Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Chủ đề: Giúp Em Giáo án Bài Kinh Lạy Cha Khối Vở Lòng

  1. #1
    Đôrêmi's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2011
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Vung Tau
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 28
    Cám ơn
    15
    Được cám ơn 47 lần trong 20 bài viết

    Default Giúp Em Giáo án Bài Kinh Lạy Cha Khối Vở Lòng


  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    KINH LẠY CHA


    Lm. Trịnh Ðức Hòa, C.Ss.R.


    Trọn năm qua, bạn đọc đã theo dõi loạt bài về chủ đề Thiên Chúa Cha. Trong bài viết cuối cùng cho chủ đề này, xin cống hiến cùng bạn đọc bài suy niệm về Kinh Lạy Cha như một tóm kết thích hợp cho những tâm tình thảo hiếu của người con dưới thế kính dâng Cha trên trời. Không ít bút mực và tâm huyết đã dành cho bao suy tư chiêm nghiệm về Kinh Lạy Cha, một kinh gói trọn sứ điệp Tin Mừng, được ấp ủ từ tâm hồn và nở rạng trên đôi môi của chính Chúa Cứu Thế. Kinh Lạy Cha, vì thế, là kinh linh thiêng nhất và cổ kính nhất của Kitô giáo. Dù qua hai ngàn năm thăng trầm khiến Kitô giáo phân chia thành nhiều nghi lễ phụng vụ và truyền thống tín lý khác nhau, Kinh Lạy Cha vẫn là kinh duy nhất được bảo tồn giữa mọi anh chị em Kitô hữu Ðông và Tây như chứng tích bền bỉ của niềm tin duy nhất vào Chúa Kitô. Hướng đến Năm Thánh 2000 tức là hướng về nguồn cội ơn cứu độ, mọi tín hữu được kêu mời trở về khởi điểm của niềm tin hiệp nhất và cùng hợp dâng Kinh Lạy Cha như lời kinh đại kết, hầu thành tựu ước nguyện tha thiết nhất của Chúa Kitô "Xin cho chúng nên một trong chúng ta" (Gio 17:22).



    Giới thiệu tổng quát

    Bản văn phụng vụ Kinh Lạy Cha thường dùng được mô phỏng theo nguyên bản từ Tin Mừng theo Thánh Matthêu (Mt 6:9-13), rút từ Bài Giảng Trên Núi (Mt 5-7). Như đã biết, Bài Giảng Trên Núi là chương trình hành đạo của người Kitô hữu được cảm hứng từ Tám Mối Phúc Thật (Mt 5:3-11). Theo đó, người tin cần có những quyết định và thái độ thích hợp cho mỗi hoàn cảnh khác nhau. Ứng dụng vào cầu nguyện vốn là một trong những thực hành căn bản của đời sống đức tin, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh cầu nguyện là một đối thoại thảo hiếu của con cái với Thiên Chúa là Cha. Cuộc đối thoại này thành sự, không thuần túy bằng ngôn từ lời lẽ, cho bằng sống thực tâm tình phụ tử thiết thân giữa Cha trên trời và đàn con dưới thế. Khởi đi từ tình tự Cha-con sâu đậm này mà Kinh Lạy Cha thành lời và đưa người niệm kinh vào tận cung lòng Cha. Chân chất đơn sơ là thế, nhưng sâu sa dịu vợi khôn cùng!

    Ðương khi, Thánh sử Luca mở lối giới thiệu khác về Kinh Lạy Cha (Lc 11:2-4), khi đặt kinh vào khung cảnh các môn đệ xin Ðức Giêsu dạy cầu nguyện như chính Ngài từng làm, kèm theo lời dạy về sự cần thiết và sức hiệu nghiệm của cầu nguyện trong đời sống người môn đệ Chúa Kitô. Như vậy, khi dạy các môn đệ Kinh Lạy Cha, Ðức Giêsu đã chia sẻ với bạn hữu những gì là thiết thân và sâu sa nhất của thế giới tâm hồn Ngài về tình tự mật thiết với Thiên Chúa được Ngài luôn âu yếm gọi là Abba/Lạy Cha. Ðây không vỏn vẹn chuyện dạy kinh, nhưng chính là trao ban ơn nghĩa tử nơi Ngài cho các môn đệ. Cũng không phải là chuyện đọc cho suông, cho xong, nhưng là việc thực sự sống ơn gọi làm con của Cha trên trời.

    Về cấu trúc, ngoài lời thưa đầu "Lạy Cha chúng con ở trên trời", toàn Kinh Lạy Cha căn bản là loại kinh xin ơn, gồm bảy lời nguyện chia thành hai phần. Phần I gồm ba lời nguyện hướng về "Cha": (1) "nguyện Danh Cha cả sáng"; (2) "Nước Cha trị đến"; và (3) "ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" (lưu ý: bản kinh trong Tin Mừng Luca không có lời nguyện thứ ba). Phần II gồm ba lời nguyện hướng về "chúng con", được cụ thể qua bốn nhu cầu căn bản của đời sống và tương ứng với ba thời điểm: (1) hiện tại: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày"; (2) quá khứ: "và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con"; và (3-4) tương lai: "xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ".

    Kế tiếp là phần suy gẫm từng lời nguyện.



    Lạy Cha chúng con ở trên trời

    Lời mở đầu Abba/Lạy Cha cho thấy ngay nét đặc thù nơi lời kinh của Ðức Giêsu: Ngài nhìn nhận và thân gọi Thiên Chúa là Cha. Ðây là đặc điểm khởi sắc trong quan hệ giữa Ðức Giêsu và Thiên Chúa. Lời nguyện của Ngài không phụ thuộc vào một nơi thờ phượng như đền thờ Giêrusalem hay hội đường, song gắn liền với một thể nhân là Cha của Ngài. Cả bốn Tin Mừng đều thấm nhuần tình phụ tử thật đằm thắm của Cha dành cho Con: "Ngài là Con chí ái Ta, kẻ Ta đã sủng mộ" (Mt 3:17); "Ngài là Con Ta, kẻ Ta đã chọn, các ngươi hãy nghe Ngài" (Lc 9:35), và của Con hướng về Cha: "Lạy Cha là Chúa trời đất, con xin ngợi khen Cha . . . . Mọi sự đều được Cha Ta trao phó cho Ta, và không ai biết được Con trừ phi có Cha; và cũng không ai biết được Cha trừ phi có Con và kẻ được Con khấng mạc khải ra cho" (Mt 11:25,27); "Abba, lạy Cha, Cha có thể làm mọi sự, xin cất chén này đi khỏi con . . . (Mc 14:36; Lc 22:42); "Lạy Cha, giờ đã đến! Xin hãy tôn vinh Con Cha, ngõ hầu Con Cha tôn vinh Cha . . ." (Gio 17:1).

    Những chứng từ tiêu biểu trên minh chứng một sự kiện mạc khải hoàn toàn mới mẻ trong Kinh Thánh: chưa thấy ai dám gọi Thiên Chúa là Cha trong lời nguyện, duy chỉ có Ðức Giêsu. Ðã từng có những ngôn sứ nói về Ðức Chúa như người Cha của Dân được chọn, nhưng đích thực cảm nhận tình nghĩa phụ tử thân thiết và gọi Người là Cha mình thì chỉ có Ðức Giêsu là người đầu tiên! Vì lẽ đó, Ðức Giêsu đã bị người Do-thái kết án là phạm thượng vì đã dám nhận mình là Con Thiên Chúa (xem Gio 10:36). Kỳ thực, Ðức Giêsu chỉ nói lên một sự thật hằng có về bản tính Thiên Chúa của Ngài với Chúa Cha: "Ta và Cha là một" (Gio 10:30). Thế nên, lời kêu Abba nơi môi miệng Ðức Giêsu tuyệt nhiên không là một lối nói nhân hóa hay ẩn dụ, nhưng đích thực là thế! Không giảm thiểu cũng chẳng cường điệu! Dẫu bị hiểu lầm hay công kích, không can chi! Kẻ gian mới sợ sự thật. Còn với người ngay, sự thật đem lại tự do: "Sự thật sẽ giải phóng các ngươi" (Gio 8:32).

    Tuyệt vời ở đây là ơn nghĩa tử Chúa Con thông chia cho các môn đệ của người. Ðức Giêsu đã không độc quyền trong thiên chức làm Con của Thiên Chúa Cha. Trái lại, khi trao ban cho người tín hữu lời Abba/Lạy Cha là giây phút Ðức Giêsu kéo toàn thể nhân loại lên địa vị làm con Thiên Chúa Cha với mình. Tông đồ Phaolô đã cảm nhận sâu sắc đặc ân kỳ diệu này: "Không phải thần khí của hàng nô lệ là điều anh em đã chịu lấy để phải sợ hãi. Nhưng anh em đã chịu lấy Thần Khí của hàng nghĩa tử: nhờ đó ta kêu lên: Abba, lạy Cha" (Rom 8:15). Từ đây, chân dung Thiên Chúa được Ðức Giêsu cảm nghiệm và tỏ bày không còn là một Thiên Chúa xa lạ hay cao uy với phận người lầm than, nhưng là một người Cha thật gần gũi và thiết thân với đàn con dương thế.

    Nếu lời kêu "Lạy Cha" thiết lập quan hệ hàng dọc giữa con người với Thiên Chúa, thì đồng thời sở hữu từ "chúng tôi" xác định quan hệ hành ngang giữa con người với nhau. Vì tất cả chúng sinh chỉ có một Cha trên trời, cho nên mọi người đã trở thành anh chị em trong một đại gia đình của Thiên Chúa. Những khác biệt về màu da, văn hóa, ngôn ngữ, kể cả tín ngưỡng cũng không thể phủ nhận được chân lý bất biến này: tất cả đều là con một Cha tạo thành, với hệ quả tất nhiên thành anh em một nhà. Phải chăng vì có một Cha là giường mối hiệp nhất, nên câu nói dân gian "tứ hải giai huynh đệ" càng thêm chí lý?

    Căn tính của Cha là Thiên Chúa được tiếp tục minh họa bằng hình ảnh "ở trên trời". Ðây không đơn thuần xác định nơi chốn ngự trị cách biệt của Thiên Chúa, nhưng theo lối hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể, đây lấy "trời" để ám chỉ toàn thực tại về Thiên Chúa: Cha vừa là Thiên Chúa thật, vừa luôn siêu việt ngàn trùng. Nét tiếp cận cụ thể của hình ảnh người Cha hài hòa vào cõi siêu việt vô biên của Thiên Chúa. Cả hai kết hợp để bày tỏ trọn vẹn Thiên Chúa là ai với nhân loại: Thiên Chúa là Cha theo nghĩa đúng nhất của tên gọi. Từ đây, tình phụ tử giữa nhân sinh là một họa ảnh của tình Cha trên trời.



    Nguyện Danh Cha cả sáng

    "Nguyện Danh Cha cả sáng" là lời nguyện đầu tiên của phần I trong bộ ba hướng đến tôn vinh Cha-hai lời nguyện còn lại: "Nước Cha trị đến" và "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời". Cả ba lời nguyện tỏ rõ mối quan tâm của Cha về phần rỗi nhân loại. Ba thực tại lớn nơi Thiên Chúa: "Danh Cha", "Nước Cha", và "Ý Cha" là ba điểm nổi bật toát yếu chương trình cứu độ Thiên Chúa muốn thực hiện cho nhân loại. Trao ba lời nguyện này, chẳng khác nào Ðức Giêsu muốn kêu mời người tin, hãy cưu mang lấy chính nỗi niềm thúc bách và ước nguyện lớn lao nhất của Thiên Chúa. Dâng ba lời này đòi hỏi tiên thiên mang chính tấm lòng thiết tha của Cha trên trời cho đàn con dưới thế, chứ đọc xuông thì dễ đấy nhưng đáng tiếc là vô tâm vô hồn thôi! Hãy sống theo ước mơ vĩ đại của Thiên Chúa! Ðừng để những mơ tưởng tầm thường, giấc mộng cỏn con che khuất mắt và thu hẹp lòng mình. Là con Chúa khác con người ở chỗ: mang lấy tấm lòng Cha trên trời như chính lòng mình. Ðức Giêsu từng thúc giục: "Hãy tìm Nước Trời trước đã, và sự công chính của Người, và các điêàu kia sẽ được ban thêm cho các con" (Mt 7:33). Liệu ta dám tin vào tình yêu quan phòng của Cha?

    Từ đó, sẽ dễ hiểu hơn tại sao con cái phải "nguyện Danh Cha cả sáng"? Trong ngôn từ Kinh Thánh, "Danh" không đơn thuần được xử dụng để đặt tên sự vật, nhưng bao gồm ba chức năng khác nhau: (1) định danh (identification); (2) quyền lực (power); và (3) thẩm quyền (authority). Cả ba thực thể này nhắm trình bày toàn diện căn tính, khả năng và phẩm vị của người mang tên đó. Áp dụng vào trường hợp "Danh Cha", ta thấy tên Thiên Chúa hội đủ ba yếu tố trên ở mức tuyệt đối. Danh Thiên Chúa là chính Thiên Chúa vậy. Riêng từ "cả sáng" dịch từ chữ Hy-lạp "tác thánh" hay "hiển thánh". Ðây không là việc cầu cho Danh Cha thêm linh, thêm thánh, vì tự Danh Cha đã linh thiêng tuyệt đối rồi; phải hơn, ta nguyện cho Thiên Chúa chân thật ngày càng được nhân loại nhận biết và yêu mến, quyền lực Người ngày càng được thi thố, và thẩm quyền Người ngày càng được nhìn nhận và quy phục. Nói cách khác, nguyện cho "Danh Cha cả sáng" là khẩn cầu cho sự thánh thiện thật sống động và đầy quyền năng của Thiên Chúa đến như nguyên lý sự sống sung mãn và duy nhất chân thật, hầu bao trùm và thấm nhuần mọi sinh linh. Ngôn sứ Êzêkiel từng đã công bố ý định này của Thiên Chúa: "Ta sẽ biểu dương Danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, Danh mà các ngươi xúc phạm giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Ðức Chúa" (Êzêk 36:23).



    Nước Cha trị đến

    Lời nguyện thứ hai nêu bật chủ đề trọng tâm trong giáo huấn của Ðức Giêsu, như chính Ngài từng rao giảng: "Hãy hối cải vì Nước Trời đã gần bên" (Mt 4:17). Thật vậy, Nước Thiên Chúa là nội dung chính yếu của lời rao giảng và là biến cố bao quát của toàn bộ sứ vụ Ðức Giêsu. Chúa đến để khai mạc Nước Thiên Chúa, tức công bố Vương Quyền Thiên Chúa trên tạo thành của Người. Nhưng khi nói đến Nước Thiên Chúa hay Nước Trời, Ðức Giêsu không đồng hóa nó với một thể chế chính trị trần gian hay một cơ cấu quốc gia có lãnh thổ, hiến pháp, chính phủ, và công dân, như thường thấy trong định chế quốc gia. Ðiều Chúa nhắm đến khi công bố Nước Thiên Chúa chính là Vương Quyền của Người cần được nhìn nhận và đầu phục trong từng con người và mỗi cơ chế xã hội.

    Ðể nhấn mạnh đến mầu nhiệm vương quyền Thiên Chúa đã khởi sự, Ðức Giêsu dùng một chuỗi những dụ ngôn về Nước Trời, như bảy dụ ngôn điển hình trong chương 13 Tin Mừng Matthêu: Người Gieo Giống, Cỏ Lùng, Hạt Cải, Men Bột, Kho Tàng, Ngọc Quý và Lưới Cá. Ðó là chưa kể đến nhiều dụ ngôn khác nữa. Tương tự, trong các phép lạ chữa lành và trừ quỷ, Ðức Giêsu muốn dân chúng cảm nhận từ đó sức mạnh của Vương Quyền Thiên Chúa đã đến rồi và thực sự đem lại hiệu quả cứu sống cho kẻ lầm than. Ngay biến cố chóp đỉnh của đời Chúa là cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh cũng đầy ý nghĩa đó: Vương Quyền Thiên Chúa vĩnh viễn được thiết lập và Ðức Giêsu Kitô nay là Vua Tình Yêu Hằng Sống.

    Nếu Vương Quyền Thiên Chúa đã được thiết lập và Chúa thực là Vua, thì hệ quả là mọi người được mời gọi làm thần dân của Ngài, tức tin nhận và đầu phục Ngài là Cứu Chúa đời mình. Ðó là cốt lõi lời nguyện "Nước Cha trị đến". Thách đố nằm ở chỗ, liệu người niệm kinh đã thực tâm muốn đón nhận Ðức Giêsu làm chủ duy nhất đời mình chưa? Mà nếu đã muốn, thì cuộc sống ta đã phù hợp với những giá trị của Vương Quyền Thiên Chúa đến đâu, như lời Tông Ðồ Phaolô đã phân biệt: "Nước Thiên Chúa không phải là việc ăn, việc uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14:17). Vậy lời cầu chân thành cho "Nước Cha trị đến" sẽ không là cầu xuông, rồi "khoán" cho Chúa thực hiện; trái lại, dám nguyện thì cũng phải dám làm! Chúa đang chờ bạn cùng hành động với Ngài để biến đổi nhân tâm và thế giới này trở thành Vương Quốc của tình thương, công lý và sự thật nơi Vua Giêsu ngự trị và được nhìn nhận, yêu mến.



    Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời

    Lời nguyện thứ ba vừa mang tính chất quảng diễn lời nguyện thứ hai trên, vừa tỏ lộ ý muốn tối hậu của Thiên Chúa Cha dành cho nhân loại. Người không muốn gì khác ngoài loài người được cứu rỗi. Trong Tin Mừng Gioan, Ðức Giêsu đã cô đọng ý định này của Thiên Chúa khi khẳng định: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Gio 3:16). Tông Ðồ Phaolô nói rõ: "Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý" (1 Tim 2:4). Cần biết đây không phải là ý muốn độc đoán kiểu lãnh đạo độc tài từng thấy đây đó, nhưng là ước muốn tốt đẹp nhất của người Cha dành cho con mình. Thành tựu được ước muốn của Cha đó sẽ là sung mãn hạnh phúc của con vậy.

    Chính Ðức Giêsu, người Con Một của Cha, đã đi trước, sống trọn tâm tình vâng phục tuyệt đối theo thánh ý Cha. Giống như Mẹ mình, trọn đời Ðức Giêsu là lời "Xin Vâng" sâu thẳm, dẫu ngàn thương đau! Trong cuộc gặp gỡ người phụ nữ Samari, Ðức Giêsu đã tỏ cho các môn đệ: "Lương thực của Ta là làm theo ý Ðấng đã sai Ta và chu toàn công việc của người" (Gio 4:34). Lần khác với người Do-thái, Ngài lập lại: "Vì Ta đã từ trời xuống, không phải để làm theo ý Ta, mà là ý của Ðấng đã sai Ta" (Gio 6:38). Và ngay trong giây phút hãi hùng đối diện thần chết trong Vườn Dầu, Ðức Giêsu thổn thức trong huyết lệ: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này đi khỏi con! Song đừng theo ý con, mà là ý Cha được thành sự" (Lc 22:42). Chúa đã thực hành điều Ngài dạy: "Ngài đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự" (Phil 2:8). Ðức Giêsu đã nên khuôn mẫu cho tâm tình hiếu thảo chân thật nhất của người con, là luôn trọn niềm tâm phục thánh ý Cha trong hết mọi sự, bởi đoan tín rằng đó là điều khiến Cha trên trời vui lòng và đồng thời đem lại phần phúc viên mãn cho con dưới đất. Như thế, Ngài đã làm trọn lời Thánh Vịnh: "Hy lễ, và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa chẳng đoái. Bấy giờ con nói: Này con đến để thực thi ý Chúa" (Tv 40:7-9; Dt 10:5-7). Chỉ khi thuận thiên ý, thì đất với trời hòa chữ đồng!

    Thế nên, khi thưa lời nguyện thứ ba này, người niệm kinh biết mình đang tiếp nối gương vâng phục đến cùng của Thầy chí thánh vào ngay đời mình. Tuyệt nhiên đây không là một thái độ suy phục thụ động "chẳng đặng đừng", song là niềm tâm phục đầy tín thác trước bao nghịch cảnh truân chuyên, như chứng tích một tình yêu son sắt, không đòi lý giải, không trông vấn đáp. Gương tổ phụ Isaác thầm lặng lên núi tế hiến con một mà không hỏi "Tại sao?" vẫn còn đó như vẫy gọi người môn đệ Kitô tiếp nối.



    Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày

    Với lời xin cho đủ lương thực hằng ngày, người niệm kinh bước vào phần II của Kinh Lạy Cha, phần hướng đến bốn nhu cầu thiết thực của đời sống môn đệ Ðức Kitô: lương thực hằng ngày, ơn tha tội, ơn trung kiên trước cám dỗ, và ơn cứu thoát khỏi sự dữ. Nếu trong phần I, ba lời nguyện quy hướng về "Cha" ("Danh Cha", "Nước Cha", và "Ý Cha"), thì cả bốn lời nguyện của phần II hướng về "chúng con" ("lương thực chúng con", "tha nợ chúng con", "chớ để chúng con", và "cứu chúng con"). Sự hoán chuyển từ ngôi thứ hai số ít "Cha" đến ngôi thứ ba số nhiều qua lối tự xưng "chúng con" làm rõ tính chất tập thể- cộng đoàn của tình đại gia đình những người con cùng một Cha. Người niệm Kinh Lạy Cha, vì thế, luôn đứng trong tư thế đại diện cho toàn thể anh chị em nhân loại của mình để kêu cầu cùng Cha trên trời. Vậy, niệm Kinh Lạy Cha mà chỉ biết đến "Cha" thôi, mà quên mất anh chị em mình thì như cây có thân nhưng trụi cành tước lá! Ðó là đọc chữ mà quên kinh! Thanh kêu mà thần mất!

    Một điểm lạ khiến các nhà chú giải nhọc công tra cứu là, vì sao trong một câu mà có đến hai từ chỉ thời gian hiện tại: "hôm nay" và "hằng ngày". Ðể nhấn mạnh hay để nối dài? Ðể phân biệt hay nhắm đồng nghĩa? Chỉ hiện tại hay hướng tương lai? Không ai xác quyết đủ vì khó kiểm chứng. Nhưng dù giải thích thế nào, thì vẫn lộ đó, về phía người cha, hình tượng bánh cho mỗi ngày biểu thị tình thương và trách nhiệm của cha là người lao tác chính để cung ứng lương thực cho toàn gia. Về phía đàn con, hình ảnh xin bánh hằng ngày là chứng chỉ chân phương nhất của một niềm cậy trông phó thác thật hiện sinh. Chúng con chỉ xin những gì chúng con cần, không xin những gì chúng con muốn. Thậm chí không xin những gì chúng con tự nghĩ là cần, nhưng xin những gì Cha thấy là cần cho chúng con. Lòng Cha vẫn sáng hơn mắt con. Nhận mình là con, mà không dám tin Cha, thì đọc kinh chỉ để cầu may chứ không là cầu nguyện! Hỏng to!

    Tương tự Dân xưa trong hành trình sa mạc sống nhờ manna hằng ngày, Dân mới trong công trình xây dựng Nước Trời cũng sống nhờ "bánh" Cha ban hằng ngày. Dù hiểu "bánh" đây là bánh vật chất hay ám chỉ Bánh Thánh Thể, cũng đều đúng thôi vì đàn con Cha đều cần cả hai cho ngày hôm nay. Cần thiết là liệu có dám phó thác vào Cha quan phòng? Lời Chúa còn vang: "Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây . . . ? Cha trên trời thừa biết anh em cần những thứ đó. . . . Ðừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy" (Mt 6:31, 34).



    Và tha nợ chúng con,
    như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con

    Lời nguyện thứ năm mang hệ lụy từ quá khứ có lẽ là lời nguyện thách đố nhất: tha người như Chúa tha mình. Có người từng tâm sự, khi đến lời nguyện thứ năm này họ không dám đọc, chỉ ụ ợ cho qua, vì tự xét chưa làm được! Cho tiền cho bạc còn dễ, chứ tha thứ cho kẻ thù và đối phương thì vạn nan. Chính vì tính chất cấp thiết đó mà ta thấy lời xin tha thứ xuất hiện ngay trong kinh thiêng liêng nhất này.

    Trong Tin Mừng, bàng bạc xuất hiện đây đó lời Ðức Giêsu giáo huấn về tầm quan trọng của tha thứ. Cùác dụ ngôn về tha thứ không thiếu: nào là dụ ngôn thời danh Cha Nhân Hậu, dụ ngôn Con Chiên Lạc, Ðồng Tiền Mất (xem Lc 15), nào là dụ ngôn Tên Nợ Không Thương Xót (Mt 18:23-35). Lại thêm nhiều câu chuyện nêu bật lòng khoan dung tha thứ của Chúa như: Người Phụ Nữ Ngoại Tình Bị Bắt Quả Tang (Gio 8:1-11), Người Phụ Nữ Lấy Tóc Lau Chân Chúa (Lc 7:36-50). Nổi tiếng hơn cả vẫn là câu hỏi để đời của Phêrô: "Thưa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? Và Ðức Giêsu đáp: Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy" (Mt 18:21-22). Ðã tha là tha hoài tha mãi! Cảm động hơn cả vẫn là lời xin ơn tha thứ của Ðức Giêsu trên thập giá: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" (Lc 23:34). Lạ lùng, đời nào có chuyện Ðấng chịu đóng đinh xin ơn tha thứ cho kẻ đóng đinh! Ðấng đã dạy tha thứ, nay nêu gương tha thứ cho chính kẻ giết mình. Tha thứ hóa giải hận thù thành tình thương.

    "Tha nợ". Sao Chúa không nói là "tha tội"? Vì "nợ" vẫn sâu, vẫn nặng hơn "tội" nhiều. Tội gây xúc phạm, tổn thương; nợ là ân sâu nghĩa nặng. Ðền bù tội, có thể khó, nhưng còn làm được; còn trả nợ trời, lấy gì trả cho cân. Nợ sự sống từ Cha, ta lấy gì mà trả. Nợï yêu thương lòng Mẹ, biết lấy chi mà đền. Thế ra, người con là "con nợ" suốt đời của Cha Mẹ! Ơn Chúa là nợ đời cho mỗi sinh linh. Phải trả. Có điều, Cha không muốn con trả cho riêng mình, nhưng là trả cho nhau, cho anh chị em của cùng một Cha. Nợ Cha nhưng trả cho anh em, còn gì vui hơn cho Cha khi thấy bầy con biết thương yêu, tha thứ. Tông đồ Phaolô canh cánh gánh nợ yêu thương này khi nói: "Anh em đừng mắc nợ gì nhau, ngoài món nợ tình thương" (Rom 13:8).

    Không quên, Cha thương con nên hằng sẵn lòng tha cho con, ngay cả trước khi con mở lời tạ tội, như trường hợp người cha trong dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu (Lc 15:11-32). Nhưng sự tha thứ này chỉ thành sự toàn vẹn, hữu hiệu chân thực, một khi đến lượt con mang lấy cùng tấm lòng khoan dung của Cha, đã dành trước cho mình, mà đãi ngộ tha thứ cho anh em mình. Ngược lại, không tha anh em là dấu khước từ Cha tha thứ. Chấp lỗi nhau là còn tự giam trong tội. Như thế, tha thứ trong ý nghĩa chân thực nhất không chỉ là chuyện riêng giữa Chúa và tôi, nhưng còn giữa tôi với anh chị em nữa. Muốn lên đường dọc phải về đường ngang: "Hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5:24). Thì ra, Chúa không chỉ ngự trên bàn thờ, Ngài còn ngự trong anh em. Chỉ thấy bàn thờ, mà không nhìn anh em, là chưa thấy Chúa thật. Muốn Chúa tha, hãy tha giống Chúa: "Nếu anh em tha lỗi cho người, thì Cha anh em trên trời sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha lỗi cho người, thì Cha cũng sẽ không tha thứ anh em" (Mt 6:14). Vậy, "Hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha" (Lc 6:37). Ðược tha, còn là người; tha được mới giống Chúa. Tha thứ là giải thoát.



    Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,
    nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

    Hai lời nguyệän cuối này liên hệ mật thiết với nhau vì cùng kể đến một kinh nghiệm đau xót của phận người: "chước cám dỗ" và "sự dữ". Ðức Giêsu ở đây không chủ ý giải thích mầu nhiệm sự dữ hay sự tội; Ngài muốn người niệm kinh hãy nhìn nhận chúng như một thực tại cần trực diện đối phó. Phủ nhận tội lỗi là thái độ bất cần ơn cứu độ. Người ta vô phương xóa bỏ tội ác bằng thiện chí thuần túy con người. Phải nhờ sức thiêng lực trời, mới đương cự nổi thần dữ thế gian, Satan cha đẻ của gian dối. Vì lẽ đó, con phải cầu Cha viện binh tiếp sức. Cậy sức mình sẽ đuối chết.

    "Chước cám dỗ" theo lối hiểu Do-thái mang tính chất mơ hồ, cả tiêu cực lẫn tích cực. Nghĩa tiêu cực, đó là gài bẫy, lừa dụ vào đường bất chính, nhằm gây hậu quả hủy hoại quan hệ. Nghĩa tích cực, cần thiết như một thử thách, tôi luyện hầu giúp chín mùi và chứng tỏ nhân cách. Những ví dụ cho hai loại này không thiếu trong Kinh Thánh. Ðiển hình cho loại tiêu cực có trình thuật Ðức Giêsu bị quỷ cám dỗ trong hoang địa, được cả ba thánh sử nhất lãm ghi lại (Mt 4:1-11; Mc 1:12-13; Lc 4:1-13). Về loại tích cực, có câu chuyện ông Gióp bị Satan hành hạ trăm bề, nhưng vẫn một lòng tín trung, minh chứng lời Ðức Chúa Giavê nói về ông là đúng: "Trên đất chẳng có ai như nó: Một người liêm khiết và chính trực, kính sợ Thiên Chúa và xa điều gian ác" (Gióp 1:8). Tác giả thư gửi tín hữu Do-thái cũng từng làm chứng về Ðức Giêsu: "Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Ðấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách mọi bề như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi" (Dt 4:15). Nhưng dù trong bất kỳ trạng huống nào, điều hệ trọng là không quên cả hai điều: (1) sa ngã là nguy cơ có thể xảy ra cho bất cứ ai, bất cứ khi nào nơi đâu; và (2) tín thác vào quyền năng của Cha trên trời là bảo đảm cho lòng kiên vững và ơn giải thoát. Lạ thay, Chúa bảo ta cầu xin để không sa vào hố tội, chứ không xin tránh cơn cám dỗ. Vẫn phải đi, miễn sao cho không ngã! Cha mong thấy nơi con một tư thế dũng cảm và tín thác. Tính chất tương lai đầy hy vọng của hai lời kinh cuối toát lên từ đó.

    Cuối cùng ra, đầu mối muôn tội không phải chỉ là một "sự dữ" trừu tượng nào đó, nhưng phải gọi đích danh nó là "kẻ dữ", là Satan, tên ngạo mạn, bất phục, phản loạn. Chính Ðức Giêsu đã thấy ngày tàn của nó: "Ta đã thấy Satan như chớp nhoáng tự trời sa xuống" (Lc 9:61). Khải Huyền của Gioan cũng thị kiến: "Nó đã bị xô nhào xuống, con rồng lớn, con rắn xưa, gọi là quỷ, là Satan, kẻ mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó đã xô nhào xuống đất và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó" (Kh 12:9). Vì thế, niệm lời kinh này là ý thức mình đang tham gia vào cuộc chiến bên Thiên Chúa chống lại Satan. Qua biến cố chóp đỉnh Tử Nạn và Phục Sinh, Ðức Kitô đã chiến thắng dứt điểm quỷ dữ, tội lỗi và sự chết, mở đầu chuỗi vinh thắng, nhưng tiếp nối cuộc chiến thắng này là phần vinh quang Chúa dành cho mỗi môn đệ của Ngài. Hãy khẩn cầu để Thần Khí Ðức Kitô Phục Sinh lưu lại trong thâm tâm người niệm kinh, để Ngài tiếp tục cứu ta khỏi ác thần. Ðã vang lên khúc ca khải hoàn cánh chung:

    "Thiên Chúa chúng ta thờ
    giờ đây ban ơn cứu độ,
    giờ đây biểu dương uy lục với uy quyền,
    và Ðức Kitô của Người
    giờ đây cũng biểu dương quyền bính,
    vì kẻ tố cáo anh em ta,
    ngày đêm tố cáo họ trước tòa Thiên Chúa,
    nay bị tống ra ngoài.

    Họ đã thắng được nó nhờ máu Con Chiên
    và nhờ lời họ làm chứng về Ðức Kitô:
    họ coi thường tính mạng, sẵn sàng chịu chết" .

    (Kh 12:10-11)



    Kết luận

    Kinh Lạy Cha quả là một kinh toát yếu vừa xúc tích vừa cô đọng tuyệt vời. Kinh không chỉ kể ra mối quan tâm bao quát về ơn cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho nhân loại, nhưng còn lưu ý đến cả những nhu cầu thiết thực và căn bản nhất của đời sống người môn đệ Chúa Kitô. Nhưng những nhu cầu này không thể tách biệt khỏi chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chỉ có thể cầu cho "chúng con" và những gì của "chúng con" trong ý thức mình là con cái "Cha" trên trời, là anh chị em với nhau. Kinh Lạy Cha, vì thế, là lời kinh của mọi thời. Kinh gói trọn ước nguyện lớn lao nhất của Thiên Chúa Cha dành cho đàn con. Ðồng thời, niệm Kinh Lạy Cha là đi vào, là sống với tâm tư sâu kín của Ðức Kitô để cảm nhận trọn vẹn sứ mạng làm con Cha trên trời. Kinh trở thành đường tu cho người môn đệ Chúa Kitô.

    http://www.cuuthe.com/bao/s160laycha.html
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  4. Có 7 người cám ơn giusehien vì bài này:


  5. #3
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    Kinh Lạy Cha


    - Lời Chúa : Mt 6, 9-13

    - Ý chính : Kinh Lạy Cha là lời kinh tuyệt hảo mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha.





    I. CẦU NGUYỆN ĐẦU GIỜ

    Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin dâng lên Chúa giờ học giáo lý này, xin Chúa chúc lành cho chúng con, xin ban Chúa Thánh Thần xuống trên chúng con để Ngài giúp chúng con lắng nghe và hiểu những điều Chúa muốn dạy chúng con hôm nay. Amen.

    Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần.

    II. DẪN VÀO LỜI CHÚA

    1. Ôn bài cũ và kiểm tra điều đã quyết tâm.

    +Ôn bài cũ :

    - Hội Thánh có mấy thứ Phụng vụ? (một thứ Phụng vụ mà thôi).

    - Phụng vụ đó cử hành mầu nhiệm gì? (Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô chịu chết và sống lại để cứu chuộc chúng ta).

    - Trong Phụng vụ, ta tuyên xưng và tôn thờ Chúa Cha thế nào? (Ta tuyên xưng Chúa Cha là nguồn mạch mọi phúc lành mà Ngài ban cho ta nơi Con Ngài).

    - Trong Thánh Lễ ai là vị chủ tế đích thực? (Là Chúa Giêsu Kitô, Ngài là Linh mục tối cao, đứng đầu Hội Thánh tế lễ lên Chúa Cha).

    +Kiểm tra quyết tâm :

    Trong tuần qua, khi tham dự Thánh Lễ, các em có cùng với Chúa Giêsu dâng lời cảm tạ Chúa Cha không?

    2. Dẫn vào Lời Chúa.

    Con gái của ông K. Marx có lần đã thú nhận với người bạn của bà rằng: từ nhỏ bà đã không được hướng dẫn cho biết có Thiên Chúa, tôn giáo và tín ngưỡng, chính bà cũng không hề cảm thấy có một tâm tình tôn giáo nào. Tuy nhiên, một ngày kia, tình cờ đọc được một lời kinh của người Kitô giáo, bà hằng mong ước là những câu kinh ấy sẽ biến thành sự thực… Nghe nói thế, người bạn của bà không khỏi ngạc nhiên và hỏi: “Kinh gì mà hay thế?”. Thay vì trả lời, người con gái của ông K. Marx chậm rãi đọc kinh Lạy Cha. Vâng, đây là lời kinh của chính Đức Giêsu dạy các môn đệ và Hội Thánh. Là lời kinh căn bản của Kitô giáo. Thánh Luca ghi lại bản kinh Lạy Cha ngắn (Có 5 lời nguyện xin). Còn thánh Matthêu ghi lại bản dài hơn (Có 7 lời nguyện xin). Truyền thống Phụng vụ của Hội Thánh sử dụng bản văn Matthêu. Mời các em đứng, chúng ta cùng lắng nghe bản kinh tuyệt hảo này.

    III. CÔNG BỐ LỜI CHÚA

    Mt 6, 9-13

    IV. GIẢI THÍCH LỜI CHÚA

    1. Dẫn giải Lời Chúa.

    - Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe nói về ai? (Chúa Giêsu và các môn đệ).

    - Các môn đệ xin Chúa Giêsu điều gì? (Xin Chúa Giêsu dạy cho cách cầu nguyện).

    - Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu nguyện như thế nào? (Kinh Lạy Cha).

    Đáp lại lời xin của các môn đệ: “Thưa Thầy xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11, 1), Đức Giêsu đã dạy các ông lời kinh căn bản của Kitô giáo là kinh Lạy Cha. Qua những lời kinh này, Con Một Thiên Chúa trao cho chúng ta những lời cầu nguyện riêng của Ngài với Chúa Cha. Người là Thầy dạy chúng ta cầu nguyện. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những lời kinh này nhé.

    2. Giải thích câu hỏi thưa.

    * Đọc chung câu 1:

    1- H. Chúa Giêsu đã dạy ta cầu nguyện bằng kinh nào?

    T. Chúa Giêsu đã dạy ta kinh “Lạy Cha” là mẫu mực cho mọi lời kinh của Dân Chúa; Ngài còn ban cho ta ơn Thánh Thần để được gọi Thiên Chúa là Cha.

    -Các em thân mến, khi các em yêu mến ai, các em có hay nghĩ đến họ không? (Có). Đúng, khi ta đi xa cha mẹ mình, ta hay nghĩ đến các ngài, muốn ở gần, muốn gặp gỡ tiếp xúc và muốn làm theo ý các ngài.

    Cũng vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô đã nói: “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10, 7). Vì yêu Chúa Cha, nên cả cuộc đời Chúa Giêsu luôn quy hướng về Cha, luôn sống theo ý Chúa Cha.

    Càng theo chân Chúa Giêsu, các môn đệ càng khám phá ra Ngài luôn sống gắn bó với Chúa Cha. Họ luôn gặp thấy Ngài cầu nguyện lúc sáng sớm, khi chiều về, trước mọi biến cố.

    -Chúa Giêsu có muốn ta gọi Thiên Chúa là Cha như Ngài không? (Có, đó là mục đích của công việc cứu thế của Ngài).

    -Chúa Giêsu đã dậy chúng ta kinh gì để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha? (Kinh Lậy Cha).

    -Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ, cũng như dạy chúng ta cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, lời kinh đầy tình con thảo của Ngài. Lời kinh này là khuôn mẫu hoàn hảo nhất cho ta về cầu nguyện. Nhưng chúng ta là con người làm sao có thế gọi Thiên Chúa là Cha được? [Ngài đã ban ơn thánh Thần để chúng ta có thể gọi lên: Abba, Cha ơi! (Gl 4, 6)].

    Tóm lại: - Chúa Giêsu đã dạy ta cầu nguyện bằng kinh nào? (Kinh Lạy Cha)

    - Để được gọi Thiên Chúa là Cha, Chúa Giêsu ban cho chúng ta ơn gì? (Ơn Chúa Thánh Thần ).

    * Đọc chung câu 2:

    2- H. Kinh Lạy Cha phong phú thế nào?

    T. Kinh Lạy Cha gồm tóm được mọi ý nguyện của Dân Chúa và cả chương trình cứu chuộc của Chúa Cha.

    -Kinh Lạy Cha có mấy phần ? Kinh Lạy Cha gồm 3 phần chính:

    + Lời mở đầu: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” hướng chúng ta lên Chúa và tập trung tất cả vào Người.

    + Ba lời cầu nguyện cho chính Thiên Chúa: Danh Chúa, Nước Chúa và Thánh ý của Người.

    + Bốn lời cầu xin cho những nhu cầu của con người: vật chất cũng như tinh thần, nài xin sự nâng đỡ của Chúa để thắng vượt tội lỗi, các cơn cám dỗ và ác thần.

    Ba phần trên gồm tóm được mọi ý nguyện của dân Chúa cũng như chương trình cứu chuộc của chúa Cha. Chính vì thế, Thánh Augustinô đã nói: Anh em hãy rảo qua tất cả các lời cầu nguyện trong Kinh Thánh, tôi tin rằng anh em không thể tìm thấy ở đó có điều gì không gồm lại trong lời kinh của Chúa (Kinh Lạy Cha).

    Tóm lại: - Kinh Lạy Cha gồm tóm điều gì?
    (Mọi ý nguyện của dân Chúa và cả chương trình cứu chuộc của Chúa Cha).

    * Đọc chung câu 3:

    3- H. Hội Thánh đọc kinh Lạy Cha khi nào?

    T. Khi dâng Thánh lễ, khi cử hành các Bí tích nhập đạo, cũng như trong các giờ kinh quan trọng, Hội Thánh đều luôn đọc kinh Lạy Cha mà hướng lòng trông cậy về ngày Chúa Kitô ngự đến.

    - Các em thường đọc kinh Lạy Cha khi nào? (khuyến khích các em trả lời).

    Các em thân mến, ngay từ thời đầu, kinh Lạy Cha đã được Hội Thánh lãnh nhận và sống như một hồng ân, Hội Thánh vẫn giữ gìn truyền thống các tông đồ để lại là đọc kinh Lạy Cha trong mỗi Thánh lễ, trong các giờ kinh Phụng vụ, trong ba Bí tích nhập đạo: Rửa tội, Thánh Thể, Thêm sức.

    Hội Thánh cũng luôn tin tưởng vào Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại, Đấng đã dạy cho ta lời kinh tuyệt hảo này và là Đấng sẽ trở lại trong vinh quang để hoàn tất công trình cứu độ. Vì thế, khi đọc kinh Lạy Cha, Hội Thánh luôn hướng lòng trông chờ ngày Chúa Kitô trở lại trong vinh quang.

    Tóm lại: - Hội Thánh đọc kinh Lạy Cha vào những lúc nào? (trong Thánh lễ, trong các bí tích nhập đạo và các giờ kinh quan trọng).

    * Đọc chung câu 4:

    4- H. Ta nên đọc kinh Lạy Cha thế nào?

    T. Ta nên đọc với trọn tâm tình con thảo, đầy hồn nhiên tin tưởng, khiêm nhường và vui vẻ.

    - Chúa Giêsu dạy ta biết Thiên Chúa là ai? (Thiên Chúa là Cha yêu thương).

    - Có người Cha yêu thương và đầy quyền năng như thế, các em có sung sướng không? (Có).

    Mỗi khi đọc kinh Lạy Cha, chị thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu thường rất xúc động vì được gọi Thiên Chúa là Cha, Chị cảm nghiệm được tình thương của Cha trên trời dành cho chị, nên chị luôn coi mình như một em bé thơ trước mặt Cha đầy yêu thương, để có thể thưa chuyện với Cha mình một cách thân mật, hồn nhiên và đầy tin tưởng.

    Mỗi khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta cũng hãy noi theo gương chị thánh Têrêsa để đọc với trọn tâm tình con thảo như vậy.

    Tóm lại, ta nên đọc kinh Lạy Cha với tâm tình nào? (tâm tình con thảo, tin tưởng, khiêm nhường, vui vẻ).

    Như thế, bài học giáo lý hôm nay cho ta biết Kinh Lạy Cha là lời kinh tuyệt hảo mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha.



    V. CẦU NGUYỆN GIỮA GIỜ

    1. Gợi tâm tình .

    Các em thân mến, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta thưa chuyện với Cha trên trời bằng lời kinh đẹp nhất, tha thiết nhất và đầy đủ nhất. Kinh Lạy Cha là lời kinh mẫu mực cho mọi lời kinh khác, vì đã tóm được mọi ý nguyện của Dân Chúa và cả chương trình cứu chuộc của Chúa Cha. Vì thế hằng ngày chúng ta hãy năng thưa chuyện với Cha trên trời bằng lời kinh Chúa dạy nhé. Trong tâm tình của những người con thảo đối với Cha trên trời, Anh (chị) mời các em đứng lên, chúng ta cùng cầu nguyện .

    2. Lời nguyện.

    Lạy Cha, Cha đã cử Thánh Thần của Đức Kitô đến, để Ngài dạy chúng con gọi Cha là Cha. Xin cho chúng con mỗi ngày một thêm giống Đức Giêsu Kitô là Con yêu dấu của Cha hơn. Giờ đây, với tâm tình của người con, chúng con xin dâng lên Cha lời nguyện xin :

    Hát kinh LẬY CHA.

    VI. SINH HOẠT

    VII. BÀI TẬP

    Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

    1. Kinh Lạy Cha gồm tóm được:

    a. Mọi ý nguyện của Dân Chúa.

    b. Chương trình cứu chuộc của Chúa Cha.

    c. Cả 2 câu đều đúng. (câu c)

    2. Hội Thánh đọc kinh Lạy Cha khi:

    a. Dâng Thánh lễ.

    b. Cử hành các bí tích nhập đạo.

    c. Trong các giờ kinh quan trọng.

    d. Câu a và b đúng.

    5. Cả 3 câu a+b+c đều đúng. (câu e)

    VIII. SỐNG LỜI CHÚA

    Để tỏ lòng yêu mến và tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha, mỗi ngày em nhớ thưa chuyện với Ngài một kinh Lạy Cha thật sốt sắng trong tâm tình người con thảo.

    IX. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC

    Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cám ơn Chúa vì Chúa đã yêu thương chúng con vô cùng. Xin Chúa giúp chúng con biết theo gương Chúa mà siêng năng thưa chuyện với Cha trên trời bằng lời kinh mà Chúa đã dạy chúng con, để chúng con nhận biết và yêu mến Chúa Cha hơn. Chúng con nguyện xin, vì Chúa là Đấng hằng sống hằng trị muôn đời. Amen.

    Đọc kinh Sáng Danh.





    CÂU HỎI CHO HỌC SINH



    Bài 4: KINH LẠY CHA

    Vậy chúng con hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. (x.Mt 6, 9-13)

    1-H. Chúa Giê-su đã dạy ta cầu nguyện bằng kinh nào?

    T. Chúa Giê-su đã dạy ta kinh “Lạy Cha” là mẫu mực cho mọi lời kinh của Dân Chúa; Ngài còn ban cho ta ơn Thánh Thần để được gọi Thiên Chúa là Cha.

    2-H. Kinh Lạy Cha phong phú thế nào?

    T. Kinh Lạy Cha gồm tóm được mọi ý nguyện của Dân Chúa và cả chương trình cứu chuộc của Chúa Cha.

    3-H. Hội thánh đọc kinh Lạy Cha khi nào?

    T. Khi dâng thánh lễ, khi cử hành các bí tích nhập đạo cũng như các giờ kinh quan trọng. Hội thánh đều luôn đọc kinh Lạy Cha mà hướng lòng trông cậy về ngày Chúa Ki-tô ngự đến.

    4-H. Ta nên đọc kinh Lạy Cha thế nào?

    T. Ta nên đọc với trọn tâm tình con thảo, đầy hồn nhiên tin tưởng, khiêm nhường và vui vẻ.

    http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/...cIV/04Bai4.htm
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  6. Có 7 người cám ơn giusehien vì bài này:


  7. #4
    giusehien's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,546
    Cám ơn
    378
    Được cám ơn 3,074 lần trong 853 bài viết

    Default

    Bài 7: CẦU NGUYỆN BẰNG KINH LẠY CHA


    Kinh Lạy Cha, đến từ chính Ðức Giêsu, không chỉ là một bản văn hướng dẫn cách thức chúng ta cầu nguyện nhưng đó còn chính là những lời mà chính Ðức Giêsu đã cầu nguyện. Và còn đáng ngạc nhiên hơn nữa khi Ðức Giêsu, đấng không biết đến tội, đã khiêm nhường trong lời cầu "Xin tha tội cho chúng con". Ngài còn đi xa hơn nữa khi thí mạng sống mình làm bảo chứng sự tha thứ mà Ngài đã cầu nguyện.

    Nhưng kinh Lạy Cha còn nhiều hơn là lời hứa về lòng thương xót của Chúa. Ðức Giêsu đã chết không phải chỉ để chuộc tội ta mà còn để ban tặng ta một quả tim mới để khi ta trỗi dậy với Ngài, ta cũng có thể tha thứ như Ngài đã tha thứ. Lời hứa của Thánh Kinh là một khi ta để Ðức Giêsu sống trong ta bằng cách từ bỏ con người cũ của ta, ta cũng trở nên đầy lòng thương xót hơn.

    Tha thứ cho những ai làm thương tổn ta không phải là một chuyện dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, điều đó dường như không thể được. Chúng ta cần đến ơn Chúa để chiêm niệm về khả năng tha thứ và luôn nhớ rằng tha thứ là con đường Chúa đã vạch cho ta đi. Không phải là Thánh Kinh đã kêu gọi ta phải cầu nguyện và chúc lành cho kẻ bắt bớ ta đó sao (Rm 12,14)? Không phải Ðức Giêsu đã nhắc ta phải yêu thương kẻ thù đó sao (Mt 5,44)?

    Tha thứ không có nghĩa là mất cảnh giác nhưng là từ bỏ sự lên án và dẫn đưa con người đến với lòng thương xót của Chúa. Trong khi đầy lòng thương xót, Ðức Giêsu không chút mơ hồ về tình trạng trong con tim nhân loại. Ðức Giêsu không ngạc nhiên bởi tội ta. Nhưng dù Ngài thấy lòng ta tối tăm đến cỡ nào, Ngài cũng không bỏ cuộc hay nghi ngờ khả năng chúng ta quay lại với Ngài. Ngài luôn thấy tiềm năng của những kẻ đã được Ngài tha thứ sẽ ăn năn và trỗi dậy trong vinh quang với Ngài. Chúng ta có nghĩ về mọi người quanh ta như thế không?

    "Lạy Ðức Giêsu, Chúa đã chọn để ôm vào lòng những đau khổ và tội lỗi của chúng con, để chúng con có thể trỗi dậy với Ngài. Xin dạy con biết xót thương như Chúa đầy lòng thương xót"

    http://gxdaminh.net/chia-s/216-bai-7...h-lay-cha.html
    Chữ ký của giusehien
    "Hiền Lành và Khiêm Nhường" ( Mt 11, 29).

  8. Có 3 người cám ơn giusehien vì bài này:


  9. #5
    luongaptech's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: Giu-se
    Giới tính: Nam
    Đến từ: TPVinh-Nghệ An
    Bài gởi: 104
    Cám ơn
    442
    Được cám ơn 311 lần trong 79 bài viết

    Default

    mọi người post dài quá...Nếu đi dạy trước hết thì bạn phải hiểu kinh lạy cha, đọc đi đọc lại nhiều lần" miệng đọc lòng suy" bạn sẽ hiểu hết ý nghĩa cơ bản của câu kinh.
    Chữ ký của luongaptech
    Oh My God
    ************
    -Lạy Chúa, Con Là Kẻ Có Tội-

  10. Có 4 người cám ơn luongaptech vì bài này:


  11. #6
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi luongaptech View Post
    mọi người post dài quá...Nếu đi dạy trước hết thì bạn phải hiểu kinh lạy cha, đọc đi đọc lại nhiều lần" miệng đọc lòng suy" bạn sẽ hiểu hết ý nghĩa cơ bản của câu kinh.
    Mình không đồng ý với cách trả lời của bạn.
    Dạy Giáo Lý không thể nào nói như bạn được.
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  12. Có 5 người cám ơn Damsan vì bài này:


  13. #7
    luongaptech's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: Giu-se
    Giới tính: Nam
    Đến từ: TPVinh-Nghệ An
    Bài gởi: 104
    Cám ơn
    442
    Được cám ơn 311 lần trong 79 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Damsan View Post
    Mình không đồng ý với cách trả lời của bạn.
    Dạy Giáo Lý không thể nào nói như bạn được.
    Bạn nói thế thì không hợp lý lắm, những cầu giải thích triết lý dài dòng ở trên bạn nghĩ bạn có thể dạy cho lớp "vỡ lòng" sao??? đầu óc các em còn non trẻ không hiểu hoặc tiếp thu được hết những triết lý ây giải thích dài dòng đâu. Các em còn nhở đầu óc còn đơn giản bạn nên làm thế nào giúp các em hiểu cơ bản hoặc tiếp thu các ý chính...
    Chữ ký của luongaptech
    Oh My God
    ************
    -Lạy Chúa, Con Là Kẻ Có Tội-

  14. #8
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Bài Giáo Lý số 40 Về Kinh Lạy Cha

    CẦU NGUYỆN: KINH LẠY CHA

    ( giới thiệu cho bạn một giáo án đơn giản để hướng dẫn kinh Lạy Cha, bạn nghiên cứu kỹ rồi hướng dẫn cho các em nha, chúc bạn thành công)





    CẢM NGHIỆM NHÂN SINH


    Khi cần phải trao tặng cho nhau vào một dịp nào đó, người ta thường tìm những gì hợp với ý thích của nhau, chứ không phải những gì họ thích, bằng không, dù quà tặng của họ tự bản chất có quí giá đến mấy đi nữa, và chúng ta phải mua nó bằng một số tiền không nhỏ, món quà này cũng không đạt được mục đích của nó. Trái lại, một khi món quà tặng của mình được hân hoan chấp nhận, được trân quí nâng niu, gìn giữ và sử dụng thì người trao tặng tự nhiên sẽ cảm thấy rất hãnh diện và sung sướng. Thế nhưng, vấn đề ở đây là làm sao chúng ta biết được ý thích của người chúng ta muốn tặng để có thể sắm cho họ một tặng vật họ lấy làm yêu quí, nếu chúng ta không thân thiết với họ. Như thế, nghĩa là, có thân thiết chúng ta mới tặng quà cho nhau, và càng thân thiết càng tặng món quà đắt quí, nói đúng hơn, càng tặng món quà hợp với ý thích của nhau, vì chúng ta hiểu nhau hơn ai hết. Bởi vậy, tấm lòng của người muốn tặng quà chính là món quà tặng trên hết, món quà tặng trước nhất và quí nhất. Tặng vật bề ngoài chỉ là những gì tiêu biểu, những gì tỏ lộ và phản ảnh chính món quà nội tâm này mà thôi.

    Đối với “Thiên Chúa là thần linh” (Jn 4:24) cũng thế, nếu không thân thiết với Ngài, tức nếu không nhận biết Ngài hay thực tâm yêu mến Ngài, nhân loại “thuộc hạ giới” (Jn 8:23) chúng ta sẽ không biết phải đối xử với Ngài ra sao, phải giao tiếp với Ngài như thế nào, theo lòng chúng ta vốn hướng về, khát vọng, tìm kiếm và vươn lên Thực Tại Thần Linh Chân Thiện Mỹ. Đó là lý do Đấng “thuộc về thượng giới” (Jn 8:23) đã tự động đến với nhân loại chúng ta qua Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô, để tỏ tất cả bản thân của Ngài ra, hầu con người, nhờ Con, qua Con và với Con, có thể đạt đến Ngài. Thật vậy, chỉ có Con “hằng ở nơi Cha” (Jn 1:18), “Đấng từ trời xuống” (Jn 3:13), mới biết Cha, mới có đủ tư cách và khả năng nói rõ ràng và tường tận về Cha cho con người biết để họ có thể sống hiệp nhất với Cha (x Jn 17:26). Có thể nói, tất cả những gì Đức Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta biết về Cha, cũng như dạy cho chúng ta sống hiệp nhất với Ngài, đều ở Kinh Lạy Cha hay được tóm gọn trong Kinh Chúa Dạy.

    Vậy Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã hiểu và dạy Kitô hữu về ý nghĩa, tâm tình và nội dung của Kinh Lạy Cha vô cùng cao quí nhưng hết sức sâu xa này ra sao?



    KIẾN THỨC ĐỨC TIN


    Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã cảm nhận và trình bày Kinh Lạy Cha qua ba khía cạnh của kinh này: ý nghĩa của kinh này là ở chỗ “gồm tóm toàn bộ Phúc Âm” (GL số 2773-2776), tâm tình của kinh này là ở mối liên hệ Cha con (GL số 2797-2802), và nội dung của kinh này là bảy ước nguyện của con dâng lên Cha mình (GL số 2857-2865).


    1. Ý NGHĨA: “GỒM TÓM TOÀN BỘ PHÚC ÂM”

    • “Đáp lại lời yêu cầu của các môn đệ ‘Lạy Chúa, xin dậy chúng con cầu nguyện’ (Phúc Âm Thánh Luca 11:1), Chúa Giêsu đã trao cho các vị một kinh nguyện cốt yếu của Kitô Giáo đó là Kinh Lạy Cha”. (số 2773)

    • “Kinh Chúa Dậy thực sự là bản tóm lược toàn bộ phúc âm” (Giáo Phụ Tertullianô, De Orat. 1: PL 1, 1251-1255), là “kinh nguyện tuyệt hảo nhất” (Thánh Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học II-II, 83, 9). Kinh Chúa Dậy là cốt lõi của Thánh Kinh”. (số 2774)

    • “Kinh này được gọi là ‘Kinh Chúa Dậy’ vì chúng ta nhận được từ Chúa Giêsu là vị tôn sư và là mô phạm cho việc chúng ta cầu nguyện”. (số 2775)

    • “Kinh Chúa Dạy là một kinh nguyện tuyệt hảo của Giáo Hội. Kinh này là phần thiết yếu của các giờ kinh Phụng Vụ chính cũng như của các bí tích gia nhập Kitô Giáo, Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Được đưa vào trong Thánh Lễ, kinh này cho thấy tính cách cánh chung nơi các lời nguyện cầu của mình, ở niềm hy vọng vào Chúa, ‘cho tới khi Người đến’ (Thư Thứ Nhất gửi giáo đoàn Côrintô 11:26)”. (số 2776)


    2. TÂM TÌNH:LẠY CHA CHÚNG CON LÀ ĐẤNG Ở TRÊN TRỜI”

    • “Những tâm tình xứng hợp để con người cầu Kinh Lạy Cha đó là lòng tin tưởng đơn thành và bền bỉ, là niềm an bình hiền hòa và hân hoan”. (số 2797)

    • “Chúng ta có thể kêu cầu Thiên Chúa như ‘Cha’ vì Con Thiên Chúa làm người đã tỏ Ngài ra cho chúng ta biết, Người Con mà nhờ Bí Tích Rửa Tội chúng ta đã được kết hiệp và được thừa nhận là con cái Thiên Chúa”. (số 2798)

    • “Kinh Chúa Dạy giúp chúng ta hiệp thông với Cha cùng với Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời kinh này cũng tỏ cho chúng ta thấy được cả bản thân của chúng ta nữa (xem Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng: 22.1)”. (số 2799)

    • “Việc cầu nguyện cùng Cha của chúng ta phải làm triển nở trong chúng ta ý muốn nên giống như Ngài và nuôi dưỡng nơi chúng ta một tấm lòng khiêm nhu tin tưởng”. (số 2800)

    • “Khi nguyện Lạy Cha ‘Chúng Con’ là chúng ta đang nại đến giao ước mới nơi Chúa Giêsu Kitô, nại đến mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, và nại đến tình yêu thần linh nhờ Giáo Hội lan khắp thế giới”. (số 2801)

    • “’Đấng ở trên trời’ ở đây không có nghĩa là Ngài ở một nơi chốn nào đó mà là chính sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa và việc Ngài hiện diện nơi cõi lòng của thành phần công chính. Trời, nhà của Cha, là quê hương thực sự, nơi chúng ta đang tiến về và cũng là nơi chúng ta đã thuộc về”. (số 2802)


    3. NỘI DUNG: BẢY LỜI NGUYỆN CẦU

    • “Nơi Kinh Lạy Cha, đối tượng của ba lời nguyện cầu đầu tiên là Vinh Quang Chúa Cha: danh Ngài thánh thiện, Nước Ngài trị đến và ý Ngài nên trọn. Bốn lời nguyện cầu còn lại trình bày với Ngài về các nhu cầu liên quan đến đời sống của chúng ta: cần được nuôi dưỡng, cần được chữa lành tội lỗi và được thắng cuộc chiến đấu với Sự Dữ bằng Sự Lành”. (số 2857)

    • “Với lời nguyện cầu cho ‘danh Cha cả sáng’, chúng ta chạm tới ý định của Thiên Chúa, đó là việc thánh hóa danh của Ngài – danh được mạc khải trước hết cho Moisen rồi nơi Chúa Giêsu – một việc thánh hóa được thực hiện bởi chúng ta và trong chúng ta, trong mọi dân nước cũng như trong mỗi một người”. (số 2858)

    • “Bằng lời nguyện cầu thứ hai, Giáo Hội trước hết hướng về việc Chúa Kitô trở lại và việc cuối cùng Nước Chúa trị đến. Lời nguyện cầu này cũng xin cho Nước Chúa được phát triển ngay trong ‘hiện tại’ nơi cuộc sống của chúng ta đây”. (số 2859)

    • “Qua lời nguyện cầu thứ ba, chúng ta xin Cha của chúng ta hiệp nhất ý muốn chúng ta với ý muốn Con Ngài, để ý định cứu độ của Ngài được nên trọn nơi cuộc sinh hoạt trần thế”. (số 2860)

    • “Qua lời nguyện cầu thứ bốn, khi xin ‘cho chúng con’ là chúng ta nói lên, trong tình hiệp thông huynh đệ của mình, lòng tin tưởng con cái của chúng ta đặt nơi Cha trên trời. ‘Lương thực hằng ngày’ ở đây ám chỉ về của dưỡng nuôi thể chất cần thiết cho mọi người được sinh tồn, cũng như ám chỉ về Bánh Sự Sống là Lời Thiên Chúa và Mình Chúa Kitô. Lương thực hằng ngày này được Thiên Chúa ban phát ‘hôm nay’ như một của dưỡng nuôi (siêu) thực chất không thể thiếu cho Bữa Tiệc Nước Trời được Thánh Thể báo trước”. (số 2861)

    • “Lời nguyện cầu thứ năm xin Thiên Chúa thương đến các lỗi phạm của chúng ta, một tình thương có thể thấu nhập tâm hồn chúng ta chỉ khi nào chúng ta biết thứ tha cho kẻ thù mình, theo gương Chúa Kitô và ơn trợ giúp của Người”. (số 2862)

    • “Khi chúng ta nguyện ‘xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’ là chúng ta xin Thiên Chúa đừng để chúng ta đi theo con đường dẫn đến chỗ sa ngã phạm tội. Lời nguyện cầu này xin được Thần minh tri và sức mạnh; lời nguyện cầu ấy cũng xin ơn tỉnh thức và bền đỗ đến cùng”. (số 2863)

    • “Nơi lời nguyện cầu cuối cùng, ‘xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ’, Kitô hữu hợp với Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa hãy làm sáng tỏ cuộc vinh thắng, được thực hiện nơi Chúa Kitô, trên ‘tên thống lãnh thế gian’ là Satan, một thiên thần đã tự mình chống lại Thiên Chúa và dự án cứu độ của Ngài”. (số 2864)

    • “Chúng ta nói lên tiếng xin vâng’ ‘chớ gì được như vậy’ đối với bảy lời nguyện cầu, bằng lời thưa sau hết: ‘Amen’”. (số 2865)


    TÓM LẠI:

    Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã cảm nhận và trình bày Kinh Lạy Cha qua ba khía cạnh của kinh này: ý nghĩa của kinh này là ở chỗ “gồm tóm toàn bộ Phúc Âm” (GL số 2773-2776), tâm tình của kinh này là ở mối liên hệ Cha con (GL số 2797-2802), và nội dung của kinh này là bảy ước nguyện của con dâng lên Cha mình (GL số 2857-2865).



    THÂM TÍN SỐNG ĐẠO


    1. “Tất cả các lời Thánh Kinh – Lề Luật, Tiên Tri và Thánh Vịnh – đều được nên trọn nơi Chúa Kitô (x Lk 24:44). Phúc Âm là ‘Tin Mừng’ ấy. Việc công bố lần đầu Tin Mừng này đã được Thánh Mathêu tóm gọn ở Bài Giảng Trên Núi (x Mt 5-7); kinh nguyện cầu cùng Cha là trọng tâm của việc công bố ấy. Mỗi một lời nguyện cầu Chúa Kitô dạy chúng ta xin đều được sáng tỏ ở nơi chính mối liên hệ này. ’Kinh Chúa Dạy là kinh nguyện tuyệt hảo nhấtQua kinh này, chúng ta chẳng những cầu xin cho được tất cả những gì chúng ta có thể ước muốn một cách chính đáng mà còn cầu xin theo thứ tự những điều ước muốn ấy nữa. Kinh nguyện này chẳng những chẳng những dạy các điều chúng ta xin mà còn theo thứ tự chúng ta cần ước muốn nữa’ (Thánh Tôma Aquinô, Tổng Luận Thần Học II-II, 83, 9)”. (số 2763)

    3. “Tặng ân được thừa nhận cách nhưng không đòi hỏi phần chúng ta phải liên tục hoán cải và sống sự sống mới. Việc cầu nguyện cùng Chúa Cha phải làm phát sinh nơi chúng ta hai tâm tình căn bản sau đây: Thứ nhất là ước muốn được trở nên như Ngài, vì cho dù được dựng nên theo hình ảnh Ngài, chúng ta cũng được ân sủng phục hồi cho nên giống Ngài; vậy chúng ta phải đáp lại ân huệ này…” (số 2784)

    4. “Thứ hai là một tấm lòng khiêm tốn và tin tưởng khiến chúng ta ‘hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ’ (Mt 18:3), vì chính cho ‘các trẻ nhỏ’ mà Chúa Cha đã tỏ mình ra… ‘Lạy Cha chúng con: tình yêu rộn lên trong chúng ta nơi danh hiệu này… cả lòng tin tưởng cậy trông sẽ được những gì chúng ta định xin nữa… Còn gì mà Ngài không ban cho những đứa con cầu xin của mình, vì Ngài đã chẳng ban cho chúng tặng ân được làm con cái của Ngài rồi sao?’ (Thánh Augustino, De Serm. Dom. in monte 2, 4, 16: PL 34, 1276)”. (số 2785)



    Trắc Nghiệm

    Xin đọc bài Giáo Lý lược tóm tổng ôn dưới đây, rồi dùng các chữ ở cuối trang để điền vào những chỗ gạch trống các câu Sách Giáo Lý vừa học hỏi cho đúng nguyên văn ý nghĩa của nó. Trong vòng 10 phút.

    Qua bài Giáo Lý 40 về Cầu Nguyện: Kinh Lạy Cha, Giáo Hội Công Giáo đã cho con cái của mình thấy những điểm chính sau đây: Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã cảm nhận và trình bày Kinh Lạy Cha qua ba khía cạnh của kinh này: ý nghĩa của kinh này là ở chỗ “gồm tóm toàn bộ Phúc Âm” (GL số 2773-2776), tâm tình của kinh này là ở mối liên hệ Cha con (GL số 2797-2802), và nội dung của kinh này là bảy ước nguyện của con dâng lên Cha mình (GL số 2857-2865).

    1. “Kinh Chúa Dậy thực sự là bản __________ toàn bộ phúc âm, là kinh nguyện tuyệt hảo nhất. Kinh Chúa Dậy là __________ của Thánh Kinh”. (số 2774)

    2. “Những tâm tình xứng hợp để con người cầu Kinh Lạy Cha đó là lòng _________ đơn thành và bền bỉ, là niềm _________ hiền hòa và hân hoan”. (số 2797)

    3. “Kinh Chúa Dậy giúp chúng ta ______________với Cha cùng với Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đồng thời kinh này cũng tỏ cho chúng ta thấy được cả bản thân của chúng ta nữa”. (số 2799)

    4. “’Đấng ở trên trời’ ở đây không có nghĩa là Ngài ở một ___________nào đó mà là chính sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa và việc Ngài hiện diện nơi cõi lòng của thành phần công chính. Trời, nhà của Cha, là quê hương thực sự, nơi chúng ta đang tiến về và cũng là nơi chúng ta đã thuộc về”. (số 2802)

    5. “Với lời nguyện cầu cho ‘danh Cha cả sáng’, chúng ta chạm tới ý định của Thiên Chúa, đó là việc ______________ danh của Ngài – danh được mạc khải trước hết cho Moisen rồi nơi Chúa Giêsu – một việc thánh hóa được thực hiện bởi chúng ta và trong chúng ta, trong mọi dân nước cũng như trong mỗi một người”. (số 2858)

    6. “Bằng lời nguyện cầu thứ hai, Giáo Hội trước hết hướng về việc Chúa Kitô ___________và việc cuối cùng Nước Chúa___________. Lời nguyện cầu này cũng xin cho Nước Chúa được _____________ngay trong _____________ nơi cuộc sống của chúng ta đây”. (số 2859)

    7. “Qua lời nguyện cầu thứ ba, chúng ta xin Cha của chúng ta ___________ý muốn chúng ta với ý muốn Con Ngài, để ý định cứu độ của Ngài được _____________nơi cuộc sinh hoạt___________”. (số 2860)

    8. “Qua lời nguyện cầu thứ bốn, khi xin ‘cho chúng con’ là chúng ta nói lên, trong tình hiệp thông huynh đệ của mình, lòng tin tưởng con cái của chúng ta đặt nơi Cha trên trời. ‘Lương thực hằng ngày’ ở đây ám chỉ về của dưỡng nuôi ___________ cần thiết cho mọi người được sinh tồn, cũng như ám chỉ về _______________là Lời Thiên Chúa và Mình Chúa Kitô. Lương thực hằng ngày này được Thiên Chúa ban phát ‘hôm nay’ như một của dưỡng nuôi (siêu) thực chất không thể thiếu cho Bữa Tiệc Nước Trời được Thánh Thể báo trước”. (số 2861)

    9. “Lời nguyện cầu thứ năm xin Thiên Chúa thương đến các lỗi phạm của chúng ta, một tình thương có thể ___________tâm hồn chúng ta chỉ khi nào chúng ta biết thứ tha cho kẻ thù mình, theo gương Chúa Kitô và ơn trợ giúp của Người”. (số 2862)

    10. “Khi chúng ta nguyện ‘xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’ là chúng ta xin Thiên Chúa đừng để chúng ta đi theo ____________dẫn đến chỗ sa ngã phạm tội. Lời nguyện cầu này xin được Thần minh tri và sức mạnh; lời nguyện cầu ấy cũng xin ơn ___________và bền đỗ đến cùng”. (số 2863)

    11. “Nơi lời nguyện cầu cuối cùng, ‘xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ’, Kitô hữu hợp với Giáo Hội cầu xin Thiên Chúa hãy làm ________cuộc__________, được thực hiện nơi Chúa Kitô, trên ‘tên thống lãnh thế gian’ là Satan, một thiên thần đã tự mình chống lại Thiên Chúa và dự án cứu độ của Ngài”. (số 2864)


    (vinh thắng, tóm lược, cốt lõi, sáng tỏ, tỉnh thức, tin tưởng, an bình, con đường, thấu nhập, hiệp thông, nơi chốn, thể chất, Bánh Sự Sống, thánh hóa, trở lại, trần thế, nên trọn, trị đến, phát triển, hiệp nhất, ‘hiện tại’)

    nguồn: http://www.thoidiemmaria.net/GIAOHOI.../giaoly-43.htm
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  15. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com