Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

kết quả từ 1 tới 30 trên 30

Chủ đề: Đệm đàn Thánh ca

Threaded View

  1. #1
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 454 lần trong 146 bài viết

    Default Đệm đàn Thánh ca


    ĐỆM ĐÀN THÁNH CA, ngọt ngào và cay đắng……


    Là bài học tích cực về nghệ thuật. Là môi trường rèn luyện đức tin.


    xxxxxxxxx


    Nước ta chỉ có 24 chữ cái, mà đã có hằng triệu triệu quyển sách văn học xuất bản, mỗi tác giả có nhiều tác phẩm, mỗi tác phẩm có tính cách riêng, không tác phẩm nào trùng lấp tác phẩm nào. Đó là tài năng và nghệ thuật của các nhà văn.



    Trong âm nhạc cũng chỉ có 7 nốt, nhưng tác phẩm âm nhạc vẫn không thua kém với văn học, lại còn xâm nhập vào mọi tầng lớp quần chúng, không bị hạn chế giai cấp và văn hoá dân tộc trên thế giới. Tạm gọi đó là âm nhạc đại chúng mà các nhạc sĩ đã sáng tạo được.



    Ở thể loại âm nhạc “Thánh Ca Thánh Nhạc” nó khác hẳn với âm nhạc đại chúng, từ giai điệu đến hoà thanh, từ cung bậc đến chuyển âm v.v……..gây sốc cho nhiều danh cầm piano dù là được đào tạo chánh quy, ngoại trừ được huấn luyện nơi Viện Thánh Nhạc Roma. Vì đệm đàn Thánh Ca là một khoa học Thánh và bất biến bởi “Kỷ luật Thánh Nhạc”, phải trang nghiêm nhưng không cứng ngắt, tươi vui nhưng không trần tục. Đòi hỏi người đệm đàn phải có “tâm đạo” mới thể hiện được Nhạc Thánh



    Giữa thập niên 1970, một nhạc sĩ danh cầm Piano (1), anh theo đạo và đảm nhiệm đệm đàn cho Ca Đoàn giáo xứ nọ – Anh phát biểu : “Đệm Đàn Thánh Ca rất khó……”



    Một Linh mục (2) vui tính nhưng rất nghiêm khắc với âm nhạc – Sau thánh lễ, Ngài yêu cầu người đệm đàn ngồi lại đàn Orgue, chỉnh đốn cách chọn hợp âm và nhạc chuyển .v.v……. của bài Thánh ca phụng vụ vừa rồi mà người đệm đàn dùng không đúng



    Trong Hát Lên Mừng Chúa số 92, mục Góc Nhỏ Phụng Vụ, trang 90 có bài viết “Đệm đàn trong nhà thờ thế nào cho đúng” (3). Chắc chắn tác giả đã nhiều trăn trở và thổn thức sự sa sút trình độ đệm đàn Thánh Ca ở các nhà thờ. Một vấn đề mẫn cảm tế nhị, rất ít nhạc sĩ có can đảm nêu lên.

    Vân vân và v.v……



    Vòng quanh các xứ đạo, sau năm l975, trình độ đệm đàn Thánh Ca còn hạn chế rất phổ biến khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê. Là trách nhiệm cần chú ý



    Hiện tại viện lý do không có người biết đàn là thiếu cơ sở, trong đó nổi cộm lên bệnh cảm tính chủ nghĩa, chi phối lựa chọn. Có khi vốn âm nhạc của Ca trưởng kém hơn người đệm đàn, tự đó xảy ra ngón đàn thao túng. Ca trưởng có căn bản âm nhạc, hướng dẫn cách đàn cho người đệm đàn, hai chiều đối trọng, cùng nhau tiến lên. Nghệ thuật chỉ tốt khi đệm đàn có bài soạn trước và cùng tập đàn lúc ca đoàn tập hát. Sự độc đoán về nghệ thuật nếu có của Ca Trưởng vẫn là điều tích cực, trường hợp không sai trái Kỷ Luật Thánh Nhạc. Người đệm đàn có tay nghề cao cần ý thức đây là Nhạc Thánh, không phải anh đàn mà là “tâm đạo của anh”. Lấy khiêm nhường và vui vẻ làm phương châm, cũng không dựa lời bình phẩm của bạn bè, người thân làm giáo án. Cứu cánh đệm đàn thành công là giúp ca đoàn hát tốt.



    Trãi thảm ! Việt Nam không còn danh từ nào đẹp, đủ ý gọi việc đệm đàn Thánh ca là “trãi thảm” mà tác giả bài “Đệm đàn trong nhà thờ thế nào cho đúng” đã phân tích (3)



    Được hướng dẫn này, phần còn lại là tự chọn mầu sắc “thảm”“thãm trãi” ở nơi nào? Chưa thông, lúng túng phải học hỏi nơi có trình độ.



    Cầu tiến, học hỏi sẽ tránh được cái khôi hài thay vì trãi thảm lại gắn thêm những tua xanh, đỏ, lòng thòng trên áo dòng trắng, đen. Lúc đó, đàn như một trò đùa, Ca viên là diễn viên xiếc , bởi Ca trưởng làm trò hề dở òm. Thôi! Xin đừng trãi thảm thì hơn.



    Đôi lúc không phải không trãi thảm là kém tài năng, nhưng đó lại là một thiên tư cảm thụ, nhập tâm với tác phẩm. Thử hình dung khi Solis câu đầu tiểu khúc bài Cao cung lên “ Thôi hỡi trần gian im tiếng đi mà cung kính…..” Nếu đệm đàn ầm ầm thì còn gì là Nghệ Thuật Thánh. Vâng ! Đoạn nhạc nầy chỉ có thể dùng tiếng Church Org hoặc Cor, đàn mỗi một nốt Mí hoặc Đố cao, trường độ nốt tròn rồi đàn tiếp Đô Si La Sol# bằng nốt móc. Sẽ không còn cách đệm đàn nào khác trừ khi im lặng nguyên câu hát đó.



    Khi tay nghề đệm đàn Thánh ca ổn định rồi, cũng chưa hẳn là đủ, phải hiểu và biết ý nghĩa Thánh lễ từng mùa phụng vụ; mùa Vọng, mùa Giáng sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh. v.v……Nhờ đó cung cách đệm đàn khỏi bị nhầm lẫn sắc thái vui của Giáng sinh thành Phục sinh, vui của Đức Mẹ thành Anh hùng tử đạo. v.v…….(Điểm nầy các Ban Kèn nhà thờ thường xuyên mắc phải). Càng khó hơn khi đệm đàn Thánh ca Latin (Grégorien)do Kỷ luật Thánh nhạc loại bỏ các hợp âm nghịch, hợp âm xấu.v.v…



    Luôn luôn đệm đàn Thánh Ca là một Nghệ Thuật Thánh, giúp cho người hát trong lòng sung sướng phấn khởi hát tiếp, cho người nghe cảm thụ ơn thiêng ngọt ngào. Đệm đàn phải hiểu rõ hợp âm nầy giúp gì cho hợp âm kế tiếp. Câu nhạc chuyển kia có hỗ trợ câu hát sau đó không. (nhịp cầu). Bàn tay cứ nện trên phím vô thức thì những hợp âm ấy, những câu nhạc chuyển ấy, hiệu quả là đèn đỏ qua đèn xanh, hay đèn vàng qua đèn đỏ? Chưa nói đến sự cố điện, tất cả các đèn đều bật lên. Rất ư trơ trẽn….



    Tự hào đã đệm đàn cho nhiều giáo xứ không ai phê phán gì. Đó là anh có tâm đạo và thực tài. Ngược lại là do người nghe không mất tiền thì phản bác thế nào được.





    Một số người đệm đàn đủ báo động, đã học đàn có giấy chứng nhận ở trường… thế mà không đàn nổi bộ lể Séraphim, phải bật khóc vì trình độ kém hơn ca viên. Đây có phải là trường học tình thương miễn phí đúng nghĩa để phục vụ hay là thành tích quảng cáo, mà người bị bịp lại có cùng chức sắc và các Dòng Tu! Giáo xứ cho người ấy luyện thêm với các nhạc sĩ khác để phục vụ xứng đáng hơn. Một gương can đãm anh dũng đáng được đề cao.



    Lại có người đệm đàn giống y chang số người kia, nhưng không nhận ra trình độ kém cõi bệnh hoạn của mình. Rất đáng thương. Đương sự tỉnh như ruồi, kiêu hãnh đến điên dại, tiêu biểu cho tất cả cái gì làm cho người ta nôn mưả về cách đệm đàn không giống ai, bởi có nhân vật lớn bao che rồi. Nguyên nhân đệm nhạc xập xình trong phụng vụ phát sinh là đây.vẫn xập xình dài dài, không hề sổ mũi, cũng chẳng ấm đầu. Giáo dân ngao ngán mà nói lái “tự do thả canh” (thánh ca) nhà thờ !!!



    Trong bối cảnh chung như thế, nên chăng bỏ đi cái vị trí gác cổng Nhà Kỷ Luật Thánh Nhạc lâu nay, mà hãy mang “bom” Kỷ Luật Thánh Nhạc ra đi dội xuống cái “nguồn gốc” đã đẻ ra những quái …………..ấy?



    Đệm nhạc nhà thờ phải có nghệ thuật, luôn luôn hướng thượng, không bao giờ là đủ, không bao giờ có điểm dừng, cũng không bao giờ là thời gian cả. Nó giống như Linh Mục luôn dâng lể Hy Tế tạ ơn tình yêu Chúa bao la, thì Nhạc Thánh Việt Nam ngày càng phải được viên mãn hoàn thiện – Hãy vì Giá Máu Cứu Chuộc mà đừng bàng quan.



    Rằng; biết bao giờ mình mới đệm đàn hay, giỏi. Xin đừng bi quan, hãy đàn với niềm tin yêu Chúa. Có biết bao người đệm đàn như là “con cò” mổ xuống phím đàn tưởng là thức ăn (4), nhưng ca viên vẫn hát lên một cách say sưa dù ngọng nghịu, vì họ không đàn hát theo lối phô trương mà cái chính là ngợi khen Chúa. Họ đàn với cây đàn Organ phím nhỏ 4 oct, vài trăm ngàn, cũng không có máy khuyếch đại. Ai có Chúa trong lòng ắc sẽ cảm động mà không chê bai. Tuyệt đối, thời gian nào đó tay đàn họ ổn định hơn, giọng hát trong sáng hơn và có cây đàn Organ phím lớn 5 - 6 oct. Điều kỳ diệu tất xảy ra, nhờ họ giàu tinh thần phục vụ. Họ thật là Tông Đồ chân chính” (5)



    Con đường để hoàn thiện tay nghề khả dĩ khi không có hoàn cảnh thuận tiện đến trường lớp…… nên biết sẽ không có sách vở nào tự học được cả (khẳng định) nhưng vẫn có cách nâng cao trình độ ; Hãy tập đàn những bài Thánh Nhạc như Entrée, Sortie v.v……..tối thiểu đàn được lưu loát 10 bài. Tự đó, ngón tay sẽ quen cử động những nốt ấy gọi là kỹ thuật ngón, giúp giải quyết những Thánh Ca một bè mà ngón tay sẽ tự động làm nhiều bè. Tai sẽ nhận ra thẩm âm, giúp chọn hợp âm thuận cho giai điệu. Những khoảng âm trống vắng, chính là lúc dùng câu nhạc của bài nào đó có cùng âm giai và nhịp điệu thích hợp trong bài Entrée, Sortie v.v…..đưa vào gọi là câu nhạc chuyển.



    Đây là kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ đã thành tựu ước lệ và là bí quyết dạy đàn của những Thầy (6) dạy đàn nhà thờ giải quyết tình thế. Bước tiếp theo, nắm vững nhịp, quãng, bậc, chuẩn bị đi sâu vào lãnh vực sáng tác một ít, để có hướng đi riêng làm phong phú thêm 7 nốt nhạc, như mỗi nhạc sĩ sáng tác là một nhà máy sản xuất riêng sản phẩm của mình và không còn ngại ngùng khi dùng “thảm” và biết “trãi thảm” nơi cần trãi.

    Lý luận về tính năng đàn



    Đàn Organ
    - Có cùng dàn phím với piano, nhưng có vị trí cao so với mặt đất.

    - Phím đàn nhẹ.

    - Am thanh mềm. (Đàn gió âm thanh bồi dưỡng não – Đàn điện chơi lâu hại não)



    - Am to, nhỏ, bởi chân đạp Pedal

    - Crescendo và Decrescendo phải dùng chân đạp Pedal.

    - Những ký hiệu rời tiếng, ngắt tiếng, nhấn nốt, không làm được vì bản thân đàn có âm bồi.

    - Nốt tròn, nốt trắng, thực hiện dễ dàng.



    - Phím đàn chạy ngón nhanh tuyệt đối, không phát âm kịp.

    - Vân . vân……………



    Đàn Piano
    - Có cùng dàn phím với Organ, nhưng có vị trí thấp so với mặt đất.

    - Phím đàn nặng.


    - Am thanh cứng (chơi nhạc cổ điển chỉnh đốn mọi khiếm khuyết cơ thể người và vạn vật, không hạn chế thời gian.)


    - Am to, nhỏ, bởi ngón tay.


    - Crescendo và Decrescendo sử dụng ngón tay.




    - Những ký hiệu rời tiếng, ngắt tiếng, nhấn nốt, làm được dễ dàng.


    - Nốt tròn, nốt trắng, thực hiện không đạt bởi trường độ tịt dần và cường độ nhỏ dần.


    - Phím đàn chạy ngón nhanh tuyệt đối, vẫn còn âm, nhờ có Pedal hỗ trợ

    -Vân.vân…………………………





    Nghiên cứu tính năng đàn Organ cho kết luận; học đàn nhà thờ theo phương pháp kể trên là có tính khả thi và ưu việt. Nếu đàn Organ và Piano có “cùng đích” tay nghề là “diễn tấu tác phẩm”, thì :

    - Đàn Organ mỗi ngày tập 1 giờ, thời gian 3 đến 6 tháng sẽ diễn tấu được tác phẩm Entrée, Sortie, và đệm đàn Thánh Ca được.

    - Đàn Piano có cùng chung giáo trình với đàn Organ, nhưng vì nặng kỹ thuật luyện ngón tay, phải tập nhiều bài tập, tốn rất nhiều thời gian. Học tập từ 4 năm, 16 năm.v.v…….. mới đạt yêu cầu diễn tấu tác phẩm, nhưng chưa hẳn xử lý được ca khúc, mà phải học thêm phương pháp khác. (Đôi khi đã học Piano 11 năm rồi, vẫn có trường hợp phải chuyển khoa khác, vì không đạt yêu cầu học lên đại học, như là hư cơ, tim không ổn định, ngón tay ngắn .v.v………). Tuy nhiên người đã học Piano trên 2 năm, bất cứ ở tuổi nào, chỉ cần 1 tháng học xử lý ca khúc là đệm đàn nhà thờ thoải mái, năng lực cao hơn người tự học đàn Organ nói trên, dù tốn cùng thời gian, nhưng sắc thái dịu dàng không bằng người học đàn Organ từ đầu.

    - Thành công đệm đàn Thánh Ca phụng vụ rất khó nếu không kiên trì, vì không có lợi nhuận và sự ganh đua. Nhưng có ĐỨC TIN thì vượt qua cái khó dễ dàng. Nhờ đó, “được trở nên bậc Thầy” (5) là cái chắc.



    Qui luật :Ca Đoàn hoàn thành tốt những bài Thánh Ca rồi, nhưng đệm đàn không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn, thành quả thực tế chỉ còn 50 phần trăm. Trường hợp này thà là không đàn thì hơn.

    1.Ông Trần Quan Thế Phi nhạc sĩ piano, tác giả quyển Hoà âm trên phím đàn, xuất bản trước năm 1975, còn sống ở Đàlạt.
    2.Linh Mục Bùi Văn Lựu, giảng dạy âm nhạc Chủng Viện Philipphê Minh Vĩnh Long, còn sống ở Bến Tre (đã xách tai anh đàn lôi lên lầu hát bắt đàn lại)
    3.Ông Tiến Linh, nhạc sĩ trong Ban Thánh Nhạc Gp Tp HCM, tác giả rất nhiều tiểu luận âm nhạc và Thánh Ca đơn âm, đa âm, còn sống ở Tp HCM.
    4.Hoàn cành ở các nhà thờ nông thôn các tỉnh miền Tây.
    5.Lời của Đức Giáo Hoàng Pio XII trong thông điệp “Kỹ luật về Thánh Nhạc”. Bản dịch tiếng Việt của Ban Thánh Nhạc Gp Tp HCM, trang 14 tài liệu Thánh Nhạc.
    6. Lm Bùi Văn Lựu, Soeur Jacqueline Saint Paul, Ông Nguyễn Phụng Giám Đốc tiên khởi Trường Quốc Gia Am Nhạc Saigon, Maitre Dung Tân Định, Thầy Ninh Mỹ Tho.v.v…


    Đặng Ngọc Ẩn















  2. Có 23 người cám ơn dangngocan vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com