Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Người thầy của Giáo lý viên

  1. #1
    AugustineTuanBao's Avatar

    Tuổi: 26
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: Augustine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Bất cứ nơi đâu...
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,015
    Cám ơn
    3,086
    Được cám ơn 10,436 lần trong 1,881 bài viết

    Default Người thầy của Giáo lý viên

    ĐỨC KI-TÔ, BẬC THẦY CỦA GIÁO LÝ VIÊN


    Chúng ta đã đặt vấn đề dạy Giáo Lý theo cách thức nào là tốt nhất. Vậy không gì hơn là chúng ta hãy phân tích để học hỏi đường lối dạy Giáo Lý của chính Đức Giê-su Ki-tô đã áp dụng. Xin liệt kê 8 nguyên tắc rất đơn giản mà hiệu nghiệm:

    I. TRỰC TIẾP NÓI VỚI NGƯỜI NGHE:

    Đức Giê-su Ki-tô quả thật là một con người của quần chúng. Người đi khắp nơi trong suốt cả cuộc đời để gặp gỡ quần chúng. Chung quanh Người luôn có một đám đông tìm đến để lắng nghe, và Người đã chạnh lòng thương họ, không quản ngại giảng dạy cho họ, nhiều khi đến kiệt sức.

    Trên núi, trong hoang địa, dưới thuyền, ngoài bãi biển, trong Hội Đường, nơi Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, tại bàn ăn, giữa tiệc cưới, ở mọi góc phố, và cả trên Thập Giá, ở đâu Người cũng có những lời giảng dạy về Chúa Cha, về Nước Trời, về giới răn Yêu Thương, về lòng tha thứ...

    Người tiếp xúc với đủ mọi hạng người: kẻ giàu người nghèo, kẻ bệnh tật, người đang gặp khổ đau, người Pha-ri-sêu, các Luật Sĩ, sĩ quan Rô-ma, người miền Sa-ma-ri, các cô gái điếm, người thu thuế, kẻ tử tù... miễn là họ có lòng chân thành sám hối, muốn đi theo con đường Đức Giê-su mời gọi.

    Đức Giê-su không hề biên soạn và viết ra một tác phẩm nào cho mục đích giảng dạy gián tiếp, Người trực tiếp nói với mọi người, đối thoại một cách ân cần, khi nhỏ nhẹ, lúc hùng hồn, và đặc biệt là yêu quý trẻ em lúc nào cũng quấn quít bên Người (x. Mt 18, 2; Mc 10, 14).

    II. TRÌNH BÀY VỪA TẦM NGƯỜI NGHE:

    Đa số thính giả của Đức Giê-su là người bình dân chất phác, lao động chân tay, mù chữ hoặc ít học. Người đã dùng ngôn ngữ của chính họ và những hình ảnh minh họa gần gũi dễ hiểu để giảng dạy và trò chuyện thân tình với họ, tận tụy giải đáp các thắc mắc của họ và không tiếc lời khen ngợi, khích lệ những ai có thành tâm thiện chí.

    Ngược lại, đối với những một số ít người có học, hoặc khi họ muốn tranh luận bắt bẻ, Đức Giê-su cũng sẵn sàng lý luận, trưng dẫn Kinh Thánh (x. Mt 11, 10; 12, 40; 15, 4. 8 ) vận dụng Luật Mô-sê (x. Mt 5, 21. 27. 31. 33. 38. 43), viện lẽ khôn ngoan trong cuộc sống (x. Mt 5, 15; 6, 24; 12, 25. 29. 33; Lc 6, 39 – 40; 48 – 49) để thuyết phục họ, hoặc thẳng thắn phi bác, cho thấy họ đã lầm lạc hay ngoan cố.

    III. DÙNG CÁI DỄ HIỂU ĐỂ NÓI VỀ CÁI KHÓ HIỂU:

    Khi muốn dạy một chân lý cao siêu, một mầu nhiệm khó hiểu, mới lạ và khó tin, Đức Giê-su đã chọn những sự việc và sự vật cụ thể, mượn những khái niệm gần gũi, những hình ảnh quen thuộc, những kinh nghiệm sống động của đời thường làm dẫn chứng hay minh họa.

    Có thể nói, Người đã vận dụng phương pháp quy nạp đơn sơ hơn là phương pháp diễn giải phức tạp; dùng lối ẩn dụ so sánh để đi tới kết luận hơn là chọn những luận lý kinh viện bác học.

    Đức Giê-su còn thường dùng các dụ ngôn (Paraboles) để giảng dạy. Thay cho những định nghĩa trừu tượng, các chân lý và mầu nhiệm đã được gói ghém trong một câu truyện kể ngắn gọn, với đầy đủ tình tiết hấp dẫn mà hợp lý hợp tình, nghe xong là tự khắc hiểu được bài học, tự mình rút ra được một số yếu tố siêu việt của Nước Trời và có thể áp dụng ngay vào đời sống thường nhật hiện tại.


    IV. ĐÚC KẾT THÀNH NHỮNG CÂU DỄ NHỚ:

    Sau khi đã diễn giải một chân lý, một mầu nhiệm, một giới luật mới để giúp người nghe hiểu được một cách sáng tỏ, bao giờ Đức Giê-su cũng có những lời đúc kết ngắn gọn và giản dị để giúp họ ghi nhớ sâu xa và thấm thía, đồng thời sẵn sàng đem ra thực hành một cách dễ dàng.

    Xin đơn cử những câu kết luận như thế trong Tin Mừng:

    § Về việc cầu nguyện: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11, 9).

    § Về đức khiêm tốn: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14, 11).

    § Về tinh thần phục vụ: “Thầy đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ” (Mc 10, 41).

    § Về sự bền đỗ: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì lại ít” (Mt 22, 14).

    § Về lòng tình yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12).

    § Về sự từ bỏ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9, 23).

    V. NHẮC LẠI DƯỚI NHIỀU HÌNH THỨC:

    Khi trình bày một chân lý hay một điểm Giáo Lý, Đức Giê-su thường nhắc đi nhắc lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, vấn đề càng dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hành trong đời sống hơn mà lại không sợ nhàm chán đơn điệu. Hơn nữa, một lần vấn đề được nhắc lại, vẫn có dịp để thêmbổ túc những khía cạnh mới.

    Ví dụ, để minh họa cho lòng Chúa yêu thương những người tội lỗi, luôn chờ mong họ hoán cải, Đức Giê-su đã dùng rất nhiều dụ ngôn khác nhau mà Tin Mừng theo Thánh Lu-ca đã ghi lại trong toàn bộ chương 15 như: Dụ Ngôn Con Chiên Bị Mất, Dụ Ngôn Đồng Bạc Bị Mất, Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu (x. Lc 15, 1 – 32).

    VI. TIẾN TỪNG BƯỚC THEO TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI NGHE:

    Một chân lý cao siêu, một mầu nhiệm khó hiểu không thể trong một bài dạy, trong một lần học mà có thể đón nhận trọn vẹn ngay được. “Mưa lâu thấm đất”. Rõ ràng cần phải có thời gian để thấm thía. Vì thế, Đức Giê-su đã luôn luôn vén tỏ mầu nhiệm Nước Trời, Nước Thiên Chúa từng bước, từng chút một. Mỗi lần giảng dạy, Người lại bổ túc thêm một ít, đào sâu và mở rộng thêm những gì đã dạy trước đó.

    Lấy ví dụ, Đức Giê-su đã từ từ tỏ mình cho các môn đệ rằng chính là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế, để rồi cuối cùng, đến lúc chín muồi, Người mới tự giới thiệu Người chính là Con Thiên Chúa trong biến cố Hiển Dung trên một ngọn núi cao (x. Mc 9, 2 – 8).

    Một ví dụ khác: Đức Giê-su đã 3 lần tiên báo về cuộc thương khó và cái chết Người sẽ phải chịu để chuẩn bị cho các môn đệ có thể bình tĩnh đón nhận biến cố Vượt Qua đau xót nhưng cần thiết này (x. Mc 8, 31; 9, 30 – 32; 10, 32 – 34).

    VII. DÙNG KINH THÁNH ĐỂ MINH CHỨNG:

    Đức Giê-su thường trích dẫn những lời Thánh Kinh để giúp người nghe dễ tin và hiểu sâu hơn những lời Người giảng dạy.

    Những lời Kinh Thánh ấy còn minh chứng rằng: Người đến là để hoàn tất mọi sự. Những lời Người nói, những việc Người làm vừa nối tiếp, vừa thực hiện những gì đã được tiên báo trong Cựu Ước. Người chính là Đấng mở ra thời Tân Ước, thực hiện mọi lời hứa và mọi ý định của Thiên Chúa đối với Dân của Người (x. Mt 11, 10; 12, 40; 15, 4. 8).

    VIII. VỪA GIẢNG DẠY VỪA CẢM HÓA:

    Trong khi diễn giải mầu nhiệm Nước Trời, Đức Giê-su cũng gợi lênnơi người nghe lòng yêu thích, khao khát đón nhận chân lý và sẵn sàng thay đổi cuộc sống.

    Đã có một số không hưởng ứng lời mời gọi ấy (như chàng thanh niên giàu có còn tiếc rẻ của cải đời này trong Mc 10, 17 – 22), nhưng ngược lại đã có rất đông người đã được cảm hóa để đổi đời ( như: người đàn bà xứ Sa-ma-ri trong Ga 4, 7 – 42; người phụ nữ ngoại tình trong Ga 8, 3 – 11; người mù từ thuở mới sinh trong Ga 9, 1 – 38; người bệnh liệt giường vác chõng ra về trong Ga 5, 5 – 14; ông Da-kêu trong Lc 19, 1 – 10; người gian phi trên thập giá trong Lc 23, 39 – 43...)

    IX. KẾT LUẬN:

    Đã từng có một Hội Nghị Quốc Tế, thuần túy phi tôn giáo, được tổ chức đặc biệt để nghiên cứu về khoa sư phạm của “thầy giáo Giê-su thành Na-da-rét”. Và các nhà khoa học về giáo dục và sư phạm của hơn 120 quốc gia đã nhất trí chọn Người là “Nhà Giáo mẫu mực của mọi thời”.

    Vậy, chẳng lẽ các Giáo Lý Viên là các môn đệ của Đức Giê-su, lại không học hỏi khoa Sư Phạm Giáo Lý nơi chính vị Tôn Sư vĩ đại của mình?

    (Tài liệu sưu tầm)
    Chữ ký của AugustineTuanBao
    Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (Gioan 14,6)

  2. Có 4 người cám ơn AugustineTuanBao vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com