|
NỤ HÔN CỦA GIU ĐA
Được cha Kim Sơn tin cậy gửi gắm hai linh mục, Bát Biên Kim đáo giấu hai vị trong nhà. Một tuần sau, ông nói với hai cha: ''Con nghe tin quan biết cha ẩn ở đây sắp bao vây làng. Con phải đem hai cha đi nới khác an toàn hơn''. Rồi Bát Biên mời linh mục thừa sai Phe-năng-đê Hiền xuống một chiếc thuyền nhỏ chở đi. Lát sau lại vòng về đón cha Phê-rô Tuần.
Xuống thuyền đi trốn, hai cha hoàn toàn tin lời Bát Biên, chẳng ngờ sự săn sóc ân cần đó lại chính là "cái hôn của Giu-đa". Âm mưu bắt hai cha của Bát Biên thành công thật êm thắm. Những nụ hôn bao giở cũng nhẹ nhàng êm ái! Và đằng sau nụ hôn đó, tù ngục , tra tấn, cài chết đang đợi trờ hai cha.
Phê-rô Nguyển bá Tuần chào đời năm 1766 tại làng Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên. Từ thủa bé, cậu Tuần đá có tiếng hiền lành, đạo đức, chăm chỉ học hành. Lớn lên, cậu vào sống trong nhà Chúa, tại dây cậu siêng năng học giáo lý, đồng thời học thêm chữ Hán. Thấy dấu chỉ ơn kêu gọi, các vị linh mục giới thiệu cậu vào chủng viện. Nhưng mới theo học tại trường La-Tinh ít lâu, vua Cảnh Thịnh ra chiếu chỉ cấm đạo, thầy Phê-rô phải nghỉ học và lẫn trồn nơi khác cùng với cha chính Hoàn ( Ga-tin-lơ-pa). Thầy đã tỏ ra mình là một để tử đắc lực của ngài. May mắn thay, một thời gian sau, trường được mở lại, thầy tiếp tục chở về học hành và thụ phong linh mục năm 1807. Cha Tuần đã thi hành tác vụ nhiều nơi, thu hái nhiều kết quả, được các bề trên hài lòng xuốt 30 năm.
Năm 1838, khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo gắt gao hơn thì cha Tuân đang làng chánh xứ Lạc Môn, tỉnh Nam Định, mà cha còn liu tâm đến tình hình Giáo Hội Viiệt Nam,lo đến các anh em linh mục. Nghe tin làng Quần Liêu sợ bị vạ lây, không muốm chấp nhận cha chính Phe-năng-đê Hiền bị bệnh kiết lỵ trầm trọng đang chữa tại đây nữa, cha Tuân phải vội vàng đến can thiệp và ở lại dân chúng yên tâm giúp đỡ cha chính. Không ngờ nghĩa cử yêu thương này nối lết số phận đời với cha với thừa sai Âu Châu.
Sau vài ngày, hai cha bỏ Quần liêu chốn vào Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận tây Đàng ngoài. Nhưng tại đây quân cũng đang tuần nã gắt gao, các tín hữu bắt buộc phải dấu hai cha ở vũng sinh lầy, suốt hai ngày nằng mưa gió rét. Khi đó, cha xứ Kim Sơn cho tìm hai người ngoại đạo tên là Bát Biên, người thọ ẩn ngài nhiều lần và dấu tạm hai vị mục tử. Ở đấy, trước khi làm chứng cho niêm tin vào Thiên Chúa, hai cha đã phải cha giá vào niềm tin con người. Bát Biên trở mặt nộp hai vị linh mục cho Tổng Đốc Nam Định TRịnh Quang Khanh. Thế là hai cha bị đóng gông bị giam vào ngục.
Trong tù hai vị linh mục 72 tuổi, luôn can đảm chung thánh với đức tin của mình, dù thân thể gia nua ốm yếu gông cùm xiềng xích với bao đòn vọt. Khi viên quan nói với cha:'' Láo già quá rồi không chịu nổi hình khổ đâu''. cha Tuần trả lời:'' Qủa thật tôi ốm yều lại gia nua, nhưng thiên chúa sẽ cho tôi sức mạnh để đón nhận cực hình và cái chết vì ngài''. Lấn khác, quan cho một tĩn hữu đã bỏ đạo dấm đạp lên tượng Thánh Gía và bảo cha làm theo như vậy, cha liền nói: '' Sao tôi lại phải bắt chiếc kẻ bội giáo? Mẫu gương tôi soi sáng là hai vị Đức Cha của tôi, tôi muốm noi gương các Đấng ấy''. (cha Tuần muốm nói đến Đức cha Hơ-na-rét Minh và Đen-ga-đô Y, tử đạo ngày 26/06 và 12/07).
Phát luật thời đó không cho phép chém người gia trên 60 tuổi. Thế nhưng ngày 18/7/ 1838, vua Minh Mạng vẫn phê chuẩn xử chảm cha Tuần. Bản án ''vị hiến '' đó đã được bao giờ thi hành. Các hình khổ trong tù: tra tấn. đánh đập, đói khát, nóng nực và muổi rệt, cuối cùng đã làm thay việc lý hình. Trước đó ba ngày cha Tuần đã hân hoan cuộc đời làm chứng cho tinh yêu Thiên Chúa ngay trong nhà tù, tức ngày 15/07/1838. |
|