Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU (lời 1+2+3)

  1. #1
    littlewave's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2007
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,529
    Cám ơn
    3,391
    Được cám ơn 8,037 lần trong 1,863 bài viết

    Default BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU (lời 1+2+3)

    BẢY LỜI CUỐI CỦA CHÚA GIÊSU

    Lời đầu tiên: "Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng" (Luke 23:32-34)

    Các Thánh sử gia không kể lể chi tiết về sự dã man độc ác của tội hình bằng thập giá. Họ cũng không cho hay đây là một hình phạt dành cho những người nô lệ và ngoại bang - một tội hình mà chính người La Mã cũng công nhận là qúa dã man không xứg đáng để dành cho công dân La Mã. Tuy nhiên trong thời Chúa Giêsu, một cuộc nổi dậy của những người Do Thái yêu nước đã bị quân lính La Mã tiêu diệt và cả 2000 người đã bị chết treo trên thập giá dọc theo con đường từ Giêrusalem đến Bê Lem.

    Các Thánh Sử gia chỉ viết: "Ngài bị đóng đinh vào thập giá" thế là đủ. Sự đau đớn thật hiển nhiên, và cả sự ô nhục nữa. Chúa Giêsu không những bị tử hình theo kiểu người nô lệ, Chúa còn bị đóng đanh treo giữ hai tên trộm cướp. Chúa bị liệt vào hàng những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Những kẻ bàng quang đứng dưới chân thập giá cũng sỉ nhục Ngài. Bọn quân lính La Mã thì bắt thăm ai sẽ được áo sống của Ngài, chúng thản nhiên chứng kiến phút hấp hối lâm tử của Ngài.

    Theo lời thánh Luca, tử hình trên thập giá là "giờ phút của quyền lực của bóng tối". Nghiã là trên thập giá chúng ta mới có thể thấy thể hiện sự độc địa của tội ác đang dàn áp những kẻ vô tội, trên danh nghĩa của những giới chức cao cấp nhất trong chính quyền và giáo quyền. Chúng ta chia sẻ vào thảm trạng này mỗi khi chúng ta phạm tội. Tội đây có nghiã là mỗi khi chúng ta cố tình làm hại kẻ vô tội, tấn công Thiên Chúa qua người láng giềng. Phạm tội là làm cho người khác đau đớn, là khinh bỉ, là chế nhạo những ai đáng được kính nể, là đối xử lạnh nhạt đối với những ai xứng đáng được chúng ta chú ý, và săn sóc.

    Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi quyền lực của tội ác. Chúng có thể không làm bổn phận giao phó, hay giận dữ và chọc ghẹo lũ em, nhưng khi hỏi chúng tại sao, chúng ta thường được nghe câu chuyện của một gia đình trong đó cha mẹ không trông nom con cái, không thương yêu chúng, không có mặt khi chúng cần, không hỏi han trò chuyện, đánh đập chúng.

    Theo tiếng Hy Lạp mà Thánh Luca dùng, thì Chúa Giêsu lập đi lập lại lời nói ấy nhiều lần: "Lạy Cha, xin tha cho chúng." Lời Chúa Giêsu hoàn toàn lật ngược sự phán xét của thế gian. Chúng ta có thể bảo Ngài là kẻ phá rối, là quá lý tưởng hoá, là có viễn tượng, nhưng Ngài cứ lập lại: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm." Chúa Giêsu kết tội thế gian khi Ngài cầu xin cho thế gian được tha tội, và đồng thời, qua việc tha thứ, Ngài phá hủy chu kỳ vô tận của bạo động và mở ra cho chúng ta một tương lai mới. Ðôi cánh tay trên thập giá mở rộng như để hiến đâng cho chúng ta trí tuệ và trái tim của Chúa Giêsu. Mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa thường im lặng, và chỉ được hiểu ngầm trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng trong lời nói đầu tiên trên thập giá, mầu nhiệm im lặng đã hiện diện, với đầy ân sủng và chân lý.

    Chúng ta cần nghe lời Ngài vì không một ai trong chúng ta vô tội; chúng ta đều không ít thì nhiều đã gây thiệt hại cho kẻ khác, và đã tìm cách để tự tha thứ cho mình. Ðối với tất cả chúng ta, Tin Mừng đến từ thập giá trong lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu: "Lạy Cha! Xin tha thứ cho chúng."

    Lời nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ tình yêu thương vô biên của Chúa là luôn tha thứ cho những lỗi phạm của chúng con. Trước giờ hấp hối, Chúa đã cầu nguyện xin Chúa Cha tha thứ cho những người đóng đinh, sỉ báng Chúa. Vậy, tội lỗi của chúng con có lớn lao đến đâu cũng không thể sánh với lòng nhân từ khoan dung của Chúa. Xin cho con có trái tim thống hối, ăn năn mỗi khi phạm tội mất lòng Chúa. Xin cho con sức mạnh để có thể tha thứ cho người khác, nhất là tha thứ cho kẻ thù của chúng con. Amen.


    Lời Thứ Hai: "Ngày Hôm Nay Con Sẽ Ðược Ở Với Ta Trên Nước Thiên Ðàng" (Luke 23:35-43)

    Ðối với thánh Luca, Chúa Giêsu là đấng ban phát ơn thứ tha rất quảng đại. Ngài là đấng ban bố tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Chỉ có trong Phúc Âm Luca chúng ta mới nghe Ngài nói với Zakêu, người thu thuế là: "Hôm này nhà này được ơn cứu rỗi, vì người này cũng là con cái Abraham."

    Chỉ trong Luca chúng ta mới nghe bài dụ ngôn về người thiếu phụ Samaritan, và người cha quảng đại đối với đứa con hoang đàng. Chỉ có trong Luca chúng ta mới thấy người đàn bà tội lỗi rửa chân Chúa Giêsu bằng nước mắt và được nghe Ngài nói tin mừng: "Ðức tin của con đã cứu con, hãy ra về bằng an."
    Vì Luca muốn chúng ta biết tình yêu tràn đầy của Chúa Kitô, ngài ghi chép lại lời đầu của Chúa trên thập giá: "Lạy Cha xin tha cho chúng." Chúa Giêsu chết đi, nhưng y như khi Ngài sống: luôn luôn đầy ân sủng cho tới hơi thở cuối cùng. Không những chỉ tình yêu của Ngài mới tran hoà, mà theo Luca, cả sự tha thứ và bình an cho tất cả, nhất là những kẻ sống bên lề xã hội, những kẻ bị bỏ rơi.

    Trong Thánh Kinh Luca, không có ngõ cùng nào trên trái đất này quá tăm tối để ánh sáng thế gian này không rọi sáng. Qua lời nói thứ hai của Chúa trên thập giá chúng ta biết được rằng sự tha thứ được ban phát cho tất cả, nhưng mỗi người lãnh nhận một cách khác nhau.

    Mác-cô không đề cập đến vụ hai tên trộm huà với dân chúng nhạo cười Chúa.

    Mathêu lại viết là cả hai kẻ trộm đều chế nhạo Ngài. Chỉ có Luca mới phân biệt giữa tên trộm lành và tên kia. Tên kia phụ họa với dân chúng và nói rằng: Nếu ông là Thiên Chúa, sao không tự cứu mình và cứu chúng tôi"" Ðây hiển nhiên là một sự phỉ báng đến từ cửa miệng của một người được gần gũi Chúa nhất.

    Lời của nó làm cho nỗi đau khổ của nó thêm chua chát. Nó không hiểu ý nghiã của đời sống ngoại trừ cuộc đời nó phải để lại đằng sau. Và nó muôn được gỡ ra khỏi thập giá và có cơ hội để sống lại đời sống ấy.

    Rồi tên trôm lành nói lên lời phản đối tên kia và công nhận tội lỗi của nó. Nó tự mình chê trách mình và công nhận nó không còn hy vọng gì cả. Trong qúa khứ nó đã dựa vào tài ăn trộm để sống, bây giờ thì bạn bè đã bỏ rơi nó hết. Nó nói: "Người này chẳng làm gì nên tội", người này đang chịu cực hình mà còn tha thứ. Nó đã tìm được niềm hy vọng trong tình thương của Giêsu.

    Nó thấy Chúa là con đường dẫn đến sự sống mới. Nó đã cầu xin: "Giêsu, xin nhớ đến tôi nơi vương quốc của ngài." Ðây là lời kêu của một người có lòng khiêm cung.

    Lời này như tiếng vang lập lại lời của chúng ta kêu lên từ đáy tim:

    "Lạy Chúa Giêsu, xin nhớ đến con.
    Xin cho con có một cơ hội để bắt đầu một cuộc sống mới"
    "Lạy Chúa Giêsu, xin nhớ đến chúng con trên nước Trời của Ngài.
    Xin thương xót, tha thứ cho tội lỗi của chúng con.
    Chúng con thật không xứng đáng, nhưng vì lòng nhân từ,
    và vì cái chết ô nhục và đau đớn của Ngài,
    xin rửa sạch chúng con để chúng con sẵn sàng
    và xứng đáng được Ngài mở rộng vòng tay
    âu yếm đón chúng con trong ngày sau hết." Amen
    .


    Lời Thứ Ba: "Này Bà, đây là con Bà!" (Gioan 19:16-27)

    Trước bữa tiệc Lễ Vượt Qua, theo thánh Gioan, Chúa Giêsu nhận biết rằng giờ của Ngài đã tới để rời thế gian này đi về với Cha. Ngài đã luôn luôn yêu mến những ai thuộc về Ngài trên thế gian này, và sẽ bầy tỏ tình yêu của Ngài dành cho họ cho tới cùng.

    Trong lời nói thứ ba trên thánh giá, Chúa Giêsu bầy tỏ sự lo lắng chăm sóc Ngài dành cho mẹ Ngài và người môn đệ. Trên một chiều kích, dĩ nhiên, ý nghiã của lời này được dành cho Mẹ Maria, mẹ của Chúa Giêsu, và cho Gioan, người môn đệ yêu qúy. Lời này bầy tỏ sự lo lắng âu yếm của Giêsu cho cả người góa phụ lẫn đứa con côi.

    Ngài không muốn cả hai ở trong hoàn cảnh vô gia cư, do đó Ngài đã cung cấp cho cả hai một mái gia đình.

    Nhưng chúng ta phải nhớ rằng lời này được ghi trong Phúc Âm của Gioan, nơi chúng ta thường tìm thấy một ý nghĩa thứ hai, và ở một chiều kích xâu xa hơn là nghiã đen. Nghiã thứ hai được dẫn chuyền từ ý nghiã thứ nhất, và muốn nói rằng Chúa Giêsu không những chỉ nói với Maria hay với Mẹ Ngài mà với một người đàn bà. Ngài dùng một từ trịnh trọng hơn - hầu như là một danh hiệu - nhắc nhở rằng người đàn bà đầu tiên là mẹ của tất cả nhân loại, và cũng nhắc nhở cho chúng ta rằng, giáo hội cũng là mẹ của tất cả các môn đệ yêu qúy của Chúa Giêsu. Trên chiều kích thứ hai của lời này, Chúa Giêsu bầy tỏ sự lo lắng là giáo hội không thể là một goá phụ và nhân loại không thể là những con côi.

    Chúa Giêsu muốn nói rõ ràng cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ tìm được gia đình mình ngay giữa chúng tạ Chúng ta dùng chữ "Này", nhưng với một ý nghiã chính xác hơn phải dùng "Trông kià!" với một dấu chấm than. Trông mà xem người, Ta đang chỉ. Và rôi hãy trông xem lần nữa để thây sứ mạng người đó phải gánh vác vì các con. "Này Bà, hãy trông xem! Ðây là con Bà! Này con, hãy trông xem! Ðây là mẹ con." Giáo hội là mẹ của nhân loại, vì như Maria, giáo hội cũng đứng dưới chân thập giá, và túc trực kế bên Chúa Kitô.

    Giáo hội học biết về mầu nhiệm của thập giá bằng cách chia sẻ sự đau đớn của thập giá và rồi kể lại câu chuyện của thập giá trong mọi thế hệ cho những ai muốn nghe. "Không đau khổ, thì không có lợi ích" là một cách để giải thích mầu nhiệm này theo lối nói người đời. "Không thánh giá, thì không có vương miện" là một cách diễn tả khác. "Ai để mất mạng sống mình, sẽ tìm được đời sống" lại là một cách khác để nói rằng mỗi mảnh đời chúng ta chia sẻ hay tiếp nhận đều phải trả giá bằng một vài sự chết chóc. Và đồng thời, mỗi cái chết chúng ta phải gánh chịu lại chuẩn bịchúng ta cho một lối sống mới.

    Giáo hội cũng như Mẹ Maria, đứng bên thập giá để chứng kiến mầu nhiệm này. Và nhân loại của muôn thế hệ được trở nên nhũng môn đệ yêu qúy tùy theo mức độ họ đáp ứng bằng đức tin cho tin mừng giáo hội phải loan báo. Theo thánh Gioan, mầu nhiệm đó là: sự nâng Chúa Giêsu lên trên thập giá đồng thời lại là sự nâng Giêsu lên hàng vinh hiển. Ðây là một mầu nhiệm kỳ lạ khó hiểu nhưng lại là một chân lý cứu chuộc. Giêsu không những bị treo trên thập gía mà còn được tôn vinh, và khi giáo hội được chứng kiến điều này, thì Chúa Giêsu có thể thu hút tất cả nhân loại về với Ngài.

    Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: "Giáo hội hiện diện với một mục đích duy nhất, đó là để cho mọi người trong mọi thế hệ có thể tìm được Chúa Kitô; và để cho Chúa Kitô có thể đi bên mỗi người dọc theo con đường đời của ho." Như món quà chia tay cho những ai thuộc về Ngài và Ngài yêu mến cho đến cùng, Giêsu ban cho họ giáo hội.

    Lời Nguyện:

    Lạy Chúa Giêsụu Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con Giáo hội giữa trần gian để chúng con không bị mồ côi.
    Cảm tạ Chúa đã lo lắng cho chúng con, là những kẻ được Chúa chọn làm môn đệ dù không hẳn đã được liệt vào hàng môn đệ yêu qúy.
    Xin Chúa tha thứ cho chúng con những lần chúng con nghi ngờ sự phán xét của Giáo hội, hay chống lại quyền bính của giáo hội.
    Những lần chúng con bất tuân những giới răn của giáo hội.
    Những lần chúng con phê bình hay nói xấu những đấng chủ chiên.
    Nếu không có giáo hội thì chúng con sẽ muôn đời là nhũng đứa con mồ côi, không gia đình, không anh em.
    Không có giáo hội chúng con sẽ chẳng bao giờ được nghe đến lời Chúa qua Thánh Kinh. Lời thứ ba của Chúa trên thâp giá là món quà vô giá, món quà từ biệt của Chúa khi Chúa sắp xa lánh cõi trần.
    Chúng con sung sướng tiếp nhận món qùa của sự thương yêu chăm sóc và lo lắng qúy báu vô ngàn nàỵ Amen.


    Mai Thư (thanhlinh.net)

  2. Có 2 người cám ơn littlewave vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com