Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Chúa Tình Thương

  1. #1
    Ti_Amo's Avatar

    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: Andre Trần An Dũng Lạc
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Thành phồ đêm đầy sao...
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,087
    Cám ơn
    9,008
    Được cám ơn 4,962 lần trong 1,011 bài viết

    Default Chúa Tình Thương

    Chúa Tình Thương
    Lm. George - Dịch giả: Ngọc Đính, CMC
    <<<


    Những Lời Chúa Phán Với Các Linh Mục Về
    Tình Thương Của Người Qua Mặc Khải Cho Thánh Nữ Faustina

    Tiểu Sử
    Thánh Nữ Faustina Helena Kowalska


    Ngày 22 tháng 2 năm 1931, một nữ tu Ba Lan, chị Faustina Kowalska trong một thị kiến đã được nhìn thấy Chúa Giêsu với những luồng sáng tình thương giãi chiếu từ Trái Tim của Người. Chúa phán bảo chị hãy nhờ vẽ một bức ảnh diễn tả thị kiến ấy với hàng chữ: "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa!" Chúa còn gọi chị là Tông Ðồ và Thư Ký của Tình Thương. Chúa ban lệnh cho chị viết Nhật Ký để người khác cũng được hiểu biết và tín thác vào Người.
    Trong một loạt các mặc khải từ năm 1931 đến năm 1938, Chúa dạy cho chị biết rằng Tình Thương của Người không có giới hạn và rộng mở cho cả những tội nhân khốn nạn nhất. Chúa ban các phương thế đặc biệt để họ có thể đáp lại Tình Thương của Người trong đời sống, và còn ban cho chị nhiều lời hứa dành cho những ai tín thác vào Tình Thương của Người và sống nhân ái với tha nhân.
    Vào khoảng thời gian chị Faustina qua đời năm 1938, lòng tôn sùng Tình Thương Chúa đã bắt đầu trải rộng khắp Ðông Âu. Tháng 7 năm 1940, cha Joseph Jarzebowski, một linh mục người Ba Lan có lòng yêu mến Ðức Mẹ từ đất nước Ba Lan chinh chiến tàn hoang, khẩn nài lòng thương xót Chúa giúp đỡ ngài trốn thoát, và hứa suốt đời sẽ cổ động việc tôn sùng Tình Thương Chúa. Cha đã đến được Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1941, và sau đó các cộng đoàn Thánh Mẫu ở thành phố Detroit và thủ đô Washington liền truyền bá các tài liệu về Tình Thương Chúa.
    Năm 1944, một số thành viên các cộng đoàn Thánh Mẫu thành lập thêm một trụ sở mới ở Eden Hill, thành phố Stockbridge, bang Massachusetts và khởi sự truyền bá lòng sùng kính Tình Thương Chúa trên phạm vi rộng lớn. Khoảng năm 1953, hoạt động tông đồ của cộng đoàn Thánh Mẫu tại Eden Hill biến thành một trung tâm quốc tế cổ động lòng sùng kính Tình Thương Chúa, hằng năm phát hành hơn 25 triệu ấn bản tài liệu về Tình Thương Chúa. Năm 1960, với sự đóng góp từ khắp thế giới, các thành viên tại Eden Hill hoàn thành việc xây dựng một đền thánh thờ kính Tình Thương Chúa.
    Hiện nay, đền thánh ấy đã trở thành Ðền Thánh Toàn Quốc kính Tình Thương Chúa, và hoạt động tông đồ trở thành nhà xuất bản tôn giáo hiện đại mang tên Marian Helpers Center, chuyên truyền bá lòng tôn sùng Tình Thương Chúa và Ðức Mẹ Vô Nhiễm.
    Quá trình vận động phong thánh cho nữ tu Faustina được khởi sự từ năm 1966. Ngày 7.3.1992, trước sự hiện diện của Ðức Thánh Cha, thánh bộ Phong Thánh đã công bố quyết nghị, theo đó, Giáo Hội chính thức công nhận nữ tu Faustina đã thực hành tất cả các nhân đức Kitô Giáo đến mức anh hùng. Ngày 21.12.1992, một trường hợp lành bệnh nhờ lời cầu bầu của chị Faustina đã được công nhận là phép lạ; vào Chúa Nhật kính Chúa Tình Thương ngày 18.4.1993, chị Faustina đã được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nâng lên hàng chân phước; và sau cùng vào Chúa Nhật kính Chúa Tình Thương ngày 30.4.2000, cũng chính Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chính thức thiết lập lễ kính Chúa Tình Thương trong khắp Giáo Hội vào Chúa Nhật sau Phục Sinh, đúng với ngày Chúa Giêsu đã yêu cầu, đồng thời long trọng tôn phong hiển thánh cho người nữ tu của đất nước Ba Lan Faustina Helena Kowalska, vị Tông Ðồ của Tình Thương Chúa.
    Kinh Cầu cho các Linh Mục
    Lạy Chúa Giêsu của con, nhân danh toàn thể Giáo Hội, con khẩn nài Chúa ban cho Giáo Hội tình yêu và ánh sáng của Thánh Thần Chúa, và ban thần lực cho lời các vị linh mục để làm cho những tâm hồn chai đá nhất cũng được hoán cải và trở về cùng Chúa. Lạy Chúa, xin ban cho chúng con những vị linh mục thánh thiện; và chính Chúa hãy gìn giữ các ngài trong sự thánh thiện. Ôi Linh Mục Tối Cao Chí Thánh, chớ gì sức mạnh Tình Thương Chúa đồng hành với các linh mục ở mọi nơi, và bảo vệ các ngài cho khỏi những âm mưu cạm bẫy của ác thần hằng giăng mắc hòng làm hại linh hồn các ngài. Ôi lạy Chúa, chớ gì sức mạnh Tình Thương Chúa đập tan và vô hiệu hóa tất cả những gì có thể làm ô nhơ sự thánh thiện của các linh mục, vì Chúa có thể làm được mọi sự. Bản kinh của thánh nữ Faustina (Nhật Ký 1052).
    Lời Ðầu

    Cha Daniel Callarn, C.S.B., người anh em cùng dòng thánh Basiliô, chủ bút tờ Canadian Catholic Review, đã viết một bài chuyên đề về nữ tu Faustina dựa trên các tài liệu nhà xuất bản Marian Helpers ở Stockbridge, Mass. gửi đến cho ngài, theo số báo tháng 7&8 năm 1985. Bài viết của ngài nói lên đầy đủ được đời sống và sứ mệnh của nữ tu Faustina, Tông Ðồ của Chúa Tình Thương, vì vậy, chúng tôi mạn phép sử dụng bài viết ấy làm phần mở của tài liệu này.
    Nữ Tu Faustina H. Kowalska (1905-1938)
    Ngay từ thời các thánh Tông Ðồ (x. 2 Cr 12) cho tới ngày nay, các mặc khải tư lúc nào cũng có một tầm quan trọng đối với Giáo Hội. Không thời kỳ nào lại không có những thị nhân: thánh Amrôxiô, thánh Giêrôriô Cả, thánh Phanxicô Nghèo, thánh nữ Joan of Arc, thánh nữ Têrêxa Avila?; và những đền thánh Ðức Mẹ như Lộ Ðức và Fatima là những biểu chứng cho tính cách liên tục của hiện tượng này. Lòng thờ kính Thánh Tâm Chúa, một trong những lòng sùng kính được phổ biến rộng rãi nhất của Giáo Hội Công Giáo đã được cổ động rất mạnh mẽ nhờ những mặc khải tư của thánh nữ Margarita Mary Alacoque trong các năm 1673-75. Ðến thế kỷ XX, một lòng sùng kính tương tự mang tầm quan trọng đặc biệt đối với dân tộc Ba Lan, nhất là trong thời kỳ thử thách khắc nghiệt giữa Thế Chiến Thứ Hai và những hệ quả sau đó. Khắp đất nước này, người ta trưng bày bức ảnh Chúa Kitô với hai luồng ánh sáng đỏ và xanh nhạt từ ngực chiếu giãi ra, và đã đem lại nguồn can đảm kiên cường cho hằng triệu người. Phía dưới bức ảnh là hàng chữ "Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa," và lòng sùng kính mới mẻ đã được dâng kính Tình Thương Chúa.
    Một con người Ba Lan đã được mạnh mẽ nhờ lòng sùng kính này là Karol Wojtyla. Tại đền thánh Tình Yêu Nhân Lành (Collevalenza, Italy) năm 1964, chính ngài đã viết về Tình Thương Chúa như sau:
    Tình Thương ấy mang lại phẩm giá cho con người ở khắp nơi. Chúng tôi thường suy tư về điều này tại Ba Lan là nơi chúng tôi đã cùng với các vị giám mục Ba Lan khác về đây tham dự Công Ðồng. . . Chúng tôi nghĩ về Tình Thương Chúa Kitô, về Tình Thương Thiên Chúa.
    Trong tư cách Giáo Hoàng với tước hiệu Gioan Phaolô II, ngài đã phác họa lòng sùng kính ấy khi viết bức tông thư Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương (Dives in Misericordia). Năm 1981, cũng tại Collevalenza, ngài đã nhắc lại quyết tâm đối với sứ điệp Tình Thương Thiên Chúa:
    Ngay từ khởi đầu trong tác vụ ở Tòa Thánh Phêrô tại Roma, Tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa Quan Phòng đã ủy thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, Giáo Hội, và thế giới. . .
    Nguyên khởi của lòng sùng kính theo cách thức hiện nay phát xuất từ các mặc khải được ban trong thời kỳ thập niên 1930 cho một nữ tu trẻ tuổi là chị Faustina Helena Kowalska. Chị sinh tại miền Lodz, trung phần đất nước Ba Lan vào năm 1905, là con thứ ba trong một gia đình có mười người con. Trong trường hợp của chị, những câu quen thuộc thường gặp trong sách hạnh các thánh vẫn rất đúng: cha mẹ chị tuy nghèo khó nhưng rất đạo đức, và chị đã tỏ ra những dấu hiệu của sự thánh thiện. Năm 20 tuổi, chị dâng mình trong dòng Ðức Mẹ Nhân Lành, một dòng tu chuyên giúp đỡ các thiếu nữ gặp thảm cảnh. Ðó là nơi chị hoạt động cho đến khi qua đời 13 năm sau đó vì bệnh lao phổi, năm 1938.
    Những nhiệm vụ trong dòng của chị Faustina là những công việc hết sức tầm thường như phục vụ trong nhà bếp, lò bánh, vườn tược, coi cổng. Nhưng trong bối cảnh hèn mọn ấy, chị đã đạt được những kinh nghiệm về đời sống thần bí rất cao vời và đặc biệt. Vâng lời cha linh hướng, chị bắt đầu ghi lại các kinh nghiệm ấy vào năm 1934. Các tập vở chị viết, được gọi dưới cái tên Nhật Ký, dài đến 600 trang giấy in. Trong các cuộc thị kiến, Chúa Giêsu đã dạy chị ghi chép tất cả các lời về Tình Thương Chúa vì những lời ấy khuyến khích các linh hồn đừng sợ hãi khi đến với Người. Nhật Ký ấy cũng hé mở đời sống nội tâm của chị Faustina, cho ta thấy đó là một con người khổ hạnh với bản thân dù khi được những ơn soi sáng, an ủi, hay khi bị bỏ rơi. Ðộc giả cũng nhờ đó mà hiểu biết được đời sống của chị Faustina với các chị em trong dòng. Nét nổi bật là một đời sống nội tâm dựa trên lòng tín thác vào ơn thánh được biểu hiện qua Tình Thương Chúa, một cuộc sống đơn sơ dưới ánh nhìn của Thiên Chúa. Chủ đề xuyên suốt trong Nhật Ký chính là việc khuyến dụ các tội nhân hãy tín thác vào lòng nhân lành của Thiên Chúa, Ðấng thực hiện các phép lạ ân sủng qua nhiệm tích Xá Giải: "Con hãy khuyến khích các linh hồn hãy tín thác vào vực sâu khôn dò của Tình Thương Cha bởi vì Cha muốn cứu độ họ hết thảy."
    Như các nhà thần bí khác, chị Faustina cũng phải trải qua đêm dài tăm tối giác quan. Trong sự kết hợp với cuộc thống khổ cứu độ của Chúa Kitô, bản thân chị cũng đã kinh qua khổ hình của những kẻ bị trầm luân, nên chị có thể kêu gọi các linh hồn đang "bị thử thách như vàng trong lửa" hãy tín thác vào Tình Thương Chúa để "được tinh luyện như vừa từ bàn tay sáng tạo của Thiên Chúa mà ra." Với những cảm giác tuyệt vọng, những đau khổ thể lý và tâm lý khủng khiếp, chị Faustina ngày càng ý thức hơn về bài học mầu nhiệm của Chúa đã dạy: "Hỡi ái nữ của Cha, mặc dù con cổ động mọi người tôn kính Tình Thương Cha, nhưng trước tiên con phải là người nổi bật nhờ lòng tín thác vào Tình Thương Cha."
    Chứng Từ
    Chứng từ của cha Ignacy Rozycki, một thần học gia đã nghiên cứu về đời sống và Nhật Ký của chị Faustina, là một điển hình rõ nét về sự thay đổi thái độ từ thiên kiến sang thán phục sâu xa đối với chị. Chứng từ này được trích dẫn từ phần dẫn nhập của bản tham luận được chính ngài trình bày trong cuộc hội thảo tại thành phố Cracow, Ba Lan, vào tháng 2.1981, kỷ niệm 50 năm Chúa ban các mặc khải cho chị Faustina, và được ấn hành sau khi cha qua đời ngày 14.10.1983.
    Ðôi Dòng Về Tác Giả

    Cha Ignacy Rozycki, giáo sư tiến sĩ, sinh năm 1911 tại Kryspinow, thuộc giáo xứ Liski, gần thành phố Cracow, Ba Lan. Sau khi hoàn tất chương trình tiểu học tại ngôi trường địa phương, ngài tiếp tục bậc trung học tại trường thánh Anna tại thành phố Cracow với kết quả ưu hạng.
    Năm 1930, ngài gia nhập chủng viện của tổng giáo phận Cracow, nhưng ngay sau đó, được các bề trên gửi sang Roma theo học tại đại học Angelicum của dòng Ðaminh.
    Năm 1934, ngài được thụ phong linh mục trong tay đức hồng y Adam Stefan Sapieha, tổng giám mục Cracow. Và sau đó, ngài trở lại Roma để hoàn tất chương trình.
    Cha trở về Ba Lan với văn bằng tiến sĩ thần học tín lý, và sau khi đã giảng dạy tại nhiều đại học, Cha đạt được uy tín như một nhà thần học hàng đầu. Ngài tham gia nhiều cuộc hội thảo của giới thần học gia Châu Âu, và đảm nhận nhiều công tác chuyên môn thần học do các thánh bộ tại Roma cũng như các giám mục ủy thác. Năm 1964, cha được phong làm kinh sĩ thuộc hội đồng kinh hội (chapter) tại Cracow, và là một giáo chức (prelate) danh dự của Ðức Thánh Cha.
    Linh mục tiến sĩ Rozycki trở thành giáo sư thần học tín lý tại viện đại học Jagiellonian, và khi nhà cầm quyền giải tán phân khoa thần học tại trung tâm học thuật lâu đời ấy, ngài tiếp tục giảng dạy tại học viện Thần Học Giáo Hoàng là trung tâm được giáo quyền thành lập để thay thế cho phân khoa thần học đã bị giải tán. Ngài được biết đến như một nhà thần học Kinh Viện hàng đầu và làm việc như một thành viên của ủy ban Thần Học Quốc Tế.
    Khi tiến trình thâu thập thông tin về đời sống và các nhân đức của chị Faustina Kowalski (ngày 21.10.1965) được khởi sự, đức tổng giám mục tổng giáo phận Cracow là Karol Wojtyla đã giao phó cho linh mục tiến sĩ Rozycki công việc soạn thảo một bản phân tích phê bình về tập Nhật Ký cũng như tất cả các văn liệu khác của chị Faustina. Ngài miễn cưỡng đảm nhận công tác và dự định sẽ trình lên đức tổng giám mục một phúc trình tiêu cực như ngài đã thừa nhận trong phần dẫn nhập của bài khai triển về tập Nhật Ký như sau: Tác giả của bài nghiên cứu thần học sau đây cảm thấy phải thú nhận rằng ? trên một phần tư thế kỷ ? đã nuôi dưỡng một sự hoài nghi sâu sắc về sự thánh thiện anh hùng của chị Faustina và nhất là về những mặc khải mà chính chị xác quyết đã được thụ lãnh. Tác giả ấy cho rằng mình có quyền được nghĩ như thế dựa trên các điều đã thu thập được từ những người tự cho là "biết rành" về trường hợp của chị Faustina. . .
    Theo phán đoán của tác giả ấy, chị Faustina tuy là một thiếu nữ đơn sơ và rất đạo đức nhưng lại là nạn nhân của những hoang tưởng (hallucinations) do chứng cuồng loạn ẩn kín (undercurrent of hysteria); hậu quả là không những các mặc khải của chị không có một giá trị nào trên phương diện tôn giáo, mà đồng thời, tính cách anh hùng trong cuộc sống của chị cũng chỉ là một lý tưởng bị đánh mất. Thái độ thiên kiến ấy đã đưa đến việc từ chối dứt khoát và cương quyết của tác giả ấy, người đã tham dự như một chuyên viên thần học trong tiến trình vận động phong chân phước cho chị Faustina mà đức tổng giám mục Karol Wojtyla của giáo phận Cracow đã khởi xướng.
    Thành kiến tiêu cực kiên quyết của ông bắt đầu lung lay khi chỉ vì tính tò mò thúc đẩy ông đã đọc lướt những trang Nhật Ký ? chỉ cốt cho qua thời giờ. Thành kiến tồn tại cho đến thời điểm ấy của ông đã bị sụp đổ vì một lần đọc tình cờ. Sau lần đọc thứ hai cẩn thận và có phương pháp, tác giả đã đi đến kết luận rằng trường hợp của chị Helena Faustina xứng đáng để ông bỏ công thực hiện một cuộc nghiên cứu có tính khoa học nghiêm túc. (Ông đã mất trên mười năm trời để hoàn tất cuộc nghiên cứu ấy! N.D.).
    Và sau lần đọc thứ ba, tác giả hoàn toàn xác tín rằng: Trước nhất, thông tin của những người tự nhận là "biết rành" vốn là cơ sở cho thái độ tiêu cực của ông trước kia là thiếu đầy đủ, không chính xác và giả dối;
    Thứ hai, sự thánh thiện của chị Faustina đúng là anh hùng, và những mặc khải chị được lãnh thụ tất cả đều mang những biểu hiện có nguồn gốc siêu nhiên;
    Thứ ba, sau khi đã đạt được mức xác thực cao nhất theo khoa học, và với trách vụ không thể trốn tránh, tác giả phải viết chứng từ cho sự việc ấy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tác giả hiến dâng thành quả công việc của mình cho Ðấng Tình Thương Nhập Thể Hằng Hữu và Vô Cùng, dâng lên Người lời cảm tạ vì muôn hồng ân và khẩn nài ơn tha thứ các tội lỗi của mình.
    Như chúng ta có thể thấy từ đoạn trích trên đây, cuộc điều tra về đời sống nội tâm của chị Faustina đã thay đổi hoàn toàn thái độ tiêu cực của linh mục giáo sư Ignacy Rozycki đối với chị, đối với các mặc khải, cũng như đối với những hình thức tôn sùng Tình Thương Chúa.
    Linh mục giáo sư Rozycki đã trở thành một chiến sĩ bảo vệ mạnh mẽ nhất cho lòng sùng kính Tình Thương Chúa và hết lòng tôn kính Ðầy Tớ Chúa là chị Faustina. Cha đã không quản ngại thời giờ lẫn khó nhọc cho đến giây phút cuối đời. Ngoài những công trình khác, linh mục giáo sư có công rất lớn đối với thánh lễ ngoại lịch kính Chúa Tình Thương đã được chuẩn nhận để sử dụng tại Ba Lan vào tháng 10 năm 1981. Cha qua đời tại Cracow ngày 14.10.1983.
    Ghi Chú: Trong điện văn gửi đến Hàn Lâm Viện Thần Học tại Cracow nhân dịp lễ an táng linh mục giáo sư Rozycki, Ðức Gioan Phaolô II có viết: Hôm nay, cùng với anh chị em, tôi phó thác linh hồn ngài cho Chúa Tình Thương, Đấng đã được ngài cống hiến công việc và đời sống, đặc biệt trong những năm cuối đời.
    Dẫn Nhập

    Sứ điệp Tình Thương Chúa mặc khải cho thánh nữ Faustina giờ đây lại được quan tâm rộng rãi vì có sự đồng loạt ra đời của một số tài liệu: đó là bức tông thư Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương của Ðức Gioan Phaolô II, tiểu sử và Nhật Ký của chị Faustina, và cuốn phim tư liệu Divine Mercy ? No Escape. Hơn nữa, tiến trình vận động phong chân phước và hiển thánh ho chị Faustina đã thành công một cách nhanh chóng. Tất cả những điều ấy khiến cho sứ điệp Tình Thương Chúa đến tay các linh mục chúng ta cách thuận lợi và tập trung vào khía cạnh cấp thiết của sứ điệp ấy.
    Bố Cục Tổng Quát
    Quyển sách này là phần tổng hợp những lời Chúa - qua chị Faustina - nói với các linh mục, về các linh mục, và về sự quan tâm đặc biệt đối với các linh mục như đã được ghi lại trong tập Nhật Ký của chị. Tài liệu này được bố cục theo các tiêu đề sau:
    Những lời cho các linh mục, sứ điệp tình thương, tính cách khẩn thiết của sứ điệp, tình thương cho mọi người, đáp ứng Tình Thương Chúa, các phương thế đặc biệt để kín múc Tình Thương Chúa. Những phương thế đặc biệt ấy gồm nhiệm tích Thánh Thể và nhiệm tích Xá Giải, cùng các yếu tố của lòng sùng kính Chúa Tình Thương, đó là bức ảnh Chúa Tình Thương, ngày lễ kính Chúa Tình Thương, tuần cửu nhật kính Chúa Tình Thương, tràng kinh kính Chúa Tình Thương và phút cầu nguyện lúc 3 giờ chiều.
    Dưới tiêu đề "Cái Giá Của Tình Thương" là những đoạn trích từ tập Nhật Ký nói về kinh nghiệm chia sẻ của thánh nữ Faustina vào cuộc Khổ Nạn của Chúa Cứu Thế.
    Phần Phụ Thêm gồm các lời của chị Faustina nói về các chủ điểm liên quan đặc biệt đến các linh mục như:
    Về việc cùng chịu đau khổ với Chúa Kitô như của lễ hiến tế vì phần rỗi của các linh hồn,
    Về các cha giải tội và các vị linh hướng, cũng như nhu cầu cần đến các linh mục thánh thiện và kinh nghiệm,
    Về các linh mục và vai trò đặc biệt của các ngài,
    Về linh mục Joseph Andrasz, S.J., cha giải tội; và linh mục Michael Sopocko, S.T.D., cha linh hướng của chị Faustina.
    Chữ ký của Ti_Amo
    chung thập giá,
    chung muôn tâm tư,
    chung niềm vui ngày vinh thắng

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com