Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Chủ đề: Ngày Thân Phụ

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Ngày Thân Phụ

    Ngày Thân Phụ


    Hằng năm, chúng ta có Ngày Thân Mẫu (Mother’s Day) để tôn vinh các người Mẹ, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm, và chúng ta cũng có Ngày Thân Phụ (Father's Day) để tôn vinh các người Cha, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.

    Lịch sử

    Nguồn gốc Ngày Thân Phụ không là một hiện tượng xảy ra trễ nhất, các học giả cho rằng Ngày Thân Phụ có từ thời Babylon bị tàn phá. Một thanh niên tên là Elmesu đã khắc Thông điệp Ngày Thân Phụ trên một tấm thiệp bằng đất sét gần 4.000 năm trước. Elmesu ước mong cha mình có sức khoẻ tốt và sống lâu. Dù không có chứng cớ về Elmesu và người cha nhưng truyền thống kỷ niệm Ngày Thân Phụ vẫn lưu truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới.

    Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ

    Cách nhìn ngày nay về việc kỷ niệm Ngày Thân Phụ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sau đó truyền thống này lan truyền sang các nước trên thế giới. Thế giới mang ơn bà Sonora Louis Smart Dodd, một người con yêu thương ở Spokane (Washington) vì bà đã tranh đấu để có Ngày Thân Phụ như ngày nay. Bà cho rằng chúng ta tôn vinh những người Mẹ mà lại quên công khó của những người Cha trên cương vị “chống mũi chịu sào”.

    Ý tưởng về Ngày Thân Phụ xuất hiện trong đầu bà Sonora khi bà tình cờ nghe bài giảng thuyết về Ngày Thân Mẫu năm 1909. Lúc đó bà 27 tuổi, bà nghĩ: “Nếu có ngày tôn vinh Mẹ thì tại sao không có ngày tôn vinh Cha?”. Bà cảm thấy thương những người cha vì tình thương bà nhận được từ người cha của bà là ông William Jackson Smart, một cựu chiến binh. Mẹ bà qua đời do sinh con khi Sonora mới 16 tuổi. Ông Smart phải chịu cảnh “gà trống” nuôi 5 đứa con bằng tất cả lòng yêu thương và chăm sóc của người cha kiêm chức năng làm mẹ.

    Được cảm hứng từ việc bà Anna Jarvis đấu tranh để có Ngày Thân Mẫu, bà Dodd bắt đầu khởi xướng tổ chức Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ. Hiệp hội Chính quyền Spokane (Spokane Ministerial Association) và Hiệp hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men's Christian Association - YMCA) tại địa phương ủng hộ ý nguyện của bà Sonora. Kết quả là Ngày Thân Phụ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-6-1910. Dù ban đầu có sự lưỡng lự, nhưng vẫn được nhiều người ủng hộ, và Ngày Thân Phụ được tổ chức tại các thành phố trong quốc gia Hoa Kỳ.

    Thấy rất nhiều người tụ họp kỷ niệm Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ, Tổng thống Woodrow Wilson phê chuẩn việc này vào năm 1916. Tổng thống Calvin Coolidge cũng ủng hộ Ngày Thân Phụ mang tính quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1924: “Hãy thiết lập các mối quan hệ thân mật giữa cha con và nhấn mạnh vào trách njiệm của họ”. Sau 40 năm đấu tranh, tổng thống Lyndon Johnson ký lệnh dùng Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu là Ngày Thân Phụ từ năm 1966. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon ký quyết định vĩnh viễn kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hằng năm. Bà Sonora Smart Dodd được tôn vinh vì bà đã góp phần vào Hội chợ Thế giới (World's Fair) ở Spokane năm 1974. Bà Dodd qua đời năm 1978, hưởng thọ 96 tuổi.

    Các giả thuyết về lịch sử Ngày Thân Phụ

    Có vài giả thuyết về Ngày Thân Phụ. Một số người co rằng Ngày Thân Phụ đầu tiên được tổ chức tại miền Tây Virginia năm 1908. Một số người khác cho rằng lễ này được tổ chức lần đầu tại Vancouver, Washington.

    Chủ tịch câu lạc bộ Lions tại Chicago, ông Harry Meek, được coi là người tổ chức Ngày Thân Phụ đầu tiên vào năm 1915 để nhấn mạnh vào việc tôn vinh những người cha. Ông chọn Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu để kỷ niệm, đó là ngày gần sinh nhật của ông Meek. Để đánh giá công việc của ông Meek, CLB Lions của Hoa Kỳ đã tặng ông chiếc đồng hồ bằng vàng, với lời đề tặng “Người khởi xướng Ngày Thân Phụ” (Originator of Father's Day) vào chính sinh nhật của ông, 20-6-1920. Một số sử gia tôn vinh bà Charles Clayton ở Tây Virginia là người khởi xướng Ngày Thân Phụ.

    Năm 1957, thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết thư gởi quốc hội: “Dù chúng ta tôn vinh người cha hay người mẹ thì cũng đừng bỏ người nào. Người cha hay người mẹ bị bỏ quên cũng đều cảm thấy buồn vậy”.

    Ngày Thân Phụ được kỷ niệm vào những ngày khác nhau ở các nước khác nhau. Đa số các nước - kể cả Hoa Kỳ, Anh, Canada, Chilê, Pháp, Nhật và Ấn Độ - đều kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.

    Mặc dù Ngày Thân Phụ không cố định giống nhau tại các nước và cách kỷ niệm cũng khác nhau, nhưng ở đâu cũng chung một tâm tình là tôn vinh công lao của những người cha và bày tỏ lòng yêu thương đấng sinh thành. Vào ngày này, con cái gửi thiệp mừng, hoa và quà cho cha mình để bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng.

    Tại nhiều quốc gia có đa số là người Công giáo thì Ngày Thân Phụ được mừng vào ngày lễ kính Đức Thánh Giuse, 19 tháng Ba.

    Ngày Thân Phụ được coi là rất quan trọng vì ngày này giúp nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Việc cử hành Ngày Thân Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình.

    Lời cầu nguyện cho Thân Ph

    Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, xin chúc lành cho những người cha trên thế giới, xin hướng dẫn những người cha biết yêu thương và làm gương lành cho con cái, xin biến đổi họ trở nên những người cha như chính Chúa là Cha, xin ban cho họ tràn đầy hồng ân và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh với lòng yêu thương đích thực. Amen.

    Thom. Aq. Trầm Thiên Thu

    Nguồn: Chuyển ngữ từ FathersDayCelebration.com
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 21 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  3. #2
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Tình yêu thương cha dành cho con

    Mời các bạn chia sẻ những mẫu chuyện về người cha, hongbinh khai hỏa trước nhé.

    Tình yêu thương cha dành cho con



    Mãi tới năm 36 tuổi, Chen Kaizhong mới lập gia đình. Năm 1992, vợ chồng ông Chen có đứa con gái đầu lòng. Cả hai người đều chăm chỉ làm việc để có tiền nuôi con.


    Năm 16 tuổi, để giúp đỡ bố mẹ khỏi nặng gánh, cô bé đi làm thêm lúc nghỉ hè. Hai tháng sau, ông Chen và vợ hay tin dữ, cô con gái của họ đã chết sau khi ngã từ trên tòa nhà cao tầng xuống.

    Sau khi con chết, người cha ấy buồn tới mức mắt trái của ông bị mù hẳn còn mắt phải chỉ nhìn thấy lờ mờ. Tháng 12/2009, vợ ông Chen sinh đứa con gái thứ hai nhưng đứa con này sau đó lại bị chết đuối dưới hồ gần nhà. Cô bé từ giã cõi đời khi ông Chen đang lúi húi chuẩn bị nấu cơm tối cho cả nhà.


    Ông Chen trách móc bản thân vì thị lực kém nên không thể để mắt tới con. Vợ ông khóc ròng rã sau ngày đứa trẻ qua đời và chỉ thiếp đi khi đã quá mệt. Trong tay bà luôn là con gấu bông lúc sống đứa con gái thứ hai hay chơi. Theo Daily Chilli, ông Chen mất hẳn thị lực mắt phải và mù hoàn toàn hai mắt sau khi mất hai con.

    Nguồn: Ngôi Sao

    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  4. Có 9 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  5. #3
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 27
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default

    Vậy là cũng có ngày của Cha chứ không phải không có. Thế thì hay quá!
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  6. Có 7 người cám ơn duoc1706 vì bài này:


  7. #4
    huyencoi's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Viet Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 378
    Cám ơn
    2,083
    Được cám ơn 2,678 lần trong 373 bài viết

    Default

    Tình yêu cha dành cho con
    Người cha chạy vội đến bên mẩu bánh mì thằng bé nhà giàu vừa vứt xuống đất. Ông nâng niu nó bằng hai tay, phủi lấy phủi để. Miệng thổi phù phù cho bay những hạt bụi bám trên miếng bánh mì con con ấy. Ông loay hoay tìm xung quanh xem còn miếng nilon hay mẩu báo cũ nào không. Ông cất nó trong chiếc túi bẩn thỉu của mình và cứ ôm khư khư lấy.

    Chẳng ai trong cái xóm nghèo này là không biết bố con ông lão nọ. Người cha vừa đi bán vé số, vừa bán báo dạo hàng ngày để kiếm bữa cơm bữa cháo nuôi đứa con trai tật nguyền. Người con dù đã 25 tuổi vẫn ngẩn ngơ như đứa trẻ lên 3. Có người chép miệng bảo:
    - Chẳng hiểu kiếp trước ông ấy ác cỡ nào mà giờ bị quả báo, đày ải khổ như thế.
    Tất cả đều không lọt vào tai ông. Hàng ngày, ông vẫn cần mẫn dậy từ sớm luộc hai củ khoai lang, đưa thằng con một củ và ông nhét củ còn lại vào trong chiếc túi bố thủng lỗ chỗ, cáu đầy ghét và bắt đầu cuộc hành trình lang thang khắp nẻo đường của Thủ đô. Đứa con trai được một bà lão không con chăm sóc hộ. Ông thường nhặt nhanh mọi thứ còn dùng được trên đường mang về, khi thì cái quạt cũ, lúc cái bàn gãy chân. Ông lại sửa, lại chữa.
    Ngôi nhà tồi tàn của hai bố con trông thế nhưng không đến nỗi. Mọi người trong xóm cảm động trước hoàn cảnh hai cha con. Thỉnh thoảng họ cho ít tiền, vậy mà ông không bao giờ nhận. Có kẻ bảo: “Ông già hâm!” hay “Nghèo rồi còn sĩ!”, “Gàn dở đến thế là cùng!”. Nhưng ông vẫn nhất mực giữ vững thái độ kiên quyết của mình.
    Đúng là ông sĩ diện, lòng tự trọng không cho phép ông nhận vì ông luôn cho rằng mình còn khỏe, còn làm được thì không lý gì đi nhận tiền của người khác. Ông chỉ vui vẻ nhận thức ăn của một vài người bạn nghèo bên cạnh nhà. Họ là những người tuy nghèo nhưng đầy tình nghĩa.
    Nhờ có những người hàng xóm đó, hai cha con ông mới ổn định được chỗ ở, không phải ngủ dưới gầm cầu như trước nữa. Ông chăm chỉ đi bán báo và vé số mỗi ngày bất kể trời nắng hay mưa. Ông chắt chiu từng đồng với mong ước một ngày nào đó chữa khỏi bệnh cho con.
    Như lời ông kể, hồi còn trẻ vì quá say sưa kiếm tiền ở xa, ông đã không có thời gian dành cho con trai. Đến năm thằng bé 7 tuổi, nó bị một cơn sốt cao làm ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Vợ ông vì hận chồng đã bỏ nhà đi. Người ta gọi ông về. Nhìn đứa con trắng trẻo hồng hào mà chẳng biết gì, ông xót xa vô cùng. Ông lao đầu vào rượu chè, gái gú mặc cho con trai sống dở chết dở không người chăm nom.
    Chỉ đến khi ông bị một người phụ nữ lừa hết cả tiền bạc, ông mới sực tỉnh. Ông gần như kiệt sức vì rượu và vì suy sụp tinh thần. Nếu không bởi thương con, hẳn ông đã tự tử. Ông thầm lên kế hoạch như thế.
    Tiếng gọi ú ớ non nớt, yếu đuối cộng thêm nét mặt lo lắng, sợ hãi của con làm trái tim người cha đau đớn, bị giằng xé khôn nguôi. Nó chính là động lực thúc đẩy ông quyết tâm cai rượu và làm lại từ đầu.
    Những ngày phải chui lủi sống ở xó chợ, gầm cầu quả là khổ cực. Ông dẫn con lê lết dưới cơn mưa phùn lạnh giá để xin vài đồng bạc lẻ, một chút cơm nguội cho con, còn cha thì nhịn.
    Ngày Tết, nhà nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng, ông chỉ biết ôm con vào lòng cùng vượt qua cơn đói cồn cào.
    Thằng bé rất thương cha nó. Một lần, ông bị toán thanh niên mua vé số không trả tiền đánh cho tơi tả, thằng bé bình thường ngơ ngẩn thế mà hôm đó cũng cúi xuống che cho cha, ú ớ phản đối. Đêm đó, hai cha con ôm nhau khóc ròng.
    Thấy con thỉnh thoảng lôi báo cũ ra xem, ông vui không gì tả xiết. Ông nhảy cẫng lên như một đứa trẻ. Từ đó, mỗi buổi tối ông kiên nhẫn “học” cùng con từng chữ. Nó là đứa trẻ không bình thường nên nhớ nhớ quên quên, chữ đọc được chữ lại không nên chật vật lắm ông mới dạy con nhớ được vài từ mới suốt từng ấy năm trời.
    Có đêm, ông thức trắng vẽ hay khắc cho con thật nhiều hình con vật để nó nhận biết. Trời cũng không phụ lòng người, nó dần nhận ra các sự vật xung quanh. Nó có vẻ lanh lợi hơn. Ông cũng dần già đi. Tóc ông giờ đã bạc trắng, đôi tay nhăn nheo.
    Ông bắt đầu làm việc cật lực hơn. Ông nhận thêm các việc đan giỏ cho một gia đình bán hàng mây tre. Hàng ngày, ông cặm cụi đến tận nửa đêm. Nhờ sự khéo tay, tính cẩn thận nên hàng ông làm ra được chủ thuê và khách hàng rất thích.
    Hôm nay, ông nhận được tiền công. Ông mua một chiếc bánh bao rất to. Suốt chặng đường về, ông háo hức khi nghĩ tới lúc trông thấy con trai ăn cái bánh thật ngon lành.
    Ông vừa lóe ra ý tưởng táo bạo, rằng một ngày nào đó không xa ông sẽ có tiền mở một cửa hàng hay nhà máy xuất khẩu hàng mây tre đan, do chính tay ông và những người bạn khéo tay của ông làm nên. Vừa đi ông vừa huýt sáo.
    Đột nhiên từ đâu một chiếc xe máy lao nhanh, đâm sầm vào ông. Chiếc túi xách cũ nát bị hất tung lên trời. Ông bị đẩy, bắn xa cả trăm mét và rồi nằm sóng soài trên nền đất. Mắt ông đờ đờ, môi ông chúm chím như thể vẫn đang huýt sáo. Bàn tay nắm chặt chiếc bánh bao mà ông đang định tặng con, điều bất ngờ nho nhỏ. Chiếc túi xách rơi xuống, miếng bánh mì thừa lúc chiều ông nhặt được văng vào góc vỉa hè.
    Mọi người xúm đông, xúm đỏ xung quanh ông già. Khó khăn lắm ông mới thều thào được một câu:
    - Nói với con tôi là tôi rất yêu nó.
    Ông chỉ kịp dúi chiếc bánh bao vào tay người ở gần ông nhất rồi lịm đi. Người ta tìm thấy trong chiếc rương gỗ của ông có một chiếc hộp nhỏ. Nếu không nói ra, khó ai có thể ngờ được bên trong là hơn 20 triệu đồng. Ông đã tiết kiệm, chắt chiu nhiều năm để dành dụm cho con. Đứa con trai vẫn nghịch đồ chơi siêu nhân cha làm cho nó.
    Thỉnh thoảng nó bật cười khanh khách. Nó chạy xung quanh mọi người, rất ngạc nhiên khi thấy ai đó khóc. Nó cũng chẳng hề quan tâm, người đàn ông nằm trong cỗ quan tài kia là ai. Nó ngó vào nhìn rồi chạy đi, lúc sau nó lại chạy vào lay lay người ấy rủ chơi cùng.
    Thật kỳ lạ, bất chợt nó mếu máo gọi:
    - Cha ơi!
    Nó khóc thật to, không ai dỗ nổi. Người ta mặc áo tang vào cho nó, đưa nó chiếc gậy và chỉ nó cách đi theo tục lệ. Nó làm như cái máy. Dường như trên bức di ảnh, người cha đang mỉm cười. Ông vui vì giờ đây con ông đã được đưa vào nhà tình thương dành cho trẻ em mồ côi chứ không phải một thân một mình khi ông đi xa. Linh hồn người cha tội nghiệp hòa cùng khói trầm đang ngào ngạt tỏa ra, bay lên không trung.
    Sưu tầm

  8. Có 11 người cám ơn huyencoi vì bài này:


  9. #5
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default CẮT THỊT CỨU PHỤ THÂN

    CẮT THỊT CỨU PHỤ THÂN




    Người nọ có phụ thân bị bệnh nặng, mời thầy thuốc đến khám bệnh, thầy thuốc nói:
    - “Bệnh tình rất nặng không thể cứu được nữa, trừ phi có đứa con hiếu thảo cắt thịt mình cám ơn trời đất, mới có thể cứu được sống”.
    Đứa con trai nghe như thế thì liên tục nói: “Việc ấy không khó, việc ấy không khó”. Sau đó lấy cây đao và đi ra khỏi nhà.
    Lúc ấy là mùa hạ, có một người lõa thân nằm ngủ dưới gốc cây, đứa con trai ấy đi về phía người ấy, chặt một nhát đao nơi bắp vế của người ấy và cắt đi miếng thịt, người ấy đau quá nhảy đựng lên hét lớn, đứa con trai vội vàng xua tay nói:
    - “Đừng la, đừng la, cắt miếng thịt cứu bố mẹ, lẽ nào anh không biết đó là việc tốt nhất trong thiên hạ sao ?”


    Suy tư:
    Cắt thịt mình để cứu bố mẹ là việc làm hiếu thảo, nhưng cắt thịt mình thì mới có giá trị, chứ đi cắt thịt của người khác thì không những không có hiếu, mà còn phạm tội hủy hoại thân thể của người khác.

    Thời nay có những đứa con cũng đi cắt thịt người khác để báo hiếu cha mẹ mình:

    - Đó là những đứa con bỏ tiền ra thuê người thay mình chăm sóc cha mẹ già của mình, còn mình thì rảnh tay chén tạc chén thù với bạn bè mà ít khi về nhà hỏi thăm cha mẹ.

    - Đó là những đứa con ỷ mình có tiền bạc hơn các anh chị em khác, nên khoáng trắng cho anh chị em trong nhà chăm sóc cha mẹ với lý do: không có công thì có của.


    Cắt thịt mình có hai nghĩa: nghĩa đen là cắt thịt mình thật để cứu cha mẹ, nghĩa bóng là mình chịu hy sinh thức khuya dậy sớm để chăm nom cha mẹ già như: tắm rửa, mớm cơm, thay áo quần.v.v...

    Cắt thịt mình mới có giá trị, chứ cắt thịt người khác thì chẳng có ý nghĩa gì cả, mà lại thêm phạm pháp...

    Chúa Giê-su không những hy sinh mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại tội lỗi, mà con ban thịt máu mình làm của ăn nuôi sống Giáo Hội và những kẻ tin vào Ngài.
    ---------------------
    http://www.vietcatholic.net/nhantai
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  10. Có 9 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  11. #6
    TuyetNgaNguyenThuy's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2011
    Tên Thánh: RO SA
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 511
    Cám ơn
    8,419
    Được cám ơn 4,313 lần trong 513 bài viết

    Default

    Tình cha con - Sức mạnh làm nên thành công.



    - Trên thế giới này có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về tình cha – con và có ai hỏi rằng liệu có điều kỳ diệu hoặc có sự khác biệt gì không? Câu chuyện có thật dưới đây về một người cha mà chính tình yêu con lớn lao vô bờ bến đã làm nên những điều tuyệt vời. Câu chuyện của Edward Mead Johnson – người sáng lập Mead Johnson – Tập đoàn dinh dưỡng nhi khoa hàng đầu thế giới hiện nay.
    Từ việc giành lại sự sống cho con


    Ngay từ lần đầu tiên được nhìn thấy và ôm con trong vòng tay, các bậc cha mẹ có thể cảm nhận được hết niềm hạnh phúc và sức mạnh vô hình mà nó tạo ra, ngay cả khi đứa con nhỏ bé của mình không có sự phát triển bình thường và khoẻ mạnh như những đứa trẻ khác. Và những lúc như vậy, sức mạnh đó sẽ giúp họ có đủ nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất. Và Edward Mead Johnson là một trong số đó.



    Không như những đứa trẻ bình thường khác, ngay từ lúc mới sinh ra, con trai của Edward Mead Johnson đã không may gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng về đường tiêu hoá, nghĩa là bộ máy tiêu hoá của cậu bé không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng để phát triển bình thường, và điều này đã đe doạ trực tiếp đến tính mạng của cậu bé. Với mong muốn tìm mọi cách để lấy lại sức khoẻ và sự phát triển bình thường cho con trai, Edward đã quyết tâm bằng mọi cách phải tìm ra giải pháp cứu con mình.
    Với sự nhẫn nại, một tình thương yêu lớn lao và niềm đam mê vô hạn, cùng với sự hỗ trợ của một Bác sĩ nhi khoa giỏi lúc bấy giờ, Edward cuối cùng cũng đã tìm ra một công thức dinh dưỡng đặc biệt giúp con trai mình dần hồi phục sức khoẻ và phát triển bình thường. Và cũng từ đây, một chuyện khác được bắt đầu.

    Đến tạo ra một bước ngoặt mới trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em toàn thế giới


    Từ câu chuyện của chính mình, Edward biết rằng công thức dinh dưỡng đặc biệt mà ông đã tìm thấy cũng có thể giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ khác có cùng hoàn cảnh như mình, đồng thời mang lại một sự khởi đầu tốt nhất cho con cái họ. Với những suy nghĩ đó, cộng với niềm đam mê và mong muốn mang lại những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, Ông đã sáng lập nên Mead Johnson - tập đoàn dinh dưỡng nhi khoa với phương châm và cam kết duy nhất: “Nuôi dưỡng, và mang lại khởi đầu tốt đẹp nhất cho trẻ em toàn thế giới”. Chính tâm huyết và niềm đam mê của ông đã tạo cảm hứng và động lực cho tất cả những hoạt động về sau của Mead Johnson.
    Mead Johnson đã phát triển các sản phẩm chuyên biệt, chuyên điều trị các vấn đề thường gặp trong việc hấp thu dinh dưỡng ở trẻ em. Điều đáng nói là dù dòng sản phẩm chuyên biệt này không mang lại lợi nhuận, nhưng vẫn luôn là tiêu chí trong sứ mệnh công ty, chính là cung cấp cho trẻ em, đặc biệt là các trẻ em mắc bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa, một cơ hội để phát triển bình thường, một khởi đầu tốt đẹp nhất.

    Mead Johnson hiện đang có một trong những Trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất thế giới, với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa nhiều hơn bất kỳ một công ty nào khác. Chính những đam mê, cũng như sự tập trung tuyệt đối vào nghiên cứu và phát triển về dinh dưỡng trẻ em đã giúp Mead Johnson Nutrition phát triển thành một trong những tập đoàn dinh dưỡng nhi khoa hàng đầu thế giới. Bằng chứng là các sản phẩm của Mead Johnson có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, tiếp nối tâm huyết và mục tiêu ban đầu của Edward Mead Johnson là mang lại sự khởi đầu tốt đẹp nhất cho hàng triệu hàng triệu trẻ em trên thế giới.
    Không quá khi nói rằng, với tình yêu, tâm huyết và niềm đam mê bất tận, con người có thể tạo ra những thành công vượt xa mong đợi. Điều này đúng với những gì Edward Mead Johnson đã làm đối với con của ông.
    Trích từ eva.vn

  12. Có 11 người cám ơn TuyetNgaNguyenThuy vì bài này:


  13. #7
    .:.vit.:.'s Avatar

    Tuổi: 33
    Tham gia ngày: Mar 2009
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: russia
    Bài gởi: 85
    Cám ơn
    92
    Được cám ơn 374 lần trong 75 bài viết

    Default

    Con không có câu chuyện nào để chia sẻ nhưng con nguyện xin Thiên Chúa là Cha toàn năng ban muôn hồng ân xuống cho các ông bố trên toàn thế giới và đặc biệt là bố của con. Xin Chúa ban cho bố con sức khỏe và niềm tin để chèo lái con thuyền gia đình.
    P/s: Bố ơi con yêu bố lắm >:D<
    Chữ ký của .:.vit.:.
    :icon8:.:. vỊt kÒy. prOdUctiOn .:.:icon8:

  14. Có 8 người cám ơn .:.vit.:. vì bài này:


  15. #8
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default tình cha

    TÌNH CHA





    Vai trò của người Cha trong gia đình

    Với tình trạng ly dị và con rơi (trẻ con đẻ ngoài vòng hôn phối / out-of-wedlock) mỗi ngày mỗi ngày một gia tăng, quan niệm cổ truyền về gía trị gia đình (sự liên hệ vợ chồng, cha con, mẹ con…) thay đổi rất nhiều… thêm vào đó, vì kinh tế triệt thoái, tỷ lệ mất việc cao cũng làm lung lay các truyền thống gia đình, thay đổi ý nghĩa của các tiêu chuẩn gương mẫu, hạnh phúc; làm vấn đề nuôi con gọi là “chu đáo, đến nơi đến chốn” trở nên một vấn đề xã hội đáng quan tâm… Áp lực xã hội này dường như đè nặng hơn trên người “chủ gia đình” – hay người cha trong gia đình.

    Làm cha (không phải là linh mục!) trong thế kỷ 21 không còn dễ dàng như cha, ông chúng ta ngày trước… Các bác trai không chỉ là người “lo kiếm cơm” cho gia đình mà con phải tích cực tham gia vào công việc nhà, việc nột trợ (rửa chén, giặt quần áo, lau nhà) và nhất là săn sóc (cho con bú, thay tã), dậy dỗ (đưa đón con đến truờng, chỉ dạy con làm bài tập ở trướng) con cái mà rất ít khi bà nội, bà ngoại các bác kể là ông ông nội, ông ngoại phải thức dậy giữa đêm để thay tã, cho con bú sữa, hay ru con đang khóc… Tuy rằng còn có nhiều bác vẫn chưa cảm thấy “sẵn lòng” (willingly) tham gia các công việc mà xã hội của thế kỷ 21 đặt lại tiêu chuẩn, nhưng cũng phải công nhận các bác trai đã không ít thì nhiều gặp nhiều chuyện căng thẳng trong gia đình khi phải đương đầu với các vai trò, các nhiệm vụ mới.

    Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, sự thay đổi luật lao động căn cứ trên phái tính, và cuộc phát động phong trào giải phóng phụ nữ… phụ nữ bắt đầu gia nhập lực lượng công nhân, thợ thuyền, tham gia các vai trò quản lý, và trợ lý trong thị trường việc là môt cách rộng lớn; đàn ông bị đặt vào cái thế không thể tránh được là: “phải chia sẻ trách nhiệm gia đình con cái với người phối ngẫu (vợ).”

    Không cần thiết phải dài giòng thêm, trách nhiệm người cha của gia đình rất lớn; nhưng trẻ con thực ra không đòi hỏi nhiều từ người cha. Chúng chỉ mong được thấy mặt bố; muốn bố dành thêm một ít thời giờ với chúng; muốn bố là một người mà chúng ngưỡng mộ, muốn đến gần. Bố lúc nào cũng muốn hãnh diện vì con cái nhưng trước hết nên nhớ là con cái cũng muốn được hãnh diện vì ông Bố của chúng nữa.

    Dành thời giờ với con cái sẽ kết chặt cái tình cha con (bonding) mà gia đình có thể đang thiếu (hay không có?) Thay vì cố gắng đóng vai trò một ông bố đạo mạo khó tính, khắt khe, bắt lỗi bắt phải v..v.. hãy sống gần gụi các con, cho con cái thấy bố của chúng cũng chỉ là một con người bình thường có những cái hay cái tốt để học hỏi và (chỉ cho con) những cái không hay, cái xấu (hút thuốc, cờ bạc, nhậu nhẹt tán phét) để con biết cách tránh, biết cách đối phó. Cả hai khía tốt xấu cạnh đều có ích lợi cho sự trưởng thành và cho những tương lai ngày sau lớn lên của con… Cuộc đời Bố sẽ từ từ biến thành một phần (rất lớn) cuộc đời con cái sau này.

    Theo sự tự nhiên của trời đất, người mẹ có sẵn sự chăm sóc con cái chu đáo hơn người cha về mặt tình cảm và “tới nơi tới chốn…” Nhưng vai trò không thể thiếu của người cha là dạy cho con cái cách sinh tồn trong đời sống thật, đầy sợ hãi và cạm bẫy. Dưới mái ấm gia đình. người mẹ thường thiên về sự bảo vệ con cái chặt chẽ, đôi khi quá đáng. Thâm tâm của Mẹ cốt ý cho con tránh, không phải đụng chạm với những sai lầm và rủi ro… sự kiện này vô hình chung làm giảm đi khả năng sinh tồn của con cái. Bố là người rất tốt góp mặt để lấp cái hố bất lợi này bằng cách chỉ cho các làm sao biết sống mạnh giỏi với những sự thất vọng (không nhận được món qua giáng sinh, sinh nhật vừa ý…), những cái mà mình không thích, không bằng lòng, không vừa ý chút nào (thua một trò chơi, thua một trận đấu thể thao, thi rớt, thất tình… chẳng hạn). Dạy cho con biết là: thua lần này nhưng chắc chắn sẽ làm tốt đẹp hơn (để thắng) trong lần tới, sắp đến.. Dạy cho con biết giá trị quý báu của những “bài học” thua cuộc, thất bại. Con cái không thể nào là những công dân tốt, hiển hách, làm nên đại sự (thi đậu bằng cấp là chuyện rất tầm thường của trẻ con Á châu) nếu chúng không biết cách học sự thất bại của chính mình hay của người khác.

    Cái ý tưởng “winning is not just only thing; but it is everything!” là một sự giáo dục một chiều nguy hiểm. một chương trinh tự sát yên lặng…

    Tôi không bao giờ muốn nói người mẹ không làm được chuyện dạy cách sinh tồn cho con; phải để công việc này cho bố… Nhưng bản chất phụ nữ là bác ái và dịu dàng hơn nam giới… phụ nữ không muốn con cái phải đụng chạm các vấn đề khó xử, vấn đề thương tâm… Cái bản chất dịu hiền của Mẹ đôi khi có ảnh hưởng không hẳn là tốt đến con cái; làm con cái nghiêng về khuynh hướng tránh né hơn là can đảm đương đầu trực tiếp với thực tế lợi bất cập hại.

    Riêng đối với con gái, hình ảnh, vai trò, và cách ứng xử của người cha sẽ mãi mãi là khuôn khổ, vóc dáng, kỳ vọng về người đàn ông trong suốt cuộc đời của đứa con gái sau này qua cách các bác trai đối xử với vợ mình vả mà phải kể thêm cả cách đối xử của bác với các phụ nữ khác mà các bác phải tiếp xúc hàng ngày… Hãy dừng lại một phút và nghĩ là: Bác muốn con gái bác sẽ lấy người chồng như thế nào? Nếu bác sử xự như một kẻ vũ phu, ích kỷ, vô tình thì, cơ hội rất lớn, con gái bác sẽ gặp và yêu một người y hệt như vậy!!! Bác là người duy nhất phải chịu trách nhiệm về sự “không may” này… Theo tôi, “Số phận” chỉ là trả lới của một sự chạy tội tiện lợi thôi…

    Vài lời cho con

    Đến mùa lá rụng này, Bố đã 62 tuổi, đầu hai thứ tóc, có lẽ muối nhiều hơn tiêu, và sức khỏe bắt đầu có nhiều vấn đề đáng quan tâm… Với cái “em ơi, 62 năm cuộc đới,” Bố cũng đã trải qua khá đầy đủ các cay đắng, tiêu trưởng của cuộc đời… Hôm nay là “Ngày của Cha,” (“Father’s Day”) Bố lần đầu tiên viết riêng cho con một vài hàng để con luôn luôn nhớ là:

    Bố rất hãnh diện vì con.

    Bố luôn luôn nghĩ đến con.

    Bố muốn nắm thật chặt bàn tay của con.

    Bố luôn luôn nhớ con dù cho bố đang ở đâu.

    Bố chỉ muốn ôm con vào lòng.

    Bố muốn luôn luôn được ở bên cạnh để che chở con.

    Bố muốn con lúc nào cũng vui vẻ hồn nhiên.

    Bố sẽ sẵn sàng làm mọi chuyện và đi bất cứ đâu để con được hạnh phúc, vui sướng.

    Bố không bao giờ muốn con phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, khó xử vì bất cứ lý do gì.

    Bố muốn mọi chuyện khó khăn của con rồi sẽ cuối cùng trở nên xuông sẻ tốt đẹp.

    Bố biết là con thích ăn “donuts.” Bố sẽ ăn phần ở giữa cái “donut” để dành cho con ăn phần bên ngoài.

    Bố muốn chia sẻ những mơ uớc lớn cũng như bé của con.

    Bố luốn luôn tin tưởng và đặt hết niềm tin vào khả năng cũng như tư cách của con.

    Bố luôn luôn thương yêu con vì môt lý do đơn giản: con là con của bố.

    Bố mong sao sau này con lớn lên, con sẽ gặp được người bạn tri kỷ, bạn đời cũng thương yêu quý mến con như Bố thương yêu quý mến con.

    Bố không muốn con phải khóc khi đọc những giòng chữ này vì bố òn lại một ít nước mắt, và Bố đã khóc hộ cho con rồi.

    .. và sau cùng:

    “Dưới bầu trời bao la này, bố chỉ là một con người nhỏ bé… nhưng đối với con bố sẽ cố gắng giang hai tay thật rộng thành cả một bầu trời chung quanh con…”



    Câu chuyện người cha nông dân




    Người nông dân đó tên là Flemming, môt nông dân nghèo ở Anh quốc.

    Khi ông Flemming đang làm việc ngoài đồng để nuôi gia đình thì ông nghe những tiếng kêu cứu thất thanh của một đứa trẻ phát ra từ một cái đầm bùn (“bog”) ở gần đó. Ông Flemming vội buông cái cuốc trong tay, chạy nhanh tới cái đầm bùn thì thấy một cậu bé với khôn mặt đầy sợ hãi, đang bị lún bùn đến ngang thắt lưng. Cậu bé vừa kêu cứu, vừa vùng vẫy để cố thoát ra vũng bùn lún một cách tuyệt vọng. Hôm đó, nếu không có nông dân Flemming giải cứu thì chắc chắn cậu bé sẽ chết lún, chôn vùi giữa vũng bùn… qua một cái thật chết chậm và rùng rợn…

    Hôm sau, có một cỗ xe ngựa sang trọng dừng trước căn nhà tồi tàn, ọp ẹp của nông dân Flemming. Một nhà quý tộc xuống xe, đến gõ cửa xin gặp nông dân Flemming và tự giới thiệu ông ta là cha của đứa trẻ mà nông dân Flemming đã cứu sống ngày hôm qua.

    “Tôi muốn trả ơn bác. Cái ơn mà bác đã cứu mạng sống của con trai tôi ngày hôm qua.”

    Nông dân Flemming phân trần:

    “Không. Không. Tôi không thể nhận bất cứ món quà gì của ngài. Vì đây chỉ là chuyện tôi, hay bất cứ một người cha nào khác phải làm thôi...”

    Ngay lúc đó, cậu con trai của nông dân Flemming lò dò bước từ phía bên trong nhà đi ra.

    “Đó có phải là con trai của bác không?” Nhà quí tộc kia hỏi nông dân Flemming.

    Nông dân Flemming trả lời một cách hãnh diện:

    “Thưa ngài đúng như vậy. Đây là đứa con trai duy nhất của tôi.”

    Nhà quý tộc liền đề nghị:

    “Thôi thì thế này: Xin bác nhận lời cho tôi đuợc phép giúp cậu con trai của bác được đi học và học ở các trường học tốt nhất nước Anh. Tôi tin tưởng cháu trai là con một công dân tốt, khí khái như bác cũng sẽ phải là một người phi thường... cậu bé chắc chắn sẽ làm cho bác phải hài lòng.”

    Và nông dân Flemming bằng lòng.

    Sau này, con trai của nông dân Flemming tốt nghiệp Bác sĩ y khoa từ trường St. Mary’s Hospital Medical Schoool ờ Luân đôn, và trở thành một vị bác sĩ nổi tiếng toàn cầu. Đó là Bác sĩ Sir Alexander Flemming - người đã sáng chế ra thuốc trụ sinh Penicilline.

    Những năm sau đó, nhà quí tộc bị bệnh thương hàn (pneumonia) rất nặng. Chính thuốc Penicilline đã lại cứu mạng sống của ông ta.

    Nhưng mà nhà quý tộc mà chúng ta đang nói đây là ai vậy? Đó là Lord Randolph Churchill. Đứa con trai của ông ta bị lún bùn suýt chết ngày trước là Sir Winston Churchill, một vị Thủ tướng tài ba của Anh quốc trong thời Đệ nhị thế chiến.

    Như vậy, khi làm việc phải thì chúng ta không cần được mang ơn… Mọi chuyện sau đó sẽ đến một cách tốt đẹp.

    “Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”

    “Happy Father’s Day” tất cả các bác trai…

    Thân mến,

    Trần Văn Giang

    (“Ngày của Cha” – năm 2011)
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  16. Có 9 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  17. #9
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    Chiếc Tủ Thờ Của Ba



    Lần đó tôi mải chơi nên quên, để nguyên chân bẩn lên giường ngủ khò. Ba đi làm về khuya thấy vậy đánh thức tôi bắt phải rửa chân cho sạch mới được ngủ. Tôi thức dậy rửa chân, nghịch nước nên tắm luôn, trở vào giường nằm mãi không chợp mắt được.

    - Bà nó nè, anh Sáu kế bên mới mua cái tủ thờ mẹ ảnh. Cái tủ đẹp lắm.

    - Ông này kỳ quá, hết chuyện thích sao mà đi thích cái tủ thờ? Bộ ông sinh tật nói gở hả?

    - Đâu có. Mà cái tủ đẹp thiệt, sao tôi thích nó quá bà. Chắc cũng vài chục ngàn bạc chứ không ít ...

    Không biết đó có phải điềm gở hay không, nhưng không lâu sau đó ba tôi mất. Ba bị tai biến mạch máu não. Cả nhà loay hoay mãi không chạy đâu ra tiền lo hậu sự cho ba. Lối xóm xúm xít, người lít gạo, người con gà... rồi cũng xong. Nhà nghèo, xóm nghèo, bà con cũng nghèo nên tiền phúng điếu vẫn không đủ mua chiếc tủ thờ cho ba. Song không biết ai đó đã giúp mẹ mua được chiếc tủ thờ đúng kiểu ba thích.

    Góc học tập của tôi kê sát tủ thờ ba. Khuya làm bài tập mệt, tôi tựa lưng vô chiếc tủ ngủ vùi. Nhiều lúc giật mình thức giấc trong thoang thoảng mùi nhang mẹ thắp, tôi thấy mẹ đứng lặng rất lâu bên tủ thờ ba. Di ảnh ba mờ ảo sau làn khói. Mẹ rưng rưng.

    ...

    Ra trường, tôi dành dụm cất lại nhà cho mẹ. Là con út nhưng do có nghề nên khi cất nhà gia đình giao hết việc cho tôi. Dẫu vậy, tôi hỏi mẹ:

    - Mẹ thích nhà kiểu gì hả mẹ?

    Song mẹ lại hỏi:

    - Con tính đặt bàn thờ ba ở đâu?

    - Dạ, con tính đặt trên lầu cho tiện. Nhà mình chật quá.

    - Ờ, vậy cũng được ...

    Diện tích đất khiêm tốn, chỉ trên dưới 40m2 nên thiết kế rất khó. Song vấn đề làm tôi đau đầu nhất khi thiết kế ngôi nhà là... chiếc tủ thờ ba. Chiếc tủ hơi to so với diện tích ngôi nhà, việc chọn một vị trí thích hợp để đặt quả không dễ. Điều khiến tôi băn khoăn nữa là chiếc tủ hơi thất kiểu. Tôi định thuê thợ đóng một chiếc tủ khác, gọn hơn và đẹp hơn, phù hợp với không gian nội thất ngôi nhà mới.

    Khi biết tôi có ý định đóng mới chiếc tủ, chị tôi nói:

    - Em hay quá hen, có biết vì chuyện này mà mẹ buồn hổm rày không!

    Tôi thuyết phục mẹ. Mẹ không nói. Thuyết phục mẹ nhiều lần, mẹ quay đi rưng rưng:

    - Con làm gì thì làm, đừng hỏi mẹ nữa...

    Tôi trằn trọc mấy đêm liền. Bản vẽ phải chỉnh đi chỉnh lại rất nhiều lần. May mắn cuối cùng tôi vẫn tìm được giải pháp đặt chiếc tủ thờ cho ba.

    ...

    Nhà cất xong, dọn đồ từ chỗ thuê trọ về, trong khi anh chị không giấu được niềm vui trước không gian mới trên nền nhà cũ thì mẹ cặm cụi lau mãi chiếc tủ thờ.

    - Mấy tháng nay để ông ở tạm chỗ khác, tủi quá. Cái tủ đóng bụi hết trơn.

    Thắp nén hương lên bàn thờ ba, mẹ vui ra mặt. Di ảnh ba lại mờ ảo sau làn khói, trên chiếc tủ thờ cũ kỹ nhưng sáng loáng. Dường như ba mỉm cười ...

    KTS LÊ CÔNG SĨ
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  18. Có 6 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  19. #10
    mary phuongthuy's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Anas Taxia
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: gx Bến Gỗ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 484
    Cám ơn
    2,237
    Được cám ơn 3,570 lần trong 474 bài viết

    Default

    Cha ơi
    Tôi rất sợ người khác trông thấy tôi đi cùng với cha, cha bị thọt chân, người lại thấp, khi đi cha phải vịn vào tay tôi. Thật khó khăn chúng tôi mới giữ được đều nhịp bước. Bước đi của cha vừa tập tễnh, vừa xiêu vẹo khiến tôi bực mình. Vì thế, khi đi đường tôi và cha rất ít khi trò chuyện. Lần nào cha cũng nói: " Con cứ đi, cha sẽ theo kịp con mà".

    Quãng đường chúng tôi đi thường là từ nhà đến ga xe điện ngầm và ngược lại. Cha đi làm. Dù bệnh tật cha vẫn đi làm. Những lúc thời tiết lạnh lẽo khắc nghiệt, ngay cả người bình thường cũng không thể thì cha bằng mọi cách vẫn đến được công sở. Ông rất tự hào về điều đó.

    Những lúc băng tuyết ngập trời, cha ngồi vào chiếc xe trượt tuyết trẻ con cho chị gái tôi hoặc tôi đẩy qua con đường băng tuyết. Đến nơi, tay vịn lan can, từng bước, từng bước đi xuống bậc thềm đến chỗ không còn tuyết cha mới buông tay ra. Công sở của cha nằm ngay trạm nên ông không phải đi đâu ra ngoài cho đến khi có người tới đón về .

    Bây giờ nghĩ lại, tôi không khỏi ngạc nhiên, một người có nghị lực như thế nào mới có thể chịu được gánh nặng làm việc trong hoàn cảnh ấy, càng không khỏi ngạc nhiên khi cha lúc nào cũng vui vẻ không một lời than thân trách phận.
    Cha không hề tự ti trước mặt người khác cũng không hề đố kỵ vì người khác may mắn hơn mình. Ông chỉ chú ý một điều: Người ta có "lòng tốt" hay không?

    Càng trưởng thành, tôi càng tin rằng, lòng tốt là tiêu chuẩn thích đáng của mỗi người- dù rốt cục tôi chưa hiểu rõ nó là gì. Thế nhưng tôi biết, đôi lúc, tôi không có trong người lòng tốt ấy.

    Có một số việc cha không làm được nhưng ông vẫn tham dự bằng nhiều cách. Đội bóng chày nghiệp dư thiếu người hướng dẫn, ông đích thân làm "huấn luyện viên nghiệp dư "cho đội bóng. Kiến thức của cha về bóng chày phải nói là phong phú, cha cũng thích các buổi vũ hội nhưng chỉ là ngồi xem và tự tìm thấy niềm vui của riêng mình.

    Một lần tổ chức đấu vật trên bãi biển. Cha không thể đứng một mình trên cát, lại không thể ngồi yên xem cuộc đấu, ông vẫy tay gọi:
    " Ai dám ngồi xuống đây đấu với tôi không?.."
    Không ai để ý đến cha. Nhưng hôm sau, mọi người đã bắt đầu hài hước vui nhộn với cha rằng cha là một đấu thủ chưa đánh đã bại.

    Đến giờ tôi mới hiểu, cha đã khắc phục khuyết tật bằng các hoạt động đó. Tôi đánh bóng, cha cũng "đánh bóng". Tôi tham gia hải quân, cha cũng "tham gia ". Một lần tôi về nghỉ phép cha dẫn tôi đến cơ quan giới thiệu với đồng nghiệp:
    " Đây là con trai tôi, cũng chính là bản thân tôi đấy! Nếu không bị khuyết tật, tôi cũng đã có thể được như nó ngày hôm nay"....

    Cha đã qua đời từ lâu, nhưng tôi vẫn thường nghĩ về cha. Tôi không biết cha có hiểu rằng ngày ấy, tôi không muốn người ta nhìn thấy tôi dìu cha đi. Tôi vô cùng ân hận và nuối tiếc vì không còn cơ hội nói lời xin lỗi cùng cha. Cha còn đâu! Mỗi lần trách cứ hay ghen tỵ với niềm vui hay sự may mắn của người khác, tôi chợt nghĩ về cha. Lúc ấy, nếu có cha bên cạnh, tôi sẽ níu lấy cha để giữ vững bước đi của mình và nói với cha rằng: " Cha cứ đi, con sẽ cố gắng theo kịp cha".

    (sưu tầm)

    Con gái của ba tôi

    Con luôn cảm ơn ông trời vì đã cho con có những đấng sinh thành thật tuyệt vời. Con sẽ học hành chăm chỉ, để khi trưởng thành, con có thể tự hào nói với mọi người: "Tôi là con gái của ba tôi!"...
    Hôm nay đi ngang qua cửa hàng mua bút chuẩn bị cho kì thi sắp tới, con mới để ý thấy có rất nhiều thiệp chúc mừng ngày của ba “Father’s Day” được bày bán trong cửa hàng. Hồi trước con chẳng mấy khi để ý có ngày này, nhưng hôm nay tự dưng nhìn mấy người bạn trạc tuổi đọc to những câu chúc trong tấm thiệp, trong tâm trí con chợt nhớ lại những kỉ niệm của thời thơ ấu. Và con cảm thấy mình thật hạnh phúc vì đã được làm con của ba trong cuộc đời này.
    Con còn nhớ từ cái hồi nào đó, con còn nhỏ lắm, nhà mình không có nhiều điều kiện như bây giờ. Có một lần, ngày trung thu, ba chở con lên Lương Văn Can chọn đồ chơi, con thấy một bộ đồ chơi rất đẹp. Hồi đấy trẻ con đứa nào cũng thích mấy bộ đồ chơi có nhà ở, có những cái bàn nhỏ xíu và búp bê bé xíu ở bên trong. Con cũng không ngoại lệ. Con đã đòi ba mua bộ đồ chơi đấy. Con vẫn còn nhớ cô bán hàng lúc đầu nói giá là 50 nghìn. So vớ những bộ đồ chơi Lego hiện đại bây giờ, có lẽ 50 nghìn chẳng phải là quá đắt cho một ngôi nhà búp bê đồ chơi. Nhưng sau đấy ba mặc cả giá với cô bán hàng một lúc rồi vòng xe định chở con sang hàng khác. Lúc đó còn bé, con chưa hiểu được giá trị của đồng tiền. Con chẳng biết giá như thế là đắt hay rẻ, nhưng chỉ nhớ mình đã quá thích bộ đồ chơi ấy nên buột miệng nói: Ba ơi, chẳng lẽ ba không có nổi 50 nghìn để mua cho con à?
    Lúc đó con còn nhỏ nên chẳng ý thức được ý nghĩa câu nói của mình, chỉ nói những gì tự nhiên đến trong đầu. Con không biết ba có còn nhớ kỉ niệm đó không, cũng có thể ba đã quên vì thời gian cũng đã qua lâu quá rồi. Nhưng con vẫn nhớ sau đấy ba quay xe máy ngược chở lại và mua bộ đồ chơi đó cho con. Là trẻ con, lại nghịch ngợm, nên bộ đồ chơi nào dù thích đến mấy con cũng chỉ chơi được vài ngày rồi chán. Bây giờ nghĩ lại, nhận ra hồi đó nhà mình chẳng giàu có gì, 50 nghìn là một số tiền lớn, con thấy tiếc vì đã không còn giữ lại bộ đồ chơi ngày ấy. Thỉnh thoảng nếu nhìn thấy những ngôi nhà búp bê được bày bán trên phố, con lại nhớ tới ngôi nhà búp bê của mình hồi trước. Con chẳng còn nhớ bộ đồ chơi đó trông như nào, có những gì bên trong ngôi nhà búp bê. Nhưng mãi mãi, hình như con chỉ nhớ về tình yêu thương vô bờ bến của ba và một câu nói vô tư của con đã làm ba buồn.

    Thời gian cứ thế trôi đi, 17 tuổi, con đi du học. Bữa tối cuối cùng ăn ở nhà trước chuyến bay, con vẫn nhớ lần đầu tiên trong suốt 17 năm, con đã nhìn thấy những giọt nước mắt của ba. Bình thường ba là người trầm tính, nhưng ngày hôm đó, trong suôt bữa cơm cả nhà đều buồn và nhìn thấy ba khóc, cũng chẳng phát ra tiếng như con, nhưng suốt cuộc đời này, chẳng bao giờ con quên được. Ba chẳng bao giờ nói “Ba yêu con” như mẹ hay nói, nhưng con chẳng bao giờ nghi ngờ điều đó. Và mỗi lần nghĩ lại bữa cơm chia tay ấy, con lại cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc vì đã may mắn được lớn lên trong tình yêu thương dạt dào vô bờ của ba và mẹ.
    Buổi sáng con đi du học, trước khi ra sân bay, con đến trường chia tay các bạn. Con còn nhớ rõ lúc về thì mẹ bảo con: “Vừa nãy lúc lên phòng con mẹ rất ngạc nhiên vì thấy ba mở tủ quần áo trống không của con rồi ngồi xuống nhìn vào đấy một lúc. Thế mẹ mới biết ba yêu thương con như thế nào”. Con hình dung ra hình ảnh của ba lúc mẹ nói và ghi nhớ mãi trong tâm trí.
    Năm ngoái, con được nghỉ Giáng Sinh dài ngày nên về nhà. Đáng lẽ là bình thường nhưng rồi lại có một trận bão tuyết rất lớn. Trận bão tuyết làm tê liệt toàn bộ các sân bay châu Âu. Chuyến bay của con không thể cất cánh. Một mình con mang hai vali nặng trĩu đồ di chuyển khắp nơi. Con còn nhớ buổi tối kế tiếp, ngay khi vừa có thông báo về chuyến bay bù cho chuyến đã bị hủy của con. Con phải đi từ một nơi rất xa quay lại sân bay vì đã bị thông báo nhầm nên tới nhầm sân bay. Lúc biết mình đang ở nhầm sân bay, con rất sợ, rất hoảng hốt. Nếu không có ba gọi điện để trấn an con, chắc con đã khóc luôn. Lúc ngồi trên xe buýt quay ngược trở lại sân bay ban đầu, nhìn đoạn đường vừa tối vừa vắng vẻ, ngoài trời tuyết rơi không ngớt, con vẫn rất sợ. Nói chuyện điện thoại với ba làm con đỡ sợ hơn rất nhiều và thấy an tâm hơn. Tối hôm đó, cuối cùng con cũng đến được sân bay và lên được chuyến bay cuối cùng trong ngày. Trước đó lúc nói chuyện điện thoại ba bảo con có chuyện gì thì cứ gọi điện về bảo với ba, ba đang xem bóng đá nên vẫn còn thức. Khi ngồi trong phòng chờ lên máy bay, ngồi nói chuyện với mấy người đồng hương khác, con buột miệng nói:
    - Ba em vẫn thức vì tối nay có bóng đá.
    Một anh cười rồi nói:
    - Bóng đá trận tối nay chán lắm, có ai xem đâu. Bố thức chẳng qua vì thương con gái thôi.
    Lúc ngồi trên máy bay, vừa nghĩ lại việc ba đã thức cả đêm để chỉ dẫn và động viên con, tự dưng con lại khóc. Dù biết ở trên máy bay nhiều người thì chẳng nên khóc nhưng con chẳng thể nào ngăn được những giọt nước mắt vì xúc động của mình.
    ... Và cứ như thế, chẳng cần phải có những lời nói, con vẫn luôn biết ba mãi mãi là chỗ dựa tinh thần cho con. Cuộc sống đang chờ đợi con ở phía trước, dù có nhiều khó khăn và trắc trở đi nữa thì con cũng nhất định sẽ cố gắng vượt qua, vì con biết mình luôn có tình yêu thương của ba mẹ che chở bảo vệ.
    Con luôn cảm ơn ông trời vì đã cho con có những đấng sinh thành thật tuyệt vời. Con sẽ học hành chăm chỉ, sẽ làm nhiều việc tốt giống như ba để một ngày nào đó, khi con đã trưởng thành, con có thể tự hào nói với mọi người:
    “Tôi là con gái của ba tôi.”
    PLXH
    thay đổi nội dung bởi: mary phuongthuy, 20-06-2011 lúc 01:49 PM
    Chữ ký của mary phuongthuy
    Con muốn con chẳng là gì để đời con thuộc trọn về Chúa.
    Con muốn con chẳng là chi để tim con ôm ấp riêng Ngài.
    Chỉ mong con chẳng là chi, để chọn Chúa làm tất cả của cuộc đời con.
    Chỉ mong con chẳng còn gì, để trọn kiếp sống Chúa là nơi con ẩn mình......

  20. Có 7 người cám ơn mary phuongthuy vì bài này:


  21. #11
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,382
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Father’s Day, Viết Về Những Người Đàn Ông Trong Gia Đình

    Father’s Day, Viết Về Những Người Đàn Ông Trong Gia Đình



    Tác giả/Nhân vật: thụyvi


    Từ nhỏ, tôi chưa bao giờ sống gần cha hay gần mẹ.

    Hề gì. Cuộc sống vẫn trôi. Hãy để tôi kể về những người tưng tiu, nuôi dưỡng và định hình cho tôi một con đường tuy hơi nghiêm khắc nhưng thật sự là những căn bản trong đời sống bởi sự tử tế với những giá trị sống đúng mực của những người đàn ông trong gia đình.

    ÔNG NGOẠI VÀ NHỮNG NGƯỜI CẬU:

    Nhà tôi lúc đó toàn là đàn ông. Bà ngoại bận mua bán ngoài chợ suốt ngày, nên việc: ẳm bồng, thay tả, tắm rửa, đút ăn, dỗ ngủ, chưa nói lúc bệnh hoạn ấm đầu… Bao nhiêu chuyện phải làm cho một đứa bé đều do các cậu và ông ngoại thay nhau quán xuyến.

    Tấm hình chụp cho thấy tôi có một tuổi thơ thật đầy đủ, được nuôi nấng trong sự yêu thương vô bờ nên chưa bao giờ tôi thắc mắc hỏi ba đâu? mẹ đâu? Khi tôi lớn hơn một chút, ông ngoại biết ông ngoại không thể sống hoài để nuôi tôi, rồi các cậu sẽ phải lập gia đình, nên ông ngoại sắp đặt chuẩn bị cho tôi một đời sống tự lập ngăn nắp trong một nhân cách được trui luyện kỷ luật từ cách giáo dục riêng của các trường nhà Dòng. Do đó ông ngoại quyết định gửi tôi vào học một trường nội trú chỉ cách nhà ngoại vài con đường.

    Mấy tháng đầu, bọn học trò mới thường nhớ nhà, lợi dụng giờ tĩnh lặng cầu nguyện ở tầng trên. Chúng tôi len lén thay phiên nhau thập thò nơi cửa mắt cáo nhìn ra cổng cho đỡ buồn. Có khi tôi thấy ông ngoại tôi đứng ngóng cổ nhìn vô. Có khi thấy ngoại đi tới lui thất thểu. Có khi mưa tầm tã, thấy ông ngoại cầm dù đứng bên kia đường…. Trong này, bên ngạch cửa tôi rưng rức tức tửi khóc ngất.

    Còn nhỏ quá, lại bị gò bó trong khu nhà cổ kính. Bị ràng buộc vào đủ thứ giáo điều nghiêm ngặt nên suốt ngày ngoài giờ học tôi chỉ biết ngấu nghiến đọc những cuốn truyện nhiều màu sắc – hay nôn nao chờ đến cuối tuần được đón về nhà để tối tối cậu chở tôi trên chiếc xe đạp đua bằng nhôm thật hách vừa huýt gió điệu nhạc Cerisier Rose Et Pommier Blanc thật réo rắc vui nhộn, vừa đạp xe ra Đinh Tiên Hoàng ghé tiệm bánh mua Pâté chaud (pâte feuilletée, lúc đó bưu điện SàiGòn chưa bán loại bánh này) rồi trực chỉ bến tàu vừa hóng gió vừa nhâm nhi tận tình mấy cái bánh. Tôi thích ăn món gì cậu cho ăn món đó, cậu đưa ra Chợ Cũ ăn cháo cá, hay vô Chợ Lớn ăn mì, ăn kem… Rồi đạp một vòng chợ Bến Thành để con bé nhìn nghiêng nhìn ngữa, chỉ trỏ cười nói lung tung một hồi rồi vun vút đạp về với điệu nhạc trong miệng cùng màn đêm mát rượi.

    Do được học căn bản từ trường đạo nên tôi có cơ hội học rất nhiều môn từ kinh thánh đến văn chương, văn hoá…. Nhưng trên hết đời sống tôi vẫn giữ trật tự dù đã trải qua bao nhiêu biến cố lớn nhỏ kinh hoàng.

    Tôi thương ông ngoại và các cậu tôi nhất nên luôn luôn sợ ông ngoại già rồi chết. Tôi cũng hay nơm nớp sợ ai đó khơi lại gốc tích, hay bất thần có người nào tới tìm nhìn bà con rồi bứt tôi ra khỏi tay ông ngoại như ông Vatali chủ đoàn xiệc bứt cậu bé Rêmi trong tay người mẹ nuôi trong truyện Vô Gia Đình do ông Hà Mai Anh dịch từ cuốn Sans Famille của Hector Malot.

    Tôi thành nhân, ông ngoại đã qua đời. Tôi thành thân, cậu tôi không còn. Nhưng ông ngoại và các cậu luôn là những ông Tiên, ông Bụt – nên từ đó giờ mỗi khi có chuyện gì buồn là tôi tưởng tượng như họ hiện ra trước mắt để tôi tỉ tê, kể lể như hồi con nít. ….

    ÔNG NỘI CỦA CÁC CON TÔI:

    Chàng của tôi mồ côi mẹ khi mới ba tuổi.

    Đứa Út vừa lên ba
    Biết Mẹ qua tấm ảnh
    Miệng chỉ quen gọi cha
    Khi đói và khi lạnh

    Chị lớn chín tuổi tròn
    Đóng vai người Mẹ nhỏ
    Vội vã học điều khôn
    Cửa nhà tập coi ngó

    Khi tôi vào làm dâu trong gia đình thì người cha đã qua đời lâu rồi. Nhìn tấm hình trên bàn thờ thấy chàng giống y hệt ông. Nghe chuyện kể từ những người bà con thì chàng không những y hệt ông về mặt mũi dáng vóc mà còn giống ông y hệt về tánh tình.

    Cha chồng tôi là một nông dân. Cảnh nhà đơn sơ hiu quạnh hơn cảnh của nhà văn Võ Hồng mà tôi vừa mượn hai đoạn thơ ở trên.

    Vùng quê của chàng, ban ngày của Quốc Gia, ban đêm VC kéo nhau về đi ruồng trong xóm. Cha gửi chàng ra thành thị theo tiếp việc học hành. VC bắt đầu “làm việc” hạch sách hạnh hoẹ, chúng yêu cầu cha đem chàng về để xung vào du kích. Cha nhất định không chịu, chúng tức giận hăm he đe doạ đủ điều.

    Một đêm cha uống thuốc quyên sinh. Cha chết. Cho chàng được sống.

    Cho tới bây giờ, mặc dù các con tôi chưa hề biết ông Nội, nhưng những đức tính và những thói quen của ông được chàng của tôi hãnh diện kể đi kể lại cho các con nghe.

    Con trai tôi đã lớn – Đã trưởng thành, và đang là “người đàn ông thứ 2” trong nhà… Tôi thú vị khi thấy cháu cũng y hệt như ông nội của cháu.

    CHA CỦA NHỮNG ĐỨA CON CỦA TÔI:

    Khi tôi sinh đứa con trai đầu lòng tên Vihiệp. Cơn chuyển bụng vật vã 3 ngày 4 đêm đã rút hết sức lực người sản phụ, và cũng vắt kiệt hết sự thương cảm, ngất ngư, bơ phờ của chàng theo từng cơn đau của vợ. Chàng nhất định theo tôi vào phòng sanh. Chàng quyết không để vợ đi biển mồ côi một mình.

    38 năm sau đó. Chàng vẫn không bao giờ để tôi một mình. Chưa. Không bao giờ, nếu không vì những biến cố thời cuộc.

    Bây giờ, chàng của tôi đã bước qua tuổi 70. Thường, chàng và tôi tôn trọng nhau khi mỗi người cần những không gian yên tĩnh để làm việc. Những lúc đông đủ con cháu, chàng trút bỏ sự nghiêm nghị ít nói, chàng hồn nhiên vui đùa, chúng tôi thường mở nhạc và nhảy múa với nhau, cùng coi một cuốn phim mới, cùng sôi nổi bàn chuyện thời sự, lịch sử, khoa học hay thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích nhau về sự dấn thân, sự chia xẻ thiết thực với những hoàn cảnh nguy nan… Trong nhà, chàng làm hết mọi chuyện của người đàn ông, từ: sửa cái đèn của xe, gắn cái bản lề, kê khung cửa… Ngoài ra, chàng còn kiêm thêm tài xế mỗi ngày 4 bận đưa đón các cháu, bất kể: nắng, mưa, gió, tuyết…

    Khi con gái Vithảo có công việc phải ở cách xa nhà khoảng 300 cây số. Lúc nào con rễ con gái bận việc là chàng của tôi vội vàng lái xe hơn 3 tiếng đồng hồ đến nói là để thăm cháu ngoại, nhưng thật ra là để cắt cỏ cho con. Làm hết công việc xong, chàng sung sướng lái thêm 3 tiếng nữa về nhà kịp đưa tôi đi ra phố chẳng hạn.

    Tôi biết trong óc các con – Chắc chắn, chàng là hình ảnh kính trọng, là hình ảnh yêu thương, là hình ảnh cần thiết, là hình ảnh gần gũi, là hình ảnh Bogus khi chúng nghĩ tới…

    . thụyvi

    (Hầm Nắng, 2011)

    *Hình của tác giả
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  22. Có 5 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  23. #12
    TuyetNgaNguyenThuy's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2011
    Tên Thánh: RO SA
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 511
    Cám ơn
    8,419
    Được cám ơn 4,313 lần trong 513 bài viết

    Default

    Tình phụ tử - Lóc da để cứu mạng sống cho con
    Tai họa đổ ập xuống gia đình nhỏ ở thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vào ngày 24-6, khi cô học trò Lê Thị Hà Tuyên (thường gọi bé Út - NV) bị tai nạn do nổ bình gas tại phòng trọ học ở TP.Tuy Hòa.

    Đó cũng là ngày khởi đầu hành trình giành giật sự sống từng ngày của hai cha con.


    Bé Út vừa tròn 18 tuổi. Vốn hiếu động và nói chuyện líu ríu suốt ngày, vậy mà hơn tháng nay bé Út nằm thiêm thiếp. Toàn thân Út băng bó trắng toát. Ba bé Út - ông Lê Thanh Tuấn - hai tay vịn vào chiếc ghế nhựa, khó khăn cà nhắc tới sát giường thăm con. Hai bắp đùi ông máu rỉ tươm làn băng y tế mỏng: ông vừa trải qua ca phẫu thuật lóc da ở hai đùi để lấy da ghép cho bé Út.


    Buổi trưa đó bé Út vẫn nấu cơm bằng bình gas mini như mọi hôm. Hai bình gas mini ở gần nhau nổ cùng lúc làm Út và cô bạn trọ học cùng phòng đều bốc cháy. Cả hai được chuyển vào Bệnh viện Phú Yên, nhưng riêng Hà Tuyên do phỏng toàn thân tới 66% nên các bác sĩ đành bó tay, tiên lượng khó qua khỏi.


    Nhìn con nằm thoi thóp, người cha quyết định gom toàn bộ tiền bạc trong nhà được 4 triệu đồng, vay mượn thêm được 20 triệu nữa, chuyển Út vào Bệnh viện Chợ Rẫy.


    Vật lộn với sự sống 10 ngày tại Chợ Rẫy, vợ chồng ông bàng hoàng khi được thông báo: Út bị thêm chứng nhiễm trùng máu. Nguy kịch dồn dập. Mỗi lần bác sĩ gọi lên nói chuyện là vợ chồng ông lo sợ, không biết con gái có qua nổi không. Mỗi ngày những đơn thuốc của con hết trên dưới 3 triệu đồng, với một gia đình nhà nông nghèo ở quê là một thử thách lớn. Ông vừa chăm con vừa quay về quê vay mượn. Cộng với việc cầm cố căn nhà ngói ba gian được cả thảy 60 triệu đồng. “Cố hết sức, tới đâu cũng ráng”, ông nói.


    Hai mươi mấy năm nuôi ba đứa con ở thị trấn miền núi huyện Sông Hinh, dù chỉ với vài miếng đất thuê mướn để làm rẫy và bao gian truân nhưng chưa bao giờ ông Lê Thanh Tuấn cảm thấy bế tắc như bây giờ. Ở quê, dù phải chịu bệnh tật, di chứng sau khi đi bộ đội về nhưng chưa lúc nào ông Tuấn ngưng tay làm lụng nuôi ba đứa con ăn học. Sáng sớm lo làm rẫy, chiều về phụ giúp vợ bán buôn lặt vặt. Mấy mươi năm ông chưa hề ta thán. Có những lúc huyết áp tăng vọt tới 160-180mmHg, ông nằm một chỗ trách sao ông trời không cho mình khỏe mạnh nuôi con. Con cái với ông là tất cả.


    Ngày con gái nhập viện ở Phú Yên ông lên cơn huyết áp, suýt ra đi vì biết các bác sĩ “chê”. Ở Chợ Rẫy, biết tin con bị nhiễm trùng máu, ông ngất xỉu tại chỗ. Nhưng rồi nghe các bác sĩ cho biết bệnh của con gái cần được ghép da đồng loại để hạn chế biến chứng do mất 50% da sau bỏng, ông quày quả đi tìm bác sĩ. Được bác sĩ khuyến cáo với bệnh huyết áp cao dễ gây nguy hiểm khi phẫu thuật nhưng ông Tuấn vẫn quyết hiến da ghép cho con.


    Kỳ diệu thay, mong mỏi cứu sống con đã khiến ông vượt qua cuộc tiểu phẫu lấy da đầy đau đớn nhưng hoàn toàn tỉnh táo. Những cơn đau ở hai chân mới phẫu thuật như bay biến khi ông biết sự sống vẫn còn rất mong manh với bé Út. Khi khoảng da lấy ở ông đắp cho con vẫn còn thiếu, ông khẩn khoản nói bác sĩ lấy thêm da ở hai cánh tay, bụng, ngực hay bất cứ chỗ nào trên thân thể mình nhưng các bác sĩ từ chối vì ông không đủ sức khỏe để phẫu thuật nữa. Vậy là ngày ngày người ta lại thấy ông vịn ghế, vịn giường lần đến bên con trò chuyện, dỗ dành.
    Hết dỗ dành con gái, ông quay sang an ủi vợ: “Đừng lo, còn con là còn tất cả!”. Nhưng vợ ông - bà Lan - vẫn sụt sùi. Những giọt nước mắt chảy dài khi bà quay vào phòng bệnh thì thấy con nằm mê man, quay ra ngoài lại thấy khoản nợ to đùng mà cả đời bà chưa bao giờ dám nghĩ tới. Đã hơn 150 triệu đồng vợ chồng người nông dân này dồn sức cho con, phần lớn trong đó là vay mượn.

    Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, trưởng khoa bỏng Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: “Hiện thể trạng của Hà Tuyên đã khá hơn và không còn bị nhiễm trùng máu. Tuy nhiên do đây là trường hợp có độ bỏng sâu tới 50% nên đến giờ vẫn chưa nói trước được điều gì. Chúng tôi đã tiến hành ba lần phẫu thuật, trong đó một lần ghép da đồng loại che phủ 20% vết bỏng mất da. Sắp tới bệnh nhân còn phải được phẫu thuật ít nhất 1-2 lần nữa. Dù đã qua giai đoạn nhiễm trùng máu nhưng chi phí điều trị mỗi ngày cũng tốn 1-1,5 triệu đồng/đơn thuốc!”. Ông Tuấn dù rất cứng cỏi cũng đã bỏ ăn mấy ngày nay vì vẫn chưa đi lại được để chạy vạy lo tiền điều trị cho con. Gầy xọp sau gần một tháng ở viện cùng con, ông xót xa: “Đời tôi đã bao lần cận kề cái chết, từng lăn lộn trong bom đạn nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy lo sợ như lúc này. Con bé còn quá trẻ. Giá mà tôi có thể thay nó nằm đó!”.


    Theo bệnh án thì ông Tuấn có thể được ra viện (điều trị qua cuộc phẫu thuật lấy da - PV) nhưng với hai chân đi còn không nổi, tiền thì đã xoay đủ đường, nhà cũng thế chấp rồi nên ông đành xin bác sĩ nằm lại khoa thêm vài ngày. Ông kể về dự định sắp tới: “Ra viện tôi sẽ vừa vay mượn vừa kiếm việc gì đó làm để chạy tiền thuốc tạm thời cho bé Út. Dù thế nào cũng phải cứu lấy con, còn một ngày hi vọng tôi cũng ráng!”.


    Nhưng ai cũng ái ngại cho ông: với hai chân lấy da còn chưa lành thì ai có thể thuê và ông làm được gì... ông cũng không biết. Gương mặt khắc khổ của ông - dù biết lối ra mờ mịt - vẫn rắn rỏi: phải cứu lấy con, còn một ngày cũng ráng!


  24. Có 3 người cám ơn TuyetNgaNguyenThuy vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com