Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: 87 quốc gia sẽ tham dự Lễ Tôn phong Chân phước Đức Gioan Phaolô II

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default 87 quốc gia sẽ tham dự Lễ Tôn phong Chân phước Đức Gioan Phaolô II

    87 quốc gia sẽ tham dự Lễ Tôn phong Chân phước Đức Gioan Phaolô II



    TTCG (Radio-Canada.ca, AFP và Associated Press) - Khoảng 87 phái đoàn nước ngoài sẽ tham dự Lễ Phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật, 1-5, tại Quảng trường Thánh Phêrô - Toà Thánh Vatican tuyên bố hôm thứ sáu 29-4.

    Nhân danh Giáo hội Công giáo, vào lúc đó, ĐGH Bênêđictô XVI sẽ xác nhận sự kiện Đức Karol Wojtyla đã sống như một vị thánh, và ngài xứng đáng lãnh nhận những danh dự cao cả nhất của Giáo Hội.

    Giữa hàng trăm ngàn người sẽ đến tham dự biến cố này, có 5 gia đình hoàng gia sẽ đại diện cho nước Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Liechtenstein và Luxembourg.

    16 vị quốc trưởng: Mêhicô, Ý, Ba Lan, Albanie, Andorre, Bosnie, Cameroun, Congo, Estonie, Honduras, Macédoine, Saint-Marin, Slovaquie, Monténégro, Togo, Zimbabwe, sẽ có mặt, trong khi đó Croatia, Pháp, Lituanie, Monaco và Hungari sẽ có thủ tướng đại diện.

    Phu nhân thủ tướng sẽ đại diện cho quốc gia vùng Tây Phi Burkina Faso. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vì bận tham dự cuộc họp trong nước nên không thể đến tham dự.

    Tuy nhiên, danh sách của các phái đoàn này chưa phải là danh sách cuối cùng. Cha Federico Lombardi xác định rằng đây chỉ là danh sách tạm thời do Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh tổng kết vào chiều thứ năm.

    Liên quan đến việc tham dự của Tổng thống Robert Mugabe, người không được thừa nhận trong Cộng đồng Châu Âu (UE), Cha Lombardi chỉ tuyên bố: “Zimbabwe là một quốc gia mà Toà Thánh có quan hệ ngoại giao”. Chúng ta biết rằng Quốc gia Vatican không phải là thành viên của UE.

    Gần 2.300 uỷ nhiệm đã được cung cấp cho báo chí quốc tế. Trong số đó, có gần 1.300 được dành cho các kênh truyền hình. Các phóng viên và nhiếp ảnh gia sẽ đại diện cho 101 quốc gia trên thế giới.

    G.B. Lưu Văn Lộc
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 10 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  3. #2
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Canh thức cầu nguyện trước Lễ Phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô II

    Canh thức cầu nguyện trước Lễ Phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô II



    ROMA - Tối ngày 30-4, Giáo phận Roma đã tổ chức một buổi canh thức chuẩn bị tinh thần cho Lễ Phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô II vào sáng Chúa Nhật 1-5.

    Hàng chục ngàn tín hữu đã tham dự buổi canh thức tại khu vực Circo Massimo, xưa kia là trường đua thời Lamã. Buổi cầu nguyện dài 2 tiếng rưỡi, bắt đầu lúc 8 giờ tối và kết thúc lúc 10 giờ 30, gồm có 2 phần:

    - Phần đầu là tưởng niệm được khai mào với nghi thức: 30 bạn trẻ của các giáo xứ ở Rôma rước bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Roma (Salus Populi Romani) lên lễ đài, trong khi ca đoàn Adonaj hợp xướng bài “Hỡi Mẹ Từ Bi” bằng tiếng Ba Lan.

    Tiếp đến là các chứng từ được lần lượt trình bày, xen kẽ là các bài thánh ca và đoạn video gợi lại những giáo huấn, lời nói và cử chỉ của Đức Gioan Phaolô II, qua lời giới thiệu của nữ ký giả Safiria Leccese, ca đoàn Giáo phận Rôma cùng với Nhạc viện Thánh Cecilia đảm trách phần thánh ca.

    Chứng từ đầu tiên là của Bác sĩ Joaquin Navarro Valls, nguyên Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, nữ tu Marie Simon Pierre, người được khỏi bệnh Parkinson một cách lạ lùng nhờ Đức Gioan Phaolô II trong đêm 2 rạng ngày 3-6-2005, ĐHY Stanislaw Dziwisz, cựu thư ký của Đức cố Giáo Hoàng trong suốt 40 năm.

    Phần thứ I kết thúc với bài ca “Totus Tuus” được sáng tác nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Gioan Phaolô II.

    - Phần thứ II của buổi canh thức là cử hành Kinh Mân Côi, 5 mầu nhiệm Sự Sáng, với lời dẫn nhập do chính Đức cố Giáo Hoàng biên soạn.

    ĐHY Vallini đã tóm lượt về con người và hoạt động mục vụ của Đức Gioan Phaolô II. Việc đọc 5 chục kinh Mân Côi được nối với 5 Đền thánh Đức Mẹ trên thế giới và có kèm theo một ý chỉ cầu nguyện rất được Đức Gioan Phaolô II quan tâm:

    - Đền thánh Lagniewkini, Cracovia Ba Lan: cầu cho giới trẻ

    - Đền thánh Kawekamo, Bugando bên Tanzania: cầu cho gia đình

    - Đền thánh Đức Bà Liban, Harissa: cầu cho việc truyền giảng Tin Mừng

    - Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe, Mêhicô: cầu cho hy vọng và an bình của các dân tộc

    - Sau cùng là Đền thánh Fatima, Bồ Đào Nha: cầu cho Giáo Hội

    Trong phần kết, nơi canh thức đã được nối qua truyền hình với Dinh Tông toà, ĐTC đã xuất hiện để đọc lời nguyện kết thúc và ban phép lành cho mọi người.

    Sau buổi canh thức, có 8 thánh đường ở Rôma được mở cửa suốt đêm để các tín hữu có thể cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa.

    Xem truyền hình trực tiếp từ Vatican

    Chứng từ của ĐHY Dziwisz

    ĐHY cho biết Đức Gioan Phaolô II cảm thấy mình là người Rôma “đến tận cùng, đến độ ngài ngây ngất nhìn Rôma từ cửa sổ phòng của ngài ở Dinh Tông toà, không bao giờ nhìn ngắm thành này cho đủ qua đôi mắt và trong tâm hồn của ngài. Ngài là người Rôma đến độ mỗi tối trước khi đi ngủ, ngài chúc lành cho Rôma, nhìn Rôma đầy ánh điện từ phòng ngài và làm dấu thánh giá trên thành này. Ngài là người Rôma đến độ luôn giữ một bản đồ Rôma trong tầm tay, và chỉ rõ những giáo xứ đã viếng thăm và những xứ ngài chưa thăm viếng được. Vì thế, tối hôm nay, tôi nghĩ ngài cũng ở với chúng ta, đặc biệt hài lòng, tươi cười và chúc lành”.

    ĐHY Dziwisz cũng bày tỏ xác tín: “Sở dĩ hôm nay ngài được phong chân phước, vì ngài đã là thánh khi còn sống, ngài là thánh đối với cả chúng tôi, những người sống gần ngài. Tôi biết rằng ngài là một vị thánh. Tôi biết điều đó từ lâu, khi ngài còn sống và cả trước khi được chọn làm Giáo hoàng. Tôi biết điều đó khi tôi bắt đầu sống cạnh ngài. Không có một vị Giáo hoàng riêng tư khác với một vị Giáo hoàng công khai. Ngài vẫn luôn như vậy, luôn luôn như thể trước mặt Chúa”.

    “Phần lớn thời gian trải qua với ngài, ngài giữ thinh lặng, vì đó là thái độ ngài ưa thích. Ở với Đức Gioan Phaolô II có nghĩa là yêu thích sự thinh lặng của ngài. Là cộng tác viên, là thư ký của ngài, trước tiên có nghĩa là bảo đảm cho ngài khoảng không gian quan trọng, sự di chuyển tự do, bảo vệ khoảng trống tự do của ngài, trong đó trước tiên có khoảng không gian và thời gian dành cho Thiên Chúa. Ngài tìm Chúa, và không bao giờ tỏ ra mệt mỏi ở với Chúa, trong mọi hoàn cảnh: cả khi ngài nghiên cứu hay ở giữa dân chúng, ngài ở với Thiên Chúa một cách rất tự nhiên. Cầu nguyện đối với Đức Gioan Phaolô II là hít thở. Khi ngài nói về Chúa Giêsu Kitô, ngài không làm gì khác hơn là kể kinh nghiệm của ngài”.

    G. Trần Đức Anh OP

    Nguồn: RV
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  4. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  5. #3
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default “Tuyên phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI đáp lại một trào lưu...

    “Tuyên phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II,
    Đức Bênêđictô XVI đáp lại một trào lưu rất mạnh mẽ trong Giáo Hội”

    TTCG (TF1, Partager sur, 30-4-2011, bài của Fabrice Aubert) - Yves Bruley đã cắt nghĩa cho TF1 News biết tại sao ĐGH lại cho tiến hành nhanh chóng thủ tục tuyên phong chân phước cho vị tiền nhiệm của mình vốn được người Công giáo hết mực mến mộ.

    Yves Bruley, nhà sử học và giáo sư môn Khoa học tại Paris, là tác giả cuốn sách “Chức vụ Giáo hoàng từ Thánh Phêrô đến Đức Bênêđictô XVI” (NXB CLD, 2008).

    Sau đây là bài phỏng vấn Yves Bruley do kênh TF1 của Đài Truyền hình Pháp thực hiện.



    Áp phích trước Hí trường Colisée ở Rôma
    nhân Lễ Tuyên phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô II - Ảnh: TF1/LCI


    F1 News: Tại sao thủ tục phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II lại quá nhanh như thế?

    Yves Bruley: có 2 lý do: một lý do nội tại bên trong Giáo hội Công giáo, và một lý do có tính cách cá nhân hơn về phía Đức Bênêđictô XVI. Ta có thể nói rằng Đức Bênêđictô XVI muốn làm hài lòng một trào lưu mạnh mẽ trong lòng Giáo hội Công giáo. Trào lưu này không những muốn cho Đức Gioan Phaolô II được tôn phong lên bậc chân phước, mà còn muốn cho ngài được tôn phong lên bậc hiển thánh. Và trào lưu này muốn ngay sau khi ngài qua đời (tiếng hô “santo subito” - phong thánh ngay lập tức - trong ngày lễ tang), thậm chí ngay khi ngài còn tại thế. Đức Bênêđictô XVI muốn chấp nhận nhanh chóng lời yêu cầu phát xuất từ lòng nhiệt tình này của công chúng, nhưng đồng thời, ngài vẫn muốn tôn trọng thủ tục. Và thủ tục này đã được tôn trọng, chỉ trừ việc thời hạn đã được xúc tiến một cách nhanh chóng hơn. Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng, nếu Đức Gioan Phaolô II đã không thoát khỏi cuộc mưu sát xảy ra vào tháng 5-1981, thì có lẽ ngài đã là thánh rồi. Một cách nào đó, cả cuộc đời của ngài đã được chuẩn bị cho thủ tục này.

    TF1 News: Đâu là lý do khác của Đức Bênêđictô XVI, có tính cách cá nhân hơn?

    Y.B.: Đức Bênêđictô XVI là vị Giáo hoàng đầu tiên đã tuyên chân phước cho vị tiền nhiệm của mình. Ngài muốn gắn liền việc tuyên chân phước này với triều đại Giáo hoàng của mình, bởi vì ngài là cộng sự viên thân tín nhất của Đức Gioan Phaolô II. Ngày hôm nay, chính Đức Bênêđictô XVI là “người tiếp nối” công trình của Đức Gioan Phaolô II, và Đức cố Giáo hoàng là người gợi cảm hứng vĩ đại cho triều đại Giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI.

    TF1 News: Nói một cách chung chung hơn, tại sao những người Công giáo lại quá gắn bó với Đức Gioan Phaolô II như thế?

    Y.B.: Ta phải đặt tình cảm gắn bó này vào trong một bối cảnh tổng quát hơn, gắn liền với những thời đại khác nhau của chức vụ Giáo hoàng. Ngày xưa, các Giáo hoàng ít được mọi người biết đến, và năm thì mười hoạ mới được tuyên phong chân phước. Người ta chỉ biết tên của các ngài, được nhắc đến trong Thánh lễ, chứ không biết đến nhân cách của các ngài. Chỉ từ thế kỷ 19 trở đi, các ngài mới được biết đến nhiều nhờ những phương tiện truyền thông đại chúng. Lúc đó, người ta mới mô tả đời sống của các ngài, hành trình cá nhân của các ngài, đặc biệt là qua các sách vở. Lúc đó, các ngài mới được tuyên phong chân phước thường xuyên hơn. Những tiến bộ kỹ thuật, nhất là phương tiện truyền hình mà Đức Gioan Phaolô II thừa hưởng được cũng đã khuếch đại hiện tượng này. Và chính vì Đức Gioan Phaolô II đã công du khắp nơi trên thế giới nhờ những tiến bộ của ngành hàng không, và vì các tín hữu cũng đã có thể đến Rôma với số lượng đông đảo từ khắp nơi trên thế giới, mà ngài đã trở nên rất nổi tiếng. Một cách nào đó, ngài là kết quả của tiến trình trung gian hoá.

    Kế đến, sự gắn bó này dĩ nhiên được gắn liền với triều đại kéo dài 26 năm của ngài, và nhất là với nhân cách của ngài. Ngài đã tìm được một sự quân bình trong cách sống là giáo hoàng của mình. Ngài là người trí thức, và thật không quá khi nói điều này giúp ngài sống gần gũi với mọi người và là nhà sư phạm. Thật không quá khi nói ngài là nhà thần bí, bởi vì ngài vẫn luôn là một người của hành động. Ngài rất gắn bó với giáo lý của Giáo Hội, nhưng không quá cứng nhắc. Ngài đã đóng một vai trò chính trị, nhưng trên hết, ngài là một con người của đức tin. Cuộc sống của ngài không có gì đáng chê trách cả.

    Phong thánh không thật sự cần thiết

    TF1 News: Với việc lùi lại một vài năm, người ta có thể tổng kết như thế nào từ hoạt động của ngài?

    Y.B.: Khi ngài được bầu làm Giáo hoàng, chức vụ Giáo hoàng còn bị nhiều tranh cãi, kể cả trong Giáo Hội. Từ Công đồng Chung Vatican II trở đi, người ta vẫn tìm cách thế tốt đẹp để hiểu Giáo hoàng trong thế giới hiện đại, người ta vẫn tự hỏi đâu là vai trò mà ĐGH phải đảm nhận. Một cách tổng quát hơn, Giáo Hội cũng đã bị xâu xé giữa những người tán thành việc quay về với truyền thống và những người tán thành việc biến đổi tận căn. Giữa hai trào lưu, tuyệt đại đa số người Công giáo im lặng, không muốn làm gì cả. Đại đa số này đã tìm thấy nơi Đức Gioan Phaolô II một con người mà họ đang cần đến. Và Giáo Hội đã tìm lại được niềm tin trong đại đa số này, bởi vì họ đã tìm thấy nơi Đức Gioan Phaolô II một vị Giáo hoàng lý tưởng của mình. Người đã mang lại cho chức vụ Giáo hoàng một chỗ đứng tự nhiên hơn, thích đáng hơn, ở bên trong cũng như bên ngoài Giáo Hội. Nhờ ngài, chức vụ Giáo hoàng đã tìm lại được con đường của mình, cũng như làm cho mọi người lắng nghe tiếng nói của mình.

    TF1 News: Sau khi tuyên phong chân phước, logic tiếp theo là tuyên thánh. Trong thời gian bao lâu viêc tuyên thánh có thể được diễn ra?

    Y.B.: Với việc tuyên phong chân phước, điều thiết yếu đã được làm xong. Tuyên thánh có thật sự cần thiết không? Việc tưởng nhớ một vị chân phước chỉ có thể được cử hành trong một quốc gia hay trong một dòng tu, trong khi đó thì vị thánh lại có tính hoàn vũ. Thế mà Đức Gioan Phaolô II đã có tính hoàn vũ, thì như thế, trong thực tế ngài đã là thánh rồi. Việc tuyên thánh sẽ không nhất thiết mang lại điều gì lớn lao hơn nữa. Tuy nhiên, nếu Đức Bênêđictô XVI muốn xúc tiến, thì tiến trình này sẽ kéo dài theo thời gian cổ điển, nghĩa là vài năm.

    G.B. Lưu Văn Lộc chuyển ngữ

    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  6. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com