Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Sứ điệp Mùa Chay 2010 của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI

  1. #1
    Ti_Amo's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: Andre Trần An Dũng Lạc
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành phồ đêm đầy sao...
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,087
    Cám ơn
    9,008
    Được cám ơn 4,962 lần trong 1,011 bài viết

    Default Sứ điệp Mùa Chay 2010 của Đức Thánh Cha Benêđictô XVI

    VietCatholic News (07 Feb 2010 06:40)
    SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2010

    “Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện
    nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô” (x. Rm 3, 21-22)

    Anh Chị Em thân mến!

    Mỗi năm, vào dịp Mùa Chay, Giáo Hội lại mời gọi ta chân thành xem xét lại cuộc sống của mình dưới ánh sáng những lời dạy của Tin Mừng. Năm nay, tôi muốn đề nghị với anh chị em một vài suy tư về chủ đề lớn công bằng, bắt đầu từ khẳng định của Phao-lô:”Sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô" (x. Rm 3, 21-22).

    Công bằng: “dare cuique suum” (trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó)

    Trước hết, tôi muốn xem xét ý nghĩa của từ ngữ “công bằng”, trong sự sử dụng thông thường ngụ ý “trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó", theo thuật ngữ nổi tiếng của Ulpianus, một luật gia La Mã ở thế kỷ thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa cổ điển này không nêu rõ những gì “thuộc về người đó” cần được trả cho mỗi người. Điều mà con người cần nhất thì pháp luật lại không thể đảm bảo được cho người đó. Để sống cuộc sống đầy đủ, cần thiết một cái gì đó sâu sắc hơn, chỉ có thể được cấp như một món quà: ta có thể nói rằng con người sống bởi tình yêu mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể thông ban bởi vì Người đã tạo ra con người theo hình ảnh và họa ảnh của Người. Của cải vật chất chắc chắn là hữu ích và cần thiết – thật vậy, chính Chúa Giê-su đã chăm lo chữa các bệnh nhân, đã nuôi các đám đông đi theo Người và, chắc chắn, Người lên án sự dửng dưng mà ngày nay vẫn còn khiến cho hàng trăm triệu người phải chết vì thiếu thực phẩm, nước và thuốc men – thế nhưng, đức công bằng “phân phối” không trả cho con người toàn bộ những gì “thuộc về người đó”. Con người ta vốn đã cần cơm bánh, thì lại càng cần Thiên Chúa gấp bội. Thánh Augustinô nhận xét: “nếu công bằng là nhân đức trả cho mỗi người những gì thuộc về người đó… thì công bằng của con người ở đâu, khi mà con người đào thoát khỏi Thiên Chúa đích thực?” (De Civitate Dei, XIX, 21).

    Nguyên nhân của Bất công là gì?

    Thánh sử Mác-cô chép lại cho ta những lời sau đây của Chúa Giê-su trong cuộc tranh luận vào thời đó về những gì là tinh sạch và những gì là ô uế: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu” (Mc 7, 14-15; 20-21). Vượt quá vấn đề tức thời về thức ăn, ta có thể tìm thấy nơi phản ứng của những người Biệt phái một cám dỗ thường xuyên nơi con người: chỉ ra nguồn gốc của sự dữ nơi một nguyên nhân bên ngoài. Nhiều ý thức hệ hiện đại tận căn gốc giả định trước rằng: vì sự bất công đến “từ bên ngoài”, nên để cho công bằng ngự trị, chỉ cần loại bỏ các nguyên nhân bên ngoài ngăn cản việc thực hiện công bằng là đủ. Cách suy nghĩ này – Chúa Giê-su cảnh báo – là ngây thơ và thiển cận. Sự bất công, hậu quả của sự dữ, không chỉ đến từ những nguyên nhân bên ngoài; nguồn gốc bất công nằm trong tâm hồn con người, nơi tìm thấy những hạt giống của một sự cộng tác bí ẩn với sự dữ. Tác giả Thánh vịnh cay đắng thừa nhận điều này: “Người thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 51,7). Thậy vậy, con người trở nên yếu đuối bởi một ảnh hưởng mãnh liệt, làm thương tổn khả năng hiệp thông với người khác. Tự bản chất, vốn mở ra cho sự chia sẻ tự do, con người lại khám phá nơi mình một trọng lực lạ làm cho con người khép kín nơi chính mình, và khẳng định mình ở trên và đối kháng với những người khác: đây chính là sự ích kỷ, hậu quả của tội nguyên tổ. A-đam và E-và, bị sự dối trá của Satan quyến rũ, chụp lấy trái cây huyền bí bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa, đã thay thế lôgích tin tưởng vào Tình Yêu bằng lôgích nghi ngờ và cạnh tranh; thay thế lôgích đón nhận và mong chờ trong sự tin tưởng nơi Ai Khác bằng lôgích cướp đoạt và tự tung tự tác (x. Stk 3, 1-6) để rồi cảm nghiệm hậu quả là một cảm giác lo âu và bất an. Làm thế nào con người có thể tự giải thoát khỏi xu hướng ích kỷ này và cởi mở bản thân cho tình yêu?

    Công bằng và Sedaqah

    Tại tâm điểm sự khôn ngoan của Ít-ra-en, ta tìm ra một mối liên hệ sâu xa giữa niềm tin vào vị Thiên Chúa “nâng kẻ yếu đuối lên từ bụi đất” (Tv 113, 7) và sự công bằng đối với cận nhân. Từ trong tiếng Híp-ri chỉ nhân đức công bằng, sedaqah, diễn tả nhân đức này một cách tuyệt vời. Quả thế, sedaqah, một mặt, nghĩa là chấp nhận hoàn toàn ý muốn Thiên Chúa của Ít-ra-en; mặt khác, sự công bằng đối với cận nhân (x. Xh 20, 12-17), đặc biệt là đối với người nghèo khổ, ngoại kiều, kẻ mồ côi và người góa bụa (x. Đnl 10, 18-19). Nhưng hai ý nghĩa này được liên kết với nhau bời vì, đối với người Ít-ra-en, cho người nghèo chỉ là hoàn lại những gì họ nợ Thiên Chúa, Đấng chạnh thương trước sự khốn quẫn của dân Người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà việc ban Lề Luật cho Môisê, ở núi Sinai, đã diễn ra sau cuộc vượt qua Biển Đỏ. Việc lắng nghe Lề Luật tiên vàn đòi hỏi phải có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng đầu tiên đã “nghe tiếng kêu” của dân Người và đã “xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập” (x. Xh 3, 8). Thiên Chúa lưu tâm đến tiếng kêu của những người cùng khốn và, ngược lại, đòi hỏi được lắng nghe: Người đòi công lý cho người nghèo (x. Hc 4, 4-5.8-9), ngoại kiều (x.Xh 22, 20), người nô lệ (x. 15, 12-18). Để bước vào trong sự công bằng, cần phải rời khỏi ảo tưởng tự mãn, sự khép kín sâu xa, chính là nguồn gốc bất công. Nói cách khác, điều cần thiết là một cuộc “xuất hành” còn sâu xa hơn cả cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đã thực hiện với Môisê, một cuộc giải phóng tâm hồn, mà Lề Luật tự sức nó vô phương thực hiện. Như thế, liệu con người có còn một niềm hy vọng nào cho công lý không?

    Chúa Kitô, Công lý của Thiên Chúa

    Tin Mừng Kitô giáo trả lời là có trước sự khao khát công lý của con người, như Thánh Phaolô khẳng định trong Thư gửi tín hữu Rôma: “Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật… người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai. Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Ki-tô Giê-su. Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin” (3, 21-25). Thế thì, công lý của Chúa Kitô đâu? Trước tiên, đó là một công lý xuất phát từ ân sủng, nơi con người không tự cứu độ, không tự cứu chữa cho chính mình và cứu chữa những người khác. Sự kiện việc thục tội được thực hiện trong “máu” của Chúa Kitô có nghĩa rằng những lễ hy sinh của con người không giải thoát con người khỏi gánh nặng của những lỗi lầm của mình, nhưng nhờ hành vi yêu thương của Thiên Chúa là Đấng tự cởi mở cho đến tột độ, cho đến độ mang nơi bản thân Người “lời nguyền” đã được dành cho con người để trả lại cho con người “phúc lành” của Thiên Chúa (x. Gl 3, 13-14). Nhưng điều này gây nên ngay lập tức một sự phản đối: đây là loại công lý nào khi mà người công chính chết cho kẻ có tội và kẻ có tội lại lãnh nhận phúc lành thuộc về người công chính? Phải chăng điều này không có nghĩa là mỗi người lãnh nhận cái trái ngược với “những gì thuộc về người đó”? Trên thực tế, ở đây, ta khám phá ra công lý của Thiên Chúa khác biệt sâu xa với công lý của con người. Thiên Chúa đã trả thay cho ta cái giá trao đổi nơi người Con của Người, một giá thực sự quá mức. Trước công lý của Thập Giá, con người có thể nổi loạn vì công lý này cho thấy con người không phải là một hữu thể tự túc, nhưng cần đến Một Ai Khác để tự thể hiện bản thân một cách trọn vẹn. Hoán cải theo Chúa Kitô, tin vào Tin Mừng, cuối cùng ra nghĩa là thế này: thoát ra khỏi cái ảo tưởng tự mãn, khám phá và chấp nhận sự cần thiết của mình – cần thiết người khác và Thiên Chúa, sự cần thiết ơn tha thứ của Người và tình bằng hữu với Người. Như thế, ta hiểu rằng đức tin hoàn toàn không phải là điều gì đó tự nhiên, dễ dãi, hiển nhiên: cần khiêm tốn để chấp nhận rằng Một Ai Khác giải thoát tôi khỏi “cái tôi”, ban cho tôi cách nhưng không “cái của Người đó”. Điều này được thực hiện một cách đặc biệt trong các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Nhờ hành động của Chúa Kitô, ta có thể bước vào trong một công lý “lớn nhất”, công lý của tình yêu (x. Rm 13, 8-10), công lý mà, trong mọi trường hợp, đều tự coi mình là người mang nợ hơn là chủ nợ, bởi vì đã lãnh nhận nhiều hơn những gì mình có thể mong đợi. Được củng cố bằng chính kinh nghiệm này, người Kitô hữu được mời gọi đóng góp vào việc xây dựng những xã hội công bằng nơi mà tất cả mọi người đều lãnh nhận cái cần thiết để sống theo phẩm giá đích thực của nhân vị và là nơi mà công bằng được sinh động hóa bởi tình yêu.

    Anh chị em thân mến, Mùa Chay lên đến đỉnh cao trong Tam nhật Vượt qua, trong đó, cả năm nay nữa, ta sẽ cử hành mầu nhiệm công lý của Thiên Chúa – sự tròn đầy đức ái, sự trao ban, ơn cứu độ. Ước gì thời gian sám hối này, đối với mỗi người Kitô hữu, là một khoản thời gian hoán cải đích thực và hiểu biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Kitô đã đến để thực hiện mọi công lý. Với những tâm tình này, tôi thân ái ban Phép lành Tông đồ cho tất cả anh chị em.

    Từ Vatican, 30 tháng 10 năm 2009

    ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ

    (Đan Quang Tâm dịch)
    + ĐGH Benêđictô XVI
    Chữ ký của Ti_Amo
    chung thập giá,
    chung muôn tâm tư,
    chung niềm vui ngày vinh thắng

  2. Có 3 người cám ơn Ti_Amo vì bài này:


  3. #2
    Hai Lua's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2009
    Tên Thánh: Bernadette
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 156
    Cám ơn
    643
    Được cám ơn 785 lần trong 145 bài viết

    Default Sứ Điệp Mùa Chay 2010

    SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2010 CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI
    “Công lý của Thiên Chúa được biểu lộ
    qua niềm tin vào Đức Giêsu Kitô”
    (Rm 3, 21-22)


    Anh chị em thân mến,
    Mỗi năm, vào Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta chân thành nhìn lại cuộc sống của mình dưới ánh sáng những giáo huấn của Tin Mừng. Năm nay, tôi muốn gởi đến anh chị em đôi điều suy tư về một vấn đề quan trọng là công lý, khởi đi từ khẳng định của thánh Phaolô: “Công lý của Thiên Chúa được biểu lộ qua niềm tin vào Đức Ki tô”(Rm 3, 21-22).

    Công lý: “dare cuique suum”

    Trước hết, tôi muốn nói đến ý nghĩa của từ “công lý”. Theo nghĩa thường dùng, công lý có nghĩa là “trả lại cho mỗi người những gì thuộc về họ”, như một câu nói nổi tiếng của Ulpian, một luật sư Roma ở thế kỷ thứ III. Tuy nhiên, trong thực tế, định nghĩa cổ điển này không chỉ rõ ra “những gì thuộc về,” phải được trao trả lại cho mỗi người, là những gì. Điều con người cần nhất không thể được đảm bảo bởi luật pháp. Để con người có thể sống cuộc đời mình trọn vẹn, cần có một điều gì đó thật sự là thiết thân gần gũi với họ và được trao cho họ như là một quà tặng. Chúng ta có thể nói rằng con người sống được là nhờ tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu ấy chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể truyền ban cho con người, bởi lẽ chính Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa. Những tiện nghi vật chất thì hữu dụng và cần thiết - vì thật ra, chính Đức Giêsu cũng đã quan tâm đến việc chữa lành cho người bệnh, nuôi ăn cho đám đông đi theo người; và chắc rằng Người cũng kết án sự thờ ơ lãnh đạm trong thời đại hôm nay, là thái độ đã khiến cho hàng trăm triệu người phải chết đói vì thiếu thức ăn, nước uống và thuốc men – tuy nhiên, công lý theo kiểu phân phát như thế, không thể nào trao lại cho con người tất cả “những gì thuộc về họ.” Con người cần có cơm bánh, nhưng con người còn cần Thiên Chúa hơn cả cơm bánh. Thánh Augustine nói rằng: “Nếu công lý hệ ở việc trao cho con người tất cả những gì thuộc về họ… thế thì, đâu là công lý khi con người trốn bỏ một Thiên Chúa chân thực?”(De Civitate Dei, XIX, 21).

    Đâu là nguồn gốc của bất công?

    Thánh sử Mác-cô tường thuật những lời sau đây của Đức Giêsu, những lời được đưa vào trong cuộc tranh luận liên quan đến việc thanh sạch hay không thanh sạch: “Chẳng có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế… Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu” (Mc 7, 14-15, 20-21). Vượt qua câu hỏi trực tiếp liên quan đến vấn đề đồ ăn thức uống, chúng ta có thể xét đến phản ứng của những người Pharisiêu về một cám dỗ thường trực trong con người, đó là: đặt nguồn gốc của sự dữ nơi một duyên do nằm bên ngoài con người. Nhiều ý thức hệ hiện đại chìm sâu trong giả định rằng: bởi vì công lý “đến từ bên ngoài”, cho nên để ủng hộ công lý, chỉ cần loại bỏ đi những nguyên nhân bên ngoài làm cản trở việc thực thi công lý là đủ. Đức Giêsu cảnh báo rằng lối suy nghĩ này là ngây ngô và thiển cận. Bất công, kết quả của sự dữ, không có những nguồn gốc hoàn toàn ngoại tại. Nguồn gốc của bất công nằm sâu trong cõi lòng con người, nơi đó, người ta có thể nhìn thấy những mầm mống của việc con người bắt tay cộng tác với sự dữ. Tác giả Thánh Vịnh đã đau xót nhận ra điều này: “Ngài thấy cho, lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai”(Ps 51, 7). Quả thế, con người trở nên yếu đuối trước những ảnh hưởng dồn dập, là những điều làm thương tổn khả năng của họ trong việc bước vào một sự thông hiệp với người khác. Tự bản chất, con người là hữu thể luôn mở ra để tự do chia sẻ; thế nhưng con người lại nhìn thấy bên trong mình một sức nặng kỳ lạ, là điều khiến họ ngoãnh mặt đi và khẳng định mình bên trên người khác và chống lại người khác. Đây chính là chủ nghĩa ích kỷ, là kết quả của tội nguyên tổ. Adam và Eva, bị lừa dối bởi Satan, bằng việc hái trái cấm và chống lại lệnh của Thiên Chúa, đã thay thế năng động của sự tin tưởng vào Tình Yêu bằng năng động của việc nghi ngờ và tranh chấp, thay thế năng động của việc lãnh nhận và tin tưởng chờ đợi nơi người khác bằng năng động của việc rượt đuổi trong âu lo và lao tác chỉ dựa vào chính mình (x. St 3, 1-6)... kết quả là họ luôn phải sống với cảm giác bất an và không chắc chắn.
    Làm sao để con người có thể giải phóng mình khỏi những ảnh hưởng ích kỷ này và cởi mở mình ra với tình yêu?

    Công lý và Sedaqah

    Tại tâm điểm sự khôn ngoan của Israel, chúng ta nhìn thấy một mối liên kết sâu xa giữa niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng “cất nhắc người nghèo túng từ đống phân tro”(Tv 113, 7) với công lý hướng đến những người thân cận. Từ Do Thái dùng để chỉ về công lý, về đức công chính, sedaqua, diễn tả điều này rất hay. Thực vậy, Sedaqua, một mặt nói đến sự chấp nhận hoàn toàn ý định của Thiên Chúa của Israel, mặt khác diễn tả sự công bình trong tương quan với những người thân cận (x. Xh 20, 12-17), đặc biệt là những người nghèo, khách ngoại kiều, côi nhi và quả phụ (x. Đnl 10, 18-19). Thế nhưng hai nghĩa này được liên kết với nhau là bởi lẽ, theo người Israel, trao ban cho người nghèo không gì khác hơn là trả lại những gì thuộc về Thiên Chúa, Đấng đã dủ lòng thương xót trước những thống khổ cơ cực của dân Người. Không phải là tình cờ mà những bia đá của Luật Sinai được trao cho Môi sê ngay sau khi dân Chúa vượt qua Biển Đỏ. Việc lắng nghe những luật ấy giả định trước một niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng trước tiên đã “nghe lời than khóc” của dân Người và đã “xuống để giải thoát họ khỏi tay người Ai cập”(x. Xh 3, 8). Thiên Chúa đã để tâm đến tiếng kêu khóc của dân nghèo, và đổi lại, Thiên Chúa đòi người ta phải biết lắng nghe: Ngài đòi công lý cho những người nghèo (x. Sr 4, 4-5, 8-9) người ngoại kiều (x. Xh 22, 20), người nô lệ (Đnl 15, 12-18). Để bước vào trong công lý, điều cần thiết là phải bỏ đi ảo tưởng về sự tự đủ, là duyên do sâu xa của việc đóng kín mình lại, là cội rễ của mọi bất công. Nói cách khác, điều cần thiết là phải làm một cuộc “xuất hành” sâu xa hơn nữa so với cuộc xuất hành mà Thiên Chúa đã thực hiện qua Môi sê, một sự giải phóng của con tim, là điều mà chỉ dựa trên luật lệ thì không thể nào nhận ra được.
    Thế thì con người có chút hy vọng gì vào công lý chăng?

    Đức Ki tô, Công Lý của Thiên Chúa

    Tin Mừng Kitô giáo đáp ứng cách tích cực trước cơn khát công lý của con người, như Thánh Phaolô đã khẳng định trong lá thư gởi cho các tín hữu Roma: “Nhưng ngày nay, công lý của Thiên Chúa đã được thể hiện mà không cần đến Luật Mô-sê… người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Tất cả những ai tin đều được như thế, bất luận là ai. Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không, nhờ công trình cứu chuộc thực hiện trong Đức Ki-tô Giê-su. Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin.” Thế thì, đâu là công lý của Đức Kitô? Trên hết tất cả, đó là công lý đến từ ân sủng, nơi đó, không phải con người tự làm cho mình sửa đổi, tự chữa lành cho mình và cho người khác. Sự thật là việc “xá tội” bắt nguồn từ “Máu” của Đức Kitô. Điều ấy nhấn mạnh rằng không phải chính những hy lễ của con người có thể giải phóng con người khỏi sức nặng của những lỗi lầm họ đã phạm, nhưng chính hành động yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã khơi mở chính mình ra đến mức độ thậm chí mang lấy nơi mình “án phạt” của con người, để nhờ đó trả lại cho con người “sự chúc phúc” của Thiên Chúa (x. Gal 3, 13-14).
    Thế nhưng điều này ngay lập tức gặp phải một khó khăn: Đây là công lý kiểu gì mà người công chính chết cho kẻ tội nhân để kẻ tội nhân được nhận lại phúc lành vốn thuộc về người công chính? Như thế hóa ra mỗi người nhận lãnh phần ngược lại so với những gì “thuộc về mình” chăng? Thực tế, ở đây chúng ta khám phá ra công lý của Thiên Chúa, là điều quá sức khác biệt so với công lý của con người. Nơi Người Con của mình, Thiên Chúa đã trả giá để chuộc lại chúng ta, cái giá thật sự là quá đắt. Trước khi có công lý của Thập giá, nhiều người có thể phản đối với mạc khải rằng làm sao một người không phải là một hữu thể tự đủ mà phải cần đến Một Người Khác để hiện thực hóa trọn vẹn con người mình. Hoán cải theo Đức Kitô, tin vào Tin Mừng, tuyệt đối có nghĩa là: thoát ra khỏi ảo tưởng tự đủ để khám phá và chấp nhận nhu cầu của chính mình, nhu cầu hướng về người khác và hướng về Thiên Chúa, nhu cầu cần đến sự tha thứ và tình bạn của Thiên Chúa.
    Như thế, chúng ta hiểu được tại sao đức tin thì hoàn toàn khác với những thực tại thuộc về tự nhiên, rõ ràng, hay thuộc về những cảm xúc tốt lành: sự khiêm tốn đòi tôi phải chấp nhận rằng tôi cần đến Người Khác để giải phóng tôi khỏi “những gì thuộc về tôi”, để nhờ đó tôi được trao ban cho cách nhưng không “những gì thuộc về Người”. Điều này diễn ra đặc biệt trong Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Với lòng biết ơn đối với hành động của Đức Kitô, chúng ta có thể bước vào trong công lý vĩ đại nhất, đó chính là công lý của tình yêu (x. Rm 13, 8-10), là công lý giúp chúng ta nhìn nhận mình trong mọi trường hợp như là một người mang nợ hơn là một chủ nợ, bởi vì chúng ta đã được lãnh nhận nhiều hơn mong đợi của mình rất nhiều. Được thêm sức bởi kinh nghiệm này, người Kitô hữu được thôi thúc để góp phần tạo nên những xã hội có công lý, nơi đó mọi người có thể nhận được tất cả những gì cần thiết để sống đúng theo phẩm giá thích hợp của một con người, và nơi ấy công lý được trao ban sức sống bởi tình yêu.

    Anh chị em thân mến,
    Mùa Chay đạt đến đỉnh cao trong Tam Nhật Thánh. Trong Tam Nhật Thánh năm nay cũng thế, chúng ta cử hành tôn vinh công lý của Thiên Chúa, sự tròn đầy của đức bác ái, của ân sủng và của sự cứu độ. Ước gì mùa thống hối này trở nên cho mỗi người tín hữu chúng ta khoảng thời gian của một sự hoán cải chân thực và của một sự hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng đã đến để hoàn tất công lý. Với ý hướng này, tôi ưu ái gởi đến tất cả các bạn Phép Lành Tòa Thành.
    Từ Vatican, 30.10.2009
    Biển Đức XVI

    (Nguồn : Radio Vatican
    Chuyển ngữ : Lưu Minh Gian)


    Chữ ký của Hai Lua
    XIN CHO CON BIẾT MẾN YÊU VÀ PHỤNG SỰ CHÚA TRONG MỌI NGƯỜI

  4. Có 4 người cám ơn Hai Lua vì bài này:


  5. #3
    lanhvananh's Avatar

    Tuổi: 48
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Cẩm Mỹ - Đồng Nai 310 năm
    Bài gởi: 181
    Cám ơn
    506
    Được cám ơn 411 lần trong 133 bài viết

    Default

    - Nơi Người Con của mình, Thiên Chúa đã trả giá để chuộc lại chúng ta, cái giá thật sự là quá đắt. Trước khi có công lý của Thập giá, nhiều người có thể phản đối với mạc khải rằng làm sao một người không phải là một hữu thể tự đủ mà phải cần đến Một Người Khác để hiện thực hóa trọn vẹn con người mình. Hoán cải theo Đức Kitô, tin vào Tin Mừng, tuyệt đối có nghĩa là: thoát ra khỏi ảo tưởng tự đủ để khám phá và chấp nhận nhu cầu của chính mình, nhu cầu hướng về người khác và hướng về Thiên Chúa, nhu cầu cần đến sự tha thứ và tình bạn của Thiên Chúa.
    - Xin Thiên Chúa ban thêm lòng can đảm, ban thêm lòng hoán cải để con người được nhận ra giá trị đích thực của bản thân mình ngỏ hầu qua mỗi ngày sống biết tạ ơn, biết tôn thờ Thiên Chúa và sống yêu thương anh em đồng loại chung quanh! Amen.
    Chữ ký của lanhvananh
    Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi (2 Cr 5, 14)

  6. Có 2 người cám ơn lanhvananh vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com