Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Chủ đề: VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY!

  1. #1
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY!

    VÀI NHẬN XÉT VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY
    Lm. Thiện Cẩm


    Nghe một bài hát trong nhà thờ mà cứ tưởng như một bài ở phòng trà
    hay ở đâu đó, trong sinh hoạt đời thường



    T
    ôi tự coi mình như đã giải nghệ, lâu nay không còn sáng tác, cũng chẳng còn tham dự vào những sinh hoạt liên quan đến Thánh Nhạc. Sở dĩ thế, là vì đối với tôi, âm nhạc cũng chỉ là "nghề tay trái" cho dù đã có thời tôi mê say nghề này chẳng kém ai. Bài hát cuối cùng mà tôi sáng tác có lẽ là phổ nhạc bài thơ của anh Ðình Bảng: "Mẹ Như Trăng ở Ðầu Nguồn".
    Cha Tiến Dũng lôi tôi ra khỏi am thất và bắt tôi phải góp tiếng nói cho Ban Thánh Nhạc. Từ chối mãi không được, nhưng nói gì đây?

    Nhận xét đầu tiên của tôi là Thánh Nhạc của ta hiện nay tăng về số lượng, nhưng có lẽ càng kém chất lượng.

    1. Về nhạc

    Hình như Thánh Nhạc ngày càng "tục hoá," chịu ảnh hưởng nhạc đời. Nghe một bài hát trong nhà thờ mà cứ tưởng như một bài ở phòng trà hay ở đâu đó, trong sinh hoạt đời thường.
    2. Về từ
    Nói chung ít thấm nhuần Kinh Thánh, thiếu chất lượng thần học. Nói chung, chỉ nói lên những tình cảm tầm thường. Thậm chí có những câu chẳng "chính thống" chút nào, chẳng hạn như: "Chúa là cánh buồm, con là ngọn gió" Ðáng lý ra phải ngược lại, bởi vì Chúa mới là Thần Khí, chính người hướng dẫn, thúc đẩy chúng ta, chứ không phải ngược lại. Vẫn còn một số tác giả gọi Ðức Kitô là Cha, và gọi Chúa Cha là Chúa. Như trong bài Trước Nhan Cha: "Nay chúng con hợp hoan mừng Cha nhân ái, xưa đã sống trên nơi trần ai... Cha đã hy vinh và vượt qua, nay Chúa ban thưởng Cha hạnh phúc muôn đời".

    Tệ hơn nữa, có người gọi linh mục là Cha, và gọi Chúa (không biết Chúa Cha hay Chúa Kitô) là Chúa, như trong bài Một Ðời Là Của Lễ, người ta viết: "Cha phục vụ Chúa suốt cả đời Cha". Nếu nói trực tiếp với linh mục thì không sao, nhưng nếu là một lời ca hát trong nhà thờ, thì không thể nào chấp nhận, vì trong nhà thờ, chỉ Thiên Chúa Cha mới là Cha mà thôi. Có người còn gọi linh mục là "Hiện thân Chúa ta, Người là hồng ân Chúa Cha... Người là thang nối trời cao, Người là suối ân dạt dào...", linh mục mà là hiện thân của Thiên Chúa, và nhất là "suối ân dạt dào" thì quả thật quá đáng.

    Tôi lật qua một số bài hát hiện đang được phổ biến, gặp những câu như: "Xin Cha nhận lễ dâng qua đôi tay của Thánh Thần". Chưa bao giờ nghe nói tới "đôi tay của Thánh Thần" cả, vả lại Thánh Thần đâu có đóng vai trò làm trung gian dâng của lễ.
    Nhưng khuyết điểm phổ biến nhất đó là những lời ca "bay bướm", khách sáo, đôi khi rỗng tuếch hay vô nghĩa. Tôi đơn cử ra đây một số thí dụ mà tình cờ đọc lướt qua được, trong số một ít bài "Thánh Nhạc" vừa mượn về để "nghiên cứu":
    - "Xin Ngài tha thứ cho con nỗi muộn phiền đắng cay con tự chuốc cho mình."
    Nếu chỉ là phiền muộn đắng cay mình tự chuốc lấy cho mình thì chưa hẳn là điều tội lỗi xấu xa, nên cần gì xin ơn tha thứ?
    - "Xin dâng lên Ngài tấm thân nhuốm bao khó nhọc. Hiệp cùng dâng lên ước mơ nồng cháy tuổi đời".
    Trong văn chương chẳng thấy ai nói đến chuyện "tấm thân nhuốm bao khó nhọc," còn "ước mơ nồng cháy tuổi đời" là gì?
    - "Người đã giang cánh chim bằng êm ái như là phượng hoàng. Dù con bé nhỏ muôn nẻo đường dương gian. Ðường nguy nan. Qua vực sâu núi cao chẳng nơi nào không tình sâu nghĩa đầy. Tháng ngày ở bên Cha đất trời toả hương hoa."
    Quả là bay bướm, nhưng văn chương thì chưa chắc, vì trước hết đó là những câu chắp nối như tình cờ, khó phân câu chiết cú. Vả lại "cánh chim bằng" có "Êm ái như là phượng hoàng" thì cũng còn tùy người ta hiểu "phượng hoàng" đây thực sự là giống chim gì, nó là con phượng sánh đôi với con công, hay có thể chỉ là con đại bàng!
    Tôi lật những bài kế tiếp và đọc: "Lối đường trên dương thế nhiều gai góc hồn bơ vơ ngàn muôn hướng, ngước nhìn về trời mịt mù mà nhiều nỗi vấn vương. Con biết thế, con biết thế và con muốn chết đi như hạt lúa mì. Con sẽ chết, con sẽ chết, sẽ chết đi cho anh em. Vì con bước vào trần thế để làm theo ý Cha khi tạo dựng vũ hoàn, là con chết, là con chết, con chết đi cho anh em"
    Sẵn sàng chấp nhận cái chết là một chuyện, còn muốn chết lại là chuyện khác. Chúa dựng nên con người để con người sống, chứ không phải để chết, dù là "chết cho anh em". Không biết tác giả khi sáng tác bài này, có thực sự muốn chết không, điều đó đáng nghi ngờ lắm.
    - "Lời Chúa đến xây dựng vầng trăng..." Chẳng ai nói "xây dựng vầng trăng" cả.

    - "Rồi hạt lúa sẽ đổi thay thành cây và đâm bông bát ngát...". Hạt lúa không đổi thay mà trở nên, biến thành cây lúa, nhưng còn chuyện nó có "đâm bông bát ngát" thì lại là kiểu nói chưa thấy ai dùng.
    Tôi đọc tiếp một đoạn dài: "Thời gian trôi lưu dấu nhớ thương xa vời. Làm sao quên giây phút sánh vai trên đời... Ðường dương thế gian khó biết bao xót xa... Xin tha thứ những phút giây con khờ yếu đuối lạc loài tìm mê say trong tội nhơ. Ðam mê vui thú ngõ tối hồn lạc bơ vơ. Thoáng chốc đời mắc giăng mây mờ..." Nghe thật tình tứ, và rất "đời", đúng là hợp với tựa đề Ðường Ðời Ðường Chúa. Tuy nhiên, có nên coi đó là ngôn ngữ của "Thánh Ca" được chăng? Vả lại, đó còn là những câu văn sáo, vô nghĩa. Thật vậy, "đường dương thế gian khó" thì nghe được, chứ "đường dương thế bao xót xa" thì chẳng có nghĩa gì. Cũng như câu "Ðam mê vui thú ngõ tối hồn lạc bơ vơ" nghe thì dễ tưởng tượng ra xóm "chị em ta" nhưng ở đó mà còn "bơ vơ" thì e không ai tin được!
    Hay là những câu như:
    - "Ngày nào hang đá thương đau. Mang thân đến mãi ngàn sau..."
    - "Chúa đã gọi con từ rất xa mờ... Khi con chưa là chi, thì Ngài đã chăm nom vun xới cho thành người."
    Nói tới "thương đau" ở Bê Lem có lẽ hơi vội, vì đêm Bê Lem là đêm của Vinh quang và Bình an, đêm của niềm vui. Còn "mang thân đến ngàn sau" là gì?
    Sau hết, "từ rất xa mờ" với "từ rất xa khơi" là những kiểu nói chẳng ai dùng. Còn chuyện Chúa chăm nom, săn sóc ta thì có, còn nếu Chúa mà "vun xới" thì e chúng ta chẳng sống nổi đâu, bởi lẽ chúng ta là người, chứ đâu phải là cây cối!
    Chỉ nêu ra một số thí dụ trên đây, cho thấy lời ca trong "thánh nhạc" của chúng ta quả thật càng ngày càng trở nên tầm thường, không có nội dung Kinh Thánh, Thần học đã đành mà lại còn sáo, rỗng, đôi khi vô nghĩa. Chúng ta đã đánh mất đi cái thời của những lời ca đơn sơ nhưng thánh thiện, và cũng chẳng thiếu vẻ văn chương như: "Chúa đến thăm con mỗi sáng ngày. Linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây. Thiên đàng chớm nở ngay dưới thế. Tháng năm hoan lạc ngay từ đây".
    Có nhiều lý do đưa tới tình trạng như hiện nay. Thứ nhất, có lẽ vì hơn 20 năm qua, do hoàn cảnh đặc biệt của Giáo Hội, nên Thánh Nhạc trở nên giống như một khu vườn bị bỏ hoang, thiếu hẳn sự chăm sóc, vun trồng. Ðã thế, trình độ văn hoá nói chung cũng như trình độ hiểu biết về Giáo lý, thần học cũng không còn được như trước, cho nên các nhạc sĩ trẻ của chúng ta còn bị hạn chế rất nhiều, không cho ra đời được những tác phẩm có giá trị.
    3. Về cách trình bầy Thánh Ca
    Tôi không đi tham dự các buổi trình diễn Thánh ca lâu lâu được tổ chức, nhưng cứ dựa vào cảm tưởng khi nghe ca đoàn này, ca đoàn nọ hát trong nhiều thánh đường khác nhau, tôi có nhận xét là trình độ cũng xuống cấp nhiều lắm. Hết cái thời mà người ta ái mộ đi nghe các ca đoàn như là Trùng Dương hay Cung Chiều. Các ca đoàn của chúng ta hiện nay hình như cũng chịu ảnh hưởng của lối trình diễn nhạc đời. Chỉ còn thiếu có những màn ôm đàn nhảy mà hát. ít còn có tính chất nghệ thuật. Ðặc biệt là chẳng còn biết phân biệt chỗ êm, chỗ mạnh, mà từ đầu đến cuối chỉ thấy cố gắng gào lên cho thật to, người nghe cũng cảm thấy mệt rồi! Chính lối hát gào to như vậy khiến cho mất hẳn bầu không khí cầu nguyện. Ðã vậy, những cách đệm đàn càng tăng thêm vẻ kích động. Thú thật tôi không ưa nghe tiếng đàn piano lả lướt trong thánh đường. Không hiểu tại sao piano ngày nay lại trở thành cây đàn được trọng dụng như thế trong thánh đường, nơi mà trước kia nó bị cấm. Nhiều nhà thờ có cả hai cây đàn: phong cầm và dương cầm, nhưng thực tế tiếng piano át hẳn tiếng phong cầm, khiến đôi khi người ta có cảm giác như đang ở phòng trà hơn là trong thánh đường. Nhất là khi nghe người chơi đàn lướt ngón tay vuốt phím đàn đi một đường du dương...
    Nhưng khuyết điểm lớn nhất vẫn ở chỗ các ca đoàn hầu như dành độc quyền hát trong nhà thờ, không cho cộng đoàn tham gia rộng rãi. Và vì ca đoàn độc quyền hát, nên mới dễ bị cám dỗ "trình diễn", nghĩa là hát để cho người ta nghe hơn là hát để cầu nguyện, hát để hiệp thông với nhau trong việc thờ phượng. Ðó cũng là lý do khiến các ca đoàn cứ thích sưu tập những bài mới: nghe chỗ này hát bài nào lạ, mình cũng phải hát, kẻo nếu không sẽ bị coi là "quá đát". (outdated)
    Nay Ban Thánh Nhạc cấp giáo phận, rồi Ban Thánh Nhạc toàn quốc hoạt động trở lại, tôi mong rằng mọi sự sẽ được chấn chỉnh lại, và Thánh Nhạc sẽ tìm về được bản chất riêng của mình, cũng như việc trình bầy Thánh Nhạc sẽ được khởi sắc hơn theo đúng cung cách và tinh thần của nó. Nhà thờ sẽ chỉ là nhà thờ, chứ không còn là một thứ sân khấu hay phòng trà, hoặc quán nhạc karaôkê, và các nhạc sĩ của chúng ta sẽ phân biệt được một điệu nhạc thánh và một điệu nhạc đời, cũng như lời ca của các bài hát đạo sẽ đạo đức hơn, sâu sắc hơn với những ý tưởng của Kinh Thánh, hợp với Thần Học, chứ không chỉ là những lời có tính cách tình cảm đôi khi ướt át, hoặc cũng có khi sáo, rỗng, hoặc vô duyên.
    Thánh Nhạc Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, có thể nói là phi thường, khởi đi từ Mùa Thu Ðộc Lập 1945, với các nhạc đoàn như Lê Bảo Tịnh và Sao Mai, v.v., lúc đầu còn mang ảnh hưởng của những bài cantiques của Pháp, nhưng dần dần đã tạo ra được truyền thống của riêng mình, đồng thời cũng không ngừng tiến triển và tìm được những ảnh hưởng mới như thời của Suối Nhạc, hồi thập niên 60. Nay cũng đã đến lúc Thánh Nhạc Việt Nam phải tìm ra được một hướng đi phù hợp với thời của Hội nhập văn hoá, cũng như thời chuẩn bị bước vào Thiên niên kỷ III. Nhưng trước hết, dù chưa mở ra được một thời kỳ mới, thiết tưởng cũng nên phải tự khắt khe với chính mình, không nên cho ra đời những tác phẩm tầm thường, kiểu thợ thơ, thợ nhạc, những người sáng tác như gà đẻ trứng mỗi ngày một quả. Chính người sáng tác phải đòi hỏi nơi mình một cố gắng không ngừng đạt tới giá trị thật sự của nghệ thuật.
    Về phía những người chọn lựa bài hát cho Phụng Vụ, đặc biệt là chính các linh mục, có lẽ cũng cần có ý thức hơn: không nên chọn bất cứ bài nào miễn sao có bài để hát. Các linh mục nên theo dõi sát hơn các ca đoàn, cố vấn, chỉ dẫn cho các ca trưởng chọn lựa các bài hát. Theo tôi nhận xét, hình như hiện nay các linh mục hầu như để mặc các ca trưởng tự do chọn lựa "thực đơn". Ðiều này không đúng lắm, bởi vì linh mục luôn luôn có trách nhiệm toàn bộ trong cử hành phụng vụ. Ðàng khác, nếu các bài đọc, bài giảng và bài hát ăn ý với nhau, thì việc cử hành Phụng vụ càng thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
    Nói tóm lại, đã đến lúc chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt và nhiều hơn đến chất lượng của Thánh Nhạc, cũng như chất lượng của việc trình bày Thánh Nhạc trong phụng vụ. Nên khắt khe hơn trong việc chọn lựa những bài ca thực sự có chất lượng "thánh ca" có ý nghĩa Kinh Thánh và Thần học. Không nên đua đòi theo mốt, luôn luôn đi tìm những bài mới mà bỏ qua những bài đã trở thành truyền thống từ bao nhiêu năm qua. Ðừng có mới nới cũ, và nhất là chỉ xài một vài lần rồi bỏ, như tôi thấy vài nơi đang làm như vậy, nhất là trong những Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh hay Mùa Chay, Mùa Phục Sinh. Thí dụ như nhiều bài của cha Hoàng Kim hiện nay ít còn được sử dụng, trong khi đó thấy có nhiều bài mới được sáng tác rõ ràng là kém hẳn chất lượng cũng vẫn được đem vào thay thế. (Nhận định này hay quá! - người post bài)
    Khuyết điểm cuối cùng là ca đoàn, đặc biệt là các ca trưởng hiện nay thường mắc phải, khiến nhiều khi gây khó khăn trong chính nội bộ các cộng đoàn, đó chính là lòng tự ái của các ca đoàn và nhất là ca trưởng. Tôi được biết, và cũng được nghe nhiều linh mục phản ảnh về điều này. Các ca đoàn thường tự đánh giá mình quá cao, nhất là đối với những linh mục không có khả năng về âm nhạc, cho nên đành khoán trắng cho họ. Bất cứ một lời phê bình nhận xét nào của người khác, kể cả của cha sở hay cha phó, có thể làm cho ca đoàn giận dỗi, thậm chí bỏ đi nơi khác. Vô phúc thay, nếu cha sở hay cha phó đụng độ với một ca trưởng "nhạc sĩ", nghĩa là có khả năng sáng tác, hay mới chỉ có khả năng "đạo nhạc" nghĩa là ăn cắp hay phỏng theo bài hát của người khác. Bản thân tôi đã từng bị người ta ăn cắp nhạc của mình và công khai hát trong thánh lễ mà tôi chủ sự, và mặc dầu linh mục có trách nhiệm đã nói với đương sự, nhưng đương sự vẫn tỉnh bơ, nghe đâu còn đề tên mình vào bài hát đã được sửa bậy. Ðó là trường hợp bài Hồng Ân Chúa Bao La, khiến nhiều người tìm đến tôi để hỏi xem bài nào là bài... chính thức! Mới đây lại thấy xuất hiện thêm bài Tình Chúa Yêu Con của tôi cũng được đem luộc lại và cho phổ biến. Chuyện sao chép, photocopy, in ấn không có phép tác giả đã là một chuyện lỗi đức công bằng, lại còn thêm cả chuyện "đạo nhạc" mà người "ăn cắp" có khi lại là người tu hành, điều đó thật đáng xấu hổ!
    Theo tôi nghĩ, các ca đoàn và nhất là các ca trưởng hiện nay cần phải được bồi dưỡng kiến thức, không những về thánh nhạc mà còn cả về Kinh Thánh và Thần học, cũng như về chính phong cách phục vụ, để vai trò của họ được thể hiện đúng chức năng và tinh thần mà Giáo Hội đã đề ra. Các ca đoàn phải luôn ý thức rằng mình chỉ là một thành phần của Dân Chúa, một thành phần của cộng đồng phụng tự. Sứ vụ của họ trước tiên phải là hiệp thông với cộng đoàn, chứ không điều khiển hay lấn át. Họ phải giúp cho cộng đoàn, và phải giúp cùng cộng đoàn cầu nguyện, chứ không độc quyền lên tiếng khiến cộng đồng biến thành những kẻ chỉ biết nghe, hay tệ hơn là phải nghe những gì mình không thích, và do đó mà chia lòng, chia trí, hay bực bội không thể cầu nguyện được.

    Trên đây là những nhận xét rất bộc trực nhưng với tất cả sự chân thành của tôi, chỉ nhằm góp phần làm cho Thánh nhạc được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, để nhờ đó mà việc thờ phượng Chúa được trở nên sốt sắng và xứng đáng hơn
    .



    Sao chép & trình bày
    (http://www.phamduchuyen.com)

  2. Có 21 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  3. #2
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,773
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default

    VÀI NHẬN XÉT VỀ BÀI: VÀI NHẬN XÉT VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY


    Khi chọn bài hát để hát lễ, mình chọn những bài thánh ca trong các sách thánh ca đã được các Đấng như Đức giám mục đã cho phép hát để hát, tức là bài hát đó đã được Imprimatur

    Các bài mà Lm. Thiện Cẩm dẫn chứng trong bài viết và đưa ra lời nhận xét mình ko biết hết được, nhưng trong đó có 4 bài mình biết và đã chọn để hát lễ rất nhiều lần

    4 bài này mình nghĩ cũng rất nhiều Anh chị em biết và đó là những bài có ở trong các sách thánh ca từ những lần xuất bản đã lâu cũng như những lần tái bản mới đây đều đã được Imprimatur hẳn hoi


    1. Cát biển sao trời của: Phanxicô
    2. Tâm tình được yêu của: Lm Nguyễn Duy
    3. Hạt giống tình yêu của: Lm Phương Anh
    4. Tìm về Chân – Thiện – Mỹ của: Nguyên Kha

    Nếu chúng ta không chọn lựa thánh ca ở các sách đã được Imprimatur thì chọn ở đâu???

    Mình thiết nghĩ: Về bài nhận xét của Lm. Thiện Cẩm chẳng thà mình không thấy, không biết thì thôi, những đã thấy, đã biết rồi thì đáng được đưa ra để bình luận

    Mời ACE bình luận và chia sẻ với mình về nhận xét của Lm. Thiện cẩm cũng như về những nhận định của mình, vì đọc bài nhận xét của Ngài mình thấy xưa nay mình hát hỏng hết rồi, và vì sự lựa chọn của mình mà biết bao nhiêu người cũng hát hỏng theo
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  4. Có 8 người cám ơn gioanha vì bài này:


  5. #3
    HONGAN447's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2009
    Tên Thánh: TERESA
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TPHCM
    Bài gởi: 10
    Cám ơn
    55
    Được cám ơn 29 lần trong 7 bài viết

    Default

    Mình là 1 ca viên khi đọc bài này cảm thấy rất tâm đắc lời của linh mục ,nếu như lời của linh mục đúng thì có lẽ mình cũng phải nói với ca trưởng mình chấn chỉnh lại việc chọn bài hát phục vụ thánh lễ . Riêng về bài hát HẠT GIỐNG TÌNH YÊU thì ca đoàn mình chưa hát nhưng mình lại rất thích nghe giai điệu và ca từ của bài hát này , còn bài CÁT BIỂN SAO TRỜI thì ca đoàn mình hát rồi nhưng mình không thích bài này lắm vì luyến láy khó hát và ca từ thì khó hiểu.
    Chữ ký của HONGAN447
    TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN

  6. Có 7 người cám ơn HONGAN447 vì bài này:


  7. #4
    dominico_dung's Avatar

    Tuổi: 60
    Tham gia ngày: Nov 2007
    Tên Thánh: Dominico
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đàng trong
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,837
    Cám ơn
    6,848
    Được cám ơn 17,690 lần trong 2,615 bài viết

    Default

    XIN MỜI ANH CHỊ EM THAM GIA THEO GỢI MỞ VÀ THIỆN Ý CỦA CA TRƯỞNG gioanha
    Chữ ký của dominico_dung
    "ĐỪNG SỢ, BỞI VÌ CHA GỌI ĐÍCH DANH CON" (Isaia 43,1)

  8. Có 5 người cám ơn dominico_dung vì bài này:


  9. #5
    Z-man's Avatar

    Tuổi: 40
    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Peter
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4
    Cám ơn
    1
    Được cám ơn 11 lần trong 2 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi dominico_dung View Post
    VÀI NHẬN XÉT VỀ THÁNH NHẠC HIỆN NAY
    Lm. Thiện Cẩm


    Nghe một bài hát trong nhà thờ mà cứ tưởng như một bài ở phòng trà
    hay ở đâu đó, trong sinh hoạt đời thường



    T
    ôi tự coi mình như đã giải nghệ, lâu nay không còn sáng tác, cũng chẳng còn tham dự vào những sinh hoạt liên quan đến Thánh Nhạc. Sở dĩ thế, là vì đối với tôi, âm nhạc cũng chỉ là "nghề tay trái" cho dù đã có thời tôi mê say nghề này chẳng kém ai. Bài hát cuối cùng mà tôi sáng tác có lẽ là phổ nhạc bài thơ của anh Ðình Bảng: "Mẹ Như Trăng ở Ðầu Nguồn".
    Cha Tiến Dũng lôi tôi ra khỏi am thất và bắt tôi phải góp tiếng nói cho Ban Thánh Nhạc. Từ chối mãi không được, nhưng nói gì đây?

    Nhận xét đầu tiên của tôi là Thánh Nhạc của ta hiện nay tăng về số lượng, nhưng có lẽ càng kém chất lượng.

    1. Về nhạc

    Hình như Thánh Nhạc ngày càng "tục hoá," chịu ảnh hưởng nhạc đời. Nghe một bài hát trong nhà thờ mà cứ tưởng như một bài ở phòng trà hay ở đâu đó, trong sinh hoạt đời thường.
    2. Về từ
    Nói chung ít thấm nhuần Kinh Thánh, thiếu chất lượng thần học. Nói chung, chỉ nói lên những tình cảm tầm thường. Thậm chí có những câu chẳng "chính thống" chút nào, chẳng hạn như: "Chúa là cánh buồm, con là ngọn gió" Ðáng lý ra phải ngược lại, bởi vì Chúa mới là Thần Khí, chính người hướng dẫn, thúc đẩy chúng ta, chứ không phải ngược lại. Vẫn còn một số tác giả gọi Ðức Kitô là Cha, và gọi Chúa Cha là Chúa. Như trong bài Trước Nhan Cha: "Nay chúng con hợp hoan mừng Cha nhân ái, xưa đã sống trên nơi trần ai... Cha đã hy vinh và vượt qua, nay Chúa ban thưởng Cha hạnh phúc muôn đời".

    Tệ hơn nữa, có người gọi linh mục là Cha, và gọi Chúa (không biết Chúa Cha hay Chúa Kitô) là Chúa, như trong bài Một Ðời Là Của Lễ, người ta viết: "Cha phục vụ Chúa suốt cả đời Cha". Nếu nói trực tiếp với linh mục thì không sao, nhưng nếu là một lời ca hát trong nhà thờ, thì không thể nào chấp nhận, vì trong nhà thờ, chỉ Thiên Chúa Cha mới là Cha mà thôi. Có người còn gọi linh mục là "Hiện thân Chúa ta, Người là hồng ân Chúa Cha... Người là thang nối trời cao, Người là suối ân dạt dào...", linh mục mà là hiện thân của Thiên Chúa, và nhất là "suối ân dạt dào" thì quả thật quá đáng.

    Tôi lật qua một số bài hát hiện đang được phổ biến, gặp những câu như: "Xin Cha nhận lễ dâng qua đôi tay của Thánh Thần". Chưa bao giờ nghe nói tới "đôi tay của Thánh Thần" cả, vả lại Thánh Thần đâu có đóng vai trò làm trung gian dâng của lễ.
    Nhưng khuyết điểm phổ biến nhất đó là những lời ca "bay bướm", khách sáo, đôi khi rỗng tuếch hay vô nghĩa. Tôi đơn cử ra đây một số thí dụ mà tình cờ đọc lướt qua được, trong số một ít bài "Thánh Nhạc" vừa mượn về để "nghiên cứu":
    - "Xin Ngài tha thứ cho con nỗi muộn phiền đắng cay con tự chuốc cho mình."
    Nếu chỉ là phiền muộn đắng cay mình tự chuốc lấy cho mình thì chưa hẳn là điều tội lỗi xấu xa, nên cần gì xin ơn tha thứ?
    - "Xin dâng lên Ngài tấm thân nhuốm bao khó nhọc. Hiệp cùng dâng lên ước mơ nồng cháy tuổi đời".
    Trong văn chương chẳng thấy ai nói đến chuyện "tấm thân nhuốm bao khó nhọc," còn "ước mơ nồng cháy tuổi đời" là gì?
    - "Người đã giang cánh chim bằng êm ái như là phượng hoàng. Dù con bé nhỏ muôn nẻo đường dương gian. Ðường nguy nan. Qua vực sâu núi cao chẳng nơi nào không tình sâu nghĩa đầy. Tháng ngày ở bên Cha đất trời toả hương hoa."
    Quả là bay bướm, nhưng văn chương thì chưa chắc, vì trước hết đó là những câu chắp nối như tình cờ, khó phân câu chiết cú. Vả lại "cánh chim bằng" có "Êm ái như là phượng hoàng" thì cũng còn tùy người ta hiểu "phượng hoàng" đây thực sự là giống chim gì, nó là con phượng sánh đôi với con công, hay có thể chỉ là con đại bàng!
    Tôi lật những bài kế tiếp và đọc: "Lối đường trên dương thế nhiều gai góc hồn bơ vơ ngàn muôn hướng, ngước nhìn về trời mịt mù mà nhiều nỗi vấn vương. Con biết thế, con biết thế và con muốn chết đi như hạt lúa mì. Con sẽ chết, con sẽ chết, sẽ chết đi cho anh em. Vì con bước vào trần thế để làm theo ý Cha khi tạo dựng vũ hoàn, là con chết, là con chết, con chết đi cho anh em"
    Sẵn sàng chấp nhận cái chết là một chuyện, còn muốn chết lại là chuyện khác. Chúa dựng nên con người để con người sống, chứ không phải để chết, dù là "chết cho anh em". Không biết tác giả khi sáng tác bài này, có thực sự muốn chết không, điều đó đáng nghi ngờ lắm.
    - "Lời Chúa đến xây dựng vầng trăng..." Chẳng ai nói "xây dựng vầng trăng" cả.

    - "Rồi hạt lúa sẽ đổi thay thành cây và đâm bông bát ngát...". Hạt lúa không đổi thay mà trở nên, biến thành cây lúa, nhưng còn chuyện nó có "đâm bông bát ngát" thì lại là kiểu nói chưa thấy ai dùng.
    Tôi đọc tiếp một đoạn dài: "Thời gian trôi lưu dấu nhớ thương xa vời. Làm sao quên giây phút sánh vai trên đời... Ðường dương thế gian khó biết bao xót xa... Xin tha thứ những phút giây con khờ yếu đuối lạc loài tìm mê say trong tội nhơ. Ðam mê vui thú ngõ tối hồn lạc bơ vơ. Thoáng chốc đời mắc giăng mây mờ..." Nghe thật tình tứ, và rất "đời", đúng là hợp với tựa đề Ðường Ðời Ðường Chúa. Tuy nhiên, có nên coi đó là ngôn ngữ của "Thánh Ca" được chăng? Vả lại, đó còn là những câu văn sáo, vô nghĩa. Thật vậy, "đường dương thế gian khó" thì nghe được, chứ "đường dương thế bao xót xa" thì chẳng có nghĩa gì. Cũng như câu "Ðam mê vui thú ngõ tối hồn lạc bơ vơ" nghe thì dễ tưởng tượng ra xóm "chị em ta" nhưng ở đó mà còn "bơ vơ" thì e không ai tin được!
    Hay là những câu như:
    - "Ngày nào hang đá thương đau. Mang thân đến mãi ngàn sau..."
    - "Chúa đã gọi con từ rất xa mờ... Khi con chưa là chi, thì Ngài đã chăm nom vun xới cho thành người."
    Nói tới "thương đau" ở Bê Lem có lẽ hơi vội, vì đêm Bê Lem là đêm của Vinh quang và Bình an, đêm của niềm vui. Còn "mang thân đến ngàn sau" là gì?
    Sau hết, "từ rất xa mờ" với "từ rất xa khơi" là những kiểu nói chẳng ai dùng. Còn chuyện Chúa chăm nom, săn sóc ta thì có, còn nếu Chúa mà "vun xới" thì e chúng ta chẳng sống nổi đâu, bởi lẽ chúng ta là người, chứ đâu phải là cây cối!
    Chỉ nêu ra một số thí dụ trên đây, cho thấy lời ca trong "thánh nhạc" của chúng ta quả thật càng ngày càng trở nên tầm thường, không có nội dung Kinh Thánh, Thần học đã đành mà lại còn sáo, rỗng, đôi khi vô nghĩa. Chúng ta đã đánh mất đi cái thời của những lời ca đơn sơ nhưng thánh thiện, và cũng chẳng thiếu vẻ văn chương như: "Chúa đến thăm con mỗi sáng ngày. Linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây. Thiên đàng chớm nở ngay dưới thế. Tháng năm hoan lạc ngay từ đây".
    Có nhiều lý do đưa tới tình trạng như hiện nay. Thứ nhất, có lẽ vì hơn 20 năm qua, do hoàn cảnh đặc biệt của Giáo Hội, nên Thánh Nhạc trở nên giống như một khu vườn bị bỏ hoang, thiếu hẳn sự chăm sóc, vun trồng. Ðã thế, trình độ văn hoá nói chung cũng như trình độ hiểu biết về Giáo lý, thần học cũng không còn được như trước, cho nên các nhạc sĩ trẻ của chúng ta còn bị hạn chế rất nhiều, không cho ra đời được những tác phẩm có giá trị.
    3. Về cách trình bầy Thánh Ca
    Tôi không đi tham dự các buổi trình diễn Thánh ca lâu lâu được tổ chức, nhưng cứ dựa vào cảm tưởng khi nghe ca đoàn này, ca đoàn nọ hát trong nhiều thánh đường khác nhau, tôi có nhận xét là trình độ cũng xuống cấp nhiều lắm. Hết cái thời mà người ta ái mộ đi nghe các ca đoàn như là Trùng Dương hay Cung Chiều. Các ca đoàn của chúng ta hiện nay hình như cũng chịu ảnh hưởng của lối trình diễn nhạc đời. Chỉ còn thiếu có những màn ôm đàn nhảy mà hát. ít còn có tính chất nghệ thuật. Ðặc biệt là chẳng còn biết phân biệt chỗ êm, chỗ mạnh, mà từ đầu đến cuối chỉ thấy cố gắng gào lên cho thật to, người nghe cũng cảm thấy mệt rồi! Chính lối hát gào to như vậy khiến cho mất hẳn bầu không khí cầu nguyện. Ðã vậy, những cách đệm đàn càng tăng thêm vẻ kích động. Thú thật tôi không ưa nghe tiếng đàn piano lả lướt trong thánh đường. Không hiểu tại sao piano ngày nay lại trở thành cây đàn được trọng dụng như thế trong thánh đường, nơi mà trước kia nó bị cấm. Nhiều nhà thờ có cả hai cây đàn: phong cầm và dương cầm, nhưng thực tế tiếng piano át hẳn tiếng phong cầm, khiến đôi khi người ta có cảm giác như đang ở phòng trà hơn là trong thánh đường. Nhất là khi nghe người chơi đàn lướt ngón tay vuốt phím đàn đi một đường du dương...
    Nhưng khuyết điểm lớn nhất vẫn ở chỗ các ca đoàn hầu như dành độc quyền hát trong nhà thờ, không cho cộng đoàn tham gia rộng rãi. Và vì ca đoàn độc quyền hát, nên mới dễ bị cám dỗ "trình diễn", nghĩa là hát để cho người ta nghe hơn là hát để cầu nguyện, hát để hiệp thông với nhau trong việc thờ phượng. Ðó cũng là lý do khiến các ca đoàn cứ thích sưu tập những bài mới: nghe chỗ này hát bài nào lạ, mình cũng phải hát, kẻo nếu không sẽ bị coi là "quá đát". (outdated)
    Nay Ban Thánh Nhạc cấp giáo phận, rồi Ban Thánh Nhạc toàn quốc hoạt động trở lại, tôi mong rằng mọi sự sẽ được chấn chỉnh lại, và Thánh Nhạc sẽ tìm về được bản chất riêng của mình, cũng như việc trình bầy Thánh Nhạc sẽ được khởi sắc hơn theo đúng cung cách và tinh thần của nó. Nhà thờ sẽ chỉ là nhà thờ, chứ không còn là một thứ sân khấu hay phòng trà, hoặc quán nhạc karaôkê, và các nhạc sĩ của chúng ta sẽ phân biệt được một điệu nhạc thánh và một điệu nhạc đời, cũng như lời ca của các bài hát đạo sẽ đạo đức hơn, sâu sắc hơn với những ý tưởng của Kinh Thánh, hợp với Thần Học, chứ không chỉ là những lời có tính cách tình cảm đôi khi ướt át, hoặc cũng có khi sáo, rỗng, hoặc vô duyên.
    Thánh Nhạc Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, có thể nói là phi thường, khởi đi từ Mùa Thu Ðộc Lập 1945, với các nhạc đoàn như Lê Bảo Tịnh và Sao Mai, v.v., lúc đầu còn mang ảnh hưởng của những bài cantiques của Pháp, nhưng dần dần đã tạo ra được truyền thống của riêng mình, đồng thời cũng không ngừng tiến triển và tìm được những ảnh hưởng mới như thời của Suối Nhạc, hồi thập niên 60. Nay cũng đã đến lúc Thánh Nhạc Việt Nam phải tìm ra được một hướng đi phù hợp với thời của Hội nhập văn hoá, cũng như thời chuẩn bị bước vào Thiên niên kỷ III. Nhưng trước hết, dù chưa mở ra được một thời kỳ mới, thiết tưởng cũng nên phải tự khắt khe với chính mình, không nên cho ra đời những tác phẩm tầm thường, kiểu thợ thơ, thợ nhạc, những người sáng tác như gà đẻ trứng mỗi ngày một quả. Chính người sáng tác phải đòi hỏi nơi mình một cố gắng không ngừng đạt tới giá trị thật sự của nghệ thuật.
    Về phía những người chọn lựa bài hát cho Phụng Vụ, đặc biệt là chính các linh mục, có lẽ cũng cần có ý thức hơn: không nên chọn bất cứ bài nào miễn sao có bài để hát. Các linh mục nên theo dõi sát hơn các ca đoàn, cố vấn, chỉ dẫn cho các ca trưởng chọn lựa các bài hát. Theo tôi nhận xét, hình như hiện nay các linh mục hầu như để mặc các ca trưởng tự do chọn lựa "thực đơn". Ðiều này không đúng lắm, bởi vì linh mục luôn luôn có trách nhiệm toàn bộ trong cử hành phụng vụ. Ðàng khác, nếu các bài đọc, bài giảng và bài hát ăn ý với nhau, thì việc cử hành Phụng vụ càng thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
    Nói tóm lại, đã đến lúc chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt và nhiều hơn đến chất lượng của Thánh Nhạc, cũng như chất lượng của việc trình bày Thánh Nhạc trong phụng vụ. Nên khắt khe hơn trong việc chọn lựa những bài ca thực sự có chất lượng "thánh ca" có ý nghĩa Kinh Thánh và Thần học. Không nên đua đòi theo mốt, luôn luôn đi tìm những bài mới mà bỏ qua những bài đã trở thành truyền thống từ bao nhiêu năm qua. Ðừng có mới nới cũ, và nhất là chỉ xài một vài lần rồi bỏ, như tôi thấy vài nơi đang làm như vậy, nhất là trong những Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh hay Mùa Chay, Mùa Phục Sinh. Thí dụ như nhiều bài của cha Hoàng Kim hiện nay ít còn được sử dụng, trong khi đó thấy có nhiều bài mới được sáng tác rõ ràng là kém hẳn chất lượng cũng vẫn được đem vào thay thế. (Nhận định này hay quá! - người post bài)
    Khuyết điểm cuối cùng là ca đoàn, đặc biệt là các ca trưởng hiện nay thường mắc phải, khiến nhiều khi gây khó khăn trong chính nội bộ các cộng đoàn, đó chính là lòng tự ái của các ca đoàn và nhất là ca trưởng. Tôi được biết, và cũng được nghe nhiều linh mục phản ảnh về điều này. Các ca đoàn thường tự đánh giá mình quá cao, nhất là đối với những linh mục không có khả năng về âm nhạc, cho nên đành khoán trắng cho họ. Bất cứ một lời phê bình nhận xét nào của người khác, kể cả của cha sở hay cha phó, có thể làm cho ca đoàn giận dỗi, thậm chí bỏ đi nơi khác. Vô phúc thay, nếu cha sở hay cha phó đụng độ với một ca trưởng "nhạc sĩ", nghĩa là có khả năng sáng tác, hay mới chỉ có khả năng "đạo nhạc" nghĩa là ăn cắp hay phỏng theo bài hát của người khác. Bản thân tôi đã từng bị người ta ăn cắp nhạc của mình và công khai hát trong thánh lễ mà tôi chủ sự, và mặc dầu linh mục có trách nhiệm đã nói với đương sự, nhưng đương sự vẫn tỉnh bơ, nghe đâu còn đề tên mình vào bài hát đã được sửa bậy. Ðó là trường hợp bài Hồng Ân Chúa Bao La, khiến nhiều người tìm đến tôi để hỏi xem bài nào là bài... chính thức! Mới đây lại thấy xuất hiện thêm bài Tình Chúa Yêu Con của tôi cũng được đem luộc lại và cho phổ biến. Chuyện sao chép, photocopy, in ấn không có phép tác giả đã là một chuyện lỗi đức công bằng, lại còn thêm cả chuyện "đạo nhạc" mà người "ăn cắp" có khi lại là người tu hành, điều đó thật đáng xấu hổ!
    Theo tôi nghĩ, các ca đoàn và nhất là các ca trưởng hiện nay cần phải được bồi dưỡng kiến thức, không những về thánh nhạc mà còn cả về Kinh Thánh và Thần học, cũng như về chính phong cách phục vụ, để vai trò của họ được thể hiện đúng chức năng và tinh thần mà Giáo Hội đã đề ra. Các ca đoàn phải luôn ý thức rằng mình chỉ là một thành phần của Dân Chúa, một thành phần của cộng đồng phụng tự. Sứ vụ của họ trước tiên phải là hiệp thông với cộng đoàn, chứ không điều khiển hay lấn át. Họ phải giúp cho cộng đoàn, và phải giúp cùng cộng đoàn cầu nguyện, chứ không độc quyền lên tiếng khiến cộng đồng biến thành những kẻ chỉ biết nghe, hay tệ hơn là phải nghe những gì mình không thích, và do đó mà chia lòng, chia trí, hay bực bội không thể cầu nguyện được.

    Trên đây là những nhận xét rất bộc trực nhưng với tất cả sự chân thành của tôi, chỉ nhằm góp phần làm cho Thánh nhạc được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, để nhờ đó mà việc thờ phượng Chúa được trở nên sốt sắng và xứng đáng hơn
    .



    Sao chép & trình bày
    (http://www.phamduchuyen.com)
    Đọc xong bài này nhận ra nhiều điều, song thiết nghĩ sau những nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca thì những vị có chức trách Imprimature là những người tiếp theo nên đọc thật kỹ lại bài này!

  10. Có 10 người cám ơn Z-man vì bài này:


  11. #6
    bichlan0206's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Sì gòn
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 57
    Cám ơn
    105
    Được cám ơn 237 lần trong 47 bài viết

    Default

    Về lời ca:
    Thánh Ca được sử dụng trong phụng vụ đúng là cần phải chú ý về lời ca, mang tính thần học và không được phép sai tín lý.
    Ở đây có đề cập đến một số lời ca "chưa từng ai nói": vậy xin hỏi, những lời đó có SAI hay không? Nếu sai thì cần phải sửa hoặc cấm hát trong phụng vụ, còn nếu không SAI (không nói là Đúng) thì ta cũng nên đứng ở một góc độ khác để có cách nhìn khác và lời ca được mới mẻ. Người nghệ sĩ là người đi tìm cái mới, nếu cứ sáo mòn với những lời ca cũ thì Thánh Ca không thể phát triển được, tuy nhiên cái mới cũng phải biết chọn lọc và tuyệt đối không được sai với giáo lý.

    Về nhạc:
    Hầu hết các bài Thánh Ca hiện nay đều có giai điệu, không nên quá khắt khe với các bài hát mang giai điệu mới. Cách thể hiện các bài hát trong phụng vụ quyết định rất lớn đến việc thể hiện tính tôn nghiêm hay "tục hóa". Nếu một giai điệu mới hợp với thời đại nhưng vẫn được hát một cách tôn nghiêm thì có gì sai không nhỉ? Nếu giai điệu không phát triển thì 100 năm nữa sẽ còn bao nhiêu bài hát vẫn được chọn để hát?

    Đọc bài phân tích trên Bích Lan hoàn toàn đồng ý. Việc sáng tác và thể hiện các bài hát Thánh Ca trong phụng vụ phải giữ tính tôn nghiêm, thánh thiện, nhưng cũng phải mang hơi thở của hiện đại.

    Âm nhạc là nghệ thuật, đối với người này thì hay thì đúng, nhưng với người khác thì dở hoặc sai... Quyết định cuối cùng vẫn là Ban Thánh Nhạc, tin rằng Ban Thánh Nhạc đã kiểm tra kỹ và cho Imprimature các bài hát đúng với phụng vụ.

    Một vài chia sẻ trong khả năng nhỏ bé của một ca viên hihi

    ^_^
    Chữ ký của bichlan0206
    Giữa bao buồn vui hồn con vẫn đẹp tươi để Mẹ luôn thương mến ^_^

  12. Có 7 người cám ơn bichlan0206 vì bài này:


  13. #7
    AnnaThuPham
    Khách viếng
    AnnaThuPham's Avatar

    Default

    Mình được biết thánh nhạc đuợc hát trong nhà thờ phải đuợc duyệt bởi ban chuyên trách chứ đâu phải tự nhiên được, vậy là ban duyệt cũng không nắm vững "tín lý" sao???

  14. Có 3 người cám ơn AnnaThuPham vì bài này:


  15. #8
    Đìu Hiu's Avatar

    Tuổi: 36
    Tham gia ngày: Mar 2009
    Tên Thánh: Chưa có
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Hà Nội
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 142
    Cám ơn
    855
    Được cám ơn 728 lần trong 129 bài viết

    Default

    - "Rồi hạt lúa sẽ đổi thay thành cây và đâm bông bát ngát...". Hạt lúa không đổi thay mà trở nên, biến thành cây lúa, nhưng còn chuyện nó có "đâm bông bát ngát" thì lại là kiểu nói chưa thấy ai dùng
    Mình thấy câu này vẫn ổn,nếu bình luận câu trên là ''kiểu nói chưa thấy ai dùng'' thì nghe không thuyết phục lắm.Không lẽ tất cả các ca từ trong bài hát đều phải được ai dùng rồi sao?Miễn là ca từ trong sáng,đúng với luân lý là được,còn việc ''chưa thấy ai dùng'' thì xem đó là cách ''sáng tạo'' mới,không biết thế có được không,vì tiếng Việt mình rất giàu,phong phú và đẹp,sáng tạo ra những ngôn từ mới như thế theo mình là chấp nhận được.
    Chữ ký của Đìu Hiu
    ''Hãy sống như Đồi Núi,luôn vươn tới những Tầm Cao''

  16. Có 4 người cám ơn Đìu Hiu vì bài này:


  17. #9
    quangvu1605's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2009
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Kẻ Mui- Sơn Trung - Hương Sơn - Hà Tĩnh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,031
    Cám ơn
    5,086
    Được cám ơn 6,966 lần trong 1,016 bài viết

    Default

    hôm trước đi lễ. vào nhà thờ được nghe bài hát "trên đường về quê". và cũng đã từ lâu rồi mới được nghe lại bài hát này. cả nhà thờ ai cũng hát rôm rả. nghe thiệt sướng.
    Chữ ký của quangvu1605

    Xin cho con sức mạnh để con vững bước trên đường đời.

  18. Có 2 người cám ơn quangvu1605 vì bài này:


  19. #10
    Bill Gate ll's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2009
    Tên Thánh: Phanxico Xavie
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nha Trang
    Bài gởi: 9
    Cám ơn
    5
    Được cám ơn 13 lần trong 7 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Đìu Hiu View Post
    Mình thấy câu này vẫn ổn,nếu bình luận câu trên là ''kiểu nói chưa thấy ai dùng'' thì nghe không thuyết phục lắm.Không lẽ tất cả các ca từ trong bài hát đều phải được ai dùng rồi sao?Miễn là ca từ trong sáng,đúng với luân lý là được,còn việc ''chưa thấy ai dùng'' thì xem đó là cách ''sáng tạo'' mới,không biết thế có được không,vì tiếng Việt mình rất giàu,phong phú và đẹp,sáng tạo ra những ngôn từ mới như thế theo mình là chấp nhận được.
    Mình đồng ý với bạn này, vì ko riêng gì trong ca từ bài hát, nhiều khi trong mấy tác phẩm văn học học trong chương trình phổ thông, gặp cả trăm từ khó hiểu, nhưng nhiều khi lại chứa đựng dụng ý của tác giả hay người ta vẫn hiểu nội dung tổng quát.
    Việc ca từ trong lời hát thánh ca như thế theo mình cũng chẳng sao, nếu cố gắng bắt bẻ như thế thì cả đống bài để mà nói (ngay cả bài đã Imprimatur), miễn sao ko trái với ý nghĩa thần học và tinh thần phục vụ là được rồi.

  20. Có 2 người cám ơn Bill Gate ll vì bài này:


  21. #11
    halleluyah's Avatar

    Tuổi: 31
    Tham gia ngày: Dec 2008
    Tên Thánh: Jos
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Hàng Xanh-Đất lành chim đậu
    Bài gởi: 343
    Cám ơn
    577
    Được cám ơn 1,464 lần trong 317 bài viết

    Default

    http://vietcatholic.net/News/Clients....aspx?ID=74745
    Ở đây giới thiệu sách tuyển tập thánh ca việt nam quyển 1 và một số bài hát "gây bức xúc" vì lâu nay không thấy hát trong nhà thờ nữa, cũng như việc sử dụng các bộ lễ.
    Còn về vấn đề các bài hát mà các ca đoàn hát trong phụng vụ,cần thiết phải được Imprimatur. Vấn đề từ ngữ thì miễn sao đúng tín lý của Giáo hội và dễ hiểu là được rồi. Đúng là Thánh nhạc mang tính truyền thống nhưng cũng nên có những thay đổi cho phù hợp với hòn cảnh xã hội ngày nay (như là dòng nhạc Thánh ca Vào đời chẳng hạn...)
    Chữ ký của halleluyah
    ***
    Hope in the Lord!
    For with the Lord there is steadfast love,
    and with him is plentiful redemption!

    ***

  22. Có 3 người cám ơn halleluyah vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com