Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: NHỮNG MẨU BÁNH VỤN 2005

  1. #1
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default NHỮNG MẨU BÁNH VỤN 2005

    ĐTC GIOAN PHAOLÔ II:
    NHỮNG MẨU BÁNH VỤN
    2005
    ĐTC GPII nhìn cuộc sống của mình bằng con mắt chiêm niệm

    ----- Hôm mùng 10 và 11/3/2005, tức Thứ Năm và Thứ Sáu, Trường Thần Học của Đại Học Thánh Giá đã tổ chức một hội nghị về “Việc Chiêm Niệm Kitô Giáo: Cảm Nghiệm và Tín Lý”. Vị linh mục người Pháp, Laurent Touze, vị diễn giảng về tu đức thần học, đã diễn thuyết tại hội nghị này và cho rằng ĐTC GPII là bậc thày của đời sống nguyện cầu và chiêm niệm. Mạng điện toán toàn cầu Zenit đã phỏng vấn vị linh mục này về chiều kích chiêm niệm của ĐTC GPII như sau.


    ----- Vấn: Nhiều quan điểm được bày tỏ trong cuộc hội luận này cho rằng Đức Gioan Phaolô II là bậc thày của đời sống cầu nguyện và chiêm niệm. Theo cha thì những đặc tính chính nơi giáo huấn về nguyện cầu của ngài là gì?

    ----- Đáp: Trong nhiều đặc tính, tôi xin đề cập đến hai đặc tính mà thôi, vì chúng có tính cách chính yếu hay đẹp đẽ, một thứ đẹp đẽ khích lệ con người nguyện cầu.

    ----- Đặc tính thứ nhất đó là Chúa Kitô là đường đến cùng Cha. Bởi thế, việc nguyện cầu của chúng ta nhất định cần phải qua Chúa Kitô là Đấng chúng ta được gặp nơi Lời của Người cũng như nơi Thánh Thể.

    ----- Đặc tính thứ hai đó là việc Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa đòi hỏi tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, linh mục, giáo dân, tu sĩ, phải có xu hướng trở thành những tâm hồn nguyện cầu hơn bao giờ hết.

    ----- Vấn: Đó là một thứ giáo huấn về tín lý hay đặc biệt về cảm nghiệm?

    ----- Đáp: Tôi có thể nói rằng nó là một thứ giáo huấn được phát xuất từ cảm nghiệm bản thân về việc nguyện cầu của vị Giáo Hoàng này.

    ----- Không phải là tôi đã được gặp Đức Gioan Phaolô II nhiều lận, nhưng khi tôi được diễm hạnh này bao giờ tôi cũng cảm thấy những gì được nhiều người nói tới, rằng ngài là một con người nguyện cầu, vị nhìn người khác bằng con mắt cầu nguyện.

    ----- Người ta có thể thực sự thấy rằng việc ngài cầu nguyện đã giúp ngài thấy được con người ta, cũng như thấy được những biến cố lớn nhỏ, bằng con mắt của Thiên Chúa.

    ----- Vấn: Một vị Giáo Hoàng “thinh lặng” hơn, như khi vị ấy ở bệnh viện Genelli, và vị hiện nay đang dưỡng bệnh ở Vatican, cho chúng ta thấy về việc cầu nguyện ra sao?

    ----- Đáp: Chắc chắn là nhiều lắm! Từ khi ĐTC từ bệnh viện về, tôi hằng nhớ đến những gì được một trong những vị phụ tá của ngài đã bảo tôi, vị mất một người chị đồng thời với kỳ bệnh lần trước của ĐGH.

    ----- Khi vị này sau đó được gặp Đức Gioan Phaolô II thì được ngài nói rằng: “Giáo Hội cần đến nỗi đớn đau và khổ đau của huynh”.

    ----- Chính vì ngài yêu mến Chúa Kitô, vì ngài mến yêu thập giá, vị Giáo Hoàng này thấy cuộc sống của ngài bằng con mắt của một nhà chiêm niệm, và hiểu được những gì chúng ta có thể trực giác thấy về các dự án thần linh.

    ----- Vấn: Nếu đời sống Kitô hữu chính yếu là ở chỗ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô thì điều này làm sao có thể thực hiện được giữa cảnh nhộn nhịp hầu hết Kitô hữu sống?

    ----- Đáp: Nhiều nhà thần bí hiện đại đã tự hỏi về vấn đề này, vì Giáo Hội nhận thức hơn nữa về ơn gọi phổ quát nên thánh.

    ----- Nếu tất cả mọi người đã lãnh nhận phép rửa, nhất là thành phần giáo dân chiếm đa số, cần phải trở thành những vị tông đồ của Chúa Kitô và là những vị thánh thì họ cần phải là những nhà chiêm niệm, mỗi một người trong hoàn cảnh gia đình và trong những môi trường xã hội của mình.

    ----- Chúng ta nhớ đến gương mẫu của hai ông bà Raissa và Jacques Maritain. Về vấn đề này thì hình ảnh của Thánh Josemaría Escrivá đặc biệt gần gũi với tôi, vị đã dẫn dắt nhiều linh hồn sống trong thế giới nghề nghiệp bằng đường lối nguyện cầu.

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được mạng điện tốn tồn cầu Zenit phổ biến ngày 14/3/2005



    ĐTC GPII: Lại Tác Phẩm Triết Lý – Lại Bị Chống Đối

    ----- Nếu tác phẩm đầu tiên của ĐTC GPII “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, một tác phẩm là thành quả của cuộc phỏng vấn về tình hình thế giới, bị một số Phật tử chống đối về chi tiết liên quan đến đạo giáo của họ nói chung và vị giáo tổ của họ nói riêng thế nào, thì tác phẩm thứ năm “Hồi Niệm và Căn Tính”, cũng là thành quả của các cuộc đàm thoại về triết lý thời cuộc, vào cùng một thời điểm (1993) với tác phẩm thứ nhất (1994), cũng bị một số Do Thái giáo phản đối như vậy về chi tiết liên quan đến nạn diệt chủng của họ.

    ----- Trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, ở chương về Đức Phật (Buddha?), ĐTC GPII, với tư cách là một triết gia, chứ không phải là một vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công giáo, đã nhận định về Phật giáo nói chung như sau:

    ----- “Tín điều cứu độ của Phật giáo là điểm chính yếu, hay là một điểm duy nhất của đạo giáo này. Tuy nhiên, cả truyền thống Phật giáo lẫn các phương pháp phát xuất từ truyền thống của đạo giáo này đều có một tính cách cứu độ hoàn toàn tiêu cực.

    ----- “’Việc giác ngộ’ được Đức Phật cảm thấy đã biến thành niềm xác tín rằng thế giới này là những gì xấu xa, là nguồn của sự dữ và khổ đau cho con người. Để giải thoát mình khỏi sự dữ ấy, con người cần phải giải thoát mình khỏi thế giới này, cần phải dứt bỏ những liên hệ làm cho chúng ta gắn bó với thực tại bên ngoài, những liên hệ hiện hữu nơi bản tính của chúng ta, nơi tâm thần của chúng ta, nơi thân thể của chúng ta. Chúng ta càng ly thoát khỏi những liên hệ ấy chúng ta càng trở thành dửng dưng với những gì thuộc về thế giới này, và chúng ta càng thoát khỏi khổ đau, khỏi sự dữ là nguồn mạch của khổ đau trên thế giới đây.

    ----- “Chúng ta có đến gần Thiên Chúa theo đường lối này hay chăng? Điều ấy không được nói đến trong ‘việc giác ngộ’ được Đức Phật truyền đạt. Phật giáo nói chung là một ý hệ ‘vô thần’. Chúng ta không giải thoát mình khỏi sự dữ bằng sự thiện từ Thiên Chúa mà ra; chúng ta giải thoát mình chỉ nhờ ở việc không dính bén với thế gian là những gì xấu xa. Tầm mức viên trọn của một thứ không dính bén ấy không phải là tình trạng hiệp nhất với Thiên Chúa mà là tình trạng được gọi là niết bàn, một tình trạng hoàn toàn dửng dưng với thế giới. Để cứu độ mình, trước hết, là giải thoát mình khỏi sự dữ bằng cách trở nên dửng dưng với thế giới là nguồn sự dữ. Đó là tột đỉnh của tiến trình đạo lý này”.

    ----- Chưa hết, ở Chương “Chúa Giêsu có phải là Con Thiên Chúa hay chăng?”, vị triết gia tác giả Giáo Hoàng còn nói đến riêng bản thân của vị giáo tổ Phật giáo như sau: “Người (Chúa Giêsu) càng không giống như Đức Phật là vị chối bỏ tất cả những gì được tạo dựng. Đức Phật đúng khi ngài không thấy khả thể cứu độ của loài người nơi tạo sinh, nhưng ngài sai lầm khi ngài, vì lý do ấy, lại không công nhận tạo sinh có một giá trị nào đó đối với nhân loại”.

    ----- Trong tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính”, vị giáo sư triết ở Balan ngày xưa này cũng đã thẳng thắn nhận định vấn đề sự dữ luân lý liên quan đến vấn đề hôn nhân đồng tính và phá thai phát xuất từ thành phần lập pháp như sau.

    ----- “Thật là hợp lý và cần thiết để hỏi mình rằng đây hẳn không phải là những gì thuộc về một thứ tân ý hệ sự dữ mà có lẽ còn quỉ quyệt và bí ẩn hơn, một thứ ý hệ phạm đến gia đình và con người đang cố gắng chôn vùi đi các thứ nhân quyền”.

    ----- Ở Đức và một số nơi khác đã bừng lên một cuộc tranh luận sau khi các nhóm dân Do Thái tỏ ra chống đối những đoạn được trích dẫn so sánh nạn diệt chủng Do Thái với nạn phá thai. Vị lãnh đạo Hội Đồng Trung Ương Do Thái ở Đức đã cho việc so sánh này là điều không thể chấp nhận được. Sau đây là những đoạn ngài nói rằng các quốc hội được tuyển chọn hợp pháp trong các xứ sở chuyên chế trước đây đã cho phép những gì mà ngày nay ngài gọi là những hình thức mới của sự dữ và của các thứ diệt chủng mới.

    ----- “Tuy nhiên, cũng có một thứ diệt chủng về pháp lý những con người được thụ thai song chưa được sinh ra”.

    ----- “Lần này chúng ta nói đến một thứ diệt chủng đã được cho phép bởi chính những quốc hội được tuyển bầu theo dân chủ là nơi con người thường nghe thấy những lời kêu gọi cho sự tiến bộ về dân sự của xã hội cũng như của toàn thể loài người”.
    Ủy Ban Quốc Hội Ý: Tái xét vụ ám sát ĐTC GPII

    ----- Căn cứ vào những chi tiết mới nhất từ tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” của ĐTC GPII về vụ ngài bị ám sát, một ủy ban của quốc hội Ý đã quyết định mở lại hồ sơ vụ này. Vị chủ tịch của Ủy Ban Điêà Tra của Quốc Hội này là ông Paolo Guoãanti đã cho các cơ quan Ý biết hôm Thứ Tư 23/2/2004 là “Chúng tôi sẽ lập tức mở lại vụ tấn công Đức Giáo Hoàng này”.

    ----- Ông này nói thêm là cuộc tái điều tra ấy sẽ được bắt đầu bằng “việc thu tích hồ sơ theo thủ tục liên quan đến tội ác ghê tởm ấy, bằng cách mở lại đạo lộ Nga Sô, cả KGB lẫn GRU” là cơ quan tình báo quân sự của Nga. Vị chủ tịch này khẳng định là quyết định tái điều tra vụ này được thực hiện “sau những điều được chính Đức Giáo Hoàng chứng thực về nguồn gốc ý hệ của tội ác này”.

    ----- Trong tác phẩm của mình, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng cuộc tấn công ấy là “một trong những chấn động cuối cùng của những ý hệ về quyền lực xuất phát trong thế kỷ 20”.

    ----- Ông Guoãanti nhận định rằng “trong việc tái xét tội ác này thì điều duy nhất vẫn từng thiếu vắng đó là động lực của nó”.

    ----- Vị này giải thích thêm là giáo triều của ĐTC GPII “là nguyên cớ đầu tiên cho việc sụp đổ của Cộng Sản, ở vào lúc nỗ lực về quân sự đến độ găng nhất đối với các chế độ quân chủ Tây phương, một nỗ lực cuối cùng đã trở thành vô dụng vì tình trạng nhiễu loạn và tê liệt sau đó bởi Balan Công giáo qui tụ quanh vị Giáo Hoàng này, Công Đoàn Liên Kết và ông Lech Walesa”.


    ĐTC: Tình Trạng Sức Khỏe diễn tiến tốt đẹp và vẫn tìm cách ban huấn từ truyền tin Chúa Nhật



    ----- Đúng như hứa hẹn, sáng Thứ Hai 28/2/2005, văn phòng báo chí của tòa thánh đã thông báo cho thành phần phóng viên báo chí biết về hiện trạng sức khỏe của ĐTC như sau:

    ----- “Giai đoạn hậu giải phẫu của ĐTC đang diễn tiến không có gì xẩy ra biến chứng rắc rối.

    ----- “Tình hình chung và các dấu chứng về thể lý tiếp tục khả quan.

    ----- “ĐTC ăn uống bình thường, ngồi ghế mấy tiếng đồng hồ và bắt đầu tập phục hồi việc hít thở và phát âm.

    “Thông báo tới sẽ được phổ biến vào Thứ Năm, 3/3”.


    ----- Trong hơn 26 năm giáo triều của mình, lần đầu tiên ĐTCGPII đã không thể ban huấn từ truyền tin tại cửa sổ phòng ngài ở Vatican như thường lệ. Thế nhưng, từ bệnh viện, dù không được phép nói, ngài cũng vẫn tìm cách ban huấn từ truyền tin cho con cái mình. Sau đây là huấn từ truyền tin của ngài được ĐTGM Leonardo Sandri, thay thế cho ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đọc tại vườn Đền Thờ Thánh Phêrô. ĐTC GPII đã theo dõi buổi huấn từ truyền tin này tại phòng bệnh của ngài bằng hệ thống truyền hình viễn liên. Sau khi vị TGM này thay ĐTC ban phép lành cho những người hiện diện bấy giờ, Ngài đã bất ngờ xuất hiện ở cửa sổ bệnh viện phòng của ngài trên lầu 10 và giơ tay ban pháp lành hai lần cho dân chúng đang tụ tập ở bên ngoài nhà thương.

    ĐTC GPII: Đã thở được tự nhiên

    ----- Hôm qua, sau khi được cấp thời đưa trở vào bệnh viện vì bị tái phát những triệu chứng cúm khó thở, ĐTC GPII, vào buổi chiều tối, đã được đặt ống thở sau cuộc giải phẫu an toàn 30 phút.

    ----- Vì bệnh tình trở chứng bất thường và tái nhập viện này, lần đầu tiên ngài đã không chủ sự được buổi tuyên nghị phong thánh cho 5 vị chân phước, đến nỗi ĐHY quốc vụ khanh Angelo Sodano đã phải thay thế ngài làm việc này.

    ----- Hôm Thứ Sáu 25/2/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh đã cho thành phần ký giả biết rằng: “Ngài đang hít thở tự nhiên và tình trạng mạch tim của ngài vẫn tốt”.

    ----- Vị giám đốc này cũng đính chính tin tức truyền thông về việc ĐTC được đặt ống thở trợ phổi sau khi bị mổ rằng ngài “không cần đến vấn đề trợ hít thở. Máy móc trợ hít thở không được sử dụng đến cả hôm qua, đêm vừa rồi hay sáng nay. Việc này không cần thiết”.

    ----- Các vị bác sĩ cho biết ngài đã qua một đêm “yên nghỉ” mặc dù chỉ ngủ được có mấy tiếng đồng hồ. Đó là lý do vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh đã nói thêm: “Có lẽ vì được nhẹ đi mà ngài đã có thể thở lại”.

    ----- Vị giám đốc này còn cho biết việc đặt ống trợ phổi tùy nghi chứ không phải là một cuộc giải phẫu cấp cứu: “Nó là vấn đề làm sao để bảo đảm được việc hít thở hoàn toàn cho một bệnh nhân”.

    ----- Các vị bác sĩ đã khuyên ĐGH không nói năng gì trong vòng mấy ngày để thanh quản của ngài lành lại. Theo vị giám đốc này thì bữa điểm tâm sáng Thứ Sáu cửa ngài gồm có yogurt, 10 miếng bánh biscuits nhỏ cùng với ly cà phê sữa, và thêm rằng ngài “ăn ngon” và ăn hết.

    ----- Văn phòng báo chí tòa thánh cũng cho biết sẽ thông báo về tình trạng sức khỏe của ĐTC vào Thứ Hai tới, và việc ngài ban huấn từ truyền tin hằng tuần vào Chúa Nhật tới đây chưa thể cho biết trước được.

    ----- Ngài không có triệu chứng bị nhiễm trùng phổi như trường hợp vị viêm phổi. Hôm Thứ Năm, ngài đã viết mấy chữ cho các trợ tá của ngài rằng: “Họ đã làm gì cho tôi vậy?” Rồi ngài viết thêm: “totus tuus”, khẩu hiệu giáo hoàng của ngài, tức ngài tỏ ý phó thác mọi sự xẩy ra cho Mẹ Maria của ngài.

    ----- Tổng Thống Bush, trong cuộc công du Âu Châu, khi nghe tin ĐTC GPII tái nhập bệnh viện đã nói: “Chúng tôi nghĩ đến và nguyện cầu cho đức thánh cha. Chúng tôi mong ngài chóng khỏi để trở về phục vụ giáo hội của ngài và toàn thể nhân loại”.

    ĐTC GPII cấp thời được đưa trở lại bệnh viện

    ----- Vào lúc 10:45 sáng Thứ Năm 24/2/2005, ĐTC GPII lại được cấp thời đưa trở lại bệnh viện, vì bệnh cúm tái phát để được chữa trị chuyên môn và khám nghiệm thêm. Ngài lại bị khó thở và lên cơn sốt.

    ----- Bản văn của tòa thánh cho biết về biến động bệnh tình của ngài như sau: “Chiều hôm qua, Thứ Tư 23/2, ĐTC đã tái phát những triệu chứng cúm ngài đã bị trước đây mấy tuần. Bởi thế, sáng nay ngài đã được đưa vào bệnh viện Agostino Gemelli để được chữa trị chuyên môn và khám nghiệm thêm”.

    ĐTC GPII: Những Lời Nhắn Nhủ cho Buổi Triều Kiến Chung về Mùa Chay qua Truyền Hình Viễn Liên

    ----- Theo thông lệ thì cứ vào mỗi Thứ Tư hằng tuần, ĐTC GPII sẽ đến với buổi triều kiến chung ở Sảnh Đường Phaolô VI hay tại Quảng Trường Thánh Phêrô để dạy giáo lý. Loạt bài giáo lý ngài đang giảng dạy là những bài về Thánh Vịnh, đến bài giáo lý thứ 131 ngày 26/1/2005 về Thánh Vịnh 114 (116). Ngài đã bắt đầu loạt bài giáo lý Thánh Vịnh này từ ngày 20/3/2002.

    ----- Tuy nhiên, vì bị bệnh, sau thời gian nằm bệnh viện hơn 1 tuần, vả lại vì khí trời không được tốt lắm, ngài cần dưỡng sức. Bởi đó, tuần này, 23/2/2005, ngài đã thực hiên lần đầu tiên buổi triều kiến chung qua viễn liên truyền hình từ thư phòng của ngài đến Sảnh Đường Phaolô VI với mấy lời nhắn nhủ kêu gọi sống Mùa Chay như sau:

    ----- “Tôi thân ái chào anh chị em và tôi xin cám ơn anh chị em đã tới tham dự.

    ----- “Chúng ta đang tiến hành một Mùa Chay với sự trợ giúp và tác động của phụng vụ để kêu gọi chúng ta hãy đặc biệt chú trọng tới việc cầu nguyện, chay tịnh và thống hối, cũng như đến việc liên kết chặt chẽ hơn nữa với anh chị em đồng loại của mình, nhất là đối với thành phần nghèo khổ thiếu thốn.

    ----- “Chúng ta hãy mở lòng mình ra cho những tác động nội tâm của ân sủng. Chớ gì ích kỷ nhường chỗ cho yêu thương, để chúng ta có thể cảm nghiệm được niềm vui tha thứ và thân tình hòa giải với Thiên Chúa cũng như với anh chị em của chúng ta”.


    Buổi Ra Mắt tác phẩm mới của ĐTC GPII: “Hồi Niệm và Căn Tính”

    ----- Tối ngày Thứ Ba 22/2/2005, Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô, tác phẩm thứ 5 của ĐTC GPII mang tựa đề “Hồi Niệm và Căn Tính” đã được ra mắt tại phòng báo chí Palazzo Colonna ở Rôma. Hiện diện người ta thấy có ĐHY Joseph Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, tiến sĩ Joaquin Navarro-Valls, giám đốc văn phòng báo chí của tòa thánh, và ông Paolo Mieli, chủ bút tờ nhật báo Ý Corriere della Sera, tờ nhật báo được phát hành bởi nhóm Rizzoli cũng là tờ nhật báo xuất bản tác phẩm này của ĐTC bằng Ý ngữ.

    ----- Tác phẩm “Hồi Niệm và Căn Tính” là một cuốn sách dầy 200 trang và đã được phổ biến bằng 11 ngôn ngữ khác nhau. Tác phẩm đầu tiên của ngài là cuốn “Vượt qua ngưỡng cửa hy vọng” (1994, thời điểm Giáo Hội bắt đầu sửa soạn xa dọn mừng Đại Năm Thánh 2000), sau đó là cuốn “Tặng Ân và Mầu Nhiệm” (1996, dịp kỷ niệm kim khánh 50 năm linh mục), rồi tới tập thơ “Roman Triptych” (2003) và cuốn “Đứng Lên, Nào Chúng Ta Lên Đường” (2004, kinh nghiệm mục tử làm giám mục ở Balan và giám mục ở Rôma).

    ----- Theo vị giám đốc văn phòng của tòa thánh, như ông đã có lần nói đến, là cuốn sách mới này của ĐTC là thành quả của những cuộc đàm thoại trao đổi giữa ĐTC với hai triết gia Balan là Josef Tishner và Krystof Michalski, tại nhà nghỉ hè của ngài ở Castelgandolfo năm 1993. Những cuộc đàm thoại trao đổi này được thâu băng, sau đó được viết thành văn bản. Bản thảo ấy đã được bảo trì nhiều năm cho tới khi ngài đọc lại nó và quyết định biến nó thành một cuốn sách sau khi đã điều chỉnh một số chỗ.

    ----- “Tại sao ĐGH đã để quá lâu mới xuất bản cuốn sách này?”, một cuốn sách được vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh cho là “cuốn tiểu sử” về “con người nội tại” của ĐGH, và chính vị này đã trả lời câu vấn nạn tự đặt ra là vì “Ngài muốn có giờ để suy nghĩ, để nhận định các chiều kích của những biến cố lịch sử và đi sâu vào căn nguyên” của những vấn đề ấy.

    ----- Nổi bật nhất trong buổi ra mắt này là 3 vấn đề của cuốn sách: đó là vấn đề sự dữ về luân lý, vấn đề ngài bị ám sát và vấn đề diệt chủng Do Thái.

    ----- Vị giám đốc này cho biết “tác phẩm này có hai phần, một phần 10 chương thiên về lý thuyết nhiều hơn; phần còn lại liên quan đến lịch sử mới đây”.

    ----- Về vấn đề sự dữ luân lý, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh cho biết “cả cuốn sách ngài nói đến vấn đề sự dữ, nói chính xác hơn, về sự đồng hiện hữu của thiện và ác, không phải là sự dữ về thể lý mà là về luân lý phát xuất từ quyết định tự do của con người”.

    ----- Theo vị giám đốc này thì ĐTC nghĩ rằng người ta cần phải xuất phát từ “những ý hệ để hiểu được chúng”, và ngài khuyên độc giả của ngài hãy thấy được sự dữ hạn hữu ra sao: “Thiên Chúa đã đặt giới hạn cho sự dữ”, vị giám đốc đã trích lại lời ngài.

    ----- ĐHY Ratzinger làm sáng tỏ quan niệm về sự dữ này bằng cách nhắc nhở thính giá của mình bấy giờ rằng “cứu độ là chữ chính yếu cho tất cả tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II”, và theo quan điểm này “sự dữ trở thành một dụng cụ cho sự thiện”.

    ----- Vị giám đốc Navarro Valls còn nói thêm: “Tôi không biết ĐGH có đang viết gì nữa chăng. Đối với tôi thì không có gì là lạ vì suốt cuộc đời ngài đã từng viết nhiều”.

    ----- Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh cho biết: “Trong tác phẩm của mình, Đức Gioan Phaolô II không chia sẻ về sự dữ thiên nhiên, tức là về tai ương và thảm cảnh, mà là về sự dữ phát xuất từ hành động của con người. Có thể nói rằng đây là cuốn sách về thần học lịch sử. Đức Giáo Hoàng không muốn ước đoán hay xác định địa điểm những biến cố xẩy ra theo dự án thần linh, hoặc giải mã những đường lối của Đấng Quan Phòng. Khi ngài viết về những ý hệ xấu xa, như xã hội chủ nghĩa quốc gia và cộng sản, ngài đi sâu vào các cội gốc của chúng cũng như vào các chế độ bởi đó mà ra. Ngài cũng đảm trách việc suy tư về thần học và triết lý liên quan đến cách thức về sự hiện diện của sự dữ thường được kết thúc bằng việc mời gọi quay về sự thiện”.

    ----- Trong tác phẩm của mình, ĐTC GPII cũng nhắc lại biến cố 11/9/2001 ở Nữu Ước Hoa Kỳ, biến cố 11/5/2004 ở Ma Ní Tây Ban Nha, và cuộc thảm sát ở Beslan Nga Sô vào tháng 9/2004. “Khi đọc lại các bản ghi chép về các cuộc đàm thoại (năm 1993)”, ngài đã viết “Tôi nhận thấy rằng những thể hiện của bạo lực đã được giảm bớt đáng kể” từ thập niên 1970, “tuy nhiên, những tổ chức được gọi là ‘tổ chức khủng bố’ đã tràn lan khắp thế giới, tạo nên một mối đe dọa liên lỉ cho sự sống của hằng triệu triệu con người vô tội. Những cuộc bùng nổ mới bạo loạn này sẽ dẫn chúng ta tới đâu đây?”

    ----- Về việc ngài bị ám sát, vị giám đốc văn phòng báo chí này còn cho biết thêm rằng những trang kết được ngài dùng để diễn tả về việc ám sát ngài ngày 13/5/1981 “không phải chỉ là một thứ thêm thắt thuần túy, mặc dù thể thức khác với toàn bộ cuốn sách; chúng có giọng điệu của một con người nói về một kinh nghiệm đã thực sự trải qua. Vị Giáo Hoàng này muốn mở lòng mình ra và cắt nghĩa ngài đã cảm nghiệm và đang cảm nghiệm thấy sự dữ đó ra sao”.

    ----- Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh còn nói: “Đức Giáo Hoàng tin rằng Ali Agca không hành động một cách tình cờ”. Theo vị giám đốc này thì ở lời kết, “tư ụkhi ở trong tù được nói chuyện với Đức Giáo Hoàng, người ta thấy Ali Agca đã hoàn toàn bị ám ảnh ra sao với mầu nhiệm Fatima. Ở chỗ, anh ta không thể nào hiểu được có một cái gì đó đáng lẽ anh ta phải làm chủ về phương diện kỹ thuật trong cuộc tấn công Giáo Hoàng lại không xẩy ra như dự định. Ali Agca chỉ quan tâm tới những vấn đề về kỹ thuật mà thôi chứ không phải những vấn đề về luân lý”. Vị giám đốc này tiết lộ cho biết là kẻ ám sát này “không hề xin Đức Giáo Hoàng thứ tha”.

    ----- ĐHY Ratzinger đã cho biết Đức Giáo Hoàng đã nói về Agca như là “nạn nhân của một thứ lý lẽ lỏng lẻo bất toàn xét về mọi khía cạnh. Anh ta là một người Hồi giáo, và có lẽ cũng vì thế mà anh ta đã rơi vào một cơn lốc sợ hãi làm cho anh ta không bao giờ thoát khỏi, vì anh ta tiếp tục tin rằng anh ta là một phần của điềm báo trong phần bí mật Fatima thứ ba. Thế nhưng, ngoài những suy đoán này ra, Agca đã không bao giờ tự hỏi mình về những gì anh ta làm, sự kiện rõ ràng về cuộc ám sát vị Giáo Hoàng này chưa hề làm cho anh ta cảm thấy phiền hà gì hết. Anh ta chỉ quan tâm có một điều duy nhất thực sự đó là anh ta đã bị hụt mất mục tiêu”.

    ----- Được các ký giả hỏi về việc có nhận được những bức thư của tay ám sát ĐTC hay chăng, ĐHY Ratzinger cho biết rằng ngài đã nhận được các bức thư của Mehmet Ali Agca:

    ----- “Anh ta cũng đã viết thư cho tôi mà nói rằng: ‘Xin nói cho tôi mầu nhiệm Fatima này là gì’. Ali Agca tin rằng nơi mầu nhiệm này anh ta sẽ tìm thấy câu giải đáp về kỹ thuật cho một mầu nhiệm không thể nào hiểu nổi, đó là cái lý do tại sao cuộc tấn công ĐGH không thành. Thế nhưng, như ai cũng đã quá biết, cái liên hệ duy nhất giữa Agca với Fatima là ngày 13/5, và những gì anh ta suy nghĩ chỉ hạn hẹp ở mức độ này thôi”.

    ----- Vào ngày 15/2, tức sau khi Nữ Tu Lucia, thụ khải Fatima cuối cùng qua đời, anh ta đã gửi cho một tờ nhật báo một bản văn mang tựa đề “Bức Thư Ngỏ với Vatican”. Trong bản văn này, anh ta bày tỏ niềm cảm thông với việc qua đời của vị nữ tu này, và nhấn mạnh rằng bí mật Fatima có liên quan đến ngày tận thế, và yêu cầu Vatican vạch mặt tên Phản Kitô (Quỉ Vương).

    ----- Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh, sau buổi ra mắt tác phẩm của ĐTC, đã cho các phóng viên truyền hình biết nhận định của mình về anh ta như sau: “Chúng là những cơn mê sảng, một thứ ám ảnh đã từng đeo đuổi Ali Agca nhiều năm trời”.

    ----- Trong lời kết của cuốn sách, ĐGH đã nhận định về giây phút bị ám sát như sau: “Tất cả đều là chứng tỏ ân sủng thần linh: Agca đã biết bắn ra sao và chắc chắn anh ta bắn phải chết. Dường như có ai đã làm lệch đi viên đạn được bắn tới”.

    ----- Cuốn sách này cũng bao gồm cả cuộc nói chuyện giữa Đức Giáo Hoàng và vị thư ký riêng của ngài là ĐTGM Stanislaw Dziwisz về biến cố thê lương ấy. ĐTC viết trong phần cuối sách rằng: “Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ sống sót: Tôi cảm thấy đớn đau, tôi đã có lý để lo sợ, nhưng tôi đã có cảm giác tin tưởng lạ lùng này. Tôi nói với Don Stanislaw rằng tôi tha thứ cho kẻ tấn công”.

    ----- Phần cuối sách này cũng đề cập tới chứng từ về việc Đức Gioan Phaolô II viếng thăm Ali Agca trong tù vào dịp Giáng Sinh 1983: “Ali Agca, như mọi người nói, là một tay sát thủ lành nghề. Điều này có nghĩa là cuộc tấn công không phải do anh ta khởi xướng mà là một ai đó âm mưu, một ai đó truyền khiến.

    ----- Trong suốt cuộc gặp gỡ này rõ ràng là Ali Agca cứ tiếp tục ngẫm nghĩ tại sao cuộc tấn công lại có thể bất thành được chứ. Có lẽ Ali Agca trực giác thấy rằng, ngoài quyền lực của mình, ngoài khả năng bắn hạ, còn có một quyền lực cao tay hơn thế nữa. Để rồi anh ta bắt đầu tìm kiếm quyền năng này. Tôi hy vọng rằng anh ta đã tìm thấy quyền năng ấy”.

    ----- Về biến cố diệt chủng Do Thái, để đáp lại những lời tố cáo kết tội Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II về những gì ngài viết trong cuốn sách thứ năm này liên quan đến việc dường như ngài coi cuộc diệt chủng Do Thái hồi Thế Chiến Thứ Hai ngang với nạn phá thai hiện nay, ĐHY Ratzinger, tổng trưởng thánh bộ tín lý đức tin cho biết:

    ----- “ĐGH nhắc lại khuynh hướng liên lỉ của con người và nói với chúng ta rằng chúng ta không được lây nhiễm bất cứ điều gì liên quan đến việc hủy diệt mạng sống con người; tuy nhiên, việc đồng hóa vấn đề diệt chủng Do Thái với việc phá thai là những gì xa lạ với tác phẩm này cũng như với ý nghĩ của ĐTC”.

    ----- Vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh cũng bác bỏ sự kiện có những qui chiếu về việc diệt chủng Do Thái trong cuốn sách của ĐTC: “Đức Giáo Hoàng không muốn so sánh các thể chế sự dữ; điều ngài muốn làm đó là nêu lên cho thấy các căn nguyên cội rễ của sự dữ về luân lý. Nếu con người ta có thể quyết định những gì là tốt và những gì là xấu thì họ có thể quyết định hủy diệt cả một nhóm người, như đã xẩy ra trong quá khứ cũng như vẫn còn có thể xẩy ra”.

    ----- Vị giám đốc này khẳng định là việc so sánh vấn đề phá thai với việc diệt chủng Do Thái “là một sai lầm không hề có trong tác phẩm này. Đức Giáo Hoàng suy nghĩ về những lý do gây ra sự dữ chứ không so sánh những trường hợp sự dữ. Luật lệ được thiết lập bởi con người, bởi các quốc hội và bởi bất cứ một cơ cấu lập pháp nào khác, không thể trái nghịch với luật tự nhiên, tức là với Luật đời đời của Thiên Chúa”.

    ----- ĐTC đã suy nghĩ về “việc loại diệt đi cả hằng triệu triệu những người con nam nữ Do Thái”, khi viết rằng “chỉ cần nghĩ về biến cố này thôi, rất gần gũi về thời gian, để thấy rõ rằng luật lệ do con người ấn định có những giới hạn thực sự, những giới hạn không thể vượt quá”.

    ----- “Vào lúc mở màn cho một tân thế kỷ và tân kỷ nguyên”, ĐTC mời gọi thành phần độc giả “hãy tự vấn về một số chọn lựa lập pháp được quyết định nơi các quốc hội của các thể chế dân chủ hiện nay”, nhất là những chọn lựa đưa đến vấn đề phá thai.

    ----- “Những quốc hội chuẩn nhận và ban hành những thứ luật lệ như thế cần phải biết rằng họ đang vượt quá quyền hạn của mình và đặt mình vào trường hợp công khai xung khắc với lề luật của Thiên Chúa cũng như với những luật lệ tự nhiên”.


    Nhiều Thiên Thần Bản Mạnh Canh Chừng Đức Gioan Phaolô II

    ----- ”Các Thiên Thần Bản Mạnh của Đức Giáo Hoàng”, do Utet xuất bản, là cuốn sách đầu tiên chuyên về việc tiết lộ về thế giới kín mật của những cảnh binh, những cận vệ và các tình báo viên chuyên lo bảo vệ Đức Thánh Cha và Vatican. Trong cuộc phỏng vấn với Zenit, Benigni, giám đốc kế hoạch về kỹ thuật của Truyền Hình Chung Ý Quốc (RAI) đã cho biết những cái căn bản của hệ thống này.

    ----- Vấn: Căn cứ vào đâu chúng tôi có thể biết được ai là thành phần cận vệ của Đức Giáo Hoàng, một nghề thực sự là bí mật?

    ----- Đáp: Việc an ninh riêng của Đức Giáo Hoàng được thực hiệc ở nhiều “mức độ” và được tổ chức giữa tổ chức an ninh tại gia và an ninh ở đường xá. Trước hết, cần phải làm sáng tỏ là có cả mức độ vô hình và hữu hình. Các phần tử của mức độ hữu hình không thể được cho là “bí mật”, cho dù họ thực sự “rất kín đáo”.
    Ngoài ra, thành phần thuộc mức độ vô hình hiển nhiên là kín đáo, bởi thế, nói về họ là những gì bất xứng hợp và bất khả dĩ.

    ----- Mức độ hữu hình bao gồm ba lãnh vực rộng lớn. Trong Tòa Thánh có các Vệ Binh Thụy Sĩ, các cận vệ của Đức Giáo Hoàng, và Lực Lượng Hiến Binh Vatican là hậu duệ từ Sang Vệ Binh và Điện Vệ Binh của Chư Giáo Hoàng Quốc.

    ----- Ngoài thành Vatican, trong lãnh thổ Ý quốc, thì những tác nhân thanh tra của cảnh sát Ý hoạt động, một lực lượng biệt kích đặc biệt bênh vực Tòa Thánh.

    ----- Về tầm cấp quốc tế, vấn đề an ninh của Đức Giáo Hoàng được ủy thác cho ngành an ninh của quốc gia ngài đến thăm.

    ----- Vấn: Có người phụ nữ nào không? Tại sao?

    ----- Đáp: Về cấp độ hữu hình, chúng tôi bao giờ cũng có những người nam theo truyền thống cổ và có lẽ vì sự đòi hỏi của thể lực. Về cấp độ vô hình ai có thể biết được?

    ----- Vấn: Những nam nhân này được tuyển chọn ra sao?

    ----- Đáp: Trong Tòa Thánh, chắc chắn là có một tiêu chuẩn chọn lựa theo sự tin cậy về cá nhân. Chẳng hạn, vị lãnh đạo Cảnh Vệ Thụy Sĩ được đích thân chỉ định bởi Giáo Hoàng, như vai trò vị Cảnh Binh Trưởng Vatican cũng vậy.

    ----- Ngoài thành Vatican việc tuyển lựa được thực hiện bởi những vị thẩm quyền của Bộ Nội Vụ Ý quốc, thành phần chắc chắn cần phải được cứu xét đến nhiều yếu tố: những lời đề nghị, những sự chỉ dẫn, kinh nghiệm trong lãnh vực bảo vệ cận kề những con người nổi tiếng, v.v. Trong những chuyến du hành của ĐTC, đoàn phòng vệ đệ nhất của quốc gia chủ sự được sử dụng đến.

    ----- Vấn: Chúng ta đang nói về quãng bao nhiêu người?

    ----- Đáp: Tất cả con số thuộc tầm mức hữu hình có thể lên đến mấy chục người, thế nhưng, như tôi đã vạch ra, họ không phải chỉ là người Ý và họ di chuyển đến những vùng cần phải can thiệp. Trong một số chuyến du hành, ở những lãnh thổ rất nguy khó, ngoài những phần tử hộ vệ, còn có cả hằng ngàn tác nhân nữa.

    ----- Vấn: Vai trò chính của họ là gì? Vai trò bí mật nhất của họ là gì?

    ----- Đáp: Vai trò hiển nhiên nhất của họ là “bênh vực con người linh thánh khỏi những thứ náo động và nhiệt liệt”. Định nghĩa này được hình thành vào thế kỷ thứ 15, và một cách nào đó đã tiếp tục hiệu lực qua giòng thời gian. Một số trong họ cũng được sửa soạn để làm những thứ khiên chống đỡ nhân tạo trong trường hợp cực kỳ khẩn trương.

    ----- Vai trò bí mật nhất của họ đó là vai trò thích ứng bản thân họ với những dự án an ninh khác nhau, căn cứ vào tín liệu khác nhau được cung cấp từ nhiều nguồn tình báo.

    ----- Vấn: Đức Gioan Phaolô II đã từng thay đổi cảnh vệ an ninh khi nào chưa?

    ----- Đáp: Cuộc đại canh tân xẩy ra vào năm 1970 bởi Đức Phaolô VI. Với vị giáo hoàng hiện nay, vì cuộc tấn công năm 1981 và nhiều chuyến đi của ngài, việc canh chừng phải được thực hiện hết sức nghiêm trọng, nhất là ở tầm mức quốc tế.

    ----- Vấn: Vị Giáo Hoàng này có lo âu về tình trạng an ninh của ngài hay ngài phó thác bản thân cho Đấng Quan Phòng?

    ----- Đáp: Theo tin tức tôi có được thì vị Giáo Hoàng này hầu như hoàn toàn ký thác mình cho Đấng Quan Phòng Thần Linh.

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, dịch theo tài liệu của Zenit được phổ biến ngày 13/2/2005


    Hiện tình bệnh trạng của ĐTC và tay sát thủ mạng sống ngài

    ----- Trưa Thứ Sáu, 4/2/2005, vị giám đốc văn phòng báo chí tòa thánh đã đọc bản công báo sau đây cho các ký giả biết về tình hình bệnh nạn của Đức Thánh Cha như sau:

    ----- “Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha đã tiến triển khả quan. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đang ăn uống bình thường. Dụng cụ y khoa và các thử nghiệm đều cho thấy tính cách ổn định của bệnh trạng theo y khoa. Vào trưa ngày Thứ Hai 7/2/2005 chúng tôi sẽ có thông báo mới về biến chuyển khả quan của bệnh lý về đường hô hấp.

    ----- “Chiều ngày mai, Đức Giáo Hoàng sẽ theo dõi truyền hình tại giường bệnh của ngài nghi thức mừng lễ Đức Bà của Lòng Tin Tưởng, nữ quan thày của Đại Chủng Viện Rôma được thực hiện tại sảnh đường Phaolô VI ở Vatican. Diễn từ của Đức Thánh Cha sẽ được đọc bởi một vị khác thuộc Văn Phòng Quốc Vụ Khanh là ĐTGM Leonardo Sandri.

    ----- “Về buổi nguyện kinh Truyền Tin Chúa Nhật 6/2/2005, ai cũng quá rõ đây là cơ hội được Đức Thánh Cha hết sức yêu chuộng và là cơ hội ngài không muốn bỏ mất. Ngày mai tôi mới có thể cho biết đích xác về cách thức thực hiện việc nguyện kinh Thánh Mẫu này ra sao”.

    ----- Sức khỏe của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bắt đầu bị suy giảm kể từ ngày 13/5/1981, ngày ngài bị ám sát mà không chết và được đem vào bệnh viện lần đầu tiên trong giáo triều của ngài.

    ----- Tay sát thủ là Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ. Sau lời yêu cầu xin ân xá của Đức Thánh Cha, anh ta đã được tha án 19 năm tù ở Ý và được thả ra vào ngay trong Đại Năm Thánh 2000. Trong cuộc điều tra về động lực thúc đẩy anh tar a tay hạ thủ ĐTC, có lần anh ta cho biết là mật vụ cộng sản nước Bulgaria, một quốc gia mà vào chuyến tông du năm 2002 ở Sofia, ĐTC đã làm sáng tỏ vấn đề nước này không hề dính dáng gì tới âm mưu sát hại ngài cả.


    ----- Hiện nay, tay thủ phạm này vẫn còn bị chính phủ của mình nhốt ngục vì hai tộc ác khác là giết một ký giả đồng hương và tội trộm cướp, sau khi được ân xá ở Ý. Hôm Thứ Sáu 4/2/2005, tờ nhật báo Vatan ở Ankara Thổ Nhĩ Kỳ đã trích lại những lời của tay thủ phạm tín đồ Hồi giáo này viết nhắn gửi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II như sau:

    ----- “Ngài và tôi, cả hai chúng ta đều chịu khổ đau trong việc cố gắng để truyền đạo trên khắp thế giới. Tôi hy vọng rằng ngài sẽ được bình phục một ngày gần đây. Chúng ta đang tiến đến ngày cùng tháng tận của thế giới. Thế hệ này là giòng dõi cuối cùng. Tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban cho ngài sức mạnh và sinh lực”.


    Phái đoàn Tôn sư Do Thái khắp Thế Giới về Vatiacan để cảm tạ ĐTC GPII

    ----- Vào ngày Thứ Ba 18/1/2005, ĐTC GPII tiếp phái đoàn Do Thái gồm 160 vị lãnh đạo, tôn sư cùng ca trưởng, những người đến để ngỏ lời cám ơn ngài về những nỗ lực ngài thực hiện để hòa giải hai niềm tin giữa hai tôn giáo. Sở dĩ có cuộc triều kiến này là để mừng kỷ niệm 40 năm Tuyên Ngôn “Nostra Aetate” về việc Giáo Hội Công Giáo với Tôn Giáo Ngoài Kitô Giáo được Công Đồng Chung Vaticanô II công bố ngày 28/10/1965.

    ----- Phái đoàn Do Thái này gồm có những nhân vật đặc biệt như Obed Ben-Hur, lãnh sự Do Thái ở Tòa Thánh; Amire Ofek, lãnh sự Do Thái về truyền thông ở Nữu Ước; Tôn sư Adam Mintz, chủ tịch Hội Đồng Chư Tôn Sư Ở Nữu Ước; Shmuel Rene Sirot, cựu tôn sư trưởng ở Âu Châu và Pháp quốc; David Lincoln, tôn sư trưởng Hội Đường ở Park Avenue Nữu Ước; Shlomo Riskin, tôn sư trưởng ở Efrat Giêrusalem; và Tôn sư Joseph Arbid ở Đại Hội Đường Rôma. Ngoài ra còn có 12 ca trưởng Do Thái, thành phần đã có mặt trong buổi hòa nhạc ở Đại Hội Đường Rôma từ hôm trước để trình diễn cho phái đoàn đại biểu và đại diện của Vatican cũng như cộng đồng Do Thái ở Rôma.

    ----- Theo bản công bố của Tổ Chức Mở Đường là cơ quan xin được có cuộc triều kiến này thì vị chủ tịch sáng lập của tổ chức là Gary Krupp nói:

    ----- “Sứ vụ Mở Đường của chúng tôi đó là việc mang những con người thiện tâm lại với nhau, bất kể tôn giáo của họ, cũng như việc khéo léo phá đổ những bức tường cản trở vấn đề gặp gỡ ấy.

    ----- “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã từng làm điều này cả mấy thập niên. Thật là xứng hợp để chúng tôi khiêm tốn ngỏ lời cám ơn ngài về tất cả những gì ngài đã thực hiện cho nhân dân Do Thái của Trái Đất, nhờ đó, mở đường tiến đền hòa bình đích thực trên Mặt Đất”.

    ----- Tôn sư Jack Bemporad, giám đốc Trung Tâm Tìm Hiểu Liên Tôn cũng đã lên tiếng như sau:

    ----- “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các vị tôn sư đại diện cho tất cả mọi ngành Do Thái giáo từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau để chung tiếng tạ ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng như Giáo Hội Công giáo về tất cả những gì họ đã thực hiện để xây dựng những chiếc cầu nối cảm thông và tương kính giữa các người Do Thái và Công giáo.

    ----- “Trong lịch sử thế giới, 40 năm qua được thấy như là thời gian cách mạng nhất và đáng kể nhất đối với việc tiến bộ nơi mối liên hệ giữa Do Thái và Công Giáo. Từ Công Đồng Chung Vaticanô II và với sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Giáo Hội Công giáo đã thực hiện những bước tiến rất xa trong việc xây dựng những mối liên kết mới với nhân dân Do Thái dựa trên hỗ tương tính và lòng cảm mến chân thực.

    ----- “Không có một vị giáo hoàng nào đã từng thực hiện nhiều hay để ý nhiều đến vấn đề thiết lập một mối liên hệ huynh đệ giữa những người Công giáo và Do Thái như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên đến viếng thăm hội đường Do Thái ở Rôma. Ngài đã ban hành văn kiện “Chúng Ta Tưởng Niệm” về Cuộc Tàn Sát Người Do Thái.

    ----- “Ngài đã thiết lập những liên hệ ngoại giao trọn vẹn với quốc gia Do Thái. Và ngài đã xin người Do Thái thứ tha cho tất cả những hành động quá khứ chống Do Thái giáo của con cái nam nữ thuộc Giáo Hội Công giáo, trong cuộc ngài hành hương đến Do Thái trong năm 2001. Đối với tôi, đó thực là một cuộc cách mạng. Tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được coi là một đại chuyên viên chữa lành mối liên hệ giữa người Công giáo và Do Thái.

    ----- “Những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo Hội Công giáo vươn đến nhân dân Do Thái là những gì hết sức đáng kể, vì những nguồn quan trọng nhất liên quan đến vấn đề bài Do Thái chủng và chống Do Thái giáo suốt giòng lịch sử vẫn là các giáo huấn của Công giáo.

    ----- “Bằng việc từ khắp nơi trên thế giới về Vatican, thành phần tôn sư chúng tôi muốn nói rằng ‘xin cám ơn ngài’”.
    Đại Diện Phái Đoàn Do Thái ngỏ lời cảm tạ ĐTC GPII về giáo triều hòa giải của ngài

    ----- ĐTC GPII, trong buổi tiếp phái đoàn Do Thái 160 vị tôn sư và đại diện khắp thế giới này, đã nhắc nhở rằng:

    ----- “Năm nay chúng ta sẽ cử hành đệ tứ thập chu niên Tuyên Ngôn ‘Nostra aetate’ của Công Đồng Chung Vaticanô II, một tuyên ngôn đã đóng góp quan trọng vào việc củng cố vấn đề đối thoại Do Thái và Công Giáo. Chớ gì đây là dịp để lập lại việc quyết tâm gia tăng hiểu biết và cộng tác việc xây dựng một thế giới được đặt nền tảng vững chắc hơn trên sự tôn trọng hình ảnh thần linh nơi hết mọi con người”.

    ----- Sau đây là lời ngỏ cùng ĐTC của ông Gary Krupp, vị chủ tịch kiêm sáng lập Tổ Chức Mở Đường, thay mặt phái đoàn tôn sư và đại diện Do Thái:

    ----- “Thưa Ngài Giáo Hoàng:

    ----- “Chúng tôi là nhóm người đại diện một phần tiêu biểu cho Do Thái giáo, thành phần về đây mang theo các phúc lộc của cả hằng triệu người thuộc đức tin chúng tôi để cảm tạ ngài.

    ----- “Vừa lên ngai tòa Thánh Phêrô, ngài đã thực hiện chuyến đi tới Auschwitz để tôn kính các nạn nhân của Cuộc Tàn Sát. Ngài đã bênh vực nhân dân Do Thái trong mọi hoàn cảnh, như là một vị linh mục ở Balan cũng như trong giáo triều 26 năm của mình. Ngài đã lên án việc bài Do Thái Chủng như là một “tội phạm đến Thiên Chúa và nhân loại”. Chiều hướng hòa giải này đã là nền tảng cho vai trò làm giáo hoàng của ngài cũng như cho mối liên hệ của vai trò này với nhân dân Do Thái.

    ----- “Vào ngày 13/4/1986, ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên kể từ Thánh Phêrô đã đến viếng thăm một hội đường Do Thái. Trong dịp trình ủy nhiệm thư cho ngài vào tháng 6/2003, Vị Lãnh Sự Do Thái là Obed Ben-Hur đã bày tỏ cử chỉ hết sức tốt đẹp này khi nói: ‘Vào ngày hôm đó ngài đã gánh trên vai mình một Giáo Hội 2 ngăn năm, từ hồi hội đường Capernaum ở thế kỷ thứ nhất, nơi Chúa Giêsu thường nguyện cầu, nhờ đó ngài đã khép lại một giai đoạn lịch sử’.

    ----- “Ngài đã thôi thúc Tòa Thánh hãy bắt đầu tiến trình bình thường hóa liên hệ ngoại giao với Quốc Gia Do Thái vào năm 1992, với quê hương thánh kinh thân yêu của nhân dân Do Thái, nói lên việc nhìn nhận sự hiện hữu của Eretz Ysrael hôm qua, hôm nay và vĩnh viễn.

    ----- “Việc ngài hành hương đến Do Thái và Thánh Địa vào ngày 21/3/2000 đã là những gì bất tử trong tâm trí của nhân dân Do Thái khắp thế giới, khi ngài đặt lời nguyện cầu xin tha thứ của mình vào Bức Tường Phía Tây.

    ----- “Những lời nói long trọng của ngài trong cuộc ngài viếng thăm Sảnh Đường Tưởng Nhớ Yad Vashem đã khiến chúng tôi hết sức cảm động và tác động tâm can của chúng tôi.

    ----- “Không thể nào diễn tả hết cái âm cảm được những việc làm tiêu biểu này vang động nơi người Do Thái khắp thế giới. Thưa Đức Giáo Hoàng, những hành động hòa giải này thực sự là mấu chốt cho giáo triều của ngài, như ngài cũng đã cố gắng để sửa chữa lại những rạn nứt cổ thời nơi tất cả mọi tôn giáo trên thế giới.

    ----- “Huấn Giáo Do Thái về Các Vị Giáo Phụ đã tuyệt vời diễn tả thành lời mối tình yêu thương ngài đã bày tỏ với toàn thể nhân loại. Tôn sư Hillel nói: ‘Hãy là một trong thành phần môn đệ của Aaron, bằng cách làm một con người yêu chuộng hòa bình, một con người theo đuổi hòa bình, một con người yêu thương toàn thể nhân loại và mang nhân loại gần lại với tôn giáo’.

    ----- “Vì những hành động yêu thương của ngài đối với toàn thể nhân loại cũng như việc ngài hăng say theo đuổi hòa bình và hòa giải tất cả mọi niềm tin, Đức Giáo Hoàng thực sự là hiện thân của những lý tưởng và tinh thần của Aaron, vị thượng tế của dân Do Thái ngày xưa.

    ----- “Để kết thúc, ngài đã nói đến chúng tôi là con cái của Abraham, như những người anh thân yêu của ngài. Niềm ước mong đầy nguyện cầu của tôi là Do Thái, Kitô Giáo và Hồi Giáo, ba con cái của Abraham, sớm thắt kết lại với nhau nên một lý tưởng và tiếng nói chung để bênh vực tất nhân loại chống lại thành phần làm ô danh Chúa Trời bằng những hành động bạo lực nhân danh Ngài.

    ----- “Thưa Ngài Giáo Hoàng, xin cám ơn Ngài, tạ ơn Ngài, tri ân Ngài. Bình an, Bình an, Bình an”.

    ----- Để kết thúc, ba vị tôn sư đã chúc lành cho ĐTC và tất cả đã xướng lên 1 bài hát.

  2. Có 2 người cám ơn caoduc vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com