Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: LỄ PHỤC SINH Ở CAMPUCHIA

  1. #1
    yeu thuong's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2009
    Tên Thánh: maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: ban mê thuột
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 176
    Cám ơn
    776
    Được cám ơn 971 lần trong 165 bài viết

    Default LỄ PHỤC SINH Ở CAMPUCHIA




    Một Linh Mục Thừa Sai người Philippines





    Những trang hồi ký này, nguyên bằng tiếng Anh, là của Cha T. - một Linh Mục Thừa Sai người Philippines, phục vụ tại Campuchia vào thập niên 1980. Trong một giảng khóa thần học Đối Thoại Tôn Giáo tại UST, Manila, Giám Mục Teodore Bacani đã trao cho các sinh viên bản copy, đề nghị rút ra và nhận định tầm nhìn của Cha T. về đối thoại tôn giáo, về hội nhập văn hóa, và về sứ mạng Kitô Giáo nói chung. Xin giới thiệu bản tiếng Việt đến bạn đọc, để những ai quan tâm có thể cùng tham gia nhận định và trao đổi. Lm. Lê Công Đức.

    Đó là buổi chiều Chúa Nhật Phục Sinh tại làng Chomnaon. Cuối cùng, các cử hành Tuần Thánh đã trôi qua. Trời rất ẩm ướt. Tôi tự buộc mình ngả lưng trên chiếu và nghỉ một chút trước khi lái xe trở về Battambang. Bác Kiel, trưởng ban Mục Vụ Giáo Xứ, khẽ đánh thức tôi dậy:

    - Thưa cha, ông Lo đang hấp hối. Bà Lo muốn cha ghé lại chút xíu ạ.

    Tôi bật dậy, lau mặt, lấy vội áo alba, dây stola và sách nguyện. Tôi thầm cảm thấy vui, vì trong giờ phút hệ trọng này đôi vợ chồng Phật tử ấy lại muốn mời một Linh Mục Công Giáo đến nâng đỡ tinh thần.

    Ông Lo 65 tuổi, không con cái. Bà Lo có được 5 người con từ đời chồng trước; tất cả đều đã có gia đình riêng, và tất cả đều quá nghèo túng nên không giúp được gì cho bố dượng và mẹ mình.

    Ông bà Lo nghèo tận cùng. Túp chòi lá của hai vợ chồng chỉ rộng có 7,5 mét vuông; sàn kết bằng nẹp tre, yếu đến nỗi oằn xuống khi có người bước lên. Bạn phải khéo léo đặt chân đúng vào những chỗ có đà chống đỡ bên dưới. Mái lá thủng lỗ chỗ, nên mặt trời chiếu xuyên qua khắp nơi. Hai ông bà không có mùng ngủ, không có hòm đựng quần áo, không một tấm chiếu sạch để mời khách ngồi. Cũng chẳng có xoong nồi hay bát đĩa, ly tách gì cả. Cứ tới mỗi bữa ăn, ông bà nhận được phần ăn từ một trong những người con; và ăn xong, chén đĩa lại được giao trả.

    Còn nhớ hồi tháng trước, Janty, một giảng viên Giáo Lý của chúng tôi, đã mời tôi đến thăm ông Lo. Khi gặp ông lần đầu, tôi hầu như không thể ngồi bên cạnh ông. Ông bốc một mùi hôi thối rất khó chịu. Khối hoại tử dưới bụng ông đã lan rộng và khoét sâu. Và đã ngót 6 tháng ông không thể ăn gì, chỉ uống một thứ nước chè mà bà Lo nấu bằng vỏ và lá cây.

    Tôi đề nghị đưa ông về Battambang, nơi chúng tôi có một Mái Ấm tiếp nhận những người bệnh. Tôi cũng dàn xếp để một số tình nguyện viên sẽ đưa ông Lo đi bệnh viện và được khám bệnh. Khi tôi gửi một tài xế đánh xe tới, không ai trong xóm chịu giúp một tay đỡ ông Lo lên xe. Anh Phannit, đặc trách giới trẻ của chúng tôi, đã phải một mình bế xốc ông già tội nghiệp. Những người hàng xóm chỉ đứng nhìn một cách hờ hững.

    - Con cảm thấy rất hạnh phúc ở đây ! Ông Lo thốt lên khi tôi đến ngồi bên ông tại Mái Ấm – Cha và bà con ở đây thật tốt với con. Các nhà sư của chúng con không bao giờ săn sóc con như thế này. Còn ở đây thì con được chùi rửa vết thương, lại được nuôi ăn hàng ngày nữa. Ông Lo vừa nói vừa đưa tay quệt mồ hôi rịn trên trán.
    Tôi vỗ vai ông:

    - Ồ không, ông đừng bao giờ nói rằng các nhà sư Phật Giáo không quan tâm. Này, đất nước đang còn trong thời gian hồi phục sau chiến tranh, và chính phủ không đủ sức để đáp ứng các nhu cầu của tất cả mọi người.

    - Nhưng cha thì khác. Thưa cha, con muốn trở thành một người Công Giáo.

    - Ha ha ! Tôi cười vang – Không đâu. Ông là Phật tử, đạo Phật rất tốt đẹp. Ông phải là một Phật tử tốt. Nếu ông thật sự muốn trở thành một Kitô hữu, chúng ta sẽ nói chuyện về điều đó sau. Hơn nữa, nếu ông nghĩ rằng ông phải theo tôn giáo của tôi chỉ bởi vì tôi đang giúp đỡ ông, thì tôi sẽ không đồng ý. Điều duy nhất tôi muốn ông làm bây giờ là nghỉ ngơi để hồi phục. Chúng tôi sẽ đưa ông đi bệnh viện để gặp bác sĩ.

    Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện rằng khối hoại tử của ông Lo đã biến thành ung thư và không còn hy vọng chữa trị. Rất buồn trước kết quả chẩn đoán này, tôi giữ ông Lo ở nán lại thêm ít ngày tại Mái Ấm. Tôi tự nhủ mình sẽ ghé thăm ông và pha trò cho ông được vui.

    Rồi đến một hôm, ông Lo quyết định trở về nhà. Ông nói:

    - Thưa cha, giá mà ở đây có nước chè, con sẽ ở lại đây mãi mãi. Con rất vui được ở đây, nhưng con cần phải trở về nhà vì con nhớ món nước chè lắm.

    Tuần sau đó, tôi ghé thăm ông Lo tại nhà ông.

    - Thưa Cha – ông nói – Con rất sung sướng được cha đến thăm. Cha đã quan tâm giúp đỡ con quá mức con dám mơ. Con không mong hơn gì nữa, cha ạ.

    Trước khi giã từ ông, tôi dúi vào tay bà Lo 2,5 đô la và nói:

    - Bà hãy mua thêm lá để vá những chỗ thủng trên mái nhà. Tôi thấy ông ấy nhìn lên các chỗ thủng và rất ưu tư. Có lẽ ông lo mùa mưa sắp đến...

    Chuyện là như thế. Giờ đây, sau khi lấy sách nguyện và dây các phép, tôi phóng nhanh đến nhà ông Lo.

    - Ông ấy mất rồi ! Một bà cụ thốt lên khi tôi vừa đến nơi.

    Tôi bước lên sàn tre, thận trọng từng bước một. Đầu tôi đụng phải xà nhà. Bà Lo ngồi bên cạnh chồng mình, đang được đắp trong tấm chăn của bệnh viện mà chúng tôi trao cho hôm ông trở về từ Battambang. Tôi chào bà theo cung cách người Campuchia và vỗ vai bà. Bà bắt đầu bật khóc.

    - Thưa cha, ông ấy vừa mới trút hơi tức thì đây thôi. Bà nói trong đầm đìa nước mắt.

    Tôi sờ trán ông Lo, vẫn còn nghe chút hơi ấm còn sót lại. Tôi quay ra nói với mọi người:

    - Thưa bà con cô bác, xin cho phép tôi dâng một lời nguyện Kitô giáo để cầu cho ông Lo, bởi vì ông ấy là bạn tôi.

    - Cha cứ việc làm thế, thưa cha. Họ trả lời.

    Sau khi dâng lời cầu nguyện, tôi gọi bà Lo và các bà con thân quyến đến. Tôi rảy nước thánh chúc lành cho họ. Rồi tôi thắp 3 cây nhang cắm bên thi hài người quá cố.

    - Thưa cha, chúng tôi xin ký thác cho cha và cộng đoàn Công Giáo việc ma chay đám này. Một ông già lên tiếng, với giọng van xin.

    Mới ít lâu trước đó, tôi trông thấy chính người đàn ông này là thủ lĩnh trong một vụ xô xát tôn giáo ở vùng này. Giờ đây, khuôn mặt tái nhợt của ông biểu lộ sự bất lực hoàn toàn. Tôi cảm thấy sửng sốt. Tại sao những người này muốn bỏ truyền thống Khmer trong một biến cố quan trọng như vậy được nhỉ ?

    - Bà nghĩ sao đây bà Lo ? Tôi hỏi.

    - Thưa cha, sao cũng được cha ạ. Chúng con để cha định liệu tất cả. Bà trả lời.

    Và mọi người đều đồng thanh rằng tốt hơn nên để cho bên Công Giáo lo việc ma chay và hoả táng. Ông già khi nãy lên tiếng giải thích:

    - Thưa cha, vợ chồng ông Lo quá nghèo. Chúng tôi không có đủ khả năng để làm các nghi thức theo truyền thống chúng tôi.
    Tôi nhận ra mối ưu tư của họ. Và tôi nói:

    - Nếu bà con lo lắng về cỗ quan tài, thì chúng tôi có mấy tấm ván ở Nhà Thờ có thể đóng quan tài được. Tôi sẽ yêu cầu ban Bác Ái Xã Hội của chúng tôi cho mượn xoong nồi, bát đĩa của Nhà Thờ. Chúng tôi sẽ cho mượn dàn âm thanh để bà con có thể chơi nhạc đám ma đúng theo truyền thống. Và tôi cũng sẽ sắp xếp để ban Bác Ái Xã Hội giúp cho đám ma này 20 kílô gạo. Tôi yêu cầu bà con tổ chức các nghi thức đám ma và hoả táng theo truyền thống Phật Giáo. Hãy mời các nhà sư đến cầu kinh cho ông Lo. Tôi mong tất cả bà con hàng xóm hãy giúp đỡ tang gia. Đừng như bữa trước, khi chúng tôi đưa ông Lo đi Battambang, không ai trong các bạn buồn giúp một tay; mọi người khi ấy chỉ đứng xa mà nhìn !

    - Chúng tôi sẽ cố gắng giúp, thưa cha. Họ đáp.

    Trong ánh mắt mọi người, tôi trông thấy sự đồng tình chấp nhận tất cả những gì tôi nói. Tôi gọi một chức sắc Giáo Dân của mình, trao cho chị 20.000 Riels ( tương đương với 5,13 đôla ) để phụ giúp về các chi phí. Chị kín đáo trao số tiền cho bà Lo.
    Nhưng thật khó mà giữ bất cứ gì kín đáo trong làng này. Bà Lo chạy lại với tôi để bày tỏ lòng biết ơn. Nắm những tờ giấy bạc giữa hai bàn tay ấp vào ngực, bà cầu phúc cho tôi trước đám đông:

    - Cầu chúc cha tiếp tục công việc tốt lành của cha. Cầu Trời Phật ban cho cha mạnh khỏe và bình an.
    - Sato, sato ! Tôi trả lời và mỉm cười chào bà theo cung cách Khmer.
    Mọi người xì xào:

    - Ồ, ông cha cũng biết nói "Sato, sato"

    Tôi trở về Nhà Thờ cùng với Phannit. Phannit nói: “Ở đây, ở làng này, Kitô hữu và Phật tử sống chung hài hoà. Chúng con làm việc với nhau và giúp đỡ nhau”.

    Dù rất mệt mỏi sau Tuần Thánh và Tết Khmer, tôi vẫn cảm thấy dạt dào niềm vui. Chính trong cảnh nghèo của mình, ông Lo đã cho tôi món quà Phục Sinh tuyệt đẹp.

    Hậu chú:

    Ít lâu sau những sự việc này, xe của cha T. đã vướng phải mìn trên một hành trình sứ vụ, và ngài đã ra đi vĩnh viễn trên mảnh đất Campuchia đầy cạm bẫy nhưng cũng đầy niềm vui dấn thân ấy.

    theo(huongvedaihoidanchua.net)

    thay đổi nội dung bởi: yeu thuong, 29-01-2010 lúc 02:16 PM
    Chữ ký của yeu thuong
    ĐIỀU ĐẸP Ý NGÀI, XIN DẠY CON THỰC HIỆN,
    BỞI NGÀI LÀ THIÊN CHÚA CỦA CON. (TV 143,10)

  2. Có 2 người cám ơn yeu thuong vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com