Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Thêm ký tự F, J, W, Z chỉ là ý kiến cá nhân

  1. #1
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 27
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default Thêm ký tự F, J, W, Z chỉ là ý kiến cá nhân

    Bộ GD-ĐT: Thêm ký tự F, J, W, Z chỉ là ý kiến cá nhân

    Tuổi Trẻ Online - Chiều ngày 10-8, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo chí do Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng ký.

    Công văn này cho biết: Việc đề xuất “Thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt” chỉ là ý kiến cá nhân một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ Thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong Ban soạn thảo, càng không phải là chủ trương, ý kiến của Bộ GD -ĐT.
    Bộ GD-ĐT cũng cho biết bộ có chủ trương xây dựng dự thảo “Thông tư ban hành Quy định về sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Và theo quy định, trong quy trình xây dựng Thông tư, có việc xin ý kiến rộng rãi qua mạng. Nhưng đến nay, bản dự thảo vẫn chưa có được phiên bản đầu tiên, chưa có nội dung cụ thể để phát triển thành văn bản của Thông tư, nên chưa đến giai đoạn công bố để xin ý kiến rộng rãi.
    Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí không coi ý kiến nghiên cứu của cá nhân nói trên là chủ trương, ý kiến của Bộ GD-ĐT để độc giả cho ý kiến, bình luận.

    VĨNH HÀ
    thay đổi nội dung bởi: duoc1706, 11-08-2011 lúc 05:56 PM
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  2. #2
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 27
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái

    F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái

    Tuổi Trẻ - Đó là khẳng định của ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GĐ-ĐT) - xung quanh việc thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt đang xôn xao dư luận. Thông tin về việc Bộ GD-ĐT sẽ có thông tư hướng dẫn về sử dụng tiếng Việt trong môi trường máy tính và hệ thống giáo dục đã khiến nhiều bạn đọc bày tỏ băn khoăn với cả trăm email gửi về tòa soạn.
    Để cung cấp thêm thông tin, Tuổi Trẻ đã trao đổi với TS Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), người được giao chủ trì việc soạn thảo thông tư trên. Ông Quách Tuấn Ngọc cho biết:
    - Ban soạn thảo sẽ thảo luận để đưa ra những quy định phù hợp. Còn việc sắp xếp chữ cái sẽ theo quy luật của chữ Latinh. Chủ trương soạn thảo thông tư này không phải bây giờ mới có. Trước đây, Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước (nay là Bộ Khoa học - công nghệ) và Bộ Thông tin - truyền thông cũng từng đặt vấn đề soạn thảo thông tư chuẩn hóa một số vấn đề của tiếng Việt nhưng chưa làm được.
    Vì thế chúng tôi sẽ thận trọng, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn để việc này được khả thi.
    * Dư luận rất quan tâm đến việc ban soạn thảo dự định đưa nhóm ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt. Họ cho rằng việc này không cần thiết và sẽ làm xáo trộn việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, xáo trộn cách viết, phát âm tiếng Việt. Xin ông giải thích kỹ hơn về việc này?

    - Về điều này, tôi cần khẳng định ngay là sẽ không có chuyện xáo trộn việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, việc phát âm và chữ viết. Việc bổ sung nhóm ký tự trên là để quy định bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ sử dụng trong công nghệ thông tin và hệ thống giáo dục.
    Vì trên thực tế, ở một số môn học trong nhà trường, nhóm ký tự trên cũng được sử dụng, nhất là môn toán. Trong nhiều văn bản, sách báo đều có sử dụng các ký tự trên.
    Ví dụ chữ viết tắt của từ “trung ương” (TW). Như vậy, không thể để nhóm ký tự đó nằm ngoài bảng chữ cái tiếng Việt và học sinh không biết gì về chúng.
    Trong các nhà trường hiện nay đều dạy công nghệ thông tin, công nghệ thông tin được xem là kiến thức cần phải phổ cập trong thời đại hiện nay. Như vậy việc biết đến và chính thức công nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái càng cần thiết.
    Nhưng tôi nhấn mạnh, đưa nhóm chữ cái trên vào bảng chữ cái tiếng Việt không phải để sửa cách phát âm, chữ viết tiếng Việt. Đây không phải việc sáng tạo mà chỉ là sự thừa nhận những cái đã được sử dụng trên thực tế.
    * Ngoài việc bổ sung nhóm ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt đầy đủ, còn có những nội dung gì được thảo luận và đưa vào dự thảo?

    - Có nhiều vấn đề cần được thống nhất, chuẩn hóa trong môi trường công nghệ thông tin và giáo dục. Đó là quy định về trật tự bảng chữ cái, trật tự các dấu trong tiếng Việt, cách sắp xếp thứ tự họ tên, từ điển, thống nhất cách viết trong một số trường hợp, ví dụ khi nào sử dụng chữ “i” khi nào sử dụng “y”, cách viết dấu thế nào, cách điền dấu thế nào, ví dụ viết “hòa” hay viết “hoà” (vị trí của dấu huyền) hay cách viết khi có dấu chấm phẩy ( ; ), dấu hai chấm ( : ) và dấu chấm than ( ! ) thì trước đó có để khoảng trắng (như quy định của một số nhà xuất bản) hay không có khoảng trắng...
    Tuy nhiên đây là những vấn đề vẫn đang phải thảo luận. Đặc biệt là những vấn đề cần phải tham khảo ý kiến nhiều chiều của các nhà chuyên môn, như việc viết chữ “i” hay “y” cần phải nghe ý kiến của các nhà ngôn ngữ, còn các vấn đề thuộc phạm vi kỹ thuật trong môi trường công nghệ thông tin sẽ trao đổi với chuyên gia công nghệ thông tin.
    * Mục đích của việc soạn thảo thông tư là gì? Sau khi thông tư ban hành, việc thực hiện thế nào, thưa ông?

    - Trong thời đại hiện nay, chúng ta phải làm việc trên máy tính rất nhiều, nhiều cơ quan, cụ thể là ngành GD-ĐT phải sử dụng rất nhiều các phần mềm quản lý. Nếu không chuẩn hóa tiếng Việt, cụ thể là các vấn đề nêu trên, máy tính sẽ không thể xử lý được.
    Chỉ đơn cử việc nhập dữ liệu của các kỳ thi quốc gia (thông tin thí sinh, đề thi, kết quả chấm thi...) nếu không thống nhất sẽ bị trục trặc, không thể vận hành, cũng không thể tra cứu, ngoài ra còn rất nhiều việc khác phải quản lý, sử dụng, khai thác trên hệ thống dữ liệu được tin học hóa.
    Nếu thông tư có hiệu lực, trước hết sẽ áp dụng trong các cơ quan quản lý GD-ĐT, các nhà trường.

    VĨNH HÀ thực hiện
    thay đổi nội dung bởi: duoc1706, 11-08-2011 lúc 06:04 PM
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  3. #3
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 27
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default Thêm ký tự F, J, W, Z: nên không?

    Thêm ký tự F, J, W, Z: nên không?

    Tuổi Trẻ - LTS: Dù việc đề xuất thêm ký tự F, J, W, Z chỉ là ý kiến cá nhân, giới hạn trong việc “sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nhưng cũng từ đề xuất này, vấn đề về chữ cái tiếng Việt hiện hành vẫn được nhiều bạn đọc quan tâm.
    Ở một góc nhìn khác, Tuổi Trẻ xin trích đăng ý kiến của các nhà ngôn ngữ.
    Từ điển tiếng Việt đã sử dụng 33 chữ cái

    Đã từ lâu (cụ thể là từ khi cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS Hoàng Phê chủ biên, công bố lần đầu năm 1988), các nhà biên soạn Từ điển tiếng Việt đã bổ sung bốn chữ cái F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt, nâng số ký tự tra cứu thành 33.
    Giải pháp này nhằm giúp việc phiên âm, chuyển tự một số từ mượn của nước ngoài hoặc viết nguyên dạng các thuật ngữ khoa học có tính chất quốc tế. Thực tế, trong các văn bản giao tiếp tiếng Việt hiện nay, chúng ta đã làm quen và viết nguyên dạng khá nhiều ký hiệu khoa học liên quan tới bốn chữ cái trên (fahrenheit, farad, joule (jun), watt, zéro, ziczac...), hay các từ ngữ đã được quốc tế hóa, rất thông dụng (fax, festival, file, website, wushu, wolfram, World Cup,...), hay các tên riêng (nhân danh, địa danh...)... Nếu không chấp nhận, chúng ta không thể và không có cơ hội hòa nhập cũng như tiếp cận với tri thức chung nhân loại.
    Vấn đề là, cho đến nay, hệ thống giáo dục phổ thông chưa chấp nhận cách viết nguyên dạng các từ nước ngoài (chỉ làm quen và sử dụng từ bậc đại học trở lên) và phải Việt hóa bằng cách phiên âm cách đọc, cách viết. Vì vậy, nếu bổ sung bốn ký tự trên vào bảng chữ cái, đương nhiên khi mới học, ngoài 29 chữ cái vốn có của tiếng Việt dựa trên mẫu tự Latinh, các em học sinh sẽ phải làm quen với tự dạng, học thêm cách đọc, cách viết bốn con chữ này. Quỹ thời gian học chữ cho học sinh tiểu học (cụ thể là lớp 1) sẽ tăng chút ít, sách giáo khoa cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.
    Tuy nhiên, cần phải lưu ý điều này: chấp nhận đưa thêm bốn ký tự trên để mở rộng khả năng xử lý văn bản, chứ không điều chỉnh hệ thống con chữ biểu thị âm vị tiếng Việt đã thống nhất và quen dùng từ lâu (“f” không thể thay thế “ph”, “j”, “z” không thể thay “d, gi, r”... trong cách viết âm tiết tiếng Việt). Đây là vấn đề khá hệ trọng mà chúng ta phải cân nhắc, trao đổi thêm. Song, tôi nghĩ sự điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều lắm và sẽ chỉ có lợi cho học sinh sau này.
    PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH (Viện Từ điển học và bách khoa thư VN)
    Bộ GD-ĐT: chỉ là ý kiến cá nhân
    Chiều 10-8, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo chí do chánh văn phòng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng ký. Công văn này cho biết:
    Việc đề xuất “Thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt” chỉ là ý kiến cá nhân một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong ban soạn thảo, càng không phải là chủ trương, ý kiến của Bộ GD-ĐT.
    Bộ GD-ĐT cũng cho biết bộ có chủ trương xây dựng dự thảo “Thông tư ban hành quy định về sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Và theo quy định, trong quy trình xây dựng thông tư, có việc xin ý kiến rộng rãi qua mạng. Nhưng đến nay, bản dự thảo vẫn chưa có được phiên bản đầu tiên, chưa có nội dung cụ thể để phát triển thành văn bản của thông tư, nên chưa đến giai đoạn công bố để xin ý kiến rộng rãi.
    Nên giữ nguyên bảng chữ cái tiếng Việt

    Chúng tôi cho rằng không phải ký tự nào xuất hiện trong văn bản tiếng Việt đều phải đưa vào bảng chữ cái tiếng Việt. Nói nôm na, không phải ai sống và làm việc ở Việt Nam cũng đều là công dân Việt Nam.
    Việc bổ sung có mấy điểm bất lợi sau đây:
    1. Làm cho bảng chữ cái tiếng Việt không phản ánh đúng đặc trưng của ngữ âm tiếng Việt. Trong ngôn ngữ học, khi miêu tả hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ, nhà nghiên cứu phải gạt bỏ các cứ liệu ngoại biên, trong đó có các từ vay mượn. Vì vậy, trong khi nói và viết, tuy người Việt có dùng những từ như (cục) pin, (thuốc) pê-nê-xi-lin, nhưng âm p vẫn không được coi là phụ âm đầu trong tiếng Việt.
    2. Làm cho bảng chữ cái tiếng Việt trở nên phức tạp hơn. Các em học sinh lớp 1 phải học thêm mấy chữ cái mà trong mấy năm đầu hầu như không dùng, dễ gây nhầm lẫn giữa tiếng Việt và ngoại ngữ. Khi học tiếng Anh, tiếng Pháp, học sinh phải học những chữ cái này thì đó là chuyện khác.
    Vì vậy nên giữ nguyên bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay. Trong các văn bản quy định cách dùng chữ viết tiếng Việt trong môi trường ngoài học đường, chẳng hạn trong công nghệ thông tin, chỉ cần bổ sung một chú thích về các ký tự ngoại lai thường dùng. Trong nhà trường, ở lớp trên, khi học sinh bắt đầu tiếp xúc với những văn bản có dùng các chữ cái này, chủ yếu là tên riêng nước ngoài thì giáo viên mới bắt đầu giải thích cho các em. Đối với những học sinh học tiếng Anh, tiếng Pháp từ sớm thì F, J, W, Z đã trở nên quen thuộc. Giải thích việc dùng những ký tự này trong văn bản tiếng Việt nhằm giúp các em hiểu hơn một hiện tượng văn hóa-ngôn ngữ phổ biến.
    PGS.TS Bùi Mạnh Hùng (Đại học Sư phạm TP.HCM)
    Cần thêm 4 chữ cái
    Bảng chữ cái tiếng Việt không có các chữ F, J, W, Z.
    Vậy là gặp rắc rối khi phiên các tên riêng, các từ ngữ khoa học bắt đầu bằng những chữ cái đó. Trong thực tế trường học, gần 80 năm qua chúng ta đã dùng và phải dùng các chữ này trong những đơn vị đo lường.
    Ghi nhận công lao của các nhà vật lý J.P. Joule, J. Watt, M. Faraday, G. Fahrenheit, người ta lấy tên các ông làm những đơn vị đo lường trong vật lý. Chúng ta nói “đơn vị của công là Giun” nhưng bắt buộc phải viết “đơn vị của công là J”. Nói “công suất bóng đèn này là 45 oát” nhưng bắt buộc phải viết “công suất bóng đèn này là 45W”. Theo thang độ nhiệt Fahrenheit, chúng ta ghi 32oF, 96oF. Chúng ta viết “trên các trang web như tuoitre.vn”... chứ không viết “trên các trang oép như tuoitre.vn”...
    Bảng chữ cái tiếng Việt là chữ cái Latinh nên có thể thêm các chữ cái Latinh F, J, W, Z vốn đã rất quen thuộc với học sinh phổ thông. Có điều, không nên coi đó là những phụ âm đầu để ghép vần, như fụ nữ, jải fóng, zân chủ... Đó chỉ là những chữ cái đặc biệt được quy ước để ghi một số chữ Latinh thông dụng và cần thiết mà chữ Việt còn thiếu.
    Trong quá trình hội nhập, chúng ta cần vay mượn những từ ngữ có xu hướng phổ biến trong giao lưu toàn cầu. Trong số này có những từ tắt chứa chữ F, J, W, Z. Trong thực tế sách báo hiện nay, chúng ta gặp: thi TOEFL (Test of English as a foreign language - kiểm tra tiếng Anh như một ngoại ngữ); Cúp bóng đá FA (Football Association); Tổ chức Y tế thế giới WHO (The World Health Organization), Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc FAO (Food and Agriculture Organization)...
    Đưa những chữ cái này vào tiếng Việt sẽ tăng thêm một số bất hợp lý vốn đã tồn tại trong hệ thống chữ viết hiện nay. Nhưng nhu cầu thực tế đòi hỏi cần như vậy.
    GS.TSKH Nguyễn Đức Dân
    thay đổi nội dung bởi: duoc1706, 11-08-2011 lúc 06:31 PM
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  4. #4
    Daddy's Avatar

    Tham gia ngày: Jun 2011
    Tên Thánh: Đôminicô Saviô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 29
    Cám ơn
    18
    Được cám ơn 160 lần trong 29 bài viết

    Default

    tiếng việt bây giờ hết trong sáng rồi,
    vui vẻ => zui zẻ, gì => j, hay quá => hay wá,......

    VUi nhỉ? vậy vô lớp 1 học cô giáo bắt đánh vần sao ta
    Chữ ký của Daddy

  5. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com