Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Học Hỏi Về Thánh Phaolô Phần III

  1. #1
    Totus Tuus's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 60
    Cám ơn
    260
    Được cám ơn 258 lần trong 58 bài viết

    Default Học Hỏi Về Thánh Phaolô Phần III

    Giới Thiệu Chương Trình Học Hỏi Về Thánh Phaolô

    Sau nhiều tháng ngày vất vả chuẩn bị, Chương Trình Sống Đạo của Liên Đoàn trân trọng giới thiệu một Chương Trình Học Hỏi về Thánh Phaolô, do Ủy Ban Thần Học soạn thảo giúp chúng ta có cơ hội hiểu biết nhiều hơn về thánh nhân trong năm nay – năm Thánh Phaolô.

    Chương Trình sẽ lần lượt giới thiệu những bài học hỏi, có nội dung xoay quanh về Thánh Phaolô và công cuộc Truyền Giáo của ngài. Những bài viết này được trình bày dễ hiểu, và sẵn sàng để in ra xử dụng.


    Kính xin quý Cha Chủ Tịch Miền thông tin, đặc biệt xin giới thiệu đến tất cả quý Cha coi sóc các Giáo Xứ, các Cộng Đoàn, quý Cha Bề Trên và quý Soeur Bề Trên trong các Miền của mình về chương trình này, và cũng đề nghị cho phổ biến rộng rãi để mọi người có dịp học hỏi.


    Một đề nghị: mỗi tuần copy 1 bài, và cho đi kèm vào trong bulletin của giáo xứ hay cộng đoàn mình. Hiện đã có sẵn sàng 8 Bài Học Hỏi cho hai tháng liên tiếp.Ủy Ban Thần Học cũng vẫn đang tiếp tục làm việc để sẽ giới thiệu thêm những bài học khác trong các tháng sau đó.


    Chương Trình này cũng được đăng tải rộng rãi trên hai mạng lưới: liendoancongiao@org và vietcatholic.net. Liên Đoàn hoàn toàn khuyến khích các website, và báo chí công giáo đăng tải rộng rãi để phục vụ đại chúng.


    Chân thành cám ơn Cha Trưởng Ban Ủy Ban Thần Học, đã vất vả làm việc.

    Xin trân trọng giới thiệu đến tất cả mọi người.

    LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm

    Chủ Tịch Liên Đoàn


    SỐNG NĂM THÁNH PHAOLÔ
    Lm. Matthew Nguyễn Khắc Hy, S.S. – Dòng Xuân Bích

    Bài 1 – Thánh Phaolô là ai?

    Chúng ta không biết nhiều về thánh Phaolô trước khi Ngài gặp Đức Giêsu trên đường Damascus. Nhiều dữ kiện về con người Phaolô dựa vào sách Công Vụ Tông Đồ, vì thánh Phaolô không nói nhiều về lịch sử mình trong những thư Ngài viết cho các giáo đoàn.

    Thánh Phaolô sinh tại Tarsus (Cv, 9:11; 21:39; 22:3) một thành phố phía đông của biển Địa Trung Hải (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) vào khoảng năm 8 (nhiều sử gia phỏng đoán giữa năm 5-10 sau công nguyên). Ngài lớn lên và được giáo dục ở Jerusalem với một thầy Rabbi nổi tiếng đương thời là Gamaliel (Cv 22:3) nhằm trở nên một Pharisiêu (Biệt Phái), và sau này Ngài là một Pharisiêu nhiệt thành (Cv 23:6; 26:5; Phil 3:4-6; Gal 1:13-14).


    Thánh Phaolô nói tiếng Hi Lạp, ngôn ngữ được dùng phổ biến thời bấy giờ (Cv 21:37), và tiếng Aram của người Do Thái vùng Palestine (Cv 21:40; 22:2). Ngài có quốc tịch Rôma, quyền ưu tiên này cho Ngài nhiều quyền lợi sau này trong đời sống truyền giáo (Cv 16:37-38; 22:25-29; 23:27).

    Là một Pharisiêu nhiệt tâm với Do Thái giáo, Phaolô truy bắt những Kitô hữu tin theo Đức Giêsu Kitô (Cv 7:54-8:1; 9;1-4; 1 Cor 15:9; Gal 1:13; Phil 3:6). Vì theo Phaolô, Ông Giêsu bị lên án chết như một tử tội chứng tỏ đây là dấu hiệu bị Thiên Chúa nguyền rủa hơn là được Thiên Chúa chúc phúc.

    Sau khi gặp gỡ Đức Giêsu Kitô trên đường Damascus (khoảng năm 34), Phaolô (trước có tên Do Thái là Saolô) dành hơn 30 năm để rao giảng tin mừng Đức Kitô, với 3 hành trình truyền giáo trong khu vực Địa Trung Hải.

    Trong Tân Ước kê khai 13 thư với tên thánh Phaolô là tác giả. Ngày nay, phần lớn các nhà Kinh Thánh tin rằng 7 thư được chính thánh Phaolô viết gồm: thư gởi Rôma, 1 và 2 Côrintô, Galata, Philipphê, 1 Thesalonica và Philemon. Và 6 thư còn lại có thể được những người khác viết nhân danh Phaolô, gồm: Ephêsô, Côlôsê, 2 Thesalonica, 1 và 2 Timôtê và Titô.

    Ngài chết tại Rôma khoảng năm 62-64, và theo truyền thuyết là bị chém đầu (dựa vào thư 1 Clementê viết khoảng năm 96, và dựa vào sách gọi là Công Vụ Phaolô viết khoảng năm 185-195).


    Bài 2 – Tại sao ta cần học hỏi thêm về thánh Phaolô?

    Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ấn định năm thánh Phaolô (6/2008-6/2009) và mời gọi mọi người Công giáo học hỏi thêm về thánh nhân vì nhiêu lý do khác nhau.

    Một trong những đặc nét về thánh Phaolô là con người và cuộc đời thánh Phaolô chứa đựng nhiều tranh cãi và khúc mắc trong Kitô giáo.


    Là một Pharisiêu nhiệt tình với Do thái giáo (Cv 22:3), Phaolô đánh giá lòng nhiệt thành tôn giáo của mình bằng những bạo động truy bắt các Kitô hữu tin theo Đức Giêsu Kitô nhằm triệt tiêu một tổ chức tôn giáo mới (Gal 1:13; Phil 3:6; Cv 24:5, 14; 28:22).


    Sau khi gặp gỡ Đức Giêsu trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ rao giảng về Đức Giêsu Kitô cho dân ngoại và cho chính những người Ngài bắt bớ (Cv 9; Gal 1:13-16), cũng với một mức độ nhiệt tình như Ngài có dành cho Do Thái Giáo (Rom 11:13; 15:18-20; 2 Cor 11:2).


    Sự thay đổi của Phaolô tạo nên nghi ngờ và phẫn nộ cho những người theo đạo Do Thái mà trước đây Phaolô là một thành viên, và cho cả những người Do Thái theo Kitô giáo mà giờ đây Phaolô là một tông đồ.


    Rồi những thư Ngài viết cho các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã nhanh chóng trở nên những đề tài tranh luận – chống đối cũng như ủng hộ – của cả Kitô hữu gốc Do Thái và những người dân ngoại, không có gốc Do Thái.


    Thêm vào đó, lối giảng dạy cứng rắn và cương quyết, đôi khi trực diện và phũ phàng, của thánh Phaolô làm cho những thư Ngài viết có giá trị giảng dạy về tín lý và luân lý cách rõ ràng và khẳng định.


    Nói như thế không có nghĩa là thánh Phaolô không tỏ ra nhu mì, lo lắng, quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của những cộng đoàn Kitô hữu Ngài thiết lập hay có trách nhiệm giảng dạy (1 & 2 Tim; Titus).


    Vai trò và ảnh hưởng của thánh Phaolô rất lớn đối với sự hình thành và phát triển Kitô giáo. Nhiều thần học gia dùng danh từ “Ngài Là Đấng Sáng Lập Kitô giáo”, không phải với ý nghĩa thần học rằng Phaolô là đối tượng của đức tin vì chỉ có Thiên Chúa – và con Thiên Chúa làm người – là đối tượng không thay thế được của đức tin, nhưng là một nhà lãnh đạo xã hội đã xây dựng và đặt nền móng sinh hoạt cho giáo hội Kitô giáo hình thành và phát triển.


    Những lời giảng dạy của thánh Phaolô không chỉ thích ứng với thời đại Ngài đang sống, mà còn giá trị thích hợp với mọi thời đại trong đời sống Kitô hữu.


    Vì nội dung giảng dạy thần học của thánh Phaolô súc tích, thâm thúy và khó hiểu, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi chúng ta trong năm này học hỏi thêm về thánh nhân và những giáo huấn của Ngài để củng cố đức tin và bắt chước gương sống liên kết mật thiết với Chúa Giêsu Kitô như thánh Phaolô đã sống
    : “Anh em thừa biết là anh em phải bắt chước chúng tôi thế nào” (2 Thes 3:7; Gal 2:20).

    Bài 3 – Thánh Phaolô viết bao nhiêu thư? Và Khi nào?

    Đọc trong Tân Ước, ta thấy có 13 thư mang tên tác giả Phaolô gởi cho các giáo đoàn hay cá nhân theo thứ tự: Rôma, 1 và 2 Corintô, Galata, Ephêsô, Philiphê, Côlôsê, 1 và 2 Thesalônica, 1 và 2 Timôtê, Titô, và Philêmon.

    Một số học giả Thánh Kinh cho rằng tất cả 13 thư trên là do Phaolô viết hay những trợ tá trực tiếp viết. Nhưng phần lớn các học giả Thánh kinh ngày nay tin rằng chỉ có 7 thư do chính Phaolô viết là: Roma, 1 và 2 Corintô, Galata, Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon. Ngay cả trong số 7 thư này cũng có những cộng sự viên cùng viết với Ngài và tên của họ được liệt kê trong những lời giới thiệu đầu thư như thư 1 và 2 Côrintô, Philiphê, 1 Thesalonica và Philêmon.


    Còn sáu thư còn lại (2 Thesalonica, Ephêsô, Côlôsê, 1 và 2 Timôtê và Titô) là đề tài tranh luận giữa những học giả Thánh Kinh về tác quyền, và họ gọi những thư này là Thứ Kinh (Deutero-Pauline letters).


    Trong thế kỷ thứ nhất người Do Thái và vùng ảnh hưởng Hi Lạp có thói quen viết thư nhân danh một nhân vật quan trọng mà mình thật sự quen biết và thông hiểu tư tưởng người đó, rồi trao danh dự cho người đó bằng cách ký tên nhân vật đó là tác giả.


    Chúng ta ngày nay có thể không hiểu cách làm việc này và cho là vi phạm tác quyền. Nhưng những người của thế kỷ thứ nhất quan niệm về tác quyền hoàn toàn khác chúng ta ngày nay. Điều quan trọng là những thư viết này phải phản ánh được tư tưởng của người mà họ muốn cống hiến tên tuổi làm tác giả.


    Nói cách khác, những người viết thay này thường là học trò / môn đệ hay bạn bè thân thiết đã hiểu được tư tưởng người được gọi là tác giả.


    Vì thế, dù có những khác biệt về hình thức trình bày và cách hành văn, 6 thư còn lại vẫn diễn tả tư tưởng của Phaolô và tiếp tục những giáo huấn được ghi lại trong 7 lá thư mà người ta tin chắc chắn là do chính Phaolô viết.


    Về thời gian, rất khó biết chính xác, nhưng các học giả sắp xếp những thư như sau: 1 Thesalônica chừng 50-51; 1 và 2 Corintô chừng 54-55; Galata chừng 54-55; Philiphê chừng 56; Rôma chừng 57-58; Philêmon chừng 60-61; 2 Thesalonica, Côlôsê và Ephêsô chừng giữa thập niên 80 (và nếu thật sự Phaolô viết những thư này thì có thể vào giữa những năm 50); 1 và 2 Timôthê và Titô chừng giữa 60-90 (và nếu thật sự Phaolô viết thì có thể đầu những năm 60).


    Nhìn chung, tất cả 13 thư trên đều trình bày những giáo huấn thống nhất của một Phaolô cương nghị, dứt khoát và nhiệt tình trong giảng dạy.


    Bài 4 – Có phải Saolô đổi tên Phaolô sau khi trở lại không? Và có ý nghĩa gì?

    Phaolô sinh ra trong một gia đình Do Thái giáo (Rom 11:1; 2 Cor 11:22; Phil 3:5), và thuộc chi tộc Benjamin (Rom 11:1; Phil 3:5), chi tộc mang tên con út trong số 12 người con của Jacob. Tên Phaolô (tiếng Hi lạp là Paulos, tiếng La tinh là Paulus) còn có tên gọi là Saolô (tiếng Do Thái là Saul hay Sha’ul, Hi lạp là Saulos, và La tinh là Saulus).

    Trong Cựu Ước, tục đổi tên của người Do Thái mang ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi đời sống, ơn gọi, nghề nghiệp, điạ vị xã hội v.v… Trường hợp tổ phụ Abram, từ này có nghĩa là “người cha của vinh dự” hay “người cha được vinh danh”, sau khi được Thiên Chúa gọi thì được đổi tên là Abraham, nghĩa là “cha của số đông / cha của nhiều người” (Gen 17:5).

    Tên Giacóp có nghĩa là “người nắm chân” vì Thánh Kinh kể ông sinh ra nắm chân người anh là Edau (Gen 25: 26). Sau khi vật lộn với thiên thần trong giấc mộng và được Thiên Chúa chúc phúc, ông được đổi tên là Israel, nghĩa là “người vật lộn với Thiên Chúa.”

    Trong những lá thư viết cho các giáo đoàn không hề thấy tên Saolô, và cũng không hề thấy Phaolô nhắc đến tên Saolô này. Cả hai tên Saolô và Phaolô được nhắc đến để chỉ cùng một người chỉ tìm thấy trong sách Công Vụ Tông Đồ mà thôi: “Saolô, còn được gọi là Phaolô” (Cvtd 13:9). Trước khi trở lại, Ngài được gọi là Saolô (Cvtd 7:58; 8:1-3; 9:1). Sau đó tên Phaolô được dùng thường xuyên.

    Các học giả thánh kinh nghĩ rằng thánh Phaolô không đổi tên nhưng có hai tên cùng một lúc: tên Saolô được gọi trong gia đình và giữa những người Do thái; tên Phaolô được gọi trong gia đình và giữa những người Hi Lạp, vì Ngài lớn lên trong gia đình Do thái sống với người Hi Lạp. (Cũng như một người Việt Nam ở Mỹ có tên Michael khi đi học và Việt khi ở nhà hay ở với người Việt Nam).

    Có hai lý do để tin việc này: thứ nhất, thánh nhân chỉ dùng tên Phaolô cho tất cả các thư và không hề nhắc đến tên Saolô; thứ hai là không thấy nói đến ý nghĩa của việc đổi tên như các trường hợp của các tổ phụ khác, dù tên Phaolô theo nghĩa gốc La tinh (Paulus) có nghĩa là “nhỏ bé.”

    Bài 5 – Những hành trình truyền giáo của thánh Phaolô thế nào?

    Theo sách Công Vụ Tông Đồ, thánh Phaolô có 3 hành trình truyền giáo, thêm vào đó, chuyến cuối cùng là bị giải từ Giêrusalem về Rôma để thụ án do chính quyền tố cáo.

    Hành trình thứ nhất (khoảng từ năm 45-49)
    được ghi lại trong Công Vụ Tông Đồ 13:1-14:28. Phaolô và Barnaba rời tàu từ Antiokia (vùng Syria) qua Cyrus, qua Perga ở Pamphilia, qua Antiokia (vùng Pisidia), rồi đến Iconium, Lystra, và Derbe trong vùng Tiểu Á. Sau đó Phaolô dự công đồng Giêsuralem cùng với Barnaba và trở về lại Antiôkia (vùng Syria).

    Hành trình thứ hai (khoảng năm 50-52)
    được ghi lại trong Cvtd 15:6-18:22. Sau khi bất đồng ý kiến với Barnaba, Phaolô chọn Silô làm người đồng hành truyền giáo. Họ rao giảng khắp vùng Syria, Cilicia, Tiểu Á, qua đến Phrygia và Galata. Tại Troa bên bờ Tiểu Á, Phaolô có thị kiến là được tàu đưa qua Macedonia. Từ đó, Ngài theo đường bộ đến Philiphê, Thesalonica, Beroea, Athen và Corintô. Rồi theo tàu về Ephêsô ở Tiểu Á và vào Cêsarê và Giêrusalem. Sau cùng các Ngài về lại Anitokia (vùng Syria).

    Hành trình thứ ba (khoảng năm 53-58)
    được ghi lại trong Cvtd 18:23-21:17. Từ Giêrusalem, Phaolô đi về Galata, Phrygia và Ephêsô để vượt qua vùng Macedonia. Ý định theo tàu về lại Syria bị hủy bỏ vì Ngài biết có người muốn ám hại Ngài trên đường qua Macedonia đến Troa. Phaolô và đồng bạn dùng tàu đến Mytilene, Samos và Miletus, băng qua Ephêsô để đến Rhodes và Tyre trong vùng Syria. Sau một thời gian ngắn, Phaolô trở lại Giêrusalem để gặp tông đồ Giacôbê.

    Hành trình cuối cùng (khoảng năm 60) là bị giải về Rôma cùng với các tù nhân khác, được kể lại trong Cvtd 27:1-28:16. Họ đi từ Cesarê đến Sidon, Myra trong vùng Tiểu Á, rồi đến Crêtê. Từ Crêtê đến Malta, thời tiết xấu làm đắm tàu tại Malta. Sau 3 tháng, họ đi tàu đến Syracuse, Rhegiô và Roma, nơi Phaolô bị quản chế và bị giết.


    Bài 6 -Tại sao Phaolô được gọi là tông đồ trong khi Ngài không là một trong mười hai người được Chúa Giêsu chọn?

    Thánh Phaolô có lẽ chưa bao giờ tiếp xúc với Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt khi Chúa Giêsu còn sống, nhưng Ngài gặp Chúa Giêsu trên đường Damas, sau khi Chúa Giêsu đã sống lại. Trong thư viết cho giáo dân Côrintô và Galata, Phaolô khẳng định là Chúa Giêsu Kitô kêu gọi Ngài làm Tông đồ (1 Cor 1:1; Gal 1:1).

    Nhưng để hiểu vai trò của một Tông đồ, ta cũng nên biết ý nghiã của danh từ này. Trong tiếng Hilạp apostolos có nghĩa là người được sai đi; và danh từ môn đệ – tiếng Hi lạp mathētēs - có nghĩa là học trò, học sinh.

    Trong Tân ước, đôi khi các thánh sử dùng hai danh từ này thay đổi nhau để chỉ cùng một đối tượng. Mathêu gọi Nhóm Mười Hai – một danh từ đặc biệt chỉ 12 người được chọn và sống gần gũi với Chúa Giêsu – là Tông đồ (Mt. 10:2) khi kê khai tên họ, nhưng ông lại gọi họ là những Môn đệ khi nhắc đến họ trong những lần khác. Chỉ có Luca dùng danh từ Tông đồ hầu như để dành riêng cho Nhóm Mười Hai mà thôi, dù một lần trong sách Công vụ tông đồ, Luca gọi Phaolô và Barnabas là hai Tông đồ (Cvtd 14:14).

    Cũng nên biết rằng con số Mười Hai là dấu chỉ quan trọng có ý nghĩa tôn giáo và liên quan đến mười hai chi họ Israel. Vì thế sau khi Giuda phản bội, nhóm Mười Một đã chọn Mathias thay thế cho đủ số Mười Hai. Nhưng sau khi các Tông đồ trong nhóm Mười Hai qua đời, họ không còn bốc thăm để thay thế nữa (Cvtd 1:21-26).

    Thánh Phaolô không dùng danh từ Môn đệ mà dùng từ Tông đồ để chỉ mình và những người cộng tác đương thời. Ngài dùng từ Tông đồ để chỉ những người được Chúa Giêsu kêu gọi và sai đi rao giáng tin mừng. Với Nhóm Mười Hai, Phaolô dùng từ này để chỉ cả nhóm hơn là cá nhân (1 Cor 15:5).

    Liệt kê danh sách những công việc mục vụ, thánh Phaolô kể chức năng Tông đồ vào hàng đầu tiên: “thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ….” (1 Cor 12: 28). Trong khi công nhận vai trò quan trọng của các Tông đồ đối với mình, Phaolô cũng tự nhận là Tông đồ, nhất là mỗi khi nói đến quyền giảng dạy (Rom 1:1; 2 Cor 1:1; Gal 1:1). Phaolô còn so sánh mình là Tông đồ dân ngoại và Phêrô là Tông đồ của những người chịu cắt bì (Gal 2:8).

    Như vậy, danh từ Tông đồ được dùng không chỉ cho Nhóm Mười Hai mà còn với Phaolô, Barnabas, và nhiều người được Chúa Giêsu Kitô kêu gọi và sai đi trong thời sơ khai. Khi so sánh mình với những Tông đồ này (là những người được sai đi, không hẳn chỉ là Nhóm Mười Hai), Phaolô lên tiếng: “tôi nghĩ là tôi cũng chẳng thua gì những Tông đồ siêu đẳng kia đâu” (1 Cor 11:5).

    Các thánh giáo phụ vẫn cắt nghĩa rằng Phaolô tự hào nhận mình là Tông đồ vì Ngài cảm nghiệm chắc chắn rằng Chúa Giêsu Kitô đã kêu gọi và cắt đặt Ngài đi rao giảng tin mừng – không thua gì những Tông đồ được sống với Chúa Giêsu – qua việc làm và lời nói (2 Cor 12:12; Cvtd 19;11-12).

    Quan hệ giữa thánh Phêrô và Phaolô thế nào?

    Còn Tiếp...!
    Chữ ký của Totus Tuus
    Tất Cả Cho Mẹ...

  2. Có 9 người cám ơn Totus Tuus vì bài này:


  3. #2
    Totus Tuus's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 60
    Cám ơn
    260
    Được cám ơn 258 lần trong 58 bài viết

    Default Học Hỏi Về Thánh Phaolô Phần II

    Bài 7 – Quan hệ giữa thánh Phêrô và Phaolô thế nào?

    Thánh Phêrô được Chúa Giêsu chọn đứng đầu nhóm Mười Hai, và đứng đầu Giáo hội. Ngài giữ một vai trò đặc biệt và quan trọng trong nhiều cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên (Mat 16:17-19; Mar 3 Cvtd 2:14-36). Vai trò của Phêrô luôn được kính trọng vì quyền năng lãnh đạo. Chức năng của Phêrô đối với các tông đồ là cổ võ sự hợp nhất, trợ lực những anh em tông đồ trong những hoàn cảnh khó khăn, và tìm cách giải quyết những vấn nạn có trong Giáo hội.

    Thánh Phaolô trân trọng vai trò này của thánh Phêrô. Cũng nên biết là vai trò của Phêrô thời đó không hoàn toàn như vai trò Đức Giáo Hoàng ngày nay đối với các giám mục. Với Giáo hội sơ khai, thánh Phaolô là người thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhất là các cộng đoàn dân ngoại (không phải là người Do Thái). Vì thế, Phaolô có một ảnh hưởng đặc biệt trên họ, và họ lắng nghe Ngài qua những giáo huấn trong thư Ngài gởi. Có lúc Phaolô chất vấn Phêrô về những vấn đề như việc cắt bì cho người theo Kitô giáo, hay ăn của cúng v.v… Đây không phải là chống đối hay thách đố quyền cai trị của Phêrô mà là những khám phá về thần học mà Phaolô tin là Ngài được linh ứng từ Chúa Giêsu Kitô liên quan đến việc truyền giáo cho dân ngoại. Điều chắc chắn là Phaolô vẫn phục quyền Phêrô về những giáo huấn này.


    Bài 8 – Quan hệ giữa Phaolô với những tông đồ và Kitô hữu khác thế nào?


    Là một người bắt bớ Kitô hữu và hãm hại Hội thánh, Phaolô gặp nhiều khó khăn khi đi rao giảng tin mừng Chúa Giêsu Kitô: những tiếp đón không niềm nở hay nghi kỵ của các Tông đồ, các môn đệ và Kitô hữu.Trong thư gởi tín hữu Corintô kể về việc Chúa Kitô Phục sinh hiện ra, Phaolô nói: trước là với Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, với hơn năm trăm anh em.. Tiếp đến, với Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau cùng… với tôi (1 Cor 15:5-8).

    Với các Tông đồ, Phaolô nói đến việc Ngài gặp Phêrô, Giacôbê và Gioan trong những lần khác nhau. Sau khi gặp Chúa Giêsu trên đường Damas, Phaolô lên Giêsuralem gặp Kêphas trong 2 tuần (Gal 1:18), và găp Giacôbê, người anh em của Chúa (Gal 1:19). Phaolô cũng gặp Gioan, một trụ cột của Giáo hội (Gal 2:9). Không thấy Phaolô nói đến việc gặp các Tông đồ khác.Với Phêrô, có lúc Phaolô đối chất trực diện về điều mà ông cho là Phêrô giả hình. Khi một số môn đệ của Giacôbê (có lẽ là người Do thái tin theo Chúa Kitô) gặp Phêrô ở Antiokia, Phêrô vì nể hay sợ những người Do thái này nên đã không dám ngồi ăn với những người dân ngoại (không chịu cắt bì). Phaolô trách Phêrô và những người theo ông là giả hình (Gal 2:12-14).

    Phaolô gặp nhiều khó khăn khi tranh đấu dành cho mình vị thế của một Tông đồ trong việc mục vụ. Luca ghi lại chuyện Phaolô lên Giêrusalem để họp Công đồng liên quan đến vấn nạn truyền giáo cho dân ngoại: liệu người muốn gia nhập giáo hội mà không là Do thái có phải chịu phép cắt bì không? Luca kể lại trong sách Công vụ tông đồ với những lời xoa dịu tình trạng căng thẳng của cuộc họp, trình bày một cuộc họp chung, công khai với những nhà lãnh đạo giáo hội: sau khi nghe Phaolô và Barnaba trình bày, Phêrô và Giacôbê lên tiếng và cả hai đồng thuận không cần cắt bì với những người ngoại theo Kitô giáo (Cvtd 15:1-21).

    Trong thư Phaolô viết, Ngài nói đến việc gặp riêng với một vài nhân vật lãnh đạo quan trọng như Phêrô, Giacôbê, và Gioan. Và dù ba vị này đồng ý với Phaolô, nhiều người khác vẫn không đồng ý (Gal 2:1-10).Với những Kitô hữu khác, sách Công vụ tông đồ cho hay là Khanania phản đối Chúa khi được sai đón tiếp Phaolô: Lạy Chúa, con đã nghe lắm kẻ nói về người ấy, về tất cả những điều ác người ấy đã làm… (Cvtd 9:13-14).Khi Phaolô đến Giêrusalem, “ông Sao-lô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ” (Cvtd 9:26).Ngay Phaolô cũng nhận là nhiều người biết Ngài chỉ qua việc Ngài bắt bớ đạo thánh Chúa: “Nhưng lúc ấy các Hội Thánh Đức Kitô tại miền Giuđê không biết mặt tôi. Họ chỉ nghe nói rằng: Người trước đây bắt bớ chúng ta, bây giờ lại loan báo đức tin mà xưa kia ông những muốn tiêu diệt” (Gal 1:22-23)

    Đọc thư thánh Phaolô, chúng ta có thể đọc được tâm trạng của một người mang nhiều ưu tư, phải tự biện minh cho việc làm và con người mình, chỉ vì sự nghi ngờ của những người chung quanh. Trong thư gởi tín hữu Côrintô, Ngài viết:
    “Tôi không tự do ư? Tôi không phải là tông đồ ư? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em không phải là công trình của tôi trong Chúa sao? Nếu đối với những người khác tôi không phải là tông đồ, thì ít ra đối với anh em tôi là tông đồ, vì ấn tín chứng thực chức vụ tông đồ của tôi trong Chúa chính là anh em. Đây là lời biện hộ của tôi chống lại những kẻ hạch sách tôi”
    (1 Cor 9:1-3).

    Nơi khác, Phaolô mạnh mẽ khắng định quyền năng giảng dạy của mình, và nhắc nhở cho các tín hữu rằng sứ mạng ngài lãnh nhận không từ các Tông đồ hay tự mình, nhưng trực tiếp từ Thiên Chúa (Gal 1:1, 12). Phaolô tự nhận mình bất xứng: “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1 Cor 15:9).Tất cả những dữ kiện trên cùng với lối viết thư có tính cách tự biện luận của thánh Phaolô có thể cho ta thấy một chút những đối xử của nhiều người đương thời đối với thánh nhân. Trong khi được chấp nhận và kính nể từ những cộng đoàn của dân ngoại (người Hi lạp hay Rôma) theo Chúa Kitô, Phaolô cũng gặp nhiều nghi kỵ, chống đối từ những người Do thái theo Chúa Kitô.

    Bài 9 – Quan hệ giữa Phaolô với những tông đồ và Kitô hữu khác thế nào?


    Khi Phaolô đến Giêrusalem, “ông Sao-lô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ. Nhưng mọi người vẫn còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ” (Cvtd 9:26).
    Ngay Phaolô cũng nhận là nhiều người biết Ngài chỉ qua việc Ngài bắt bớ đạo thánh Chúa: “Nhưng lúc ấy các Hội Thánh Đức Kitô tại miền Giuđê không biết mặt tôi. Họ chỉ nghe nói rằng: Người trước đây bắt bớ chúng ta, bây giờ lại loan báo đức tin mà xưa kia ông những muốn tiêu diệt” (Gal 1:22-23)

    Đọc thư thánh Phaolô, chúng ta có thể đọc được tâm trạng của một người mang nhiều ưu tư, phải tự biện minh cho việc làm và con người mình, chỉ vì sự nghi ngờ của những người chung quanh. Trong thư gởi tín hữu Côrintô, Ngài viết:
    “Tôi không tự do ư? Tôi không phải là tông đồ ư? Tôi đã không thấy Đức Giêsu, Chúa chúng ta sao? Anh em không phải là công trình của tôi trong Chúa sao? Nếu đối với những người khác tôi không phải là tông đồ, thì ít ra đối với anh em tôi là tông đồ, vì ấn tín chứng thực chức vụ tông đồ của tôi trong Chúa chính là anh em. Đây là lời biện hộ của tôi chống lại những kẻ hạch sách tôi”
    (1 Cor 9:1-3).

    Nơi khác, Phaolô mạnh mẽ khắng định quyền năng giảng dạy của mình, và nhắc nhở cho các tín hữu rằng sứ mạng ngài lãnh nhận không từ các Tông đồ hay tự mình, nhưng trực tiếp từ Thiên Chúa (Gal 1:1, 12). Phaolô tự nhận mình bất xứng: “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1 Cor 15:9).

    Tất cả những dữ kiện trên cùng với lối viết thư có tính cách tự biện luận của thánh Phaolô có thể cho ta thấy một chút những đối xử của nhiều người đương thời đối với thánh nhân. Trong khi được chấp nhận và kính nể từ những cộng đoàn của dân ngoại (người Hi lạp hay Rôma) theo Chúa Kitô, Phaolô cũng gặp nhiều nghi kỵ, chống đối từ những người Do thái theo Chúa Kitô.

    Bài thứ 10
    : Có sách ghi Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, sao không thấy Giáo hội nói đến?

    Một số sách xưa có ghi tên Phaolô là tác giả thư gởi tín hữu Do thái, nhưng ngày này phần lớn các nhà Thánh Kinh không tin như vậy. Trong phụng vụ của Giáo hội, chúng ta để ý là các bài đọc trong thánh lễ không còn để tên Phaolô là tác giả, mà chỉ đọc: “Bài trích thư gởi tín hữu Do thái.” Việc tìm hiểu tác giả là ai đã có nhiều tranh cải từ những thế kỉ đầu tiên. Giáo phụ Origen (chừng năm 185-254) cũng đã kết luận: “Chỉ có Thiên Chúa biết tác giả thư này là ai.”

    Về thời gian, các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng thư được viết trước năm 96, vì vào năm đó, Đức Giáo Hoàng Clementê từ Roma gởi thư cho giáo đoàn Corintô có trích một đoạn trong thư gởi tín hữu Do thái này (1 Clement 17:1; 36:2-5). Ngày nay các chuyên gia chỉ đoán thư được viết vào giữa những năm 69-95. Có vài lí do đưa đến việc nhiều người nghĩ rằng Phaolô là tác gỉa thư này.

    Trước hết
    , trong những thế kỉ đầu tiên, nhiều người giàu có hay có quyền thế trong xã hội đôi khi đọc cho người khác viết thư cho mình, hay gợi ý cho người khác viết thư thay mình và nhân danh mình. Một số tin tác giả thư này là những học trò hay một học trò (môn đệ) của Phaolô viết nhân danh Phaolô.

    Thứ hai
    , khi sắp xếp thứ tự các thư trong sách Tân Ước, các nhà Thánh kinh ngày xưa đã đặt thư gởi tín hữu Do thái ngay sau thư gởi tín hữu Roma. Việc này làm nhiều người khi tìm hiểu bản quyền của thư gởi Do Thái đã nghĩ đến Phaolô là tác giả, vì thư này được đặt gần với thư gởi tín hữu Roma, mà tác giả thư gởi Roma là Phaolô.

    Thứ ba
    , trong thư có một chi tiết nhỏ nhắc đến tên Timôthê (13:23), mà Timôthê là môn đệ và người đồng hành quen thuộc với Phaolô (Rom 16:21; 1 Cor 4:17). Vì thế, có người cho rằng chính Phaolô là người viết và nhắc đến tên này.
    Thứ tư
    , vì Phaolô nổi tiếng là người viết thư hay, nội dung sâu sắc, thần học thâm thúy nên nhiều người gắn tên Ngài cho thư này vì nội dung súc tích và tính thần học thâm sâu của nó.

    Những tín hữu đông phương (Ai cập và lân cận) thừa nhận Phaolô là tác gỉa thư này. Những tín hữu tây phương (Roma và lân cận) không công nhận cho đến thế kỉ thứ tư. Ngày nay, các nhà Kinh thánh không tin Phaolô là tác giả vì: (1) hình thức và cấu trúc của thư này hoàn toàn khác với những thư khác của Phaolô; (2) những danh từ dùng cũng không trùng hợp với những danh từ Phaolô thường dùng; (3) cách trình bày lá thư giống như một tiểu luận về thần học hơn là một lá thư trình bày những ý kiến hay vấn nạn muốn nói như Phaolô thường viết; và cuối cùng (4) nội dung của thư này trình bày tư tưởng mà người ta không tìm thấy trong bất cứ thư nào của Phaolô (và ngay cả những thư khác của các tông đồ trong Tân Ước), chẳng hạn tư tưởng về chức Thượng tế của Chúa Giêsu Kitô.

    Về độc giả của thư, chúng ta cũng không biết chính xác là ai. Điều ta biết chắc là nội dung thư nói và trích nhiều tư tưởng thần học trong Cựu Ước. Vì thế chúng ta có lý do để tin là độc giả của thư là những người Do thái theo Kitô giáo. Những từ “thư gởi tín hữu Do thái” được các giáo phụ thêm vào cuối thế ký thứ hai, vì tự lá thư không thấy gởi cho ai một cách cụ thể. Tóm lại, chúng ta không biết ai là tác giả thư này, nhưng thư đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng thần học của mọi Kitô hữu kể từ cuối thế kỷ thứ nhất.

    Bài 11: Tại sao gọi Phaolô là tông đồ dân ngoại?


    Câu trả lời một cách ngắn gọn là vì trong thư gởi tín hữu Galata, Phaolô đã tự nhận danh hiệu này cho mình: “Tôi đã được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người không được cắt bì, cũng như Phêrô được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người được cắt bì. Thật vậy, Đấng đã dùng ông Phêrô hoạt động tông đồ cho những người được cắt bì, cũng đã dùng tôi hoạt động cho dân ngoại” (Gal 2: 7-8).

    Về mặt lịch sứ, bối cảnh của giáo đoàn Galata mà Phaolô viết những lời này giúp ta hiểu hơn về vai trò tông đồ dân ngoại của ông.Trong chuyến hành trình đến Galata lần thứ hai, khi còn dừng chân ở Ephêsô, Phaolô đã nghe biết một số người loan tin rằng Phaolô không phải là Tông Đồ, và sứ mạng ông rao giảng không được Chúa Kitô hay các Tông đồ trao phó (Gal 1:1, 7, 12). Hơn nữa, Phaolô rao giảng ngụy tin mừng (không là tin mừng thật) (Gal 1:7) vì ông cho phép những người theo Kitô giáo không cần phải giữ luật Môisê, như không giữ những ngày lễ ghi trong lịch Do Thái và không chịu cắt bì chẳng hạn (Gal 4:10; 6:12). Nhiều người còn vu cáo ông là người “đón gió trở cờ” hay theo cơ hội, vì có lúc ông chấp nhận phép cắt bì cho tân tòng (Gal 5:11), nay thì dạy là không cần cắt bì để nhằm có thêm nhiều tân tòng gia nhập đạo.

    Những tin đồn và vu cáo này là nguyên nhân khiến Phaolô viết thư khẳng định giáo huấn thần học Ngài dạy và vai trò “Tông Đồ Dân Ngoại” của mình.Trước hết, với những người Do thái trung thành với luật Môisê mà nay tin theo Chúa Kitô, Phaolô tôn trọng những luật lệ họ giữ, và nêu rõ là Phêrô được sai đến với họ, “những người chịu cắt bì này” (Gal 2:7-8). Với những người ngoại (không chịu cắt bì như người Hy Lạp, Roma, Ai cập…), Phaolô rao giảng rằng họ không cần phải chịu cắt bì hay giữ tất cả luật Môisê khi tin theo Đức Giêsu Kitô. Quyết định này không là ý kiến cá nhân Phaolô mà kết qủa của công đồng Jerusalem trong đó thánh Giacôbê, giám mục Jerusalem, thay mặt các Tông đồ công bố (Cvtd 15:1-21).

    Vì thế Phaolô đã phản bác những tuyên truyền sai lạc của những người mà Ngài gọi là “kẻ phá rối” (Gal 1:7), và khẳng định rằng Ngài là chính là Tông đồ, được sai bởi Thiên Chúa, và tin mừng Ngài rao giảng được Thiên Chúa mặc khải qua Đức Giêsu Kitô (Gal 1:1, 12). Và với tính khẳng khái, Phaolô công bố rằng tin mừng Ngài nhận là từ Thiên Chúa chứ không phải từ loài người. Do đó, nếu có ai đến rao giảng những gì nghịch lại với tin mừng Ngài dạy, ngay cả các tông đồ hay các thiên thần từ trời xuống, Phaolô cảnh báo giáo dân không được tin theo (Gal 1:8-9). Câu hỏi đặt ra là: khi xưng mình là tông đồ dân ngoại, Phaolô có từ bỏ căn tính Do thái của mình để theo người ngoại hay không?

    Có hai trường phái cắt nghĩa khác nhau. Một số người cho rằng Phaolô đã bỏ quyền ưu tiên làm người Do thái để lãnh nhận căn tính Kitô hữu có tính cách rộng lớn và bao quát hơn. Những người này còn cho là Phaolô đã nhiều lần phê bình chủ nghĩa độc tôn Do thái khi cho rằng dân tộc Do Thái là trên hết, và chỉ có người Do thái mới được Cứu rỗi. Một số đông hơn ngày nay tin rằng Phaolô không hề từ chối căn tính Do thái để mặc lấy căn tính Kitô hữu vì tính phổ quát của nó vì những lí do: (1) thời kỳ đó (những năm 50-60), Phaolô không rao giảng Kitô giáo như một tôn giáo mới tách hẳn ra khỏi Do thái giáo; (2) Phaolô không hề từ chối căn tính Do thái của mình mà còn tự hào và nhắc nhở các Tông đồ: “Chúng ta bẩm sinh là người Do-thái, chứ không phải hạng người tội lỗi gốc dân ngoại.” (Gal 2:15); hay “chính tôi đây cũng là người Israel thuộc dòng dõi Ápraham, thuộc chi tộc Bengiamin.” (Rom. 11:1).
    Tư tưởng Phaolô thay đổi theo cuộc sống. Khi còn bắt bớ đạo Chúa Kitô, Phaolô tin rằng chỉ có người Do Thái tin và làm theo Ngũ Thư (Luật Môisê) mới được cứu rỗi, còn dân ngoại sống không có hi vọng trong tương lai.

    Sau khi Trở Lại, Phaolô tin Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Thế cho người Do thái cũng như dân ngoại. Giờ đây Đức Kitô, chứ không phải Ngũ Thư, là đối tượng đức tin và việc làm cho mọi người dân thuộc về Thiên Chúa. Với tư tưởng này Phaolô tự nhận mình là Tồng Đồ Dân Ngoại khi Ngài rao giảng cho mọi người biết Đức Kitô đến để được cứu rỗi loài người. Hơn nữa, công việc rao giảng có tính cách cấp bách vì Ngài (cũng như nhiều người đương thời) tin rằng Chúa Kitô sắp đến lần thứ hai (hay tận thế gần kề) (1 Thes 4:16-17).

    Bài 12: Thánh Phaolô là người Do Thái, làm sao có thể là công dân Roma?

    Ta biết được cuộc đời thánh Phaolô qua sách Công Vụ Tông Đồ và những thư Ngài viết cho các tín hữu trong thời kì đầu tiên của giáo hội. Nhiều chi tiết trong đời sống của Phaolô (chẳng hạn quyền công dân Roma) được sách Công Vụ Tông Đồ kể lại, nhưng không thấy Phaolô nhắc đến trong những thư Ngài gởi cho các tín hữu, dù Ngài có nói đến công dân “nước trời’ trong thư gởi tín hữu Philiphê (Phil 3:20).
    Sách Công Vụ Tông Đồ cho ta biết là Phaolô có quyền công dân Roma khi sinh ra, không phải là người trở nên công dân Roma khi đã lớn:

    “Họ vừa nọc ông Phaolô ra để đánh đòn, thì ông nói với viên đại đội trưởng đứng gần đó: “Một công dân Rôma chưa được xét xử, các ông có được phép đánh đòn không?” Nghe vậy, viên đại đội trưởng đi báo cáo cho vị chỉ huy rằng: “Ông định làm gì bây giờ? Đương sự là công dân Rôma!” Vị chỉ huy liền đến gặp ông Phaolô và hỏi: “Ông nói cho tôi biết: ông là công dân Rôma sao?” Ông Phao-lô trả lời: “Phải.” Vị chỉ huy nói tiếp: “Tôi đây, tôi phải tốn bao nhiêu tiền của mới mua được quyền công dân ấy.” Ông Phaolô đáp: “Còn tôi, sinh ra đã có quyền ấy rồi.” Lập tức những người sắp tra tấn ông rút lui, còn vị chỉ huy thì phát sợ, vì biết rằng ông Phaolô là công dân Rôma mà mình lại đã còng ông ấy (Cvtđ 22:25-29; xem thêm 23:27 và 16:37).

    Công dân Roma là một quyền ưu tiên chỉ dành cho những người sinh ra bởi cha mẹ có công dân Roma trong đất nước của hoàng đế Roma cai trị, hay những ngoại kiều có công trạng với Roma. Chúng ta không biết tại sao và làm thế nào gia đình Phaolô có được quyền ưu tiên này. Tuy nhiên, trong lịch sử ghi lại là một số các tướng lãnh nổi tiếng của Roma như Julius Caesar và Mark Anthony đã ghé thăm Tarsus, nơi Phaolô sinh ra. Theo Thánh kinh ta biết Phaolô làm nghề dệt lều (Cvtđ 18:3). Công việc này giúp Phaolô kiếm tiền trên đường đi truyền giáo mà không phải là gánh nặng về kinh tế cho những cộng đoàn Ngài đến thăm (1 Cor 9:18), và gặp sự giúp đỡ của những đồng nghiệp, nhất là hai vợ chồng Aquila và Pricilla (Cvtđ 18:1-3).

    Sống trong vùng Trung Đông, lều là một phương tiện cần thiết cho đời sống của những du mục và dân định cư điạ phương. Có lối giải thích rằng khi lính Roma đóng quân trong khu vực Tarsus, gia đình Phaolô có thể đã cung cấp lều như quân cụ cho quân đội. Vì thế, khi những tướng lãnh đến thăm vùng này, gia đình nhận được sự chú ý của tướng Roma nên được ưu đãi quốc tịch Roma hay được sự tưởng thưởng của hoàng đế Augustus về những đóng góp này.

    Đây chỉ là những lối giải thích phỏng đoán. Điều ta biết chắc là Phaolô sinh ra trong gia đình Do Thái, thuộc chi tộc Benjamin (Rom 11:1; Phil 3:5; 2 Cor 11:22). Trong xã hội, ông được nhiều ưu tiên hơn đồng bạn, như được học với thầy Gamaliel nổi tiếng thời bấy giờ (Cvtđ 22:3), và sau này được tin tưởng cắt cử làm người dẫn đầu đi bắt bớ Kitô hữu (Cvtđ 9:1-2).

    Việc thánh nhân làm thế nào mà có quyền công dân Roma từ khi mới sinh thì không ai biết rõ, nhưng chính nhờ có quyền này mà Phaolô không bị đối xử tàn tệ như những ngoại kiều (Cvtđ 23:27), và theo truyền thuyết, Phaolô bị chặt đầu (hình phạt dành cho công dân Roma) chứ không bị hành hạ và đóng đinh (như Phêrô là người Do Thái).

    Bài 13: Phaolô có vợ con gì không?

    Trong Thánh kinh và cả những sử liệu bên ngoài không thấy nói đến vợ và con của thánh Phaolô. Có người cho là Phaolô đã có gia đình nhưng có thể vợ chết, hoặc li dị vợ nên sống đời độc thân. Không có tài liệu chính xác nào nói đến những đồn đãi này, ngoại trừ người ta biết chắc là sau khi trở lại, Phaolô sống như một người độc thân.Căn cứ vào những thư thánh Phaolô viết, lời giải thích rằng Phaolô không có vợ-con đáng tin cậy hơn là những giải thích ngược lại. Có nhiều lí do để ta tin là Phaolô không có gia đình.

    Trước hết, trong những thư gởi tín hữu Roma, Galata, Ephêsô và nhất là Corintô, thánh Phaolô nói đến vai trò phụ nữ nhiều lần nên không thể nào không nhắc đến vợ con, nếu có.

    Thứ hai, khi nói đến đời sống gia đình, Phaolô nhấn mạnh đến sự trung thành vợ chồng “… tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng… và chồng cũng không được rẫy vợ” (1 Cor 7: 10-12). Vì thế, không có lí do gì để ta tin rằng Phaolô li dị vợ hay bỏ gia đình để đi làm việc mục vụ cho Giáo hội vì nghịch lại những gì Ngài dạy.

    Thứ ba, trong thư thứ nhất Corintô Phaolô nói: “Tôi ước muốn mọi người đều như tôi; nhưng mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác. Với những người độc thân và quả phụ, tôi nói thế này: họ cứ ở vậy như tôi thì tốt cho họ” (1 Cor 7:7-8). Đoạn kinh thánh này thuyết phục nhiều người tin rằng Phaolô là một người độc thân, không lập gia đình.

    Với những người tin rằng Phaolô đã có gia đình, họ căn cứ vào thư thứ nhất Corintô: “Phải chăng tôi không có quyền ăn uống, không có quyền đem theo một người chị em tín hữu như các tông đồ khác, như các anh em của Chúa và như ông Kêpha?” (1 Cor 9:4-5). Thật ra, đây không là một bằng chứng rõ đủ để nói lên Phaolô là người có gia đình. Có thể câu này được dùng để biện minh về quyền có gia đình thì đúng hơn, nghĩa là, Phaolô cũng như bao người khác có quyền lập gia đình, và nếu có gia đình thì họ có quyền đem theo vợ trong khi làm công việc mục vụ như Phêrô hay các tông đồ khác.Thứ hai, những người này cho rằng việc Phaolô không có vợ là một chuyện lạ trong xã hội Do Thái thời bấy giờ, vì người Do Thái xem việc lập gia đình và có con cái như một ơn lành của Thiên Chúa ban thưởng, ngay cả đây là mệnh lệnh Thiên Chúa yêu cầu ông bà Adong Evà trong đời sống: “hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất…” (Sáng Thế 1:28). Tuy nhiên, họ quên rằng chuyện lạ không có nghĩa là không xảy ra (như Chúa Giêsu cũng không lập gia đình).
    Cuối cùng một số Kitô hữu vào thế kỉ 3-4 tin là Phaolô đã có gia đình, vì họ căn cứ vào câu nói trong thư gởi tín hữu Philiphê “Tôi xin cả anh Xidigot nữa, người bạn chân thành đã đồng lao cộng khổ với tôi, xin anh giúp đỡ các chị ấy. Các chị đã giúp tôi chiến đấu cho Tin Mừng, cũng như anh Clementê và các cộng sự viên khác mà tên tuổi đã được ghi trong Sổ Trường Sinh” (Phil 4:3). Thật ra, đây là bằng chứng yếu kém nhất trong việc thuyết phục để tin là Phaolô có vợ.

    Dù không biết chắc chắn về vợ con thánh nhân, ta biết thánh nhân nhắc đến bà con Ngài một vài lần, có người trở thành Kitô hữu trưóc Ngài, và có người ở trong tù với Ngài (Rom 16:7).Sách Công Vụ Tông Đô nhắc đến một người chị của thánh Phaolô ở Jerusalem, và con trai của bà. Người cháu này có lẽ có chức vị trong xã hội nên đã có điều kiện biết chuyện nội bộ và báo tin cho Phaolô hay rằng các vị trong Thượng Hội Đồng đang lập mưu để giết Phaolô: “Nhưng người con trai của bà chị ông Phaolô nghe biết âm mưu đó, liền đến đồn và vào báo tin cho ông Phaolô (Cvtđ 23:16).

    Thánh Phaolô bắt bớ Kitô hữu khi nào, và tại sao?
    Còn Tiếp...!


    thay đổi nội dung bởi: Totus Tuus, 24-06-2011 lúc 05:18 AM Lý do: sai tựa đề
    Chữ ký của Totus Tuus
    Tất Cả Cho Mẹ...

  4. Có 5 người cám ơn Totus Tuus vì bài này:


  5. #3
    Totus Tuus's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 60
    Cám ơn
    260
    Được cám ơn 258 lần trong 58 bài viết

    Default Học Hỏi Về Thánh Phaolô Phần III

    Bài 14: Thánh Phaolô bắt bớ Kitô hữu khi nào, và tại sao?


    Sự kiện thánh Phaolô gặp Chúa Giêsu trên đường Damascus có thể đã xảy ra chừng ba năm sau khi Chúa Giêsu sống lại, nhưng việc thánh Phaolô tham gia quấy nhiễu, gây khó khăn cho Kitô hữu chắc chắn đã bắt đầu trước đó.

    Trong Công Vụ Tông Đồ ghi lại là khi Stephanô bị ném đá chết, Phaolô có mặt ở đó, và “các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Saolô” (Cvtđ 7:58). Không chỉ tham gia một cách thụ động, Phaolô còn “tán thành việc giết ông Têphanô” (Cvtd 8:1). Sau này, khi rao giảng trước triều đình vua Acrippa, Phaolô đã tự nhận: “Về phần tôi, trước kia tôi nghĩ rằng phải dùng mọi cách để chống lại danh Giêsu người Nadarét. Đó là điều tôi đã làm tại Giê-ru-sa-lem. Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người Được các thượng tế uỷ quyền, chính tôi đã bỏ tù nhiều người trong dân thánh; và khi họ bị xử tử, tôi đã bỏ phiếu tán thành. Nhiều lần tôi đã rảo khắp các hội đường, dùng cực hình cưỡng bức họ phải nói lộng ngôn. Tôi đã giận dữ quá mức đến nỗi sang cả các thành nước ngoài mà bắt bớ họ” (Cvtđ 26:10-11).

    Câu hỏi “tại sao Phaolô bắt bớ các kitô hữu?” có nhiều lí do để cắt nghĩa. Về phương diện tôn giáo, Phaolô là một tín đồ Do Thái giáo nhiệt thành, theo gương cha ông, muốn bảo vệ đạo mình và chống lại tất cả những tổ chức gây nguy hại cho Do thái giáo (Gal 1:13-14; Phil 3:6). Về phương diện chính trị (mà chính trị không thể tách ra khỏi tôn giáo với nhiều người Do thái thời đó), Phaolô tỏ ra yêu dân tộc Do Thái qua việc bảo vệ Do Thái giáo chống lại ảnh hưởng của một giáo phái mới (là Kitô giáo) chấp nhận sự có mặt của người ngoại (Roma, Hi Lạp…) sinh hoạt chung với người Do Thái. Phaolô cũng như những người yêu nước khác sợ rằng nếu nhiều người Roma theo giáo phái mới này, dần dà ảnh hưởng của Kitô sẽ mạnh hơn, vì về chính trị người Roma là những kẻ nắm quyền đô hộ.

    Phaolô, cũng như nhiều thanh niên nhiệt thành Do Thái đương thời, đề cao gương sống anh hùng của 3 vị: Pinkhát (cháu Aharon), tiên tri Elia, và tư tế Mattítgia. Ba vị này ảnh hưởng đời sống Phaolô cũng như nhiều thanh niên đương thời.

    Pinkhát, vì nhiệt thành với đạo của Giavê Thiên Chúa, giết chết Dimri vì Dimri tuyên truyền tà thần khác ngoài Giavê và quảng bá đời sống sa đoạ cho dân Do Thái (Dân số 25:7-13). Việc ông giết Dimri được xem là đẹp lòng Chúa (Dân số 25:10-13), và được dân Do Thái khen tặng (Tv 106:30-31).

    Tiên tri Elia, vì lòng nhiệt thành với Giavê, đã thách thức hơn 450 ngôn sứ của thần Baal trong cuộc đấu sức trên núi Carmen để xem Giavê hay Baal đích thực là thần. Sau khi thắng cuộc thi, Elia đã ra lệnh giết chết các tiên tri này (1 Các Vua 18:17-40; 19: 10).

    Theo chân của Elia và Pinkhát, Mattítgia “nhiệt tình với luật Chúa” nên đã giết một người đồng hương Do Thái khi người này dám nghe theo vua Antiochus IV để cúng ngoại tà thần (1 Macabê 2:23-28). Như những cha ông này, Phaolô có lòng nhiệt thành với Chúa Giavê, với dân Israel, và với Luật Môisê.

    Về phương diện thần học, lí do Phaolô cưỡng bức Kitô giáo vì: (1) những người theo Đức Giêsu Kitô coi nhẹ Luật Môisê; (2) họ có thái độ coi thường Đền Thờ vì họ không còn thờ phượng Thiên Chúa trong đền thờ; (3) họ (Kitô hữu) dám nhận người ngoại vào trong cộng đoàn chung với những người Do Thái. Vì thế người Do Thái lúc này ngồi ăn cùng bàn với những người không chịu phép cắt bì; (4) và điều khó công nhận nhất là trong khi những nhà lãnh đạo tôn giáo (thượng tế, luật sĩ, biệt phái…) kết án Đức Giêsu là người phạm thánh, và bị giết chết treo như một ác nhân (mà theo Do thái giáo, Thiên Chúa lên án chết cho kẻ phạm tội – xem Đệ Nhị Luật 21:23), thì những Kitô hữu tôn thờ và công bố Đức Giêsu được Thiên Chúa cho chỗi dậy từ cõi chết, là Đấng Mêsia của Israel. Đây là điều phạm thánh không chấp nhận được.

    Tóm lại, có thể có lí do này quan trọng hơn lí do kia, nhưng tính tổng hợp của tất cả những lí do trên đã khiến con người Phaolô nhiệt thành trở nên người bắt bớ Kitô hữu.

    Bài 15: Thánh Phaolô được xem là người thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, vậy Ngài đi rao giảng và thành lập những cộng đoàn ấy thế nào?

    Sách Công Vụ Tông đồ (Cvtd) và những thư thánh Phaolô cho ta ấn tượng Phaolô là một nhà thuyết giảng di động và một người xây dựng nhiều cộng đoàn trên đường Ngài đi truyền giáo. Ngài cũng thường xuyên liên lạc, lo lắng đến đời sống mục vụ và tinh thần những cộng đoàn này bằng những thư từ hay gởi lời hỏi thăm khi có điều kiện, nhất là sau khi Ngài rời khỏi những cộng đoàn này.

    Về địa lí, thường thì thánh Phaolô tập trung rao giảng tin mừng ở những thành phố lớn vùng Tiểu Á và Hi Lạp như Antiokia, Cilicia, Athens, Corintô, Galata, Thessalonica…. Về thời gian, có nơi Ngài ở lại chừng vài tuần lễ, có nơi Ngài ở lại lâu hơn như hơn 2 năm ở Ephêsô và chừng 18 tháng ở Corintô. Về mục vụ, thánh Phaolô quan tâm đến những cộng đoàn Ngài thành lập (như Corintô, Galata…) cũng như cộng đoàn Ngài không thành lập (như Roma).

    Khi nói đến những cộng đoàn thánh Phaolô thành lập, chúng ta cũng không bỏ qua những cộng đoàn nhỏ, bắt đầu với vài ba gia đình họp nhau, việc thờ phượng và giảng dạy được tiến hành trong các nhà ở của họ.

    Các nhà Kinh thánh cho rằng những cộng đoàn tiên khởi sinh hoạt trong hai hình thức. Vì một số những Kitô hữu đầu tiên là người Do Thái nên họ họp nhau với những tín hữu Do thái giáo mộ đạo khác trong các Hội Đường để nghe các thầy Rabbi đọc và nghe giải thích Thánh Kinh (thường là Ngũ Kinh hay Luật Môisê). Sách Công Vụ Tông Đồ cũng kể chuyện Phaolô đến giảng ở các Hội Đường (Cvtđ 14:1; 17:1-2).

    Sau đó, họ về nhà riêng để cử hành Bữa Ăn Của Chúa, mà chúng ta hiểu là Thánh Lễ ngày nay. Trong thư thứ nhất Corintô, thánh Phaolô miêu tả cho ta thấy Bữa Ăn (Thánh Lễ) trong nhà có những chia rẽ của người giàu kẻ nghèo, và thánh Phaolô quở trách như thế là làm nhục Hội Thánh Chúa, không xứng đáng để ăn Bánh và uống Chén của Chúa (1 Cor 11:17-22; xem thêm Cvtđ 18:7-8).

    Thường những nhà này là của những người khá giả, rộng lớn đủ để dung nạp chừng 50-60 người. Trong thư gởi Roma, Phaolô gởi thư từ nhà của “anh Gaiô, người tiếp rước tôi và tiếp rước cả Hội Thánh trong nhà của anh” (Rom 16:23). Trong thư thứ nhất Corintô, Phaolô viết: “Aquila và Priscilla cùng với Hội Thánh họp tại nhà họ gửi lời chào anh em trong Chúa” (1 Cor 16:19; xem thêm 16:5). Khi viết thư trong tù để gởi đến thăm Philêmon, thánh Phaolô nhắc đến “Hội Thánh họp tại nhà anh” (Phile 1:2). Cuối cùng, trong thư gởi tín hữu Côlôsê mà có lẽ Phaolô viết trước khi chịu chết, Ngài “gửi lời chào các anh em ở Laođikia, chị Nympha và Hội Thánh vẫn họp tại nhà chị ấy” (Col4:15).

    Nhiều nhà Kinh Thánh cho rằng thánh Phaolô thành lập nhiều cộng đoàn Kitô hữu, nhưng không thành lập những “Hội Thánh họp trong nhà” tại vùng Colôsê và Laodicea, kể cả “Hội Thánh họp trong nhà” của Philêmon và Nympha. Còn hai vợ chồng Priscilla và Aquila ở Roma có “Hội Thánh họp trong nhà” họ thời gian khá lâu trưóc khi Phaolô đến Roma.

    Tóm lại, chúng ta khó nói chính xác con số bao nhiêu cộng đoàn Phaolô đã thành lập hay đã thăm viếng, một phần vì hình thái thành lập của các cộng đoàn tiên khởi thường có tính cách gia đình, một phần ta không có những tài liệu chính xác để làm việc này.

    Bài 16: Trong hành trình rao giảng Tin Mừng, Phaolô có nhiều bạn đồng hành và cộng tác với Ngài, những ai là người đáng chú ý?

    Khi đi rao giảng Tin Mừng, thánh Phaolô không đi một mình mà thường là có những bạn đồng hành. Vì Ngài đi rao giảng nhiều nơi và nhiều lần khác nhau nên con số những người đi theo thánh nhân cũng thay đổi tùy theo chuyến đi.

    Có hơn 30 tên của những người có liên hệ đến công việc truyền giáo với thánh nhân được kể lại trong những thư Ngài viết. Họ là những người cùng đi rao giảng với Phaolô, hoặc những người đưa thư đến các cộng đoàn, hoặc những người xây dựng cộng đoàn điạ phương, hoặc thư ký v.v.…

    Điều chắc chắn là những người này đã hổ trợ Phaolô cả tinh thần lẫn vật chất, thăm viếng, an ủi khi bị cầm tù, giúp Phaolô vượt qua những khó khăn trong việc rao giảng tin mừng.

    Trong số hơn 30 tên được nhắc tên, một số tên đáng chú ý nhất là: Timôtê, Titô, Barnabas, Silvanus hay Silas, vợ chồng Priscilla và Aquila, và Appôlô. Trong những người này, Timôtê và Titô đóng vai trò quan trọng đặc biệt vì những lá thư nhắc riêng đến họ.

    Timôtê: Phaolô gọi “Timôthê, người cộng tác với tôi” (Rom 16:21), và coi ông là “người con yêu quý và trung tín của tôi trong Chúa.” (1 Cor 4:17), “Timôtê đã chứng tỏ mình là người có giá trị, bởi vì anh ấy đã cùng với tôi phục vụ Tin Mừng, như con với cha.” (Phil 2:22).

    Phaolô cũng kể tên Timôtê như một cộng sự viên cùng gởi lời chào thăm đến các tín hữu Côrintô và cho Philêmon (2 Cor 1:1; Phlm 1:1), và nhắc đến những chia sẻ trong tư tưởng và công việc mục vụ với Phaolô. Timôthê trở thành Kitô hữu ở Lystra (Tiểu Á) trước khi gặp Phaolô. Ông là con một người mẹ Do thái và người cha Hi Lạp. Phaolô có lòng kính trọng đặc biệt đối với bà Eunice, mẹ Timotê, và Lois, bà ngoại Timotê vì lòng đạo đức của họ (2 Tim 1:5). Vì cha Timotê là người Hi Lap nên Timôtê sinh ra không chịu phép cắt bì như những người Do Thái. Khi Phaolô gặp Timotê và muốn đem ông theo cộng tác trong việc truyền giáo, Phaolô đã cắt bì cho Timôtê, dù không nhất thiết phải làm vì Phaolô là người đấu tranh cho việc người dân ngoại theo Kitô giáo không cần chịu cắt bì ở công đồng Jerusalem, nhưng để tránh những rắc rối cho người Do thái theo Kitô giáo vì nhiều người vẫn còn giữ luật cắt bì (Cvtd 16:1-3).

    Titô: Không như Timôtê, Titô không bao giờ được nhắc đến trong Công Vụ Tông đồ mà chỉ trong thư của thánh Phaolô mà thôi. Titô là người dân ngoại trở lại, và được Phaolô gọi là “người anh em của tôi” (2 Cor 2:13), là “vừa là bạn đường, vừa là người cộng tác với tôi” (2 Cor 2: 23). Công việc của Titô là sứ giả đưa thư đến cho cộng đoàn Corintô, giáo đoàn mà Titô có nhiều quan hệ than thiện (2 Cor 7:13-14). Titô cũng giúp Phaolô xin tiền dâng cúng từ giáo đoàn Corintô để giúp giáo đoàn Jerusalem (2 Cor 8:1-7). Điều đặc biệt đáng nhớ về Titô là khi Phaolô về Jerusalem để họp chung với các tông đồ khác để quyết định vấn đề người ngoại (không là Do Thái) có cần cắt bì khi theo Kitô giáo không, Phaolô đã đem theo Titô. Nhờ tài tranh biện của Phaolô và sự hiện diện của Titô, các tông đồ đã quyết định qua phán quyết của Giacôbê là dân ngoại không cần phải chịu cắt bì khi gia nhập Kitô giáo (Gal 2:1-3). Titô trở thành trường hợp điển hình cho người theo Chúa kitô không cần cắt bì như một nghi thức tôn giáo.

    Silvanus là một tiên tri ở Jerusalem (Cvtd 15:32), là sứ giả đưa thư của Phaolô đến cho giáo đoàn Thessalonica (1 Thes 1:1; 2 Thes 1:1). Ông còn giúp Phaolô đi truyền giáo ở Corintô (2 Cor 1:19), và đến với dân ngoại. Phaolô chọn Silanus thay thế cho Barnaba để đồng hành với Ngài trong hành trình truyền giáo lần thứ hai (Cvtđ 15:36-40).

    Bài 17
    Barnabas, một người Do Thái thuộc dòng họ Lêvi, quê ở Cyprus, đã bán thửa ruộng lấy tiền đặt dưới chân các tông đồ (Cvtđ 4:36-37), và có một vai trò quan trọng trong thư gởi tín hữu Galata (Gal 2:1-13; xem thêm 1 Cor 9:6).

    Paul cho rằng Barnabas đã dính líu đến vụ căng thẳng về vấn đề đòi hỏi những người dân ngoại theo Kitô giáo phải giữ những luật về ăn uống theo Luật Môisê. Ban đầu, Barnabas đồng hành với Phaolô đến Jerusalem, và ở đó ông được chúc lành và được sai đi đến dân ngoại. Nhưng thánh Phaolô nhận định rằng sau này Barnabas bị lôi cuốn bởi Phêrô và những Kitô hữu gốc Do thái sống giả hình (Gal 2:13), nghĩa là họ không chấp nhận ngồi đồng bàn với dân ngoại không chịu cắt bì nếu có những Kitô hữu gốc đạo Do thái chất vấn họ. Còn khi không có ai để ý, họ lại đến với dân ngoại như không có gì xảy ra.

    Ta cũng nên biết tình bạn giữa Barnabas và Phaolô ban đầu rất thân thiết. Chính Barnabas là người đã bảo vệ và giới thiệu Phaolô đến các môn đệ ở Jerusalem vì những môn đệ này sợ Phaolô là kẻ săn bắt họ (Cvtđ 9:26-27). Rồi chính Barnabas đã đem Phaolô đến Antiokia (Cvtđ 11:25-26) và cùng Phaolô đi rao giảng tin mừng (Cvtđ 14:1). Sau này, vì bất đồng ý kiến trong việc nhận Gioan Máccô cùng đi truyền giáo chung, Phaolô và Barnabas chia tay nhau, hai người hai ngã: “Ông Banarbas muốn đem theo cả ông Gioan cũng gọi là Máccô. Nhưng ông Phaolô thì nghĩ là một người đã từng bỏ hai ông từ khi ở miền Pamphylia và đã không cộng tác với hai ông, thì không nên đem theo. Hai bên nổi nóng đến mức phải chia tay nhau. Ông Barnabas đem ông Máccô theo, vượt biển đi đảo Cypre. Còn ông Phaolô thì chọn ông Silas và lên đường, sau khi đã được các anh em giao phó cho ân sủng Chúa” (Cvtđ 15:37-40). Cũng nên biết rằng Gioan Maccô là em họ của Barnabas (Col4:10).
    Appolô: được nói đến trong Công Vụ Tông Đồ và thư thứ nhất giở tín hữu Corintô. Là một người Do Thái lưu vong, quê quán ở Alexandria, Ai Cập, Appôlô đi truyền giáo ở Ephêsô và Corintô (Cvtđ 18:24-28).

    Ở Corintô, vì “ông là người có tài hùng biện và thông thạo Kinh Thánh” (Cvtđ 18:24) nên ông được nhiều người ngưỡng mộ. Một số người theo ông và tự nhận mình thuộc nhóm Appôlô : “Trong anh em có những luận điệu như: “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Ki-tô.” (1 Cor 1:12). Sự chia rẽ bè phái không hẳn là do Appôlô, vì không thấy Phaolô nói đến trong thư, mà có thể do lòng yêu mến cá nhân của nhiều người đi theo ông. Phaolô cải huấn tư tưởng chia rẽ trong những phân biệt mục vụ này bằng lời khuyên: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cor 3:6).

    Aquila và Priscilla: Chồng Aquila và vợ Priscilla được nhắc đến trong thư Phaolô gởi Roma (Rom 16:3). Aquila là người Do Thái, sinh ở Pontus, vùng Cilicia. Hai vợ chồng có nhiều đóng góp cho Hội Thánh (Cvtđ 18:2 ff; 26; 1 Cor 16:19). Hai người sống ở Roma, nhưng vào khoảng năm 43-44, hoàng đế Claudius ra lệnh trục xuất tất cả những người Do Thái ra khỏi Roma, hai vợ chồng dời về định cư ở Corintô (Cvtđ 18:2). Thánh Phaolô gặp hai vợ chồng tại Corintô trong hành trình truyền giáo lần đầu tiên, lúc đó hai ông bà đã là Kitô hữu. Hai ông bà làm nghề dệt lều, và có thể vì đồng nghiệp với Phaolô nên họ trở nên bạn thân (Cvtđ 18:1-3). Hai người đưa Phaolô từ Corintô đến Ephêsô trên đường Ngài qua Syria (Cvtđ 18:18-19). Ở đây hai vợ chồng dạy giáo lý cho Apôlô (Cvtđ 18:18-28), và giúp Phaolô ở đó chừng hơn 2 năm. Ở Ephêsô, hai vợ chồng họp mặt Hội thánh Chúa trong nhà riêng (1 Cor 16:19). Họ rời Ephêsô trở về Roma, có lẽ sau cuộc nổi loạn của thợ bạc Demetrius nổi lên chống đối Phaolô (Cvtđ 19:24-40), và ở Roma họ cũng họp Hội thánh trong nhà mình (Rom 16:3-5). Khi Nerô vu cáo Kitô hữu đốt thành Roma và trừng phạt Kitô hữu, hai vợ chồng có lẽ trốn qua Ephêsô và ngụ lại đo (2 Tim 4:19). Hai vợ chồng đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc truyền giáo của Phaolô.
    Ngoài ra, chúng ta còn đọc được tên những người cộng tác với Phaolô trong việc truyền giáo: Urbanô (Rom 16:9), Epaphroditus ở Philiphê (Phil 2:25), Clementê (Phil 4:3), Philêmon (Philêmon 1), Maccô, Demas, Aristarchus và Luca (Philêmon 24), Epaphras ở Côlôsê (Col 1:7; 4:12).

    Tóm lại, hai điều đáng chú ý trong công cuộc truyền giáo của thánh Phaolô. Một là thánh nhân không đi truyền giáo một mình mà được sự giúp đỡ, hổ trợ của nhiều người. Hai là sự tham gia đóng góp của giáo dân trong Giáo hội là điều cần thiết và tất yếu để công cuộc rao giảng tin mừng được thực hiện.

    Mt.Nguyễn Khắc Hy S.S.
    Chữ ký của Totus Tuus
    Tất Cả Cho Mẹ...

  6. Có 2 người cám ơn Totus Tuus vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com