Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Nguồn lực thiêng liêng của ĐGH Gioan Phaolo II

  1. #1
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Post Nguồn lực thiêng liêng của ĐGH Gioan Phaolo II

    NGUỒN LỰC THIÊNG LIẾNG CỦA ĐGH GIOAN PHALÔ II



    Xin được chuyển dịch cuộc đối thoại giữa phóng viên Antonio Gaspari và Đức Ông Vinh-Sơn Trần Ngọc Thụ, thư ký riêng của Đức Thánh Cha từ năm 1988, về một “mảng riêng thật riêng” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, như là một gương sống cho anh chị em chúng ta, nhất là các “mục tử”.

    Là một mẫu người khá nhạy cảm, người ta khám phá thấy, Đức Gioan Phaolô II đã khiến cho những ai gần gũi với ngài phải xúc động theo. Những ai có dịp gặp hoặc nghe ngài thường không giữ được cơn xúc động của mình, thậm chí còn phải rơi lệ nữa. Điều này quả là rất dễ nhận thấy: trong chuyến viếng thăm mục vụ mới đây tại Pháp; trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Denver, Colorado năm 1993 tại Hoa Kỳ; trong dịp lễ ngoài trời dành cho khoảng 5 triệu người đến Manila, Philippin vào tháng 1 năm 1995. Biết ngài sẽ xuất hiện trước quần chúng, thì hàng ngàn người thuộc mọi dân tộc và tôn giáo đã không ngại đợi chờ nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, để gặp ngài, để nghe ngài huấn dụ, hoặc để tham dự phụng vụ do ngài cử hành. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra tại Roma, nơi Đức Gioan Phaolô II mỗi tuần mở phiên họp khoáng đại đón tiếp các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới. Đặc sủng nào đã khiến cho ngài được như vậy?

    Vị Giáo Hoàng này đã phải gánh chịu nhiều khổ đau. Ngoài những cố gắng trong những sinh hoạt bình thường và hậu quả của nhiều lần giải phẫu, Đức Gioan Phaolô II còn phải đương đầu với nhiều cuộc đấu tranh thiêng liêng lớn hơn. Ngài đã đấu tranh để bảo vệ những giáo huấn của Hội thánh cũng như những nguyên tắc luân lý trong một thế giới đang bị tục hoá; ngài đã kiên quyết lên án những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của thế kỷ này; và ngài đã lên tiếng chống lại bất công và áp bức. Chả lẽ những cuộc đấu tranh này không làm cho ngài hao tổn? Vậy đâu là sức mạnh thiêng liêng của Ngài đây?

    Chúng tôi liền quyết định hỏi một vị có thể biết, Đức Ông Vinh-Sơn Trần Ngọc Thụ, thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô II trong hơn tám năm, Đức Ông Trần Ngọc Thụ đã phục vụ tại Vatican từ năm 1941. Đức Ông phục vụ tại Văn phòng Bí thư Toà Thánh trong 22 năm, rồi được chọn làm thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng vào tháng 1 năm 1988; và từ tháng 2 năm 1996, Đức Ông đã nghỉ hưu.

    NỀN TẢNG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II LÀ THÁNH LỄ

    Nền tảng đời sống thiêng liêng của Đức Gioan Phaolô II là Thánh Lễ. Đức Ông Trần Ngọc Thụ đã phát biểu như thế trong tờ Nội san Vatican (Inside the Vatican). Trong suốt cuộc sống, ngài không bao giờ bỏ việc dâng lễ hằng ngày, ngay cả khi ốm đau. Thậm chí khi chữa bệnh tại bệnh viện Gemelli ở Roma, ngài cũng sắp đặt một bàn thờ nhỏ đặt cạnh giường bệnh của mình. Một linh mục được mời đến cử hành phụng vụ và ngay tại giường, với trang phục bình thường, chung quanh có các bác sĩ, y tá và khách, Đức Thánh Cha đồng tế Thánh lễ, Ngài cùng đọc lời truyền phép và ban phép lành cuối lễ.

    Đức Thánh Cha luôn coi việc cử hành Thánh lễ là trọng tâm của mỗi cuộc viếng thăm mục vụ tại 120 giáo phận thuộc Ý và tại 74 quốc gia. Ngài luôn nhấn mạnh đến Thánh lễ như là kinh nghiệm quan trọng nhất cho mọi tín hữu.

    Đức Gioan Phaolô II dâng Thánh Lễ ở đâu? Vào lúc nào?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Đức Thánh Cha thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng, sớm hơn thư ký của ngài một giờ. Ngài đến nhà nguyện riêng để dọn mình cầu nguyện cho tất cả các hoạt động trong ngày. Một giờ trước khi cử hành thánh lễ, ngài giao việc cho các nữ tu lo việc “nội trợ” trong cung Giáo hoàng. Ngài quan tâm đến nhiều chuyện rất tỉ mỉ, hoa trên bàn thờ hoặc những ý chỉ cầu nguyện. Còn các thư ký Giáo hoàng, ngài giao sửa soạn sách lễ. Khi những người khác tới, người ta đã thấy Đức Thánh Cha quỳ cầu nguyện ở đấy rồi.

    Đức Thánh Cha cầu nguyện thế nào?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Được hiện diện khi Đức Thánh Cha cầu nguyện và cử hành Thánh lễ là một kinh nghiệm độc đáo. Ngài cầu nguyện say sưa (passionately), nhắm mắt lại với lời khẩn cầu quen thuộc như: “Ôi Lạy Chúa, Thiên Chúa của con!”. Ngài thường để tay lên trán, “lòng đạo” (devotion) của ngài quả là sốt sắng. Đức Thánh Cha đưa vào trong lời cầu nguyện tất cả các ý nguyện, đặc biệt của tất cả những ai xin ngài cầu nguyện. Việc đón nhận những ý nguyện thuộc trách nhiệm của những thư ký, còn việc kiểm soát lại, lên danh sách và sắp xếp thuộc trách nhiệm của một nữ tu khác. Chúng tôi đặt bản sao những ý nguyện này trước mặt Đức Thánh Cha, chỗ ngài quỳ trước khi dâng Thánh lễ, và ngài đưa vào trong ý nguyện của ngài. Những ý nguyện đó có thể là cầu cho những người lâm trọng bệnh, hay cho những người đang gặp phải khó khăn, hoặc tai nạn gì đó... Đức Thánh Cha luôn nhớ đến các Giáo hội địa phương và các Giám mục. Ngài thường cầu nguyện cho cả người đang sống lẫn người đã qua đời. Ngài cầu nguyện rất chăm chú và dừng lại sau mỗi ý nguyện, cặp mắt vẫn nhắm nghiền và chìm sâu trong tinh thần suy niệm. Đôi khi mắt ngài mở ra, khi đó lời cầu nguyện của ngài sâu lắng hơn, đến độ dường như ngài không còn nhận thức phụng vụ đang diễn ra tới đâu. Việc chìm sâu trong lời cầu nguyện của ngài dường như trọn vẹn, một kiểu như thể “xuất thần”. Đây không chỉ là ý kiến của riêng tôi, nhưng còn là cho những ai đã tham dự Thánh lễ hàng ngày do ngài chủ sự, đều cảm nhận được như thế một cách sâu xa.

    Đức Thánh Cha có cầu nguyện cho những khổ đau của nhân loại không?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Chắc chắn rồi, Đức Thánh Cha là đại diện của Đức Ki-tô trên trần gian. Chính vì thế, chúng ta tin tưởng vào lời cầu thay nguyện giúp của ngài với Thiên Chúa. Chính tôi đã xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Việt Nam. Mỗi hành động của Đức Gioan Phaolô II đều khởi đi và thấm nhuần ý muốn của Thiên Chúa. Để làm sáng tỏ ý kiến này, tôi xin đan cử hai trường hợp:

    Khi Ngài còn làm Tổng Giám mục Krakow, Giám mục Wojtyla đặt một cái bàn ngay tại nhà nguyện, và Ngài thường viết những lá thư mục vụ trước Thánh Thể, để lãnh ý Chúa về mỗi văn bản ngài soạn thảo.

    Một Hồng y đã kể lại cho tôi một sự kiện trong một dịp tham dự Hội nghị các Hồng y. Vào một đêm khuya, khi bước vào nhà nguyện Sistine, vị Hồng y này đã nhận ra Wojtyla đang quỳ gối cầu nguyện ở một góc nguyện đường.

    Đức Ông có thể cho biết những sinh hoạt thường ngày của Đức Thánh Cha?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ: Sức mạnh thiêng liêng của Đức Thánh Cha được kín múc từ việc cầu nguyện và dâng Thánh lễ mỗi buổi sáng. Điều này đã giúp Ngài đủ sức cáng đáng tất cả những công việc trong một ngày sống. Đó là sức mạnh lớn lao nhất của ngài trong vai trò Giáo hoàng. Tôi có thể đảm bảo về chuyện này, vì tôi luôn được cận kề với các sinh hoạt thường ngày của Ngài. Đức Thánh Cha luôn sống thầm lặng và bình thản, vì ngài luôn sống hiệp thông với Chúa trong mọi khoảnh khắc của một ngày sống. Tôi xin đan cử một thí dụ: các cửa văn phòng của chúng tôi cũng như cửa nhà nguyện riêng của Đức Thánh Cha luôn mở, ngày cũng như đêm, vì thế, tôi có thể quan sát thấy Đức Thánh Cha thường quỳ gối trước Thánh Thể mỗi khi ngài xuống hội kiến vào lúc 11 giờ và mỗi khi trở về. Lòng sùng kính Thánh Thể như thế của ngài là bài học lớn cho chúng tôi, những thư ký của ngài, và chúng tôi thường cũng quỳ gối như thế mỗi khi đi qua nguyện đường của Giáo hoàng.

    Đó là nguồn lực thiêng liêng đã khiến cho Đức Thánh Cha không hề khiếp sợ trước bất cứ công việc nào và con người nào. Sau thời gian sống gần Đức Thánh Cha khoảng hơn tám năm, tôi hiểu được một cách rõ ràng lý do tại sao ngài tuyên bố: “Đừng sợ!” ngay trong sứ điệp đầu tiên triều Giáo hoàng của Ngài.

    Phản ứng của Đức Thánh Cha thế nào trước việc ly khai của Giám mục Marcel Lefebre?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ: Đức Thánh Cha lấy làm buồn vì không thể cứu vãn được sự rạn nứt và níu kéo Giám mục Marcel Lefebre ở lại trong Hội thánh Công giáo. Một lần kia, trong một buổi cơm tối riêng với Đức Thánh Cha, một vị Giám mục cố gắng an ủi Đức Thánh Cha: “Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đừng lo lắng nữa, những vết thương đau vẫn thường nảy sinh trong lịch sử Hội thánh, rồi mọi chuyện sẽ qua thôi!” Đức Thánh Cha đáp lại: “Tôi đã làm tất cả những gì mà khả năng con người có thể, còn giờ đây, tôi phó thác tất cả cho Thiên Chúa và Đức Mẹ.

    Có phải Đức Thánh Cha là người rất xúc động không?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ: Đức Gioan Phaolô II ôm ấp tất cả mọi chuyện vào trong trái tim, Ngài là mẫu người rất nhạy cảm. Tôi đã thường thấy ngài rơi lệ. Tôi đã từng chứng kiến sự xúc động sâu xa của ngài, khi nghe nói đến các vị tử đạo Công giáo hoặc các nhà thừa sai bị sát hại, có khi ngài còn xúc động trước những thảm kịch hết sức bình thường của đời thường nữa.

    Năm 1980 (lúc ấy tôi chưa làm Bí thư riêng của Đức Giáo hoàng), tôi cùng phái đoàn Giám mục Việt Nam vào hội kiến Đức Thánh Cha, tại một phòng thuộc Điện Giáo hoàng, đứng ở dưới tôi nghe thấy một Giám mục Việt Nam ngỏ lời: “Thưa Đức Thánh Cha, kính xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho con và cho những công việc con đang làm với vai trò Giám mục, cho các linh mục và các tín hữu thuộc Giáo hội Việt Nam”. Kết thúc buổi hội kiến, vị Giám mục đó đã rơi lệ và Đức Thánh Cha cũng khóc. Cách đây một tháng, khi Đức Thánh Cha lên xe về, sau cuộc viếng thăm mục vụ một giáo xứ tại Rô-ma, tôi phát hiện mắt Ngài đỏ vì khóc. Tuy nhiên, ngài vẫn cố tỏ ra cứng rắn để che đậy những cảm xúc của ngài để không ai biết. Phải, ngài là vị Giáo hoàng rất hay xúc động.

    Đức Thánh Cha thường ngỏ lời cầu nguyện với ai?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Đức Thánh Cha có lòng sùng kính một cách rất thâm sâu đối với Thánh Thể, với Đức Maria Đồng Trinh và với Thánh Phê-rô. Tôi vẫn còn cảm thấy bị xúc động mỗi khi nhớ tới việc Đức Thánh Cha thường cầu nguyện trong những phòng dành riêng cho ngài. Ngài vào trong nguyện đường của ngài và thường, ngài thích quỳ gối xuống trên nền nhà hơn là trên tấm đệm quỳ. Đôi khi ngài quỳ sát bàn thờ với đôi cánh tay tỳ trên bàn thờ để đỡ lấy cái đầu của Ngài trong tư thế cúi xuống trên bàn thờ.

    Với thế quỳ này, ngài biểu lộ một thái độ tín thác trọn vẹn đầy tình con thảo đối với Thiên Chúa. Tôi thường thấy ngài cầu nguyện trong tư thế đó.

    Đức Gioan Phao lô II dường như đồng cảm được với những khổ đau của những người khác, nhưng còn đối với những cơn đau thể lý của riêng ngài thì ngài xử lý thế nào?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Đức Thánh Cha dâng những đau khổ riêng này để mưu ích cho Hội thánh. Đức Thánh Cha là một người can đảm; ngài gánh chịu những cơn đau thể lý trong tinh thần chiêm niệm; ngài chịu đựng những cơn đau đớn với một thái độ đón nhận rất tích cực. Khi ngài rời khỏi bệnh viện Gemelli vào tháng mười vừa qua, ngài đã đùa với các vị Hồng Y, và những vị Đại Sứ Toà Thánh đang chờ đợi ngài tại cổng điện Vatican: “Này, các ngài xem, tôi vẫn còn nguyên vẹn đấy chứ!” Đức Gioan Phaolô II là một con người rất nhạy bén và xử lý nhanh, ngài không bao giờ né tránh những câu hỏi trực tiếp và hiểm hóc. Và ngài được nhiều người biết đến vì lối sống gần gũi thẳng ngay này. Người ta đến với ngài không một chút e dè, ngay cả trẻ em cũng rất mến ngài và nói chuyện với ngài một cách thoải mái.

    Xin Đức Ông cho biết thêm về lòng sùng một một cách rất đặc biệc của Đức Gioan Phao lô II đối với Đức Maria?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Đúng thế đấy, ngài có lòng sùng mộ một cách rất đặc biệt đối với Đức Maria Đồng Trinh. Wojtyla đã viết luận án tiến sĩ về Thánh Gioan Thánh Giá. Ngài nghiên cứu rất kỹ những tác phẩm của Thánh Louis Grignion de Monjort (đây cũng là lý do ngài chọn tâm niệm Giám mục của Ngài là “Totus Tuus”: “Tất cả thuộc về Mẹ”), ngài còn say mê tìm hiểu Thánh Têrêsa Avila, Thánh Bernard, các thánh có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng. Tất cả đã ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng và niềm kính tin của ngài. Một lần kia, vào khoảng 11 giờ 30 trưa, chúng tôi không thấy Đức Thánh Cha xuống hội kiến vào 11 giờ trưa như thường lệ. Chúng tôi phát hiện thấy Ngài đang dừng lại ở hành lang, với cặp mắt rất chăm chú, hai tay khoanh trước ngực, đứng trước ảnh Đức Mẹ treo trên tường. Lúc ấy, ngài như một em bé hướng nhìn về mẹ mình một cách thân thương trìu mến.

    Lần khác, vào khoảng 6 giờ 30 chiều, một buổi chiều tháng mười rất lạnh, chúng tôi nhận được một cú điện thoại của một viên chức chính quyền quan trọng từ nước ngoài gọi tới. Chúng tôi xin vị đó 20 phút sau gọi lại. Chúng tôi đi tìm Đức Thánh Cha nhưng chẳng xác định được Ngài đang ở đâu và không tìm thấy ngài. Bí quá, tôi đi ra phía sân thượng ngoài trời và gặp ngài đang quỳ trước một bàn thờ nhỏ trên đó có ảnh Đức Mẹ Fatima, đầu ngài đội một khăn choàng mầu đen. Tôi đã lên tiếng: “Thưa Đức Thánh Cha, có một cú điện thoại rất quan trọng gọi đến cho Đức Thánh Cha”. Đức Thánh Cha vẫn cứ tiếp tục cầu nguyện trong làn gió lạnh. Đức Thánh Cha cầu nguyện sâu lắng trong một khung cảnh và tư thế như thế không phải là hoạ hiếm. Ngoài ra, tôi còn phát hiện mỗi khi ngài viết các Tông thư hay bài giảng, ngài thường viết những lời nguyện tắt dâng lên Mẹ Maria ở lề của trang giấy.

    Đức Thánh Cha có lòng sùng mộ Thánh Phê-rô nữa à?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Đức Thánh Cha thường khẩn cầu Thánh Phê-rô mỗi khi ngài đi đến các quốc gia và khi trở về ngài quỳ gối trước hài tích Thánh Phê-rô trong nhà thờ chính toà, bên cạnh bàn thờ riêng của ngài.

    Đức Thánh Cha có lãnh Bí tích hoà giải không?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Có, Đức Thánh Cha xưng tội mỗi tuần. Vị giải tội của Ngài là một Đức Ông cao niên người Ba Lan đến với Ngài vào các thứ bảy. Nếu Đức Thánh Cha phải đi xa, thì Đức Ông đó đến vào ngày thứ sáu. Đức Gioan Phaolô II trung thành rất nghiêm minh với những bổn phận thiêng liêng của riêng ngài. Ngài đi đàng Thánh Giá mỗi tuần một lần, ăn chay vào những ngày cố định, và lần hạt mân côi thường ngày. Vào dịp tĩnh tâm hằng năm thuộc Giáo triều, ngài chăm chú lắng nghe những bài suy niệm và cẩn thận ghi nốt mỗi bài giảng ngài được nghe.

    Đức Thánh Cha có chịu khó lắng nghe không? Ngài có siêng đọc sách không?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Đức Thánh Cha dành rất nhiều giờ để đọc sách riêng. Ngài thường đọc sách khoảng một giờ đồng hồ trước khi lên giường ngủ, tức 10 giờ đến 11 giờ đêm. Ngài đọc những sách hay những vấn đề liên quan dường như suốt cả ngày. Quả thực, ngài là vị Giáo hoàng rất chịu khó lắng nghe. Mỗi thứ ba, ngài mời năm hoặc sáu giáo sư chuyên môn trong nhiều lãnh vực khác nhau: Thần học, Triết học, Xã hội học, Chính trị, Văn hoá, Khoa học. Khoảng một giờ rưỡi đồng hồ, từ 12 giờ đến 1 giờ 30 trưa, các nhà chuyên môn (sau khi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng) đến trao đổi với Đức Thánh Cha và dùng bữa trưa với Ngài. Vào kỳ nghỉ hè tại Caltel Gandolfo, Đức Thánh Cha còn dành nhiều thì giờ hơn cho việc nghiên cứu học hỏi. Mỗi kỳ hè, ngài mời 16 chuyên viên thuộc nhiều lãnh vực khác nhau cùng chia sẻ suốt kỳ hè với ngài; và như thế, mỗi sáng, trưa, chiều và tối và trong các bữa ăn, ngài có thể trao đổi với họ những lúc thư thả và nhờ đó ngài biết thêm về những tiến bộ mới nhất về vật lý và thậm chí cả về vũ khí hạt nhân, có khi cả những vấn đề thời sự đủ loại nữa.

    Đức Thánh Cha đối xử thế nào đối với những nhân viên làm việc gần gũi với Ngài?

    Đức Ông Trần Ngọc Thụ:Đức Thánh Cha rất nhạy bén đối với tính cách riêng của những người khác và luôn rất tôn trọng họ. Tôi xin đan cử một trường hợp: Đức Thánh Cha có hai cái điện thoại, một ở phòng làm việc riêng của ngài và một ở phòng ngủ, để liên lạc với chúng tôi mỗi khi cần thiết. Tuy nhiên, trong suốt tám năm làm việc gần gũi với ngài, với tư cách là thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô II, ngài chưa một lần sử dụng nó để gọi cho tôi. Nếu ngài cần gì, ngài đích thân đến gặp tôi, ngài thường đến chỗ tôi làm việc để xin giấy hoặc bút. ngài không bao giờ lớn tiếng. Chúng tôi chưa một lần thấy ngài nóng giận. Và Ngài luôn ân cần hỏi thăm sức khoẻ của chúng tôi. ngài quả là vị Giáo Hoàng đầy tình phụ tử.ª

    (Dịch trong “Inside the Vatican” December 1996, pp 14-16)

    (trích: Từ ô cửa nhiệm mầu, Tủ sách Tấm lòng vàng)

    Tác giả : Antonio Gaspari
    dunglac.net



    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  2. Có 2 người cám ơn chư dân vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com