Love Telling ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho linh hồn Nhạc sỹ MICAE Nguyễn Văn Xuân được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng, vui vẻ vô cùng. Amen. dvtung nhắn với Gia đình TCVN: Giêsu, Maria, Giuse con mến yêu - Xin cứu rỗi Linh hồn Micae Nguyễn Văn Xuân ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 17 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Chủ đề: Kịch bản cuốn Phúc Âm thứ 5

  1. #1
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Post Kịch bản cuốn Phúc Âm thứ 5

    lời ngỏ
    Nếu tôi không lầm, năm 1985, lần đầu tiên, tôi cầm được tập đánh máy kịch bản mang tên “Cuốn Phúc Âm Thứ Năm”. Tôi háo hức mở ra đọc-bằng-mắt ngay lập tức. Tôi xin lập lại: đọc-bằng-mắt, bởi vì chỉ sau một vài trang, tôi đã bị cuốn hút vào tuyến kịch đến mức đọc-to-lên-bằng-miệng ! Vâng, tôi đã nhập vai lúc nào không biết...
    Chiều hôm ấy, được mời giảng Thánh lễ cho giới trẻ tại một giáo xứ khá lớn tại Sài-gòn, tôi quyết định gác lại bài giảng đã soạn nghiêm túc, để thay vào đó là đọc kịch bản “Cuốn Phúc Âm Thứ Năm”.
    Dĩ nhiên, trên tòa giảng chỉ có mình tôi độc diễn hơn một chục vai của Phần I. Cử tọa gần 1.000 người gồm đủ mọi giới, kể cả trẻ em, đã phải ngồi nghe suốt gần một giờ đồng hồ. Ấy vậy mà tôi nhận ra mình đã đánh động không ít những tâm hồn lâu nay xem ra ơ hờ với Lời Chúa. Tôi càng xác tín hiệu quả của hình thức hoàn toàn mới lạ này so với truyền thống một bài giảng ( homélie ) trong Thánh Lễ.
    Một thời gian dài sau đó, tôi tiếp tục vận dụng phương cách này trong nhiều dịp, nhất là với giới trẻ, suốt từ Nam chí Bắc, ở thành thị lẫn thôn quê, trong một nhóm nhỏ hay trước một cộng đoàn đông đảo. Tôi cũng cải tiến đôi chút bằng cách kéo theo số bạn trẻ lúc bấy giờ như anh Phạm Kim, thầy Hoàng Phúc, thầy Quang Uy, chị Anh Hiền, chị Tố Ngọc, chị Lê Thúy... và cả chính tác giả, anh Trần Duy Nhiên, nếu gặp lúc anh từ Đà-lạt về.
    Cho đến một ngày, tại lớp giáo lý trung cấp nhà thờ chính tòa Sài-gòn, một em học viên xin ý kiến tôi chọn diễn một vở kịch nào đó trong lễ bế giảng sắp tới.
    Tôi đề nghị một số bạn trong lớp cùng đến với tác giả lúc bấy giờ đã về Sài-gòn, để tập vở kịch độc đáo này. Thế là một nhóm trẻ mang tên Ráp-bô-ni chào đời từ đấy để rồi gắn liền sinh hoạt của mình với “Cuốn Phúc Âm Thứ Năm”, không chỉ Phần I mà cả Phần II: Ra điTrở về, Đón nhậnRao giảng... Tôi chia sẻ cảm nhận mình với các bạn ấy là: với “Cuốn Phúc Âm Thứ Năm” không chỉ nên đọc-bằng-mắt, đọc-bằng-miệng, mà còn phải đọc-bằng-cả-tâm-hồn. Khi ấy, kịch bản sẽ không còn là kịch bản, sân khấu sẽ chính là cuộc đời, diễn viên hóa thân thành nhân vật Tân Ước để hòa nhập với khán giả và nội dung thì không gì khác hơn Lời Chúa cho hôm nay và của hôm nay.
    Thật vậy, “Cuốn Phúc-Âm Thứ Năm” không hề nằm trong quy điển Thánh Kinh, lại cũng chẳng là một ngụy thư nào đó, mà là chính mỗi người chúng ta, bởi “Thiên Chúa đã dùng Thánh Linh viết trên tim của những người tín hữu chân thành, và Ngài đã không chỉ viết một cuốn mà thôi, nhưng hàng chục triệu cuốn...” ( Trích đoạn cuối Phần I )
    Lời cuối cùng tôi muốn ngỏ là “Tạ ơn Chúa”, bởi một cách nào đó, Ngài đã tặng cho chúng ta một món quà dễ thương qua ngòi bút của anh Trần Duy Nhiên, người bạn gần gũi của tôi và chắc là của các bạn nữa, vì các bạn cũng là những cuốn Phúc-Âm sống động của ngày hôm nay.
    Bây giờ thì xin mời các bạn hãy cùng tôi nhập cuộc.
    Nhân kỷ niệm tháng 8 năm 1995
    Nhóm Ráp-bô-ni được 3 tuổi.
    YUSE TIẾN LỘC, DCCT
    Chữ ký của omem2207
    Con biết rằng Chúa luôn dõi theo con mỗi ngày và mãi mãi

  2. #2
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    KỊCH BẢN
    CUỐN PHÚC-ÂM THỨ NĂM

    PHẦN I
    ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU ( RA ĐI )
    Chúng tôi đã biết được Tình Yêu
    và tin tưởng vào Tình Yêu.
    Thiên Chúa là Tình Yêu
    (1 Yn 4,16)

    Ký giả: Thưa các bạn, Trước hết, tôi xin các bạn thứ lỗi cho sự xuất hiện của tôi nơi đây, ngày hôm nay. Tôi biết các bạn quý giờ phút gặp gỡ này, nhưng khi các bạn biết lý do vì sao tôi đến, các bạn sẽ vì yêu thương mà thông cảm và chấp nhận. Tôi xin trình bày lý do đó.
    Tôi là một ký giả Ki-tô giáo. Tôi đã đọc các sách Phúc-Âm nhiều lần, nhưng thú thật là tôi không hài lòng... có lẽ Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca rất hấp dẫn cho những người đương thời, họ nói đúng đối tượng của mình, đúng ngôn ngữ và tập quán của thính giả, nhưng với bây giờ thì hết thích hợp rồi. Tôi biết đấy chỉ là một nhận định chủ quan, nhưng đó là điều tôi phải tự thú nhận nếu muốn thành thật với chính mình.
    Thưa các bạn, thế đó... những đồng nghiệp Mát-thêu, Mác-cô của tôi đã tỏ ra xuất sắc, nhưng thời của họ đã qua rồi... nếu Lu-ca hài lòng với Mát-thêu, Mác-cô thì ông đã không tìm tòi lục lọi để viết cuốn Phúc-Âm thứ ba. Và không đầy 30 năm sau những cuốn Phúc-Âm đó đã trở nên lạc hậu. Bằng chứng là Gio-an phải viết một cuốn mới để đáp ứng với môi trường mới, hoàn cảnh mới... Và từ thế kỷ thứ hai đến giờ không còn một Lu-ca, một Gio-an nào khác. 30 năm đủ cho thấy cần phải có một cuốn Phúc-Âm thứ tư, thế tại sao gần 2000 năm qua lại không thấy có một cuốn Phúc-Âm thứ năm ?
    Tôi nghĩ đã đến lúc phải có một người trình bày về Đức Giê-su Ki-tô cho thời đại này, đã đến lúc phải có một cuốn Phúc-Âm thứ năm. Và nếu không có ai viết, thì tôi, tôi sẽ tự viết lấy. Tôi đã đọc rất kỹ các sách Phúc-Âm, viếng thăm các di tích, nghiên cứu các tài liệu Kinh Thánh... Thế nhưng, tôi vẫn thấy thiếu một cái gì. Đối với tôi, những thứ ấy chỉ là một kỷ niệm về một Giê-su Na-da-rét, và qua đó tôi chỉ thấy xác chết của Đức Ki-tô chứ không phải là một Đức Ki-tô Phục Sinh và Hằng Sống. Tôi ao ước được gặp những tài liệu sống để tôi có thể loan báo một Đức Ki-tô sống động cho thế giới hôm nay.
    Tôi được biết các bạn là những người đã từng học hỏi để sống như Đức Ki-tô. Vì thế, hôm nay tôi đến xin phép để được phỏng vấn các bạn, tôi mong rằng sau cuộc gặp gỡ này tôi sẽ có được chất liệu và có thể khỡi sự cuốn Phúc-Âm của mình... Đó là lý do hôm nay tôi đường đột đến với các bạn.
    Tôi nhờ các bạn cho tôi biết về những nhân vật Phúc-Âm, những biến cố Phúc-Âm, nhưng không phải là kể lại các cuốn Phúc-Âm, vì tôi đã đọc rất kỹ rồi. Mong các bạn sống lại những nhân vật và những biến cố đó. Trước tiên, tôi xin được phỏng vấn một Tông Đồ... Tông Đồ nào bây giờ nhỉ ? thôi, bắt đầu từ chữ A vậy... An-rê, phải rồi, An-rê cũng là vị Tông Đồ đầu tiên...
    Xin mời một bạn nhập vai An-rê cho tôi phỏng vấn... ai cũng được, xin mời... các bạn khiêm tốn quá, thôi cho phép tôi chỉ định vậy, xin mời anh...
    Một tiếng nói: K..., lên đi !...
    Ký giả: Xin mời anh !
    Anh K. : Không ! Xin mời ai khác, tôi không biết đóng kịch.
    Ký giả: Xin anh yên tâm, tôi không yêu cầu anh đóng kịch, tôi chỉ xin anh sống lại vai An-rê với tâm tình của anh hiện tại.
    An-rê: Thế thì tôi lên, nhưng tôi báo trước là không có gì hay ho đâu đấy nhé !
    Ký giả: Xin anh cho biết sơ lược về tên tuổi và hoàn cảnh gia đình.
    An-rê: Tôi tên là K..., 23 tuổi, sinh viên trường...
    Ký giả: Xin anh sống lại con người An-rê Tông Đồ tiên khỡi, không phải là K..., học ở trường... mà là một An-rê, 23 tuổi, làm nghề chài lưới ở Galilê... anh cho biết về anh em bạn bè.
    An-rê: Tôi có một người anh tên là Si-mon Phê-rô và một người bạn thân tên là Gio-an, cũng làm nghề chài lưới.
    Ký giả: Đúng rồi, cám ơn anh, anh hãy cho biết về lần đầu tiên anh gặp Đức Giê-su.
    An-rê: Lúc ấy, nhằm vào mùa biển động, chúng tôi nghỉ việc nên tôi và Gio-an đến tĩnh tâm với thầy chúng tôi là Gio-an Tẩy Giả... sáng hôm đó, thầy tôi đang giảng về Đấng Mê-si-a thì bỗng dừng lại, hướng về một người mới đến và nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Chúng tôi thấy chàng ấy chẳng có gì là uy phong lẫm liệt như hình ảnh của một vị tướng lãnh, một đấng giải phóng Ít-ra-en...
    Ký giả: Chắc là anh đã thất vọng ?
    An-rê: Không hẳn như vậy, nhưng anh hiểu đó... chúng tôi không trông chờ một Đấng Mê-si-a như thế, tuy nhiên chúng tôi tin tưởng ở thầy Gio-an của chúng tôi...
    Ký giả: Rồi anh làm gì ?
    An-rê: Tôi và Gio-an, bạn tôi, rủ nhau đến tiếp xúc với chàng.
    Ký giả: Sao anh lại gọi Đức Giê-su là chàng ? Đó chẳng phải là Thầy của anh sau này đó sao ?
    An-rê: Đúng vậy, nhưng lúc tôi mới gặp thì Thầy Giê-su có vẻ là một ông anh dễ thương và còn trẻ, đáng yêu hơn là đáng kính. Chàng còn trẻ hơn nhiều anh chị thanh niên ở đây cơ mà, chỉ hơn tôi vài tuổi.
    Ký giả: Tôi hiểu, xin anh kể tiếp.
    An-rê: Tôi và Gio-an đi theo, bỗng chàng quay lại gợi chuyện trước. Chàng hỏi: “các bạn tìm gì ?” chỉ có thế thôi và bỗng dưng chàng trở nên đáng kính. Chỉ một câu hỏi chân tình và cởi mở thoát ra từ đôi mắt chan chứa tình yêu hơn là từ môi miệng. chúng tôi trả lời: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?” Sau đó, Ngài đã đưa chúng tôi đến chỗ Ngài ở và chuyện trò với chúng tôi như những kẻ thân tín... Thời giờ đi qua mà chúng tôi không hay, lúc chúng tôi đứng dậy thì mới biết rằng đã 4 giờ chiều.
    Ký giả: Anh làm như là tiếng sét ái tình không bằng !
    An-rê: Không, ngược lại mới đúng. Tôi đã từng nghe nói đến tiếng sét ái tình, hình như trong ái tình có cái gì rộn ràng say đắm pha lẫn lo âu, nỗi lo âu vì sợ không chiếm hữu được người mình yêu. Nhưng khi gặp Thầy Giê-su thì tất cả trở nên giản dị, thoải mái và bình an... làm sao tôi có thể tả cho anh được cái nhìn, nụ cười, giọng nói của Thầy tôi nhỉ ?
    Ký giả: Tôi hiểu được phần nào, khi nhìn vào cặp mắt của anh... Thế là anh bỏ tất cả để theo Ngài ?
    An-rê: Đâu có, làm gì có ai có thể theo Ngài nếu không được Ngài trực tiếp mời gọi. Sức tôi là bao mà có thể tự ý theo Ngài. Tôi trở về mà lòng thì ở lại.
    Ký giả: Nhưng anh là một Tông Đồ kia mà ?

  3. #3
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    An-rê: Đúng vậy, Ngài đã gọi tôi. Một hôm Ngài đã đích thân đến bờ hồ Ga-li-lê. Ngài đã cho chúng tôi đánh một mẻ cá thật lớn, rồi bảo chúng tôi theo Ngài ?
    Ký giả: Anh đã theo Ngài ba năm, có bao giờ anh tự hỏi vì sao Ngài đã gọi anh không ?
    An-rê: Vì sao Ngài đã gọi tôi ư ?... vì sao ? Thú thật là tôi không biết... nhưng tôi có thể trả lời bằng một câu hỏi được không ?
    Ký giả: Anh tránh né vấn đề. thôi được, anh cứ hỏi đi.
    An-rê: Anh đã gặp nhiều người... anh cho biết xem có người nào đã gặp gỡ Ngài mà không nghe tiếng Ngài gọi bằng cách này hay bằng cách khác không ? anh chẳng hạn, anh được thôi thúc để viết một cuốn Phúc-Âm... anh cũng được gọi đấy chứ ? tôi không nghĩ rằng chỉ có những Tông Đồ mới được Ngài gọi, mà là tất cả mọi người...
    Ký giả: Cám ơn anh An-rê... anh đã làm cho tôi thấy rõ vấn đề hơn... nhưng tôi nghĩ anh hơn chúng tôi ở chỗ anh đã đáp trả.
    An-rê: Đáp trả... cũng là một ơn cho không, anh à. Tôi chẳng có công gì, bất cứ người nào đã gặp được Ngài, thực sự gặp được Ngài, thì không thể nào không đáp trả.
    Ký giả: Nói chuyện với anh thật là thú vị, tôi muốn biết rõ hơn về Thầy anh. Xin anh kể cho tôi nghe những việc Ngài làm, những lời Ngài nói.
    An-rê: Thưa anh, anh đòi hỏi tôi làm một điều mà chính Ngài không nỡ đòi hỏi nơi tôi... Tôi không biết nói thế nào... Đứng trước Ngài tôi chỉ thấy mình bất lực... Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của anh. Đó là điều làm tôi ray rứt... nhưng này nhé, người bạn của tôi là Gio-an ấy mà, anh ấy nói năng lưu loát hơn tôi, anh ấy có thể trả lời cho anh... ( nói với cộng đoàn ). Có anh em nào lên đây giúp tôi đi...
    Ký giả: Thưa các bạn tôi xin mời một bạn làm Gio-an... Xin một người xung phong.
    Có 2 người đưa tay: Tôi, tôi...
    Ký giả: Cám ơn các bạn, một người thôi... Mời bạn lên đây.
    An-rê: Xin giới thiệu Gio-an.
    Ký giả: Hân hạnh được tiếp xúc với anh. Tôi đã được biết ít nhiều về người Môn Đệ Chúa yêu.
    Gio-an: Tôi đã nghe anh nói chuyện với anh An-rê, tôi muốn nói lên lý do Ngài đã gọi chúng tôi: Đó là vì yêu thương !
    Ký giả: Anh hiểu cho, anh Gio-an à, tôi không muốn nói đến chuyện tình cảm ! điều tôi muốn ghi là sự kiện. ở thời đại chúng tôi, vấn đề chính yếu là đánh giá một sự kiện một cách khách quan. Một sự kiện xét dưới khía cạnh tình cảm, sẽ làm sai lệch mọi sự.
    Gio-an: Tôi đâu có nói với anh chuyện tình cảm. Khi Thiên Chúa yêu chúng ta đến độ ban Người Con độc nhất của Ngài nhập thể và chết cho chúng ta, thì đó không còn là một vấn đề tình cảm: đó là Tình-Yêu-Đã-Trở-Nên-Xác-Thịt.
    Ký giả: Anh thật là một người độc đáo, anh Gio-an à. Từ ngữ anh dùng thật là kêu. Tôi rất thích một số câu của anh. Ví dụ: ”và Ngôi lời đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta”... hoặc ”Ai không yêu thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu”, v.v... Nhưng anh nhớ cho là có một khoảng cách gần 20 thế kỷ giữa anh và chúng tôi. Những con người ở thời đại này đòi hỏi những cái gì cụ thể, những cái gì cân, đo, đong, đếm được, còn tình yêu, nhất là thứ tình yêu mông lung xa vời như anh nói, là một cái gì trừu tượng. Không ai sờ mó được tình yêu, không ai nhìn thấy được tình yêu. Quan niệm của chúng tôi là không có tình yêu; chỉ có những con người yêu nhau hoặc ghét nhau mà thôi... ”tình yêu hay tình ghét”, những ký giả chúng tôi không có quyền đề cập đến.
    Gio-an: Có thể tôi không giúp anh được gì cả. Nhưng đối với tôi tình yêu không phải là cái gì trừu tượng, tình yêu chính là sự sống. sự sống đó, chúng tôi đã từng nghe tận tai, đã từng thấy tận mắt, và tay chúng tôi đã sờ đến... Vâng, một tình yêu đã ăn, nói, đi, lại... một tình yêu đã bị bắt bớ, đánh đập, chết bêu thây trên Thập Giá... tôi không thể gọi đó là một cái gì trừu tượng.
    Ký giả: Trong thực tế, anh đã thấy Giê-su Na-da-rét. Anh đã đụng chạm đến Giê-su và chính con người đó đã ăn, ở, đi, lại... Anh là một con người quá nhiều tình cảm, anh Gio-an à.
    An-rê: Anh ký giả à, Gio-an là bạn thân nhất của tôi, tôi có thể nói với anh là Gio-an không phải là một người nhiều tình cảm, theo nghĩa của anh. Thầy chúng tôi đã gọi hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an là ”những-đứa-con-của-sấm-sét”. trong nhóm mười hai người của chúng tôi, nếu có một người ít ”tình cảm” nhất, có lẽ đó là Gio-an. Ngày Thầy chúng tôi bị đóng đinh, chỉ có một mình Gio-an dám đối diện với những cặp mắt chế nhạo và căm thù của đám đông và đứng dưới chân Thập Giá.
    Một phụ nữ: Nhưng tại sao phải phủ nhận tình cảm. Con người là lý trí và tình cảm, và tình cảm cũng có những lý lẽ của mình. Tôi đã có kinh nghiệm rằng trái tim có mãnh lực hơn khối óc.
    Ký giả: Xin chị cho biết chị là ai ?
    Sa-lô-mê:Tôi là Sa-lô-mê, mẹ của Gio-an và Gia-cô-bê.
    Ký giả: Xin lỗi bác, xin bác cho biết kinh nghiệm của bác...
    Sa-lô-mê:Ngày hai con tôi bỏ nhà ra đi, tôi rất lo lắng. Anh còn trẻ và là một người nam, chắc anh không hiểu được trái tim của người mẹ... Tôi cũng đã bỏ tất cả để theo các con, xem Người đã lôi cuốn chúng là ai ? Tôi đã được chứng kiến bao nhiêu việc lạ lùng và tôi tin rằng người đó sẽ làm vua chúng tôi. Anh phải thấy được uy quyền của Ngài, phong cách của ngài anh mới hiểu...
    Ký giả: Thưa bác, tôi tin điều bác nói. Tôi không được thấy tận mắt, nhưng tôi đã nghiên cứu các tài liệu về Giê-su Na-da-rét và tôi biết ảnh hưởng của Người. À, mà có lần bác đã đến xin cho mấy con bác được làm người... thân cận của Giê-su, phải không ạ ?
    Sa-lô-mê:Đúng vậy, tôi biết có nhiều người đã cho rằng tôi bon chen, ham hố địa vị cho con... để qua đó tìm cho mình một chút vinh dự... Tôi không biết cách đánh giá đó có chính xác không. nhưng anh hiểu: đối với tôi, Giê-su Na-da-rét, ban đầu, chỉ là một người xa lạ; chỉ có hai con tôi là có ý nghĩa... tôi đến gặp Giê-su không phải vì Giê-su, mà vì con tôi. Nhưng khi tiếp xúc với Ngài xong thì chính tôi cũng đã hiểu thế nào là tình yêu mà con tôi từng nói đến. Ngài là một con người không bao giờ thuyết phục ai... Mọi lời nói việc làm chỉ là tình yêu đầy ắp nên tuôn trào. Vì thế tôi đã cùng các con đi theo Ngài trên khắp các nẻo đường, và ở gần Ngài cho đến phút cuối cùng dưới chân Thập Giá.
    Ký giả: Nhưng thưa bác, rốt cuộc, Giê-su Na-da-rét không lên ngai vàng mà lại lên Thập Giá, bác có thất vọng không ?
    Sa-lô-mê: Không anh à, Ngài đã sống lại... Nhưng giả như Ngài không sống lại, thì đối với tôi, như thế cũng đủ rồi. Tôi đã biết được và đã tin tưởng ở tình Yêu.
    Ký giả: Hình như gia đình bác nhắc tới Giê-su thì chỉ có hai chữ đó: Tình yêu, Tình yêu...
    Sa-lô-mê:Đúng như vậy anh ạ. Nếu anh hiểu, biết, tin và sống hai chữ đó thì anh đã biết rất nhiều về Giê-su, còn nếu không chấp nhận hai chữ đó thì anh có đọc hàng ngàn cuốn sách, có đi khắp cùng mặt đất, thì anh cũng sẽ không khám phá được gì cả.
    Ký giả: Nhưng tình yêu làm cho con người có những ảo tưởng về cuộc sống. Nếu Giê-su tạo ra những ảo tưởng như thế... thì tôi cho đó là một sự chạy trốn. Tôi muốn để cho những con người của thế kỷ hôm nay can đảm đối diện với cuộc sống, tôi không muốn đánh lừa họ.
    Sa-lô-mê: Không đâu anh ạ. Tôi không còn ở lứa tuổi mười tám đôi mươi để có một ảo tưởng về tình yêu. Tôi đã cưu mang hai con tôi, tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được cho chúng. tôi đã đau đớn khi chúng chào đời và quặn thắt hơn khi chúng bỏ tôi mà theo Giê-su... không anh ạ, tình yêu đối với lứa tuổi chúng tôi không phải là một trái chín ngọt bùi. Tình yêu là một đòi hòi gắt gao. Nhưng Giê-su đã là một tình yêu như thế, ngay từ giờ phút đầu tiên gặp Ngài, linh tính của một người nữ và tình yêu của một người mẹ báo cho tôi biết rằng Ngài sẽ phải trả một giá rất đắt. cái chết nhục nhã của Ngài không làm tôi thất vọng: đó chỉ là sự thể hiện tột đỉnh của tình yêu.
    Ký giả: Nhưng Giê-su đã làm gì, tôi mong biết điều đó và cho tới giờ này tôi cũng chưa được kể lại. Xin bác... Xin hai anh... tôi rất thích Lu-ca, ông không nói đến những khái niệm, ông nói đến một người con ao ước trưởng thành. Ông kể lại dụ ngôn một người con muốn ra đi để tìm ý nghĩa cuộc sống một cách tự lập mà không lẩn quẩn ở xó nhà. anh ta không tự cho là đầy đủ với khu vườn nhỏ bé của người cha. Nhiều người gọi đó là ”đứa con hoang đàng”. Đối với chúng tôi, đó là người con không muốn bước theo con đường mòn, dù đó là con đường mòn trải gấm. Đó là người muốn đối diện với cuộc sống muôn màu ngoài kia, một người can đảm... một người biết rằng mình không thể trưởng thành khi chỉ sống dưới sự săn sóc của mẹ, dưới sự nâng đỡ của cha. Đó, Giê-su đã dạy như thế, và cũng báo trước rằng con người rất khó mà trung thành với tiếng gọi lên đường, rồi thế nào cũng bỏ cuộc, rồi cũng như chàng trai kia, cũng trở về với tình trạng lệ thuộc. Tôi muốn viết một sứ điệp mới cho những người lên đường mà không quay lại, không bao giờ quay lại. Chẳng phải Ngài đã phán rằng: ”Ai tra tay vào cán cày mà còn quay lại thì không xứng đáng với Ta” và ”Kẻ đến với Ta mà không ghét cha mẹ vợ con và cả mạng sống mình ắt không thể làm môn đồ của Ta”.

  4. #4
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    Gio-an: Anh hiểu lầm Lu-ca rồi, anh rọi đèn vào người con, thực ra Lu-ca nhấn mạnh đến người cha. Người cha chấp nhận cho con ra đi với trái tim rướm máu, và từng giờ trông ngóng người con. Lu-ca cũng chỉ nói có thế: Tình yêu của Thiên Chúa là Cha.
    Ký giả: Thì như thế nào cũng được... Nhưng ít ra Lu-ca cụ thể. Thế thì anh cho tôi biết vài việc Ngài làm đi, và nếu từ việc ấy toát ra một sức sống thì đó mới là một bằng chứng đích thực... Xin anh kể cho một vài phép lạ chẳng hạn.
    An-rê: Thì anh chiều anh ấy đi ! kể cho anh ấy những phép lạ của Ngài vậy.
    Gio-an: Anh An-rê à, anh dư biết rằng phép lạ đối với Thầy là một chuyện bất đắc dĩ. Vấn đề của Ngài đâu phải là cứu một người câm, một người điếc, một người bất toại.
    Sa-lô-mê: Nhưng Ngài đã làm phép lạ thì con cứ kể đi.
    Gio-an: Thôi được, tôi xin kể. Nhưng đối với tôi phép lạ lớn nhất là Ngài yêu thương chúng ta đến độ hạ mình làm một vài phép lạ cho chúng ta vừa lòng. Mặc dù Ngài biết rằng đối với những kẻ tin thì không cần phép lạ, và đối với những người không tin thì hằng triệu phép lạ cũng không hoán cải được ai. Tôi sẽ kể cho anh nghe phép lạ Ngài làm ở Giê-ru-sa-lem khi Ngài về đấy để dự lễ nhà tạm. Có lần Ngài tranh luận với những người Pha-ri-sêu và họ muốn ném đá Ngài, Ngài đã lánh mình ra khỏi Đền Thờ. Đi ngang qua, Ngài thấy một người mù từ thuở mới sinh...
    Ký giả: Xin lỗi phải ngắt lời anh, anh Gio-an à, anh bắt đầu đọc lại nguyên văn chương 9 trong tin mừng của anh mất rồi. câu chuyện người mù ấy đối với tôi chẳng có gì lạ. Mong anh kể cho tôi nghe một cách khác đi.
    Gio-an:Anh ký giả à, tôi không biết kể chuyện. Tôi không bao giờ hài lòng về những biến cố mình thuật lại. Mọi hành động của Thầy Giê-su luôn luôn có một cái gì vượt quá điều mắt thấy tai nghe. Ví dụ như có lần Ngài đã dùng ngón tay viết trên cát, trong khi chung quanh Ngài, người ta đem lề luật ra chất vấn Ngài để đòi giết một người phụ nữ sa cơ. Anh còn nhớ chứ, sáng hôm đó...
    Một phụ nữ: ( Nói )Sáng hôm đó là một buổi sáng mà các biến cố dồn dập trên tôi. Một buổi sáng thức giấc trong tình trạng tội lỗi. Một buổi sáng bị người đời lên án. Và cũng là một buổi sáng được Ngài cứu vớt, một buổi sáng được Ngài thứ tha...
    ( Hát ) Một buổi sáng đi hoang lòng trở lạ.
    lòng mù tối nên đời tôi mưa sa.
    Chỉ một phút, ôi thôi rồi ngọc ngà.
    Ôi là giết chết xuân nào xưa.
    ( Nói ) người ta xỉ vả tôi, họ lôi tôi ra cổng thành để ném đá. Đi qua trước Đền Thờ thấy một đám đông đang nghe Thầy Giê-su giảng. Họ xô tôi vào giữa ... tôi vẫn còn nhớ những cái nhìn khinh bỉ. Tôi còn thấy những thái độ căm hờn. Tôi vẫn còn nghe những lời buộc tội:
    ( Một giọng nói bên trong vọng ra ) “Người phụ nữ này đã bị bắt quả tang trong khi phạm tội. Trong lề luật, Mô-sê chúng tôi phải ném đá những hạng đàn bà như thế, còn Thầy, Thầy dạy sao ?”
    ( Hát ) Đời dày xéo lên tôi, đời hỏi tội.
    Một đàn sói kêu gầm chung quanh tôi.
    Và ngục tối ôi thôi rồi một đời.
    Cúi mặt xuống xót xa một mình tôi ...
    ( Nói ) Nhưng Ngài cũng cúi mặt như tôi và lấy ngón tay viết lên cát. Ngài không phạm tội nhưng Ngài cũng bị buộc tội như tôi, thay tôi... Ngài không muốn nói, nhưng họ ép buộc Ngài, sau cùng:
    ( Hát ) Đưa mắt nhìn cuộc đời,
    buồn thật buồn Ngài hỏi:
    “Ai trong các ngươi vô tội
    thì ném đá nàng đi”.
    ( Nói ) Tôi nhắm mắt chờ một trận mưa đá trút lên đầu. Tôi chờ đợi viên đá đầu tiên nhưng không có gì xảy ra cả... Lâu thật lâu, tôi nghe những bước chân rời bỏ công trường, mọi người đã bỏ đi, đám đông đã giải tán, tôi ngẩng đầu lên...
    ( Hát ) Tôi ngước nhìn cuộc đời.
    Cuộc đời đã chạy trốn.
    Bên đôi mắt Ngài mỏi mệt,
    Lòng tôi nát thành bụi bay.
    ( Một giọng nói ) “Này không ai hỏi tội, còn Ta cũng không đòi. Về đi và đừng phạm tội ! về đi và sống cho đời !”
    ( Hát ) Trọn đời sẽ không quên lời giải tội.
    Trọn đời sẽ ru hoài kinh xa xôi;
    Vì Ngài đã cho tôi ngày chỗi dậy,
    Và là ánh sáng cho ngày nay.
    Từ miệt chết tôi quay mình trở lại,
    Vào cuộc sống xây đời trên ăn năn;
    Và từ đó trong tôi từng nhỏ dại,
    Đóng thành nến thắp lên từng mùa xuân...
    Gio-an: Đấy, anh xem những biến cố như thế thì làm sao kể lại được ?
    Ký giả: Nhưng trong Phúc-Âm của anh, đoạn người phụ nữ ấy được kể lại sống động lắm cơ mà ?
    Gio-an: Không đâu anh à, câu chuyện đó có trong Phúc-Âm của tôi nhưng không phải do tôi viết. Người ta đã đặt vào đó một đoạn văn của ai khác, hình như của Lu-ca thì phải.
    Ký giả: Thế anh có thể đứng vào vị trí của Lu-ca để kể lại câu chuyện của người mù được chứ ?
    Gio-an: Thế sao anh không mời một bạn khác làm Lu-ca ?
    Ký giả: Ừ nhỉ ?
    Sa-lô-mê: Hay ta đề nghị chính người mù kể lại câu chuyện của mình !
    An-rê: Phải đấy anh Ký giả. Anh cho phép chúng tôi rút lui nếu chúng tôi tìm được một người mù cho anh ?
    Ký giả: Như thế cũng được, cám ơn các anh chị.
    An-rê: Mời một bạn kể chuyện ấy cho ông ký giả... anh B... , anh có thể lên không ? Trong một lần chia sẻ, đoạn Phúc-Âm ấy đã đánh động anh một cách đặc biệt.
    Anh B. : Vâng, tôi sẽ cố gắng.
    An-rê: Xin giới thiệu với anh người mù, và bây giờ chúng tôi xin phép trở về chỗ.
    Ký giả: Cám ơn các anh chị. Nói với người mù ) xin anh cho biết về câu chuyện của anh.
    Người mù:Hôm ấy, tôi đang ăn xin ngoài Đền Thờ bỗng nghe một tiếng lao xao rất lạ. Có người cho tôi biết rằng Giê-su Na-da-rét đi ngang qua, tôi xin được dẫn tới. Câu nói đầu tiên tôi nghe được là: “Ta là sự sáng thế gian”. Hình như ngài đang nói với ai đó chứ không phải nói với tôi. Nhưng câu nói đó làm cho tôi tin tưởng rằng tôi sẽ biết được sự sáng. Chưa kịp mở lời thì tôi cảm thấy có một bàn tay đắp một vật gì ươn ướt lên mắt tôi và Ngài bảo tôi: ”Hãy đi rửa trong ao Si-lô-am”. Tôi đã làm như thế và tôi đã trông thấy. Đó là ơn đầu tiên tôi nhận được ở Con Thiên Chúa.
    Tiếng phản đối: Anh hãy im ngay đi. Anh có biết lộng ngôn đến Gia-vê Thiên Chúa sẽ lãnh án phạt như thế nào không ? Tôi nhắc lại cho anh sách Lê-vi chương 24, câu 14: “Gia-vê đã phán với Mô-sê: Hãy đem ra bên ngoài kẻ đã nói lộng ngôn, mọi người sẽ ấn tay trên đầu nó, và toàn thể cộng đồng sẽ ném đá nó.”

  5. #5
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    Người mù: Tôi đã lộng ngôn gì đâu ạ ?
    Người phản đối: Anh đã kể lại một câu chuyện không có thật và gọi một tên phá rối là Con Thiên Chúa !
    Ký giả: Thưa anh, anh là ai ?
    Pha-ri-sêu: Có lẽ anh không cần biết tên tôi. Tôi là một trong những người Pha-ri-sêu. Tôi biết rằng các anh không có cảm tình với chúng tôi, nhưng chúng tôi là những người nguyện trọn đời mình phụng sự Gia-vê Thiên Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực và trung thành tuyệt đối với lề luật mà người đã trao ban qua Mô-sê.
    Ký giả: Thưa không, tôi không có định kiến gì đâu và rất hân hạnh nữa là khác. Xin mời Thầy lên đây để giúp tôi hiểu thêm vấn đề.
    Pha-ri-sêu: Vâng, nếu anh không mời thì tôi cũng xin phép lên để lau gương mặt của Gia-vê đã bị tên khốn nạn này bôi nhọ. ( Nói với người mù ): Này anh kia, anh bảo rằng anh bị mù từ lúc mới sinh và anh vừa thấy lại, có đúng thế không ?
    Người mù: Dạ thưa đúng như vậy.
    Pha-ri-sêu: Người chữa cho anh đã làm gì ?
    Người mù: Ông ấy đã bôi một cái gì lên mắt tôi, bảo tôi đi rửa ở si-lô-am, tôi đã đi rửa và tôi đã nhìn thấy.
    Pha-ri-sêu: Ông ấy là ai ?
    Người mù: Tôi không thấy được, chỉ nghe người ta bảo ông ấy là Giê-su.
    Pha-ri-sêu: Vô lý, hoàn toàn vô lý ! Có bao giờ ai nghe một người mù đi rửa mắt mà thấy lại chưa ?
    Người mù: Tôi không biết nữa. Nhưng trước kia tôi mù, bây giờ tôi thấy được.
    Pha-ri-sêu: Thế thì anh cho Giê-su là người như thế nào ?
    Người mù: Chắc ông ấy là một người của Thiên Chúa. Vì chỉ có Gia-vê Thiên Chúa mới có quyền lực như thế.
    Pha-ri-sêu: Anh có biết anh đang nói gì đó không ? anh có nhớ hôm nay là ngày gì không ?
    Người mù: Dạ thưa là ngày Hưu lễ.
    Pha-ri-sêu: Hôm nay là ngày hưu lễ. Và nếu quả thật anh được chữa trong ngày hôm nay thì tên Giê-su ấy đã vi phạm ngày Sa-bát: một tội mà chính Gia-vê đã ra lệnh ném đá. Sách Dân Số, chương 15 câu 35. Một người phản nghịch với lề luật như thế không thể nào xuất phát từ Gia-vê Thiên Chúa. Thế thì anh câm miệng lại và đừng kể lể những chuyện nhảm nhí như thế nữa, anh nghe rõ chưa ?
    Người mù: Thưa thầy Pha-ri-sêu, tôi nghe rõ. Nhưng người đó đã làm cho tôi thấy ánh sáng của một ngày Hưu lễ thì tôi phải nói làm sao ?
    Pha-ri-sêu: Anh thật là ... ( Nói với ký giả ) Tôi không thể nào tranh luận với tên ngu ngốc và ngoan cố này. Nhờ anh cho mời cha mẹ nó đến.
    Ký giả: ( Nói với cộng đoàn ) Bây giờ cần có hai người làm cha mẹ người mù. ( Nói với một người ) xin mời anh làm cha người mù vậy nhé, anh chọn giúp cho một người làm mẹ luôn ... xin mời cả hai lên đây... Thưa thầy Pha-ri-sêu, thầy có thể tiếp tục.
    Pha-ri-sêu: Ông bà vui lòng cho biết cậu này có phải con ông bà không ?
    Cha Mẹ: Thưa phải ạ !
    Pha-ri-sêu: Lúc ông bà sinh cậu ấy ra, mắt cậu ấy có bình thường không ?
    Mẹ: Thưa không thầy ạ. Đó là một bất hạnh mà tôi không bao giờ quên. Tôi đã khóc suốt một tuần khi biết rằng con tôi không thấy gì cả.
    Pha-ri-sêu: Nhưng hôm nay thì nó thấy rõ ràng chứ ?
    Mẹ: Vâng, đó là điều làm chúng tôi ngạc nhiên. Trưa nay nó về, nó nhìn tôi thật lâu, rồi khoan thai bước tới sờ lên mặt tôi và gọi: ”Mẹ, con nhìn thấy mẹ rồi”.
    Pha-ri-sêu: Làm sao nó thấy lại được ? Mong ông bà nói đúng sự thật. Vì ai làm chứng dối sẽ bị trục xuất khỏi hội đường, ông bà biết đấy ! Sách Xuất Hành, chương 20, câu 16.
    Mẹ: Ông trả lời đi.
    Cha: Nó nói với bà trước mà.
    Mẹ: Tôi là người nữ, không có quyền làm chứng mà. Ông trả lời đi.
    Cha: Trả lời làm sao bây giờ. Giê-su là một ân nhân, nhưng đề cập đến là bị trục xuất, bà muốn tôi bị trục xuất à !.
    Pha-ri-sêu: Ông bà trả lời ngay cho !
    Cha: Dạ... chúng tôi biết: quả nó là con chúng tôi, và sinh ra đã mù. Còn làm sao nó thấy được thì chúng tôi không biết. Hay có ai mở mắt cho nó thì chúng tôi cũng không biết. Xin ông hỏi nó, nó khôn lớn rồi, nó sẽ nói về mình.
    Pha-ri-sêu: Ông có biết một người tên là Giê-su đến Giê-ru-sa-lem hành lễ không ?
    Cha: Tôi có biết nhiều người tên là Giê-su, nhưng không biết thầy nói về người nào ?
    Pha-ri-sêu: Tên Giê-su mà con ông bảo rằng đã làm cho nó trông thấy đấy.
    Cha: Tôi không biết người đó.
    Pha-ri-sêu: ( Nói với người mù ): Trước mặt Thiên Chúa anh hãy nói thật. Làm sao anh thấy được ? không phải là Giê-su đấy nhé, vì chúng ta biết tên ấy là một tên tội lỗi.
    Người mù: Ông ấy là một người tội lỗi hay không thì tôi không biết: điều tôi biết là trước đây tôi mù, bây giờ tôi thấy.
    Pha-ri-sêu: Thế thì hắn đã làm gì cho anh ? Hắn mở mắt anh ra làm sao ?
    Người mù: Thì tôi đã nói với thầy rồi, sao thầy không nghe ? Thầy lại muốn nghe một lần nữa. Hay là thầy cũng muốn làm Môn Đệ của ông ấy ?
    Pha-ri-sêu: Khốn nạn, mày là Môn Đệ của nó thì có. chúng ta là Môn Đệ của Mô-sê, còn tên đó, chúng ta không biết nó ở đâu ra.
    Người mù: Đó cũng là điều lạ, các thầy thông hiểu lề luật mà không biết ông ấy từ đâu ra. Thế mà ông ấy đã mở mắt cho tôi. Thiên Chúa chỉ nhận lời những kẻ đẹp lòng Ngài chứ không nhận lời kẻ tội lỗi. Thầy nói: không đời nào nghe ai mở mắt người mù từ thủa mới sinh, nếu ông ấy không từ Thiên Chúa mà đến thì đã chẳng làm được việc gì.
    Pha-ri-sêu: Im ngay, đồ chúc dữ ! Mày sinh trong đống tội mà đòi làm thầy của chúng ta à ? Nhân danh Gia-vê Thiên Chúa, ta trục xuất ngươi ra khỏi hội đường ! đi cho khuất mắt !
    Cha: Con ! con hãy nói lại đi... con có biết tương lai con như thế nào nếu không thuộc về cộng đoàn không ?
    Mẹ: Mẹ van con ...
    Người mù: Con xin cha mẹ tha thứ cho con. Đức Giê-su đã mở mắt cho con, con không thể nào chối bỏ Ngài... con không thể...
    Pha-ri-sêu: Đi ngay cho !
    Người mù: Vâng, tôi đi đây. Nhưng dù ông có đuổi tôi đi khắp cùng trái đất, thì đối với tôi Đức Giê-su vẫn là Con Thiên Chúa và Ngài là ánh sáng của đời tôi.
    Pha-ri-sêu: Thưa anh ký giả, xin lỗi anh vì đã xen vào buổi làm việc của anh. Nhưng anh đến đây để tìm chân lý, và tôi không muốn anh bị lường gạt bởi những tên ngu si và không hiểu lề luật... xin chào anh...

  6. #6
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    Cha: ( Quay trở lại ) Anh ký giả, bây giờ ông Pha-ri-sêu đã đi rồi, tôi có thể nói với anh là chính Giê-su đã chữa cho con tôi và chúng tôi có biết Ngài.
    Ký giả: Nhưng lúc nãy, ông bảo rằng ông không biết cơ mà.
    Cha: Tôi già rồi. Tôi muốn được ở yên, anh hiểu không ? Tôi sợ phải bị trục xuất. Trên môi miệng tôi bảo là không biết, nhưng trong lòng tôi vẫn tin tưởng và nhớ ơn Giê-su. Vì thế nếu anh có viết lại cuốn Phúc-Âm, anh vui lòng nói lên sự thật đó.
    Ký giả: Sự thật ấy không có giá trị gì cả ông à ! Nếu Giê-su quả thật là Sự Sống, là Sự Sáng và là Chân Lý, thì những kẻ gặp Ngài không thể phủ nhận Ngài.
    Cha: Làm sao nói cho anh hiểu rằng trong đời chúng tôi, những người đã gặp Đức Ki-tô, hằng ngày chúng tôi có thể đồng thời vừa yêu thương vừa phản bội, vừa tin tưởng vừa chối bỏ...
    Một người trong cộng đoàn: Đúng vậy, anh ký giả à. Tôi có thể xác nhận điều bác ấy nói. Chính tôi đã từng sống trong tâm trạng đó, tôi đã có kinh nghiệm.
    Ký giả: Xin anh tự giới thiệu.
    Ni-cô-đê-mô: Tôi là Ni-cô-đê-mô, một người Pha-ri-sêu, nghĩa là cùng một phái với người lúc nãy. Có lần tôi đến nghe thầy Giê-su giảng và tôi đến trao đổi với Ngài. Tôi phải nói rõ là tôi đến gặp Ngài ban đêm. Vâng, tôi cũng sợ hãi. Anh phải hiểu, xã hội chúng tôi lúc bấy giờ. Tôn giáo và xã hội chỉ có một bộ luật Môsê duy nhất. Chúng tôi không thể nào tách rời khỏi Giáo Hội mà không đồng thời là một người mất quyền công dân. Và luật lệ ấy tỉ mỉ lắm. Anh đã tham khảo Cựu Ước, đã đọc Ngũ Thư, chắc anh đã hiểu ít nhiều; đó là chưa kể bao nhiêu lề luật khác sau này sẽ biến thành quyển Tan-mút ( Talmud )...
    Ký giả: Vâng, tôi có biết điều đó. Nhưng xin anh hãy cho biết thêm về mối liên hệ giữa anh với Đức Giê-su.
    Ni-cô-đê-mô: À, tôi đang nói đến lần gặp gỡ đầu tiên với Ngài. Đêm đó, Ngài đã hé mở cho tôi một cuộc sống mới và dạy tôi phải tái sinh trong Nước và Thần khí. Tôi thấy thỏa mãn cõi lòng, thỏa mãn trí khôn... Nhưng chấp nhận đứng ngoài con đường chính thức của Do-thái Giáo thì tôi không dám. Thú thật, kể từ khi gặp Ngài, tôi đã thuộc về Ngài. Có lần ở công nghị, tôi thử bênh vực Ngài, nhưng khi các đồng nghiệp của tôi đem sách Thánh ra mà dẫn chứng thì tôi sợ hãi im lặng. Phải mất ba năm tin tưởng và phản bội – như bác lúc nãy đã nói – tôi mới dám theo Ngài. Nhưng khi tôi quyết định theo Ngài thì đã quá trễ, và tôi chỉ ôm được xác chết của Ngài vào lòng mà thôi...
    Ký giả: Điều anh mói làm tôi tự hỏi: Nếu Đức Giê-su không chiếm được lòng của một con người thiện chí như anh, thì làm sao có thể chiếm được lòng của những con người thời nay được ?
    Ni-cô-đê-mô: Không anh ạ, sự hèn nhát là của riêng tôi. Nhưng từ khi gặp Ngài thì tình yêu Ngài đã vượt thắng... Có thể Ngài muốn sử dụng tôi với tất cả sự hèn nhát của mình. Phải chăng, Ngài muốn tôi trở về với môi trường Pha-ri-sêu và sống trong sợ hãi như một môn đồ trong bóng tối... Tôi không biết phải nói thế nào... xin anh hiểu cho tôi... Xin mọi người hiểu cho tôi...
    ( Hát ) Xin người hiểu cho tôi, người môn đồ trong bóng tối. Kẻ đến trong đêm khuya mang nặng tâm tư.
    Xin người hiểu cho tôi những xót xa cuộc đời,
    Phận người yếu đuối và niềm riêng nói không nên lời.
    Xin người hiểu cho tôi đã xuyến xao lòng
    Thấy tim rung động, đầy ắp cậy trông,
    Gần kề sự sống, tôi tha thiết muốn theo Ngài,
    Nhưng nơm nớp sợ người ngoài.
    Xin người hiểu cho tôi, giữa lúc tang Thầy,
    Đến xin thi hài, liệm táng Thầy tôi, mặc dù sợ hãi.
    Tôi đâu dám sống anh hùng,
    Chỉ xin chút thương yêu thật lòng.
    Xin người hiểu cho tôi lòng tơ vò khi Chúa chết.
    Thập giá ai treo cao cho lòng tôi đau.
    Xin người hiểu cho tôi những xót xa cuộc tình,
    Phận hèn yếu đuối đã dạy tôi quí anh em mình
    Xin người hiểu cho tôi. Xin người hiểu cho tôi...
    Ma-ri-a Ma-đa-lê-na: Anh Ni-cô-đê-mô à. Không biết có ai hiểu cho anh không, nhưng tôi chắc chắn Ngài đã hiểu và đã tha thứ cho anh... Phải là một người tội lỗi như tôi mới cảm nghiệm được trọn vẹn tình yêu của Ngài. Vâng, tôi là Ma-ri-a Ma-đa-lê-na, người đã được Thầy thương yêu vô bờ bến, chỉ vì tôi là một người tội lỗi nhất trần gian. Ôi, tôi sung sướng được làm người tội lỗi, vì nhờ đó mà tôi hiểu được thế nào là thứ tha. Tôi sung sướng được ghét bỏ vì nhờ đó mà biết được thế nào là Tình Yêu. Tôi sung sướng được đớn đau vì nhờ đó mà cảm được thế nào là yên ủi... Xin cho phép tôi làm một người tội lỗi. Xin cho tôi mãi mãi được ruồng bỏ...
    ( hát ) Xin hãy cho tôi được đớn đau, buốt men sầu tê tái
    Kinh cầu duyên đầu, hay mối nghẹn ngào.
    Mà những dấu ố màu và cuộc sống nát nhầu,
    Ngài thấu vết đau hằn sâu.
    Ôi biết bao nhiêu lầm lỗi xưa,
    Sẽ ân hận sẽ mãi xin chừa,
    Duyên thừa, yêu mấy cho vừa ?
    Ngài đã tới trong đời, Ngài đổi mới tôi rồi,
    Ngài đã cứu cho đời tôi.
    Giê-su, Giê-su, khi con đời tan vỡ,
    Đưa tay Ngài nâng đỡ,
    Khi con còn lầm lỡ, ô nay Ngài tha thứ.
    Ôi Giê-su hỡi, Chúa là Thượng đế con,
    Chúa của muôn tình yêu thương.
    Xin hiến dâng rã rời biết ơn,
    Hiến dâng trọn tan nát linh hồn
    Dâng Ngài tiếng hát trong đời.
    Ngài đã dẫn con vào trong cuộc sống
    Ứa trào gọi réo cuốn theo tình yêu.
    Giê-su, Giê-su. Giê-su, Giê-su.
    Ma-ri-a Bê-ta-ni-a: Anh ký giả à, có thể anh không hiểu được Ma-ri-a Ma-đa-lê-na đâu. Anh có vẻ không thích một Giê-su Tình Yêu. Anh sợ rằng tình yêu ấy chạm đến ai thì người ấy trở nên điên dại chỉ vì Giê-su yêu thương đến độ điên cuồng. Nhưng, nếu không hiểu được Giê-su chính là Tình Yêu, thì làm sao hiểu được Ngài đã sống lại ?
    Ký giả: Không phải đâu chị ạ. Tôi có cảm giác là những điều vừa nghe không xa lạ, nhưng rất gần gũi với tôi, vì tôi cũng có lần cảm thấy như vậy. Nhưng tôi không thể tách khỏi thực tế của cuộc sống thời đại... Tôi... Nhưng thưa chị, chị là ai ?
    Ma-ri-a Bê-ta-ni-a: Tôi cũng mang tên là Ma-ri-a, nhưng không ở Mác-đa-la, tôi ở Bê-ta-ni-a. Tôi là em của Mác-ta, và là chị của La-da-rô. Thầy Giê-su thường đến thăm chúng tôi tại nhà. Và mỗi lần Ngài đến, thì tâm trạng của tôi giống như Ma-ri-a Ma-đa-lê-na. Tôi ngồi hằng giờ dưới chân Ngài và không biết mình còn sống hay đã chết. Những giờ phút đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết đã bị xóa tan.
    Ký giả: Xin lỗi chị, tôi chưa hiểu rõ.
    Ma-ri-a Bê-ta-ni-a: Anh biết đó, khi được báo tin rằng Ngài đã sống lại, tôi không chạy đến bên mồ để kiểm chứng, vì tôi biết rằng Ngài đã sống lại. Từ lâu rồi tôi khám phá ra rằng Ngài chính là Tình yêu, mà Tình Yêu thì mạnh hơn cái chết. Anh có vẻ thích những bằng chứng, thì đây ! Ngày em tôi là La-da-rô chết đi, tôi đã nói với mọi người rằng nếu Ngài hiện diện thì em tôi đã không chết. Bốn ngày sau, khi Ngài trở lại Bê-ta-ni-a, tôi vẫn còn đầm đìa nước mắt. Nhưng khi Ngài hỏi tôi tôi: “Con đặt em con ở đâu ?” Tôi biết rằng em tôi sẽ sống lại... Và quả thật mọi sự đã xảy ra như thế.
    Ký giả: Này chị Ma-ri-a, tôi biết có lần chị đã dùng dầu thơm xức chân Đức Giê-su và lấy tóc mình mà lau lấy. Tôi không nắm rõ ý nghĩa của hành động đó.
    Ma-ri-a Bê-ta-ni-a: Có gì khó hiểu đâu anh...thì ra anh cũng chưa hiểu được Đức Giê-su là một lời mời gọi thúc bách đón nhận tình yêu của Thiên Chúa sao ? Trước một lời mời gọi như thế thì mình có thể giữ lại cái gì cho mình ? Anh không hiểu rằng gót chân của Ngài đã làm tăng giá trị cho dầu thơm và mái tóc của tôi sao ? Lạ nhỉ... Sao anh không hiểu được lời thôi thúc đã đổi mới cuộc đời Ma-ri-a Ma-đa-lê-na, đã làm xiêu lòng cả những người con hoang đàng.
    Một người: Tôi có thể phát biểu ý kiến không nhỉ ?
    Ký giả: Thưa được chứ. Nhưng vì sao anh lại hỏi như thế ?
    Con hoang đàng: Tại vì tôi không phải là một nhân vật lịch sử. Tôi là một loại con hoang đàng như chị Ma-ri-a Bê-ta-ni-a vừa đề cập dến.
    Ký giả: Vì sao anh muốn phát biểu ?
    Con hoang đàng: Vì anh có vẻ thích người con hoang đàng... Và nhất là hôm nay tôi xác tín rằng Đức Ki-tô không chỉ đổi cuộc đời của những nhân vật lịch sử mà Ngài cũng đổi mới cuộc đời chính tôi, một người sống 20 thế kỷ sau khi Ngài xuống thế. Tôi xin được tỏ bày...
    Ngày tôi tốt nghiệp cấp ba cũng là ngày Đức Tin của tôi bị dao động. Xin anh biết cho, tôi là một học sinh giỏi và tốt nghiệp với một điểm cao nhưng không được tiếp tục đi học vì gia đình tôi nghèo quá. Suốt mấy tháng trời không tìm được một công việc gì, tôi đâm ra oán trách Thiên Chúa vì đã để cho tôi cù bơ cù bất như thế. Tôi bị xua đuổi khắp nơi; cô đơn đến cùng cực và chán nản, tôi tìm quên bằng cách uống rượu. Dần dần, tôi trở nên một cái gì gớm ghiếc cho gia đình. Trong nhà có cái gì vừa tầm với một bữa nhậu là tôi đem bán. Tôi chỉ còn có mẹ, mẹ tôi chỉ biết khóc thật nhiều...
    Cho đến ngày tôi bị nhốt vì liên can đến một vụ đánh nhau. Suốt thời gian bị nhốt, tôi căm thù Thiên Chúa vì Ngài đã sinh ra tôi trên thế gian này để chịu những bất công. anh là một người thành công, chắc anh không bao giờ hiểu được nỗi cô đơn của một người thất bại. Sau khi được khoan hồng với giấy cam kết không rượu chè nữa, tôi về nhà, nhưng không biết làm thế nào để trốn sự cô đơn mà không phạm pháp...
    Thế là tôi đến với anh em thanh niên ở đây... để giải trí. Nhập gia tùy tục, tôi cũng tập hát, cũng vờ nghe đọc Kinh Thánh, đôi khi dự lễ tôi cũng rước lễ vì không muốn các bạn thắc mắc, nhưng không bao giờ xưng tội... Chúa đối với tôi là một trò đùa...
    Cho đến mùa Chay vừa qua, hôm ấy là một ngày thứ sáu thì phải, tôi được nghe bài Thương Khó Chúa Giê-su... Khi nghe vị chủ tế đọc lên: “Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con”, tôi bỗng rùng mình. Trong khoảnh khắc, tôi thấy toàn bộ sự chua chát của Ngài: Đêm cô đơn ở Ghết-sê-ma-ni, tù đày, tra tấn, nhạo báng, phỉ nhổ, con đường lên núi sọ với Thập Giá, tiếng búa, mũi đinh... tất cả. Và tôi cảm thấy Ngài là một người bạn chí thiết vì Ngài cũng đã bị cô đơn và bất công như tôi, hơn tôi.
    Hôm đó là lần đầu tiên tôi về nhà tự ý mở Phúc-Âm ra đọc lại sau ba năm không chạm đến. Anh đừng tưởng tôi đến với Lời Chúa đâu nhé, tôi muốn đọc lại tiểu sử của một người bạn mà tôi thấy giống mình. Nhưng khi đọc Lu-ca về giây phút cuối cùng, tôi không còn hiểu gì nữa. Lu-ca viết: “Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha”. Tôi không thể hiểu tại sao một người bị bỏ rơi đến chết như thế mà vẫn còn tin tưởng và phó thác vào Cha mình.
    Tôi đến trao đổi với một vị linh mục trẻ mà tôi rất có cảm tình. Ông lắng nghe thật lâu và không nói tiếng nào. Cuối cùng ông đề nghị cùng đọc một đoạn khác của Lu-ca: đoạn đứa con hoang đàng. Tôi hiểu ý ông và bảo rằng tôi không muốn xưng tội vì không biết phải xưng thế nào... tội tôi nhiều quá. Ông bảo: Anh cứ nói với Chúa những gì anh nói với tôi nãy giờ. Rồi ông quỳ xuống trước mặt tôi và làm dấu Thánh giá. Không biết có một mãnh lực nào đã khiến tôi cũng quỳ xuống bên ông và nói: “Lạy Cha xin Cha tha tội cho con...” Tôi chỉ nói được có thế rồi nghẹn họng... nước mắt cứ chực trào. Thật lâu, tôi nghe: “cha tha tội cho con..” và tôi oà lên khóc... Kể từ ngày có trí khôn không bao giờ tôi khóc, tôi ghét cái sướt mướt đàn bà, hèn ! Thế mà hôm đó tôi đã oà khóc như một đứa con nít...
    và quả thật từ ngày đó tôi là một đứa con nít trong tay Cha trên trời, Đấng đã yêu tôi đến độ cho tôi cái đặc ân bị bỏ rơi giống như Con Chí Ái của Ngài. Tôi đã chấp nhận lại cuộc đời và cuộc đời đã chấp nhận tôi.
    Vâng, tôi là một đứa con hoang đàng đã trở về, bởi vì tình yêu của Ngài mạnh hơn sự căm thù của tôi.... Và nếu hôm nay tôi có nói nhiều là chỉ vì để nói với anh điều này: Lời Chúa là Lời-Hằng-Sống vì chính tôi đã được Lời Ngài cứu sống.
    ( Im lặng – nhạc dạo bài Sám Hối )
    Ký giả: Thưa các bạn, Lời nói của tôi bây giờ là... một lời cảm tạ... Cảm tạ Thiên Chúa.... và cảm ơn các bạn.
    Tôi đến đây mong tìm tài liệu để viết một cuốn Phúc-Âm cho người khác... Và tôi đã nhận được cuốn Phúc-Âm cho chính mình. Tôi đã lầm khi nghĩ rằng Cuốn Phúc-Âm Thứ Năm chưa được viết. Quả thật từ Gio-an Tông Đồ cho tới nay, không có ai dùng giấy trắng mực đen để viết một cuốn Phúc-Âm, nhưng thực ra Thiên Chúa đã dùng Thánh Linh viết trên tim của những người tín hữu chân thành. Và Ngài đã không viết một cuốn mà thôi, nhưng hàng chục triệu cuốn. Các bạn ở đây là những cuốn đầu tiên tôi được đọc.
    Bây giờ tôi mới hiểu được tiếng thét của Phao-lô: “Lời Chúa là Lời-Hằng-Sống”. Bấy lâu nay, tôi đã đọc nhiều nhưng chưa hiểu được bao nhiêu Lời của Ngài. ”Ngài đã đến trong nhà Ngài nhưng gia nhân không đón nhận Ngài”. Vâng, Thiên Chúa đã đến trong chính cuộc đời, đến trong tâm hồn tôi, nhưng tôi đã phủ nhận Ngài để vờ đi tìm Ngài trên khắp cùng thế giới. Ngài đã phán:“Ánh sáng chiếu soi trong tối tăm nhưng tối tăm không chấp nhận ánh sáng”. Vâng ánh sáng đã chiếu soi trong cõi lòng u tối của tôi đó.
    Hôm nay, tôi là người mù đã nhận được ánh sáng... Hôm nay, tôi là người đàn bà tội lỗi vì đã hiểu được thế nào là thứ tha... Hôm nay tôi là Ma-ri-a Ma-đa-lê-na vì tôi đã cảm nghiệm được tình yêu... Hôm nay, tôi là Ma-ri-a Bê-ta-ni-a vì tôi xác tín rằng Đức Ki-tô đã sống lại, vì tình yêu mạnh hơn cái chết... Hôm nay, tôi là Sa-lô-mê đi tìm quyền lợi chính bản thân mình rồi vô tình đối diện với Đức Ki-tô...
    Hôm nay, tôi là Gio-an, vì tôi cũng có thể hô to như Thánh nhân: “Ngôi Lời Đã Trở Thành Xác Thịt Và ở Giữa Chúng Tôi và Chúng Tôi Đã Nhìn Thấy Vinh Quang Của Ngài”.
    Hôm nay, tôi là An-rê, quyết bỏ thuyền bè để theo Chúa. Vâng trong những phút vừa qua tôi đã bỏ ý định khỡi sự cuốn Phúc-Âm của mình, đúng hơn, tôi muốn trở thành một cuốn Phúc-Âm để cho Thiên chúa dùng Thánh linh viết cuộc đời của Đức Ki-tô trên từng giây phút còn lại của đời mình.
    Như Ni-cô-đê-mô, tôi sẽ mang trọn sự yếu hèn của chính bản thân mình trở về môi trường sống hiện tại để làm chứng cho Đức Ki-tô.
    Và bây giờ, tôi xin chào các bạn để ra đi, Không ! không phải để ra đi mà để trở về như người con hoang đàng. Các bạn hãy tin rằng kể từ ngày hôm nay, có một người ở đâu đó cùng hợp nhất với các bạn để nói lên câu nói của Gio-an và cũng là của mỗi một chúng ta: “Tôi đã biết và đã tin tưởng vào Tình Yêu... vì Thiên Chúa là Tình Yêu”.
    ( Cộng đoàn hát bài: Chúa là Tình Yêu... )

  7. #7
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    PHẦN HAI:
    RAO GIẢNG ĐỨC KI-TÔ ( TRỞ VỀ )

    Chúng tôi rao giảng Đức Ki-tô chịu đóng đinh Thập giá,
    Điều mà người theo Do Thái giáo thấy bực mình,
    Điều mà người ngoài tôn giáo cho là dại dột.
    ( 1 Cr 1, 23 )
    Ký giả: Vâng, thưa các bạn, cũng lại tôi, người ký giả đã đến gặp các bạn cách đây một thời gian. Lúc từ giã các bạn tôi có nói rằng kể từ đó sẽ có một người cùng với các bạn tuyên xưng và loan báo Tình Yêu Thiên Chúa cho mọi người... Tôi đã cố gắng thi hành điều đó và, trong mọi trường hợp có thể, tôi đã noi gương Phao-lô để “rao giảng một Đức Ki-tô chịu đóng đinh trên thập giá.”
    Thế nhưng tôi đã thất bại khi rao giảng về Thập Giá Chúa. Vì thế hôm nay tôi lại đến với các bạn để nhờ các bạn cho tôi hiểu vì sao Tin Mừng chúng ta loan báo vẫn bị trở ngại...
    Không biết các bạn đã thành công hay thất bại... Nhưng dù sao thì những lời chia sẻ của các bạn cũng sẽ giúp tôi trả lời câu hỏi làm tôi ray rứt: Tôi phải làm gì nữa để mọi người đón nhận Chúa ? Thầy Chí Thánh chúng ta phải chịu đóng đinh bao lâu nữa để mọi người tin yêu Ngài ?
    Xin mời các bạn góp ý cho tôi... ( Im lặng )
    Xin lỗi các bạn, tôi thật vụng về. Hỏi chung chung như thế thì khó ai mà lên tiếng. Thôi tôi xin làm việc như lần trước: nghĩa là mời một số người đặt mình vào nhân vật Kinh Thánh để kể lại cuộc tử nạn của Ngài và trong quá trình trao đổi nếu các bạn thấy cần nhập cuộc lúc nào thì tùy ý...
    Tôi xin mời anh bạn đã sống vai Gio-an hôm nọ, vì Gio-an là người đã theo Chúa suốt hành trình thương khó... Anh nào nhỉ ?
    Gio-an: Tôi.
    Ký giả: Vâng, xin mời anh lên đây... Xin anh cho biết ý kiến của anh với tư cách là Gio-an.
    Gio-an: Thật ra thì anh muốn trao đổi vấn đề gì ?
    Ký giả: Đấy, thì tôi đã nói. Tôi muốn biết phải nói về Thập Giá của Chúa như thế nào để khỏi gặp thất bại.
    Gio-an: Xin lỗi anh nhé, anh đã nói những gì về Thập Giá ?
    Ký giả: Thì còn gì nữa. Tôi đã kể lại cuộc Khổ Nạn của Ngài từ buổi Tiệc Ly cho đến lúc Ngài trút hơi thở cuối cùng trên núi Sọ, cũng như các anh đã thuật lại trong bốn cuốn Phúc-Am.
    Gio-an: Xin anh nói rõ hơn.
    Ký giả: Thì anh đã thuộc nằm lòng các biến cố ấy rồi.
    Gio-an: Như anh đã có lần nói: có một khoảng cách gần 20 thế kỷ giữa các anh và chúng tôi... Thế nên lối diễn đạt của anh chắc hẳn phải có những cái khác so với chúng tôi: Anh hãy nói những sự kiện anh đã thuật lại...
    Ký giả: Tôi đã kể lại đêm cô đơn của Ngài ở Ghết-sê-ma-ni, ở đó Ngài đã bị bắt như một tên phạm pháp, bị lôi đi từ tòa án này đến tòa án nọ, bị đánh đập, bị la ó phỉ nhổ, bị vác Thập Giá, bị đóng đinh trên núi Sọ, hấp hối ba giờ rồi chết.
    Gio-an: Chỉ có thế thôi sao ?
    Ký giả: Cố nhiên tôi phải dẫn giải cho người thời đại tôi biết cái nhục nhã của Thập Giá, một loại chết bêu thây dành cho những tên trộm cướp ghê tởm nhất. Tôi cho họ thấy cái chua chát của một người bị người ta đem ra làm trò cười bằng cách cho đóng vai vua, với một vương miện bằng gai, một vương trượng bằng sậy, rồi đi quanh mà trêu chọc bằng những lời khả ố. Họ khạc nhổ lên mặt, họ tát tai... và Ngài thì im lặng gục mặt.
    Gio-an: Anh đã kể như thế và không ai cảm thấy yêu Ngài. Đúng không ?
    Ký giả: Đúng như vậy anh ạ !
    Gio-an: Nhưng anh có nói gì về Tình Yêu đâu. Anh nào có nói cho họ biết rằng vì yêu thương mà Ngài đã tự nguyện lên Giê-ru-sa-lem lãnh nhận Thập Giá, vì yêu thương mà Đấng Chăn Chiên lành đã hy sinh mạng sống vì con chiên mình. Và không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người chết thay cho người mình yêu...
    Ký giả: Tôi nghĩ rằng cái chết của Ngài, tự nó, đã nói lên điều ấy rồi.
    Gio-an: Không anh ạ ! Tôi biết những người thời chúng tôi đã chịu những cực hình như Ngài, và có thể hơn Ngài. Tôi chắc sau này cũng có những vĩ nhân bị hành hạ, bị nhục nhã như thế. Có thể anh đã cho một số người nghĩ rằng Thầy Giê-su là một vĩ nhân.
    Ký giả: Thì Ngài chẳng là một vĩ nhân là gì ?
    Gio-an: Không anh ạ ! Đức Ki-tô không phải là một vĩ nhân, Ngài chính là Tình Yêu của Thiên Chúa đã trở thành xác phàm... và đó là điều mà chúng ta mong muồn rao truyền.
    Ký giả: Thế anh nghĩ rằng nếu chúng ta nói về những lời tuyên bố của Ngài thì người ta sẽ đón nhận được tình yêu ?
    Gio-an: Vâng ! Vì như thế thì cái chết của Ngài mới liên hệ đến từng người.
    Ký giả: Tôi không đồng ý với anh. Tôi không nhấn mạnh, nhưng ai lại không biết điều sơ đẳng này là Chúa Giê-su đã chết cho mọi người ?
    Gio-an: Vấn đề không phải là chấp nhận Chúa đã chết cho mọi người. Điều đó rất dễ, bởi lẽ mỗi người sẽ tự nhủ rằng Chúa đã chết cho những người khác và mình cũng dự một phần dư thừa nào đó. Vấn đề là chấp nhận Thiên Chúa chết cho riêng mình mà thôi, mỗi người một.
    Ký giả: Nhưng dù sao thì mỗi người cũng là một hạt cát trong sa mạc.
    Gio-an: Ngài đã không chết cho sa mạc nhân loại, Ngài đã chết cho chính tôi, cho Gio-an này.
    Ký giả: Hình như anh đang bi đát hóa vấn đề.
    Gio-an: Không đâu anh ! Tôi ý thức điều đó rõ ràng dưới chân Thập Giá. Khi Ngài trao phó tôi cho Mẹ Ngài: “Đây là con Mẹ”. Ngài đã chết thay tôi, Gio-an, để tôi có thể làm con của Mẹ Ngài. Tôi thấy rõ ràng Thập Giá đó, những mũi đinh đó, lưỡi đòng đó dành cho tôi và Ngài đã lãnh hết.
    Ký giả: Nhưng vì sao ?
    Gio-an: Vì sao à ? Vì tôi là một người cuồng nộ đã muốn lấy lửa trời mà thiêu hủy cả Sa-ma-ri; vì tôi là người kiêu ngạo đi theo Ngài để mong ngồi bên tả bên hữu Ngài, nghĩa là ngồi trên đầu trên cổ người khác; bởi vì tôi đã hững hờ ngủ thiếp đi trong những giây phút cô đơn nhất của Ngài.
    Phê-rô: ( Đi lên ) Và Ngài cũng chết cho chính tôi nữa, bởi vì tôi đã kém lòng tin khi bước đi trên mặt nước đến với Ngài. Bởi vì tôi đã đứng về phe Xa-tan cản bước Ngài về Giê-ru-sa-lem, bởi vì tôi đã chối bỏ Ngài trong đêm Ngài bị mọi người ruồng bỏ.
    Ký giả: Xin lỗi các anh; tôi không còn hiểu gì cả. Anh nói về chuyện gì đó ? Anh là ai ?
    Phê-rô: Tôi là Phê-rô, người đã đóng đinh Ngài vào Thập Giá
    Ký giả: Anh nói chuyện gì lạ vậy anh Phê-rô ? Hình như anh không được bình tĩnh.
    Phê-rô: Không đâu anh ký giả. Sự thật là như thế. Lúc nãy anh đã kể lại những đau đớn của Chúa Giê-su và Gio-an đã bảo rằng nhiều người khác đã chịu đau đớn hơn Ngài... Đúng vậy anh ạ, những cực hình thể chất của Ngài chỉ là bọt nước cho biết có sóng ngầm. Thập Giá thực sự của Ngài là ở chỗ khác.
    Ký giả: Còn ở chỗ nào nữa ?
    Phê-rô: Thập Giá của Ngài chính là sự vênh váo của tôi, một Tông Đồ mà Ngài đã đặt cho cái tên là Đá Tảng. Tôi là một Tông Đồ được Ngài cho thấy giây phút Ngài biến hình ở Ta-bo. Tôi là người mà trong giờ phút yên ổn thì tuyên xưng Ngài là Con Thiên Chúa Hằng Sống, người đã hứa sống chết với Ngài đến cùng trong buổi Tiệc Vượt Qua, để rồi đêm hôm đó, khi khó khăn xuất hiện, tôi lại chối phắt Ngài. Thập Giá của Ngài chính là sự phản bội của những người Ngài đã chọn. Tôi đã nói lên sự thật: chính tôi là kẻ đã đóng đinh Ngài.
    Gio-an: Và cả tôi nữa, tôi cũng đóng đinh Ngài, vì tôi là người Môn Đệ Ngài yêu thương đặc biệt. Thập Giá Ngài chính là sự im lặng của những người Ngài yêu thương nhất.
    Ký giả: Thưa các anh ! Tôi không thể tin được, các anh đã tự hạ quá mức. Gio-an là một vị Thánh lớn và Phê-rô là nền tảng của Giáo Hội cơ mà.

  8. #8
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    Phê-rô: Tôi là nền tảng... Điều đó là một bằng chứng cho thấy rằng Ngài chính là Thiên Chúa: vì chỉ có Thiên Chúa mới đủ quyền năng làm cho Giáo Hội trường tồn dù Ngài có dùng tôi làm nền tảng đi nữa... Tôi, một tên hèn nhát và luôn luôn tìm cách lẩn trốn.
    Ký giả: Dù sao thì anh cũng đã kiên trung bền vững.
    Phê-rô: Tôi mà kiên trung bền vững à ? Thì anh cứ hỏi Gio-an mà xem.
    Ký giả: Thì anh cũng đã chết vì Ngài và như Ngài trên Thập Giá ở Rô-ma.
    Phê-rô: Ôi chao ! Phải chi anh biết... Sự thật là thế này: Lúc ấy ở Rô-ma các tín hữu bị bách hại, tôi đã sợ hãi lẩn trốn. Đấy, con người thực của tôi đấy. Ra đến ngoại thành tôi gặp Ngài vai mang Thập Giá đi vào. Ngài nhìn tôi thật lâu mà không nói gì. Tôi hỏi: “Thầy đi đâu đó ?” Ngài trả lời: “Thầy vào Rô-ma thay con để cho người ta đóng đinh một lần nữa” Tôi đã trở lại Rô-ma là vì thế. Làm sao tôi có thể đóng đinh Ngài một lần nữa, làm sao tôi có thể cưỡng lại ánh mắt Ngài.
    Ký giả: Anh muốn nói đến ánh mắt nào ?
    Phê-rô: Thì còn ánh mắt nào nữa. Ánh mắt mà Ngài đã nhìn tôi, đúng vào lúc gà gáy để nhắc lại lời nhắn nhủ đầu hôm..Ôi...
    ( Hát bài: Ánh mắt Thầy yêu dấu )
    Ánh mắt nào một tối buồn ơi,
    Mây cuốn che đời, đêm kín lòng tôi.
    Ánh mắt một thời, nhắc nhở gọi mời
    Cho tôi nghẹn lời một đời ăn năn.
    Ánh mắt nào Ngài đã nhìn tôi
    Như ánh nhân từ thương xót trầm tư.
    Ánh mắt hiền hòa, ánh mắt mặn mà
    Cho tôi lệ nhòa, lòng nở muôn hoa.
    Con mến yêu thầy, ánh mắt ngày ngày,
    Rưng rưng lệ đầy, lạy Thầy, Thầy đã thông hay.
    Con muốn theo Thầy, với yếu hèn này,
    Tội lỗi con đây xin nhận con theo với Thầy.
    Rồi một hôm tôi quên đi ánh mắt,
    Lẫn đàng xa tôi núp mình lánh mặt,
    Ngài lại quay, quay lại nhìn tôi,
    Như một lần, một lần xa xôi.
    Ơ kìa sao mãi nhìn con, ơ kìa xin đừng nhìn con,
    Ơ kìa sao mãi nhìn con, ơ kìa xin đừng nhìn con.
    Nhìn chi cho tim rạn vỡ, nhìn chi cho con buồn nhớ.
    Nhưng Thầy xin hãy nhìn con,
    Cho lòng tan thành lệ tuôn.
    Nhưng Thầy xin hãy nhìn con,
    Cho lòng tan thành lệ tuôn.
    Nhìn đi cho tim rạn vỡ, nhìn cho con thôi hững hờ.
    Ký giả: Tôi thật sự cám ơn hai anh. Các anh cho tôi cách nhìn mới về vấn đề, nhưng vấn đề vẫn còn đó.
    Một khán giả: Nhìn vấn đề một cách chủ quan như thế thì làm sao mà khỏi rơi vào vòng lẩn quẩn ?
    Ký giả: Thưa anh, anh có ý kiến ?
    Khán giả: Xin lỗi, không có gì. Chỉ là một nhận định cá nhân thôi, xin anh đừng thắc mắc.
    Ký giả: Anh à, từ nãy đến giờ, tôi chưa giải quyết được vấn đề đã nêu ra nhưng tôi đã khám phá được điều này là, rốt cuộc, vấn đề nào cũng là vấn đề cá nhân cả. Vì thế mong anh cho biết suy nghĩ cá nhân anh. Xin mời anh lên đây.
    Khán giả: Thôi, âu cũng là sự lập lại của lịch sử. Lại một lần nữa tôi phải can thiệp vào một việc không liên quan gì đến mình.
    Ký giả: Đề nghị anh nhắc lại ý kiến đã nêu.
    Khán giả: Tôi nói rằng, nhìn vấn đề một cách chủ quan như thế sẽ không đi đến đâu.
    Ký giả: Vì sao anh nói thế ?
    Khán giả: Vì tôi nghĩ rằng tôi là người biết rõ nhất về cái chết của Giê-su, và là người khách quan nhất. Tôi chưa cho anh biết: tôi là Phong-xi-ô Phi-la-tô.
    Một số tiếng nói: Đây rồi, đây rồi ! Thủ phạm chính đây. Ông ấy còn muốn tuyên án Chúa một lần nữa à ! Ông còn muốn nói gì đó ?
    Phi-la-tô: Tôi không muốn nói gì cả, chính anh này nằng nặc đòi tôi lên...
    Ký giả: Vâng, vâng, xin ông thoải mái. Tôi rất cần những người chứng như ông. Xin ông cho biết về cái chết của Giê-su dưới mắt ông.
    Phi-la-tô: Tôi muốn minh xác trước điều này là tôi đã rửa tay, nghĩa là tôi không muốn can thiệp vào một chuyện tranh chấp giữa những người Do-thái. Tôi là một tổng trấn Rô-ma.
    Ký giả: Tôi biết điều đó. Nhưng vì sao ông cho rằng Phê-rô chủ quan ?
    Phi-la-tô: Thì chẳng chủ quan là gì ? Anh ta cứ nằng nặc tự cáo rằng mình là người giết Giê-su. Thực ra chính các Pha-ri-sêu đã xử án Giê-su theo lề luật của họ, chỉ họ là những người chịu trách nhiệm trong vụ này.
    Ký giả: Nếu tôi không lầm thì bản án do chính ông ban hành cơ mà !
    Phi-la-tô: Đúng ! Đúng là anh lầm rồi. Tôi trao quyền lại cho họ xử theo ý họ. Tôi đã nói rằng tôi rửa tay rồi !
    Một Thanh nữ: Ông có vẻ tự mãn về hành động rửa tay của mình ! Thực ra, đó chỉ là một thái độ hèn nhát.
    Nhiều tiếng nói: Ngồi xuống đi, người ta sắp xếp rồi, để người ta làm.
    Thanh nữ: Không sắp xếp gì cả. Từ lâu rồi, mỗi lần đọc Phúc-Âm đến đoạn Phi-la-tô là tôi thấy bất bình. Ai làm chứng thì tôi đồng ý, nhưng ông này thì không. Tôi không ưa loại người miệng nói một đàng tay làm một nẻo.
    Ký giả: Thưa chị, chị muốn sống vai nhân vật nào ?
    Thanh nữ: Tôi không là một nhân vật nào cả. Tôi chỉ là một thanh niên đến tham dự, nhưng tôi muốn đối chất với Phi-la-tô. Lúc nãy anh nói rằng: “Trong quá trình trao đổi, ai muốn nhập cuộc thì tùy ý”. Bây giờ tôi muốn nhập cuộc.
    Phi-la-tô: ( Thoát vai – hỏi ký giả ) Làm sao bây giờ, hở bạn ?
    Ký giả: Đề nghị bạn tùy cơ ứng biến ( Tránh ra một bên. )
    Phi-la-tô: Ơ kìa... ( Tập trung – nhập vai lại ) Tôi sẵn sàng nghe chị.
    Thanh nữ: ( Lên diễn đàn ) Theo tôi, chính hành động trốn trách nhiệm của ông đã giết chết Chúa chúng tôi.
    Phi-la-tô: Tôi không hề thấy mình trốn trách nhiệm. Sở dĩ tôi rửa tay là vì không muốn liên can đến những vấn đề mà tôi cho là chuyện nội bộ Do-thái giáo.
    Thanh nữ: Ông biết rõ ràng là Đức Giê-su vô tội. Chính ông đã tuyên bố với mọi người là ông không thấy người ấy có tội. Thế mà ông vẫn tuyên án tử hình.
    Phi-la-tô: Tôi đã làm đủ mọi cách để trả tự do cho Giê-su. Tôi cho đánh đập thê thảm để kêu gọi lòng từ tâm của dân chúng. Nhưng họ không buông tha. Tôi lợi dụng thông lệ Vượt Qua để họ chọn lựa trả tự do hoặc cho Giê-su hoặc cho Ba-ra-ba, tên tử tội ghê gớm nhất tôi đang cầm giữ và họ đã chọn Ba-ra-ba. Chị còn đòi hỏi tôi làm gì nữa ?
    Thanh nữ: Tất cả những việc đó chỉ là mánh khóe. Điều tôi mong là ông áp dụng luật pháp cho đúng đắn, nghĩa là trả tự do cho một người vô tội mà không cần một điều kiện gì.
    Phi-la-tô: Tôi không có quyền đó.
    Thanh nữ: Thế ông không phải là người đại diện Rô-ma để duy trì luật pháp sao ?
    Phi-la-tô: Chính vì tôi là người đại diện Rô-ma mà tôi không có quyền tha bổng Giê-su.
    Thanh nữ: Tôi không hiểu ông muốn nói gì.
    Phi-la-tô: Chị hiểu rõ câu nói của tôi. Điều chị không hiểu là nhiệm vụ của tôi. Tôi là một nhà chính trị chứ không phải là một nhà luân lý. Bổn phận của tôi là duy trì an ninh trật tự một nước thuộc địa của Mẫu quốc Rô-ma. Chúng tôi để cho người Do-thái thờ Gia-vê và tiếp tục lễ nghi của họ trong khi chúng tôi thờ thần Giuy-pi-te ( Jupiter ). Chị tưởng chúng tôi làm thế là vì tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người Do-thái à ? Nghĩ như thế là lầm. Chúng tôi làm như thế vì lợi ích của chúng tôi, những người Rô-ma. Nếu cấm đoán, họ có thể nổi dậy làm loạn...
    Thanh nữ: Ông nói những điều đó để đi đến đâu ?
    Phi-la-tô: Để chị hiểu vì sao tôi không có quyền tha Giê-su.
    Thanh nữ: Nhưng ông biết rằng Đức Giê-su không hề xúi dân làm loạn. Và trong giờ phút đau đớn đó Ngài không có lấy một người lính, thậm chí một người bạn cũng không cơ mà.
    Phi-la-tô: Chính vì thế mà tôi không có quyền chọn lựa. Nếu dân chúng ủng hộ Giê-su, và cái chết của Giê-su có thể đem đến một sự nổi loạn, thì tôi phải suy nghĩ. Đàng này mọi người đã bỏ rơi Giê-su. Trong khi đó nhóm biệt phái xúi dục dân chúng lên án Giê-su vì những chuyện riêng tư của tôn giáo họ. Nếu tôi buông tha Giê-su, họ sẽ bất bình và có thể làm loạn.
    Thanh nữ: Vì thế mà ông đã tuyên án Chúa chúng tôi à ?
    Phi-la-tô: Tôi đã nói rằng tôi không tuyên án kết án ai cả. Tôi trao Giê-su lại cho người Do-thái để họ làm gì mặc họ.
    Thanh nữ: Ông là một người vô liêm sỉ.
    Phi-la-tô: Đấy chỉ là vấn đề quan điểm.
    Thanh nữ: Quan điểm gì nữa. Ông đã không dùng quyền hạn mình để bảo vệ một người mà ông biết là vô tội. Không quan điểm nào cho phép một bất công như thế.
    Phi-la-tô: Với tư cách cá nhân, tôi thấy rằng người ấy vô tội, nhưng với tư cách là Tổng Trấn Rô-ma, tôi không có quyền để những tình cảm cá nhân len vào. Tôi chỉ có quyền làm những gì có lợi nhất cho Mẫu quốc mà thôi.
    Thanh nữ: Tôi không cần biết ông nhân danh gì mà hành động. Tôi chỉ biết rằng nếu Chúa Giê-su vô tội thì ông là kẻ có tội.
    Phi-la-tô: Sao chị lại buộc tội tôi ? Tôi chỉ là một người bên ngoài Giáo Hội Do-thái, làm việc theo lập trường của mình. Những người có tội là những người nhân danh Thiên Chúa của họ để giết Giê-su. Chính những hạng người như chị đã đặt tôi vào tình trạng không thể buông tha Giê-su.
    Thanh nữ: Ông là một người thủ đoạn. Ông muốn bịt miệng tôi bằng cách buộc tội tôi, dù ông biết rằng ông không có cơ sở.
    Phi-la-tô: Có chứ ! Ngày Giê-su vào Giê-ru-sa-lem thì một số người hăng hái tiếp đón Giê-su, hô to khẩu hiệu. Và một tuần sau thì cũng chính những người đó hét to hơn ai hết: “Hãy thả Ba-ra-ba ! Hãy đóng đinh Giê-su vào Thập Giá.” Tôi thấy lợm giọng, chị à. Hôm nay cũng vậy, giữa những thân hữu của chị, chị cũng ra vẻ bênh vực Giê-su và mạt sát tôi... Tôi thấy sợ. Tôi thấy mình trở lại cái ngày hôm ấy.
    Ngày tôi xử án Giê-su, khi tôi lên tiếng hỏi, không có một nhân chứng nào bênh vực cho Giê-su; ngày hôm đó, tôi chỉ thấy những kẻ chứng gian, những người phẫn nộ, những bọn tò mò, còn những người có cảm tình với Giê-su thì trốn biệt tăm tích.
    Ngày hôm đó, chỉ có một mình tôi, chị nhớ cho, tôi, Phong-xi-ô Phi-la-tô, người mà chị vừa gọi là vô liêm sỉ đấy, chỉ có một mình tôi là người duy nhất nói rằng Giê-su vô tội.
    Nếu hôm đó chị có mặt, chị sẽ là ai ? Chị sẽ là một người trốn biệt hay một người la hét ? Chị đừng nói rằng chị sẽ bênh vực, vì không có ai bênh vực Giê-su ngoài tôi. Nếu chị gọi tôi là vô liêm sỉ thì chị sẽ là gì ? Chị tự xét lấy, đừng trả lời tôi, hãy trả lời cho chính chị.
    ( Thanh nữ im lặng gục mặt. )



  9. #9
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    Ký giả: Xin ông bình tĩnh... ( im lặng một lúc )
    Phi-la-tô: ( Bình tĩnh trở lại ) Tôi xin lỗi chị nếu tôi quá lời.
    Thanh nữ: Có lẽ ông nói đúng. Có lẽ người Ki-tô hữu chúng tôi dễ dàng thấy lỗi người ngoài trong cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô mà quên rằng chính mình có phần lớn trách nhiệm. Tôi sẽ suy nghĩ lại... Nhưng ít ra chúng tôi không sợ sự thật, dù sự thật đó có xót xa... Tôi không hề trách ông vì những lời nói vừa qua...
    Ký giả: Xin cám ơn sự nhập cuộc của chị. ( Thanh nữ về )
    Phi-la-tô: Tôi cũng xin lỗi anh vì tỏ ra bực tức... nhưng khi tôi nói những điều đó thì đầu óc tôi nghĩ đến Giu-đa, tên Môn Đệ phản bội đã đặt tôi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan như thế.
    Ký giả: Ơ kìa, lúc nãy ông lên đây dường như để minh oan cho hai Tông Đồ, và bây giờ ông bỗng kết tội một Tông Đồ khác.
    Phi-la-tô: Tôi là một người Rô-ma, tôi tôn trọng sự thật khách quan. Tôi không thể làm mọi việc theo ý mình, nhưng đối với người vô tội thì tôi phải gọi là vô tội và đối với một tên phản bội thì tôi chỉ có thể gọi là phản bội, thế thôi.
    Gio-an: Ông nên thông cảm Giu-đa. Có thể Giu-đa không nghĩ rằng mình phản bội.
    Phê-rô: Đúng như vậy. Trong bữa Tiệc Ly, Thầy bảo: “Một trong anh em sẽ nộp Thầy, cho các lời tiên tri được ứng nghiệm”. Nếu lúc ấy Thầy chỉ định Gio-an hay tôi thì hẳn chúng tôi cũng đi nộp.
    Phi-la-tô: Anh ký giả, với đà này thì tôi lại phải rửa tay một lần nữa. Tôi đã để cho họ giết một người vô tội, tôi không muốn lại ở vào vị thế phải xóa án một kẻ có tội. Thôi, tôi về đây.
    Ký giả: Xin cám ơn ông... ( Với Gio-an và Phê-rô ) Làm sao hai anh có thể nói như thế được. Chính hai anh đã có mặt tại Ghết-sê-ma-ni khi binh lính mang gươm giáo đến bắt Đức Giê-su dưới sự hướng dẫn của Giu-đa.
    Gio-an: Chúng tôi không nói rằng Giu-đa không nộp Thầy, chúng tôi nói rằng Giu-đa không chủ tâm nộp Thầy để cho người ta hành hạ.
    Phê-rô: Có thể Giu-đa nghĩ rằng Thầy sẽ chứng tỏ quyền năng bằng cách vô hiệu hóa mọi lực lượng.
    Giu-đa: Cám ơn các anh cố biện hộ cho tôi, nhưng sự thật không phải thế.
    Nhiều tiếng nói: Ai đó ? Ai đó ? Thì Giu-đa Ít-ca-ri-ốt chứ ai. Giu-đa, ngồi xuống ! Đủ rồi ! Im đi !
    Giu-đa: Sao lại im đi ? Các bạn nhớ tôi là một Tông Đồ, nghĩa là nơi nào có liên hệ với Giê-su thì nơi đó tôi có quyền có mặt và có quyền lên tiếng.
    Tiếng nói: Anh mà Tông Đồ gì ! Không biết xấu hổ...
    Ký giả: Xin các anh chị trật tự để cho Giu-đa phát biểu. Xin mời anh. Anh nói sự thật không phải thế. Vậy sự thật như thế nào ?
    Giu-đa: Sự thật là tôi chủ tâm nộp Giê-su cho người ta bắt.
    Gio-an: Anh Giu-đa, thế ra anh cố tình phản bội Thầy sao ?
    Giu-đa: Không, nộp Giê-su thì tôi có nộp, nhưng phản bội thì không.
    Phê-rô: Thế anh gọi hành động đó là hành động gì ?
    Giu-đa: Hành động của một người trung thành với chính mình.
    Ký giả: Xin anh nói rõ hơn.
    Giu-đa: Tôi đã bị Giê-su đánh lừa. Bằng cách này hay cách khác Giê-su làm cho mọi người hiểu rằng mình sẽ là Đấng Giải Phóng Ít-ra-en, nhưng rốt cuộc thì Giê-su chẳng là gì cả và đất nước vẫn ở trong tình trạng bị đô hộ. Giê-su đã phản bội.
    Gio-an: ( với Phêrô ) Kìa, Thầy Giê-su đã phản bội Giu-đa !
    Giu-đa: Không phải phản bội một mình tôi, mà phản bội tất cả chúng ta. Các anh cũng đến với Giê-su vì tin Giê-su sẽ làm vua. Gio-an, anh đã từng đến xin làm một quan cận thần. Phê-rô, anh đã từng mơ ước Giê-su nhường ngôi vua cho anh, có đúng không ? Các anh có đủ can đảm để nói sự thật đó trước mặt mọi người không ?
    Phê-rô: Điều đó đâu cần gì phải can đảm ? Quả thật đầu tiên chúng tôi mong Thầy khôi phục vương quyền cho Ít-ra-en, nhưng càng theo Ngài, chúng tôi càng thấy rằng vương quốc của Ngài không giới hạn ở Ít-ra-en mà là toàn thể địa cầu.
    Gio-an: Và Tình Yêu của Ngài không chỉ là tình yêu tổ quốc đồng bào mà bao gồm toàn thể nhân loại.
    Phê-rô: Chúng tôi đã được hoán cải.
    Giu-đa: Các anh chỉ là những người tiền hậu bất nhất, thay đổi lập trường như trở bàn tay. Chỉ có tôi là trung thành với chính mình và can đảm nhìn nhận rằng mình đã mất mát.
    Gio-an: Nhưng bù lại thì anh cũng đã lãnh nhận.
    Giu-đa: Tôi lãnh nhận được gì ?
    Phê-rô: Làm sao kể hết. Tình bằng hữu giữa chúng ta chẳng hạn.
    Giu-đa: Tình bằng hữu nào ? Anh có một người em là Anrê. Anh có một người anh là Gia-cô-bê. Na-tha-na-en có một người bạn là Phi-líp và cả 11 người các anh là người miền Bắc ở Ga-li-lê. Các anh đến Giê-ru-sa-lem với hai bàn tay trắng và cần có một người nuôi sống cả nhóm. Vì tôi là một người miền Nam ở Kêriốt nên Giê-su đã gọi tôi làm thủ quỹ để đem cả tài sản mình cung phụng các anh. Không có tình bằng hữu nào cả, chỉ có những người bóc lột và một người bị bóc lột... Tôi đã bị đánh lừa từ ngày đầu tiên.
    Phê-rô: Anh đừng bất công như thế. Anh biết rõ rằng Thầy đã thức trắng đêm cầu nguyện trước khi chọn 12 chúng ta: Ngài chọn chúng ta không phải vì Ngài cần lấy gì của ta mà chỉ vì muốn chúng ta ở cùng chỗ với Ngài cho đến muôn đời.
    Giu-đa: Cùng chỗ à ? Trên Thập Giá như một tên trộm chớ gì ? Xin lỗi, tôi không mơ một chỗ như thế. Ai cũng phải chết một lần nên tôi có thể tự chọn cho mình một cái chết êm thắm hơn, và tôi đã làm rồi.
    Gio-an: Tôi không tin rằng anh nói thật lòng ! Chắc chắn anh đã hiểu ít nhiều về tình yêu Ngài thể hiện trên Thập Giá.
    Giu-đa: Tôi sợ gì mà không nói thật. Thập Giá chứng tỏ rằng tôi có lý. Tất cả những gì Giê-su cố tình tạo ra cho người ta nghĩ về mình đều là láo toét. Giê-su không phải là Đấng Giải Phóng, Đấng quyền năng mà Kinh Thánh nói đến.
    Phê-rô: Nếu vậy thì tại sao anh hối hận đến độ thét lên: “Tôi đã nộp máu người vô tội ?”
    Giu-đa: Các anh có vẻ cho tôi là một người không có lương tri, một con người khát máu. Tôi bị lợi dụng và có căm phẫn thật. Nhưng tôi không bao giờ muốn giết Giê-su. Tôi chỉ muốn họ giam Giê-su lại, để cho Giê-su không lợi dụng người khác...
    Gio-an: Chỉ có anh tự thấy bị lợi dụng, chứ Ngài có bao giờ lợi dụng ai đâu !
    Giu-đa: Không lợi dụng à ? Thế khi chàng thanh niên khá giả đến hỏi điều kiện để theo Gia-vê thì Giê-su nói gì, anh quên rồi à ? “Hãy bán tất cả và theo Ta.”
    Gio-an: Ngài nói: “Hãy bán tất cả, phân phát cho người nghèo, rồi theo Ta”. Ngài có bao giờ muốn giữ lại cái gì cho mình đâu ?
    Giu-đa: Tôi không cần biết Giê-su muốn gì. Tôi chỉ cần biết tôi muốn gì. Tôi chỉ muốn giam Giê-su, nhưng người ta đã đem giết. Tôi không phải là kẻ giết người, thế mà muôn thế hệ về sau sẽ xem tôi như một tên đồ tể... Với Giê-su, tôi chỉ thấy toàn là lường gạt và mất mát, cả tinh thần lẫn vật chất.
    Phê-rô: Anh chỉ để ý những mất mát tạm thời mà không thấy những hồng ân vô giá.
    Giu-đa: Các anh thấy những hồng ân nào ?
    Gio-an: Tình yêu.
    Phê-rô: Ơn tha thứ.
    Gio-an: Và sự sống.
    Phê-rô: Và hạnh phúc.
    Giu-đa: Tôi không cần những thứ đó. Hạnh phúc của tôi phải là một cái gì mọi người công nhận. Tôi cần một thế giá, một chỗ đứng trong xã hội, một sự thoải mái trong cuộc sống... và tôi đã thất vọng !
    Phê-rô: Anh đã thất vọng vì anh chỉ nhìn thấy chính mình. Phải chi anh trông cậy vào Ngài.
    Giu-đa: Trông cậy vào Ngài ! Anh không nhớ rằng Giê-su đã chúc dữ tôi: “Khốn cho kẻ nộp con Người, thà nó chẳng sinh ra thì hơn”.
    Gio-an: Ngài nào có chúc dữ anh. Ngài chỉ âu sầu vì anh tuyệt vọng mặc dù anh đã sống cạnh Ngài ba năm. Vâng, sinh ra làm chi để chết khát vì tuyệt vọng ngay bên nguồn mạch của hy vọng.
    Giu-đa: Các anh chỉ tìm cách nguyền rủa tôi.
    Phê-rô: Không ! Gio-an chỉ thao thức một điều là anh quay lại với Ngài để được Ngài tha thứ.
    Giu-đa: Tại sao phải tha thứ cho tôi ? Tôi không có tội, tôi chỉ là nạn nhân.
    Phê-rô: Vâng, anh là một nạn nhân của chính mình, vì anh không đón nhận Ngài.
    Giu-đa: Thế thì ba năm bỏ đi của tôi, của cải của tôi là gì ? Nếu tôi không đón nhận thì đã không bị lường gạt.
    Gio-an: Anh đã tìm sự sống cho anh và anh đã đánh mất mạng sống mình.
    Phê-rô: Anh hãy quên bản thân anh đi, hãy trở về với Ngài và lắng nghe Lời-Hằng-Sống.
    Giu-đa: Tôi không muốn trở về, và cũng không thể trở về, tôi đã nộp Giê-su, anh nhớ cho !
    Phê-rô: Tôi cũng đã chối bỏ Ngài, và Ngài đã tha thứ.
    Gio-an: Cái đau đớn của Ngài không phải vì ta chối bỏ tình yêu của Ngài, nhưng mà vì ta không cho Ngài một cơ hội để tha thứ.
    Giu-đa: Tôi không tin. Anh là người được Giê-su ưu đãi, anh không đủ sáng suốt.
    Gio-an: Không, mọi người đều thấy như tôi. Anh có muốn nghe chứng tích của một người ngoài không ?
    Giu-đa: Ai ?
    Gio-an: Bất cứ ai đã thực sự gặp Ngài, dù chỉ một lần thôi. Người đàn bà ngoại tình chẳng hạn.
    Phê-rô: ( Với ký giả ) Anh ký giả, anh vui lòng cho mời người đàn bà ngoại tình.
    Ký giả: Xin mời người phụ nữ đã kể câu chuyện mình hôm trước... Hình như là chị phải không ? Xin mời chị.
    Người nữ: Không, tôi không lên đâu.
    Người anh: H..., Lên đi.
    Người nữ: Không, anh nói em chỉ có mặt thôi, và đến lúc nào nếu không muốn lên thì tùy. Bây giờ em vẫn không muốn lên.

  10. #10
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    Người anh: Nhưng anh nghĩ không có một lý do nào để em làm trở ngại cho buổi chia sẻ của tất cả mọi người.
    Người nữ: Có chứ ! Nếu đây là một vở kịch thì em bằng lòng giữ bất cứ vai nào. Nhưng đây là một buổi chia sẻ và mọi người phải sống với tâm tình thật của mình. Thế tại sao lại chọn những người không ăn nhập gì với thực tại chúng ta ? Em không thể ngoại tình vì em chưa lập gia đình. Anh A... không thể là Phi-la-tô vì không phải là người thờ ơ đối với Chúa. Anh B... không thể là Giu-đa vì không bao giờ anh ấy phản bội. Mọi người ở đây đều biết điều đó. Làm như thế thì tránh sao khỏi giả tạo.
    Người anh: Có giả tạo gì đâu ? Trong tình yêu giữa Thiên Chúa và chúng ta, ai là kẻ trung thành, ai là kẻ thường xuyên chối bỏ để tìm một loại tình yêu khác ? Anh và em đều giống người đàn bà ngoại tình...
    Trước những thống khổ ta gặp hôm nay, trước những Đức Ki-tô bị xử án hằng ngày, chúng ta bênh vực người cô thế hay chúng ta a dua để cho bất công tiếp tục ? Tất cả chúng ta ít nhiều đều là Phi-la-tô...
    Khi đi theo Đức Ki-tô, phải chăng lúc nào ta cũng nghĩ đến quyền lợi của Ngài mà không bao giờ nghĩ đến quyền lợi chính mình ? Em và anh mỗi một chúng ta đều âm thầm cưu mang một Giu-đa. Thế thì vì sao không một lần thực sự cáo mình cùng Chúa và anh chị em về con người thật của mình để mong Người tha thứ và canh giữ ?
    Người nữ: Đó chỉ là một lý do, lý do chính như thế này: Từ lần trước đến giờ đi đâu em cũng bị mang tiếng là H... ngoại tình. Một lần đi chợ có hai chị nói to lên làm bao nhiêu người nhìn em với cái nhìn làm em nhục nhã quá. Xin miễn cho em cái nhục nhã đó. Em chịu không nổi nữa.
    Ngưới anh: Khi em sống vai người đàn bà ngoại tình, em mong gì ? Em mong đem Chúa đến cho anh chị em hay mong đem về cho mình một sự thoải mái ? Em hãy noi gương Đúc Mẹ. Đức Mẹ đã đem Chúa đến cho chúng ta bằng đau đớn tủi nhục.
    Em nói rằng người ta bảo em ngoại tình. Nhưng mẹ của em, anh chị của em, bạn bè của em, có ai nghi ngờ như thế không ? Còn Đức Mẹ ? Mẹ đã phải ở vào tình trạng mà vị hôn phu thánh thiện của mình phải nghĩ rằng Mẹ đã ngoại tình, vì Mẹ đã cưu mang trước ngày thành hôn.
    Em hãy tưởng tượng cái đau đớn tinh thần mà Đức Mẹ phải chịu. Đức Mẹ không đem Chúa Giê-su đến bằng lời rao giảng hoặc bằng lời Ma-nhi-fphi-cát ( Magnificat ). Đức Mẹ đã đem Chúa Giê-su đến trong nhục nhã xót xa. Nếu ta rao giảng Lời Chúa mà thấy tự hào thoải mái thì em tin đi: Chúa không được đem đến cho ai đâu. Nhưng nếu em thấy chua chát đắng cay thì đó là dấu hiệu Ngài dùng em một cách đắc lực.
    Em đừng tưởng Chúa đến với anh chị em bằng lối diễn xuất, bằng lời ca giọng hát của em. Ngài đến với anh chị em qua những xót xa âm thầm mà em phải chịu như Đức Mẹ. Nếu em ý thức điều đó thì thay vì chối từ, em sẽ hát lên bài ca cảm tạ. Em nghĩ sao ?
    Người nữ: ( Suy nghĩ ) Thôi được, em sẽ nhập cuộc ! ( Lên diễn đàn, nói với ký giả ) Chúng ta tiếp tục đi anh ký giả.
    Ký giả: Xin lỗi các anh chị về sự lủng củng vừa qua. Chúng ta tiếp tục vậy. Xin mời người đàn bà tội lỗi. Xin mời chị.
    Phụ nữ: Tôi phải bắt đầu thế nào ?
    Phê-rô: Chị tin rằng Thầy Giê-su sẽ tha thứ cho Giu-đa chứ ?
    Phụ nữ: Tôi xác tín như thế.
    Phê-rô: Chị hãy nói với Giu-đa điều đó.
    Phụ nữ: Anh Giu-đa, anh hãy tin vào lòng tha thứ của Ngài. Anh thử quay lại với Ngài xem. Tôi biết Ngài sẽ tha thứ cho anh như Ngài đã tha thứ cho tôi.
    Giu-đa: Giê-su tha thứ cho chị tại vì chị không động đến Giê-su, còn tôi là người bán Giê-su. Chị nhớ chứ, Giê-su đã chết do hai bàn tay này. Dù muốn làm vui lòng chị, tôi cũng không thể quay lại.
    Phụ nữ: Nhưng Ngài chết là chết cho chúng ta, cho anh, cho tôi, cho tất cả những người đã phản bội, đang phản bội, sẽ phản bội.
    Giu-đa: Không ai có thể chết cho người khác. Mỗi người chỉ có thể chết cho chính mình.
    Phụ nữ: Anh đã sống cho chính mình nên đã chết cho chính mình. Vì thế anh không hiểu được rằng Ngài đã sống cho anh nên đã chết cho anh.
    Giu-đa: Vì sao lại cho tôi ?
    Phụ nữ: Vì Ngài yêu thương anh.
    Giu-đa: Thì ra vậy ! Chị tiếp tục đi... “Ngài yêu thương anh vì anh đã phản bội Ngài”... Cái điệp khúc đó tôi thuộc nằm lòng rồi chị ạ.
    Phụ nữ: Không ! Ngài yêu anh không phải vì anh trung thành hay phản bội. Ngài yêu anh chỉ vì Ngài là Tình yêu và Ngài không thể tự phản bội chính mình.
    Giu-đa: Chị có hiểu rằng chị coi thường người ta đến mức độ nào không ? Chị không hiểu rằng chấp nhận một tình yêu như thế có nghĩa là chấp nhận mình là con số không à ? Phải là một người không có một chút tự ái nào mới chấp nhận được. Tôi là một con người còn có một chút tự trọng chị ạ.
    Phụ nữ: Vì chúng ta tự trọng nên Ngài đã tự hạ đến độ chết nhục nhã trên Thập Giá.
    Giu-đa: Tôi không cần Giê-su tự hạ. Tôi cần Giê-su thể hiện rằng mình là đầy quyền năng có thể giải phóng dân tộc. Nếu Giê-su xuống khỏi Thập Giá tôi sẽ tin và sẽ quỳ gối xin trở về với bất cứ giá nào.
    Phụ nữ: Anh sẽ tin và anh sẽ theo vì lợi lộc hoặc vì sợ hãi. Nhưng Ngài không cần những thứ đó. Điều Ngài cần chính là tình yêu. Mà yêu ai là tin tưởng ở người đó. Ngài đã yêu thương chúng ta đến độ tin tưởng rằng chúng ta sẽ vẫn tiếp tục yêu mến Ngài dù cho Ngài bất lực và nhục nhã trên Thập Giá.
    Giu-đa: Đối với tôi đó chỉ là sự kết thúc của một trò lừa bịp, và tôi cố thoát khỏi Giê-su có lợi chừng nào hay chừng đó.
    Phụ nữ: Phải chăng vì cái lợi 30 đồng mà anh đã bán Ngài ?
    Giu-đa: Tôi đã tiêu tan tài sản thì sá gì 30 đồng ? Tôi bán Giê-su bằng giá của một tên nô lệ bình thường, tôi muốn nói lên rằng tôi hết bị lừa.
    Phụ nữ: Nhưng vì sao phải nộp bằng một cái hôn ?
    Giu-đa: Giê-su đã dùng tình cảm phá hoại đời tôi, tôi dùng một dấu hiệu tình cảm để đáp lại. Tôi ăn miếng trả miếng mà. “Chỉ điểm bằng một cái hôn”. Ít ra tôi cũng lưu danh hậu thế bằng một hành động độc đáo.
    Phụ nữ: Thế anh quên cái nhìn của Ngài khi Ngài quì xuống rửa chân anh sao ? Anh đã quên rằng Ngài đã gọi anh là “bạn” trong giây phút anh phó nộp Ngài sao ?
    Giu-đa: Rốt cuộc chị muốn đi đến đâu ?
    Phụ nữ: Tôi muốn nói rằng anh đã lầm về Ngài, rằng Ngài vẫn yêu anh và ao ước tha thứ cho anh.
    Giu-đa: Chị căn cứ vào đâu ?
    Phụ nữ: Tôi căn cứ vào ánh mắt Ngài đã nhìn tôi, vào lời dịu hiền mà Ngài đã tha thứ cho tôi.
    Giu-đa: Như thế mà cũng gọi là lý luận. Đúng là đàn bà.
    Phụ nữ: Không, tôi không hề lý luận. Tôi chỉ nói về tình yêu. Trong tình yêu thì trăm ngàn lý lẽ cũng không thêm được gì, và hàng triệu phản chứng cũng không bớt được gì.
    Giu-đa: Tôi đã từng là Tông Đồ... Còn chị, chị là ai mà đòi dạy tôi về Giê-su ?
    Phụ nữ: Tôi là một người tội lỗi đã được Ngài giải phóng.
    Giu-đa: Được giải phóng ! Được làm nô lệ thì có. Ai sẽ giải phóng cho chị khỏi Đấng giải phóng đó ? Ôi, sự lường gạt đã vượt giới hạn rồi ! Vì những người như chị mà tôi muốn nộp Giê-su trở lại hằng ngày.
    Phụ nữ: Và hằng ngày Ngài mong muốn anh trở lại với Ngài. Ngài liên lỉ van nài anh từng giờ từng phút, anh có biết không ?
    Giu-đa: Chị đừng nhiều lời. Tôi đã nói hết những gì cần nói mà chị không hiểu. Tôi không thể trở lại vì chưa bao giờ tôi bỏ đi. Tôi là người trước sau như một. Tôi không muốn nghe chị nữa. Chào chị !
    Phụ nữ: Anh Giu-đa, anh đừng nghe tôi, anh hãy nghe lời gọi của Ngài.
    Giu-đa: Thôi, đủ rồi.
    Phụ nữ: Xin anh thương xót Ngài, anh Giu-đa.
    Giu-đa: Không ! ( Bỏ đi )
    Phụ nữ: ( Hát bài: Tình khúc cho người phản bội )
    Xin góp một giọt nước mắt, khóc cho người đã khuất đường về, khóc cho người bước xuống nặng nề, ngỏ cụt tái tê.
    Xin góp một giọt nước mắt khóc cho người muôn đời tủi nhục, khóc cho người muộn phiền vô phúc, gục mặt tối tăm.
    Nếu người ngoài ghét tôi, tôi không hề ân hận, nếu kẻ thù giết tôi, tôi cũng đành cam phận, nhưng hỡi người, người là bạn, nhưng hỡi người, người là anh em.
    Người hỡi sao người sinh ra cho tình phôi pha, cho đời thêm nhơ cho lòng xót xa, người hỡi sao người vô tâm, quên chuyện tri âm, chê tình trăm năm chết trong lỗi lầm
    Người hỡi xin chém bằng gươm, xin ném bằng bom, xin bắn bằng cung tên, nhưng đừng ôm tôi mà giết nhau trong nụ hôn giả dối.
    Người hỡi xin đấm bằng tay, xin đá bằng chân, phản bội bằng khối óc, nhưng còn con tim, xin đừng đem ra làm dụng cụ giết người.
    Thương giọt nước mắt hồng đem khóc cho chuyện lòng, bị người phản bội, đem khóc cho tình nồng bị từ chối thật rồi
    Thương giọt nước mắt hồng đem khóc cho một người không còn hy vọng, đem khóc cho một người không còn yêu thương.
    Giu-đa, Giu-đa, Giu-đa, Giu-đa, Giu-đa…
    Ký giả: ( với các vai ) Xin cám ơn các anh chị, mời các anh chị về.
    ( Với cộng đoàn ) Thưa các bạn, như tôi đã nói đầu buổi gặp gỡ hôm nay, tôi đến đây để mong hiểu được vì sao tôi thất bại. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao. Tôi thấy rằng khi Chúa Giê-su chịu đóng đinh thì Ngài thể hiện Tình Yêu nhưng đồng thời cũng nói lên sự thất bại của Tình Yêu. Vâng, tình yêu của Ngài không hoán cải được ai, đã không kéo được ai về với Ngài. Và trên Thập Giá Ngài chỉ nghe những lời chế diễu. Ngài cũng biết rằng muôn đời về sau người ta cũng sẽ thờ ơ với tình yêu của Ngài. Có thể vì thế mà Ngài đã thét lên: “Lạy Cha, sao Cha bỏ Con”.
    Ngài đã thất bại thì tôi cũng sẽ thất bại. Nhưng dù sao thì Ngài cũng đã yêu thương đến cùng. Vì thế, tôi sẽ tiếp tục rao giảng, mặc dù biết rằng mình sẽ thất bại. Ít ra, như Gio-an, tôi muốn im lặng chia sẻ sự thất bại của Ngài, vì rốt cuộc tôi không còn muốn biết gì ngoài Đức Ki-tô, và là Đức Ki-tô chịu đóng đinh trên Thập Giá. Tôi xin chào các bạn và cám ơn các bạn.
    Phao-lô: Khoan đã, anh ký giả, Anh hãy nán lại vài phút. Tôi muốn giải tỏa một ngộ nhận giữa anh và tôi.
    Ký giả: Anh muốn làm Chúa Giê-su à ?
    Phao-lô: Không. Tôi nào dám phạm thượng đến thế. Tôi chỉ là người hèn mọn nhất trong các Tông Đồ, và cũng không đáng gọi là Tông Đồ nữa vì tôi đã bách hại Hội Thánh Ngài. Tôi là Phao-lô.
    Ký giả: Thế thì có sự ngộ nhận nào giữa anh và tôi đâu ?
    Phao-lô: Có lẽ tôi là người vô tình đã gây ra ngộ nhận. Tôi viết cho tín hữu Côrintô câu: “Chúng tôi rao giảng một Đức Ki-tô chịu đóng đinh” Và vì câu đó mà anh đã gặp thất bại. Ngộ nhận là ở chỗ này. Đối với tôi, Đức Ki-tô chịu đóng đinh cũng chính là Đức Ki-tô phục sinh.
    Ký giả: Tôi nghĩ rằng nếu người ta chấp nhận Tình Yêu thì người ta chấp nhận Phục Sinh. Nếu không, thì Chúa có phục sinh cũng chẳng có gì quan trọng.
    Phao-lô: Sao lại không ? Nếu Đức Ki-tô không sống lại thì lời rao giảng của chúng ta thật hư không, và niềm tin của mọi tín hữu cũng hão huyền. Nếu ta chỉ tin Đức Ki-tô cho cuộc đời này thì chúng ta sẽ là kẻ khốn nạn nhất và sẽ thất vọng như Giu-da.
    Ký giả: Xin anh giải thích thêm.
    Phao-lô: Anh không thấy sao ? Tất cả những gì vật chất hay tinh thần, tất cả những gì cao đẹp nhất, đều trở nên phù phiếm khi đối diện với cái chết; nhưng nếu có một người đã sống lại thì cái chết không còn quyền hạn nào cả. Và chúng ta, những kẻ chết trong Đức Ki-tô, cũng chiến thắng trong Đức Ki-tô.

  11. #11
    omem2207's Avatar

    Tuổi: 35
    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: PhaoLô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đăk Nông/Giáo xứ:Vinh An
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 136
    Cám ơn
    389
    Được cám ơn 375 lần trong 94 bài viết

    Default

    Ký giả: Có một điều tôi cần thú nhận với anh, anh Phao-lô. Tôi tin rằng Đức Ki-tô đã sống lại vì Giáo Hội dạy như thế. Còn việc Ngài sống lại như thế nào, đối với tôi, thì còn nhiều mù mờ. Phải chăng vì Ngài là Thiên Chúa hằng sống nên sau khi con người Giê-su chết đi, Thiên Chúa đã mang hình dạng của Giê-su Na-da-rét hiện ra để yên ủi các Tông Đồ trong giai đoạn khó khăn, cũng như thể Ngài đã mang hình dạng ngọn lửa mà hiện ra cho Mô-sê, hoặc là hình dạng của ba người khách đến gặp Áp-ra-ham ở Mam-rê ?
    Phao-lô: Không, chính con người Giê-su Na-da-rét đã sống lại. Chính tôi đã gặp Ngài.
    Ký giả: Nhưng khi gặp Ngài thì anh lòa mắt, anh có thấy gì đâu ?
    Phao-lô: Có cần phải thấy một người mới biết rằng người đó hiện diện chăng ? Tôi đã nghe tiếng Ngài. Anh hiểu: tôi là một người biệt phái đã từng tích cực đập tan mọi tin tức về Giê-su, vì thế, khi rao truyền về Ngài, mọi người đều xem tôi là một kẻ phản bội đối với người đồng môn. Nếu tôi chấp nhận mang tiếng là phản bội thì anh phải hiểu rằng chỉ có lý do duy nhất là Ngài đã sống lại thật.
    Ký giả: Phải chi anh thấy Ngài, anh Phao-lô nhỉ ?
    Ma-ri-a Ma-đa-lê-na: Tôi đã thấy Ngài. Tôi có thể làm chứng.
    Ký giả: Chị là... À, chị là Ma-ri-a Ma-đa-lê-na phải không ?
    Ma-ri-a Ma-đa-lê-na: Vâng. Ngày đầu tiên trong tuần tôi đến thật sớm để viếng mộ và xức dầu xác Ngài, nhưng không thấy xác Ngài trong mộ nữa. Tôi đang đứng khóc thì Ngài đến mà tôi ngỡ là người làm vườn. Đến khi Ngài gọi tên tôi, tôi mới nhận ra Ngài. Vâng, tôi có thể làm chứng rằng tôi đã thấy Ngài sống lại, với chính đôi mắt này.
    Ký giả: Chị thông cảm nhé. Chị có thấy rằng 2000 năm sau, những người đọc lại câu chuyện của chị sẽ tự hỏi: “Không biết Ma-đa-lê-na đã gặp Chúa mà tưởng là người làm vườn, hay là, vì thương yêu Chúa quá, nên nhìn người làm vườn một lúc rồi hoa mắt lên mà tưởng là gặp Chúa.”
    Ma-ri-a Ma-đa-lê-na: Sao lạ vậy anh ? Chính sự ngỡ ngàng của tôi phải là một bằng chứng mới đúng chứ. Anh không thấy sao ? Tôi có thể tưởng tượng mọi sự, nhưng làm sao có thể tưởng tượng được là gặp Thầy Giê-su. Tôi đã có mặt lúc Ngài chết trên Thập Giá. Tôi đã chứng kiến người ta tẩm liệm Ngài, đã tiễn đưa Ngài đến phần mộ, đã nhìn chằm chặp khi người ta lăn đá lấp cửa mồ, rồi ngồi quay mặt vào mồ thật lâu. Thế rồi 2 ngày sau, Ngài đứng đó, trước mặt tôi. Anh cho là tôi có thể tưởng tượng à ?
    Ký giả: Nhưng hình như chị chưa chạm đến Ngài. Phải chăng người chị thấy chỉ là một bóng ma ?
    Ma-ri-a Ma-đa-lê-na: Ngài có bảo tôi đừng chạm đến Ngài. Có thể Ngài sợ tôi sung sướng quá mà chết đi mất. Nhưng cần gì phải chạm đến Ngài, tôi đã nghe tận tai và thấy tận mắt, điều đó chưa đủ sao ?
    Ký giả: Chị hiểu cho, chị Ma-ri-a... Cá nhân tôi thì tôi thấy chứng tích của chị là đủ rồi, bởi vì tôi tin ở Chúa chúng ta. Nhưng liệu những điều đó có đủ thuyết phục những ai không tin vào Ngài không ?
    Tôma: Anh ký giả à ! Lòng tin là một cái gì lạ lùng. Viên bách quản không tin Do-thái giáo, thế mà ông tin vào Chúa Giê-su đến độ không đòi hỏi Ngài phải hiện diện tại nhà ông để chữa người hầu. Trái lại, người Do-thái chứng kiến Ngài làm cho La-da-rô sống lại thì tìm cách giết Ngài... Đấy anh xem, những chứng cớ không bao giờ thuyết phục được lòng tin. Nhưng dù sao thì tôi cũng xin thêm cho anh một chứng tích... Tôi đã xin được xỏ tay vào chân tay Ngài và Ngài đã cho phép.
    Ký giả: Nếu tôi không lầm, anh chính là Tô-ma, vị Tông Đồ đa nghi ?
    Tôma: Vâng, tôi là Tô-ma, nhưng tôi không đa nghi như người ta thường nghĩ đâu.
    Ký giả: Thì ít nhiều anh cũng không tin là Chúa sống lại.
    Tôma: Tôi đã không tin, đúng như vậy ! Nhưng bất cứ một người nào ở vị thế của tôi cũng phản ứng như tôi. Nếu một thân nhân của anh đã chết, rồi vài ngày sau anh em của anh đến báo rằng người chết đã sống lại, đến dùng bữa với họ, anh có tin không ?
    Ký giả: Nhưng anh biết rằng các Tông Đồ là những người không bao giờ nói láo mà !
    Tôma: Tôi biết chứ. Nhưng anh phải hiểu tình trạng tinh thần của tôi lúc đó. Từ đêm Thầy bị bắt, tôi run sợ trốn chui trốn nhủi... Không cần phải dấu: tôi là một trong những Tông Đồ bỏ chạy đầu tiên. Sau này, tôi biết có vài người theo Ngài xa xa, còn tôi, tôi về nhà đóng cửa ở một mình. Vừa sợ hãi, vừa hối hận và xấu hổ, tôi không còn muốn gặp ai nữa.
    Ký giả: Vì sao lại phải hối hận và xấu hổ ?
    Tôma: Ngày Ngài quyết định về Giu-đê thì chính tôi đã kêu gọi các bạn: “Cả chúng ta nữa, hãy qua Giu-đê để cùng chết với Thầy”. Thế mà Ngài vừa bị bắt là tôi ù té chạy... Bảo không xấu hổ làm sao được ? Vì thế, khi các bạn đến báo tin mừng, tôi cho đó là một cách nói khéo để yên ủi tôi và lôi kéo tôi về với cộng đoàn anh em.
    Ký giả: Vì thế mà anh đã tỏ thái độ hoài nghi bằng cách nói: “Nếu tôi không tra tay tôi vào lỗ đinh cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin” ?
    Tôma: Chính lúc đó là lúc tôi bắt đầu tin. Các bạn tôi có vẻ xác quyết quá. Nếu tôi chưa bắt đầu tin thì tôi đã im lặng hoặc cười vào mặt họ. Câu nói đó thể hiện lòng ao ước của tôi được có bằng cớ để xác tín.
    Ký giả: Tôi hiểu... Và có lẽ nhờ lòng ao ước đó mà Ngài đã cho anh gặp ?
    Tôma: Vâng, Thầy đã đến một tuần sau và đã cho phép tôi thực hiện điều tôi đòi hỏi.
    Ký giả: Xét cho cùng, tôi tin, nhưng đồng thời cũng ao ước được sờ đến tận tay như anh... Liệu tôi có được Ngài ban cho cái diễm phúc như anh không ?
    Tôma: Tôi đã được một diễm phúc nhưng lại mất đi một diễm phúc lớn hơn. Tôi biết điều đó khi Ngài nói: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
    Xét cho cùng thì trước sau gì tôi cũng gặp Ngài. Gặp Ngài hôm đó hay sau vài mươi năm cũng thế thôi. Chỉ có điều là mình mất cái diễm phúc được tuyên xưng niềm tin tưởng nơi Ngài. Tôi đã nói: “Chỉ gặp mới tin”. Và Ngài đã dạy: “Chỉ tin mới gặp”. Thật vậy, ngay trong giờ vừa qua, nếu anh tin thì anh đã gặp Ngài...
    ( Lời Chúa vọng lên )
    “Ngài đến trong nhà Ngài mà người nhà không đón nhận Ngài” ( Ga 1, 11 )... “Ở giữa anh em có một Đấng mà anh em không biết” ( Ga 1, 26 )... “Khi hai hay ba người họp lại vì danh Thầy, thì Thầy ở giữa họ” ( Mt 18, 20 )... “Này Thầy ở lại cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 20 )...
    Ký giả: Anh Phao-lô, xin vui lòng cho tôi nối tiếp câu chuyện. Bây giờ tôi có thể nói với anh là tôi đã cảm nghiệm được điều Tô-ma muốn nói. Nhưng theo anh, liệu người ta có chấp nhận Tin Mừng của chúng ta về Đức Ki-tô Phục Sinh không ?
    Phao-lô: Không ai chấp nhận Tin-Mừng-của-chúng-ta cả. Thời chúng tôi cũng vậy và tôi nghĩ thời các anh cũng vậy. Xin chia sẻ một kinh nghiệm bản thân. Sau khi trở lại, tôi đã đến Đa-mát rao giảng. Người Đa-mát đã ngạc nhiên và chưng hửng, nhưng không ai đón nhận Tin Mừng.
    Tôi không may mắn như anh để có thể đi khắp nơi mà trao đổi kinh nghiệm. Tôi phải dành ba năm vào sa mạc Ả-rập để suy nghĩ và cầu nguyện và Thánh Linh đã mở mắt cho tôi thấy điều sơ đẳng này: Không có tin-mừng-của-chúng-ta. Không có tin mừng của Phao-lô hoặc của một ai khác, mà chỉ có Tin Mừng của Đức Ki-tô !
    Đức Ki-tô đã sống lại thì chính Ngài sẽ đến gặp gỡ từng người; đó là việc của Ngài, và chắc chắn Ngài sẽ thành công trong việc khôi phục các linh hồn theo chương trình mầu nhiệm của Ngài. Tôi chỉ còn có việc cố gắng lắng nghe Lời Ngài để đến trước những nơi Ngài muốn đến và dọn đường cho Ngài...
    Kể từ đó tôi đã bị bắt bớ, hành hạ, đánh đập, cầm tù, săn đuổi, ném đá, lăng nhục, chửi bới, xích xiềng, nhưng Tin Mừng của Ngài không bị xích xiềng mà đã đảo lộn thế giới Rô-ma... Anh hiểu ý tôi chứ ?
    Ký giả: Vâng, tôi hiểu, cám ơn anh ( Quay sang nói với cộng đoàn )
    Thưa các bạn, bây giờ tôi hiểu vì sao tôi đã thất bại trong việc loan truyền Tin Mừng. Tôi thất bại vì tôi đã loan truyền một Tình Yêu chết trên Thập Giá mà quên rằng Tình Yêu đó là một Tình Yêu Phục Sinh.
    Tôi đã tin Mầu Nhiệm Phục Sinh như một tín điều bắt buộc và thiếu xác tín vào sự hiện diện của Đức Ki-tô.
    Hôm nay, tôi đã học được rằng chính những ngu muội của mình đã tiếp tục đóng đinh Chúa gắn chặt vào Thập Giá. Những người như tôi, nghĩa là những Gio-an, Phê-rô, Phi-la-tô, Giu-đa của thế kỷ 20 này đang tiếp tục kéo dài thương khó của Chúa mà không cho phép Ngài Phục Sinh.
    Hôm nay tôi đã học được nơi Phao-lô niềm xác tín rằng Chúa đã sống lại. Tôi hiểu vì sao tôi bị trở ngại khi đến với các linh hồn. Tôi từng ngỡ rằng mình có thể làm được tất cả. Nhưng thực ra, những gì tôi làm chỉ có tính cách dọn đường, còn Đức Tin thì phải có sự can thiệp của chính Chúa Ki-tô, và chắc chắn Ngài sẽ can thiệp vì Ngài đã sống lại và ở giữa chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
    ( Cầu nguyện )
    Lạy Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh đang hiện diện nơi đây giữa chúng con, con xin dâng Chúa lòng tri ân về sự can thiệp của Chúa nơi linh hồn con giờ này
    Ngày xưa, Chúa đã vào Giê-ru-sa-lem trên mình của một con lừa, hôm nay con xin được làm con lừa dại khờ và dễ bảo của Chúa để có thể đưa Chúa đến với các linh hồn mà Chúa hằng yêu thương.
    Lạy Chúa, xin cho con được trở nên khí cụ bình an của Chúa.
    ( Cộng đoàn hát: Kinh Hòa Bình )
    TRẦN DUY NHIÊN
    Ghi chú: Những bài hát sử dụng trong “Phúc-Âm Thứ 5” đều được trích từ tập “RÁP-BÔ-NI, TÔI HÁT VỀ NGÀI”

  12. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com