Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Chủ đề: HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT THÁNH

  1. #1
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT THÁNH

    HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT THÁNH

    Xin kính mời mọi người cùng chia sẻ sự tìm hiểu của mình về các vùng Đất Thánh trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta; với những thông tin này tin chắc sẽ giúp mỗi người thêm dồi dào Đức Tin và Kính Yêu Thiên Chúa trên hết mọi sự. Mặt khác, cũng là giúp ai chưa có điều kiện Hành Hương về Đất Thánh thì cũng thực hiện được một chuyến "Du lịch kỳ thú" trong ý nguyện và lòng suy tôn Thiên Chúa Vĩnh Hằng.

    Nguyện xin Thiên Chúa phù trì quý ACE ngày đêm.


  2. Có 9 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  3. #2
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default LA VANG

    La Vang là một thánh địa của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Các tín hữu tin rằng Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798 và một nhà thờ đã được dựng lên gần nơi 3 cây đa, nơi Đức Mẹ hiện ra và nay là nơi hành hương quan trọng của người tín hữu Công giáo Việt Nam. Thánh địa La Vang được Tòa thánh Vatican phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961



    Tượng Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Phủ Cam, Huế

    Theo một thuyết, dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản có chính sách chống đạo Kitô giáo, cho nên nhiều người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này. Do đây là vùng đất đồi núi cho nên để gọi nhau được họ phải "la" lớn mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời.
    Một thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo hại người. Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu.

    Một cách giải thích khác là khi những người theo đạo Công giáo chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện lên và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang. Một thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc.

    Bs.Ts. Nguyễn Thị Thanh, vốn xuất thân từ La Vang, trong khi kiểm nghiệm thực tiễn tiếng la to giữa vách núi của khu vực này đã suy đoán, tiếng "la" to của người sẽ được các vách núi dội vọng lại thành tiếng "vang" hùng vĩ. Đi xa hơn trong suy luận, Nguyễn Thị Thanh còn cho rằng ý nghĩa tiếng "la vang" ở đây là tiếng trong âm thầm nhiệm màu của đức tin các thánh tử đạo lên với Thiên Chúa trên trời, là tiếng la vang âm thầm trong nguyện cầu của những người đói khát ốm đau khốn khổ đã thấu vọng đến tai Nữ Vương Thiên Đàng, là tiếng Đức Mẹ trả lời những cầu xin của chúng dân, và cũng là tiếng dội trở lại của Nữ Vương Thiên Đàng trong lòng mỗi người khi đến thánh địa.


    Nhà thờ La Vang


    Nhà thờ La Vang, hình chụp năm 1967, trước khi bị tàn phá

    Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật bà quan âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi thờ Mẹ Maria. Ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh.

    Theo giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ [8]. Cha sở quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương". Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894) Đức Cha Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành nhà thờ.

    Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961 Hội Đồng Giám Mục Miền Nam đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Mùa Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương Cung Thánh Đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lở. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới.

    Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha dất để "phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân"[9]. Theo Linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (Quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại...

    Lễ hội hành hương

    Theo truyền khẩu, bắt đầu từ 1864, đã có 30 giáo dân Cổ Vưu tổ chức hành hương La Vang và những cuộc hành hương như thế diễn ra hằng năm với số giáo dân tham dự càng lúc càng đông biến cuộc hành hương La Vang cấp giáo xứ (Cổ Vưu) thành giáo hạt (Dinh Cát).

    Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành hương, gọi là "Kiệu" (cứ 3 năm lại có một "Kiệu" lớn, gọi là "Đại hội La Vang"). Người hành hương về nơi này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở. Không những thế, khách thập phương đến đây là để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý.

    Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương đã cho phép hành lễ tại đây trở lại. La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương, như năm 2008. Đại hội La Vang 29 sẽ vào năm 2011 (cứ 3 năm hành hương có 1 Đại hội).






  4. Có 12 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  5. #3
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    ĐẤT THÁNH LA VANG
    1798

    Vài lời chứng nhân lịch sử :
    Ngày 15 tháng 8 năm 1975 là ngày có ngay cuộc hành hương lần thứ nhất về Ðức Mẹ La Vang tại Linh Ðịa La Vang. Trong những đêm trước ngày hành hương lịch sử nầy, một mình trước Linh Ðài Ðức Mẹ La Vang giữa ba cây đa nhân tạo vẫn còn đứng vững sau chiến cuộc 1972, tôi lặng lẽ một mình suy niệm về sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang. Và trong bài suy niệm nầy, tôi đã đặt mình trong hoàn cảnh đau thương bi đát của các giáo hữu lúc đó đang ẩn trốn tại La Vang.

    Vậy tôi xin ghi lại đây bài suy niệm nầy. bài suy niệm nầy gồm có 6 phần:

    1. Cơn Bắt Ðạo năm 1798
    2. Cơ cực trăm bề
    3. Giữa cảnh bơ vơ
    4. Ðức Mẹ nhậm lời và hiện ra
    5. Ðức Mẹ ban ơn
    6. Lời cầu nguyện của người hành hương tại La Vang


    1. CƠN BẮT ÐẠO NĂM 1798

    Năm 1798, đang lúc đóng đô ở Phú-Xuân, Thừa-Thiên, Vua Cảnh-Thịnh, Nhà Tây-Sơn, ra sắc chỉ cấm Ðạo Công-giáo.

    Lệnh vua vừa ban ra, quân lính đua nhau nổ lực tầm nã người công giáo để bắt bớ, hành hạ và chém giết.

    Ðể tránh cơn bắt Ðạo độc ác nầy, hầu được trung thành giữ Ðạo, theo Chúa cho đến cùng, các bổn đạo thuộc tỉnh Quảng-Trị tìm cách chạy trốn vào một nơi rừng sâu nước độc, cách xa tỉnh thành hơn sáu cây số. Ðây là khu rừng núi La-Vang, độc địa, hẻo lánh, đầy những thú dữ đủ loại.

    2. CƠ CỰC TRĂM BỀ

    Lên ẩn núp tại núi rừng La-Vang để tránh nguy hiểm bị bắt bớ, bị chém giết vì Ðạo, người công giáo lúc bấy giờ phải lâm vào sáu cơ cực tầy trời sau đây.

    Cơ cực thứ nhất: núi rừng độc địa

    Lúc bấy giờ, núi rừng La-Vang âm u, rậm rạp, lạnh lẽo, không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, gây nên chướng khí độc địa, làm cho những người công giáo ẩn náu tại đây phải kiệt lực, mất sức, trở thành mồi ngon cho bệnh tật, chết yểu.

    Cơ cực thứ hai: thú dữ tứ phía

    Núi rừng La-Vang lúc bấy giờ hoang vu rậm rạp, cọp, beo, heo rừng và những thú dữ đủ loại, ngày đêm xông xáo đi tìm mồi. Chúng sẵn sàng vồ giết bất cứ ai cả gan xâm phạm lãnh thổ của chúng.

    Núi rừng La-Vang lúc bấy giờ có tiếng rất nguy hiểm vì đầy thú dữ, nên muốn vào đây đốt than, kiếm củi, đốn gỗ, người ta phải đi theo nhau từng đoàn, vừa đi vừa hò hét la vang, vừa khua lên những tiếng rộn ràng để xua đuổi các thú dữ. Vì thế, người công giáo vào ẩn trốn tại La-Vang lúc bấy giờ, rất dễ biến thành mồi ngon cho thú dữ phanh thây, ăn thịt.

    Cơ cực thứ ba: thiếu hụt lương thực

    Khi nghe tin bắt Ðạo, người công giáo vội vã lìa nhà lìa cửa, bỏ hết mọi sự để chạy trốn, chỉ vơ vét đem theo vài chục lon gạo, vài chút lương khô. Khi lên ẩn náu tại rừng núi La-Vang, họ không liên lạc được với ai để xin giúp đỡ vì không có chợ, không có quán ăn, không có gia đình nào ở trong chổ rừng rú nầy. Họ cũng không trồng trọt được cây ăn quả nào, cũng không chăn nuôi được con vật gì, vì ban ngày, họ cũng phải lo trốn lánh ẩn núp kẻo bị lộ diện. Vì phải trốn lánh ẩn núp lâu ngày, lương thực họ bới theo, đã hao mòn, lương thực họ kiếm được đôi chút trong rừng núi, cũng không đủ thiếu gì. Vì thế, họ lâm vào tình cảnh thiếu lương thực rất trầm trọng.

    Cơ cực thứ tư: cuộc sống héo hon tàn tạ

    Vì lo âu, vì khí độc, vì sợ bị bắt, vì sợ thú dữ phanh thây, vì thiếu hụt lương thực trầm trọng, những người công giáo đang ẩn núp tại rừng núi La-Vang lúc bấy giờ, càng ngày càng héo hon tàn tạ, da bọc xương, kiệt lực, mất sức, gầy còm, ốm o.

    Cơ cực thứ năm: bệnh tật lan tràn

    Kiệt lực, mất sức, mang đủ mầm mống của bệnh tật, không có gì ăn để bồi dưỡng, không có thuốc men để chữa bệnh, không được ai săn sóc giúp đỡ, những người công giáo ẩn núp tại rừng núi La-Vang lúc bấy giờ, không ai mà thoát khỏi bệnh tật dày vò : họ mắc đủ thứ bệnh tật đau đớn.

    Cơ cực thứ sáu: tình cảnh bất an

    Lệnh bắt Ðạo do Vua Cảnh Thịnh ban ra lúc đó, thật gắt gao. Quân lính đi lùng quanh rừng, tìm cách bắt nộp người công giáo để được lãnh thưởng.

    Trong tình hình quá bất an như vậy, dù ban ngày, những người công giáo đang trốn tại rừng núi La-Vang lúc bấy giờ cũng không dám tự do đi lại, không dám xuất đầu lộ diện, nhưng phải luôn luôn ẩn núp trong những lùm cây, hốc đá.

    Dầu vậy, thật đáng khâm phục thay !

    Giữa những cơ cực tư bề như thế, những người công giáo lúc bấy giờ vẫn không hề buồn phiền thất vọng, nhưng họ vẫn luôn giữ một lòng tin cậy vào Chúa và Mẹ.

    3. GIỮA CẢNH BƠ VƠ


    Giữa cảnh bơ vơ cơ cực trăm bề, những người công giáo lúc bấy giờ tại núi rừng La-Vang thúc đẩy nhau hãy đặt hết lòng trông cậy vào Ðức Mẹ đoái thương. Ban ngày, họ tản mác tìm chổ ẩn núp trốn tránh. Ban đêm, họ tìm gặp nhau nơi gốc ba cây đa để lần hột, thiết tha kêu xin Ðức Mẹ đoái thương cho họ được sống can trường, theo Chúa kiên trung, dù phải lao lung, dù phải khốn cùng, vẫn không ngại ngùng chồn bước lui chân.

    Mặc cho bệnh tật đau đớn dày vò, mặc cho núi rừng độc khí cướp mất sức lực của họ, mặc cho sự thiếu hụt lương thực làm cho họ rã rời, mặc cho thú dữ rình rập nguy hiểm, trong đêm tối âm u của rừng sâu lạnh lẽo, trong những tiếng vang lên yếu ớt vì kiệt sức, những người công giáo lúc bấy giờ sốt sắng lần hột, kêu xin Ðức Mẹ cho họ được lòng tin Chúa cho mạnh, lòng cậy Chúa cho bền, lòng kính mến Chúa cho sốt sắng.

    Kính mừng Maria đầy ơn phước! (Trong đêm tối rợn rùng của núi rừng độc địa, chúng con xin dâng lên lời kính chào Mẹ đầy ơn phước!)

    Ðức Chúa Trời ở cùng Bà! (Trong khi tâm hồn chúng con đầy lo âu dằn vặt, chúng con vẫn ngợi khen Mẹ là Ðấng Hạnh Phúc có Chúa ở cùng Mẹ!)

    Bà có phước lạ hơn mọi người nữ! (Trong khi chúng con đang nằm la liệt trong đêm tối, trên đất lạnh, vì bệnh tật trầm trọng, vì đói lã kiệt sức, chúng con vẫn tung hô Mẹ đầy ơn phước lạ hơn tất cả mọi người.)

    Và Giêsu, Con lòng Bà, gồm phước lạ! (Trong khi chúng con sợ hải vì tình cảnh bất an, có thể bị bắt, bị giết bất cứ lúc nào, chúng con vẫn hết lòng ngợi khen Chúa Giêsu, Con của Mẹ, đầy tràn phước lạ.)

    Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời! (Giữa bao nguy biến khổ đau nặng nề, chúng con vẫn hết lòng trông cậy kêu đến Mẹ, vì Mẹ là Mẹ của Ðức Chúa Trời, nhưng Mẹ cũng là Mẹ của chúng con.)

    Cầu cho chúng con là kẻ có tội! (Chúng con đang lao đao cực khổ, bỏ cửa bỏ nhà, bỏ ruộng đát tài sản, mạng sống đang phải bấp bênh nguy hiểm vì lòng tin Chúa, vì muốn trung thành theo Chúa. Chắc Chúa và Mẹ thương chúng con lắm ! Dầu vậy, chúng con vẫn nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và thành thật xưng mình là kẻ có tội, để được Chúa và Mẹ thương hơn nữa.)

    Khi nầy, và trong giờ lâm tử ! (Khi nầy - khi chúng con đang chìm ngập trong tang tóc, đau khổ, hiểm nguy - , chúng con đang sống cũng như chết, vì chúng con đang chết mòn, đang chết dần, đang kiệt lực mất sức vì bệnh tật, vì đói khổ, vì bị bắt bớ, nhưng xin Mẹ thương giúp chúng con sống theo thánh ý Chúa như Mẹ ngày xưa. Và trong giờ lâm tử, - giờ lâm tử, giờ chết đang treo lơ lững trên đầu chúng con - , sau khi chúng con chết, xin Mẹå đưa chúng con về Nước Trời bên Chúa muôn đời.)

    Amen! (Xin Mẹ nhậm lời chúng con cầu nguyện!)

    Những lời van xin Ðức Mẹ trong hoàn cảnh đau thương như thế, thật quá cảm động!

    Người mẹ trần thế nầy, khi thấy con mình gặp cơn hoạn nạn, không đợi con mở miệng kêu xin, đã vội chạy đến giúp con, đã có mặt ngay bên cạnh con.

    Huống nữa Ðức Mẹ là Bà Mẹ trên trời! Kìa, đoàn con Mẹ đang thi nhau kêu xin tha thiết trong đêm tối rùng rợn, trên đất núi rừng La-Vang lạnh hiu! Vì thế, Ðức Mẹ ra tay cứu giúp ngay!

    4. ÐỨC MẸ NHẬM LỜI VÀ HIỆN RA

    Thấy đoàn con trong đêm tối ở núi rừng La-Vang quyết một dạ sắt son theo Chúa, quyết hết lòng trông cậy vào Chúa, Ðức Mẹ Maria liền hiện ra an ủi.

    Trong đêm tối rừng sâu La-Vang, giữa những lời cầu nguyện sốt sắng của những người công giáo lúc bấy giờ, Ðức Mẹ Maria liền hiện ra, tay bồng Chúa Giêsu Hài-Ðồng cho họ thấy, vì chính Chúa Giêsu là Ðấng mà họ quyết trung thành đi theo cho đến cùng.

    Ðối với Ðức Mẹ Maria, điều quan trọng nhất, là phải làm sao cho con cái Mẹ ở trần gian phải trung thành theo Chúa Giêsu cho đến cùng. Vì thế, Ðức Mẹ khuyên những người công giáo lúc bấy giờ hãy bền gan giữ Ðạo Chúa Trời, dẫu sống giữa đời gặp nhiều thử thách.

    Bền gan theo Chúa cho đến cùng!
    Trung kiên theo Chúa, không bao giờ nao núng!
    Ðó là ân huệ đặc biệt và quý báu nhất,
    Ðức Mẹ Maria ban cho đoàn con mình tại núi rừng La-Vang lúc bấy giờ.
    Nếu không bền đỗ theo Chúa cho đến cùng,
    thì ngay cả những sự gian khổ lớn lao vì Chúa lúc ban đầu, cũng vô ích.
    Và đây là điểm nổi bật nhất của sứ điệp Ðức Mẹ ban ra tại La-Vang
    khi hiện ra năm 1798 cho đoàn con mình:

    Hãy chịu khó vì Chúa!
    Hãy chịu khó vì Ðạo!
    Hãy bền đỗ theo Chúa cho đến cùng !
    Chúa và Mẹ không bao giờ bỏ rơi
    những ai đặt hết lòng trông cậy vào các Ngài!


    5. ÐỨC MẸ BAN ƠN

    Thấy đoàn con đang sốt sắng cầu nguyện trong đêm tối, kẻ thì thoi thóp hấp hối, người thì quằn quại giữa những đau đớn bệnh tật, kẻ thì kiệt lực vì đói lã lâu ngày, người thì lết qua lết lại, Ðức Mẹ Maria quá cảm động : sau khi khuyên đoàn con giữä vững đức tin và theo Chúa cho đến cùng, Ðức Mẹ bắt tay ngay vào việc chữa lành các bệnh tật.

    Và trong dịp hiện ra tại La-Vang năm 1798 nầy, Ðức Mẹ Maria đã phán dạy lời đặc biệt mà những người công giáo lúc bấy giờ đã truyền lại cho con cháu đến ngày hôm nay: "Mẹ đã nhậm lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu Mẹ tại chốn nầy, Mẹ sẽ nhậm lời theo như ý nguyện."

    6. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI HÀNH HƯƠNG TẠI LA-VANG

    Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho gia đình chúng con. Trong chốn khách đầy trần gian nầy, gia đình nào trong chúng con mà không mang nhiều gánh nặng đau thương, mà không có nhiều thánh giá Chúa gởi đến. Xin Mẹ thánh hóa mọi thành phần trong gia đình chúng con, cho tất cả chúng con biết sống vâng theo thánh ý Chúa như Mẹ ngày xưa. Xin Mẹ cho gia đình chúng con biết cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ, mỗi sáng sau khi tức dậy, cầu nguyện và cám ơn Chúa trước và sau mỗi bữa ăn, đọc ba lần kinh Truyền Tin sáng trưa chiều tối, để gia đình chúng con vang lên lời cầu nguyện như một nhà thờ kính Chúa. Xin mẹ giúp cha mẹ, vợ chồng, con cái trong gia đình chúng con siêng năng giữä ngày của Chúa là Ngày Chúa Nhựt, để gia đình chúng con được phước nghe Lời Hằng Sống của Chúa và để nuôi dưỡng bằng bánh Hằng Sống của Chúa.

    Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho giáo xứ chúng con. Giáo xứ chúng con là nơi chúng con được chịu phép Rửa Tội để trở thành con Chúa và con Mẹ. Giáo xứ chúng con là nới chúng con hy vọng sẽ chết tại đó để được chôn vào Ðất Thánh của giáo xứ. Nhà Thờ của giáo xứ chúng con là thiên đàng trên trần gian nầy, nơi đây, chúng con gặp được Chúa Giêsu Thánh Thể, Con của Mẹ và là Nguồn Hạnh Phúc trên hết của chúng con. Giáo xứ chúng con là nơi chúng con được nghe dạy về đức tin để chúng con biết không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà nhất là phải sống bằng Lời Hằng Sống của Chúa. Giáo xứ chúng con là nơi chúng con có Cha Sở, Vị Cha thiêng liêng Chúa thương ban để lo phần rỗi cho chúng con. Chúng con cũng xin Mẹ đoái thương nhiều giáo xứ không có linh mục, nhiều giáo xứ quá xa xôi hẻo lánh, không liên lạc được với linh mục, nhiều giáo xứ mà người công giáo chúng con quá ít ỏi. Xin Mẹ thương ban cho các giáo xứ chúng con sống đức tin mạnh mẽ, sống luôn trông cậy vào Chúa và Mẹ, sống hiệp nhất yêu thương nhau.

    Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho giáo phận Huế chúng con, giáo phận mà Mẹ đã thương chọn làm nơi hiện ra năm 1798, giáo phận mà ngay từ đầu, đã được dâng kính cho Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Từ Mẫu trên trời, giáo phận được diễm phúc thay mặt các giáo phận Việt-Nam để bảo trì phần hương hỏa Ðức Mẹ La-Vang trong đại gia đình công giáo Việt-Nam. Cúi xin Mẹ đoái thương ban bình an và ơn hồn xác đầy tràn cho hàng Giáo Phẩm Huế, cho hàng linh mục, cho giới tu sĩ và mọi giáo dân trong Giáo Phận Huế của Mẹ. Xin Mẹ thương chúc lành và ban nhiều ơn cho những đồng bào không công giáo trong Giáo Phận Huế.

    Lạy Mẹ La-Vang, Xin xuống ơn tràn cho Giáo Hội Việt-Nam chúng con, Giáo Hội mà Tin Mừng Phúc Âm của Con Mẹ đã lan tràn đến cách đây hơn 300 năm, Giáo Hội mà do máu đổ ra của biết bao nhiêu Tiền Nhân Cha Ông Tử Ðạo chúng con làm cho vươn mạnh lên. Xin Mẹ hãy ban cho Giáo Hội Việt-Nam chúng con luôn mạnh mẽ trong đức tin, thẳm sâu trong đức cậy, rạng ngời trong đức mến. Xin Mẹ hãy cho đồng bào Việt-Nam chúng con biết Chúa và biết Mẹ, để Giáo Hội Việt-Nam càng ngày càng thêm đông số những người con của Chúa và của Mẹ.

    Lạy Mẹ La-Vang, xin xuống ơn tràn cho Tổ Quốc Việt-Nam chúng con. Tổ Quốc Việt-Nam thân yêu của chúng con đã có từ hơn bốn ngàn năm nay. Tổ Quốc Việt-Nam thân yêu chúng con là nơi chúng con được phước sinh ra khi chào đời, là nơi chúng con được hạnh phúc chôn cất khi lìa đời, là nơi chúng con được diễm phúc làm người Việt-Nam da vàng, đầu đen. Xin Mẹ hãy cúi xuống chúc lành cho từng bụi cây Việt-Nam, từng khóm tre Việt-Nam, từng mái nhà Việt-Nam, từng luống cày Việt-Nam, từng thửa ruộng Việt-Nam, từ dòng sông Việt-Nam, từng người một đồng bào Việt-Nam chúng con.

    Lạy mẹ La-Vang!
    Xin cho chúng con
    Một dạ sắt son
    Trung thành theo Chúa
    Như Cha Ông xưa ở rừng núi La-Vang nầy.
    Xin Mẹ nhậm lời đoàn con khẩn nguyện.
    Amen!


    Suy niệm dưới chân Mẹ La-Vang, tại Linh-Ðài, trong những đêm của tháng 8 năm 1975, trước ngày hành hương lịch sử , ngày 15.8.1975.

    LM Emmanuen Nguyễn-Vinh-Gioang
    VietCatholic
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  6. Có 11 người cám ơn Damsan vì bài này:


  7. #4
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default "Chứng tích của Mẹ La Vang"

    Hôm qua, lúc rãnh rỗi, chuyện vãn với mẹ của dominico_dung, mới phát hiện ra điều thú vị mà bà "giấu nhẹm".

    Số là mẹ của dominico_dung đã già, và thời trẻ lao động "khổ sai" lắm để nuôi chồng-con, giờ nhiều bệnh, sống bằng thuốc nhiều hơn, cả Tây lẫn Ta. Đặc biệt, là cái chứng gai cột sống thì vô phương. Vậy mà, khoảng 6-7 năm nay trở lại đây, thấy bà có khỏe hẳn ra, một mình đứng ra "cai" và "quản" xây nhà, xây lăng cho ngoại, cho 2 cậu 1 dì và đứa em gái, giờ lại đang típ với vụ "đại tu" nhà của dominico_dung. Nghĩ cám ơn mấy "ông linh dược" Tây và Ta.

    Nhưng không hẳn vậy, mẹ bảo: lần đó (6-7 năm trước) tau viếng Mẹ La Vang và cầu xin Mẹ, 4 năm trước dâng trọn 10 ngày Kinh Cầu Đức Mẹ La Vang; sao từ đó về nhà tập tành dưỡng sinh chút đỉnh giờ người thấy khỏe lắm, tinh thần cứ thư thái, sảng khoái lạ, mà cái cột sống lại không thấy đau đớn nữa từ mấy năm nay, làm gì cũng thấy ít mệt hơn trước... Ý nguyện tau là sắp xếp để về La Vang tạ Ơn Mẹ La Vang.

    Xin được chia sẻ là vậy.

    *******************************


    LẠY ĐỨC MẸ LA VANG: LÒNG CON TIN VÀ TRÍ MỌN CON DÒ DẪM TÌM VỀ CÙNG MẸ
    NHỮNG XIN MẸ MỞ LÒNG CON VÀ TRÍ CON, RỌI SÁNG ĐƯỜNG
    HẦU GIÚP CON, GIA ĐÌNH CON,
    CÙNG NHÂN LOẠI KHÔNG LẠC BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ. AMEN!


    *******************************


    *** Bổn kinh này dominico_dung đánh máy khoảng 5 năm trước - do mẹ mượn của ai đó trên các bản giấy photo rời rạc, mẹ của mình vẫn dùng, đã design chuẩn cả nội dung lẫn bìa (nên in trên giấy cứng cho đẹp và giữ được sạch hơn) trên MS-Word với khổ giấy A4 để in thành tập sách nhỏ bằng máy in laser vi tính - 7 tờ A4, in 2 mặt; và cũng có sẵn 1 bản in trên 1 tờ A4 - 2 mặt - gọn hơn (do không có minh họa và size chữ nhỏ hơn) nên in trên giấy bìa cứng và gấp lại được. Nếu quý vị nào có máy in màu, thì edit lại màu cho đẹp và bố cục dễ đọc, nhất là cho các cụ lớn tuổi mắt đã yếu. Xin kính gởi tặng quý vị, xin xem nhận là quà Tình Yêu Thiên Chúa mà quý vị dành tặng cho dominico_dung khi qúy vị download về bản "Kinh Cầu Xin Đức Mẹ La Vang" này.
    Thân Ái và Bình An!


  8. Có 11 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  9. #5
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    Đức Mẹ Tà Pao


    Bức tượng Đức Mẹ


    Tượng Đức Mẹ trên núi Tà Pao (gọi tắt là tượng Đức Mẹ Tà Pao; tiếng Pháp: Notre Dame de Ta Pao) nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận là một trong năm tượng Đức Mẹ Maria được đặt rải rác ở Miền Trung, Miền Nam và Cao nguyên Trung phần1959. Tượng Đức Mẹ này đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m.

    Ngày 8 tháng 12 năm 1959, lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao do Giám mục Marcello Piquet (giám mục giáo phận Nha Trang bấy giờ) cử hành, với sự chứng kiến của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn giáo dân phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Đồng bằng sông Cửu Long... Có thể nói Lễ Cung hiến và khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao là một Đại lễ tôn giáo tầm cỡ quốc gia lúc bấy giờ ở miền Nam Việt Nam.


    Từ năm 1964 đến năm 1975, toàn bộ vùng Bắc Ruộng thuộc quyền kiểm soát của Chính Quyền cách mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Hầu hết giáo dân đi sơ tán về vùng Nam sông La Ngà và những nơi khác, nên tượng Đức Mẹ Tà Pao dường như bị lãng quên từ đó.


    Sau biến cố 1975, vào khoảng tháng 10 năm 1980, một số giáo dân thuộc vùng kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành tìm kiếm lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Vào mùa Phục Sinh năm 1989, một số giáo dân giáo xứ Nghị Đức và Huy Khiêm đến thăm viếng tượng Đức Mẹ Tà Pao và phát hiện phần đầu, tay, chân của tượng bị bể nát. Khoảng cuối tháng 6 năm 1991, nhân dịp lễ hai thánh Tông Đồ thánh Phêrô và thánh Phaolô, những người này được sự cho phép và cổ vũ của giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi (giám mục giáo phận Phan Thiết bấy giờ) và sự khích lệ của linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Tân Thời (quản xứ Duy Cần cũ, nay giáo xứ Gia An) đã đến nhờ nhà điêu khắc Lê Phát (hiện đang ở giáo xứ Ngũ Phúc, giáo phận Xuân Lộc) đắp vá và sửa sang lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Công việc hoàn tất ngày 30 tháng 7 năm 1991.

    Hiện tượng về bức tượng Đức Mẹ Tà Pao


    Ngày 29 tháng 9 năm 1999, lễ các Tổng lãnh thiên thần, một số giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, sau đó là các vùng Dốc Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, rồi Sài Gòn... tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương Lâm và Tánh Linh với ước muốn được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ như lời kể của ba em học sinh ở Phương Lâm trước đó. Các em cho rằng đã thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi.


    Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương. Từ đó đến nay, nhiều người Công giáo đã tường thuật lại nhiều câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh bức tượng Đức Mẹ Tà Pao.


    Hiện nay, tượng Đức Mẹ Tà Pao và khu vực khuôn viên đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận cho phép Tòa Giám mục Phan Thiết tiến hành trùng tu với hai hạng mục: xây dựng lễ đài và bậc cấp để lên núi. Lễ đài được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m² còn bậc cấp được xây mới dài 250m, rộng 2m nhằm mục đích phục vụ khách hành hương thuận tiện khi lên núi viếng Đức Mẹ. Công trình được khánh thành vào ngày 13 tháng 5, 2007 (ngày 13 hàng tháng vẫn thường có thánh lễ do giám mục giáo phận Phan Thiết cử hành trên núi) và chính thức có tên gọi Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao. Năm 2009, Giáo phận Phan Thiết tổ chức "Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao" để kỉ niệm 50 năm khánh thành bức tượng. Sự kiện này thu hút rất đông khách hành hương đến khu vực này mỗi tháng.



  10. Có 9 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  11. #6
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default Hình ảnh về Đức Mẹ Tà Pao









    (Phép lạ Thánh Thể trong sương)






    (Ảnh sưu tầm trên Internet)


  12. Có 11 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  13. #7
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Trung tâm Fatima, Bình Triệu, Sài Gòn

    Sự tích thành lập:
    Một lần, có đoàn rước của giáo phận Sài Gòn, rước Đức Mẹ Thánh Du từ Sài Gòn đến vùng Thủ Dầu Một. Đi ngang khu vực này, bỗng dưng tất cả các xe của đoàn rước bị khựng lại, tắt máy, và làm thế nào cũng không đi tiếp được. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng có mặt trong đoàn rước đó, liền cầu xin và nguyện rằng: “ Xin Đức Mẹ cho hành trình của chúng con được tiếp tục tốt đẹp, sau này chúng con sẽ thành lập một trung tâm sùng kính Đức Mẹ ở vùng này” thế rồi tất cả các xe lại nổ máy lên đường dễ dàng. Thế là Trung Tâm Fatima Bình Triệu được thành lập từ đó đến nay và các ngày thứ bảy có nhiều giáo dân nhiều nơi đến đây cầu nguyện và nơi này đã trở thành một giáo xứ.

    Trong tài liệu niên giám của giáo phận Sài Gòn có đoạn viết về giáo xứ Fatima Bình Triệu như sau: “ Họ Fatima Bình Triệu vốn là Trung Tâm hành hương Fatima Bình Triệu, do linh mục Võ Văn Bộ thành lập năm 1966 và được chuyển thành họ đạo vào tháng 8 năm 1977…”
    Trung tâm Thánh Mẫu Fatima Bình Triệu khởi đầu trong những năm 1965-66. Khi ấy chỉ có một tượng đài Đức Mẹ trên bờ sông Sài Gòn với mấy nhà lá chung quanh. Nhiều người đến viếng Đức Mẹ và được ơn lạ. Bình Triệu phát triển từ ngày linh mục Phaolô Võ Văn Bộ về đây, lập tu hội Bác Ái năm 1968. Những nhà lá từ từ được thay thế bằng những nhà tường gạch mái ngói hoặc tôn, tiệm bán sách đạo và tượng ảnh thánh.

    Năm 1972 một thánh đường được xây cất trùm lên tượng đài Đức Mẹ.

    Ngày 7 tháng 1 năm 1973, đức tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đến chủ lễ khánh thành và cung hiến thánh đường. Từ đấy Bình Triệu trở thành một trung tâm hành hương Đức Mẹ Fatima. Cha Võ Văn Bộ linh hướng tu hội Bác Ái, kiêm giám đốc trung tâm.

    Sau ngày Việt Nam thống nhất (1975), trung tâm Fatima Bình Triệu trở thành nhà thờ của giáo xứ Bình Triệu, dưới sự cai quản của cha Nguyễn Văn Lập.

    (Tư liệu trích từ tác phẩm “150 Năm Giáo Phận Tây Đàng Trong, Tổng Giáo Phận Sài Gòn’’)
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  14. Có 9 người cám ơn Damsan vì bài này:


  15. #8
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Đền Đức Mẹ Vô nhiễm, Phú Nhai, Gp Bùi Chu, Tỉnh Nam Định




    Năm 1861, theo sử gia M. Gispert, trước chiếu chỉ “phân sáp” năm 1861 vô cùng khốc liệt và độc ác thời vua Tự Đức, lại thêm ông Trịnh Quang Khanh, Tổng đốc Tỉnh Nam định vừa ghét đạo, vừa muốn lập công với triều đình, nên càng lùng bắt giáo dân dữ dội. Đức cha Vinh (Berio Ochoa) biết không thể sống với con chiên mình được nữa, nên ngài phải trở lại hầm trú Hương La (tỉnh Bắc Ninh). Trước khi ra đi, đức cha và cha chính Hòa (Riano) đã cùng nhau dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ Vô Nhiễm lời cầu nguyện tha thiết và khấn hứa xây cất một đền thờ dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm, cùng nhận Người làm bổn mạng địa phận khi Thiên Chúa ban cho giáo dân thoát khỏi cuộc bách hại và được hưởng thái bình:"Nếu Mẹ chở che Giáo phận cho khỏi cơn bách đạo, được bình an, thì Giáo phận sẽ xây dâng kính Mẹ một Ðền Thánh nguy nga xứng đáng, và sẽ nhận Ðức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng".
    Lời khấn cầu đã được Đức Mẹ nhận, Giáo phận dần dần đã được bình an, giáo sĩ, giáo dân dần dần hồi phục, kẻ bỏ đạo đã biết thống hối ăn năn, mọi người sống đạo nhiệt thành hơn trước.
    Đến năm 1866, cha chính Hòa (Riano) làm giám mục Bùi chu, ngài cùng với cha chính Isaac Barquero (Ninh) khởi sự xây Đền Thánh Đức Mẹ và nhận danh hiệu Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội làm bổn mạng địa phận. Đức Cha đã chọn Phú Nhai, một làng toàn tòng và đông dân bậc nhất của địa phận để thực hiện. Khi tuyên bố nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm là Quan Thầy Giáo phận, Đức cha Hòa đưa ra sáng kiến: Hàng năm sẽ tổ chức lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm trọng thể, mời tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân trong Giáo phận về Phú nhai để mừng lễ tạ ơn Đức Mẹ.
    Năm 1881 cha chính Ninh (Barquero) thay thế bằng một thánh đường khác đồ sộ hơn, cột xà bằng gỗ, kiến trúc Đông Phương.
    Năm 1923, thời đức cha Trung (Munãgori, 1907- 36), ngôi thánh đường này đã được thay thế bằng một đại thánh đường đồ sộ nguy nga, có thể nói là lớn nhất Việt Nam. Ngày khánh thành là ngày 8 tháng 12 năm 1923, do Đức Giám mục Mũnagori bấy giờ là Giám mục Bùi chu chủ tọa. Lễ Quan Thầy năm nay, hầu hết các linh mục và trên 50 ngàn giáo dân từ các nơi trong Giáo phận về tham dự. Rất tiếc, ngôi Đền Thánh này đã bị sụp đổ vì cơn bão lớn vào năm 1929.
    Năm 1933, một ngôi Đền thánh khác đã được xây dựng lại ngay, và hoàn tất vào năm 1933, lớn hơn ngôi Đền cũ. Đền này hiện tồn tại tới ngày nay (năm 2005).
    Ngày ngày kinh Mân côi được vang lên nhịp nhàng ca tụng Mẹ trong Đền thánh này từ môi miệng của những người con đơn sơ, chân thành.
    Khi trước, mỗi dịp lễ Quan Thầy, giáo dân xứ Phú nhai sửa sang đường sá, trang hoàng Đền Thánh. Hàng trăm cây cột bằng trúc (một thứ tre cứng) sơn trắng cắm cờ Đức Mẹ (mầu xanh trắng) và cờ Tòa Thánh Vatican (mầu vàng trắng) dựng chung quanh Đền Thánh. Ngoài ra, 7 xóm trong xứ còn dựng 7 cây đèn cốn (một bó tre già ngâm nước lâu ngày buộc lại. Đối với người dân miền đồng bằng Bắc Việt, tre dễ kiếm hơn gỗ). Đèn cốn cao tới 3, 4 chục mét, được đứng vững nhờ nhiều sợi dây buộc từ thân cây đèn chạy xuống nhiều phía. Thân cây đèn cốn được bọc vải trắng, và từng khúc lại có đai đỏ buộc chung quanh coi rất đẹp mắt. Trên ngọn đèn cốn cắm mấy lá cờ nhỏ, giữa thân đèn kéo cờ ngũ hành (năm sắc xanh, đỏ, trắng, tím, vàng) thật lớn. Buổi tối, người ta kéo lên nhiều giây đèn chai( chai được biến thành chiếc đèn đựng dầu, thời đó miền này chưa có điện) đốt sáng suốt đêm.
    Mỗi dịp kỷ niệm dâng hiến Đền thánh Mẹ Vô nhiễm Phú nhai, con cái giáo phận Bùi Chu. "Dù ai ở mãi nơi đâu, nhớ ngày kính Mẹ rủ nhau đi về".
    Suốt dòng lịch sử Giáo phận, từ những bước chân rao giảng Tin mừng đầu tiên ở Ninh cường, Quần anh, Trà lũ Phú Nhai (năm 1533) cho đến hôm nay, Giáo phận Bùi chu luôn được phó dâng cho Mẹ. Tin chắc rằng Mẹ đã nâng đỡ Giáo phận trong suốt những năm tháng qua thì Mẹ sẽ tiếp tục và mãi mãi đồng hành với Bùi Chu, mảnh đất nhuộm máu các anh hùng tử đạo.
    Sưu Tầm từ Internet
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  16. Có 7 người cám ơn Damsan vì bài này:


  17. #9
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, Gp Phát Diệm, Tỉnh Ninh bình

    Cũng phải nhắc đến thánh đường Phát Diệm kính Đức Mẹ Mân Côi, một trong những kiệt tác tôn giáo văn hóa thời danh nhất tại Việt Nam. Gặp thời kỳ Văn Thân lộng hành, giết hại và gây vô vàn khốn khổ cho giáo hữu. Ngay tại Phát Diệm, hai xứ Kẻ Dừa và Kẻ Bền đã có những vụ giáo dân bị giết tập thể. Cụ Sáu Trần Lục hội họp giáo dân và long trọng khấn hứa:
    nếu giáo xứ Phát Diệm thoát được bọn sát nhân, cha sẽ xây thánh đường lộng lẫy.

    Nhà thờ lớn Phát Diệm khởi sự dựng lên năm 1891 cho tới khi hoàn tất, cha Trần Lục dâng hiến thánh đường kính Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Thánh đường hoàn tất vào bốn năm sau là năm 1895.
    Vật liệu là gỗ lim, nặng tới mười tấn mỗi khúc, từ trên rừng Nghệ An Thanh Hóa và Sơn Tây cách xa 200 cây số. Những tảng đá đến 7,3 mét nặng cả 20 tấn, lấy từ trên núi Thiện Dưỡng cách đấy 30 cây số. Tất cả được vận chuyển bằng phương tiện thô sơ thời ấy. Những người thợ kiên nhẫn tài ba từ khắp xứ Bắc đã đến Phát Diệm đục chạm, đánh bóng, cùng tô điểm những cây cột khổng lồ, những tấm đá hoa đủ mầu sắc.
    Thánh đường lớn gồm chín gian với sáu hàng cột gỗ lim, tổng cộng bốn mươi tám cây cột đỡ lấy bốn mái, mười sáu cây cột ở giữa chu vi 2,35 mét, cao 11 mét, nặng 7 tấn. Ở gian trước cung thánh, trên thượng lương (xà dọc cao nhất) có ghi ngày dựng nóc 17 tháng 5 năm thứ ba Thành Thái (23.6.1891). Trên cung thánh (cao hơn hai bậc, hai gian, không cột), Du khách nhìn ngắm cái bàn thờ là một khối đá dài 3 mét, rộng 0,9 mét, cao 0,97 mét, ba mặt có chạm trổ hoa lá. (Tháng 10 năm 1990, nhân dịp khai mạc kỷ niệm 100 năm có đặt thêm một bàn thờ trông xuống bằng một phiến đá dài 3 mét, rộng 0,9 mét, dày 0,2 mét). Tiếp lên cao tới nóc là toàn bộ gỗ chạm khắc tinh xảo sơn son thiếp vàng (vàng y) chói lọi. Chính giữa là toà Đức Mẹ bế Chúa Con phía trên có bảy cửa kính vẽ hình sáu thánh tử đạo đứng hai bên Chúa Giê-su Vua. Trên cùng là khung ảnh Đức Mẹ ban tràng hạt Mân Côi cho thánh Đa-minh, chung quanh có mười hai thiên thần.

    Hai bên thánh đường toàn là cửa gỗ, mỗi bên hai mươi tám cánh. Hiên rộng 1,5 mét nền đá, nhìn chiều dài hun hút 74 mét, rộng 21 mét. Lùi xa một chút, khách thấy mái thánh đường có hai tầng, giữa mái trên và mái dưới là một hàng cửa sổ để lấy ánh sáng và không khí. Sau khi thăm thánh đường lớn, khách có thể có thể xem các công trình phụ khác: các nhà thờ cạnh cũng theo lối kiến trúc Đông Phương và hang đá.

    Năm 1991, kỷ niệm 100 năm nhà thờ lớn Phát Diệm, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã cho mở Năm Thánh, từ ngày 7 tháng 10 năm 1990 đến ngày 7 tháng 10 năm 1991. Ngày hôm trước bế mạc Năm Thánh, nhà thờ đã được cung hiến trọng thể.
    (Trích từ tác phẩm Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam)
    Sưu tầm từ internet
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 07-09-2009 lúc 02:52 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  18. Có 5 người cám ơn Damsan vì bài này:


  19. #10
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    ĐỨC MẸ LA MÃ, BẾN TRE


    Tại làng Hiệp Hưng, Tỉnh Bến Tre, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long có một nơi gọi là Bầu Giơi. Nơi đây là một cánh đồng trũng bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, là nơi dành cho chim cò giơi cú đến tụ họp. Dân chúng vùng này phần đông quây quần tụ họp chung quanh chợ Sơn Đốc, cách Bầu Giơi chừng hai cây số.

    Khoảng năm 1930, cha sở Cái Bông là cha Luca Sách ở gần đấy, sai một thầy đến giảng đạo và cất một ngôi nhà thờ nhỏ ở gần khu chợ để làm nơi phượng tự và giảng dạy những người tân tòng. Từ năm 1945, chiến tranh làm cho họ Cái Bông và Sơn Đốc không giao thông được với nhau. Mãi tới năm 1947, chiến tranh lan rộng, dân chúng Sơn Đốc phải tản cư hết, trong số đó có 11 gia đình tản cư lên Bầu Giơi. Thế là nhóm Công Giáo này không có Linh Mục chăm sóc. Mấy năm sau họ mới tiếp xúc được với xứ Cái Sơn do cha Phêrô Dư cai quản, cách xa tới 20 cây số. Sau đó một năm, dân làng Bầu Giơi cất được một ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng. Ngày 11 tháng 11 năm 1949 Đức Cha Vĩnh Long về làm phép Thêm Sức tại Cái Sơn, Ngài đã thân hành đến thăm Bầu Giơi và đổi tên là họ La Mã, Bến tre. Từ đó La Mã xuất hiện tại Việt Nam.

    Nguyên khi lập nhà thờ Sơn Đốc năm 1930, Cha Luca Sách, Bổn Sở Cái Bông có tặng nhà thờ này một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khám kiếng. Nhưng năm 1957, khi bổn đạo bỏ nhà cửa, đền thờ, chợ búa đi tản cư khắp nơi, ông già Nguyễn văn Hạt là trùm trong họ phải rước ảnh Đức Mẹ về nhà mình. Sau ông cho con trai là Nguyễn văn Thành mượn đem về nhà riêng.

    Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1957, có cuộc khủng bố đạo ở vùng này, gia đình anh Thành cũng như bao gia đình khác phải nhiều sự khốn khó, đến bức ảnh cũng bị mất tích, ông trùm Hạt rất buồn bã.

    Một hôm vào đầu tháng năm, người láng giềng của nhà anh Thành tên là Võ thị Hiền đi xúc cá ngoài ven sông, vớt được một cái khung ảnh. Anh Thành nhận ra là cái khung ảnh Đức Mẹ của gia đình đã bị mất từ mấy tháng trước. Chị Hiền cho lại anh Thành. Anh đem khám đi rửa nhưng ảnh không còn nét chi nữa, ngoài mấy nét mờ mờ như nét viết chì. Nhân ngày ấy các bà phước đang tô điểm bàn thờ, chị vợ đã đến xin thuốc về cho chồng tô lại bức ảnh, nhưng các bà đã hết thuốc, lại bảo về nhà mua ảnh khác mà dùng chứ vẽ lại sao được.

    Ảnh thật sự hư rồi, ảnh không còn để tôn kính được mà đem ra che mưa đỡ nắng ở nơi mái hiên nhà bị dột. Đến tháng tám năm ấy, vì tình thế chiến tranh, anh Thành là thanh niên nên cũng không thể ở nhà được, phải dọn sang Tam Bình là quê vợ để lánh nạn. Ông Hạt đến nhà dọn đồ cho con thấy bức ảnh vứt trong kẹt vách, lấy về đặt trên bàn thờ sáng tối cầu nguyện.

    Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Giơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì đạn bắn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin.

    Hai mắt rướm lệ, ông Trùm Hạt cùng con quỳ xuống tạ ơn Đức Mẹ. Ngay chiều hôm đó ông Trùm Hạt đi nhà thờ cầu kinh, rồi kể cho hai bà phước nghe biết sự lạ đã xẩy ra trên bức ảnh của ông. Hai bà nói:

    - Ngày mai chúa nhật, ông đem bức ảnh đến cho chúng tôi coi.
    Sáng hôm sau ông đi lễ mang theo bức ảnh và hai bà nói:

    - Qủa thiệt, hồi vớt bức ảnh lên thì mục nát phai mờ, mà bây giờ ảnh Mẹ đẹp tốt tươi thế này, ấy là Đức Mẹ thương ông lắm.

    Các bổn đạo trong họ cũng đều nhận sự lạ lùng đã xẩy ra nơi bức ảnh. Ai nấy đều như phấn khởi và hân hoan vì đã thấy sự lạ, nhất là được thấy một bức ảnh đẹp chưa từng có.
    Sau ông Trùm Hạt đưa ảnh tới Cái Bông cho cha sở cũ của mình là cha Sách coi. Ngài bảo:

    - Để bức ảnh lại đây tôi giữ giùm, đợi khi nào La Mã dựng xong nhà thờ sẽ cho rước về.

    Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 thang 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác này, Cha Phêrô Dự xin họ La Mã cho họ chánh xứ Cái Sơn mượn bức ảnh lạ về tôn kính trong một tuần 9 ngày. Chính ngày lễ Mẹ Mông Triệu, trước giờ hành lễ, người ta rước bức ảnh xung quanh nhà thờ, đến khi sắp đặt bức ảnh lên đài, cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động.
    Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:

    - Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?

    Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiện nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.

    Một điều khác cũng đáng để ý, là khi bức ảnh mới vớt lên, vì ảnh gắn vào với kính, nên khi gỡ ra thủng nhiều chỗ. Bây giờ chẳng những chân dung Mẹ hiện lên rất đẹp, mà những chỗ thủng trước kia cũng biến mất, chỉ còn một lỗ ở phía sau. Tuy vậy mặt sau bức ảnh và trên cái khung gỗ, vẫn còn nhiều dấu vết do sự ngâm lâu dưới bùn và nước.
    Từ đó, tin Đức Mẹ hiện hình đồn ra khắp nơi và người ta tuôn đến La Mã cầu xin Đức Mẹ đông đúc vô ngần. Nhiều người đã tuyên bố mình đã được phép lạ tỏ tường. Trước lòng cậy trông và sùng kính của dân chúng, Đức Giám Mục Vĩnh Long đã ban một tâm thư huấn dụ như sau:

    "Dù Bề Trên chưa đoán định hư thật thế nào, Toà Ta không cấm bổn đạo đến viếng nhà thờ ấy, miễn là sẵn lòng vâng phục lý đoán Hội Thánh sẽ ra, sau khi đã truy cứu rõ ràng cẩn thận, và miễn là hằng nhớ mình đến viếng nơi thánh ấy cho được cầu nguyện và hãm mình, không phải đi du lịch, ăn chơi sung sướng. Cho nên Ta khuyên lơn ai đi đến nơi ấy- từ hàng Giáo sĩ cho đến bổn đạo thường - như không ăn chay được thì ít ra kiêng thịt và không dùng các thứ rượu.
    Nếu không thức được trót đêm cầu nguyện thì it là thức một giờ làm giờ thánh hay là lần hạt Mần Côi.

    Nếu không thinh lặng được thì nói nhỏ tiếng, không nên ồ ạt, cợt giỡn vì là nơi thánh.

    Nam nữ không nên trà trộn, nhất là nhựt một chiều rồi. Người nữ phải ăn mặc nết na kín đáo, không nên lòe loẹt son phấn.

    Ta khuyên ai nấy đừng lợi dụng chốn thánh mà buôn bán kiếm lời hoặc phổ khuyến xin khất gì.

    Muốn cho ai nấy dễ bề chịu các phép Bí Tích thì Ta ban cho các cha đã có quyền giải tội trong Địa phận mình cũng được giải tội ở La Mã.

    Sau hết Ta ước ao cho những kẻ tưởng mình đã được ơn riêng Đức Mẹ ban ở La Mã, thì trình bày việc ấy cho Cha Bổn sở, tốt hơn là xin giấy chứng minh lương y trước khi đi La Mã và sau khi nghĩ mình được ơn riêng Đức Mẹ cho thuyên giảm bệnh tật rồi, gửi giấy má ấy đến tay cha Sở La Mã.

    Làm huấn lệnh này tại Vĩnh Lòng ngày 11 tháng 2 năm 1952 cũng là ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
    Ký tên: Phêrô Ngô Đình Thục, Giám Mục Vĩnh Long
    sưu tầm từ Internet
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  20. Có 7 người cám ơn Damsan vì bài này:


  21. #11
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu


    Năm 1926, sườn núi và khu đất bằng khoảng 10 mẫu, khởi đầu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ Vũng Tàu, ghi danh khai thác với nhà nước từ ngày 9 tháng 4 năm 1926. Liền sau đó (14.4.1926) ông Lương chuyển lại cho ông bà Nguyễn Hồng Ân quen gọi là Vệ Ân (quốc tịch Pháp, chức vệ úy). Cũng năm 1926, ông bà Vệ Ân xây nhà nguyện đá, bên cạnh là “kim tĩnh” mong sau này được chôn cất tại đó (nhưng sau này hai ông bà dời đi Bà Rịa và qua đời ở đấy).
    Ngày 1 tháng 12 năm 1927, ông bà Nguyễn Hồng Ân dâng nhà nguyện và đất đai cho hội Thừa Sai Paris. Hồi ấy, Vũng Mây còn là rừng rậm, khỉ ho cò gáy, ít người dám lui tới, cọp đôi khi còn về tìm mồi, khỉ thường chạy tung tăng chặn lối đi. Đến sau các cha thừa sai cho phá rừng, trồng dâu nuôi tằm, để tạo công ăn việc làm cho một số bà con ở đây: Bãi Dâu, tên có từ đấy.
    Năm 1962, chính năm khai mạc thánh Công Đồng Vaticanô II, tháng 10 năm 1962 tại Bãi Dâu Vũng Tàu, cha chính xứ kiêm quản hạt Phaolô Nguyễn Minh Tri xây dựng tượng đài Đức Mẹ Ban Ơn lành cao 7 mét trên sườn núi.
    Năm 1963, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Tòa Giám Mục Sài-Gòn làm phép khánh thành Tượng Đài Đức Mẹ Ban Ơn.
    Ngày 04.10.1965 Giáo Phận Xuân Lộc được thành lập. Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, Giám mục tiên khởi, đã chính thức công bố Bãi Dâu là trung tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Xuân Lộc, ngài cho cất 14 đàng Thánh giá, xây nhà nghỉ mát, và đã nhiệt tình tổ chức các cuộc hành hương trọng thể kính Đức Mẹ Maria. Nhiều người giáo dân trong Giáo Phận không bao giờ quên được cuộc cung nghinh Đức Mẹ của toàn giáo phận vào tháng 5.1973. Hằng mấy chục ngàn người và hằng trăm ghe thuyền lớn nhỏ tuốn về Bãi Dâu cử hành một cuộc rước kiệu lớn nhất lúc bấy giờ để tôn vinh Đức Mẹ. Các vị Giám Mục kế nhiệm tiếp nối làm cho Bãi Dâu càng ngày càng thu hút nhiều người về hành hương kính Đức Mẹ.

    Năm 1992, ngày đầu năm, kính Đức Mẹ Thiên Chúa, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám Mục Xuân Lộc đặt viên đá trùng tu trung tâm hành hương. Tuợng đài đuợc thay thế bằng tuợng Ðức Mẹ Thiên Chúa cao 25 mét, kể cả Chúa Con 27,5 mét.
    Năm 1994, Tượng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã được làm phép và khánh thành ngày 31.12.1994, với sự chủ lễ của Đức Giám Mục Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Sau này, nhà nguyện đá đuợc di chuyển xuống chân núi, nhuờng chỗ cho một nhà thờ mái vòm có sức chứa 1 (một) ngàn nguời, đã đuợc kiến thiết. Mặt bằng phía duới đã đuợc cải tạo, thành một công truờng có khả năng chứa 100 (một trăm) ngàn nguời. Tượng Đức Mẹ Ban Ơn đã bao năm đứng bên bờ đại dương được tháo gỡ và đưa về đài mới tại Giáo Xứ Sao Mai, ngày 10.03.1995 và khách hành hương vẫn còn đưa bước về Sao Mai kính Mẹ Ban Ơn lành. Ngày nay, người người tìm về Bãi Dâu để cầu nguyện và kính viếng đất Mẹ càng ngày càng đông.
    Năm 2005, Hội đồng Giám mục Việt nam đã họp thường niên tại đây.
    Sưu tầm từ Internet
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 07-09-2009 lúc 03:42 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  22. Có 7 người cám ơn Damsan vì bài này:


  23. #12
    f.xvien's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2009
    Tên Thánh: phanxico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: thái bình
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cảm ơn 5 lần trong 1 bài viết

    Default Giáo xứ Đền Thánh Đông Phú(trung tâm thờ kính các Thánh Tử đạo trong Giáo Phận Thái Bình)

    Giáo xứ Đền Thánh Đông Phú là trung tâm thờ kính các Thánh Tử đạo trong Giáo Phận(GP Thái Bình có 19 vị thánh Tử đạo)

    -----------
    Nhà thờ Đông Phú nhìn từ phía ngoài

    -----------
    Nhà nguyện của giáo xứ


    ------------
    phía bên trong nhà thờ


    -------------
    Bên trong nhà nguyện


    -------------
    Hai Thánh Tử đạo quê hương:Phero Đinh Văn Dũng & Phero Đinh Văn Thuần


  24. Có 5 người cám ơn f.xvien vì bài này:


  25. #13
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Đức Mẹ Măng Đen.
    Theo tư liệu của Tòa Giám Mục, một tượng đài thô sơ, vững chắc, không mái che, đã được xây dựng trên một triền núi tại Măng Đen vào mùa Vọng năm 1971. Đứng trên tượng đài là một pho tượng Đức Mẹ Fatima có tràng hạt giăng trên hai bàn tay. Vào dịp lễ Thánh Gia Thất sau Noel năm ấy Đức Cha Phaolô Seitz Kim, Giám Mục Kontum, đã tới cử hành thánh lễ tại đây.


    Năm 1974, chiến sự đã biến vùng đồi núi này thành chốn hoang tàn. Pho tượng vẫn đứng cô đơn trên tượng đài nhưng không còn nguyên vẹn.Mãi đến ngày 28-12-2006 phái đoàn do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh dẫn đầu đã đến kính viếng Đức Mẹ Măng Đen lần đầu tiên.
    Ngày 09-12-2007, Đức Giám Mục Giáo Phận cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân (cả giáo lẫn lương, cả Kinh lẫn Thuợng) đã dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Huấn từ ngắn gọn của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, có thể coi như sự xác định mục đích và ý nghĩa của trung tâm hành hương mà ngài muốn lập tại đây: “Hãy cầu nguyện với Mẹ, nhất là xin Mẹ được ơn sai đi đến với mọi người chung quanh mình, nhất là anh chị em dân tộc bằng đời sống yêu thương phục vụ như Thư Chung (2006) của HĐGMVN mời gọi”. Đó là định hướng thừa sai, truyền giáo, đem ơn lành và tinh thần của Đức Mẹ Măng Đen đến cho mọi người chung quanh mình, ưu tiên cho anh chị em dân tộc, và mở rộng tầm nhìn tới những ai bị gạt ra bên lề, như những người khuyết tật, những bệnh nhân phung cùi, bệnh nhân Aids-Siđa và biết bao người bất hạnh khác.
    Sự xấu xí của pho tượng cụt tay là yếu tố độc đáo, độc nhất vô nhị, biểu lộ sức thiêng phi thường của pho tượng Đức Mẹ Măng Đen, mà người ta không tìm thấy ở bất cứ trung tâm Thánh Mẫu nào khác.
    Hai bàn tay của Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thập Giá, theo logic nhân loại, là đã mất hết khả năng hành động, thì theo cách hiểu sâu sắc của thánh Gioan, đó lại là lúc Người chứng tỏ mình là “Đấng Hằng Hữu” hợp nhất với Chúa Cha Hằng Hữu (x. Ga 8,28) và có khả năng “lôi kéo mọi người lên với mình” (Ga 12,32).
    Tượng Đức Mẹ Măng Đen Cụt Tay có thể được xem như một minh họa đặc biệt của Đức Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thánh Giá. Điều gây ngỡ ngàng là hai bàn tay cụt mà rất “thiêng”. Điều này được minh chứng bởi số lượng ngày càng tăng các tấm bia tạ ơn và các đoàn hành hương đến từ nhiều miền của đất nước để cầu nguyện với Mẹ.
    Vì thế, tượng Đức Mẹ Cụt Tay thể hiện quyền lực cụ thể và đầy ấn tượng về sự thông dự của Đức Maria, người Nữ Tỳ Khiêm Hạ và Đau Khổ của Thiên Chúa, vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô.
    Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay biểu lộ cách thiết thực và hữu hiệu sự đồng cảm sâu sắc của Đức Maria với những người đang mang trên thân xác và trong tâm hồn mình dấu vết của Chúa Cứu Thế nơi Thập Giá;
    Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay gửi đi một sứ điệp thống thiết mời gọi mọi khách hành hương hãy cùng với Đức Maria hiệp thông và chia sẻ: chia sẻ tình người và tình Chúa, thực hiện công cuộc Phúc Âm hóa, loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân, khởi đi từ đồi núi Măng Đen xa xôi, hẻo lánh, và từ cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên bao la…

    Jos. Bình (25/3/2009
    thay đổi nội dung bởi: Damsan, 13-12-2009 lúc 07:23 PM
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  26. Có 6 người cám ơn Damsan vì bài này:


  27. #14
    vjet_Truong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: ĐAMINH (Đôminicô)_ Đinh Viết Trường
    Giới tính: Nam
    Đến từ: giáo xứ ĐẠI ĐỒNG _BÙI CHU_NAM ĐỊNH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 240
    Cám ơn
    413
    Được cám ơn 795 lần trong 183 bài viết

    Default Lược sử Đền Thánh Đại Đồng huyện Giao Thủy

    Giáo xứ Đền Thánh Thánh Tâm Chúa Giê Su Đại Đồng,Giáo phận Bùi Chu , nằm trên địa bàn thuộc ba xã: Giao Lạc ; Hồng Thuận; và Giao Thanh , Huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định , Việt Nam.



    Nhà thờ Đại Đồng


    Hiện nay năm 2010 với khoảng 6.385 giáo hữu, Đền Thánh Đại Đồng gồm 4 giáo họ và một cộng đoàn chuẩn xứ : Giáo họ Nhà Xứ ,Giáo họ Giáo Phòng ,Giáo họ Mẹ Thiên CHúa ,Giáo họ thánh Phanxico và cộng đoàn Minh Đường .





    Nhà Thờ Giáo Phòng xã Giao Lạc



    Nhà thờ Minh Đường xã Giao Thanh

    Nguồn Gốc :
    Vào đầu thế kỉ XVII, Đại Đồng khi ấy còn là một miền đất bồi hoang vu với nhiều bãi lau sậy miền ven biển và hạ lưu của sông Hồng .Khoảng đầu thế kỉ XIX ,cư dân từ các xứ :Phú Nhai ( Huyện Xuân Trường bây giờ ) ;Quần Cống; Sa Châu ; Lục Thủy ;Tương Nam ; Bách Tính ; xứ Mèn (thuộc giáo phận Thái Bình) ... Tới đây khai hoang lập ấp. Được các bề trên khích lệ , các tín hữu Công Giáo nơi đây quy tụ lại lập thành một họ Đạo,lấy tên là giáo họ Đại Đồng . Bổn mạng giáo họ là Đức Mẹ Mân Côi.
    * Một số Mốc Lịch sử đáng ghi nhớ
    Năm 1840 : Giáo họ Đại Đồng được thành lập đời Đức cha Garcia Cezon Khangvaf thuộc xứ Mèn (nay là Giáo xứ Đông Thành ,giáo phận Thái Bình ) và một phần thuộc về giáo xứ Quần Cống .
    Năm 1891 : Đức Cha Wenceslao Onate Thuận (1884-1897) ban sắc nâng giáo họ Đại Đồng lên thành Giáo xứ Đại Đồng .
    Năm 1916 :Giáo xứ Đại Đồng có 3.039 giáo hữu ,gồm 25 giáo họ nằm trên địa dư thuộc 19 xã phía nam huyện Giao Thủy : Họ nhà xứ , Định Hải , Thuận Thành ,Thiện Giáo ,Nam Chu , Bắc Chu , Hà Cát Giáo Phòng , Lạc Nội Thanh Nhang , Lục Thủy , Trà Lũ , Nam Thành , Minh Đường, Phú Thọ , Phú Giáo, Lạc Nam , Vạn Chài , Hữu Ái, Lạc Thiện , Thủy Nhai , Phú Ninh, Đồng Tâm , Trừng Nguyên , Phú Hương .
    Năm 1951 :Sau khi một số họ tách thành giáo xứ .Xứ Mẹ Đại Đồng còn lại 4.070 nhân danh thuộc 11 giáo họ : Họ Nhà Xứ , Ấp Lũ , Thủy Nhai , Minh Đường , Phú Giáo , Hà Cát , Trung Đồng , Giáo Phòng , Lạc Nam , Phú Lục , Lạc Thịnh .
    Năm 1999 :Với sỗ Giáo dân là 9.684, sau khi họ Hà Cát tách ra xứ ,Giáo Xứ Đại Đồng còn lại 10 giáo họ :họ Nhà Xứ , Trà Lũ , Minh Đường ,Thủy Nhai , Giáo Phòng , Lạc Thịnh , Lạc Xuân , Lạc Nam , Phú Lục , Chứng Nhân .


    Nhà Thờ Chứng Nhân xã Giao An

    Năm 2010 :Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã quyết định tôn phong nhà thờ giáo xứ Đại Đồng lên hàng đền Thánh trong giáo phận với tước hiệu Đền Thánh Trái Tim Chúa Giê su Đại Đồng , Thông qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 06-01-2010 của linh mục đoàn Giáo Phận. Lễ ban sắc phong vào ngày 24-01-2010 do chính Đức Cha chủ sự

    Đức Cha Giuse Hoàng văn Tiệm

    * Các Linh Mục đã coi sóc Giáo Xứ
    1 Cha Augutino Trạch (1891-1896) : Cha xứ tiên Khởi
    2 Cha Giáng (1896-1900) :
    3 cha Đa minh Khuông (1900-1920): xây dựng lại nhà thờ dài 7 gian hoàn thành năm 1922
    4 Cha Gioan Lưu văn Thuật (1920-1932)
    5 Cha Đaminh Kính (1932-1937)
    6 Cha Đaminh Đề (1937-1938 , cha giáo )
    7 Cha Đa Minh Vũ văn Trạc (1938-1940)
    8 Cha Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo (1940-1950) xây dựng lại nhà thờ dài 9 gian kiểu Âu hoàn thành năm 1944
    9 Cha Giuse Trần Đình vân (1950-1954, Quản hạt Đại Đồng)
    10 Cha Đaminh Hà Kỳ Uyên (1950-1952 , Nguyên cha chính giáo phận về nghỉ hưu và giúp việc mục vụ )
    11 Cha Thúy ( 1954-1955)
    12 Cha Đaminh Vũ Ngọc Thụ (1955-1956)
    13 Cha Đaminh Ngô Mạnh Hào (1956-1963)
    14 Cha Đaminh Trần Đình Nguyện (1963-1978)
    15 Cha phero Vũ Ngô Quý (1978-2006,quản hạt Đại Đồng) xây dựng Thánh Đường hiện nay hoàn thành năm 1995
    16 Cha Đaminh Phạm Văn HỒng (1998-1999, Phó xứ hiện là Quản Hạt Đại Đồng )
    17 Cha Giuse Nguyễn Đức Dung (2006-2007)
    18 Cha Đaminh Trần Ngọc Dương (2006-2007, phó xứ )
    19 Cha Giuse Phạm văn Hy (từ năm 2007)
    20 Cha Phêro Bùi Trọng Khẩn (2007-2008, Phó xứ )
    21 Cha Vinhson Nguyễn Văn Trung (Từ năm 2009 , Phó Xứ ).
    .............................................
    * Tài liệu tham khảo :Lịch sử địa phận Trung và Kỷ yếu giáo phận Bùi Chu(1533-1999).
    vjet_Truong Biên Tập
    thay đổi nội dung bởi: vjet_Truong, 29-04-2010 lúc 12:56 AM
    Chữ ký của vjet_Truong

  28. Có 3 người cám ơn vjet_Truong vì bài này:


  29. #15
    vjet_Truong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: ĐAMINH (Đôminicô)_ Đinh Viết Trường
    Giới tính: Nam
    Đến từ: giáo xứ ĐẠI ĐỒNG _BÙI CHU_NAM ĐỊNH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 240
    Cám ơn
    413
    Được cám ơn 795 lần trong 183 bài viết

    Default Đền Thánh Thức Hóa

    LỄ ĐÓN NHẬN SẮC PHONG
    ĐỀN THÁNH THỨC HÓA, 21-3-2010
    Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm thấy Thánh đường Thức Hóa đã hội đủ những yếu tố cần có.
    Căn cứ theo Giáo luật và sự đồng thuận của hàng Giáo sỹ Giáo phận Bùi Chu, Ngài đã ký Sắc phong Thánh đường Thức Hóa lên hàng Đền Thánh - Tôn kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời.
    Lễ trao - nhận Sắc phong được tổ chức trọng thể trùng vào Tuần chầu Chúa Giêsu Thánh Thể Giáo xứ Thức Hóa thay mặt Giáo phận- Chúa nhật V Mùa Chay 21/3/2010.Có 52 Linh mục đồng tế Thánh lễ do Đức Giám mục chủ sự và gần chục ngàn tín hữu tham dự.
    Đây là sự kiện lớn lao mang tính lịch sử của Thức Hóa kể từ khi thành lập Giáo Họ (1845)
    Vinh hạnh thay cho hậu duệ của 31 vị Lập Làng và 28 Đấng Tử Đạo Cha ông Thức Hóa.
    Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và Đức Mẹ.

    BIỂU DƯƠNG SẮC PHONG ĐỀN THÁNH
    RƯỚC KIỆU ĐỨC MẸ VÀ SẮC PHONG ĐỀN THANH
    RƯỚC KIỆU ĐỨC MẸ VÀ SẮC PHONG ĐỀN THANH
    RƯỚC KIỆU ĐỨC MẸ VÀ SẮC PHONG ĐỀN THANH
    ĐỨC CHA CHỦ SỰ VÀ QUÝ CHA TRONG ĐOÀN RƯỚC
    KIỆU SẮC PHONG ĐỀN THÁNH

    Cha Chánh Văn phòng Tòa Giám mục công bố Sắc phong Đền Thánh Thức Hóa


    Ông Chánh xứ dâng bó hoa tươi thắm mừng Đức Cha

    Cha Antôn Đinh Mạnh Hùng - Tổng quản Đền Thánh đọc lời cảm ơn

    CỘNG ĐOÀN THAM DỰ THÁNH LỄ
    CỘNG ĐOÀN THAM DỰ THÁNH LỄ
    CỘNG ĐOÀN THAM DỰ THÁNH LỄ
    HỘI KỀN ĐỒNG PHỤC VỤ THÁNH LỄ
    Chữ ký của vjet_Truong

  30. Có 4 người cám ơn vjet_Truong vì bài này:


  31. #16
    vjet_Truong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: ĐAMINH (Đôminicô)_ Đinh Viết Trường
    Giới tính: Nam
    Đến từ: giáo xứ ĐẠI ĐỒNG _BÙI CHU_NAM ĐỊNH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 240
    Cám ơn
    413
    Được cám ơn 795 lần trong 183 bài viết

    Default Giáo Xứ Đền Thánh Thánh Tâm Chúa Giêsu Đại Đồng

    Cuộc rước kết thúc tháng hoa


    )

























    Chữ ký của vjet_Truong

  32. Có 2 người cám ơn vjet_Truong vì bài này:


  33. #17
    vjet_Truong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: ĐAMINH (Đôminicô)_ Đinh Viết Trường
    Giới tính: Nam
    Đến từ: giáo xứ ĐẠI ĐỒNG _BÙI CHU_NAM ĐỊNH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 240
    Cám ơn
    413
    Được cám ơn 795 lần trong 183 bài viết

    Default

















    .
    Chữ ký của vjet_Truong

  34. #18
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT- VÀ CÁC ĐIỂM HÀNH HƯƠNG.

    GiÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT-VÀ CÁC ĐIỂM HÀNH HƯƠNG

    Nhà Thờ GX CHÂU SƠN.
    I.TƯỢNG ĐÀI CHÚA KITÔ VUA- NÚI CHÚA-GX CHÂU SƠN-GP-BMT.
    Nằm cuối Giáo xứ Châu Sơn có tượng đài Chúa Kitô, hay còn gọi là núi Chúa. Đường lên núi ngoằn nghèo, có nhiều chỗ dốc đứng, tượng chúa Kitô Vua cao 2,4 mét, được đặt trên độ cao 559m từ năm 1963, dưới thời linh mục quản xứ Giu Se Trịnh Chính Trực.

    Vào các ngày lễ Chúa Kitô Vua, ngọn núi nầy là điểm gặp gỡ hành hương của giáo xứ Châu Sơn và bà con giáo dân từ các nơi khác đến tham dự thánh lễ.


    GX CHÂU SƠN


    Tượng Đài Chúa Kitô Vua- Núi Chúa

    II.NÚI ĐỨC MẸ GIANG SƠN- GX GIANG SƠN- GP-BMT

    Mẹ Giang Sơn

    Nằm ở phía đông bắc GX Giang Sơn, tượng đài Đức Mẹ được khởi công năm 1961 dolinh mục Giu Se Nguyễn Hữu Nghị, sau 2 năm xây dựng, Đài Đức Mẹ được khánh thành và làm phép vào ngày 13-15.8.1963 do cha chính G.B Trần Thanh Ngoạn chủ sự.


    Tượng cao 6m38 nằm ở độ cao 823m so với mặt biển. Đường lên núi được trải nhựa, chiều dài 1.5km.

    Dưới khuôn viên tượng Mẹ có 4 gian nhà và 2 phòng cơm dành cho khách hành hương, rộng 120m2.

    Năm 2000 cha Phêrô Bùi Văn Thục cho trùng tu, sửa lại bệ tượng Đức Mẹ bằng đá hoa cương, mở thêm mặt bằng rộng 320m2, xây lại tường thành chung quanh lễ đài.

    Tháng 11.2002 xây dựng nhà Bát Phúc và hoàn thành công trình 31.12.2002.

    Các ngày: mồng 03 tết nguyên đán, ngày 15.08 hàng năm và các ngày thứ bảy đầu tháng là những ngày hành hương.



    Bên Mẹ Giang Sơn

    Đoàn Con Dưới Chân Mẹ.

    III.ĐỒI ĐỨC MẸ THÁC MƠ- HẠT PHƯỚC LONG- GP=BMT.



    Mẹ Thác Mơ

    Cách trung tâm Thị trấn Thác Mơ huyện Phước Long khoảng 3 km về hướng đông, được bao quanh bởi ngọn Bà Rá hùng vĩ và dòng sông Đăk R’lấp lượn lờ uốn quanh, nay được chặn lại để trở thành đập thủy điện Thác Mơ.

    Trung tâm hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ được Đức Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đặt tượng và khánh thành ngày 08.12.1960.

    Năm 1991 đã bắt đầu lại chương trình hành hương cấp Giáo phận do Đức Giám mục chủ sự vào ngày lễ Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm.

    Đến ngày 25.05.1995, cha Phao Lô Võ Quốc Ngữ, Hạt trưởng Hạt Phước Long trùng tu, trồng thêm cây xanh, tân trang lối đi, sân vườn…Năm 2004, cha quản xứ Giáo xứ Phước Long, GB Nguyễn Huy Bắc đã trùng tu lại lễ đài, xây tường rào và cổng chính của trung tâm hành hương.

    Ngoài ra, vào ngày 03 tết nguyên đán và ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15.08) hàng năm, Giáo hạt Phước Long tổ chức hành hương cho toàn Giáo hạt.

    Đến ngày 01.09.2006, văn phòng Tòa Giám Mục Giáo phận BMT đã ra văn thư số 12.06.06/VT về việc nâng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Thác Mơ trở thành trung tâm hanh2 hương cấp GP và trao quyền phụ trách trung tâm Hành hương Đức Mẹ Thác Mơ cho Linh mục Quản xứ giáo xứ Phước Long.

    Từ đầu năm 2008 đến nay, vào ngày 13 hàng tháng, các GX trong GH Phước Long luân phiên phụ trách thánh lễ đồng tế cho các phái đoàn hành hương từ các nơi đổ về.




    Kính Chào Mẹ Vô Nhiễm

    Cầu Nguyện Cùng Mẹ.

    Cha Lê Hướng & Con Chiên

    Các Cụ Già Hành Hương.

    Thánh Lễ Đồng Tế

    Giáo Dân Hành Hương

    Thánh Lễ Đồng Tế


    Nguồn: Lược sử các điểm hành hương của UBVHTT GP Ban Mê Thuột.



    thay đổi nội dung bởi: hongbinh, 09-10-2010 lúc 12:18 PM
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  35. Có 5 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  36. #19
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    XEM THÊM HÌNH ẢNH GX THỔ HOÀNG HÀNH HƯƠNG MẸ THÁC MƠ



    Chuẩn Bị

    chuẩn Bị Hành Trang

    Xe Vào Rồi Lên Thôi

    Ăn Trưa Tại Bù Đăng

    Ăn Trưa Tại Bù Đăng

    Tới Nơi Rồi

    Giờ Tham Dự Thánh Lễ

    Cha Chủ Tế Chia Sẻ Lời Chúa

    Nghiêm trang tham dự thánh lễ

    Ca đoàn Thổ Hoàng phục vụ Thánh lễ

    Ca Đoàn ALLELUIA-GX Thổ Hoàng

    Ban âm thanh của GX Phước Long

    Giáo Dân Hành hương

    Giáo dân hành hương

    Có cả các cụ tuổi gần 90



    Bài Đọc




    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  37. Có 6 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  38. #20
    vinhsontien's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Vinh Sơn
    Giới tính: Nam
    Đến từ: xứ Hồng Quang - Gp . Bùi Chu
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 16
    Cám ơn
    0
    Được cám ơn 62 lần trong 15 bài viết

    Default

    Lịch sử Đền thánh Báo Đáp!
    Đền Thánh thánh Thể Báo Đáp (chụp năm 2009)
    ---o0o---
    Lời giới thiệu

    Cha Gioankim Nguyễn Văn Tường.
    Chánh xứ Đền Thánh Báo Đáp.
    Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ, quý cụ
    Cùng cộng đoàn dân Chúa, Đồng hương Báo Đáp hai miền Nam Bắc và Đồng hương Báo Đáp Hải ngoại.
    Con chim có tổ, suối có nguồn,con người có tổ tiên. Đó là một điều hiển nhiên. Nhưng tổ tiên ông bà chúng ta đã qua đi theo dòng thời gian năm tháng. Dung mạo của các ngài như thế nào; đời sống của các ngài ra sao? Ngày nay chúng ta là con cháu có bổn phận phải đào sâu, tìm hiểu về công đức vẻ vang cùng sự nghiệp vĩ đại của tiền nhân để lại cho hậu thế thừa hưởng, với biết bao hy sinh, mồ hôi nước mắt của các ngài.
    Nay với hoài bão của mọi người con xứ Báo Đáp muốn thừa kế và tưởng nhớ các bậc sinh thành, nên cuốn kỷ yế này được biên soạn với mục đích " trở về nguồn " để có tài liệu nghiên cứu, học hỏi và noi gương truyền thống Cha Ông chúng ta đã hy sinh, đùm bọc nhau xây dựng một quê hương văn minh và giàu đẹp.
    Tôi ước mong mỗi gia đìmh có một cuốn kỷ yếu để đọc, hầu hiểu biết về lịch sử, truyền thống quê hương mình và cũng coi đây là một gia phả của dân làng lưu truyền lại cho con cháu.
    Tôi cũng hoan nghênh ban biên tập đã miệt mài tra cứu, sưu tầm tài liệu, hoàn thành xuất sắc để ra mắt cuốn ký yếu này. Một đặc san công phu,rất xúc tích sẽ dành cho mọi người, mọi nhà, cách riêng cho Đồng hương Báo Đáp khắp nơi tận hưởng hương vị ngọt ngào của quê hương mình.
    Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ban phúc lành cho công việc tốt lành của chúng ta.
    Báo Đáp Năm Thánh Hồng Ân Cứu độ 2010
    Lm. Gioakim Nguyễn Văn Tường


    I.Làng - xã Báo Đáp theo dòng lịch sử.
    Làng Báo Đáp xưa có tên nôm là Kim Hóp (Cây Hóp Vàng).
    Theo "Nam Định tỉnh địa dư chí lược tân biên" của tiến sỹ Khướu Năng Tĩnh soạn năm 1896 thì: Làng Báo Đáp trước đây là trại Hóp. Đến cuối đời nhà Ngô, đầu đời nhà Đinh (965 - 980) phát triển thành trang Hóp. Trang Hóp thời kỳ này thuộc Bố Hải Khẩu do sứ quân Trần Lãm (Trần Minh Công) trấn giữ.
    Đời nhà Trần (1225 - 1400) dân cư đông đúc, trang Hóp chia thành ba khu là: Hóp Đông, Hóp Đoài, Hóp Nguyễn.
    Theo " Đại Nam nhất thống chí." " Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên." Thì: Năm Kỷ mùi 1739, dân ba làng Hóp (Hóp Đông, Hóp Đoài và Hóp Nguyễn) hợp binh với bẩy làng Cà,(Cà Đông, Cà Đoài, Cà Trung,Cà Hậu còn gọi là Cà Phan, Cà Ngyễn và Cà Trai), dựng cờ khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Vũ Đình Dung và Đoàn Danh Chấn dưới chiêu bài : Phò Lê, diệt Trịnh.
    "Việt sử thông giám cương mục chính biên". Q 38, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Văn Sử Địa Hà Nội 1960 chép về cuộc khởi nghĩa như sau: "Đông nam binh khởi phần lược châu huyện, Ninh xá Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ phương xí, nhi Hóp Già ( Cà ) tặc Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn đẳng vưu hiệt...
    Có nghĩa là: Quân nổi nên ở miền Đông nam đốt phá cướp bóc các châu huyện. Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Ninh Xá đang mạnh hừng hực, mà giặc Cà Hóp là Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn càng dữ dội".
    Câu tục ngữ: "Xứ đông Thanh Hà - Xứ nam Cà Hóp", còn lưu truyền đến nay. Câu tục ngữ này do cụ Vũ Thế Lịch và cụ Bùi Chử ở xã Thanh Hà, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cung cấp . Hai cụ còn kể: Sau khi Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ mất, Nguyễn Hữu Câù ( tức Quận He )người huyện Thanh Hà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ông cho người liên lạc với nghĩa quân Cà Hóp, kết anh em với Vũ Đình Dung và Đoàn Danh Chấn chống lại chúa Trịnh.
    Theo "tư liệu lịch sử của nhà sử học Lê Xuân Quang đã được công bố trên tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5 (206) tháng 9 - 10 năm 1982. Viện Sử học & UBKH XH Việt Nam Xb 1991" thì:
    Vì có sự phản bội của một nghĩa quân là thằng Chóp Cổ Ra ( câu tục ngữ: "Bẩy làng Cà, Ba làng Hóp Không bằng thằng Chóp Cổ Ra" có xuất xứ từ cuộc khởi nghĩa này), nên ngày 21 tháng một (11) năm Canh thân, cuôc khởi nghĩa Cà Hóp bị thất bại hoàn toàn. Chỉ huy quân triều đình bấy giờ là Trịnh Doanh, chúa Trịnh xuống lệnh triệt hạ các làng trong cứ điểm Cà Hóp. Ba làng Hóp bị triệt phá bình địa. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa dân ba làng Hóp sợ hãi chạy trốn phiêu dạt khắp nơi, một số chạy lên vùng Chấn Yên, phủ Quy Hoá, trấn Hưng Hoá lập ra một làng (nay là xã Báo Đáp, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), số còn lại chạy lên vùng Mậu A lập ra một làng lấy tên là Ngòi Hóp (nay là ga Ngòi Hóp, huyện Mậu A.) Số còn lại chạy vào tổng Vạn Xuân, huyện Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Một số chạy vào làng Phù Nghĩa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Theo " Việt Nam Công Giáo sử tân biên (1533 -2000) Cao Thế Dung, cơ sở Dân Chúa Xb 2003. QIII." Thì những nơi này thời phân sáp lại là nơi ẩn náu của dân làng Báo Đáp.
    Năm Kỷ mão 1759, có quan Tư mã Quận công Nguyễn Huấn nhận lệnh về chiêu dân lập ấp tại cứ điểm Cà Hóp. Ông yết cáo không truy sát, mà còn ân xá và chu cấp cho con cháu nghĩa quân.
    Tiếng lành đồn xa, con cháu nghĩa quân lục tục rủ nhau hồi cư,số còn lại là dân các làng xung quanh đến xin ứng mộ.
    Sau mấy năm làm ăn sinh sống, đời sống dân các làng dần ổn đinh. Huấn Quận Công bèn đặt tên cho các làng mới khôi phục là: Lai Cách.

    Năm Cảnh Hưng thứ 15 Quý mùi 1763. Vua Lê Hiển Tông nhớ đến các làng có công khởi nghĩa giúp mình diệt Trịnh. Ông bèn xuống chiếu ngầm sai tướng công Phạm Đình Truỳ về đặt tên cho ba làng Hóp là: Làng Báo Đáp.

    Theo " Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX Q. I. 653tr. Nxb. KHXH- Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội 1981" và "Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ do Vũ Thị Minh Hương - Nguyễn Văn Hương - Philipphe Papin thực hiện từ bộ Rðpertoire des toponymes et des archives villageoises du Bắc kỳ - IV- EFEO" thì: Năm Gia Long thứ ba làng Báo Đáp được nâng lên thành xã Báo Đáp. xã Báo Đáp thuộc tổng Hư Tả (Giang Tả ngày nay), huyện Thượng Nguyên, phủ Xuân Tràng, tỉnh Nam Định .
    Theo "Việt Nam Công Giáo sử tân biên. Q. III. Tr.2009.Của Cao Thế Dung. Cơ sở Dân Chúa xuất bản. 2003" và "Thừa sao kỳ phân sáp làng Báo Đáp đời vua Tự Đức cấm đạo" thì: Năm Mậu ngọ 1858, cũng là năm Tự Đức 11, Thượng thư Nguyễn Đình Tân theo lệnh vua mở cuộc bắt đạo gắt gao ở tỉnh Nam Định.Ngày mồng một và mồng hai tháng tám năm Tân dậu 1861. Thượng Tân đưa lính về bao vây làng tịch thu vải vóc tơ lụa, rỡ nhà dân, phá bình địa nhà thờ và các cơ sở của Giáo xứ. Nhờ được quan Đô Thống Giang Tả, dân Báo Đáp biết tin sớm chạy thoát, ẩn náu ở các làng thuộc hai tổng Thi Liệu và Giang Tả, còn lại gần 200 người không chịu chạy trốn, quan sai lính giải lên tỉnh rồi bắt đi phân sáp. Tư điền, thổ trạch của giáo dân bị tịch thu làm công điền phân phát cho các làng lương dân. Làng xóm trở nên hoang vắng vì còn sót lại nhà nào thì dân tứ bàng đến rỡ hết.
    Đến năm Giáp tý 1864, Vua Tự Đức xuống chỉ tha đạo. Dân làng mới hồi cư . Thời kỳ này xã Báo Đáp được chia thành ba khu bao gồm chín giáp là: Đàng Đông (còn gọi là đàng Trước) có bốn giáp gồm giáp Trước (sau đổi thành giáp Tiền), giáp Sau (sau đổi thành giáp Hậu). Giáp Đình và Giáp Kem. Đàng Trung có ba giáp gồm giáp Ngoài, giáp Trong và giáp Giữa. Đàng Nguyễn có hai giáp gồm Nguyễn làng và Nguyễn thôn.
    Thời thuộc Pháp (1883 - 1945) xã Báo Đáp thuộc tổng Giang Tả, quận Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
    Năm 1952 xã Báo Đáp sáp nhập với Giang Tả thành xã Nam Toàn.
    Năm 1957 xã Báo Đáp đứng biệt lập lấy tên là xã Nam quang. Xã Nam quang thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Thời gian này xã Nam Quang được chia thành 10 xóm, đặt tên theo thứ tự từ 1 đến 10.
    Năm1978, xã Nam Quang được sáp nhập với xã Nam chấn lấy tên là xã Hồng quang, xã Hồng Quang thuộc huyện Nam Ninh (Nam Trực + Trực Ninh), tỉnh Nam Hà. Từ đó đến nay (2009) qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, Báo Đáp được gọi theo sự thay đổi này.
    Hiện nay làng Báo Đáp thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

    II.Vị trí hình thể.
    Làng Báo Đáp chiếm trọn thôn Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, nằm giữa trục đường tỉnh lộ 55 và quốc lộ 21b cách thành phố Nam Định 5km về hướng Đông Nam.
    Phía Đông giáp làng Xám (Lạc Đạo).
    Phía Tây giáp Phú Gia và Quán Đá, xã Nam Toàn.
    Phía Nam giáp Cà Đông xã Nam Cường.
    Phía Bắc giáp Giang Tả xã Nam Toàn.
    Làng Báo Đáp có dạng hình thang, đáy lớn phía Bắc, đáy nhỏ phía Nam với tổng diện tích: 1.954.804 m2 (543 mẫu 0 sào 8 thước) trong đó hai khu dân cư chiếm: 189.724 m2 (52mẫu 7sào 8 thước), ruộng đồng sông ngòi và các nghĩa trang chiếm: 1.785.080 m2(410 mẫu 3sào). Đất đai canh tác thấp dần về phía Nam



    III.Nhà Thờ Mình Thánh Thánh Thể Báo Đáp
    Nhà thờ chính xứ, dân Báo Đáp thường quen gọi với danh xưng tôn kính: "Nhà thờ Mình Thánh" để phân biệt với các nhà thờ họ và các nguyện đường giáp.
    Nhà thờ Mình Thánh, một quần thể được xây cất hài hoà, ăn khớp với nhau từ: nhà xứ, Thành Đức Mẹ Lộ Đức, nhà hội quán, ao hồ, đường kiệu, cây cảnh và hoa lá thiên nhiên... Tạo thành bức tranh thuỷ mặc lung linh huyền ảo.
    Nhà thờ Mình Thánh quả là trung tâm quy tụ mọi sinh hoạt, nơi nuôi dưõng và phát triển Đức Tin của con dân Báo Đáp, Với "sáng lễ, chiều kinh", bất kể mưa dầm, nắng gắt hoặc trái gió trở trời.


    Nhà thờ Mình Thánh Báo Đáp. (ảnh chụp từ báo Nam Kỳ Địa phận. Tháng 10 năm 1937)

    Theo các văn bản ghi lại thì nhà thờ Mình Thánh có các niên đại:
    Khởi sự : Năm Nhâm Dần Thành Thái 1901.
    Đặt viên đá đầu tiên: Tháng mười năm Mậu Thân 1908.
    Khai móng: Tháng giêng năm Kỷ Dậu 1909.
    Hoàn thành: Tháng chạp năm Quý sửu Thành Thái 1913.
    Thiết kế, chỉ huy thi công: Cha Eugienio Andres Kiên. O.P.
    Năm 1940, đời cha Phạm Đức Nguyên, mở rộng nhà thờ thêm hai hàng hiên, xây cổ lâu và đầu nhà thờ.
    Năm 1988, đời cha Vinh sơn Bùi Công Tam, đại tu và cải tạo nội thất như hiện nay.



    Cha Eugienio Andres Kiên. Chánh xứ Báo Đáp.
    IV.Người khởi sự công trình
    Cha Eugienio Andres, tên Việt Nam là Kiên. Sinh năm 1849 tại San Miguel de Zurueda, tỉnh Oviedo nước Tây ban nha, trong một gia đình quý tộc thuộc dòng họ Eugienio. Khấn dòng Đaminh năm 18 tuổi tại tu viện Santa Catalina ở Barcelona, thụ phong linh mục năm 1891 lúc Ngài tròn 42 tuổi. Ngài cùng cha Casado Thuận (sau làm Giám mục giáo phận Thái Bình) được Đức cha Maximo Fernandez Định. Giám mục địa phận Trung (Bùi Chu) đưa sang Việt Nam năm1899. Đầu năm 1900 Ngài được Đức cha Định cử về coi sóc xứ Báo Đáp cùng với ba cha phó là: Cha Đaminh Thận, Cha Đaminh Cần, Cha Đaminh Hiếu.
    Vốn tính tình thẳng thắn và công minh, nên "bao giờ Ngài cũng thẳng phép, chẳng tha cho mình, và cũng chẳng tha cho kẻ khác". Chắc cũng nhờ vào bản tính cương trực, lòng ngay thẳng này mà nhiều người kể cả quan chức phần đời cũng nể sợ và đem lòng yêu mến.
    Năm Nhâm dần Thành Thái 1901, Ngài cùng với ba cha phó và dân làng xúc tiến công trình nhà thờ, nhà xứ và Thành Đức Mẹ Lộ Đức.
    Năm 1906, Ngài được Đức cha Định uỷ thác thiết kế chỉ đạo xây dựng nhà thờ phủ Thái (nhà thờ chính toà Thái Bình cũ).
    Năm 1924, Ngài được Đức cha Trung uỷ thác xây trường Sư phạm Saint Thomas d? Aquin. Nay là trường phố thông trung học Nguyễn Khuyến thành phố Nam Định.
    Năm 1926, Ngài được Đức cha Munagorri Trung, Đức cha Ruiz de Azua Minh và Đức cha Gordaliza Phúc uỷ thác cùng với cha Casado Thuận và thầy Đaminh Yến thiêt kế và xây dựng Đại chủng viện Saint Anbert, nay là trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Cừ TP Nam Định, nhà chung và nhà thờ Khoái Đồng.
    Năm 1936, khi phân chia địa phận Bùi Chu thành hai Địa phận , Ngài sang coi sóc các xứ thuộc địa phận Thái Bình. Sau cùng Ngài xin Đức Cha Casado Thuận về phục vụ trại phong Văn Môn và qua đời tại đó năm1937.
    Hài cốt Ngài được táng tại khuân viên Nhà Thờ xứ Cát Đàm.
    Giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp có được như ngày hôm nay là nhờ công đức của Ngài. Cộng đoàn giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp xin đời đời biết ơn cha: Nhà kiến trúc tài ba, đã để lại cho hai giáo phận Bùi Chu & Thái Bình, cách riêng cho giáo xứ Đền Thánh Báo Đáp những công trình kiến trúc kỳ vĩ và gương sáng về lòng tôn sùng Thánh Thể




    Thay đoạn kết.
    Làng Báo Đáp xưa là một làng trù phú và là một trong ba làng danh tiếng của tỉnh Nam Định là: Báo Đáp, Vân Chàng, Kiên Lao.
    Nhìn vào thực tế, từ thượng cổ đến nay, dù lúc ăn nên làm ra cũng như khi khó khăn, người Báo Đáp vẫn giữ phong độ thư thả , nhàn nhã sáng lễ, chiều kinh.
    Nói và viết về Báo Đáp, sẽ chẳng bao giờ hết bởi lẽ: Quê cha đất tổ, nơi từng ghi dấu ấn qua bao thế hệ, nơi mà con cháu luôn tự hào về danh xưng: Báo Đáp, nơi luôn sống theo phong cách đền ơn.
    Quả là:
    Làng Hóp quê hương nặng nghĩa tình
    Nuôi dòng sữa mẹ dưỡng sinh linh
    Ghi lòng đất mẹ từng giây phút
    Báo Đáp đền ơn mấy chẳng đành
    Làng tôi
    Làng tôi phong cảnh hữu tình
    Đứng xa trông lại như hình bức tranh
    Làng tôi nhà ngói nhà gianh
    ẩn sau những luỹ tre xanh bên ngoài
    Làng tôi công nghệ dùi mài
    Nhuộm thâm - dệt vải - hoa - đèn trung thu
    Làng tôi có Thánh đường to
    Có sân kiệu lớn, có hồ kế bên
    Làng tôi chợ sáng -chợ Hôm
    Đủ đồ gia dụng, đủ tên mặt hàng
    Làng tôi ba cấp có tràng ( trường )
    Con em mọi lớp dễ dàng tiến thân
    Làng tôi dường xá xa gần
    Bê tông láng mịn muôn phần sạch khô
    Làng tôi thiếu nữ các cô
    Đã từng nổi tiếng khắp trong tỉnh nhà
    Muốn cho dễ việc kiểm tra
    Cả về Giáo hội, Quốc gia đôi đàng
    Làng chia xóm giáp sẵn sàng
    Thực thi công việc thượng tầng phó giao
    Làng tôi nam giới thanh cao
    Hăng say nhiệt huyết tâm cao chí bền
    Vững vàng đạo lý làm nền
    Trẻ già hoan hỷ bình yên xóm làng
    Làng tôi: Báo Đáp âm vang
    Đi xa nhớ mãi xóm làng thân thương.



  39. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com