Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: ĐỨC GIÊSU: ĐIỂM TỰA CÁC GIA ĐÌNH

  1. #1
    AugustineTuanBao's Avatar

    Tuổi: 26
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: Augustine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Bất cứ nơi đâu...
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,015
    Cám ơn
    3,086
    Được cám ơn 10,436 lần trong 1,881 bài viết

    Thumbs down ĐỨC GIÊSU: ĐIỂM TỰA CÁC GIA ĐÌNH

    Các bạn thân mến,
    Nếu được đồng hành với các bạn, tôi thực sự muốn biết:
    •Các bạn có bình an và hạnh phúc không?
    •Mối bận tâm lớn nhất của các bạn là gì ?
    •Các bạn có hài lòng với nếp sống và công việc hiện tại của mình không ?
    •Các bạn đang đầu tư thời gian nhiều nhất vào việc gì ? Với mục đích gì ?
    •Các bạn có nỗi băn khoăn, lo âu nào đến nỗi cảm thấy quá mệt mỏi không?
    Thực ra, là Kitô hữu, tất cả chúng ta đều đã đặt niềm tin vào Đức Giêsu và được sai đi loan báo Tin Mừng cứu độ của Người giữa lòng xã hội hôm nay. Nhưng vì còn là con người nên những tác động của môi trường sống, những thách đố của thời đại, cũng có thể gieo vào tâm thức các bạn nhiều lo âu sợ hãi. Tôi cũng như các bạn thôi, bất cứ khi nào chúng ta quên nhìn thẳng vào Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cảm thấy chới với giữa biển đời như thánh Phêrô: sợ hãi trước cơn sóng lớn đến nỗi quên mất Thầy Giêsu đang ở trước mặt, và khi sắp chìm mới hoảng hốt xin Chúa cứu !(x.Ga 14,30) Nếu trong đời sống gia đình, các bạn đã trải qua kinh nghiệm này, các bạn sẽ thấy nhu cầu canh tân niềm tin cần thiết biết bao ! Canh tân niềm tin là tìm về điểm tựa Giêsu – Lời Tạo Dựng, Lời Cứu Độ, Lời Yêu Thương vì chỉ trong Người các bạn mới có bình an, niềm vui và hạnh phúc đích thực.
    Các bạn thân mến,
    Nếu ngay lúc này, chúng ta nghĩ đến những vấn đề của gia đình chúng ta như : nghề nghiệp kinh tế gia đình không ổn định, mối quan hệ trong gia đình gặp mâu thuẫn giữ vợ chồng hay giữa cha mẹ và con cái không hiểu nhau, những khó khăn trong việc gíao dục con cái, hướng dẫn con học hành và sửa dạy con cái khi chúng lầm lỗi. Nếu, chúng ta cảm thấy bất lực, không tự giải quyết được, chúng ta cũng hãy tìm về với Đức Giêsu – Lời cứu độ như thánh nữ Mônica. Tại sao thánh Mônica lại có thể kiên trì giáo dục con mình là Augustinô một chàng trai ngang ngược, kiêu ngạo, thành một vị giám mục tiến sĩ và một vị đại thánh trong Giáo Hội? Thưa vì thánh nữ đã tin vào Đức Giêsu là Lời Cứu Độ luôn đi tìm những con chiên lạc trở về. Nói cách khác, chính khi thánh nữ giúp con nên người và nên thánh, thánh nữ đã được Giáo Hội suy tôn là một vị thánh để trở thành tấm gương sáng ngời cho những bậc cha mẹ Công Giáo trên toàn thế giới. Hôm nay chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau biết giáo dục con cái nhận ra Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ để chính Người sẽ biến đổi tất cả các thành viên trong gia đình của chúng ta nên thánh.
    Trong buổi chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về 3 điểm sau đây:
    - Giáo dục con cái khó biết bao!
    - Giáo dục nhân bản và đức tin
    - Một vài yếu tố giáo dục hiệu quả
    1. Giáo dục con cái khó biết bao!
    Đó là lời than phiền của hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giời. Tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày một nhiều hơn những ca tư vấn về giáo dục con cái. Qua việc đồng hành với nỗi lo âu khổ tâm của một số cha mẹ đang phải đối diện với những người con gây vấn đề trong gia đình và ngoài xã hội, tôi xin đan cử một vài tình huống sau đây:
    + Thực trạng:
    - Cháu mới có 2 năm rưỡi nhưng rất khó bảo, cháu thích làm theo ý mình và hình như không cần tới ba mẹ.
    - Cháu 8 tuổi, học lớp 3, ở trong lớp thì nói chuyện quậy phá chúng bạn, về nhà không chịu học bài cứ gây rối cho mọi người.
    - Một bà mẹ bị ngất xỉu khi phát hiện nơi cặp của con gái 14 tuổi, học lớp 8 những mảnh giấy viết thư trao đổi với bạn trai cùng lớp và rủ nhau vào nhà trọ để có thể hôn nhau và yêu nhau dễ dàng hơn.

    - Cháu 17 tuổi học lớp 11, là đứa con được cưng chiều nhiều nhất trong gia đình. Sau khi gia đình tôi mất đồ nhiều lần tôi mới phát hiện ra cháu đã ăn cắp để hút hêrôin. Hiện nay cháu đã bán cả chiếc xe Dream II của tôi nữa.
    Đối với tôi trong mỗi ca tư vấn, trước khi đề nghị giải pháp tôi thường hỏi và lắng nghe về mối quan hệ trong gia đình vì những vấn đề của trẻ thường khởi đi từ gia đình.
    + Nguyên nhân:
    Những nguyên nhân chính yếu thường xoay quanh những bế tắc sau đây:
    1/Cha mẹ thiếu hiểu biết về sự thay đổi tâm sinh lý của mỗi lứa tuổi.
    Trẻ em ngày nay, nền văn hóa nhân bản hiện đại luôn khuyến khích nhu cầu tự khẳng định, nên ngay từ 3 tuổi đứa bé đã biểu hiện khuynh hướng muốn được làm theo ý mình. Lúc này ba mẹ cần hướng dẫn cháu qua những lời khuyến khích giải thích với thái độ tôn trọng.
    2/ Trẻ em bị sống cô lập sớm quá.
    - Khi cả 2 cha mẹ cùng đi làm, sau giờ làm việc tại công sở, người cha thường có thú tiêu khiển riêng, người mẹ lo làm công việc nhà, có người còn phải đi học thêm để đáp ứng nghiệp vụ nên họ còn rất ít thời gian dành cho con, có khi đi học về thì con đã đi ngủ rồi. Để đấu tranh cho quyền lợi được yêu thương của mình, lúc đầu cháu dùng tiếng khóc để phản ứng như lời van xin được ba mẹ hiện diện bên mình. Khi nhu cầu tình cảm không được đáp ứng cháu cũng quen dần nhưng thể hiện sự phản đối ngược lại là tự tách ra sống cô lập như một thái độ hờn dỗi đau đớn. Nếu gia đình không phát hiện ra sớm, cháu sẽ cảm thấy không cần tới ba mẹ và không thích nghe lời ba mẹ. Có nhiều cha mẹ tự nhận ra sự thiếu xót của mình nên đã bù đắp cho cháu đồ chơi, ăn uống, tiện nghi vật chất, nhưng cháu vẫn phản ứng để được chính ba mẹ quan tâm. Lúc này chỉ có tình yêu thương mới bù đắp được mặc cảm của cháu.
    3/ Trẻ em thiếu tình thương và sự huấn luyện.
    - Theo phân tích trên, trẻ sống cô lập vì ít được gần gũi ba mẹ, rồi thái độ tự khẳng định được nuông chiều hay thiếu hướng dẫn cũng sẽ đưa trẻ từ ngộ nhận đến sai lầm. Khi đó vì thiếu thời gian nên ba mẹ thường dùng biện pháp mạnh để đối phó hơn là nhìn lại môi trường sinh hoạt của gia đình để khắc phục. Trường hợp này trẻ chuyển sang mặc cảm là bị ghét, chúng tìm cách tránh né và không muốn nghe những lời khuyên dậy, không muốn ở trong gia đình. Chúng còn tự vệ bằng cách làm điều xấu để chống lại cha mẹ.
    4/ Môi trường xã hội nhiều thách đố.
    - Tình cảm của trẻ em phát triển theo lứa tuổi. Trẻ em từ cấp I trở lên đều có nhu cầu gần gũi bạn bè. Nếu trẻ không cảm nhận được tình thương nơi gia đình, chúng sẽ tin tưởng vào bạn bè hơn ba mẹ. Một số không nhỏ trẻ em cùng số phận gặp nhau kết thành nhóm bạn bao bọc nhau. Nếu chúng gặp phải một bạn hướng dẫn đã rơi vào tệ nạn xã hội thì chúng khó lòng thoát khỏi lối bước của đàn anh.
    - Câu chuyện minh họa
    KHI CON CÁI KHÔNG LÀ ƯU TIÊN SỐ MỘT
    1. Một lời mời gọi thức tỉnh
    Sau vụ sát hại ở Littleton, Colo, Marcy Musgrave, sinh viên năm thứ 3 đại học Texas A + M đã bức xúc phát biểu: “Là thành phần trong cái thế hệ giết người không chút xót xa này, tôi có bổn phận phải thách thức tất cả các thế hệ cha anh của tôi phải giải thích tại sao họ để cho sự việc đi đến tồi tệ như thế.” Theo cô, sự suy giảm về đạo đức luân lý đi tới những tọi ác khủng khiếp nơi giới trẻ trong xã hội hiện nay là hệ quả lối sống của những thế hệ trước. Nhiều bậc cha mẹ quá thiên về kinh tế và sự nghiệp hơn việc quan tâm đến con cái trong gia đình, nhiều người nghĩ rằng: đời sống thịnh vượng, tiền bạc và tiện nghi vật chất của họ sẽ mua được hạnh phúc cho con cái. Họ hy vọng con cái họ sẽ vô tư tiếp nối chấp nhận chỗ đứng của họ trong xã hội. Nhưng thực tế tiền bạc chỉ là giải pháp tạm thời, tiền bạc không thay thế được tình yêu. Sự lệch lạc trong định hướng giá trị của cha mẹ đã đưa gia đình tới lối sống hưởng thụ, phóng túng là nguyên nhân cho nỗi đau đớn nhức nhối khổ tâm nơi người trẻ hôm nay.. Vì thế, Marcy Musgrave muốn đại diện cho tất cả giới trẻ trong thế hệ này đi tìm lý do cho sự khủng hoảng nhân cách của mình với những câu hỏi tại sao để thưa chuyện với các bậc cha mẹ một số vấn đề như một lời thức tỉnh đời sống gia đình hiện nay như sau:
    - Tại sao quí vị có thể là những nạn nhân rơi vào những quan điểm cho rằng con nít được chăm sóc bởi một người lạ trong một nhà trẻ cũng tốt như nó được chăm sóc bằng chính cha mẹ?
    - Tại sao quí vị lại khinh dể những cha mẹ biết giới hạn công việc kinh tế để dành thời giờ ở nhà nuôi dưỡng con cái?
    - Tại sao quí vị lại để cho chương trình TV nói hầu hết các bữa cơm gia đình?
    - Tại sao công việc lại trọng hơn gia đình?
    - Tại sao tiền bạc lại được coi là quan trọng hơn những mối quan hệ?
    - Tại sao thời gian dành cho những trao đổi trong gia đình thường không được nhiều hơn 5 đến 10 phút mỗi ngày?
    - Tại sao quí vị cố gắng đền bù cho sự thiếu thời giờ với chúng tôi bằng cách cho chúng tôi nhiều đồ vật chất mà chúng tôi thực sự không cần?
    - Tại sao quí vị quên lãng dạy dỗ chúng tôi những giá trị và luân lý?
    - Tại sao quí vị không sống đời sống luân lý làm mẫu mực cho đời sống của chúng tôi?
    - Tạo sao qúi vị lại nói dối khi quí vị đã hứa chung thủy với nhau cho đến chết.
    - Tại sao qúi vị tự lừa dối mình khi tin rằng li dị thực sự tốt hơn cho con nít bề lâu bề dài.
    - Tại sao rất nhiều người trong số những cha mẹ li dị lại có nhiều thời giờ đi chơi với bạn trai bạn gái mới hơn là chơi với con cái của mình?
    - Tại sao tôn giáo lại không phải là những từ ngữ quan trọng nhất trong gia đình?
    - Tại sao quí vị chống lại Thiên Chúa khi quyết định phá thai?
    - Tại sao quí vị không đủ niềm tin vào chúng tôi khi dạy chúng tôi sống tiết dục hơn là dùng đồ chống thụ thai?
    - Tại sao quí vị cho phép chúng tôi xem những phim bạo lực nhưng lại mong chúng tôi sống tinh thần trẻ thơ vô tội?
    - Tại sao quí vị lại rất sợ hãi đôi khi phải nói “không” với chúng tôi?
    - Tại sao quí vị lại cho là khó để hiểu rằng tình trạng bắn súng trong trường học của những trẻ vị thành niên phạm pháp, chính là kết quả của sự thiếu quan tâm của cha mẹ hơn bất cứ lý do nào khác?
    Marcy Musgrave đã gọi thế hệ giới trẻ của cô là “thế hệ tại sao”, trên đây là những câu hỏi cô muốn gởi đến các thế hệ đi trước đã làm cho thế hệ trẻ ngày nay thất bại. Cô đã kết luận rằng: “Quí vị đã theo đuổi những ước vọng ích kỷ của quí vị nhiều năm qua và bây giờ là lúc quí vị sẽ phải gặt lấy kết quả mà quí vị đã gieo. Vụ tàn sát ở Littleton mới xảy ra chính là lời cảnh giác mãnh liệt và có lẽ sẽ tiếp tục cho đến khi quí vị có thể bắt đầu trả lời cho những vấn nạn của chúng tôi và định hướng lại giá trị trong gia đình trong đó con cái phải được ở vị thế quan trọng nhất. Thời gian gấp rút vì chỉ trong một ít năm nữa chúng tôi sẽ lớn lên và nó sẽ quá muộn. Littleton sẽ chỉ như một hạt nước trong thùng so với cái gì sẽ xảy ra khi thế hệ tại sao bị bỏ quên sẽ nắm quyền.”
    Như thế, chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi con cái chúng ta biết đặt câu hỏi tại sao? Trong khi 81% các bậc cha mẹ ở nước Mỹ đã than phiền về sự khó khăn để giáo dục con cái, thì ở Việt Nam cũng mỗi ngày một tăng thêm những ca tư vấn về tình trạng hư hỏng của tuổi mới lớn. Nạn hồng thủy hêrôin, cơn lốc nạo phá thai, và những băng nhóm tội phạm trẻ em đã làm cho nhiều cha mẹ sợ hãi ngăn cấm con không được giao tiếp với xã hội bên ngoài, ngay cả việc học hành. Giải pháp này có hiệu quả không vì khi chiếc lò xo càng bị nén nó càng có sức bật tung lên mạnh hơn?
    (Viết theo The Dallas paper, August,1999)
    2. Giáo dục nhân bản và đức tin
    Công Đồng Vatican II trong Tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo đã viết như sau: “ Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu xót sẽ khó lòng bổ khuyết được.”
    Từ nguồn mạch của Công Đồng, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình tiếp tục hướng dẫn: “…Một trong những lãnh vực không ai có thể thay thế gia đình chắc chắn đó là việc giáo dục đức tin. Công việc này giúp cho gia đình phát triển như là “Giáo hội tại gia”. Việc giáo dục đức tin và dạy giáo lý cho con cái đặt gia đình trong Giáo Hội như một phần tử tích cực loan báo Tin mừng và làm tông đồ đích thật. (Huấn thị Con Cái Là Mùa Xuân Của Gia Đình và Xã Hội, của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình,1998)
    + Giáo dục nhân bản trong gia đình
    - Đối với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam, giáo dục gia đình còn gọi là “gia giáo” có vị trí quan trọng nhất trong gia đình. Đó là công việc “dạy người nên người”. Công việc này khởi đầu ngay từ khi con người được thành hình trong lòng mẹ gọi là “thai giáo”. Đây cũng là một lý do mà người Đông phương chúng ta tính tuổi đời người trội hơn người Tây phương một năm. Cha ông ta rất trọng gia giáo và quan niệm rằng: Nước có muôn nhà, nhưng mỗi nhà có một nền giáo dục riêng. Nước có một mục đích giáo dục chung nhưng không thừa nhận một khuôn mẫu chung, vì thế mỗi gia đình phải xây dựng gia giáo cho riêng mình, đặc biệt là lễ giáo, đạo hiếu.
    - Trong đời sống hằng ngày, cha mẹ chính là Thầy Cô giáo đầu tiên và cũng là người mẫu đời thường của con. Vì thế, trong việc giáo dục nhân bản, giáo dục giới tính, giáo dục lòng hiếu thảo trong gia đình đều thông qua gương sống của cha mẹ. Tất cả tâm tình, thái độ, lời nói, việc làm tích cực hay tiêu cực của cha mẹ đều ảnh hưởng đến con ngay từ khi còn ở trong thai cho đến khi con chào đời và qua từng chặng đường lứa tuổi của con, tạo nên nếp nghĩ, nếp cảm, nếp sống, nếp nhà, hình thành nên gia đạo, gia cương, lễ nghĩa gia phong của từng gia đình.
    + Giáo dục đức tin trong gia đình
    - Con cái cần được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình: thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dậy cầu nguyện, được nhắc nhở về những ơn lành và sự hiện diện của Chúa, được động viên học hỏi giáo lý, tham dự thánh lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể của cha mẹ qua những chọn lựa sống yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ nhập tâm lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng nó trong xã hội. Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, bắt tay dạy làm dấu thánh giá: “Khi con đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Trời là Cha dựng nên con, khi con đặt tay trên ngực là chỗ trái tim con hãy dục lòng mến Chúa Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, khi con đặt tay bên trái và bên phải, con nghĩ đến Chúa Thánh Thần xin Ngài ban sức mạnh phù hộ con. Khi đọc Amen, con xếp tay hình Thánh Giá và hôn lấy Ơn cứu độ của con.”. Lòng đạo đức bình dân đã tạo nên bầu khí đức tin bao trùm cả một ngày sống của gia đình: đọc kinh sáng “dâng mình cho Chúa”, đọc kinh tối “xin ơn chết lành”, rồi khi hắt hơi mẹ ân cần xoa và cầu: “Đức Bà chữa con”, khi gặp đau khổ mẹ khuyên “bằng lòng chịu khó cho nên”, ngay cả khi chơi thì cũng được răn dạy: “Thiên đàng hỏa ngục hai bên,…”. Nhờ đó, đời sống của họ hiện nay không bị ảnh hưởng “cơn lốc vật chất”, trái lại, họ rất nhiệt thành làm chứng đức tin cho những người chung quanh.
    - Thực tế, nhiều vị mục tử đã than phiền rằng: thật không dễ để có thể giúp giới thanh niên và trưởng thành sống đức tin. Thiết nghĩ đây là một lý do mời gọi bâc cha mẹ suy nghĩ lại việc học hỏi giáo lý và lối sống đạo của gia đình Kitô hữu hiện nay. Nếu người tín hữu: các em thiếu nhi, các bạn trẻ, các con chúng ta chưa nhận ra hạnh phúc được làm con Thiên Chúa, được sống dưới sự hiện diện của Ngài, và chưa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Đức Kitô thì bổn phận của cha mẹ thực sự chưa hoàn thành. Quả thực chỉ có đức tin mới có thể giúp người ta từ bỏ chính mình để chọn lựa trở nên môn đệ của Đức Kitô (x. Lc 14,33). Chỉ có đức tin mới giải thoát chúng ta khỏi mọi hình thức nô lệ để sống trong tinh thần tự do đích thực của con cái Thiên Chúa. Vì thế các bậc cha mẹ cần khuyên bảo tạo điều kiện cho con cái tham gia chương trình giáo lý đức tin các cấp: 1,2,3,4,5…, được gọi là GL Xưng Tội Rước Lễ Lần Đầu, GL Thêm Sức, GL Bao Đồng (GL Tuyên Xưng Đức Tin), GL Hôn Nhân Gia Đình, GL Thanh Niên và Người Trưởng Thành, giúp mọi tín hữu ý thức tham gia vào sứ mạng cứu độ của Chúa Kitô.
    3. Một vài yếu tố giáo dục hiệu quả.
    + Cần dành thời gian gần gũi con:
    - Cha mẹ nên sắp xếp để có được những bữa cơm tối thân mật vì đó là thời gian thuận lợi nhất trong ngày cho cả gia đình ở bên nhau. Cha mẹ nên đọc sách cho con nghe và cùng đọc sách với con. Có thể thảo luận với cháu về một cuốn sách nào đó. Cha mẹ nên chọn những chương trình TV thích hợp để có thể cùng xem với con và trao đổi với con: Con nghĩ gì về điều con vừa thấy trong màn chiếu? Thời gian giúp bạn có thể lắng nghe được ý kiến của con bạn. Thực ra, khi bạn dùng thời gian buổi tối ngồi bên con bạn khi con đọc sách hay chơi vi tính thì tốt hơn bạn mất 1- 2 giờ dẫn con đi mua đồ chơi hoặc đi xem phim vào ngày thứ 7. Điều nên nhớ là con cái phải là ưu tiên số một trong những chọn lựa khác. Nếu chúng ta không kiên nhẫn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc ngây ngô xem ra vô nghĩa của con chúng ta, chúng ta sẽ bị trả giá là thái độ bất tin cậy của chúng sau này.
    + Là người tin cậy của con:
    - Khi hướng dẫn trẻ em về bổn phận của con cái trong gia đình, chúng tôi thường nhắc đến lòng hiếu thảo thể hiện qua việc biết mình được yêu và biết ơn cha mẹ: “Các con hãy tin rằng cha mẹ là người yêu mình nhất và có nhiều kinh nghiệm hơn mình nên hãy bộc lộ, chia sẻ tất cả những vui buồn trong cuộc đời chúng con cho các ngài”. Nhưng điều quan trọng là chúng ta, những bậc cha mẹ, những nhà giáo dục có thực sự là điểm tin cậy của các em không? Làm sao con gái hay con trai của chúng ta trong tuổi mới lớn có thể dễ dàng hỏi chúng ta về chuyện thay đổi sinh lý của chúng, về những lạm dụng trong quan hệ bạn bè, nhất là khi chúng đã lỡ có những quyết định sai lầm, nếu trong suốt quá trình sống chúng không cảm được tình yêu gần gũi, cảm thông, tha thứ của cha mẹ?
    + Nguyên tắc kỷ cương và yêu thương vô điều kiện:
    - Trong gia đình cha mẹ nên lưu tâm giúp con nhận ra những chuẩn mực đạo đức để hình thành nơi con những thói quen tốt trong đời sống hằng ngày. Yêu thương không có nghĩa là chiều theo mọi ý muốn của con. Điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của con không phải chỉ là nói “được”, nhưng đôi khi phải biết nói “không” với chúng. Khi cha mẹ nhượng bộ sự nhõng nhẽo làm reo của chúng, chúng sẽ tự hiểu thông điệp: “Cứ làm rùm beng đi con sẽ đạt được điều con muốn.” Điều cần nhớ là tâm sinh lý của con chúng ta chưa quân bình, chúng luôn cần sự uốn nắn hướng dẫn của chúng ta theo chuẩn mực của xã hội và Giáo Hội.

    Kết luận:


    Việc giáo dục con cái không phải một sớm một chiều mà là công việc phải đầu tư suốt cả đời người và cần phải giáo dục 20 năm trước khi đứa con chào đời. Đó là công việc hoàn thiện nhân cách và đời sống gương mẫu của chính cha mẹ. Việc giaó dục càng sớm càng tốt nhưng cũng không bao giờ trễ vì tình yêu có sức kiên nhẫn và biến đổi thật kỳ diệu. Tình yêu sẽ thúc đẩy cha mẹ dành thời gian cho con cái, gần gũi thân thiện với con đặc biệt trong những bữa cơm gia đình, trao đổi và lắng nghe việc học hành cũng như những sở thích của con, quan tâm đến nhu cầu hằng ngày của con, nhẫn nại nhắc nhớ con làm những điều tốt và sửa dạy khi chúng sai lỗi. Tóm lại, trong việc giáo dục những việc xem ra lặt vặt vẫn có thể đưa đến những thay đổi lớn lao. Thực sự không phải là gia đình có văn hóa hay không, giầu hay nghèo, cũng không phải là tại cả hai cha mẹ cùng làm việc, nhưng xét cho cùng đó là tình yêu của quí vị trong bổn phận làm cha làm mẹ mỗi ngày trong đó con cái có là ưu tiên số một hay không?
    Hơn nữa khi các bạn tin Đức Kitô dựng nên tất cả, hiện diện trong tất cả và là sự sống của tất cả, các bạn sẽ luôn bình an, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui cho dầu bên cạnh các bạn những vấn đề khó khăn trong việc giáo dục con cái vẫn còn đó để mời gọi các bạn sống yêu như Chúa đã yêu.
    Như khí trời, ánh sáng, và nguồn nước, Đức Giêsu đang bao phủ quanh mỗi người chúng ta và đang ở trong từng gia đình của chúng ta để chúc lành cho từng người con của chúng ta được trở nên con của Thiên Chúa. Đây không phải là ước mơ hay tưởng tượng của các bạn và tôi, nhưng chính lời Đức Giêsu đã hứa: Người sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20). Vì thế, nguyện chúc các bạn luôn đặt niềm tin nơi Đức Giêsu:
    • Sống đời cầu nguyện: ở trong tương quan sống động và thân tình với Chúa.
    • Chuyên cần đọc, học, suy chiêm lời Chúa để nhờ đức tin được canh tân, các bạn có thể chu toàn được bổn phận giáo dục đức tin cho con cái.
    • Tôn thờ Thánh Thể Chúa với xác tín rằng: được hiện diện lâu giờ bên Đức Giêsu, các bạn sẽ nên giống Chúa hơn, đặc biệt là nhân đức hiền lành và khiêm tốn để kiên nhẫn giáo dục con cái..
    Tôi rất đồng cảm với những bận tâm của các bạn, những bậc cha mẹ trẻ giữa những thách đố của thời đại và gánh nặng của gia đình. Tuy nhiên, nếu các bạn có định hướng: ra khơi với Đức Kitô, đặt Đức Kitô là điểm tựa cho gia đình mình thì dù những cơn sóng lớn về: kiến thức, nghề nghiệp, lối sống hưởng thụ, ngay cả tâm thức coi thường sự thánh thiêng và tội lỗi của thời đại này, cũng không thể lật đổ được con thuyền đức tin của gia đình các bạn, vì chỉ một lời, Đức Giêsu đã dẹp yên gió bão và sóng biển.
    Hơn nữa, với điểm tựa Giêsu, cũng như thánh Phêrô quí Mẹ và chị em có thể đi trên nước và bước trên sóng để loan báo Tin Mừng Ơn Cứu Độ cho những người chưa một lần nghe biết Danh Thánh Giêsu trong quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta.


    (st internet)
    Chữ ký của AugustineTuanBao
    Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. (Gioan 14,6)

  2. Có 3 người cám ơn AugustineTuanBao vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com