Gò Vấp, Gia Định (Sài Gòn). Lớn lên cậu dâng mình cho Chúa, vào chủng viện và được gửi đi học ở Pê- năng, rồi được thụ phong linh mục. Cha được bổ nhiệm phụ trách nhiều giáo xứ như Mặc Bắc, Sa Đéc, Mỹ Tho... Cha thực thi nhiệm vụ một cách chu đáo. Cha chú tâm đến việc giảng dạy giáo lý, quan tâm đến từng gia đình trong xứ đạo, thường xuyên thăm viếng khuyên bảo họ, các giáo hữu quý mếm và sẵn sàng nghe theo lời Cha, ngay cả khi Cha khiển trách lỗi lầm của họ. Cha Lựu chỉ mắc một tật nhỏ nhưng đã bỏ được, vì gặp gỡ giao thiệp với dân đồng bằng Cửu Long, cha thường xuyên uống rượu với họ. Một hôm đang đi trên thuyền, cha mời linh mục Thuyết ở thuyền khác qua làm vài ''xị'', nhưng vị này nhất mực từ chối: "Tôi không uống rượu vì nhiều lý do, uống rươu vừa tốn kém, vừa mất tỉnh táo, lại chẳng phải là gương tốt cho tín hữu". Ngay lúc đó cha Lựu ném trai rượu xuống sông và nói: "Từ hôm nay tôi không uống rượu nữa ''. Và cha đã trung thành giữ lời hứa đó.

    Đầu năm 1853, cha Lựu thoát chết một cách may mắn. Khi đó, cha đang là cha sở họ Mặc Bắc và được bổ nhiệm đến nơi khác thì quan trấn phủ Vĩnh Long, theo mật báo, đến vây bắt cha. Cha Phi-lip-phê Phan Văn Minh và ông trùm Giu-se Lựu bị bắt thế mạng.

    Năm 1860, cha Phê-rô Lựu đang phụ trách xứ Bà Giòng, thì có lệnh quan trấn bắt tất cả những tín hữu có tên tuổi ở Xoài Mút và Ba Giòng (gần Mỹ Tho) đưa về giam tập trung ở tỉnh. Vì thương anh em bổn đạo, cha thường cải trang vào thăm viếng, ủy lạo.

    Các giáo hữu coi cha như thiên thần Chúa gửi đến đem cho họ lương thực Thánh Thể, ân sủng và bình an. Để thực hiện điều này, có lúc cha phải bỏ tiền mua chuộc lính canh và thận trọng lời nói với cấp trên của họ.

    Tháng 12/1860, một hôm đang lúc gặp các tín hữu trong tù, vô tình cha để một lá thư chìa ra miệng túi áo. Viên quan thanh tra trại giam đi qua trông thấy liền ra lệnh bắt giam. Biết không thể giấu được nữa, cha liền nhận mình là linh mục. Thế là cha được chia sẽ đòn đánh, tra khảo, dọa nạt chung với các tín hữu của mình. Từ nay, cha không chỉ an ủi, động viên anh em bằng lời nói của mình: bất chấp mọi đau đớn sỉ nhục, cha nhất quyết giữ vững niềm tin, chứ không bỏ đạo. Các quan bắt cha xuất giáo, cha trả lời:
    "Đạo đã thâm nhậm trong xương trong tủy, tôi làm sao bỏ được. Và lại một người giáo hữu thường, một thầy giảng còn không có quyền bỏ đạo; huống chi tôi đây là đạo trưởng"
    Nhận thấy mọi khổ hình vô ích, quan tỉnh Mỹ Tho liền lên án trảm quyết cha. Ngày 7/4/1861, quân lính dẫn vị cứng nhân đức tin ra khỏi thành độ một cây số, rồi chém cha ngay bên vệ đường. Viên đao phủ vì mê tín, sợ người đã chết nhập vào mình, nên vừa chém xong văng dao chạy trốn.

    Thi hài vị tử đạo được các tín hữu thu lại đem về an táng chung với gông cùm và một chiếc bình đất vấy máu ngài. Về sau thi hài cốt của ngài được dời đến đặt tại bàn thờ chính Thánh đường Mỹ Tho. Năm 1960, hài cốt ngài lại được cải táng về Nhà Thờ Chính Tòa Sài Gòn.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  60. #31
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default ĐỊNH MỆNH NỐI KẾT BA CON NGƯỜI.

    Tâu Thượng Đế
    Này thần dân xin hát mừng trước bệ
    Tuyên xưng ngài là chúa tể càn khôn...
    Tôn phong chúa, bậc tông đồ hợp xướng.
    tán tụng ngài bao thế hệ tiên tri.
    Đoàn tử đạo quang huy hùng dũng,
    Máu đỏ đổ ra minh chứng về ngài.........

    Đó là lời kinh Tê Deum, lời kinh cảm tạ mà cha khoan va hai thầy Hiếu va Thành vang lên trong ngục, cũng như trên đường ra pháp trường. Đó là lời kinh đem lại phấn khởi cho những ai được nghe. Đó là tiếng hát của Giáo Hội sơ khai, Khi cuộc bách hại 300 năm chấm dứt, nay lại vang lên trong môi miệng các vị tử đạo Việt Nam, vựơt thấu chín tầng mây, chấcp cánh cho các ngài bay về hợp đoàn với muôm thần thánh trên thiên cuốc.
    Phao-lô Phạm khắc Khoan sinh năm 1771 tại làng Bông Hải, tỉnh Quảng Bình, thuộc giáo phận tây đàng ngoài. Sau khi thụ phong linh mục, cha phụ trách xứ Kẻ Vĩnh, rồi xứ Phước Nhạc, nơi đông dân cư nhất trong tỉnh. Cha Khoan rất hăng say hoật động tông đồ, ngaòi xứ chính ra, cha con phụ trách thêm hai họ Đông biển va Tôn Đạo. Mối tháng ngài đều đến họ lẽ dâng lễ, giải tội và khuyến khích giào hữu sống đạo đức, gương mấu hơn mối lần đi như vậy, cha thường dẫn theo vài thầy giảng để giúp dạy giáo lý và tiếp xúc sâu sắc hơn với quần chúng. Năm 1837, có hai thầy cùng đi với cha về giúp hô Đông Biển là thầy Phê-rô Nguyễn văn Hiếu 60 tuổi, người làng Đồng Chuối, và thầy Gio-an Bao-ti-xi-ta Đinh văn Thành, 41 tuổi, gốc Luốn Khê ( phát Diện ) . Trên đường trở về, cả ba cha con bị bắt và giải về Ninh Bình. Khi đó cha Khoan 66 tuổi.
    Vì kính nể cha tuổi cao lại có tướng phúc hậu, một hôm quan tổng trấn mời ngài đến và nói: Ta muốm kết thân với ông. Ta tin cách cứu mạng ông thôi. Xin ông chịu khó chấp nhận bước qua Thập Gía. Cha trả lời: Mấy tháng qua trong tù, tôi đã suy tính kỹ lắm rồi, nhưng càng nghĩ, tôi càng sác tín hơn, cang cương quyết giữ vững đức tin cho đến chết . Rồi cha kể lại truyện sảy ra năm 1802.

    Khi đó thái tổ Gia Long, phụ thân Hoàng Đế ra Hà Nội, chúng tôi có đến ra mắt. Ngài hứa cho chúng tôi được tự do giảng đạo, xây nhà thờ và các nhà bác ái. Ngài yêu cầu chúng tôi cổ động dân chúng sống thuận hòa và trăm chỉ làm ăn. Từ đó đến nay, tôi vẫn vâng lệnh Vua, nhắc nhở bà con làm điều tốt, trách điều xấu. Tôi thờ Vua trên trời và tuân phục vua dưới đất, tôi vẫn xin Vua trên trời ban ơn cho các quan, để thời các ngài được thái bình thịnh trị. Sao hôm nay quan bảo tôi bỏ lệnh tiên Đế mà tôi tuân hành biết bao năm nay?

    Thế ông không muốm sống à?

    Thưa quan, mọi sinh vật đều muốm sống, huống chi là con người có suy nghĩ. Ai biết giá trị cuộc sống mà chẳng ham sống. Thế nhưng với người Ki-tô-hữu, chết là cách sống đời đời trên thiên đàng.

    Ai bảo ông là có thiên đàng?

    Đó là truyện đương nhiên. như nhà vua vẫn ban thưởng cho những trung thần, thì chúa trời đất chẳng lẻ không ban thưởng cho những tôi trung phục vụ ngài đến chết sao? Nơi thưởng đó, chúng tôi gọi là thiên đàng

    Vậy ai dạy cho ông biết là có chúa trời đất?

    Thưa quan Tồng trấn, không can ai phải dạy cả, chính trời đất vũ trụ là cuốn sách dạy trúng ta bài học đó. Nhìn ngẵm những công trình kỳ diệu của thiên nhiên, tức khắc phải nhân ra có Đấng Sáng Tạo và gìn giữ nó. Chúng tôi gọi Đấng Tạo Hóa đó là Chúa Trời và tôn thờ ngài.

    Vì hy vọng thời gian sẽ làm cho các anh hùng đức tin nản chí, quan tìm cách chỉ hoản vụ án thật lâu. Thấm thoát ba vị ở trong tù gần ba năm. Thỉnh thoảng quan lại cho gọi ra tòa đề nghị bước qua Thập Gía. Mới đầu khuyên nhủ ngọt ngào, sau dùng cực hình để cưỡng bách, nhưng không có thể cách nào làm các vị thay lòng đổi dạ.

    Thái độ hai thây giảng làm cho mọi ngưởi bỡ nghỡ thám phục. Dù bị hành hạ dã nam đến đâu, hai thầy cũng thanh thản nhẫn nại, không bao giờ trách mắng chưởi rủa, chỉ lập đi lập lại máy điều Dù sống dú chết, chúng tôi không bao giờ bỏ đức tin. Niềm an ủi lớn nhất của hai thầy la đưôc gần cha Khoan, sớm hôm tâm sự va thỉnh thoảng lãnh bí tích giải tội. Các thầy coi những ngày trong tù như thời gian thanh luyện để lập công, đền bù những lỗi lầm từ thơ ấu. Đôi khi có người khéo léo đưa được Mình Thánh Chúa vào tù, đó là những ngày sung sướng và hạnh phúc nhất của ba vị.

    Một lần cha Khoan nói thẳng với quan án rằng: '' Quan bảo tôi cha đạp Thập Gía điều chẳng hợp lý chút nào? Quan hỏi: Sao lại không hợp lý, ta chỉ cho ông con đường sống mà không hợp lý à? Cha nói: Thưa quan, nếu nước nhà có biến, mà quan sợ chết đạo ngủ là kẻ hèn nhát. Cũng vậy, tôi nhờ ơn Vua Cả trên Trời, tôi đâu có quyền sợ chết mà bỏ Ngài được.
    Khi thấy hoàn toàn thất vọng về sự kiên tâm, quyết chí của bà người lính Đức Ki-tô, quan đành quyết tử ản gửi về triều đình xin phép. Trong những ngày trờ đợi cuối cùng đó, trại giam Ninh Bình vang vịng những tiếng hát hân hoan. Đó là tiếng cha Khoan và hai thầy giảng hát lên Kinh Tạ Ơn. Cha một câu, hai thầy một câu. nhịp nhàng rộn rã. Trên đương ra pháp trường, ba vị vẫn không ngừng cất tiếng ca những lới tri ân đó.

    Tại pháp trường ngày 28/4/1840, cha Khoan xin phép nói với dân chúng đôi lời.

    Thưa đồng bào và các bạn hữu, chúng tôi không phạm tội ác, không chống lại vua, không lỗi luật nước. Chúng tôi chết chỉ vì là Ki-tô hữu, và không chịu bỏ đạo Ki-tô, là đạo duy nhất chân thật.

    Lình đẩy ba vị vào khu vực riêng xa tam mắt dân chúng. Ba vị giơ tay lên trời, hai vị hợp ý cầu nguyện với linh mục:

    Vinh Danh chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, Chúa Trời đất. Chúng con hiền dâng mạng sống cho Ngài. Xin Chúa chúc phúc cho nha Vua cai trị lâu dài trong an bình. Xin biến đổi trái tim vua, để vua tin theo đạo thật, đạo duy nhất có thể đem lai cho con người hạnh phúc đích thực.
    Tiếp theo, ba vị lại cầu nguỵen bằng Thánh ca. Như trong đêm phục sinh, CHA kHoan hát lên ba lần ALLELUA, ALLELUA, ALLELUA,mỗi lần với cung giọng cao hơn, xen kẻ vảo đó, hai thầy giãng cũng hát thay cho cộng đoàn theo cao đô của vị chụ sự. ALLELUA,ALLELUA, ALLELUA. Sau đó, lý hình thi hành phận sự. Ba cái đầu cùng rơi xuống, đưa ba vị thánh về hợp xướng với đoàn thiên thần trên Thiên Quốc với khúc hát Phục Sinh Allelua bất diệt, Năm đó cha Khoan 69 tuổi, thầy Hiếu 63 tuổi, thầy Thành 44 tuổi, Thầy giảng Huấn chứng kiến từ đầu vụ hành quyết, đã lãnh thi thể ba vị về Phúc Nhạc an táng theo nghi lễ công giáo.

    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  61. #32
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default NGƯỜI NÔNG DÂN HIỀN LÀNH

    NGƯỜI NÔNG DÂN HIỀN LÀNH

    Sự lạc quan trước những thử thách, đó là điều thiên chúa mong đợi cho mỗi tĩn hữu. Chúng ta có thể gọi điều lạc quan ấy là Đức Cậy, và dựa vào sức mạnh của Chúa mà tin vào ngày mai tươi sáng. Nếu đã tin vào Đức Ki-tô, Đấng đã chiến thắng các quyền lực sự ác, chúng ta thấy rằng không có gì cp1 thể làm lay chuyện công trình thực hiẹn trên thế giời này. Đối với những cuộc thử thách lớn lao hơn như tử đạo, như những hình khổ, mà chỉ cần một hành vi chối đạo cũng đủ để thoát khỏi, thì thái đô lạc quan kiên quyết của người tin hữu là một cuộc hiền dương Đức Cậy, như trường hợp thánh GIU-SE Tuấn.

    Sau một năm rưới tù đày nhục khổ, các quan chi yêu cầu vị chứng nhân bước qua Thập Gía để được tha về. Nhưng chẳng người tôi tớ Chúa không tuân lệnh quan, lại con kính cần quỳ gối trước ảnh Chuộc Tội mắt hướng về trời cao và câu nguyện lớn tiếng rằng:

    '' Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ trước tình yêu bao la va lòng thương xót hải hà của Chúa. Chúa là sức mạnh nâng đỡ con . ''



    Giu-se Trấn văn Tuấn chào đời năm 1824 tại làng Nam Điền, một họ đạo của xứ Phú Nhai trong mãi gia đĩnh sống gnhề nông nhiều đời đồng Bằng Sông Hồng thuộc tỉnh Nam Định. Cũng như hàng ngàn người nông dân Việt Nam, niềm vui của anh là con trâu luống cày, để thu hoạch những bông lúa nặng trĩu do những giọt mồ hôi và công sức của mình.

    Cũng với những giáo hữu đồng cảng ngộ, cuộc đời anh Giu-se Tuấn bông nổi cơn sóng gió vì những chiếu chỉ cấm đạo của nhà vua. cuộc bách hại vào giai đoạn cao điểm này đã ảnh hưởng đến các phần tử nhỏ bé tầm thường nhất trong Giáo Hội Việt Nam. Năm 1860, anh Tuấn bị bắt vào năm 36 tuổi, và bị giải tới phủ Xuân Trường cùng với một số giáo hữu khác. Về sau, anh lại bị phân sáp làng vào An Bài, thuộc tỉnh hải Hậu.

    Từ khi về làng An Bái, anh Giu-se Tuấn bị giam trong ngục chật hẹp, cổ mang gông, chân cùm xiềng xích. Nhưng người chiến sĩ đức tin vẫn kiên trì chịu đựng trong nhẫn nại và vui vẻ. Theo chiều chỉ Phan sáp tháng 8/1861, quan lính nung đỏ thanh sắt, và khắc một vào má của anh một bên chữ ( Ta Đạo ), một bên là nguyễn quán làng xã. Sau những ngày tháng tù tội cơ cực, sức khỏe anh Tuấn suy giảm rất nhiều, các quan tưởng anh sẽ nản chí bỏ cuộc, nên điêu ra v2 yêu cầu bước qua Thập Gía. Quan con hứa ban tặng tiền bác sau khi trả tự do cho anh.

    Nhưng quan thất bại chua cay, nhưng người nông dân tầm thường đó không dễ bị lung lạc thối chí. Ngược lại, anh còn thừa trung tín và can đảm để biểu lộ niềm tin của mình. Vì tin vào Đấng Sáng Tạo yêu thương vô biên, và tin vào Đấng Cứu Thế, nguồi trợ lực tâm hồn, anh Giu-se Tuấn thành kính quỳ trước anh Chuộc Tội và nói lên lời cảm tạ Thiên Chúa, Đấng mà chính anh đang cảm nghiệm được sự nâng đỡ của Ngài. Và anh đã phải trả giá cho niềm tin đó: Quan kết án tử hình người chiến sĩ Đức-ki-tô làng Nam Định.

    Ngay 7/6/1862, trên đường tới nơi xử trảm, anh Giu-se Tuấn bình thàn đi sau đám quân lính, vừa đi vừa sốt sáng đọc kinh cầu Các Thánh. Tới nơi, lý hính đã vung gươm chém đầu vị chứng nhân, đang khi anh quỳ gối, miệng vân kêu tên đấng cực trọng Chúa Giê-su. Người nông dân chất phát hiền hoa nhưng đạo đức. gan dạ, đã dùng chính máng mình thay vì ngôn từ, để làm chứng cho Chúa Giêsu Ki-tô, nguồn chân lý vĩnh cửu bất diệt. Hai năm sau, thi hài vị tử đạo được các giáo hữu cải táng và được lonh trọng rước về trôn cất tại nhà thờ họ Nam Điền, quê quán của ngài. Ngày 29/4/1952 cùng với 24 vị tử đạo khác tại Việt Nam, ngưởi nông dân nghèo khó thánh thiện GIU-SE Trần văn Tuấn, đã được Thánh Cha Pi-ô XII tôn phong bậc chân phước.



    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  62. Được cám ơn bởi:


  63. #33
    Ti_Amo's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: Andre Trần An Dũng Lạc
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành phồ đêm đầy sao...
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,087
    Cám ơn
    9,008
    Được cám ơn 4,962 lần trong 1,011 bài viết

    Default

    AI GIEO TRONG LỆ SẦU SẼ GẶT TRONG VUI SUONG
    AI GIEO TRONG NƯỚC MẮT SẼ VỀ GIỮA TIẾNG CƯỜI ALLEUIA.
    Chữ ký của Ti_Amo
    chung thập giá,
    chung muôn tâm tư,
    chung niềm vui ngày vinh thắng

  64. Được cám ơn bởi:


  65. #34
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default VINH PHÚC NGƯỜI TÔI TRUNG

    VINH PHÚC NGƯỜI TÔI TRUNG

    Một người bình thường, bình thường như trăm triệu tín hữu khác. Nhưng đã được Giáo Hội tôn phong Hiến Thánh. Đó là thánh Phê-rô Đa, vị tử đạo cuối cùng trong 117 chứng nhân đức tin tại Viật Nam đã được Giáo Hội tôn vinh. Cái chết của ngài chấm dứt một giao đoạn cam go và khai mạc một giai đoạn thanh bình mới của Giáo Hội Việt Nam. Tuy chỉ là một tĩn hữu tầm thương thiếu học, sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo khó, nhưng lòng dũng cảm và đức tin kiên vững của ông thợ mộc Phêrô Đa không thua gì các vị mục tử của mình: chấp nhận hy sinh trọn ven, kể ca chình mạng sống, đê giừ lòng trung tín với Đức Ki-tô.

    Phêrô Đa chào đời khoảng 1802 trong một gia đình lao động tại làng Ngọc Cúc, xứ Lục Thủy, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận trung Đàng Ngoài. Phụ thân cậu là môt Kitô hữu , nhưng thân mẫu cậu lại là người ngoại đạo. Tuy thế, cậu Đa đã được đón nhận bí tích rửa tội ngay từ nhỏ, và được giáo dục chu đáo nièm tin kitô.

    Ông Phêrô Đa theo nghề thợ mộc và lập gia đình. Ông là một gia trưởng gương mẫu, lưu tam săn sóc con cái và hưỡng dẫn bằng chính đời sống thánh thiện của mình. Đắng khác ông rất nhiệt tình với việc trung và nhận ông phụ trách kéo chuông và giọn đồ lễ thánh đường giáo xứ.

    Sau chiếu chỉ phân sáp, ông Phêrô Đa bị bắt vào khoảng 60 tuổi, và bị giải về phủ Xuân Trường với những kitô hữu khác. Sau sáu ngày bi giam, ông đã được giải đến Qua Linh. Tại đây ông trịu nhiều cuộc tra tấm dã man và nhiều khổ hình khủng khiếp, nhưng vị anh hùng luôn biền chí chịu đựng, không than van và nhất định không chịu bước qua Thập Gía. Khi biết chắc không thể làm ông khuất phục, quan liền hết án thieu sinh ông Phêrô Đa cùng với một số chứng nhân đức tin khác.

    Ngày 17/6/1862, vị tôi tớ trung kien Phêrô Đa bị dẫn đến nơi xử án, trên đường đi, ông biểu lộ nét hân hoan và vui mừng. Ông bình than cầu nguyên và phó dâng mơi sự trong bàn tay quan phong của Chúa. Đồng thời ông khẩn xin chúa cho mình đủ can đảm chiền tháng cực hình sau cùng vì danh Thầy Chí Thánh.

    Khi ngọn lửa thiêu đốt sằp tàn, quân lính thấy ông hình như vẫn còn sống , liền vung đao chém bay đầu vị tữ đạo. Thế là Thánh Phêrô Đa, người giáo hữu kiên cường bất khuất, có thể nói đã hy sinh vì chân lý bất diệt đến hai lần: vừa thiêu dốt, vừa bị chém đầu. Thi hai của người tôi trung Đức Kitô được giáo hữu chôn ngay tại pháp trường. Năm sau giáo hữu lại cải về an táng tại quê nhà.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  66. #35
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default temp

    Ấn tượng đẹp nhất trong cuộc tự đạo các thánh Giuse Hiển là hình anh cụ gia 71 tuồi sau bao cực hính tra tấn ban ngày, mối tối nằm dài trong nhà lao nắm nót vẽ trên vải từng mẫu ảnh Thánh Gía mỹ thuật, với những nét hoa văn tinh tế. Khi giáo hữu đến thăm, cha phát cho mỗi người một mẫu, khuyên họ cung kính suy gậm và xin ơn bên độ. Có người được ơn lạ vì mang trên mình ảnh Thánh Gía đó. Thế là dù ở trong tù, cha đã phát đông được phong trào tôn sung Thánh Gía ở Nam định. Về sau, một số người đến xin ảnh nhiều quá, cha phải nhớ anh bạn tù khắc mẫu Thánh Gía đó vào ghỗ, rồi dùng mực in ra nhiều bản, mới cung ứng đủ với nhu cầu.

    Giuse Hiển sinh năm 1769 tại làng Quân Anh Hạ, Tỉnh Nam Định. Từ thủa bé, gia đình đã gửi gấm cậu đến sống với Đức cha Đen-ga-đô Y dòng Đa Minh. Sau khi học xong thần học, thầy Hiển được thụ phong linh mục và được gửi đi du học ở Ma-ni-la. Ngày 12/10/1812, cha được lãnh áo dòng Đa Minh và năm sau thì khấn dòng. Trở về việt Nam, cha giúp nhiều giáo xứ, lâu nhất là xứ Cao Mộc. Mọi người công nhân cha sống thánh thiện, miệt mài với kinh nguyện và tài hoán cải lòng người. Ai nghe cha khuyên nhủ đều thấy lòng mình sốt sáng, muốm canh tân sửa đổi cho xứng danh Ki-tô hữu.

    Khi vua Minh Mang ra lệnh cấm đạo, cha Hiển là bạn đồng hành với Đức giám mục Hơ-na-ret Minh trên đường liu lạc. Năm 1838. Khi Đức cha đến Xương Điền, ngài xin về quê cũ là Quần Anh , sau lại di chuyển qua Hưng Nghĩa rồi ở họ Trung Thành chín thánh. Tuy khó khăn và luôn luôn phải ẩn trốn, cha vẫn cố tìm cách phục vụ cộng đoàn dân Chúa một cách đắc lục, cha thăm viếng tùng nhà, an ủi khích lệ từng người và trao ban bí tích.

    Tối 20/12/1839, cha Hiển đi xức dầu và giải tội cho ông đội Nhật đang hấp hối, ông đã bỏ xưng tội lâu năm và muốm được dọn mình chết lành. Một người ngoài giáo phật giác và tố cáo cha với Tổng Đốc TRịnh quang Khanh. Quan liền đem quân đến vây kín làng Trung Thành. Thấy khó trốn thoát, cha cử hành thánh lễ sốt sáng để chuẩn bị lãnh nhận phúc tử đạo. Đến khi trời vừa tảng sáng, quân lính tìm bắt cha và lôi ra đình làng

    Vì từ chối không chịu đạp Thánh Gía, quan đánh cha 40 roi, tiết đông giá rét góp phần làm những vết roi thêm tê buốt. Sau đó, quan truyền lấy nước lạnh dội từ trên đầu xuống, các vết thương đang rưới máu này gặp nước thì tím bầm lai. Rất đau đớn và xót xa! Dầu vậy, cha Hiển vẫn không hề than thở rên la một lời, cha chi kêu ten cực trọng Chúa Giêsu và suy niệm cuộc thương khó của Chúa.

    Hai ngày sau, vị linh mục được giải về Nam Định giữ hơn ba tháng. Là một tu sĩ dòng thuyết giáo, cha không quên sứ mạng truyền bá tin mừng. Ngay ở trong tù, cha vẫn dạy đạo và rửa tội được một vài tấm lòng, khuyên khích các tĩn hữu kiên trung xùng đạo ngay những cực hình tra tấn. Đặc biệt cha giúp thầy Tô ma Toán đã một lần đạp lên Thánh Gía, tìm lại được can đảm tuyên xưng niềm tin cho đến nay lãnh triều thiên tử đạo. Những mẫu Thánh Gía cha phổ biến, đã gậy được một phong trào tôn sùng Thánh Gía, giúp người nhút nhát thêm nghi lực, giúp tội nhân hoản cải, và nhiều người sắp chết tìm lại được an bình.

    Rất nhiều lần cho bị đưa ra đối chât trước tòa. Các quan khi thì tra tẫm dã nam, khi thi dùng lới dũ dộ ngọt ngào. Nhưng trước sao như một, cha dứt khoát không chịu xuất giáo, cha nói: Tôi già trẳng sống được bao lâu nữa, tôi sẵn sàng chết vì Đấng đã chết cho tôi .

    Đầu tháng 5/1840, sau khi đã nhận được án tử triều dình, quan Tổng đốc Trịnh quang Khanh truyền đem cha Hiển cùng thây Toán ra trình diện. Quan bắt hai vị đứng trước Thánh Gía, rồi cho quản tượng dẫn ra hai thớt voi to lớn đứng ngay sau lung. Theo lệnh của quan tưởng, hai chú voi từ từ tiến tới đẩy hai vị đạp lên Thạnh Gía. Nưng hai vị đã khéo léo và bình tĩnh tránh ra một bên. Cha Hiển nói thẳng với quan. Xin quan cứ tênh lệnh vua, đừng ép buộc vô ích, chúng tôi sẵn sàng chết tỏ lòng yêu nếm chúa . Trịnh quang Khanh nghe nói thế tức giận lắm truyền giam thấy Toán vào ngục, bỏ đói cho chết rũ tù. Còn cha Hiển, ông cho đem xủ trảm ngay.

    Trên đường ra pháp trưởng, cha Giuse Hiển phải mang gông rất nặng đi giữa một toán lính, cha vừa đi vừa cầu nguyện, và cảm tạ Chúa. Khi tới nơi xử , cha quỳ gối thinh lặng, mắt hướng về trời cao. Trong lúc chìm đắm trong lời nguyện, cha lãnh nhận nhát gươm đem lại ngành triến thắng tử đạo mà cha hằng mong ước. Hôm ấy là ngày 9/5/1840. Thi thể cha Hiển được chan tại pháp trường. Tám tahng1 sau. Anh Phêrô Dậu, người trước cũng giam trung với cha vì đức tin, cải táng và đem về trôn tại chủng viện Lục Thủy.




    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  67. #36
    quachtuong's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2009
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành Tương Dương
    Bài gởi: 102
    Cám ơn
    152
    Được cám ơn 368 lần trong 94 bài viết

    Default DƯỚI BÓNG NỮ VƯƠNG TỬ ĐẠO.

    :monkey03: Đức Ki-tô đã chết để cứu đô nhân loại. Thánh Gio-an Hoan đã ý thức cuộc tử đạo lá cách gọi noi gương Chúa tuyệt hảo nhất, và tự nguyện đón nhận nó. Trong những ngày cuối cùng, cha đã bượn thánh Phao-lô để khuyên nhủ những bạn tù rằng:

    Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Đức Ki-tô.

    Gio-an Đoàn trịnh Hoan sinh năm 1798 tại họ Kim Long, Phú Xuân { Hếu } trong một gia đình nề nếp, đạo hạnh. Nhờ sự hỗ trợ của gia đình, nên cậu đã dâng mình cho chúa, và theo học tại chủng viện Pê-năng { Mã Lai } của Hội Thừa sai Pa-ri. Về sau học xong thần học, năm 1836 Thầy Gio-an về nước và thụ phong linh mục tại Sài Gòn, phục vụ đắc lực cho Giáo Hội Việt Nam.

    Trong 26 năm linh mục, cha Gio-an Hoan đã lãnh nhận nhiều nhiệm sơ. Cha nhiệt tình hoạt động nhưng lại điềm tĩnh, thận trọng và yêu thương mọi người. Hơn nữa, cha có boệt tái nói truyên rất duyên dáng, nên ở đâu cũng được mọi người quý mến. Dưới thời vua Tự Đức, cha là một trong những linh mục Việt Nam có uy tín nhất do khả năng, tuổi tác và kinh nhiệm lâu năm. Dù phải thay đỗi chỗ ở liên tục, thực tế cha phải sống ở trên thuyền nhiều hơn trên đất liền, cha vẫn kiên tâm đầu tư tìm óc vào việc đào tạo các thầy giảng và cổ động hỗ trợ ơn gọi linh mục nới các thanh thiếu niên. Cha đã hưỡng dẫn nhiều cho các bạn trẻ vào trủng viện giáo phận.

    Đầu năm 1861, nhân dịp lễ Hiển Linh, cha đến xứ Sáo Bùn { Quảng Bình } để thăm viếng, khích lệ các giáo hữu, giải tội và giúp họ mừng lễ. Như thường lệ, cha đến trọ nhà ông trùm phượng. Tối ngày 3/1 quan quân nghe tin bào đến bao vây truy bắt, cha chạy ra sông thì gặp ngay một toán lính đi đến. Cha định núp sau một đống củi, nhưng không kịp. Lính bắt và giải cha váo Đồng Hỡi. Khi đó cha 63 tuổi.

    Trước tòa án, quan tĩnh đã cho dùng mọi hình thức tra tấn giã nam. Ông cho đánh dập tàn nhẫn, rồi cho nung đỏ kím sắt vào đùi vào cánh tay cha, để bắt cha phải bước qua Thập Gía và khai thác tin tức về Giáo Hội. Thế nhưng ông đã thất bại hoàn toàn. Du đau đớn đến nổi có khi ngất xỉu, cha Gio-an Hoan vẫn cắn răng không nói một lời, không tiết lộ những gia đình cha đã trú ngụ, và và dĩ nhiên không chịu chối đạo. Ông trùm Phượng và bay tĩn hữu khác cũng bị bắt ở Sáo Bùn cũng theo gương cha, không để lộ chi tiết nào có hại đến người khác. Cha Hoan và ông trùm Phượng bị kết án xử tử, còn những người khác phải lưu đày chung thân.

    Khu vực giam cha Hoan cũng có rất nhiều tĩn hữu, vì chiến dịch bắt đạo tháng 10/ 1859 đã gom nhiều chức trắc trong giáo xứ, còn ở Huế thì tập trung mọi tĩn hữutrên 50 tuổi. Nhà vua trụ tính kế hoạch làm ấp lục với quân pháp để ợ triệt phái các tàu bè ở cửa Hàn, nhờ tai xã giao lịch thiệp, cha Hoan đã chiếm được thiểm cảm của toán lính canh ngục, ngài có thể dễ dàng đến các phòng giam khác khu vực để thăm viếng các tĩn hữu.

    Trong năm tháng tù giam, cha Hoan dành rất nhiều thời giờ để giải tội, chúc lành và khích lệ các tĩn hữu. Nhận được Mình Thánh Chúa ở ngoài gửi vào, cha rước lễ chia s4 cho anh em. Thât cảm động biết bao hình anh người cha già, tay chân cũng mang xiềng xích, cô cũng đeo gông và nắm chắc bản án vì đức tin, đã đến gặp từng người bạn sắp ra pháp trường để nói đôi lời úy lạo và cho họ Cua ăn đàng Chính Bánh Trường sinh, lương thực thiêng lieng đó đã củng cố sức mành cho họ trên hành trình cuối cùng về nhà Cha.

    Ngày 25/5, trước ngày bị chém đâu, vị mục tử đi một vòng thăm các bạn tù lần cuối, khuyên nhủ họ { Giờ cuối cùng của tôi không còn xa. Phần anh em, những người con yêu quý, anh em còn ở lại trên trần gian đau khổ này, anh em hãy trung tín đến cùng. Xin anh em cầu nguyên cho tôi hoàn thành ý Chúa cho trọn } .

    Sau khi nghe đọc bản án, cha nói { Con tạ ơn Chúa, Ngài đã cho con biết trước giờ đổ máu vì danh Ngài }

    Tối hôm đó cha thức thật khuya để úy lao bạn hữu và giải tôi cho một vài người. Sang sớm hôm sau, tù nhân ở các phòng khác cũng được phép đến gặp và giã từ cha. Cha nói: { Thưa anh em, tôi dám xin mượm lời thánh Phaolô để nói với anh em rằng: Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Đức Ki-tô } { 1Cr 11,1 } Cha con vui vẽ hàn huyên mãi không dứt, cho đến khi có lệnh ra pháp trường. Cha nhanh nhện đứng lên, cỗ vẫn đeo gông nặng trĩu, bước theo viên cai ngục.

    Ra đên cửa, cha gặp ông Phượng, người đã cho cha trú ngụ cũng đem đi xử, hai toán lính nhập làm một. Một anh lính cầm bản án đi trước: { Người này tên Hoan Gia Tô đạo trưởng, dạy đạo và quyễn rũ dân chúng. Vi phạm đến luật nhà nước là một trọng tội phải đem xử trảm ngay } Đến pháp trường, hai vị quỳ trẹn chiễu đã trải sẵn. Quan hỏi vị tông đồ có muốm trói vào cột không? cha trả lời:

    Không cần, tôi sẽ quỳ yên không nhúc nhích. Nếu tôi không tự nguyện nhận cái chết, tôi đã trẳng đến đây. Xin cho tôi vài phút để cầu nguyện .

    Sau đó cha ngước mắt lên trời tạ ơn Chúa, giơ tay giải tôi cho ông Phượng và ra dấu hiêu sẵn sàng. Viên lý hình được chỉ định thấy thái độ dũng cảm của cha, biết cha vô tội nên nhờ người lý hình khác. Anh lý hình không quen đã phải chám đến ba nhát, sau đó dùng gườm cưa đứt miếng da còn sót lại.

    Trước đó, khi cha cởi áo, thấy hai mảnh { Đức Ba } cha đeo phất phới trước ngực, một người lính tưởng là lá thư quý gia thì xin, nhưng vị trứng nhân Đức Ki-tô trả lời.

    { Cái này tôi không thể cho ai được. Đây là hình ảnh Đức Nữ Vương và là bà Chúa tôi }

    Giờ đây vị tử đạo được chúa đón về trời để gặp Đức Maria, Nữ Vương các thánh tử đạo mà cha hằng tôn kính.

    Đức thánh cha Pi-ô X tôn phong linh mục Gio-an Đoàn Trịnh Hoan lên bậc chân phước ngày 2/5/1909

    Đức Giáo Hoàng Phaolô II tôn phong chân phước Gio-an Đoàn Trịnh Hoan lên bậc Hiền Thánh ngày 19/6/1988.
    Chữ ký của quachtuong
    anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.

  68. Có 3 người cám ơn quachtuong vì bài này:


  69. #37
    xoicucnong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: Martino
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đi bán dạo, mần răng có nhà hỉ...^^
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 868
    Cám ơn
    2,784
    Được cám ơn 1,699 lần trong 545 bài viết

    Default

    Quả thật là công phu, chân thành cảm tạ anh đã có 1 đóng góp to lớn như vậy cho chuyên mục! Xin Chúa và các thánh TĐVN trả ơn cho anh bằng những ơn lành tốt đẹp hơn!
    Chúc anh bình an và hạnh phúc!
    Thân ái trong Chúa Kito
    Chữ ký của xoicucnong
    LẠY CHÚA, XIN CHO CÁC LINH HỒN ĐƯỢC AN NGHỈ NGÀN THU.

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com