Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 30 trên 30

Chủ đề: Đệm đàn Thánh ca

  1. #1
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default Đệm đàn Thánh ca


    ĐỆM ĐÀN THÁNH CA, ngọt ngào và cay đắng……


    Là bài học tích cực về nghệ thuật. Là môi trường rèn luyện đức tin.


    xxxxxxxxx


    Nước ta chỉ có 24 chữ cái, mà đã có hằng triệu triệu quyển sách văn học xuất bản, mỗi tác giả có nhiều tác phẩm, mỗi tác phẩm có tính cách riêng, không tác phẩm nào trùng lấp tác phẩm nào. Đó là tài năng và nghệ thuật của các nhà văn.



    Trong âm nhạc cũng chỉ có 7 nốt, nhưng tác phẩm âm nhạc vẫn không thua kém với văn học, lại còn xâm nhập vào mọi tầng lớp quần chúng, không bị hạn chế giai cấp và văn hoá dân tộc trên thế giới. Tạm gọi đó là âm nhạc đại chúng mà các nhạc sĩ đã sáng tạo được.



    Ở thể loại âm nhạc “Thánh Ca Thánh Nhạc” nó khác hẳn với âm nhạc đại chúng, từ giai điệu đến hoà thanh, từ cung bậc đến chuyển âm v.v……..gây sốc cho nhiều danh cầm piano dù là được đào tạo chánh quy, ngoại trừ được huấn luyện nơi Viện Thánh Nhạc Roma. Vì đệm đàn Thánh Ca là một khoa học Thánh và bất biến bởi “Kỷ luật Thánh Nhạc”, phải trang nghiêm nhưng không cứng ngắt, tươi vui nhưng không trần tục. Đòi hỏi người đệm đàn phải có “tâm đạo” mới thể hiện được Nhạc Thánh



    Giữa thập niên 1970, một nhạc sĩ danh cầm Piano (1), anh theo đạo và đảm nhiệm đệm đàn cho Ca Đoàn giáo xứ nọ – Anh phát biểu : “Đệm Đàn Thánh Ca rất khó……”



    Một Linh mục (2) vui tính nhưng rất nghiêm khắc với âm nhạc – Sau thánh lễ, Ngài yêu cầu người đệm đàn ngồi lại đàn Orgue, chỉnh đốn cách chọn hợp âm và nhạc chuyển .v.v……. của bài Thánh ca phụng vụ vừa rồi mà người đệm đàn dùng không đúng



    Trong Hát Lên Mừng Chúa số 92, mục Góc Nhỏ Phụng Vụ, trang 90 có bài viết “Đệm đàn trong nhà thờ thế nào cho đúng” (3). Chắc chắn tác giả đã nhiều trăn trở và thổn thức sự sa sút trình độ đệm đàn Thánh Ca ở các nhà thờ. Một vấn đề mẫn cảm tế nhị, rất ít nhạc sĩ có can đảm nêu lên.

    Vân vân và v.v……



    Vòng quanh các xứ đạo, sau năm l975, trình độ đệm đàn Thánh Ca còn hạn chế rất phổ biến khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê. Là trách nhiệm cần chú ý



    Hiện tại viện lý do không có người biết đàn là thiếu cơ sở, trong đó nổi cộm lên bệnh cảm tính chủ nghĩa, chi phối lựa chọn. Có khi vốn âm nhạc của Ca trưởng kém hơn người đệm đàn, tự đó xảy ra ngón đàn thao túng. Ca trưởng có căn bản âm nhạc, hướng dẫn cách đàn cho người đệm đàn, hai chiều đối trọng, cùng nhau tiến lên. Nghệ thuật chỉ tốt khi đệm đàn có bài soạn trước và cùng tập đàn lúc ca đoàn tập hát. Sự độc đoán về nghệ thuật nếu có của Ca Trưởng vẫn là điều tích cực, trường hợp không sai trái Kỷ Luật Thánh Nhạc. Người đệm đàn có tay nghề cao cần ý thức đây là Nhạc Thánh, không phải anh đàn mà là “tâm đạo của anh”. Lấy khiêm nhường và vui vẻ làm phương châm, cũng không dựa lời bình phẩm của bạn bè, người thân làm giáo án. Cứu cánh đệm đàn thành công là giúp ca đoàn hát tốt.



    Trãi thảm ! Việt Nam không còn danh từ nào đẹp, đủ ý gọi việc đệm đàn Thánh ca là “trãi thảm” mà tác giả bài “Đệm đàn trong nhà thờ thế nào cho đúng” đã phân tích (3)



    Được hướng dẫn này, phần còn lại là tự chọn mầu sắc “thảm”“thãm trãi” ở nơi nào? Chưa thông, lúng túng phải học hỏi nơi có trình độ.



    Cầu tiến, học hỏi sẽ tránh được cái khôi hài thay vì trãi thảm lại gắn thêm những tua xanh, đỏ, lòng thòng trên áo dòng trắng, đen. Lúc đó, đàn như một trò đùa, Ca viên là diễn viên xiếc , bởi Ca trưởng làm trò hề dở òm. Thôi! Xin đừng trãi thảm thì hơn.



    Đôi lúc không phải không trãi thảm là kém tài năng, nhưng đó lại là một thiên tư cảm thụ, nhập tâm với tác phẩm. Thử hình dung khi Solis câu đầu tiểu khúc bài Cao cung lên “ Thôi hỡi trần gian im tiếng đi mà cung kính…..” Nếu đệm đàn ầm ầm thì còn gì là Nghệ Thuật Thánh. Vâng ! Đoạn nhạc nầy chỉ có thể dùng tiếng Church Org hoặc Cor, đàn mỗi một nốt Mí hoặc Đố cao, trường độ nốt tròn rồi đàn tiếp Đô Si La Sol# bằng nốt móc. Sẽ không còn cách đệm đàn nào khác trừ khi im lặng nguyên câu hát đó.



    Khi tay nghề đệm đàn Thánh ca ổn định rồi, cũng chưa hẳn là đủ, phải hiểu và biết ý nghĩa Thánh lễ từng mùa phụng vụ; mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh. v.v……Nhờ đó cung cách đệm đàn khỏi bị nhầm lẫn sắc thái vui của Giáng sinh thành Phục sinh, vui của Đức Mẹ thành Anh hùng tử đạo. v.v…….(Điểm nầy các Ban Kèn nhà thờ thường xuyên mắc phải). Càng khó hơn khi đệm đàn Thánh ca Latin (Grégorien)do Kỷ luật Thánh nhạc loại bỏ các hợp âm nghịch, hợp âm xấu.v.v…



    Luôn luôn đệm đàn Thánh Ca là một Nghệ Thuật Thánh, giúp cho người hát trong lòng sung sướng phấn khởi hát tiếp, cho người nghe cảm thụ ơn thiêng ngọt ngào. Đệm đàn phải hiểu rõ hợp âm nầy giúp gì cho hợp âm kế tiếp. Câu nhạc chuyển kia có hỗ trợ câu hát sau đó không. (nhịp cầu). Bàn tay cứ nện trên phím vô thức thì những hợp âm ấy, những câu nhạc chuyển ấy, hiệu quả là đèn đỏ qua đèn xanh, hay đèn vàng qua đèn đỏ? Chưa nói đến sự cố điện, tất cả các đèn đều bật lên. Rất ư trơ trẽn….



    Tự hào đã đệm đàn cho nhiều giáo xứ không ai phê phán gì. Đó là anh có tâm đạo và thực tài. Ngược lại là do người nghe không mất tiền thì phản bác thế nào được.





    Một số người đệm đàn đủ báo động, đã học đàn có giấy chứng nhận ở trường… thế mà không đàn nổi bộ lể Séraphim, phải bật khóc vì trình độ kém hơn ca viên. Đây có phải là trường học tình thương miễn phí đúng nghĩa để phục vụ hay là thành tích quảng cáo, mà người bị bịp lại có cùng chức sắc và các Dòng Tu! Giáo xứ cho người ấy luyện thêm với các nhạc sĩ khác để phục vụ xứng đáng hơn. Một gương can đãm anh dũng đáng được đề cao.



    Lại có người đệm đàn giống y chang số người kia, nhưng không nhận ra trình độ kém cõi bệnh hoạn của mình. Rất đáng thương. Đương sự tỉnh như ruồi, kiêu hãnh đến điên dại, tiêu biểu cho tất cả cái gì làm cho người ta nôn mưả về cách đệm đàn không giống ai, bởi có nhân vật lớn bao che rồi. Nguyên nhân đệm nhạc xập xình trong phụng vụ phát sinh là đây.vẫn xập xình dài dài, không hề sổ mũi, cũng chẳng ấm đầu. Giáo dân ngao ngán mà nói lái “tự do thả canh” (thánh ca) nhà thờ !!!



    Trong bối cảnh chung như thế, nên chăng bỏ đi cái vị trí gác cổng Nhà Kỷ Luật Thánh Nhạc lâu nay, mà hãy mang “bom” Kỷ Luật Thánh Nhạc ra đi dội xuống cái “nguồn gốc” đã đẻ ra những quái …………..ấy?



    Đệm nhạc nhà thờ phải có nghệ thuật, luôn luôn hướng thượng, không bao giờ là đủ, không bao giờ có điểm dừng, cũng không bao giờ là thời gian cả. Nó giống như Linh Mục luôn dâng lể Hy Tế tạ ơn tình yêu Chúa bao la, thì Nhạc Thánh Việt Nam ngày càng phải được viên mãn hoàn thiện – Hãy vì Giá Máu Cứu Chuộc mà đừng bàng quan.



    Rằng; biết bao giờ mình mới đệm đàn hay, giỏi. Xin đừng bi quan, hãy đàn với niềm tin yêu Chúa. Có biết bao người đệm đàn như là “con cò” mổ xuống phím đàn tưởng là thức ăn (4), nhưng ca viên vẫn hát lên một cách say sưa dù ngọng nghịu, vì họ không đàn hát theo lối phô trương mà cái chính là ngợi khen Chúa. Họ đàn với cây đàn Organ phím nhỏ 4 oct, vài trăm ngàn, cũng không có máy khuyếch đại. Ai có Chúa trong lòng ắc sẽ cảm động mà không chê bai. Tuyệt đối, thời gian nào đó tay đàn họ ổn định hơn, giọng hát trong sáng hơn và có cây đàn Organ phím lớn 5 - 6 oct. Điều kỳ diệu tất xảy ra, nhờ họ giàu tinh thần phục vụ. Họ thật là Tông Đồ chân chính” (5)



    Con đường để hoàn thiện tay nghề khả dĩ khi không có hoàn cảnh thuận tiện đến trường lớp…… nên biết sẽ không có sách vở nào tự học được cả (khẳng định) nhưng vẫn có cách nâng cao trình độ ; Hãy tập đàn những bài Thánh Nhạc như Entrée, Sortie v.v……..tối thiểu đàn được lưu loát 10 bài. Tự đó, ngón tay sẽ quen cử động những nốt ấy gọi là kỹ thuật ngón, giúp giải quyết những Thánh Ca một bè mà ngón tay sẽ tự động làm nhiều bè. Tai sẽ nhận ra thẩm âm, giúp chọn hợp âm thuận cho giai điệu. Những khoảng âm trống vắng, chính là lúc dùng câu nhạc của bài nào đó có cùng âm giai và nhịp điệu thích hợp trong bài Entrée, Sortie v.v…..đưa vào gọi là câu nhạc chuyển.



    Đây là kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ đã thành tựu ước lệ và là bí quyết dạy đàn của những Thầy (6) dạy đàn nhà thờ giải quyết tình thế. Bước tiếp theo, nắm vững nhịp, quãng, bậc, chuẩn bị đi sâu vào lãnh vực sáng tác một ít, để có hướng đi riêng làm phong phú thêm 7 nốt nhạc, như mỗi nhạc sĩ sáng tác là một nhà máy sản xuất riêng sản phẩm của mình và không còn ngại ngùng khi dùng “thảm” và biết “trãi thảm” nơi cần trãi.

    Lý luận về tính năng đàn



    Đàn Organ
    - Có cùng dàn phím với piano, nhưng có vị trí cao so với mặt đất.

    - Phím đàn nhẹ.

    - Am thanh mềm. (Đàn gió âm thanh bồi dưỡng não – Đàn điện chơi lâu hại não)



    - Am to, nhỏ, bởi chân đạp Pedal

    - Crescendo và Decrescendo phải dùng chân đạp Pedal.

    - Những ký hiệu rời tiếng, ngắt tiếng, nhấn nốt, không làm được vì bản thân đàn có âm bồi.

    - Nốt tròn, nốt trắng, thực hiện dễ dàng.



    - Phím đàn chạy ngón nhanh tuyệt đối, không phát âm kịp.

    - Vân . vân……………



    Đàn Piano
    - Có cùng dàn phím với Organ, nhưng có vị trí thấp so với mặt đất.

    - Phím đàn nặng.


    - Am thanh cứng (chơi nhạc cổ điển chỉnh đốn mọi khiếm khuyết cơ thể người và vạn vật, không hạn chế thời gian.)


    - Am to, nhỏ, bởi ngón tay.


    - Crescendo và Decrescendo sử dụng ngón tay.




    - Những ký hiệu rời tiếng, ngắt tiếng, nhấn nốt, làm được dễ dàng.


    - Nốt tròn, nốt trắng, thực hiện không đạt bởi trường độ tịt dần và cường độ nhỏ dần.


    - Phím đàn chạy ngón nhanh tuyệt đối, vẫn còn âm, nhờ có Pedal hỗ trợ

    -Vân.vân…………………………





    Nghiên cứu tính năng đàn Organ cho kết luận; học đàn nhà thờ theo phương pháp kể trên là có tính khả thi và ưu việt. Nếu đàn Organ và Piano có “cùng đích” tay nghề là “diễn tấu tác phẩm”, thì :

    - Đàn Organ mỗi ngày tập 1 giờ, thời gian 3 đến 6 tháng sẽ diễn tấu được tác phẩm Entrée, Sortie, và đệm đàn Thánh Ca được.

    - Đàn Piano có cùng chung giáo trình với đàn Organ, nhưng vì nặng kỹ thuật luyện ngón tay, phải tập nhiều bài tập, tốn rất nhiều thời gian. Học tập từ 4 năm, 16 năm.v.v…….. mới đạt yêu cầu diễn tấu tác phẩm, nhưng chưa hẳn xử lý được ca khúc, mà phải học thêm phương pháp khác. (Đôi khi đã học Piano 11 năm rồi, vẫn có trường hợp phải chuyển khoa khác, vì không đạt yêu cầu học lên đại học, như là hư cơ, tim không ổn định, ngón tay ngắn .v.v………). Tuy nhiên người đã học Piano trên 2 năm, bất cứ ở tuổi nào, chỉ cần 1 tháng học xử lý ca khúc là đệm đàn nhà thờ thoải mái, năng lực cao hơn người tự học đàn Organ nói trên, dù tốn cùng thời gian, nhưng sắc thái dịu dàng không bằng người học đàn Organ từ đầu.

    - Thành công đệm đàn Thánh Ca phụng vụ rất khó nếu không kiên trì, vì không có lợi nhuận và sự ganh đua. Nhưng có ĐỨC TIN thì vượt qua cái khó dễ dàng. Nhờ đó, “được trở nên bậc Thầy” (5) là cái chắc.



    Qui luật :Ca Đoàn hoàn thành tốt những bài Thánh Ca rồi, nhưng đệm đàn không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn, thành quả thực tế chỉ còn 50 phần trăm. Trường hợp này thà là không đàn thì hơn.

    1.Ông Trần Quan Thế Phi nhạc sĩ piano, tác giả quyển Hoà âm trên phím đàn, xuất bản trước năm 1975, còn sống ở Đàlạt.
    2.Linh Mục Bùi Văn Lựu, giảng dạy âm nhạc Chủng Viện Philipphê Minh Vĩnh Long, còn sống ở Bến Tre (đã xách tai anh đàn lôi lên lầu hát bắt đàn lại)
    3.Ông Tiến Linh, nhạc sĩ trong Ban Thánh Nhạc Gp Tp HCM, tác giả rất nhiều tiểu luận âm nhạc và Thánh Ca đơn âm, đa âm, còn sống ở Tp HCM.
    4.Hoàn cành ở các nhà thờ nông thôn các tỉnh miền Tây.
    5.Lời của Đức Giáo Hoàng Pio XII trong thông điệp “Kỹ luật về Thánh Nhạc”. Bản dịch tiếng Việt của Ban Thánh Nhạc Gp Tp HCM, trang 14 tài liệu Thánh Nhạc.
    6. Lm Bùi Văn Lựu, Soeur Jacqueline Saint Paul, Ông Nguyễn Phụng Giám Đốc tiên khởi Trường Quốc Gia Am Nhạc Saigon, Maitre Dung Tân Định, Thầy Ninh Mỹ Tho.v.v…


    Đặng Ngọc Ẩn















  2. Có 23 người cám ơn dangngocan vì bài này:


  3. #2
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Mời độc giả gởi bài trao đổi

    Mời độc giả gởi bài trao đổi “Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn” – Sẽ được quà tặng. Bài có tính thuyết phục BTC dành quyền in trong Tập San Thánh Nhạc Ngày Nay.

    Đặng Ngọc Ẩn



  4. Có 10 người cám ơn dangngocan vì bài này:


  5. #3
    Hữu Đạt's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cảm ơn 2 lần trong 1 bài viết

    Default Trao đổi về dàn phím đàn Piano với đàn Orgue

    Ái chà!
    Mình không là Nhạc sĩ, Ca sĩ nhưng thích âm nhạc thường la cà các quán nghệ sĩ nên rồi cũng quen biết khá nhiều người trong giới này từ những Sinh viên mới tốt nghiệp đến một vài Giáo sư Âm nhạc, mình mang câu hỏi “Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn”

    Đôi khi gặp lúc hứng quý Vị này giảng cho một lèo, nhạc cụ dây có tính năng như thế nào, nhạc cụ hơi có tính năng như thế nào, đàn Piano ra sao, đàn Orgue vân vân. Rồi kết luận : "Đàn Piano và đàn Orgue có dàn phím cao thấp khác nhau là do nhà thiết kế họ làm vậy thì dùng. Có khiếu nại thắc mắc thì hỏi mấy ông chuyên gia xưởng làm nhạc cụ".
    Thế có đúng không?

  6. Có 2 người cám ơn Hữu Đạt vì bài này:


  7. #4
    ocean_moonlight's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2009
    Tên Thánh: Gioanbaotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Can Lộc- Hà Tĩnh mình thương
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 543
    Cám ơn
    9,170
    Được cám ơn 3,434 lần trong 516 bài viết

    Default

    Thực sự mình chỉ mới đệm đàn 550 trở về trước, chưa đệm loại chân, hay S mấy đó, không biết mấy loại đó dễ lấy âm, không nhỉ, các tiết tấu?. Loại đàn có thêm chân, nếu sử dụng chỉ = tay nó có thể đệm như đàn 550 không nhỉ? đàn 2 tầng, tầng trên thì sao, tầng dưới thì sao nhỉ, chưa dùng hic. Xin chỉ giáo nhé Thanks
    Chữ ký của ocean_moonlight
    "Đường Khôn Ngoan Là Đường Thú Vị, Nẻo Khôn Ngoan Là Nẻo Bình An"
    (Cn 3,17)

    >> Thư Viện Lời Nhạc Thánh Ca :sing:



  8. Có 4 người cám ơn ocean_moonlight vì bài này:


  9. #5
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Chào Bạn JB hoan canh
    Mình có chút nhận xét về các loại đàn có mặt trong các Cửa hàng như sau :
    Luôn luôn các Nhà Thiết Kế tìm kiếm, phát minh ra loại đàn xuất xưởng sau tối tân hơn loãi đàn xuất xưởng trước nhằm :
    - Có tiếng hay hơn, chắc hơn, vang hơn.
    - Có nhiều điệu, và điệu có tiết tấu mới hơn (Đàn Organ)
    - Đàn Organ điện tử chỉ có hiệu Hamond là thích hợp với Thánh Nhạc Nhà Thờ, do Nhà Thiết Kế làm tiếng giống với tiếng đàn Orgue (Đàn gió)

    a.- Đàn điện tử có nhiều tầng dùng cài sẳn tiếng, thí dụ tầng trên tiếng Orgue, tầng dưới tiếng Piano.
    b.- Đàn bên dưới có thêm dàn phím dùng chân đạp luôn cho tiếng Basse (trầm) như đàn Guitare Basse.
    A+b dành cho những Nghệ sĩ chuyên nghiệp đàn Orgue chơi những bài sáng tác riêng cho đàn Orgue. Những bài này Tác giả ghi trong bài nơi nào dùng tiếng gì (Violon, Trumpette, Basse vân vân).

    Nghệ sĩ Việt Nam có khả năng diễn tấu các tác phẩm đó trên loại đàn này chưa quá 3 người, nhưng hầu hết các Nhà thờ kha khá đều mua sắm và Nhạc Công vẫn đàn ì xéo, tay trên, tay dưới, chân đạp, múa may lung tung. Rất buồn nôn mửa.

    Thôi! Thà không cần biết loại đàn nhiều tầng phím, có dàn phím chân thì hơn.-

    Xin nhắc lại :

    Mời độc giả gởi bài trao đổi


    Mời độc giả gởi bài trao đổi “Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn” – Sẽ được quà tặng. Bài có tính thuyết phục BTC dành quyền in trong Tập San Thánh Nhạc Ngày Nay.

  10. Có 8 người cám ơn dangngocan vì bài này:


  11. #6
    Tuổi Trẻ's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2010
    Giới tính: Nam
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cảm ơn 7 lần trong 1 bài viết

    Default

    Chào Quý Bà Con
    Thú vị đây! Câu hỏi để trao đổi xem ra không đơn giản, vì nếu tầng phím Piano và Orgue cao thấp khác nhau là do Nhà Thiết kế họ đã làm vậy thì không ổn, theo đó một trong hai nhạc cụ sẽ bị loại bỏ nếu không thích nghi cho Nhạc Si diễn tấu.
    Dàn phím đàn Orgue nằm vị trí cao, diễn tấu ắt phải đưa thẳng 2 tay ngang bằng với vai mình mà nó vẫn tồn tại đến nay, cho thấy nhạc cụ này hoàn chỉnh hoàn toàn.
    Rất có khả năng vì nhu cầu của Nhạc Công : Tuy đôi mắt đang nhìn “bài đàn” nhưng được tầm quan sát rộng 180 độ; thấy được tác động 2 tay của Chỉ Huy Hợp Xướng hay Dàn Nhạc đồng thời theo dỏi dể dàng giai đoạn diễn tiến của Thánh Lễ. Với đàn Piano không có ưu thế này vì “bài đàn” ở vị trí thấp, tầm quan sát bị thu hẹp chỉ có 120 độ.
    thay đổi nội dung bởi: Tuổi Trẻ, 05-12-2010 lúc 03:16 PM Lý do: thay đổi màu

  12. Có 7 người cám ơn Tuổi Trẻ vì bài này:


  13. #7
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào bạn TUỔI TRẺ,
    Kính chào tất cả,

    Hoan nghênh Bạn đóng góp ý kiến giải đáp “Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn”

    Được có giải thích này là những Organist - Pianist trên 10 năm thâm niên diễn tấu cùng thời với đàn Piano và Orgue mới có thể nhận ra sự khác biệt cao, thấp của 2 dàn phím.

    Ý kiến của Bạn nhờ kinh nghiệm, tuy có phần "tếu" nhưng đầy thuyết phục, Nếu phải cho điểm, thì xin trao cho Bạn điểm 8 trên 10.

    Xin nhắc nhở thêm : Câu hỏi này liên quan đến "Khoa Tính Năng Nhạc Cụ", chỉ có Giáo khoa của Viện Thánh Nhạc Rôma đề cập.

    Mời Quý Thành Viên và Quý Độc Giả góp thêm ý kiến.

    Kính,
    Đặng Ngọc Ẩn

  14. Có 4 người cám ơn dangngocan vì bài này:


  15. #8
    uyennhi_8822's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2010
    Tên Thánh: Agnes
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Vung Tau
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 20
    Cám ơn
    102
    Được cám ơn 99 lần trong 18 bài viết

    Default

    Bé thấy rằng, khi thiết kế đàn, các nhà thiết kế đã tính toán rất kỹ trung bình kích thước cao thấp của con người và có thể áp dụng cho các châu lục. Sở dĩ đàn Organ và đàn Harmonium bố trí dàn phím cao hơn đàn piano là vì hai loại đàn trên chỉ cần đánh rất nhẹ và bàn phím trầm dưới chân tương xứng với nghệ sĩ chơi đàn mới linh hoạt được. Còn đàn Piano rất cần một lực đánh mạnh hơn và đồng thời dưới 3 cần gạt dưới chânn không cần nhiều đến sự linh hoạt của chân người đánh đàn

  16. Có 4 người cám ơn uyennhi_8822 vì bài này:


  17. #9
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào tất cả,

    Cám ơn Quý Vi đã tham gia ý kiến trả lời câu hỏi ““Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn”

    Xin thống báo :
    Cuộc chơi sẽ kết thúc vào ngày 9 tháng 3 năm 2011, Phụng vụ là ngày thứ tư LỄ TRO, để rồi tuyên bố bằng danh sách những Vị trúng giải vào ngày 19 tháng 3 năm 2011, tức ngày Lễ THÁNH GIU-SE BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MA-RI-A.

    Những vị trúng giải sẽ được nhận quà tận nơi do phương tiện Bưu Điện chuyển giao.
    - Giải nhất : 2 quyển Thánh Ca, (1 quyển có bán ở Nhà sách, 1
    quyển không), và 2 đĩa CD. (Cả 2 CD này không có bán
    ở các Nhà sách).
    - Giải nhì : 1 quyển Thánh ca (tùy chọn) và 2 dĩa CD.
    - Giải ba : 1 quyển Thánh ca (tùy chọn)
    - Giải khuyến khích : 2 đĩa CD

    Giải đặc biệt sẽ trao cho những bài chính xác có lý luận minh bạch dể hiểu. Quà của giải như giải nhất cộng thêm một máy nghe nhạc MP3.

    Trân trọng,

    Dưới đây là hình ảnh bìa của những món quà :

    Bìa quyển "Thánh Ca Thánh Nhạc", không có bán ở các Nhà Sách.





    Bìa quyển "Cung Thánh 9", có bán ở các Nhà sách





    Bìa CD "Kỳ Diệu Thay!", không có bán ở các Nhà sách





    Bìa CD "Thánh Ca", không có bán ở các Nhà sách




    Đặng Ngọc Ẩn

  18. Có 5 người cám ơn dangngocan vì bài này:


  19. #10
    Dung Nhi's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2010
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Austria
    Quốc gia: Austria
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cảm ơn 2 lần trong 1 bài viết

    Default

    Xin hỏi,
    Trong trường họp tôi may mắn được trúng giải, thì quà tặng có gửi ra nước ngoài tôi đang sinh hoạt không?
    Kính chào sức khỏe.

  20. Có 2 người cám ơn Dung Nhi vì bài này:


  21. #11
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào Dung Nhi,
    Xin phúc đáp về việc gửi quà thưởng cho người nước ngoài trúng giải.
    Xin thưa, tất nhiên là có, tuy nhiên để tránh bị thất lạc, hư vật phẩm cùng là đở phí Bưu Điện. Chúng tôi sẽ chuyển phần thưởng ấy về gia đình thân nhân của người trúng giải tại Việt Nam và nhờ nơi đây có dịp mang ra nước ngoài cho người trúng giải.
    Kính chúc Dung Nhi sức khỏe.-

  22. Được cám ơn bởi:


  23. #12
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default

    Đôi điều chia sẻ về nick (Username) dangngocan - Nhạc sĩ

    Admin và các bạn thân mến.
    Theo mình được biết thì Nhạc Sĩ Đặng Ngọc Ẩn là 1 thành viên của Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh. Ông đã lớn tuổi ( Sinh năm 1937) và có nhiều tác phẩm Thánh ca, hợp xướng... Một nhạc sĩ được nhiều người Sài gòn, Xuân Lộc và Bà rịa Vũng tầu biết đến vì bề dày sinh hoạt Thánh nhạc của ông.
    Nay mình thấy trong loạt bài viết này tác giả lấy nick dangngocan (Nhạc sĩ).
    Xin được hỏi Admin và các thành viên: Không hiểu đây có phải là vị nhạc sĩ mình vừa đề cập ở trên hay không - hay là có một nữ nhạc sĩ nào khác tên Đặng Ngọc An hoặc Đặng Ngọc Ân. Nếu vậy, nhờ Admin kiểm tra lại nick này để xác định danh tánh cho rõ hoặc liên hệ với Nhạc Sĩ Đặng Ngọc Ẩn, đừng để xảy ra những sự ngộ nhận mà thất lễ với vị Nhạc sĩ đáng kính Đặng Ngọc Ẩn.

    Lý do mình áy náy và viết bài này vì:


    1. Lý lịch thành viên này được ghi giới tính là NỮ, Tên Thánh MARIA- Giuse.(Nhạc Sĩ Đặng Ngọc Ẩn chắc chắn đã không cần khai giả lý lịch như vậy)

    2. Những bài viết rất hay chứng tỏ trình độ uyên bác của tác giả ; nhưng đôi lúc lại chen vào những câu đánh giá với lời văn không đẹp lắm. (Mình nghĩ là Nhạc Sĩ Đặng Ngọc Ẩn đã không viết như vậy !?). Xin được trích nguyên văn một vài đoạn và mình đã lên màu đỏ để dễ nhận thấy:

    ...Lại có người đệm đàn giống y chang số người kia, nhưng không nhận ra trình độ kém cõi bệnh hoạn của mình. Rất đáng thương. Đương sự tỉnh như ruồi, kiêu hãnh đến điên dại, tiêu biểu cho tất cả cái gì làm cho người ta nôn mưả về cách đệm đàn không giống ai, bởi có nhân vật lớn bao che rồi. Nguyên nhân đệm nhạc xập xình trong phụng vụ phát sinh là đây.vẫn xập xình dài dài, không hề sổ mũi, cũng chẳng ấm đầu. Giáo dân ngao ngán mà nói lái “tự do thả canh” (thánh ca) nhà thờ !!!


    Trong bối cảnh chung như thế, nên chăng bỏ đi cái vị trí gác cổng Nhà Kỷ Luật Thánh Nhạc lâu nay, mà hãy mang “bom” Kỷ Luật Thánh Nhạc ra đi dội xuống cái “nguồn gốc” đã đẻ ra những quái …………..ấy?


    ...
    Nhạc Công vẫn đàn ì xéo, tay trên, tay dưới, chân đạp, múa may lung tung. Rất buồn nôn mửa. (Hết trích)

    Xin chào Admin và các thành viên. Xin cám ơn mọi người đã vui lòng đọc bài này.
    Thân ái. Vinam



    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  24. Có 12 người cám ơn Vinam vì bài này:


  25. #13
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    Hoan hô nhạc sỹ Vi Nam, phải thành thật mà nói hongbinh cũng đã có suy nghĩ như vậy mà chưa dám phát biểu vì sợ trình độ mình có hạn lỡ may đụng tới cây đại thụ,
    thứ hai bởi vì nhạc sỹ Đặng ngọc Cẩn có lời hứa :


    Trích Nguyên văn bởi dangngocan View Post
    [FONT=Times New Roman][SIZE=5]
    Mời độc giả gởi bài trao đổi “Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn” – Sẽ được quà tặng. Bài có tính thuyết phục BTC dành quyền in trong Tập San Thánh Nhạc Ngày Nay.
    làm hongbinh lại nghĩ tới tập san Thánh Nhạc ngày nay do Nhạc sỹ Ngọc Kôn thực hiện, mà tập san đó mặc dù không phải là tiếng nói chính thức của ủy ban thánh nhạc trực thuộc Giám Mục nhưng cũng là một tập san có uy tín, bởi thế hongbinh có e ngại sợ mình hiểu chưa tới chăng, đệm đàn tốt cho phụng vụ phải có bản đệm đàn, hiện giờ nhạc sỹ viết bản đệm đàn được tính trên đầu ngón tay như cha nhạc sư Đinh Công Tịnh, thầy nhạc Sỹ Tiến Linh, Cha nhạc Sỹ Phạm Liên Hùng vv...bởi thế trách nhiệm và thao thức của ban thánh nhạc toàn quốc có lẽ là có những bản đệm đàn làm mẫu để những người đệm đàn phụng vụ theo đó mà thực hành thăng tiến, cha nhạc sư Đinh Công Tịnh đã có bản đệm đàn cho bộ Sêraphim, thầy nhạc sỹ Tiến Linh đang và đã viết các bản đệm đàn phụng vụ, ước lắm thay trong nền thánh nhạc Việt Nam sẽ có thêm những nhạc sỹ tài năng viết bản đệm đàn cho người đệm đàn nhà thờ đỡ khổ..
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  26. Có 10 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  27. #14
    Nguyễn Quang Huy's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Tên Thánh: Giêrônimô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Bà Rịa
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 13
    Cám ơn
    4
    Được cám ơn 29 lần trong 9 bài viết

    Default

    Kính chào tất cả,
    Xin được gửi đến Diễn Đàn một ít điều về Nhạc sĩ Đặng Ngọc Ẩn ;
    Chúng tôi cùng là đồng nghiệp và là thành viên trong Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh nên gặp gỡ nhau rất thường xuyên.
    Ông người Miền Tây, ít nói, nhưng trực tính, gặp trường hơp đúng, sai, Ông thẳng thừng chỉ trích không khoan nhượng. Ông ghét cay ghét đắng mỗi khi nghe đàn xập xình trong phụng vụ.
    Ông có một bài viết in trong Tập san Hát Lên Mừng Chúa, phản bác chủ trương của Ủy Ban Văn Hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục, do Đức Giám Mục Vũ Duy Thống Chủ Tịch chấp nhận cho đăng bài “Đi Tìm Những Khúc Trái Đệm…” của Y Vũ, trong quyễn <bốn mươi năm vatican nhìn lại>.
    Về bài viết “Đệm Đàn Thánh Ca ngọt ngào cay đắng…” đúng chính Ông là tác giả, tôi nhớ man mán đã đọc trong tập san Hát Lên Mừng Chúa do Cha Đỗ Xuân Quế Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Tp. HCM hoặc trong báo Thánh Nhạc Ngày Nay vào những năm 2002, hoặc 2004,
    là một lần nữa cho thấy Ông không sợ điều làm mếch lòng người khác.
    Câu hỏi : “Tại sao dàn phím đàn Orgue, Harmonium đặt cao hơn dàn phím đàn Piano”, anh em nhạc sĩ chúng tôi đã yêu cầu Ông cho biết, thì Ông chỉ cười tỏ ra “bí mật”. Nhưng cá nhân tôi nghĩ là thêm một sự thách đố nữa đây.
    Kính,





  28. Có 7 người cám ơn Nguyễn Quang Huy vì bài này:


  29. #15
    thuthuydtm's Avatar

    Tuổi: 33
    Tham gia ngày: Dec 2010
    Tên Thánh: Cecilia
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: TpHCM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 19
    Cám ơn
    180
    Được cám ơn 85 lần trong 18 bài viết

    Default

    Nhưng con thấy sao trên nick của người đăng dangngocan lại là giới tính nữ, hổng lẽ ngài nhạc sĩ đáng kính lại phải mượn danh như thế. Con hỏi sh của con thì sh của con cũng cười khó hiểu…
    Chữ ký của thuthuydtm
    Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người

  30. Có 4 người cám ơn thuthuydtm vì bài này:


  31. #16
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default ĐIỀU BẤT CẬP TRONG ÂM NHẠC

    Mời đọc thêm một bài viết của NS Đặng Ngọc Ẩn với những nhận định về âm nhạc và cách hành văn một cách đặc thù của NS Đặng Ngọc Ẩn


    ĐIỀU BẤT CẬP TRONG ÂM NHẠC

    Ns. Đặng Ngọc Ẩn
    Biên soạn
    Vật chất và tinh thần luôn song hành trong đời sống con người, tạo nên sự phát triển trí tuệ
    nâng cao nhận thức đâu là Chân, Thiện, Mỷ.
    Người xưa thường nói : “Ăn để sống, không phải sống để ăn.” Nhưng hôm nay con người
    lại nói :”Ẩm thực là văn hóa – Lễ Hội Văn Hóa Ẩm Thực v.v….”
    Thực phẩm ai cũng biết là thịt, cá và gia vị, nhờ khéo chế biến, thêm món này một ít, bớt món
    kia một ít, rồi mặn ngọt chua cay gia giảm, thế là trở thành món ăn khoái khẩu, độc chiêu của
    mỗi nhà hàng ăn uống tung ra hằng trăm món khác nhau.
    Trong vật lý âm thanh nhạc, vỏn vẹn có 7 âm : đô rê mi fa son la si, nhưng không kể siết bao
    nhiêu tác phẩm âm nhạc đã mang đến cho con người, nhưng triệu triệu tác phẩm ấy biến mất,
    chỉ còn một số lượng rất nhỏ thống kê được. Điều gì ra nông nổi? Nhạc sĩ không biết sáng tạo
    trong tác phẩm mình như Đầu Bếp chế biến món ăn?
    Mỗi khi Anh Chị Em Nhạc sĩ Thánh Nhạc gặp nhau sau tay bắt mặt mừng, thì những câu nói luôn tủi thân :”Bồ sáng tác Thánh Ca có lương không? Không, Thế là Bồ bất lương, vô lương!!!” rồi những câu hàm ý tán thán chua chát đầy kịch tính đẩy đưa bên tách cà phê đen với điếu thuốc lá mùi khét lẹt đắng chằn. Trớ trêu cái nghiệp ấy lại là sức sống tinh thần
    mãnh liệt, khuấy động tâm tư tạo nên khả năng lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa, viết lại chúng, khắc họa chúng, và đơn giản trao nó vào tay Đấng đã ủy nhiệm.

    Một số cá biệt, sáng tác, điều rất dễ với người có thiên tư, họ không ngồi ở trường đào tạo nào,
    thậm chí không biết viết chữ, nhưng vẫn là tác giả nhiều bài “Thơ” chất lượng, với cái gọi là “xuất khẩu thành thơ” rồi nhờ thư ký ghi chép, tên họ đường bệ nằm chễm chệ trong danh sách “Các Nhà Thơ”. Cũng vậy, ý tưởng một câu chuyện nào đó rồi thuê “biên tập” sắp xếp đầu đuôi phong cách hành văn, thành một quyển truyện dài, ngắn. anh trở thành tác giả và là một “Nhà Văn”. Ấy thế mà tác phẩm của họ sống mãi với thời gian.
    Khác hơn Nhà Thơ, Nhà Văn, người Nhạc sỉ dù có thiên tư : lên giọng, xuống giọng, à a, tí ti, cũng khó tìm cho mình một nghệ nhân tài ba xuất thân từ trường lớp đào tạo, làm cái công việc giúp ghi lại những âm thanh ấy, một môn học chua khê nhất trong âm nhạc là “Ký Âm”không phải những cô cậu “Cử” đều làm được, lại là một số ít chưa đến 5 phần trăm.
    Đây mới là sự rủi ro khởi đầu, đọc sách nhạc lý, hay đầu quân vào lớp lý thuyết âm nhạc, khóa học Ca trưởng, hoặc vài ba năm với một Thầy giáo dạy nhạc mỗi tuần 2 giờ. Dùng vốn liếng hiểu biết âm nhạc này ghi lại những rung động của con tim, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh như vậy, Việt Nam là nuớc có con số nhạc sĩ nhiều nhất thế giới tính theo tỷ lệ nhân số.

    Lịch sử âm nhạc công nhận con người hôm nay được thụ hưởng âm nhạc là nhờ âm nhạc từ Nhà Thờ lan tỏa ra. Thế nhưng hai thế kỷ qua nhìn lại trong khi âm nhạc đời có một chỗ đứng vững chắc, tính văn học, triết học, lý luận, nhân văn, thì âm nhạc Nhà Thờ đi vào chiếu lệ. Có lý do vì chiến tranh Nhạc sĩ kinh điển không còn mấy người cũng như không đào tạo mới kịp.

    Trên hết con người nay sống mai chết, sống vội, sống cùn, chụp giựt, nhiều lo toan. Các nhà hát bị tàn phá, có cố gắng dàn dựng nghệ thuật bác học thì cũng không ai thưởng thức vì kinh tế. Rồi tâm tình bất cần, tay khua chén, ly, miệng nghêu ngao phát sinh một thể loại âm nhạc mới, âm hình ngắn gọn, hôm nay người ta gọi là “Ca Khúc”, với tiết tấu ầm ĩ kích động.

    Mặc cho gì gì, âm nhạc Nhà Thờ vẫn uy nghi hoành tráng với bình ca (Grégorian) cho đến sau Vaticano II.

    Việt Nam dù loại nhạc kích động này du nhập từ đầu thế kỷ XX nhưng cũng không xâm nhập vào Nhà Thờ được cho đến năm 1968. Theo sau, với thử nghiệm “Nhạc Vào Đời” cho Đài Truyền Thanh Truyền Hình và các phương tiện truyền thông rất được ưa chuộng thành quả đạt được rất khích lệ, phân biệt rành rọt Thánh Ca với Nhạc Vào Đời đến năm 1975. Thời gian này Nhạc sĩ Thánh nhạc tài năng chân chính còn lại quá ít đếm được trên đầu ngón tay, lớp kế tục đa số là Tu Xuất trẻ năng nổ nhiệt tâm với Thánh nhạc cố gắng sáng tác đôi ba bài Thánh Ca đạt chuẩn nhưng không đủ cho các Ban hát dùng (thời kỳ này Ca Đoàn chưa thành hình).

    Họ đói Thánh ca đã lấy những bài ca “Vào đời” dùng phụng vụ. Đây cũng là nguyên nhân gốc rễ có 95 phần trăm Ca Đoàn hiện nay hát phụng vụ với âm thanh đàn xập xình, cuốn hút một số người thuộc thành phần Ca Trưởng, Ca Viên trở thành Nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca. Bài ca “Đạo” nở rộ không cần biết nguồn gốc, không đòi hỏi Imprimatur chưa, xuất hiện tràn lan trong các nhà sách công giáo, đồng hành với sự im lặng của Giáo Hội. (25 năm, từ năm 1975 đến năm 2000).

    Thậm chí những tập “CUNG THÁNH” của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh phát hành hằng năm, với những bài ca bởi các Nhạc sĩ uy tín sáng tác trong cùng thời gian cũng không có Imprimatur. Và nếu trong tập nhạc nào đó ghi rằng “Được phép dùng trong Nhà thờ” là sao?

    do Nhà Thờ rất đa năng; đọc kinh, dạy giáo lý, sinh hoạt các Hội đoàn vân vân, phải hiểu sao đây?

    Một công việc có tính đạo đức và vô vị lợi càng phải được quan tâm, Ban Thánh Nhạc thuộc Toà Giám Mục Giáo Phận Tp. HCM thực sự hoạt động do Linh Mục Andrê Đỗ Xuân Quế phụ trách thì bên ngoài giáo dân thành hình Nhóm Thánh Nhạc Ngày Nay do Nhạc Sĩ Ngọc Kôn Tổng Biên Tập, có cùng mục đích hướng dẫn, cải tạo, giựt dậy Thánh Nhạc, tổ chức hội thảo Nhạc sĩ cùng nhau chia sẻ, lắng nghe nguyện vọng tâm tư Ca Trưởng. Đặc biệt Ban Thánh Nhạc Giáo Phận hằng tháng phát hành tập san Hát Lên Mừng Chúa, Nhóm Thánh Nhạc Ngày Nay có Nguyệt san Thánh Nhạc Ngày Nay nội dung “Tài Liệu Thánh Nhạc và trả lời thắc mắc” vô cùng quí giá cho giới Nhạc sĩ và Ca Trưởng làm kim chỉ nam, nhưng vẫn không thấm vào đâu với con số Giáo hội có gần 1000 Nhạc Sĩ, hơn 15.000 Ca Trưởng. Lý do khách quan những “Tập San” này còn nhiều Nhạc Sĩ, Ca Trưởng chưa dịp đọc, tồn tại một số hạn chế về “sáng tác và phục vụ”.

    Âm nhạc không dừng lại là “sự kết hợp âm thanh theo ý đồ tác giả” mà là Nghệ Thuật :

    Âm nhạc tạo hình tượng cho người nghe,
    Âm nhạc là văn hóa của nhân loại,
    Âm nhạc là Vật lý trị liệu các thương tổn,
    Âm nhạc là vủ khí tuyên truyền cao cấp nhất
    Âm nhạc là chủ trong các Lễ hội
    Âm nhạc là tiếng nói cao cấp nhất chuyển tải không biên giới,
    Vân vân.

    Khi tác phẩm đạt những chất liệu này đó là ”hồn nhạc” phải tìm cho nó cái “xác mặc vào”, đó là cách chép lên giấy.

    Hôm nay Nhạc sĩ thừa hưởng phương pháp gom âm thanh vào trang giấy một cách thoải mái ít khi nghĩ ngợi. Thánh nhạc có mặt trong Dân Chúa có từ thời Dân Israel vượt qua Biển Đỏ, xa xưa trải dài đến Chúa Ngôi Hai xuống thế, con người truyền miệng nhau hát Thánh Vịnh mà không có bản nhạc. Bao nhiêu công sức, bao nhiêu nghĩ suy tìm cách ghi lại âm thanh trên giấy nhằm gởi đi những bài hát ca tụng Thiên Chúa đến nơi khác của các Vị Ẩn Tu bị bế tắc.

    Các em chăn cừu dùng cung bắn những viên sỏi khi cừu xé lẻ, rồi một lần đã xẩy ra không còn sỏi, các em vẫn làm tác động kéo dây cung bắn hù dọa cừu. Xa xa Vị Ẩn Tu nghe được những âm bừng, bưng, bứng…của những cây cung đó, Ngài rung lên sung sướng với cái phát hiện tình cờ, Ngài làm ra nhiều cái cung căng dây dài ngắn ghép lại tạo ra âm cần thiết, có hình dáng thô sơ dưới đây :


    Theo đó cũng là nhạc cụ tiên khởi giúp phát minh ra hậu duệ đàn Lia và đàn Harp.
    Ở giai đoạn này hoàn toàn chưa có “nốt nhạc”. Để gởi tác phẩm đi xa, phải sao chép những “dây cung” này vào giấy và dùng que chấm mực vào theo thứ tự “cao thấp” từ trái sang phải, và dùng nhiều “chấm” cùng một vị trí nối lại làm âm thanh kéo dài, theo hình dưới đây, điều nhận ra “là ở đầu dòng những dây cung không có vạch nhịp”: (Bấm chuột vào LINK nghe nhạc) [IMG]http://www.fileden.com/files/2008/11/11/2183506/Nhac/GregorianChant_DiesIrae.mp3Sự[/url] bất tiện nhiều dòng kẻ kéo dài một ngàn năm (kể từ khi Vị Ẩn Tu phát hiện dùng dây căng
    của cung tên làm âm thanh). Đến cuối Thế kỷ X các Nhà Nghiên Cứu Âm Nhạc mới tìm ra
    “Qui Cách” loại bớt “dòng nhạc” bằng cách tạo “Cái Khóa” và dùng 4 dòng kẻ, theo hình
    dưới đây, được dùng rộng rãi trong các Nhà Thờ cho đến ngày nay với tên gọi nhạc Grégorian.
    [url]http://farm5.static.flickr.com/4135/4936182107_0e764f91eb.jpg[/IMG]
    Khóa Đô 1 Khóa Đô 2 Khóa Đô 3 Khóa Đô 4 Khóa Fa 1 Khóa Fa 2
    (Loại nhạc này ở Việt Nam thường gọi là nhạc La tinh, các Tiểu, Đại Chủng Viện, các Dòng
    Tu, các Nhà thờ đã dùng nhạc La tinh khai tâm môn nhạc lý cho người học, đáng kể là thập
    niên 2000 Nhạc Viện Tp HCM đã trao bằng Cử nhân cho một sinh viên với Luận Văn về nhạc La tinh, Hội Đồng nghiệm thu là những Giáo Sư được đào tạo ở các nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ).

    Đồng thời dùng chữ đầu câu Thánh ca “HYMNE DE SAINT JEAN” làm tên nốt gồm : Ut
    que-ant lasis. Re-sonare fibris. Mi-rages turum. Fa-muli tuorum. Sol-ve poltuti. La-bi-I rea
    tum. Sancte Juannes.

    Về sau chữ “Ut” khó phát âm cao độ, được thay là chữ “Do” trong từ Dominus.

    * Vì sao ghi nhạc trên khuông 5 dòng mà không ít hay nhiều hơn?

    Có lẽ, từ khi âm vực nhạc cụ phát triển thì việc ghi chép nhạc trở nên phức tạp hơn. Thí dụ
    như giọng người bình thường âm vực có thể trải ra hơn 1 quãng 8 một chút, nhưng viết cho
    nhạc cụ thì khác; Violon chẳng hạn, thấp nhất từ sol – quãng 8 nhỏ đến mi – quãng 8 thứ tư! Việc thể hiện nốt trên khuông sẽ phải sử dụng nhiều dòng nhạc. May mắn, với hệ thống các “khóa nhạc”, việc chép nhạc giảm đi rất nhiêu khê khi phải sử dụng khuông nhạc quá nhiều dòng, quá nhiều kẻ phụ.

    Như vậy thì bao nhiêu dòng là vừa? Theo cảm quan thị giác, vật gì có số lượng từ 5 trở xuống thì dễ nhận biết, còn lớn hơn thì buộc mắt phải nhìn lâu hơn để não tính toán. Phải chăng từ đó người ta sử dụng khuông nhạc gồm 5 dòng? Đơn cử như bàn tay 5 ngón, ngôi sao 5 nhánh…?
    Khuông nhạc nguyên thủy nhiều dòng, rối mắt

    Từ khuông nhạc nhiều dòng, nhờ khóa tách ra

    Đời xưa có 2 Khóa Fa, 5 Khóa Đô, và 2 Khóa Sol.



    Vị trí và hiệu quả âm thanh

    * Vì sao không cần vạch nhịp ở đầu khuông nhạc?

    Vạch ở đầu khuông dùng để nối các khuông lại với nhau trong các trường hợp ca khúc có
    phần đệm, hay tổng phổ hợp xướng hoặc dàn nhạc :

    Như vậy, từ khi viết ca khúc chỉ còn một khuông nhạc đơn thì người ta không dùng vạch ở
    đầu khuông nữa, để tránh cái gọi dư một vạch nhịp khi khuông nhạc trên được nối tiếp thẳng hàng trên trang giấy.

    * Hiệu quả thực tế khi viết cho giọng Nam
    Khi viết cho giọng Nam cần lưu ý cách viết hiển thị và hiệu quả thực tế.
    Trên thực tế, giọng Nam bao giờ cũng vang lên thấp hơn giọng Nữ một quãng 8.
    Xem thí dụ sau đây :
    1.- Nốt viết
    2.- Hiệu quả vang lên thực tế
    3.- Nếu thí dụ 1, nốt ghi bè trên được viết cho giọng Nữ, bè dưới viết cho giọng Nam
    thì hiệu quả vang lên thực tế như thí dụ 3. Trên đây nói về cách viết cho giọng Nam khi sử dụng khóa Sol, còn nếu viết bằng khóa Fa thì
    không có sự thay đổi giữa nốt ghi và hiệu quả thật.
    * Các dấu ngoặc ở đầu khuông nhạc
    Dấu ngoặc nhọn (accolade) đặt trước khuông (thường là hệ thống gồm hai khuông, hiếm khi
    ba khuông) được sử dụng cho các nhạc cụ chơi bằng cả 2 tay (Piano, Orgue,
    Harp)

    Dấu ngoặc vuông đặt trước khuông (thường là hệ thống từ hai khuông trở lên) được sử dụng
    trong tổng phổ, dành cho các nhóm bè hợp xướng, hay bộ nhạc cụ (dây, kèn, gõ…)


    Trang nhạc nếu không quan tâm đến “trình bày” đúng qui cách vô tình bài nhạc bị đánh giá
    thấp về sáng tác cùng với tác giả cũng không được loại trừ và chính chuyên gia vi tính chép
    nhạc lỗi nặng hơn bởi là khâu phổ biến. Đơn cử :
    Với văn bản hay lá thư, luôn luôn có phần giới thiệu đơn vị, người gởi, có chữ ký và ghi rõ tên
    họ nhằm xác định chủ sự pháp lý.
    Thì bài nhạc không chỉ đơn giản ghi tên “A, B, C…” để ngầm hiểu “A, B, C…” là tác giả vì
    pháp lý không chấp nhận những gì thiếu minh bạch. mà cần phải minh định tư cách pháp nhân “A, B, C,…” là gì của bài nhạc. Đây là mặt yếu phép chép nhạc nhạc đạo so với nhạc đời thường xẩy ra. Về Thánh nhạc Việt Nam, những Sắc Lệnh, Hiến Chế, Thông Điệp, Thư Chung, Huấn từ, về Thánh nhạc không thấy “cấm” không được thêm bớt chữ trong bản văn phụng vụ. Các Giáo Hội Công giáo nước ngoài họ thoải mái sáng tác, đơn cử Kinh Vinh Danh theo đây, chỉ mỗi từ“Gloria (Sáng danh)” lập lại trên 10 lần và một câu kinh Gloria In Exelcis Déo (Sáng danh Chúa cả trên trời) cũng lập lại nhiều lần (đề nghị nhấn Ctrl và bấm chuột vào LINK để nghe)
    http://www.fileden.com/files/2008/11...Latin_Daam.mp3
    thì Chỉ thị của Ủy Ban Thánh Nhạc Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “cấm ngặt”
    cũng không được thay từ có cùng ý, như bản văn là chữ “ và” thì không được dùng chữ “với”, chữ “cùng” thay thế. Phải chăng đây là lý do khó khăn sáng tác của Nhạc sĩ? Thiết tưởng vấn đề cần được thông thoáng hơn.

    Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại hội trường Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Tp HCM Đại
    Hội “Hội Thảo Thánh Nhạc Toàn Quốc” lần thứ 24, do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy
    Ban Thánh Nhạc tổ chức, Đức Cha Chủ Tịch hiểu thị :”Người Việt Nam ta có rất nhiều giai
    điệu âm nhạc dân tộc, quý Nhạc sĩ nên nghiên cứu sáng tác những bài ca phụng vụ theo
    âm hưởng dân gian hầu gần gũi với tâm tình người Việt chúng ta. Đừng vì không quen
    hát mà nhạc sĩ không sáng tác. Cũng đừng khen chê bài ca này như thế này thế nọ làm
    mất tình bác ái. Nhất là cần khai thác các loại hình “ngâm, tụng” rất quí, đừng để nó
    mai một”.

    Một lần khác Giám Mục yêu cầu Nhạc sĩ khai thác giai điệu Grégorian vì là thể loại bác học
    gần gũi tinh thần công giáo, bởi Thánh Đức Grégorio cả ban hành. Và đây là thánh ca“Kinh
    Vinh Danh” Việt Nam đã Imprimatur dệt nhạc theo âm hưởng Grégorian, (Đề nghị bấm chuột vào Link để nghe) http://www.fileden.com/files/2008/11...nhVinhDanh.mp3

    Mỉa mai thay! Không có hoặc rất ít Ca Đoàn khai thác, phải chăng vì tác giả là Giáo dân?
    Khi người Trung Quốc nói : “Người Việt Nam chết trên đống thuốc” ý rằng dược thảo có sẳn
    thập bội trong đất đai mà không biết dùng. Thì về âm nhạc Việt Nam rất giàu các thể loại âm nhạc dân tộc nhưng lại không khai thác. Điều tệ hại không mấy nhạc sĩ quan tâm hay vì những bài ca đó không Ca Đoàn nào dùng không hẳn khó hát, kém chất lượng, nhưng là tính chiếu lệ, mì ăn liền, chọn những bài ca của tác giả có chức thánh! hát ì xèo mỗi lễ Chúa Nhật mà không Ca Đoàn, Cộng Đoàn nào hát đúng nốt tác phẩm. Cho thấy giữa nhạc sĩ lãnh đạo tôn giáo và giới nhạc sĩ giáo dân điểm khác nhau là ở chỗ đó.
    Chỉ có ý thức độc lập và lòng tự trọng mới nâng con người lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống. Không có gì nghèo bằng không học hỏi cầu tiến và tư duy chọn lấy cái đúng dứt bỏ cái sai.

    Khi con người là con vật biết sử dụng các dụng cụ. Con người là con vật biết suy nghĩ đắn đo.

    Con người là con vật biết cầu nguyện, nghĩa là có khả năng lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa, dùng Thánh ca chuyện trò với Tạo Hoá. một Đấng siêu vượt tôi, mà lại rất gần gũi thân thương và biết tôi. Đấng ấy nói với tôi và nghe được lời tôi nói.

    Lắng nghe, suy tư để sáng tác Thánh ca ắt kết quả phong phú hơn, một là vì khả năng con
    người giới hạn, ai cũng cần tới những khả năng của người khác, hai là Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người một ơn khác nhau, nhưng đều cùng một mục đích xây dựng Hội Thánh Ngài.

    Nếu như ẩm thực và kiến thức văn hoá là cần thiết để nuôi sống phần xác thì Thánh nhạc khắc họa Lời Chúa lại đặc biệt cần thiết giúp Tín hữu nâng tâm hồn lên Chúa để nuôi sống phần linh hồn, theo đó việc sáng tác thánh ca và
    chép nhạc phải được cẩn trọng.-

    Tất cả, mãi mãi là để Danh Chúa được tỏa sáng.-
    Ns. Đặng Ngọc Ẩn

    http://www.dunglac.org/upload/article/f__1283336032.pdf

    CHÚ THÍCH :
    - Những LINK trong bài dùng nghe trong máy vi tính.
    - Tư liệu tham khảo :
    1.- Nhạc lý cơ bản, tác giả Baxôbin (Bản dịch tiếng Việt của Gs Cữu Vĩ)
    2.- Theorie de la Musique, par A. Danhauser
    3.- Traite D!Harmonie a la portée de tous, par Pierre Daniderff
    4.- Musicae Sacrae Disciplina (Bản dịch tiếng Việt của Ban Thánh Nhạc
    Tòa Giám Mục Tp. HCM).
    5.- Tính năng nhạc cụ, tác giả Hồng Đăng
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  32. Có 7 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  33. #17
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính cáo,
    Trong bài "ĐIỀU BẤT CẬP TRONG ÂM NHẠC" có kèm theo 3 LINK nghe nhạc hổ trợ nội dung của bài, do thời gian 3 LINK này không còn tác dụng.
    Xin quý Độc giả dùng 3 LINK đã tu chỉnh thay thế dưới đây :
    GregorianChant

    ThanhCa_Latin_Daam

    TC_KinhVinhDanh

    Trân trọng,

  34. Được cám ơn bởi:


  35. #18
    Bá Thông's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Saion
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cảm ơn 2 lần trong 1 bài viết

    Default

    Bàn về nhân vật Đặng Ngọc Ẩn,

    Ngành Tin Học được đánh giá tiến bộ vượt trội hơn các phát minh khác và mang lợi ích nhất định mà loài người phát minh được, nhưng đàng sau lưng của nó lại lắm điều bất cập đến báo nguy.

    Trong phạm vi hẹp, người người muốn trao gửi tâm tình cho nhau, đóng góp tư tưởng, vân vân, thì chỉ cần vài tác động bấm chuột là nguyện vọng đó tức khắc bay đi khắp cùng trái đất. Cái rủi ro độc giả là nhân dân không sao biết tác giả những câu chuyện ấy là ai.

    Tương tựa như vậy, với bài “Đệm Đàn Thánh Ca Ngọt ngào Cay Đắng…” thì cuối bài đã mặc định là Đặng Ngọc Ẩn, điều này không bàn cãi, mà xem xét Thành viên Diễn Đàn “dangngocan” và Đặng Ngọc Ẩn tác giả bài “Đệm Dàn …” có phải là một người không? e chỉ là một nickname.
    Xem bài viết của nhân vật này trên Google đáng kinh ngạc hơn nữa, đương sự dùng những câu từ như :
    - Mẹ kiếp, cái gì chẳng có mối quan hệ kế thừa lịch sử, mỗi một cuộc cách mạng có tính phá hoại đều xóa sạch những gì đã tích lũy được trong quá khứ, cho nên kẻ phá hoại là cực kỳ nguy hiểm, có thể coi là con người của ma quỉ!(Trích bài “Những vụ tranh giành đất đai…”)
    - Và : Cáu kỉnh như con mèo vừa ỉa và lấp đát xong thì có con mèo khác bới lên bảo là đất của nó…(Trích bài “Những vụ tranh giành đất đai…”)
    - Hoặc : Con người ta một khi thấy nhiều biết nhiều thì lại không biết làm gì tốt hơn. Một người không cần sự cứu rỗi của Chúa thì anh ta hẳn là ma quỉ, đây là đối lập nhị nguyên sơ đẳng nhất, thế thì nó là Sa tan, hoặc là Giuđa cũng hay, như thế nó sẽ bán được người nào đó luôn cả đất nước, nhất là ai cũng muốn làm Giêsu (Trích bài “Ôi Tổ Quốc Việt Nam”)

    Cho thấy ông dùng câu từ không theo văn phong nào cả, và gạt ra ngoài cách viết mà người đời thường đánh giá : “khổ lắm, biết rồi, nói mãi,… ” hoặc ba phải theo lối ngoại giao.

    Cụ thể trong Danh Bạ quý Chức Thánh Giáo Hột Việt Nam sẽ không tìm được Giám mục Thông Vi Vu, Linh mục Mi Trầm, Vương Diệu, Thiên Ý, v.v…Rất dể hiểu vì đây là bút danh “Nhạc sĩ” nên không có tên trong Danh bạ, điều rất bình thường. nhưng là Giám mục Vũ Duy Thống, Linh mục Mai Tính, Đỗ Văn Tự, Lê văn Đức, trường hợp này gọi là 2 nhân cách. Xin mở ngoạt thêm, Diễn Đàn Web Giáo Phận Vinh cũng có “dangngocan” với chức danh Quản trị viên mà không phải là Nhạc sĩ, vậy có nên hiểu bản thân một con người có nhiều tính cách được không?

    Kèm theo đây bài Phỏng vấn liên quan do Web giaophanvinh.net đã đăng, để cùng nhau hiểu thêm :


    Dungnhi

    Thành viên mới




    Ngày tham gia: 08/10/2009
    Bài gửi: 6
    Số lần cám ơn: 0
    Được cám ơn 1 lần trong 1 bài viết
    gửi: 08.11.2010 Tiêu đề: Phỏng vấn dangngocan, Quản Trị Viên Diễn Đàn Gi




    QUANG LUẬT, Hội Thảo Viên Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc lần thứ 27, Thành Viên Diễn Đàn Giáo Phận Vinh
    Phỏng vấn dangngocan, Quản Trị Viên Diễn Đàn Giáo Phận Vinh.

    Ngày 12 tháng 10 năm 2010, Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc do Ủy Ban Thánh Nhạc Trực Thuộc Hội Dồng Giám Mục tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Tỉnh Tp HCM. Vào giờ giải lao, tôi hân hạnh gặp QTV dangngocan tranh thủ làm cuộc phỏng vấn ngắn chớp nhoáng như sau :

    Hỏi : Là người Saigon Thầy cho biết vai trò Quản Trị Diễn Đàn Giáo Phận Vinh có điểm ưu khuyết nào, cách làm việc ra sao, có trở ngại khó khăn gì?

    Trả lời : Tôi nghĩ đây là cơ duyên của Ơn Trên, một lần Cha Giê-ra-đô Nguyễn Nam Việt Trưởng Ban Truyền Thông – Xã Hội giáo phận Vinh công tác Hội Đồng Hương tại Saigon, tôi và Ngài gặp nhau trao đổi, tôi nhận vai trò Quản Trị với chủ trương Ban Lãnh Đạo Diễn Đàn cùng chung làm việc với tinh thần tập thể. Chúng tôi thường xuyên có những cuộc trao đổi nhau bằng điện thoại rất vui vẻ.
    Luôn động viênThành Viên đóng góp bài vở và giải đáp trực tiếp những vấn đề có thể hoặc chuyển tiếp bài đến Quý Vị Chuyên Môn như Linh Mục với những bài Giáo Lý, Tín Lý, Thần Học, Luân lý. Bác sĩ với những bài về Y Học. Luật Sư với những bài về Pháp Luật. Chuyên Viên Vi Tính với những bài về Tin Học, vân vân…nhờ các Vị này trả lời.
    Về cái gọi là “trở ngại, khó khăn” tôi nghĩ bất cứ hoạt động nào cũng có xảy ra, nhưng khác nhau là ít hay nhiều, đơn giản hay nghiêm trọng và phương pháp làm việc.
    Nhờ Diễn Đàn có thông báo tôn chỉ và mục đích hoạt động, đôi khi có những vấn nạn của Thành viên nhưng không đáng kể.

    Hỏi : Thầy cho biết một ít cụ thể như gặp phải trở ngại khó khăn nào?

    Trả lời : Có nhiều chuyện không thể cho là trở ngại khó khăn mà là nhạy cảm, mình không biết Thành Viên đó theo đạo nào cứ đưa lên bài của tôn giáo Tin Lành mà tự xưng là Công giáo để rồi có những lời lẽ phỉ báng cá nhân, tổ chức trong Giáo Hội. Có những câu hỏi: - Làm sao biết những đề thi tuyển Chủng sinh của những năm vừa qua. – Giu-đa có được lên Thiên Đàng không? vân vân…

    Hỏi : Thế với vai trò Quản Trị Diễn Đàn Thầy giải quyết ra sao?

    Trả lời : Cho rằng giải quyết thì không đúng nhưng là thuyết phục. Khó khăn không phải do câu hỏi mà là tính nhân văn mang danh nghĩa Giáo Phận bác ái trên hết, với phương châm :

    1.- Nói ra mà không làm hại (dire sans nuire).
    2.- Phơi bài mà không châm chích (montrer sans choquer).
    3.- Chứng minh mà không gây hấn (témoigner sans agresser).
    4.- Tố giác mà không kết án (dénoncer sans condamner).



    - Đối với Thành viên đưa bài” báng bổ Giáo Hội”, tôi trích ra vài từ mà đương sự dùng, chứng minh chỉ có những người ăn lương Nhà nước, làm theo lệnh…thế là Thành viên đó lặn mất luôn.

    - Đối với câu hỏi “Làm sao biết những đề thi tuyển Chủng sinh của những năm vừa qua”. Tôi trả lời những đề thi này có ở các Giáo Xứ. Nhưng Thành viên đó lại phàn nàn”phải chi các đề thi này có trên mạng thì hay quá”. Tôi thật sự đau lòng thấy ngay Thành Viên này không hề đến Nhà Thờ để nghe Lời chúa, để học Giáo Lý, chính đó là dề thi. Đơn giản hơn là hằng tuần đương sự không tham dự Thánh lễ Chúa nhật để hỏi Cha Chính xứ? Trường hợp nguy hiểm khác, từ nay con người sẽ ôm cái máy vi tính học giáo lý, sẽ thi vào Chủng Viện bằng máy vi tính, sẽ là Chủng sinh Đại Chủng Viện của máy vi tính, sẽ được Ban Lãnh Đạo Chủng Viện trong máy vi tính đánh giá đạo đức và năng lực, sẽ nhận lãnh tác vụ Linh Mục trong máy vi tính, rồi cử hành thánh lễ ảo trong máy vi tính!!!
    Quý Ông Bà nghĩ xem thảm trạng này trong tương lai có thể xảy ra không? Vào thời trước, người ta chờ nhà thờ đông đủ rồi mới lần hạt, còn bây giờ thì khác, người ta lần hạt để chờ các đấng vi tính tới!!!?

    - Đối với câu hỏi “Giu-đa có được lên Thiên đàng không? Câu hỏi này được 2 Linh Mục giải đáp, dường như Thành viên đương sự không đồng ý, hoặc đùa dai. Vì đây là Tín lý, những gì Giáo Hội dạy Dân Chúa buộc phải tuyệt đối nghe theo,
    Diễn Đàn không được phép có những bài gây tổn hại làm chao đảo Đức Tin Công Giáo, cũng như bài dính dáng đến chính trị đưa vào.
    Xin nói thêm, có những Độc giả thắc mắc hoặc có ý đồ riêng tư đăng ký vào làm Thành Viên rồi đưa Email của mình lên thế thôi. Khi là hỏi những vấn đề đã có sẵn trong diễn đàn từ trước mà không đọc. Tất nhiên gây cho những Quản Lý Thư Mục phải một phen thất vọng.

    Câu chuyện đến đây chuông điện reo vang báo hết giờ giải lao, mọi người trật tự trở vào Hội trường, tôi tranh thủ hỏi :
    - Thầy vui lòng cho biết một ít về bản thân.

    Tôi thấy nụ cười trên môi Thầy mà không nhận được câu trả lời nào. Khi gần đến chỗ ngồi, buộc phải chia tay, Thầy nói nhỏ vào tai tôi “cái tên mình đã nói về bản thân rồi”.

    Phụ chú : Đây là lần thứ hai tôi có dịp gặp Thầy Dặngngọcan. Lấn thứ nhất gặp Thầy tại Colège Roberto tại Vatican vào thời gian Quý Đức Giám Mục Việt Nam Ad Limina Roma năm 2009.

    Nguồn bởi Email : kts.tridangngoc@yahoo.com - CANADA









    Xinhxe


    Thành viên mới




    Ngày tham gia: 11/11/2010
    Bài gửi: 1
    Số lần cám ơn: 0
    Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết
    gửi: 11.11.2010 Tiêu đề:




    Các Bạn ơi, có tin thêm vế Quản Trị Viên dangngocan đây :
    Ngày 5 tháng 11 vừa qua tại Đại Chủng Viện Thánh Quý Giáo Phận Cần Thơ. Nhiều người ngồi quanh bàn tròn, Cha Thụy Giám Học Đại Chủng Viện đã đưa tay hướng về một Bác giới thiệu rằng :"Đây là Thầy Đặng Ngọc Ẩn, quê ở giáo xứ Mai Phốp giáo phận Vĩnh Long".
    Hihihi, QTV dangngocan là người Miền Tây?









    thanhdieu


    Thành viên mới




    Ngày tham gia: 18/08/2010
    Bài gửi: 2
    Số lần cám ơn: 0
    Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

    gửi: 12.11.2010 Tiêu đề:




    Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin Chúa luôn chúc lành cho các ban. Mình là một người công giáo xa quê thường truy cập vào trang wb của Giáo Phận nhưng chẳng biết làm gì, chỉ biết cảm ơn và cảm ơn rất nhiều mà thôi. Xin Chúa trả công vô cùng cho quý Cha, quý vị và tất cả các bạn.









    hongan6673


    Thành viên





    Ngày tham gia: 18/02/2009
    Bài gửi: 34
    Số lần cám ơn: 0
    Được cám ơn 5 lần trong 5 bài viết
    gửi: 21.11.2010 Tiêu đề:




    Các Bạn ơi, mình vào Web : thanhcavietnam.info
    tìm bài, thấy có rất nhiều bài Thánh Ca ghi tác giả là Đặng Ngọc Ẩn.
    Thêm một thông tin nữa ; đây có phải là Quản Trị Viên Diễn đàn chúng ta không?









    medom


    Quản lý





    Ngày tham gia: 14/05/2009
    Bài gửi: 377
    Số lần cám ơn: 8
    Được cám ơn 77 lần trong 73 bài viết

    gửi: 22.11.2010 Tiêu đề: re: Phỏng vấn dangngocan, Quản Trị Viên Diễn Đà




    @hongan6673: Đúng vậy, mình cũng có đăng bài của Ns. Đặng Ngọc Ẩn đó. Nhưng không biết thực hư thế nào?

    Còn quản trị dangngocan của chúng ta quả là ẩn thật. Nhưng một khi quản trị đã ẩn rồi thì mình cũng thua luôn, chỉ biết là Quản Trị của chúng ta rất dễ thương và đáng kính, "thầy" đã đóng góp rất nhiều cho diễn đàn. Cầu xin cho "thầy" luôn được mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp và chăm sóc diễn đàn. Nguyện xin Chúa luôn chúc lành cho Quản Trị thân yêu của chúng ta.
    _________________
    Totus tuus ego sum



    Phụ chú : Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh vừa qua đã ký lệnh cử Cha Giêrado Nguyễn Nam Việt giử thêm chức Trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình, kiêm nhiệm với chức vụ Trưởng Ban Truyền Thông – Xã Hội.

  36. Có 2 người cám ơn Bá Thông vì bài này:


  37. #19
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,773
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi dangngocan View Post
    Mời độc giả gởi bài trao đổi

    Mời độc giả gởi bài trao đổi “Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn” – Sẽ được quà tặng. Bài có tính thuyết phục BTC dành quyền in trong Tập San Thánh Nhạc Ngày Nay.

    Đặng Ngọc Ẩn


    hơhơ... Theo mình quan sát thì: đàn Organ, đàn Harmonium được bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vì chân đàn Organ, đàn Harmonium cao hơn chân đàn piano
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  38. Có 2 người cám ơn gioanha vì bài này:


  39. #20
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,773
    Cám ơn
    2,242
    Được cám ơn 5,666 lần trong 2,007 bài viết

    Default

    KÍNH BÁO

    Quý vị và các bạn thân mến
    Qua chủ đề bài viết: ĐỆM ĐÀN THÁNH CA, ngọt ngào và cay đắng…… nay đã trở nên khá sôi động qua những bài trả lời của các thành viên Diễn đàn cũng như số lượt người truy cập.

    Nay để rộng đường cho mọi người tham gia truy cập, bình luận, giao lưu, trả lời và lãnh thưởng, gioanha xin phép được coppy bài viết của dangngocan và tất cả những phần trả lời của các thành viên ở Topic này đến: http://thanhnhacvietnam.net/forum/showthread.php?t=427 nơi đây cũng chính là diễn đàn của NS. Đặng Ngọc Ẩn

    Chân thành cảm ơn Admin, BQT và các quý thành viên thanhcavietnam

    Gioanha
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  40. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


  41. #21
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default

    Chào bạn gioanha .
    Trên diễn đàn trang thanhcavietnam.info mình đã góp ý bài ĐỆM ĐÀN THÁNH CA... qua bài viết
    Đôi điều chia sẻ về nick (Username) dangngocan - Nhạc sĩ.
    Nay nếu bạn copy topic này qua một trang khác hoặc một địa chỉ khác ..., xin bạn đừng copy bài của mình sang đó. Vì mình chỉ viết bài này với tư cách 1 thành viên thanhcavietnam góp ý trên diễn đàn trang nhà chứ không dám lấn sân hoặc bi bô những việc bên ngoài diễn đàn.
    Cám ơn bạn. Chúc bạn và gia đình luôn an lành hạnh phúc.
    Thân ái. Vinam

    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  42. Có 4 người cám ơn Vinam vì bài này:


  43. #22
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    Gioanha ơi, cái nầy cũng tha cho mình nhé, có lẽ Gioanha hãy đem bài của NS Dangngoccan về bên Thanhnhacvietnam là đủ, và cũng là diễn đàn của NS dangngoccan , mình chỉ là thành viên của Tcvn thôi... nên xin để những lời của mình nằm tại thánh ca việt nam, bài post của mình với mục đích làm rõ giới tính của NS Đangngoccan mà thôi...
    chào thân ái chúc gia đình bạn một mùa xuân an khang và hạnh phúc
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  44. Có 5 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  45. #23
    Yến Châu's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2010
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: có chỗ đặt lưng là OK
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 785
    Cám ơn
    1,974
    Được cám ơn 5,867 lần trong 776 bài viết

    Default

    He he! hai nhạc sĩ Cao Nguyên xách dép "chạy".....
    Từ từ nghe hai anh, coi chừng té....é...é...é!


    Chữ ký của Yến Châu
    Em đang đi họp! Và chắc là còn phải họp dài dài!

  46. Được cám ơn bởi:


  47. #24
    Phan Công Duyệt's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Hà Nội
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1
    Cám ơn
    0
    Được cám ơn 0 lần trong 0 bài viết

    Default

    Mình nghĩ với một bề dầy nhiều năm trong mảng âm nhạc. Nhạc sĩ Đặng Ngọc Ẩn không thể nào đặt câu hỏi như là chuyện đã rồi ; con hươu nó cao cổ vì cổ nó dài, con chim cú, con dơi kiếm thức ăn vào đêm, vì Trời sanh ra như vậy, e là quá tầm thường, nhưng trong đó có thể là : Tại sao con hươu cổ dài, tại sao con chim cú, con dơi đi ăn vào ban đêm. Đó mới là vấn đề đặt ra. Mình chịu thua mà không xấu hổ vì còn rất nhiều Giáo sư Tiến sĩ Âm nhạc ngày nay im hơi lặn tiếng.

  48. #25
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào tất cả,
    Xin được nhắc nhớ, tới đây ngày 19-3 mừng Thánh Giuse bạn trăm năm ĐứcTrinh nữ Maria, là ngày kết thúc cuộc chơi trao đổi ""Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn”.
    Cũng xin lưu ý những Vị đã góp ý trả lời trong Email và điện thoại nên gửi ý kiến vào Diễn Đàn này, hầu sự việc được trong sáng.
    Kính cẩn,

  49. Được cám ơn bởi:


  50. #26
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    THÔNG BÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU

    Kính chào quý Vị,

    Như đã thông báo, ngày 19 tháng 3 tuyên bố kết quả các ý kiến giải đáp câu đó ghi trên. Tôi xin có lời tâm sự dưới đây :

    Trước hết xin tri ân Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam đã cho đăng bài “Đệm Đàn Thánh Ca Ngọt Ngào Cay Đắng” của tôi, nhờ đó bài được thêm người đọc và luận bàn.
    Cám ơn Quý Vị đã tham gia đóng góp ý kiến giải đáp trong diễn đàn thời gian qua rất tích cực sôi động với nhiều phản diện, giúp tôi tích lũy thêm kiến thức.

    Tôi hiểu rất rõ, Quý Vị ai cũng biết “tính năng nhạc cụ”, mỗi nhạc cụ “hảnh diện” với bản thân mình là đóng góp vào nền âm nhạc của nhân loại nhất định.
    Hảnh diện là nhạc cụ vẫn tồn tại theo thời gian mà không bị phế bỏ như những nhạc cụ khác. Đó là loại nhạc cụ đạt được các yêu sách của Nhạc sĩ biểu diễn.

    Để được cháp nhận là nhạc cụ hoàn chỉnh yêu cầu gồm có :
    - Âm sắc, nhạc cụ đó không trùng âm thanh với nhạc cụ đang có. Vì phát âm cùng âm sắc nhạc cụ đã có thì không cần nữa. Trường hợp nhạc cụ Dân tộc ta có đàn xến, đàn gáo và đàn Banjo Tây phương gần đi đến không dùng.
    - Cao độ, nhạc cụ phải phát âm được 2 lần quãng 8, nếu không, nó chỉ là loại phát âm vui chơi như kèn lá, đàn môi.
    - Trường độ, nhạc cụ phải tạo được âm vang dài, ngắn. Điều này đàn Lia, Harpsichorh, Clavecin, Viol, không làm được đã bị mai một.
    - Cường độ, âm thanh nhạc cụ phải tạo được tiếng to, dùng thực hiện lúc cao trào, tiếng nhỏ cho bầu khí êm đềm du dương.
    - Tiên quyết, khi nhạc cụ đạt 4 điều kiện “Âm sắc, Cao độ, Trường độ, Cường độ rồi, còn phải qua thẩm định không gây khó khi Nhạc sĩ sử dụng biểu diển là điều khắc nghiệt nhất.

    Đàn Grand Orgue và Harmonium là trường hợp ngoại lệ, dàn phím cao hơn bình thường, tất nhiên nghệ sĩ biểu diễn phải dè chừng bởi mất tự do hưng phấn diễn tấu, nhưng lắc léo là các Nhạc sĩ đồng tình chấp nhận nó, nó được tồn tại, không bị phế thải. Trọng tâm của vấn dề cùng nhau thảo luận là đây.

    Trong giải đáp đa số có cùng luận cứ ;
    - do Nhà Thiết kế làm dàn phiếm cao,
    - do chân đàn cao.

    Riêng có những Vị :

    *Tuổi Trẻ viết : “Dàn phím đàn Orgue nằm vị trí cao, diễn tấu ắt phải đưa thẳng 2 tay ngang bằng với vai mình mà nó vẫn tồn tại đến nay, cho thấy nhạc cụ này hoàn chỉnh hoàn toàn.
    Rất có khả năng vì nhu cầu của Nhạc Công : Tuy đôi mắt đang nhìn “bài đàn” nhưng được tầm quan sát rộng 180 độ; thấy được tác động 2 tay của Chỉ Huy Hợp Xướng hay Dàn Nhạc đồng thời theo dỏi dể dàng giai đoạn diễn tiến của Thánh Lễ. Với đàn Piano không có ưu thế này vì “bài đàn” ở vị trí thấp, tầm quan sát bị thu hẹp chỉ có 120 độ”.

    *Uyennhi_8822 viết : “Bé thấy rằng, khi thiết kế đàn, các nhà thiết kế đã tính toán rất kỹ trung bình kích thước cao thấp của con người và có thể áp dụng cho các châu lục. Sở dĩ đàn Organ và đàn Harmonium bố trí dàn phím cao hơn đàn piano là vì hai loại đàn trên chỉ cần đánh rất nhẹ và bàn phím trầm dưới chân tương xứng với nghệ sĩ chơi đàn mới linh hoạt được. Còn đàn Piano rất cần một lực đánh mạnh hơn và đồng thời dưới 3 cần gạt dưới chânn không cần nhiều đến sự linh hoạt của chân người đánh đàn”.

    *và một ít Vị : đã gửi trả lời trong Email của tôi (rất tiếc không được tính đến).

    Giải đáp của Quý Vị rất thuyết phục gần đạt đến điểm quan yếu của câu hỏi, nhưng chưa nêu lên được “ưu thế dàn phím cao của đàn Grand Orgue và Harmonium”.
    Theo đó. kết thúc cuộc chơi câu đố hôm nay, không có giải nhất, và giải đặc biệt. Duy nhất chỉ có giải nhì trao cho hai Vị :
    Tuổi Trẻ và Uyennhi.

    Không có giải ba và khuyến khích.
    Đề nghị nhị Vị Tuổi Trẻ và Uyennhi chọn sách đồng thời ghi địa chỉ số nhà, để tiện gửi phần quà tặng theo phương tiện Bưu Điện. Email : dangngocan37@gmail.com

    Kính thưa Quý Vị, xin Quý Vị cho phép tôi tạm đình lại việc công bố “đáp án” của câu đố, do Web : thanhcanhacdoanlebaotinh.net có cùng cuộc chơi, nhưng thời gian chưa kết thúc, vấn đề tế nhị phát sinh, xin Quý Vị vui lòng thông cảm.

    Ngoài ra, Quý Vị đã góp ý hoặc được giải thưởng của cuộc chơi trong Diễn Đàn này rồi, hoàn toàn không có gì ngăn trở nếu muốn tiếp tục chơi ở Diễn Đàn Web : thanhcanhacdoanlebaotinh.net. Kính mời.

    Một lần nữa xin có lời cám ơn tất cả. Xin Chúa chúc lành.-
    Trân trọng,
    Đặng Ngọc Ẩn

  51. Có 3 người cám ơn dangngocan vì bài này:


  52. #27
    giusevuhoang's Avatar

    Tuổi: 39
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: giuse vu hoang
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Phulyconggiao.net
    Bài gởi: 21
    Cám ơn
    2
    Được cám ơn 100 lần trong 15 bài viết

    Default

    kinh thua tac gia bai viet" dem dan thanh ca-ngot ngao va cay dang" chau nam nay 26tuoi,hien chu muon hoc dan organ voi mong muon duoc dem dan nha tho vi giao xu chau moi duoc hinh thanh va dang trong giai doan tai truyen giao, xin chu cho chau nhung loi khuyen va nhung dieu can chuan bi<ve tinh than , vat chat , thoi gian...>chau da san sang cho tat ca va mong hoi am cua chu, xin hay mail cho chau:giusevuhoang@yahoo.com.cam on tac gia rat nhieu

  53. #28
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào Giuse Vũ Hoàng,

    Mình hân hanh được Bạn đặt vấn đề học đàn Organ (Bạn có thư riêng).

    Tôi vui lòng giải đáp các môn về âm nhạc như : Lý Luận, Sáng Tác, Chỉ Huy, và các nhạc cụ, trừ đàn Violoncelle.

    Hiện tôi phụ trách Trang Diễn Đàn mục "Nhạc Lý Phổ Thông" của Web : thanhnhacvietnam.net, xin Quý Độc giả nêu thắc mắc ở trang Web này để tập trung chung tránh sự trùng lập. Tôi sẽ cố gắng giải đáp trong khả năng của mình.

    Trong dịp Giáo Hội toàn cầu long trọng mừng Lễ Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria. Xin Thánh Giuse cầu bàu Chúa cho tất cả, đặc biệt Bạn Giuse Vũ Hoàng và những ai chọn Thánh Ngài làm Quan Thầy Bổn Mạng luôn được hộ phù như xua Thánh đã bảo trợ Chúa Giêsu.

    Trân trọng,
    Giuse Đặng Ngọc Ẩn

  54. Được cám ơn bởi:


  55. #29
    MarieDominiqueT's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2009
    Tên Thánh: Dominique
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Giáo xứ Hà Nội - Giáo phận Xuân Lộc
    Bài gởi: 3
    Cám ơn
    2
    Được cám ơn 2 lần trong 2 bài viết

    Default

    Giải thưởng có lẽ cũng đã hết hạn, và topic này chắc cũng đã chìm xuồng đã lâu. Nhưng bữa nay do tra google mà ghé vào xem được một chút về bài viết này. Về câu hỏi: “Tại sao đàn Organ, đàn Harmonium bố trí dàn phím, tính từ mặt đất lên, có vị trí cao hơn dàn phím đàn Piano vị trí luôn thấp hơn”, sau hơn 10 năm tập và sử dụng keyboard (trong đó có 5 năm sử dụng piano, 4 năm sử dụng Yamaha Electone HS-5) con có một thiển ý riêng để trả lời cho câu hỏi này như sau. Đàn Piano, mục đích được thiết kế, sản xuất dùng cho việc diễn tấu âm nhạc đời thường, âm nhạc thế tục. Do đó bàn phím được thiết kế ngang khuỷu tay nghệ sĩ, giá sách cũng ngang tầm mắt anh ta. Và với tư thế đó thì anh ta có thể nhìn vào khán giả xung quanh trong khi diễn tấu, và mục tiêu biểu diễn của anh ta ở đây cũng là cho khán giả xung quanh nghe. Vị trí của piano cũng thường là nằm giữa khoảng không gian rộng, trước mắt mọi người. Đôi khi người nghệ sĩ có thể nhìn lên phía trên, nhưng không lâu được vì anh ta sẽ mắc lỗi do không nhìn thấy bàn phím và sách nhạc. Ngược lại, đàn Organ, mục đích thiết kế, sản xuất dùng cho việc phụng vụ thánh nhạc, nói chính xác hơn là diễn tấu âm nhạc "để Chúa nghe". Do đó bàn phím được làm cao hơn so với piano, cánh tay hơi vươn lên một chút để sử dụng (có thể hình tượng hoá như đưa tay lên cho Chúa điều khiển vậy), giá sách cũng nằm ở vị trí cao hơn. Người nghệ sĩ biểu diễn sẽ luôn phải tập trung vào bản nhạc và ngước về trời cao, không có cơ hội để nhìn xuống khán giả xung quanh. Cũng vì là một thành phần đóng góp cho buổi lễ phụng vụ, chứ không phải nhân tố chính. Nên thường Organ được thiết kế ngồi bên hông hoặc nằm cuối nhà thờ, hoặc trên gác đàn phía cuối nhà thờ, sau lưng mọi người, chứ không nằm giữa gian cung thánh, để không gây chia trí cho mọi người. Người nghệ sĩ biểu diễn một cách thầm lặng, hiệp thông trong Thiên Chúa, tập trung tất cả sức lực, suy nghĩ, và tư tưởng để giúp cho buổi lễ nên sốt sắng và sinh ích lợi. Đối tượng biểu diễn của người nghệ sĩ ở đây là Thiên Chúa, chứ không phải là cộng đoàn, người nhạc sư chỉ huy chính ở đây là Thiên Chúa, và khán giả cũng chính là Ngài, duy nhất một mình Ngài. Đó là điểm chính giải thích cho lý do tại sao Organ/Harmonium có bàn phím cao hơn Piano. Còn về phần pedal thì có lẽ không chính xác lắm, vì chân người có người thì dài có người lại ngắn, nên nếu nói thiết kế cho vừa chân thì thiếu tính thuyết phục; ngoài ra người ta có thể điều chỉnh độ cao của ghế ngồi dễ dàng (các loại piano cổ điển lẫn Organ truyền thống đều có loại ghế này), nên nói thiết kế độ cao của bàn phím để phù hợp với việc sử dụng pedal là thiếu thuyết phục. :)

  56. Được cám ơn bởi:


  57. #30
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default

    Kính chào MarieDominiqueT
    Tôi không biết xưng hô như thế nào cho đúng, nơi đây xin gọi là Chị tiện giao lưu với nhau.

    Thưa Chị và tất cả độc giả,
    Phàm thường khi cho chúng ta biết; con người có trái tim lành mạnh thì cách suy nghĩ và hành xử tốt đẹp với tha nhân, phát biểu của Chị giải thích lý do dàn phím đàn Orgue, đàn Harmonium có dàn phím cao hơn dàn phím đàn Piano nằm trong trường hợp này, cùng sự chính xác năng lực và trình độ của người đã trải nghiệm, Chị đã phân tích logich về tính năng qua hai loại nhạc cụ.

    Đáp án câu hỏi của tôi thật ra rất đơn giản, không cầu kỳ, không thách đó, nhưng là sự thật. Chúng ta cùng xem đoạn Video của một học viên Ánh Nguyệt trình tấu đàn Orgue bài nhạc thi cuối khóa năm học thứ nhất Sơ cấp.

    Chị này nguyên là Sinh viên Piano Nhạc viện Tp HCM năm 1985 thì được chuyên gia Liên xô tuyển học tiếp tại Nhạc viện Moscu 6 năm, sau đó hợp đồng giảng dạy Piano cho Trưởng nhạc BRNO thuộc Tiệp Khắc 10 năm.

    Trong những lần tham dự Thánh lễ Chị nghe danh cầm đàn Orgue diễn tấu, chị bị mê hoặc bởi âm sắc vang vọng, rực rỡ lạ lùng với nét cao sang đặc biệt, tạo nên một bầu khí thần thoại huyền bí dường như bởi trời mà đến. Chi ghi danh theo học và học lại từ đầu kỷ thuật ngón của đàn Orgue.

    Ước mong, mọi người sau khi xem đoạn Video này sẽ phát hiện tại sao dàn phiếm đàn Orgue, đàn Harmonium có vị trí cao hơn dàn phím Đàn Piano.

    Theo đây bài hành khúc MARCH in D-major của Tác giả ALEXANDRE GUILMANT, do chính chị Ánh Nguyệt diễn tấu.



    Xin nói thêm, nếu là đàn Orgue dành biễu diễn thì có từ 3 tầng phím đến 5 tầng phím là phổ thông. Có đàn có đến 7 tầng phím. Thì hai bàn tay lướt trên phím đàn có khi đưa lên khỏi đầu.-

    Trân trọng
    dangngocan

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com