Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Giáo xứ Hà Dừa Gp. Nha Trang

  1. #1
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Giáo xứ Hà Dừa Gp. Nha Trang


      • Thành lập:
      • Bổn mạng: Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
      • Kính ngày:
      • Số giáo dân:
      • Linh mục quản xứ: Tađêô Lê Văn Thanh
      • Ðịa chỉ hiện nay: Trường Thạnh, Diên Thạnh, Diên Khánh, Khánh Hoà
      • Ðt: 058.850.062
      • Chầu Mình Thánh Chúa:

      • Giờ lễ
    Thánh lễ Chúa Nhật
    • Chiều thứ Bảy: 18g30
    • Thánh lễ I: 5g 00
    • Thánh lễ II: 7g00
    Thánh lễ ngày thường
    • Sáng: 4g30
    • Chiều thứ Năm: 18g30
    Lược sử:

    1. Vị trí địa lý

    Ðông giáp Giáo xứ Bình Cang (Ngã Ba Cải lộ tuyến, ranh giới Xã Diên Toàn). Tây giáp Giáo xứ Ðất Sét (Huyện Khánh Vĩnh). Nam giáp Giáo xứ Cư Thịnh (Cầu Lùng) và Giáo xứ Ðồng Hộ (Cầu Ông Ðường). Bắc giáp Giáo xứ Cây Vông (Sông Cái) và Giáo xứ Ðồng Dài.

    Gồm các Xã: Thị trấn Diên Khánh, Xã Diên Toàn, Xã Diên Thạnh, Xã Diên Lạc, Xã Diên Bình, Xã Diên Hoà, Xã Diên Phước

    2. Hình thành và phát triển

    Theo tài liệu " Histore de la mission de cochinchine (1958-1823) thì Giáo xứ Hà Dừa có trước năm 1740 vì ở trang 131 ghi như sau: Visitatio Ecclesiae in Pago HA DUA (21.09.1740) Hace Ecclesia crecta fuit Abraham III Ð Go me Labbé MARINO, Episcopo Tipolitans subtitnlo s. Josephi.

    Có dịp đên Diên Khánh, sau khi đi qua khỏi Tây Môn thành Khánh Hoà (một di tích lịch sử do Tướng Võ Tánh xây dựng cách đây hơn thế kỷ để chống Tây Sơn, sau này là cơ sở đầu não tỉnh Khánh Hoà của Nam Triều), rồi theo tỉnh lộ 4 lần về hướng tây khoảng trên 100m, du khách sẽ gặp một ngôi thánh đường đồ sộ, nguy nga; tháp chuông cao ngất và tường xây chung quanh, đó là thánh đường giáo xứ Hà Dừa

    Hà Dừa.không hiểu danh từ này có tự bao giờ và trong bối cảnh lịch sử ra sao, nhưng theo truyền thuyết thì xưa kia hai bờ sông mọc toàn loại dừa nước nên mới có tên Hà Dừa, tức là xứ có nhiều dừa hay là sông dừa (Hà là sông, dừa là cây dừa).

    Giáo xứ Hà Dừa là một trong những giáo xứ có lâu đời tại Khánh Hoà, hầu hết giáo dân không là dân nguyên quán mà có lẽ từ những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, được qui tụ bởi phong trào Nam tiến thời Chúa Nguyễn ().

    Hà Dừa xưa có chung thánh đường với giáo xứ Cây Vông ở Hà Gai (thuộc Xã Diên Lâm hiện nay) một vài di tích vẫn còn trong vùng đất ông Lập, nội tổ ông Nguyễn Bàn, sau bị đốt phá mới di chuyển về khuân viên hiện nay thuộc làng Trường Thạnh.

    Thánh đường đầu tiên được thành lập trên khuôn viên hiện tại nhưng chắc chắn là có trước khi Võ Tánh xây thành Khánh Hoà và đến năm 1870, Cố Bửu (Geffroy) kiến tạo lại theo kiểu Á Ðông, tuy nhỏ nhưng rất đẹp., có hai cửa ngõ lầu giống cửa thành. Còn thánh đườn hiện thấy được xây dựng bằng hai thời kỳ, đầu tiên năm 1893 do Cố Ngoan (Saulcoy), Ngài vận động giáo dân đốn gỗ, phái ông chức Tích đi Làng Sông và Kim Châu lấy kiểu chạm trổ, Cha Nhuận vẽ sơ đồ. Năm 1917, Cố Quới (Salomez) mới xây tháp chuông, đóng trần nhà thờ, làm nhà xứ.

    Các vị chủ chăn và bàn tay xây dựng:

    Linh mục Hy làm chánh xứ tiên khởi (người Quảng Nam) kế đến là Linh mục Vận (Phú Yên) không rõ năm nào. Thời kỳ này giáo dân còn ít và cư trú rãi rác, Linh mục lại thiếu nên từ Gò Muồng (Ninh Hoà) đến Hà Dừa (Diên Khánh) chỉ có một Cha sở và không biết nơi nào là chánh xứ.

    Năm 1870, Cố Bửu (Geffroy) thay Linh mục Vận và năm 1876 Ngài đi gai hiệu Bình Ðịnh, Cố Bình (Laurent) đều thế.

    Năm 1878 Cố Ðoài (Auger) thay Cố Bình, thời kỳ này lãnh khai phá ruộng Cầu Lùng (Phước Trạch, ruộng Sình (Cống Vông) ngân khoản do ông đốc phủ nghiêm của Sài Gòn dâng cúng. Cố Ðoài còn mua ruộng Cư Thạnh, cất nhà thờ Cư Thạnh, mua ruộng Nghiệp Thành và Lương Phước. Ngài đề cử Ông trùm Xuân và ông Câu Ðậu đứng bộ. Cũng trong thời kỳ này Văn Thân bách hại, thánh đường bị thiêu huỷ ít lâu Cố Ðoài hồi hương.

    Năm 1889, Cố Ðịnh (Gagnaire) đến nhưng chỉ có mấy tháng lại đi Làng Sông giao cho Cố Minh (Garnier).

    Năm 1893, Cố Minh về Rôma đại diện Hội Thừa Sai (MEP) Ngài dâng cúng tượng Thánh Tâm (bổn mạng) và tượng Ðức Mẹ.

    Từ năm 1893 đến 1897 là cố Ngọc (Tissier), kế là Cố Ngoan (Saulcoy). Ngài ở được hai năm rồi đi nhà đá. Cha Nho đến thế.

    Năm 1905 Cố Bình đáo nhậm chánh xứ nhưng Ngài thường ở Bình Cang nên có Linh mục Hương làm phó.

    Năm 1910 Cố Quới (Salomez) thay Cố Bình, Ngài trông nom cả Cây Vông và Ðại Ðiền. Cố Quới từ trần tại Hà Dừa năm 1924 và được an nghỉ tại lòng thánh đường.

    Cũng trong năm 1924 Cố Nghiêm (Guéno) đến, Ngài xây dựng nhiều, nào nhà trường, nhà lẫm, nhà xe, nhà bếp, mở rộng thánh đường, xây thành, sửa nhà xứ, mua hai chuông (thời giá bấy giờ là 964 đồng, đỡ đầu là Linh mục Nhuận cúng 50 đồng và bà Hào Lành ở Phan Rang cúng 100 đồng).

    Năm 1932 Linh mục Ðoàn thay Cố Nghiêm, đem hai chuông lên tháp.

    Năm 1936, Linh mục bính đến và đã xây dựng lại bề thành trước thánh đường, cất nhà thờ Ðồng Dài.

    Năm 1943 Linh mục Hiến thay Linh mục Bính, Ngài lợp lại mái nhà thờ, nhà xứ, đóng ghế, làm nền nhà thờ, đóng bàn thờ gỗ, xây dựng hang đá Ðức mẹ, dựng Thánh giá. cất lại nhà thờ Cư Thạnh. Ngài còn chuẩn bị vật liệu để xây dựng thánh đường Ðồng Hộ, nhưng tháng 9.1945 Việt Minh cướp chính quyền chương trình bỏ dở. Thời kỳ này phong trào Công Giáo Tiến Hành nảy nở: Hội Thánh Thể (1944), Nghĩa Binh Thánh Thể (1946), Legio Marie (1955), Dòng Ba Phanxicô và Hội Trợ Táng (1956).

    Năm 1957, chia giáo phận, Linh mục Hiến về Qui Nhơn. Cố Thơm (Thomeret) rồi Linh mục Nghĩa lần lượt đến nhưng Ngài chỉ ở khoảng 7-8 tháng rồi giao cho Linh Mục Hồ Ngọc Hạnh từ năm 1964, rồi đến Cố Vị (P. Jeanningros). Kế đến là:
    • Linh mục Phêrô Nguyễn quang Sách: từ 1973 đến 01.06.1979
    • Linh mục Phêrô Nguyễn văn Nho: từ 01.06.1979 đến 13.11.1993
    • Linh mục Phêrô Phạm ngọc Lê: từ 13.11.1993 - đến 8.2002
    • Linh mục Tađêô Lê Văn Thanh: từ 10.2002 -

    Trong những bàn tay xây dựng nên giáo xứ Hà Dừa, nếu chỉ đề cập đến hàng giáo sĩ mà thôi là điều thiếu sót. Chúng tôi muốn giới thiệu nơi đây "cộng đồng giáo dân", trong đó có hàng chức việc, thành phần đã say xưa, tận tụy hy sinh suốt đời mình hay ít nhất cũng năm ba mươi năm. Chúng tôi xin đan cử những vị xuất sắc như:
    • Quý Ông trùm: Trùm Phụng (thân phụ linh mục Phan), trùm Khuyên, trùm Xuân, trùm Học, trùm Tích và trùm Ðính.
    • Quý Ông câu: câu Chiêu (thân phụ linh mục Miễn), câu Toại, câu Hườn, câu Vịnh, câu Ðậu (thân phụ linh mục Tường, linh mục Thì), câu Nuôi (thân phụ linh mục Quá), câu Huề, câu Thâm.
    • Quý Ông: Cai Ích, Cai Tim, Giáp Liềm và bà trùm Thứ.

    Những vị trên đều đã an nghỉ trong Chúa.

    Hoa quả ơn gọi của Giáo xứ:
    • Linh mục Nhuận, - Linh mục Cẩm, - Linh mục Miễn, - Linh mục Phan,
    • Linh mục Thìn, - Linh mục Huy, - Linh mục Chọn, - Linh mục Tường,
    • Linh mục Thì, - Linh mục Quá, - Linh mục Lễ,
    • Linh mục Giuse Nguyễn trung Hiếu,
    • Linh mục J.b. Ðoàn sỹ Thục,
    • Linh mục F.x Nguyễn chí Cần.
    • Linh mục Giuse Nguyễn văn Thi.
    • Tu sĩ: 4 nữ tu dòng khiết tâm Ðức Mẹ
    • 1 nữ tu dòng Franciscaine
    • 2 nữ tu dòng nữ tử bác ái
    • 1 nữ tu dòng Saint Paul Đà nẵng
    • 2 Nữ tu dòng mến Thánh giá Qui nhơn
    • chủng sinh: 3 chủng sinh giáo phận
    • dự tu: 30 (15 nam, 15 nữ)

    Sinh hoạt giáo xứ

    1. Các lớp giáo lý

    Các lớp giáo lý từ tháng 09 đến tháng 06. Giáo lý Tân tòng chia làm hai khoá mỗi khoá 5 tháng.

    Giáo lý hôn nhân: hai năm một khoá kéo dài 10 tháng dành cho các em đã học xong vào đời III và các em trên 18 tuổi chưa lập gia đình học vào chiều Chúa Nhật từ 14h00-16h00

    2. Các hoạt động:

    Hướng tương lai

    Ưu tư của Giáo xứ: cũng cố đức tin cho giới trẻ, nâng cao học vấn, sinh hoạt đạo đức gia đình.

    NGUỒN: gpnt.net

    thay đổi nội dung bởi: Vinam, 14-09-2010 lúc 07:40 AM
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  2. Có 4 người cám ơn Vinam vì bài này:


  3. #2
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default

    Giáo Xứ Hà Dừa hiện tại.
    Số giáo dân hiện tại của GX Hà Dừa khoảng 3500 người. Cùng với sự phát triển của xã hội, GX Hà Dừa cũng dần dần thay da đổi thịt. Những ngôi nhà khang trang đã mọc lên đó đây. Những cơ sở kinh doanh cũng làm cho đời sống nhiều gia đình thêm thịnh vượng.
    Nhiều gia đình có con cái đang là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp và thành đạt tại tỉnh nhà cũng như tại Sài gòn.

    Một Ngôi Thánh đường cổ kính với hơn 100 năm vẫn uy nghi tỏa sáng,
    là biểu tượng cho truyền thống đạo đức của bổn đạo Hà dừa. Tiếp nối sứ mạng của Cha Tađêô Lê Văn Thanh, Cha P.X. Trịnh Hữu Hưởng đã chuyển về đây làm Quản Xứ Từ ngày 21/10/2007. Cha đã cùng HĐGX cộng tác xây dựng Giáo xứ luôn Hiệp nhất, đoàn kết và vững mạnh. Cha cũng đang có chương trình tu sửa nội thất và thay mới ghế quỳ cho ngôi Thánh đường cổ kính thêm phần khang trang.

    Ước mong Giáo xứ Hà Dừa luôn luôn sáng đẹp tình Chúa, tình người.
    Xin Thiên Chúa chúc lành cho những công việc tốt đẹp mà Cha Quản Xứ và HĐGX đang nhiệt tâm thực hiện.


    Ngôi Thánh đường cổ kính uy nghi




    Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức


    Trường học


    Một buổi sáng trước giờ Thánh lễ


    Những hàng cột bằng gỗ tròn thật đẹp mắt




    Trần nhà ghép bắng ván và được chạm trỗ




    Nét chạm trỗ trên các chân cột



    Sau Thánh Lễ sáng,Cha Xứ và các chức việc quây quần trong Nhà Xứ vừa uống cà phê sáng,vừa trao đổi những công việc chung trong ngày.
    Cha Xứ thân thiện và gần gũi với các cộng sự - Mọi người đều cảm thấy vui và quí mến Ngài.

    GX Hà Dừa MỜI XEM TẠI ĐÂY
    thay đổi nội dung bởi: Vinam, 14-09-2010 lúc 05:20 PM
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  4. Có 5 người cám ơn Vinam vì bài này:


  5. #3
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default Cha Charles, Léon Salomez (Cố Quới) (27/11/1872 – 22/12/1922)

    Kim Ngân
    Khoảng năm 1954, 55, lúc còn học tại trường giáo xứ do các xơ Gò Thị phụ trách, tôi, lúc đó cỡ 7, 8 tuổi, có chứng kiến công việc tráng gạch men nền nhà thờ Hà Dừa. Khi đó, thân phụ tôi làm ông biện đứng ra trực tiếp phụ trách công việc này và có dùng máy bơm hiệu Bernard cồng kềnh nặng nề thời đó của gia đình để bơm nước từ sông Con vào nhà thờ cho việc lát nền. Vì bản tính tò mò, tôi thường theo thân phụ để coi thợ làm việc. Khi phá nền nhà thờ cũ, tôi có mặt gần cung thánh với cha tôi và một vài người. Tôi nhớ ông quận Hứa, lúc đó làm ông Câu nhất, có nói với cha tôi là chỗ này (gần bàn thờ Mẹ Hằng Cứu Giúp, ngang cửa sổ thứ ba từ trong ra) và đối diện bên kia đều có mộ của các cố. Lúc đó tôi không biết tiếng tây tiếng u nên không nhớ. Tôi chỉ thấy có nền đất mà thôi. Ông quận Hứa là người ghi chép tiểu sử của họ Hà Dừa sau này. Ông mất đã lâu, cha tôi cũng mất lâu rồi, nên không có dịp hỏi lại. Vào trang web của MEP, tôi đọc được bài sau đây và nhân tiện gửi bằng tiếng Việt cho anh em để tri ân một cha sở có công rất lớn đối với giáo xứ Hà Dừa và Cây Vông.


    Cha Charles, Léon Salomez (Cố Quới)
    (27/11/1872 – 22/12/1922)
    Nguyên cha sở Cây Vông và Hà Dừa

    Cha Charles, Léon Salomez sinh ngày 27 tháng mười một năm 1872, ở Lille, giáo xứ Fives-Notre-Dame, giáo phận Cambrai, tỉnh Bắc (Nord). Trước tiên là học sinh trường nội trú St. Gabriel, năm 1886, cha vào tiểu chủng viện Cambrai, rồi vào Đại chủng viện triết ở Solesmes, năm 1891. Nhận phép cắt tóc ngày 29 tháng sáu 1892, cha thi hành quân dịch bảy tháng, sau đó được bổ nhiệm làm giám thị trường trung học “Collège d'Aire sur la Lys”.

    Ngày 6 tháng tám 1894, cha vào Chủng viện Truyền giáo hải ngoại Paris. Chịu các chức nhỏ ngày 21 tháng Chín 1895, phó trợ tế ngày 27 tháng Chín 1896, phó tế ngày 13 tháng Ba 1897, ngài được thụ phong linh mục ngày 27 tháng Sáu 1897, nhận bài sai đến Giáo phận tông tòa Đông Nam Kỳ (Vicariat Apostolique de la Cochinchine Orientale) tức giáo phận Qui Nhơn và ngày 04 tháng Tám năm sau, cha lên đường nhận nhiệm vụ truyền giáo.

    Đến QUI NHƠN, ngày 10 tháng Chín 1897, cha Salomez học tiếng Việt tại Gò-thị, và ngày 2 tháng Hai 1898, cha lên Kon tum để truyền giáo cho người dân tộc Bahnar. Cha học tiếng Bahnar ở Kon-Monei, và ngày 2 tháng Bảy 1898, cha tháp tùng cha Guerlach, đến với dân tộc Bonnuine. Ngày 27 tháng Chín 1899, vì bị bệnh, cha phải trở xuống Tourane (Đà Nẵng) để phục hồi sức khỏe.

    Trong vài tháng, cha là cha sở của Lệ-sơn, vùng lân cận, rồi cha sở Phú-hoà, trong tỉnh Quảng-ngãi vào ngày 2 tháng Mười 1900. Năm 1904, sau một thời gian ngắn dừng chân nghỉ ngơi ởTourane và Phanrang, cha trở thành giám đốc cô nhi viện Gò-thị, rồi vào năm 1906, giám đốc cô nhi viện Lòng-sông.

    Tháng Chín 1909, cha trở thành cha sở giáo xứ Cây-vông, gần Nhatrang, đồng thời sau này kiêm luôn cha sở giáo xứ Hà-dừa, một cộng đoàn ki tô hữu kỳ cựu, nơi cha mất ngày 22 tháng Mười Hai năm 1924.

    Cha SALOMEZ ít đọc sách, trái lại, ngài trò chuyện rất nhiều với những người Việt Nam. Cha là người cộng tác đắc lực cho một trong số những anh em đã công bố những ghi chép về phong tục và những điều mê tín dị đoan. Người anh em này chỉ cần biên tập lại những cuộc nói chuyện của các ngài, khi các ngài là láng giềng của nhau, hoặc chép lại những điều sau này cha viết cho anh trên những mảnh giấy nhỏ hầu như khó đọc. Cha có những nhận định đúng đắn và dự kiến chắc chắn về tình hình chính trị bản xứ cũng như ở Pháp. Chẳng hạn như một bài báo do ngài đọc viết về đề tài đó cho một nhật báo ở Trung Hoa đã được báo chí Đông Dương đăng lại.

    Được những người Việt Nam kính trọng, những người châu Âu quý mến, theo nhật báo \L'IMPARTIAL\ cha là":... \"con người tuyệt vời trên trái đất ;...cha rất quan tâm đến bạn bè thân hữu .. Vị linh mục này không phải là một con người buồn rầu, trái lại cha tỏ ra vui vẻ và biết làm vững lòng những kẻ ăn năn sám hối..\" Một nhật báo khác \" le CAMLY\" trong khi thông báo tin ngài từ trần, có nhắc lại công trình phát triển do ngài thực hiện : ....\"Chúng ta sẽ không quên cách đây mới mười lăm năm, ở cách thành phố mười ki lô mét, chỉ có rừng rậm.Hiện nay, nhờ vào nghị lực của một vị linh mục khiêm tốn, thung lũng cao của sông NHATRANG đã có người ở và được khai khẩn..\" Ngoài ra, ngài mới vừa nhận được huân chương KIM-KHÁNH của Việt Nam.

    Ngày 22 tháng Mười Hai năm 1922, vào lúc một giờ trưa, cảm thấy trong người khó ở, cha SALOMEZ gọi người giúp việc đi tìm người đến cấp cứu và đỡ cha lên giường trong phòng riêng..Cha không thể nói được nữa. Bằng cách ra dấu, cha yêu cầu được nhận bí tích bệnh nhân. Người ta vội chạy báo tin cho cha GARRIGUES, vị linh mục láng giềng ; Khi cha Garrigues đến, thì cha SALOMEZ đã ra đi khoảng mười lăm phút trước đó. Cha bị đột quỵ do tình trạng sung huyết não(congestion cérébrale).

    Lễ an táng của cha diễn ra vào ngày áp lễ Giáng Sinh, với sự hiện diện của tất cả các linh mục trong tỉnh, hai vị thừa sai đến từ PHAN-RANG, hai quan chức chính quyền và rất đông bà con giáo dân. Hiện nay cha an nghỉ trong lòng nhà thờ HÀ-DỪA, ngôi thánh đường mà cha đã trùng tu và mở rộng.

    (Bản tiếng Việt của Kim Ngân)

    (Nhà thờ Hà Dừa được trùng tu và mở rộng với tháp cao với hai quả chuông nặng hàng tấn được đúc từ bên Pháp. Phía trước nhà thờ Hà Dừa, hiện nay chúng ta còn thấy có ghi niên hiệu năm 1917, đó là năm trùng tu và mở rộng chứ không phải năm xây dựng thánh đường. Hiện nay, giáo dân Hà Dừa và cha sở muốn phục chế lại tháp chuông này đã xuống cấp, nhưng xem ra công trình rất tốn kém đòi hỏi chuyên môn cao và tiền bạc quá lớn. Mọi sự đều nhờ hồng ân của Chúa.)
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  6. Được cám ơn bởi:


  7. #4
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default

    GIÁO XỨ HÀ DỪA HÀNH TRÌNH VÀ PHÁT TRIỂN

    *Đông giáp Giáo xứ Bình Cang ( Ngã Ba Cải lộ tuyến, ranh giới Xã Diên Toàn).
    *Tây giáp Giáo xứ Đất Sét (Huyện Khánh Vĩnh).
    *Nam giáp Giáo xứ Cư Thịnh ( Cầu Lùng ) và Giáo xứ Đồng Hộ ( Cầu Ông Đường ).
    *Bắc giáp Giáo xứ Cây Vông (Sông Cái) và Giáo xứ Đồng Dài.

    Gồm Thị Trấn Diên Khánh, Xã Diên Toàn, Diên Lạc, Diên Thạnh, Diên Hoà và Diên Bình.

    Thành lập :

    Bổn mạng : Lễ thánh Tâm Chúa Giêsu
    Kính ngày :
    Số giáo dân :
    Linh mục quản xứ : Phêrô Phạm Ngọc Lê
    Địa chỉ hiện nay : Trường thạnh, Diên Thạnh, Diên Khánh ,
    Khánh Hòa - Đt

    Giờ lễ

    Thánh lễ Chúa Nhật
    Chiều thứ 7 :18g30
    Thánh lễ I : 5g 00
    Thánh lễ II : 7g00
    Thánh lễ ngày thường
    Sáng : 4g30
    Chiều thứ 5 : 18g30
    Chầu Mình Thánh Chúa :

    Lược sử :
    1. Vị trí địa lý
    Đông giáp Giáo xứ Bình Cang (Ngã Ba Cải lộ tuyến, ranh giới Xã Diên Toàn). Tây giáp Giáo xứ Đất Sét (Huyện Khánh Vĩnh). Nam giáp Giáo xứ Cư Thịnh ( Cầu Lùng ) và Giáo xứ Đồng Hộ ( Cầu Ông Đường ). Bắc giáp Giáo xứ Cây Vông (Sông Cái) và Giáo xứ Đồng Dài.
    Gồm các Xã : Thị trấn Diên Khánh, Xã Diên Toàn, Xã Diên Thạnh, Xã Diên Lạc, Xã Diên Bình, Xã Diên Hòa, Xã Diên Phước

    2. Hình thành và phát triển

    Theo tài liệu “ Histore de la mission de cochinchine (1958-1823) thì Giáo xứ Hà Dừa có trước năm 1740 vì ở trang 131 ghi như sau : Visitatio Ecclesiae in Pago HA DUA 921.09.1940) Hace Ecclesia crecta fuit Abraham III Đ Go me Labbé MARINO , Episcopo Tipolitans subtitnlo s. Josephi.

    Có dịp đến Diên Khánh, sau khi đi qua khỏi Tây Môn thành Khánh Hòa (một di tích lịch sử do Tướng Võ Tánh xây dựng cách đây hơn thế kỷ để chống Tây Sơn, sau này là cơ sở đầu não tỉnh Khánh Hòa của Nam Triều), rồi theo tỉnh lộ 4 lần về hướng tây khoảng trên 100m, du khách sẽ gặp một ngôi thánh đường đồ sộ, nguy nga; tháp chuông cao ngất và tường xây chung quanh, đó là thánh đường giáo xứ Hà Dừa, một công trình cổ, được xếp vào hàng di tích mang nhiều tranh luận mỗi khi bàn đến việc phá đổ để xây dựng mới.

    Hà Dừa…không hiểu danh từ này có tự bao giờ và trong bối cảnh lịch sử ra sao, nhưng theo truyền thuyết thì xưa kia hai bờ sông mọc toàn loại dừa nước nên mới có tên Hà Dừa, tức là xứ có nhiều dừa hay là sông dừa (Hà là sông, dừa là cây dừa).

    Giáo xứ Hà Dừa là một trong những giáo xứ có lâu đời tại Khánh Hòa, hầu hết giáo dân không là dân nguyên quán mà có lẽ từ những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, được qui tụ bởi phong trào Nam tiến thời Chúa Nguyễn ( ).

    Hà Dừa xưa có chung thánh đường với giáo xứ Cây Vông ở Hà Gai (thuộc Xã Diên Lâm hiện nay) một vài di tích vẫn còn trong vùng đất ông Lập, nội tổ ông Nguyễn Bàn, sau bị đốt phá mới di chuyển về khuân viên hiện nay thuộc làng Trường Thạnh.

    Thánh đường đầu tiên được thành lập trên khuôn viên hiện tại nhưng chắc chắn là có trước khi Võ Tánh xây thành Khánh Hòa và đến năm 1870, Cố Bửu (Geffroy) kiến tạo lại theo kiểu Á Đông, tuy nhỏ nhưng rất đẹp., có hai cửa ngõ lầu giống cửa thành. Còn thánh đường hiện thấy được xây dựng bằng hai thời kỳ, đầu tiên năm 1893 do Cố Ngoan (Saulcoy), Ngài vận động giáo dân đốn gỗ, phái ông chức Tích đi Làng Sông và Kim Châu lấy kiểu chạm trổ, Cha Nhuận vẽ sơ đồ. Năm 1917, Cố Quới (Salomez) mới xây tháp chuông, đóng trần nhà thờ, làm nhà xứ.

    Các vị chủ chăn và bàn tay xây dựng :

    Linh mục Hy làm chánh xứ tiên khởi (người Quảng Nam) kế đến là Linh mục Vận (Phú Yên) không rõ năm nào. Thời kỳ này giáo dân còn ít và cư trú rãi rác, Linh mục lại thiếu nên từ Gò Muồng (Ninh Hòa) đến Hà Dừa (Diên Khánh) chỉ có một Cha sở và không biết nơi nào là chánh xứ.

    Năm 1870, Cố Bửu (Geffroy) thay Linh mục Vận và năm 1876 Ngài đi gai hiệu Bình Định, Cố Bình (Laurent) đến thay thế.

    Năm 1878 Cố Đoài (Auger) thay Cố Bình, thời kỳ này lãnh khai phá ruộng Cầu Lùng (Phước Trạch, ruộng Sình (Cống Vông) ngân khoản do ông đốc phủ nghiêm của Sài Gòn dâng cúng. Cố Đoài còn mua ruộng Cư Thạnh, cất nhà thờ Cư Thạnh, mua ruộng Nghiệp Thành và Lương Phước. Ngài đề cử Ong trùm Xuân và ông Câu Đậu đứng hộ. Cũng trong thời kỳ này Văn Thân bách hại, thánh đường bị thiêu hủy, ít lâu sau Cố Đoài hồi hương về Pháp.

    Năm 1889, Cố Định (Gagnaire) đến nhưng chỉ có mấy tháng lại đi Làng Sông giao cho Cố Minh (Garnier).

    Năm 1893, Cố Minh về Rôma đại diện Hội Thừa Sai (MEP) Ngài dâng cúng tượng Thánh Tâm( bổn mạng) và tượng Đức Mẹ.

    Từ năm 1893 đến 1897 là cố Ngọc (Tissier), kế là Cố Ngoan (Saulcoy). Ngài ở được hai năm rồi đi nhà "đá". Cha Nho đến thay thế.

    Năm 1905 Cố Bình đáo nhậm chánh xứ nhưng Ngài thường ở Bình Cang nên có Linh mục Hương làm phó.

    Năm 1910 Cố Quới (Salomez) thay Cố Bình, Ngài trông nom cả Cây Vông và Đại Điền. Cố Quới từ trần tại Hà Dừa năm 1924 và được an nghỉ tại lòng thánh đường.

    Cũng trong năm 1924 Cố Nghiêm (Guéno) đến, Ngài xây dựng nhiều, nào nhà trường, nhà lẫm, nhà xe, nhà bếp, mở rộng thánh đường, xây thành, sửa nhà xứ, mua hai chuông (thời giá bấy giờ là 964 đồng, đỡ đầu là Linh mục Nhuận cúng 50 đồng và bà Hào Lành ở Phan Rang cúng 100 đồng) .

    Năm 1932 Linh mục Đoàn thay Cố Nghiêm, đem hai chuông lên tháp.

    Năm 1936, Linh mục Bính đến và đã xây dựng lại bề thành trước thánh đường, cất nhà thờ Đồng Dài.

    Năm 1943 Linh mục Hiến thay Linh mục Bính, Ngài lợp lại mái nhà thờ, nhà xứ, đống ghế, làm nền nhà thờ, đống bàn thờ gỗ, xây dựng hang đá Đức mẹ, dựng Thánh giá… cất lại nhà thờ Cư Thịnh. Ngài còn chuẩn bị vật liệu để xây dựng thánh đường Đồng Hộ, nhưng tháng 9.1945 Việt Minh cướp chính quyền chương trình bỏ dở. Thời kỳ này phong trào Công Giáo Tiến Hành nảy nở : Hội Thánh Thể (1944), Nghĩa Binh Thánh Thể (1946), Legio Mariae (1955), Dòng Ba Phanxicô và Hội Trợ Táng (1956).
    Năm 1957, chia giáo phận, Linh mục Hiến về Qui Nhơn. Cố Thơm (Thomeret) rồi Linh mục Nghĩa lần lượt đến nhưng Ngài chỉ ở khoảng 7-8 tháng rồi giao cho Linh Mục Hồ Ngọc Hạnh từ năm 1964, rồi đến Cố Vị (P. Jeanningros).

    Kế đến là :
    *Linh mục Phêrô Nguyễn quang Sách : từ 1973 đến 01.06.1979

    *Linh mục Phêrô Nguyễn văn Nho : từ 01.06.1979 đến 13.11.1993

    *Linh mục Phêrô Phạm ngọc Lê : từ 13.11.1993 đến 8.2002

    *Linh Mục Tadeo Lê Văn Thanh 10.2002 đến 21.10.2007

    *Linh Mục FX. Trịnh Hữu Hưởng 21.10.2007 đến nay

      • Trong những bàn tay xây dựng nên giáo xứ Hà Dừa, nếu chỉ đề cập đến hàng giáo sĩ mà thôi là điều thiếu sót. Chúng tôi muốn giới thiệu nơi đây "cộng đồng giáo dân", trong đó có hàng chức việc, thành phần đã hăng say, tận tụy hy sinh suốt đời mình hay ít nhất cũng năm ba mươi năm. Chúng tôi xin đan cử những vị xuất sắc như:


    Qúy ông trùm : Trùm Phụng (thân phụ linh mục Phan), trùm Khuyên , trùm Xuân, trùm Học, trùm Tích và trùm Đính.

    Quý ông Câu :
    câu Chiêu (thân phụ linh mục Miễn), câu Toại, câu Hườn, câu Vịnh, câu Đậu (thân phụ linh mục Tường, linh mục Thì), câu Nuôi (thân phụ linh mục Quá), câu Huề, câu Thâm.

    Quý ông : Cai Ích, Cai Tim, Giáp Liềm và bà trùm Thứ.
    Những vị trên đều đã an nghỉ trong Chúa.

    Hoa qủa ơn gọi của Giáo xứ:

    Linh mục Nhuận, - Linh mục Cẩm, - Linh mục Miễn, - Linh mục Phan ,
    Linh mục Thìn, - Linh mục Huy, - Linh mục Chọn, - Linh mục Tường,
    Linh mục Thì, - Linh mục Quá, - Linh mục Lễ,
    Linh mục Giuse Nguyễn trung Hiếu,
    Linh mục J.b. Đoàn sỹ Thục,
    Linh mục F.x Nguyễn chí Cần.
    Linh mục Giuse Nguyễn văn Thi.

    Tu sĩ : 4 nữ tu dòng khiết tâm Đức Mẹ
    1 nữ tu dòng Franciscaine
    2 nữ tu dòng nữ tử bác ái
    1 nữ tu dòng Saint Paul Đà Nẵng

    2 Nữ tu dòng mến Thánh giá Qui Nhơn
    chủng sinh: 3 chủng sinh giáo phận
    dự tu 30 (15 nam, 15 nữ)

    Sinh hoạt giáo xứ


    1. Các lớp giáo lý
    Các lớp giáo lý từ tháng 09 đến tháng 06. Giáo lý Tân tòng chia làm hai khóa mỗi khóa 5 tháng.
    Giáo lý hôn nhân : hai năm một khóa kéo dài 10 tháng dành cho các em đã học xong vào đời III và các em trên 18 tuổi chưa lập gia đình học vào chiều Chúa Nhật từ 14h00-16h00
    2. Các hoạt động :
    Hướng tương lai

    Ưu tư của Giáo xứ : củng cố đức tin cho giới trẻ, nâng cao học vấn, sinh hoạt đạo đức gia đình.



    (Ghi chú: Bài viết thời cha P.Phạm Ngọc Lê, quản xứ Hà Dừa, khoảng sau năm 1993. Long Paul).
    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com