Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Sứ Điệp Của ĐTC Nhân Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi Lần Thứ 47

  1. #1
    Hai Lua's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2009
    Tên Thánh: Bernadette
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 156
    Cám ơn
    643
    Được cám ơn 785 lần trong 145 bài viết

    Default Sứ Điệp Của ĐTC Nhân Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi Lần Thứ 47

    SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI
    NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU CHO ƠN GỌI LẦN THỨ 47


    25.04.2010 – CHÚA NHẬT THỨ IV PHỤC SINH



    CHỦ ĐỀ : “CHỨNG TÁ ĐÁNH THỨC ƠN GỌI”.

    Kính thưa quý chư huynh trong hàng Giám Mục và Linh Mục
    Anh chị em thân mến


    Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh tới đây, ngày 25.04.2010, Lễ Chúa Chiên Lành, là ngày thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 47. Nhân dịp này, tôi muốn mời gọi các bạn suy tư về một chủ đề hết sức thích hợp trong Năm Thánh Linh mục này: “Chứng tá đánh thức ơn gọi”.

    Hoa quả của những nỗ lực cổ võ ơn gọi của chúng ta phụ thuộc trước hết vào hành động tự do của Thiên Chúa; tuy nhiên, như kinh nghiệm mục vụ đã xác chuẩn, hoa quả ấy cũng được hỗ trợ bởi chất lượng và chiều sâu từ chứng tá của những người đã đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa và bước vào trong đời sống linh mục hay đời sống tu trì, những chứng tá từ cá nhân cũng như từ cộng đoàn. Bởi lẽ, chứng tá của những người sống ơn gọi có thể đánh thức nơi người khác một ước ao đáp trả cách quảng đại lời mời gọi của Đức Kitô. Vì vậy, chủ đề này có liên hệ chặt chẽ với đời sống và sứ vụ của các linh mục cũng như của những người sống đời thánh hiến. Do đó, tôi muốn mời gọi tất cả những người đã được Thiên Chúa kêu gọi vào làm việc trong vườn nho của Người làm mới lại sự đáp trả trung tín của họ, đặc biệt là trong năn Thánh Linh Mục mà tôi đã tuyên bố khai mạc nhân kỷ niệm thứ 150 năm ngày qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars, Đấng là một mẫu gương cho các linh mục và mục tử của mọi thời đại.

    Trong Cựu Ước, các ngôn sứ biết rằng họ được kêu gọi để làm chứng tá cho sứ điệp mà họ loan báo bằng chính đời sống của họ. Họ được chuẩn bị để đối mặt với những hiểu lầm, từ chối và bách hại. Nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao cho họ thôi thúc họ dấn thân hoàn toàn, như có một “ngọn lửa thiêu” trong tim họ, ngọn lửa không thể nào nén chịu được (x. Gr 20, 9). Kết quả là họ được chuẩn bị để trao trọn trong bàn tay Thiên Chúa không chỉ giọng loan báo, nhưng còn là trọn vẹn con người của họ. Đến thời viên mãn, Đức Giêsu được Chúa Cha sai đến (Ga 5, 36) để làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể con người, không phân biệt một ai, nhất là những người hèn kém nhất, những người tội lỗi, những người bị dạt ra bên lề xã hội, những người nghèo. Đức Giêsu là chứng tá tuyệt hảo về Thiên Chúa và về mối bận tâm của Người trong việc mang ơn cứu độ đến cho toàn nhân loại. Tại buổi bình minh của thời đại mới, Gioan Tẩy Giả, bằng việc dâng hiến trọn vẹn cuộc sống mình để dọn đường cho Đức Kitô, đã làm chứng rằng lời hứa của Thiên Chúa đã thành hiện thực nơi Người Con của Đức Maria thành Nazareth. Thấy Đức Giêsu tiến đến dòng sông Giordan nơi mình đang làm phép rửa, Gioan đã giới thiệu về Người cho các môn đệ của mình như là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1, 29). Chứng từ của ông mạnh mẽ đến độ hai môn đệ của ông “nghe ông nói như thế, họ bước theo Đức Giêsu” (Ga 1, 37).

    Tương tự như thế, ơn gọi đến với Phêrô ngang qua chứng tá của người anh em của ông là An-rê, như chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng Gioan. Người này sau khi gặp được vị Thầy, đã chấp nhận lời mời gọi và ở lại với Người, đã cảm thấy nhu cầu cần phải lập tức chia sẻ với Phêrô những gì mình khám phá được từ việc “ở lại” với Thiên Chúa: “Chúng tôi đã thấy Đấng Mêsia (nghĩa là Đức Kitô). Sau đó, ông dẫn Phêrô đến với Đức Giêsu”(Ga 1, 41-42). Cũng thế trong trường hợp của Nathanael, Bartholomeo, nhờ lời chứng của một môn đệ khác là Philiphe, người đã vui mừng báo cho họ một khám phá lớn lao: “Chúng tôi đã nhìn thấy Đấng mà Môsê và các Ngôn Sứ đã viết, đó là Giêsu thành Nazareth, con của Giuse”(Ga 1, 45)...

    Sáng kiến tự do và ân sủng của Thiên Chúa gặp gỡ và thách đố trách nhiệm của những ai đã chấp nhận lời mời gọi của Người: bằng chứng tá của mình, họ phải trở nên những khí cụ cho lời mời gọi thánh thiêng của Thiên Chúa. Điều này cũng diễn ra trong Giáo Hội ngày nay: Thiên Chúa dùng chính những chứng tá của các linh mục, những người sống trung tín với sứ vụ của mình, để đánh thức những ơn gọi linh mục và tu trì mới cho việc phục vụ Dân Thiên Chúa. Vì lẽ đó, tôi muốn đề cập đến ba khía cạnh trong đời sống của một linh mục, mà theo tôi, là thiết yếu cho một chứng tá linh mục hữu hiệu.

    Yếu tố nền tảng và hữu hình nơi mỗi ơn gọi linh mục và ơn gọi sống đời dâng hiến là tình bạn với Đức Kitô. Đức Giêsu đã sống trong sự kết hợp liên lỉ với Cha, và điều này đã đánh thức nơi các môn đệ ước ao được sống kinh nghiệm ấy. Từ nơi Người, họ học cách sống trong sự kết hợp và đối thoại không ngừng với Thiên Chúa. Nếu một linh mục là một “người của Chúa”, người thuộc về Chúa và là người giúp người khác nhận biết và yêu mến Chúa, linh mục không thể bỏ qua việc vun trồng một sự thân thiết sâu đậm với Chúa, ở lại trong tình yêu của Chúa, và kiến tạo nên một không gian riêng để có thể lắng nghe Lời của Người. Cầu nguyện là hình thức chứng tá đầu tiên có thể đánh thức nhiều ơn gọi khác. Giống như thánh An-rê Tông đồ, người nói với người anh em của mình rằng chính ông đã đến và đã nhận biết Thầy mình, cũng thế, bất cứ người nào muốn trở nên môn đệ và là người làm chứng về Đức Kitô phải “nhìn thấy” Người bằng kinh nghiệm cá nhân, phải đến với Người và nhận biết Người, phải học để yêu mến và ở lại với Người.

    Một khía cạnh khác trong đời sống thánh hiến linh mục và tu trì là sự dâng tặng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông Đồ đã viết: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em”(1 Ga 3, 16). Bằng những lời này, Thánh nhân mời gọi các môn đệ mang lấy tâm tình của Đức Giêsu, Đấng trong suốt cuộc đời mình đã hoàn toàn thực hiện ý muốn của Cha, cho đến hy lễ cao vời cuối cùng là hiến dâng chính mình trên Thập Giá. Chính đây là sự thể hiện trọn vẹn nhất lòng nhân từ của Thiên Chúa, một tình yêu nhân từ vượt qua mọi tối tăm của sự dữ, của tội lỗi, và của cái chết. Hình ảnh Đức Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, đứng lên rời khỏi bàn, cởi áo ngoài ra, bưng lấy chậu nước, cúi mình xuống để rửa chân cho các môn đệ, diễn tả ý nghĩa của việc phục vụ và trao ban, đã được thể hiện trong suốt cuộc đời của Người, trong sự vâng phục Thánh Ý của Cha (x. Ga 13, 3-15). Bước theo Đức Giêsu, những người được mời gọi sống đời dâng hiến phải làm hết sức mình để minh chứng rằng mình đã dâng hiến trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa. Đây là nguồn cội để những người sống đời dâng hiến có khả năng trao hiến chính mình cho những ai được Thiên Chúa trao phó cho mình trong sứ vụ mục tử. Nhờ đó, những người sống ơn gọi linh mục và dâng hiến có thể sống với một sự dâng hiến trọn vẹn, liên lỉ và trung tín, với niềm vui biến mình trở nên một người bạn đồng hành trên chuyến hành trình của rất nhiều những anh chị em của mình. Nhờ sự đồng hành ấy, nhiều người cũng có thể mở ra trước cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, để Lời của Người có thể trở nên ánh sáng soi dẫn từng bước đi của họ. Lịch sử của mỗi ơn gọi hầu như đều gắn liền với chứng tá của một linh mục, người đã vui tươi sống và dâng hiến chính mình cho những anh chị em của mình vì lợi ích của Nước Thiên Chúa. Nguyên do là chính sự hiện diện gần gũi và những lời chứng của linh mục có khả năng gợi lên những câu hỏi và dẫn đưa người ta đến những quyết định cuối cùng.[1]

    Khía cạnh thứ ba, điều thiết yếu làm nên con người linh mục và người sống đời dâng hiến, là đời sống hiệp thông. Đức Giêsu đã chỉ ra rằng dấu chỉ để nhận ra kẻ muốn trở thành môn đệ của Người đó là một sự hiệp thông sâu thẳm trong tình yêu “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, đó là anh em yêu thương nhau”(Ga 13, 35). Trong một cách thế đặc biệt, linh mục phải là một con người của tình hiệp thông, phải mở ra với hết mọi người, có khả năng tập họp lại nơi mình đàn chiên mà Thiên Chúa tốt lành đã trao phó cho mình, có khả năng giúp đỡ họ vượt qua những chia cách, chữa lành những rạn vỡ, giải quyết những xung đột và hiểu lầm, tha thứ bỏ qua những điều phật ý. Vào tháng 7.2005, trong lần nói chuyện với hàng giáo sĩ ở Aosta, tôi đã ghi nhận rằng: nếu một người trẻ nhìn thấy những linh mục sống cô lập và buồn rầu, họ sẽ không được khích lệ để bước theo gương sống của những linh mục ấy. Họ sẽ phải lưỡng lự ngại ngần nếu họ được chỉ cho thấy rằng đó chính là tương lai của một linh mục! Thay vào đó, họ cần được thấy gương mẫu của một sự hiệp thông trong đời sống, là điều minh chứng cho họ vẻ đẹp của việc trở nên một linh mục. Chỉ khi đó một người trẻ mới có thể nói “Vâng, đây sẽ là tương lai của tôi, tôi có thể sống như thế này…”[2]. Công Đồng Vatican II khi nói về chứng tá và việc đánh thức ơn gọi, đã nhấn mạnh đến mẫu gương bác ái và sự cộng tác huynh đệ mà các linh mục phải thực hiện.[3]

    Đến đây, tôi muốn nhắc lại những điều mà Vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi là Đức Gioan Phaolo II đã viết: “Chính đời sống của các linh mục, chính sự dâng hiến vô điều kiện của họ cho đoàn chiên của Thiên Chúa, chính chứng tá về sự phục vụ trong yêu thương họ dành cho Thiên Chúa và cho Giáo hội – một chứng tá được đánh dấu bởi sự tự do lựa chọn Thập Giá trong tinh thần hy vọng và trong niềm vui Phục sinh – chính sự hợp nhất huynh đệ và nhiệt huyết của họ đối với công cuộc loan báo Tin Mừng cho thế giới… là những nhân tố đầu tiên và có tính quyết định nhất trong việc làm nảy sinh những ơn gọi”.[4] Có thể nói rằng những ơn gọi linh mục được sinh ra trong mối liên hệ mật thiết với các linh mục, như một di sản quý giá được trao ban bởi lời giảng dạy, bởi gương sáng và bởi trọn vẹn cách sống của một linh mục.

    Với đời sống tu trì cũng thế. Chính đời sống của những người nam nữ tu sĩ loan báo về tình yêu của Đức Kitô, những khi họ bước theo Người với một sự trung tín hoàn toàn theo Tin Mừng và vui mừng nhận lấy làm của mình những tiêu chuẩn hành xử và xét đoán theo Tin Mừng. Họ trở nên những “dấu chỉ ngược ngạo” cho thế gian, cho những người thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ theo lối duy vật, theo chủ nghĩa cá nhân và quy ngã. Bằng việc để cho mình được chinh phục hoàn toàn bởi Thiên Chúa qua việc từ bỏ chính mình, sự trung tín của họ và sự mạnh mẽ trong việc sống đời chứng tá của họ liên tục gợi lên trong con tim của những người trẻ ước ao bước theo Đức Giêsu theo một cách thức quảng đại và trọn vẹn. Bắt chước Đức Giêsu khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, và trung tín với Người: đây chính là lý tưởng của đời sống tu trì, một lời chứng hùng hồn về sự ưu việt tuyệt đối của Thiên Chúa trong đời sống và trong lịch sử nhân loại.

    Mỗi linh mục, mỗi người sống đời dâng hiến, khi sống trung tín với ơn gọi của mình, thông truyền niềm vui của việc phục vụ Đức Kitô và mời gọi mọi Kitô hữu đáp trả lại lời mời gọi nên thánh, là lời mời gọi dành cho tất cả mọi người. Kết quả là, để thúc đẩy ơn gọi theo sứ vụ linh mục và theo đời thánh hiến, để việc quảng bá ơn gọi trở nên mạnh mẽ và hữu hiệu hơn, một cách thiết yếu cần phải có gương mẫu của những người đã đáp lời “Xin Vâng” với Chúa và với kế hoạch của Chúa cho cuộc đời của mỗi cá nhân. Chứng tá cá nhân, phù hợp với chọn lựa nền tảng và chắc chắn, sẽ khích lệ người trẻ thực hiện những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của họ. Những ai giúp đỡ người trẻ cần có những kỹ năng để gặp gỡ và đối thoại, là những điều hữu ích để soi sáng cho họ và đồng hành với họ. Trên tất cả, lời chứng mạnh nhất chính là đời sống gương mẫu được sống như một ơn gọi. Đây chính là điều mà Thánh Cha sở họ Ars đã làm: luôn luôn có mối liên hệ gần gũi với những giáo dân của mình, “Ngài dạy họ trước hết bằng chính chứng ta đời sống của Ngài. Chính từ mẫu gương của Ngài mà người tín hữu học biết cách cầu nguyện”[5].

    Ước gì ngày thế giới cầu cho ơn gọi này một lần nữa cống hiến cho nhiều người trẻ một cơ hội quý giá để suy nghĩ về ơn gọi của chính mình, thôi thúc họ bước vào ơn gọi trong sự đơn thành, tin tưởng và hoàn toàn cởi mở. Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội, chăm sóc cho từng mầm non ơn gọi nhỏ nhất trong con tim của những người đã được Thiên Chúa mời gọi bước theo Người cách gần gũi hơn. Xin Mẹ giúp những mầm non ấy lớn lên thành những cây tươi tốt, trổ sinh nhiều hoa quả cho Giáo hội và cho toàn thể nhân loại. Với lời nguyện này, tôi gởi đến tất cả các bạn Phép Lành

    Tòa Thánh.
    Từ Vatican, 13.11.2009
    Biển Đức XVI

    (Nguồn : Radio Vatican
    Chuyển ngữ : Lưu Minh Gian)
    Chữ ký của Hai Lua
    XIN CHO CON BIẾT MẾN YÊU VÀ PHỤNG SỰ CHÚA TRONG MỌI NGƯỜI

  2. Có 3 người cám ơn Hai Lua vì bài này:


  3. #2
    migoi_sg's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: F J M
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tình Yêu của Ba Mẹ !!!
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 644
    Cám ơn
    5,641
    Được cám ơn 3,654 lần trong 621 bài viết

    Default

    Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết nhiệt tâm hơn cho công việc truyền giáo...
    Chữ ký của migoi_sg
    God looks at me, His creation, and says, "Excellent".

  4. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com