Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI

  1. #1
    DonRac's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Peter Anthony
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Việt Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,811
    Cám ơn
    3,752
    Được cám ơn 15,444 lần trong 2,960 bài viết

    Thumbs down Bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI

    Bài Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI
    trong Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ 2008

    Đối với Thánh Phaolô, đi Rôma là diễn tả sứ vụ của ngài
    Vatican, ngày 30 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org). – Đây là bản dịch Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong Thánh Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, là ngày Chúa Nhật 29 tháng 6 năm 2008, tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thương Phụ Giáo Chủ Barthôlômêô I cũng hiện diện trong buổi lễ.

    Thưa Đức Thượng Phụ và các Đại Biểu thân hữu,
    Quý Đức Hồng Y,
    Quý hiền huynh giám mục và linh mục,
    Anh chị em thân mến
    Ngay từ thời sơ khai, Hội Thánh tại Rôma đã mửng đại lễ hai Tông Đồ Cả Phêrô và Phaolô như một lễ trong cùng một ngày, ngày 29 tháng 6. Các ngài trở thành anh em qua cuộc tử đạo của các ngài; hai vị đã cùng nhau là những người sáng lập Kitô giáo mới ở Rôma. Người ta đã hát như thế để kính hai vị trong bài thánh thi của kinh chiều thứ nhì, ngay từ thời Paulinô Aquileia (+806): “O Roma felix – Ôi hạnh phúc thay Rôma, được trang hoàng bằng màu đỏ thẫm của máu châu báu của những hoàng tử vĩ đại như thế, ngươi vượt trên mọi vẻ đẹp của thế gian, không phải vì công trạng riêng của ngươi, nhưng nhờ cộng trạng của các thánh mà ngươi đã giết bằng lưỡi gươm đẫm máu”. Máu các vị tử vì đạo không đòi báo thù, nhưng hòa giải. Máu ấy không phải là một lời tố cáo mà là một “ngọn đèn bằng vàng” theo lời của thánh thi trong kinh chiều thứ nhất. Nó tỏ mình ra như quyền năng của tình yêu, là tình yêu thắng vượt hận thù và bạo lực, bằng cách ấy thiết lập một thành phố mới, một cộng đồng mới.
    Nhờ cuộc tử đạo của các ngài, hai Thánh Phêrô và Phaolô, bây giờ là phần tử của Rôma. Qua tử đạo, ngay cả Thánh Phêrô cũng trở thành công dân Rôma đến muôn đời. Nhờ cuộc tử đạo và tình yêu của các ngài, hai vị tông đồ chỉ cho chúng ta thấy hy vọng hệ tại đâu, và là hai đấng sáng lập một loại thành phố mới, là loại thành phố phải tiếp tục được tái tạo trên thành phố cũ của loài người, là thành phố tiếp tục bị đe dọa bởi những quyền lực của tội lỗi và tính ích kỷ của con người.
    Vì cuộc tử đạo của các ngài mà Thánh Phêrô và Phaolô có quan hệ hỗ tương mãi mãi. Một hình ảnh được nhiều người ưa thích trong nghệ thuật ảnh thánh của Kitô giáo là hính hai vị tông đồ ôm nhau trên đường tuẫn giáo. Chúng ta có thể nói rằng, chính cuộc tử đạo của hai vị, trong thực chất sâu thẳm nhất của nó, là sự thể hiện cái ôm huynh đệ. Hai vị đã chết cho cùng một Đức Kitô và trong những chứng từ mà các ngài đã làm trong cuộc đời, các ngài là một. Trong các bản văn Tân Ước, chúng ta cũng có thể nói thế, theo sau sự phát triển của cái ôm của các ngài, là sự hợp nhất trong việc làm chứng và trong sứ vụ.
    Mọi sự bắt đầu khi Thánh Phaolô, ba năm sau khi trở lại, đã đi Giêrusalem để “hỏi ý kiến Kêpha” (Gal 1:18). Mười bốn năm sau, ngài lại lên Giêrusalem để giải thích Tin Mừng mà ngài rao giảng “cho những người đáng kính nhất để ngài không gặp nguy cơ ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích” (Ga 2:1 tt). Sau buổi gặp gỡ này, Thánh Giacôbê, Kêpha và Gioan đã đưa tay phải cho ngài, như thế xác nhận sự hiệp thông đã hợp nhất các ngài lại trong một Tin Mừng duy nhất của Đức Chúa Giêsu Kitô (Gal 2:9). Một dấu chỉ tuyệt mỹ cho cái ôm nội tâm càng ngày càng lớn mạnh này, được phát triển bất kể sự khác biệt về tính tình và công tác. Tôi tìm thấy trong thực tế những cộng sự viên được nhắc đến trong cuối thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, Silvanô và Marcô, cũng là những người cộng tác gần gũi của Thánh Phaolô. Việc có cùng những cộng tác viên này làm cho sự hiệp thông của một Hội Thánh duy nhất, cái ôm của các vị tông đồ cả, trở nên hữu hình một cách rất cụ thể.
    Thánh Phêrô và Phaolô đã gặp nhau ít ra là hai lần ở Giêrusalem; và cuối cùng, những chặng đường của các ngài đưa các ngài đến Rôma. Tại sao? Có phải có lẽ đây còn hơn việc chỉ là sự tình cờ không? Có lẽ có một sứ điệp nào trường cửu ở trong đó không? Thánh Phaolô đã đến Rôma như một tù nhân, đồng thời cũng như một công dân Rôma, là người sau khi bị bắt ở Giêrusalem, vì là một công dân Rôma nên đã khiếu nại lên hoàng đế, và đã được dẫn về toà án của hoàng đế. Nhưng theo một nghĩa sâu xa hơn, Thánh Phaolô tự nguyện đi Rôma. Bằng một lá thư quan trọng nhất của ngài, ngài đã lại gần thành phố này trong lòng: Ngài đã trình bày với Hội Thánh ở Rôma bằng văn tự, dài hơn là tất cả các nơi khác, trong đó tổng hợp toàn thể lời rao giảng đức tin của ngài. Ở lời chào hỏi đầu thư, ngài đã nói rằng cả thế giới đã nói về đức tin của các Kitô hữu ở Rôma và rằng vì thế đức tin này được khắp nơi công nhận là xuất xắc (Rom 1:8). Rồi ngài viết: “Thưa anh em, tôi không muốn anh em không biết rằng tôi thường dự tính đến cùng anh em, nhưng đến bây giờ tôi vẫn bị trở ngại” (11:13). Ở cuối thư, ngài đã trở lại đề tài này, bấy giờ ngài nói đền dự tính đi Tây Ban Nha. “Tôi hy vọng khi đi Tây Ban Nha, tôi sẽ tiện đường ghé thăm anh em, và được anh em tiễn chân, sau khi tôi đã thoả mãn phần nào vì được ở cùng anh em” (15:24). “Và tôi biết rằng, khi đến thăm anh em, tôi sẽ đến với phúc lành trọn vẹn của Ðức Kitô” (15:29).
    Có hai điều rõ ràng ở đây: Đối với Thánh Phaolô, Rôma là một chặng trên đường đi Tây Ban Nha, theo quan niệm của ngài về thế giới, đến đó là đến tận cùng trái đất. Ngài coi sứ vụ của mình là chu toàn công tác mà ngài đã nhận được từ Đức Kitô, là đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Rôma nằm trên con đường này. Trong khi Thánh Phaolô thường đi đến những nơi mà Tin Mừng chưa được rao giảng, Rôma là một luật trừ. Ở đó ngài đã tìm thấy một Hội Thánh mà đức tin của Hội Thánh này được cả thế giới nói đến. Đi Rôma là một phần của sứ vụ truyền giáo phổ quát của ngài như một người được sai đến với muôn dân. Con đường đi đến Rôma, là con đường mà ngài đã hành trình bên trong bằng bức thư của ngài trước khi hành trình bên ngoài, là một phần của công tác đem Tin Mừng đến với muôn dân của ngài, là công tác thiết lập Hội Thánh, công giáo và phổ quát. Đối với ngài, đi Rôma là diễn tả tính phổ quát của sứ vụ của ngài. Rôma phải làm cho cà thế giới thấy đức tin của mình, phải là nơi gặp gỡ của đức tin duy nhất này.
    Nhưng tại sao Thánh Phêrô lại đi Rôma? Tân Ước không nói gì trực tiếp về điều này. Nhưng cho chúng ta một vài dấu chỉ. Tin Mừng Thánh Marcô, có thể được coi là phản ảnh việc rao giảng của Thánh Phêrô, được quy hướng một cách mật thiết vào giây phút khi mà viên bách đội trưởng Rôma trước cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá, nói rằng, “Quả thật người này là Con Thiên Chúa” (15:39). Mầu nhiệm của Chúa Giêsu được tỏ ra bên Thánh Giá. Dưới chân Thánh Giá Hội Thánh của dân ngoại được khai sinh: viên bách đội trưởng của nhóm lý hình Rôma nhận ra Con Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Sách Tông Đồ Công Vụ diễn tả tình tiết của ông Cornêliô, viên bách đội trưởng của đạo quân Ý, như bước quyết định để Tin Mừng đi vào thế giới lương dân. Theo lệnh Thiên Chúa, ông đã sai người đến cùng Thánh Phêrô, và Thánh Phêrô cũng theo lệnh Thiên Chúa, vào nhà viên bách đội trưởng và rao giảng. Khi ngài còn đang nói thì Chúa Thánh Thần hiện xuống trên cộng đồng tại gia tụ họp tại đó và Thánh Phêrô nói: “Ai có thể cấm rửa tội bằng nước cho những người này, là những người đã nhận được Chúa Thánh Thần như chúng ta không?” (Tđcv 10:47).
    Cho nên, trong Công Đồng của các Tông Đồ, Thánh Phêrô đã trở nên người bầu cử cho Hội Thánh của lương dân là những người không cần Lề Luật bởi vì Thiên Chúa đã “thanh tẩy tâm hồn họ bằng đức tin” (Tđcv 15:9). Rõ ràng là trong Thư gửi tín hữu Galatê, Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa ban cho Thánh Phêrô sức mạnh để làm việc mục vụ tông đồ giữa những người được cắt bì, còn chính Thánh Phaolô, thì lo mục vụ giữa dân ngoại (Gal 2:8).
    Nhưng công tác này chỉ có hiệu lực bao lâu Thánh Phêrô còn ở với nhóm 12 tại Giêrusalem trong niềm hy vọng rằng tất cả dân Israel sẽ theo Đức Kitô. Đương đầu với những phát triển sau đó, nhóm 12 đã nhận ra thời điểm các ngài cũng phải ra đi vào thế gian để rao giảng Tin Mừng cho nó. Thánh Phêrô, là người đầu tiên đã theo lệnh Thiên Chúa mở cửa cho dân ngoại, giờ đây để cho Thánh Giacôbê Hậu lãnh đạo Hội Thánh của Kitô hữu gốc Do Thái, ngõ hầu ngài có thể dấn thân vào sứ vụ thật sự của ngài: là mục vụ duy trì sự hợp nhất của Hội Thánh Duy Nhất của Thiên Chúa gồm cả người Do Thái lẫn dân ngoại. Ước muốn đi Rôma của Thánh Phaolô nhấn mạnh trên hết, như chúng ta đã thấy, từ “catholica” [“công giáo”] giữa những đặc tính của Hội Thánh.
    Cuộc hành trình đi Rôma của Thánh Phêrô, như người đại diện dân chúng thế giới, trên hết là liên quan đến từ “una” [“duy nhất]”: ngài có công tác tạo nên sự “hợp nhất” của “công giáo” của Hội Thánh gồm có người Do Thái và dân ngoại, Hội Thánh của mọi người. Và đây là sứ vụ thường trực của Thánh Phêrô: đảm bảo rằng Hội Thánh không bao giờ được tự đồng hóa với một dân tộc, một nền văn hóa hay một quốc gia nào cả. Rằng nó luôn luôn phải là Hội Thánh của tất cả mọi người. Rằng nó liên kết nhân loại vượt ra ngoài mọi biên cương, và làm cho bình an của Thiên Chúa, là quyền năng hòa giải của tình yêu Ngài, được hiện diện giữa sự chia rẽ của thế giới này. Vì chúng ta có cùng kỹ một thuật khắp nơi, vì hệ thống thông tin toàn cầu, và cũng vì sự liên quan giữa những lợi ích chung, có một kiểu hợp nhất mới trên thế giới, tạo ra nhiều chống đối mới và cung cấp cho những chống đối cũ một động lực mới. Giữa những sự hợp nhất bề ngoài, dựa vào những điều vật chất, chúng ta lại càng cần phải có sự hợp nhất bên trong là sự hợp nhất đến từ bình an của Thiên Chúa, sự hợp nhất của tất cả mọi người đã trở thành anh chị em nhờ Đức Kitô. Đó là sứ vụ thường trực của Thánh Phêrô cũng như là công tác đặc biệt được trao phó cho Hội Thánh Rôma.
    Anh em trong hàng Giám Mục thân mến!
    Giờ đây tôi muốn bày tỏ với những người trong anh em đến Rôma để nhận pallium là biểu tượng của thứ bậc và trách nhiệm của anh em như Tổng Giám Mục trong Hội Thánh của Đức Chúa Giêsu Kitô. Pallium được đan bằng lông của những con chiên mà Giám Mục Rôma đã chúc lành mỗi năm vào Lễ Kính Toà Thánh Phêrô, như vậy chúng được để riêng, nói như thế, để trở thành biểu tưởng cho đàn chiên của Đức Kitô mà các anh em chủ trì.
    Khi chúng ta đeo pallium trên vai của mình, cử chỉ này nhắc nhở chúng ta về Vị Mục Tử là Đấng đặt con chiên lạc trên vai mình, con chiên lạc không thể tự mỉnh tìm thấy đường về nhà, và đem nó về ràn chiên. Các Giáo Phụ của Hội Thánh đã thấy ở con chiên này hình ảnh của tất cả nhân loại, của toàn bộ bản tính loài người, đang đi lạc và không tìm thấy đường về. Vị Mục Tử đem con chiên về nhà chỉ có thể là Ngôi Lời, Lời Vĩnh Cửu của Chính Thiên Chúa. Trong việc Nhập Thể, Người đã đặt tất cả chúng ta, con chiên là nhân loại, trên vai Người. Người, Lời Vĩnh Cửu, Vị Mục Tử chân chính của nhân loại, đang mang chúng ta trên vai; trong bản tính nhân loại của Người, người mang mỗi người chúng ta trên đôi vai của Người. Trên đường Thập Giá, Người vác chúng ta về nhà, Người đưa chúng ta về nhà. Nhưng Người cũng muốn có những người cùng “vác” với Người. Là một mục tử trong Hội Thánh của Đức Kitô có nghĩa là chia sẻ công tác này, đó là điều mà pallium nhắc nhở. Khi chúng ta đeo nó, Người hỏi chúng ta: “Con cũng sẽ cùng Thầy vác những kẻ thuộc về Thầy? Con sẽ mang chúng đến với Thầy, đến với Đức Chúa Giêsu Kitô?” Điều kế tiếp chúng ta nghĩ đến là mệnh lệnh mà Thánh Phêrô đã nhận được tứ Đức Kitô Phục Sinh, là Đấng nối liền cách bất khả phân ly lệnh “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” với câu hỏi “Con có yêu Thầy không? Con có yêu Thầy hơn tất cả những người khác không?” Mỗi lần chúng ta đeo pallium mục tử của đàn chiên Đức Kitô, chúng ta phải nghe câu hỏi này, “Con có yêu Thầy không?” và chúng ta phải tự hỏi về tình yêu “hơn” mà Người ước mong từ các mục tử.
    Như thế pallium trở thành biểu tượng tình yêu của chúng ta đối với Vị Mục Tử Kitô và việc chúng ta cùng yêu thương với Người, nó trở thành biểu tượng của lời mời gọi yêu thương con người như Người yêu thương, cùng với Người: những ai đang tìm kiếm, những ai đang thắc mắc, những người tự tin và khiêm nhường, những người đơn thành và cao sang; nó trở thành biểu tượng cho lời mời gọi yêu thương tất cả mọi người trong họ bằng sức mạnh của Đức Kitô và trong cái nhìn của Người, ngõ hầu họ có thể tìm thấy Người, và trong Người, họ tìm thấy chính mình. Nhưng cái pallium mà anh em sẽ nhận được “từ” mộ Thánh Phêrô còn có một ý nghĩa khác, liên quan và không thể tách rời khỏi ý nghĩa trước. Để hiểu điều này, cần sự giúp đỡ của một lời từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô. Trong lời khuyên các linh mục nuôi dưỡng đàn chiên cách đúng đắn, Thánh Phêrô tự nhận là “synpresbyterios”, (“đồng linh mục”) (5:1). Công thức này chứa đựng cách tàng ẩn việc xác nhận nguyên tắc kế vị tông đồ: những mục tử sau ngài là những mục tử giống ngài; cùng với ngài, họ thuộc về mục vụ chung của các mục tử của Hội Thánh của Đức Chúa Giêsu Kitô, một mục vụ tiếp tục trong họ. Nhưng chữ “co-“ (trong đồng-linh mục) còn có hai nghĩa khác. Nó cũng diễn tả thực tại mà chúng ta ám chỉ hôm nay bằng điều mà chúng ta gọi là “tập thể tính” của các giám mục. Tất cả chúng ta đều là “đồng linh mục”. Không ai tự mình là một mục tử. Việc chúng ta tiếp nối các tông đồ chỉ có được nhờ ở trong sự hiệp thông với tập thể mà trong đó tập thể của các tông đồ tìm thấy sự tiếp nối. Sự hiệp thông, cái “chúng tôi” của các mục tử là một phần của việc làm mục tử, bởi vì chỉ có một đàn chiên duy nhất, là Hội Thánh Duy Nhất của Đức Chúa Giêsu Kitô. Sau cùng, chữ “co-“ này cũng ám chỉ sự hiệp thông giữa Thánh Phêrô và những người kế vị ngài như là một đảm bảo cho hiệp nhất. Như vậy, pallium nói với chúng ta về tính công giáo của Hội Thánh, về sự hiệp thông phổ quát của mục tử và đàn chiên. Nó nhắc cho chúng ta về tông truyền: để hiệp thông với đức tin của các tông đồ mà trên đó Chúa thiếp lập Hội Thánh. Nó nói cho chúng ta về “Hội Thánh” là Hội Thánh “duy nhất”, “công giáo”, “tông truyền,” và đương nhiên là nối kết chúng ta với Đức Kitô, nó nói cho chúng ta sự thực rằng Hội Thánh là “Thánh,” và công việc của chúng ta là phục vụ sự thánh thiện này.
    Cuối cùng, điều này đưa tôi trở lại với Thánh Phaolô và sứ vụ truyền giáo của ngài. Ở chương 15 của Thư gửi tín hữu Rôma, trong một đoạn tuyệt mỹ, ngài đã diễn tả bản chất sứ vụ của ngài, cũng như lý do sâu xa nhất cho việc ngài ao ước đi Rôma. Ngài biết rằng ngài đã “được mời gọi để trở thành một ‘leitourgos’ [chủ tế] của Đức Kitô cho Dân Ngoại, phục vụ Tin Mừng của Thiên Chúa như một tư tế, để của lễ của các Dân Ngoại được thánh hoá bởi Chúa Thánh Thần trở nên đẹp lòng Thiên Chúa” (15:16). Chỉ trong câu này Thánh Phaolô dùng từ “hierourgein”, phục vụ như một tư tế, cùng với chữ “leitourgos” [chủ tế]: ngài nói về Phụng Vụ vũ trụ, trong đó thế chính giới của loài người phải trở thành sự tôn thờ Thiên Chúa, khi trong thực thể của nó, nó phải trở thành sự tôn thờ, khi ấy nó sẽ đạt được cùng đích của nó, nó sẽ được chữa lành và cứu độ. Và đó là mục đích tối hậu của sứ vụ tông đồ của Thánh Phaolô và của chúng ta. Chúa mời gọi chúng ta đến cùng một mầu nhiệm như thế. Chúng ta hãy cầu nguyện trong giờ này để Người giúp chúng ta thực thi sứ vụ này đúng cách và trở thành những leitourgos thật sự của Đức Kitô. Amen.


    Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

    Nguồn: peterquivu@gmail.com

  2. Có 3 người cám ơn DonRac vì bài này:


  3. #2
    Anny
    Khách viếng
    Anny's Avatar

    Default

    Cám ơn! Diễn đàn đã cung cấp nhiều tài liệu hay cho tất cả các thành viên và những người truy cập. Nguyện xin Chúa gìn giữ, bảo vệ và chúc phúc cho diễn đàn chúng con.

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com