VẤN ĐỀ CĂN BẢN TRONG HỘI HỌA

1.Ba diện

Trong bàn luận hội họa, thường nói đến việc phân chia ra 3 bình diện, tức là nói, khi có ba diện, cảm giác lập thể sẽ được biểu đạt. Đó là mặt sáng, xám, và mặt tối.

2.Năm sắc độ


Chỉ năm mức độ của sáng tối: phần sáng, phần trung gian, phần giao diện, phần phản quang và phần bóng đổ.

-Phần sáng
(Kể cả ánh sáng mạnh) nguồn sáng nhằm chính vào vật thể, as đầy đủ, phần sáng mạnh đều gọi là phần sáng.

-Phần trung gian: là phần không hướng về as, cũng không ngược sáng. Mặt vật thể vì hướng về phía as khác nhau nên cũng khác nhau, nhưng về độ sáng không bằng phần sáng, phần tối không quá tối, vào khoảng giữa của sáng tối.

-Phần giao diện: là những chỗ nào tối nhất, vì không nhận được ánh sáng lại không phản xạ as, nên thường bắt đầu tô bóng từ đây.

-Phần phản quang:
Sinh ra do tác dụng phản xạ của vật thể. Đó là do mặt tiếp nhận as của vật thể phản xạ lên trên đối tượng. Độ mạnh yếu của phản quang sẽ khác nhau do sự khác nhau về chất cảm của đối tượng phản quang và đối tượng tiếp thu as. Nói chung độ sáng phản quang không được vượt quá phần sáng(trừ pha lê).

-Bóng đổ: Chỉ các đối tượng vẽ có phần cao lên hoặc nhô ra che lấp nguồn sáng tạo ra bóng đổ ở trên các vị trí, bộ phận khác. Độ sáng của bóng đổ sẽ khác nhau tùy theo sự khác nhau của độ cao thấp của vật chắn as, độ mạnh yếu của nguồn sáng, độ xa gần của bề mặt bóng đổ.

KINH NGHIỆM THI VẼ KIẾN TRÚC

***Trong thời gian diễn ra thi thì tại các hội đồng thi có tổ chức bán các vật dụng cần thiết cho thi nhưng mình thì khong cần quan tâm đến bàn bán vật dụng ấy .Vật đầu tiên mà bạn cần đem theo là bản khổ A3,kẹp giấy(4 cái),viết chì từ 2B đến 5B,có thể dùng HB để dựng hình, nếu không thì cứ dùng hẳn 2B cũng được,các loại kia dùng để đánh bóng và nhấn các điểm quan trọng.Bạn nên đem theo cái bản mà bạn hay dùng để vẽ nhất ấy để tránh trường hợp khong quen bản vẽ.Đem theo dao rọc giấy để gọt viết chì,tốt nhất là chuốt sẵn mấy cây phòng khi cây đang vẽ bi gãy .Neu khong muốn tốn thời gian thì bạn cũng có thể dùng chì kim 0.9 cũng được nhưng đừng lạm dụng nó quá vì dùng chì ấy cũng hay lỳ bài lắm, chọn gôm loại mềm như pentel chẳng hạn, nên vạt góc nhọn 1 đầu để gôm lấy sáng những chi tiết nhỏ .Bạn cũng cần que đo và dây rọi nữa,1 thứ nữa là ghế.Tại mỗi hội đồng thi có bán ghế:8000đ 1 cái,nếu thuê thì cuối giờ bạn được hoàn lại 4000đ,nhưng mình nghĩ có ghế hay không không quan trọng mà bạn thay thoải mái khi vẽ mới là cần thiết.


• Khi thi thì nên chọn góc mà bạn quen vẽ nhất hoặc chọn góc 2/3 hay 3/4 đầu tượng cũng được.Tâm lý khi thi cũng rất quan trọng,bình tĩnh tự tin là rất cấn thiết đó.Và điều cuối cùng là nhớ mang theo nước uống nha bạn, khát thì uống,run cũng uống để lấy lại bình tĩnh. -
• Cái gì theo mảng lớn thì làm trước đi, đo tỉ lệ càng kĩ càng tốt, để ý các tỉ lệ cơ bản như khoảng cách từ sống mũi lên trán, từ sống mũi xuống miệng cằm... tai thường ngang hàng với măt...
• Dựng hình và đo tỷ lệ cho thật chuẩn xác,lâu lâu nên để bài xa xa để ngắm lại kiểm tra.Khi đánh bóng thì đánh theo mảng đừng nên đi sâu vào chi tiết quá ,khi nào thấy sáng tối đã rõ ràng thì bắt đầu phân diện sáng ,tối và trung gian.Cái này làm cũng nhanh thôi.Sau tất cả những bước đó thì mới đi vào chi tiết.Nhưng cũng cần phân biệt ,chi tiết ở trong sáng vẫn sáng hơn chi tiết ở trong tối ,Thường thì khi chấm bài các ông giám khảo đáng kính sẽ để một số bài cạnh nhau để có sự so sánh, sau đó từng ông cho điểm, rồi cộng trung bình lại.

Nói thì dài dòng nhưng các ông ấy chỉ nhìn một phát là cho điểm ngay thôi.

**** Thế nên:

1. Bài vẽ nên đậm hơn mẫu, sẽ gây cảm giác chắc, khi để cạnh những bài bồng bềnh sẽ xong ngay.
2. Khi vẽ thì ngồi trong một căn phòng unlimitted nguồn sáng( chắc chắn thế rồi), khi vẽ phải chọn một đến hai nguồn sáng có cường độ lớn nhất làm nguồn sáng chính, những nguồn khác cho phép bỏ qua!
3. Tận dụng thời gian, phi vào nhanh nhất tranh thủ ngắm nhìn tượng của chúng ta, so sánh qua, đưa ra những nhận xét sơ sơ, nó có gì đặc biệt...
4. Góc vẽ được coi là đẹp nhất là 3/4 góc tối, tránh trực diện hoặc ngang.
5. 3 bộ phận rất quan trọng của đầu tượng là: mắt, mũi, mồm. Chỉ cần lấy được một trong ba đặc điểm này là tượng nhìn giống ngay .Ok! Lấy được hai hoặc cả ba thì càng tốt.

*** Theo kinh nghiệm rút được thấy để không bị lì bài thì bước đầu dựng hình bằng chì HB,sau đó đánh bóng bằng chì 2B,cầm chì nhất thiết phải chắc nhưng cũng phải dẻo tay để đánh bóng phân diện cho rõ.Nhất thiết không được để mu thịt trên bàn tay chà miết lên bài vì nó làm bài mình bẩn .đó là chưa nói nếu tay ra mồ hôi thì càng tệ hơn nữa.Tốt nhất là cầm chì cách bài 1 khoảng ,chỉ đặt nhẹ ngón út lên bài khi di chuyển .khi đã phân được diện rồi thì dùng chì 4B hoac 5B chuốt thật nhọn,lột tả chi tiết từ từ đừng vội vàng.......càng vội thì bạn càng luống cuống==>hỏng bài.Khi dùng chì 4B hoặc 5B thì bạn nên đan chì theo nhiều phương đừng đi chì mãi 1 phương,đó cũng là cách làm bài được trong hơn mà không bị lì.Còn 1 điều nữa,khi đánh bóng thì nhất thiết phải đánh luôn cả phông nền phía sau tượng nữa tránh tình trạng tượng wá tối hoặc phông nền wá đậm
Dựng hình 20' tối đa,trứoc khi hết giờ 30' để bài cách 3m rồi căn chỉnh lại cho hài hòa.Dùng từ 2h....4b (Nếu dùng wen rồi sẽ k bết)


SÁCH THAM KHẢO


Sách thì có vài quyển sách hay như là hình họa căn bản chẳng hạn đó cũng được.Hoặc nếu bạn tìm được 1 số sách của nước ngoài(nhất là của TQ thì hay)hướng dẫn đầy đủ và chi tiết.Thêm vào đó là có rất nhiều bài vẽ tiêu biểu và bài vẽ mấu.nha sach Sunhasaba o gan cong zao So Thu ....Tren duong Ngyen Binh Khiem, so 25 26 gi do,( gan toi nga tu Ng Thi Minh Khai).Nhà sách Xuân Thu,185 Đồng Khởi;Nguyễn huệ 40NH,Lê lơi,56 lê lơi Q1


ĐỀ THI VẼ TƯỢNG


Đề thi tuyển sinh vào trường dhkt tp HCM thường là vẽ đầu tượng người Á đông. Đương nhiên vẽ tượng fải tô bóng tượng trước đã . Bóng nền chỉ là công cụ để tạo hiệu wả ko gian thôi. Đừng lạm dụng việc tô nền wá kỹ, sẽ ko tạo hiệu wả như mong muốn. Có khi chỉ "nhá" chút chút thôi cũng wá đủ. Tô nền nên đan chì cho mịn thì dễ chịu hơn và tránh được fân tán thị giác. Tuy nhiên, Wan trọng nhất vẫn là Hình và Khối của tượng. Dựng hình đúng, tả khối đạt ---> ko bao giờ dưới 7 điểm.

Hầu như ngược lại với bài tĩnh vật, vẽ tượng thường chỉ cùng một chất liệu là thạch cao, còn cái chính là dựng hình.

Không thể dựng một cụ ông thành một cụ bà, hoặc một em bé thành cô thiếu nữ .(Tất nhiên để tả được hoàn thiện thì phải đánh bóng cho đúng, cơ nào thò ra, cơ nào thụt vô, cái này không bàn đến . Dựng hình chuẩn form và tỉ lệ của các phần, cái này hầu như đã qua điểm liệt.

Trích:
***Một số sai sót thường thấy khi dựng đầu tượng:
1. Thiếu sọ : Nhìn đầu tượng như bị lẹm.
2. Tỉ lệ chiều cao và rộng toàn đầu tượng không cân xứng: Sinh ra bị béo hay gầy .
3. Tỉ lệ của từng bộ phận trong đầu tượng không cân xứng với nhau và với toàn đầu tượng: Sinh ra bị lệch, hoặc mắt , mũi mồm to lên hoặc bé đi...
4. .........: .........

***Một số cách luyện tập để quen dần:

Thường thì những cách này ai cũng biết, nhưng ít khi áp dụng, hoặc quên mất, sinh ra sai hình như trên.
- Về tập vẽ nhanh quả trứng, hoặc những đường cong, elip...
-Dựng xong mỗi phần, lại đưa xa ra khỏi mắt, so sánh với tượng chuẩn
-Quá trình đo đạc phải cẩn thận, chính xác: Người thẳng, tay không run..
-Dụng cụ đo phải chuẩn: Không cong queo, đàn hồi...
-Tất cả các hình thù cố gắng đưa về hình cơ bản : Hình chữ nhật, vuông, tam giác, tròn, elip.
- chịu khó bỏ chút thời gian ngồi quan sát các anh chị hay các người vẽ đẹp hơn mình vẽ đi, sẽ rút ra được nhiều điều hay lắm, nếu ko tự rút đựoc thì hỏi thẳng luôn
............
-Cái chính là tập cày thật nhiều: Mục đích của việc vẽ nhiều làm cho bạn quen tay với các hình thù đó, làm cho tay bạn dẻo thêm, có thể vẽ được những gì suy nghĩ so sánh trong đầu.
PHƯƠNG PHÁP VẼ

DƯNG HÌNH

*** Về phương pháp dựng hình: Ước lượng và so sánh bằng tương quan là phương pháp đúng.

-Sử dụng phương pháp ước lượng. Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ước lượng chính xác hơn đo bằng que đo.

-Sử dụng pp so sánh. Pp này rất wan trọng cần fải luyện tập lâu dài. So sánh ở đây là so sánh tỉ lệcác đoạn hình: VD chiều dài cánh tay so với bờ vai. So sánh tỉ lệ hình phẳng bằng cách nối các điểm lại với nhau ( đơn giản hoá, hình học hóa). Fải liên tục so sánh và so sánh trong suốt quá trinh dựng hình như một fản xạ.Que đo chỉ dùng để hỗ trợ( cũng dùng để đo nhưng chỉ đo 1 lần những đoạn chính lúc bắt đầu vẽ).

Dựng hình nghĩa là dựng khối chứ ko fải vẽ đường viền cho tượng. khi dựng cần tách bạch các khối, vd khối ụ mày với khối mũi, khối mắt...là những vị trí hình dễ bị sai. Tham khảo sách Tàu sẽ thấy họ dựng hình sơ đã thấy rõ khối, thậm chí cả ánh sáng.

Luyện tập dựng hình chính là cách thức người vẽ nghiên cứu KHỐI. Khối có khối lớn và khối nhỏ. Trước tiên, coi sọ là khối cầu, với những đặc điểm sáng, tối, phản quang tương tự. Tương tự, với những khối nhỏ như mắt, mũi, miệng, cổ lần lượt được đưa về các khối kỉ hà. Nghiên cứu tượng ở nhiều góc khó như từ trên xuống, từ dưới lên, góc 3/4 từ phía sau... để hiểu rõ khối, thấy được sự chi phối của luật phối cảnh: những đường thẳng song song gặp nhau tại 1 điểm ở vô cực. Do đó coi trục mắt, trục mày, trục gò má là các đường thẳng song song, sẽ nhận ra góc lệch giữa chúng


ĐÁNH BÓNG


-_ Đánh bóng thì nên đánh tổng quát từ trên xuống một luợt. Rồi phân mảng đậm nhạt. đừng nên tậo trung đánh một chỗ. Sau đó mới tìm ra chỗ phản sáng tức vùng sáng nằm trong tối

- Cách đánh nền ko nên quá xa lạ với cách đánh bóng tượng. Đặc biệt đừng làm không gian nền bị gián đoạn giữa 2 bên sáng tối của tượng.
.
- Nhớ đừng để tay chạm vào bài. Có thể kê tờ giấy nilon lên trên hoặc chỉ tỳ ngón út xuống bài vẽ thôi.


* Tạo fản wang ?

- Tối đánh trứoc còn sáng phản quang nên kểt hợp để lấy luôn hay để riêng một khoảng thời gian để lấy

- Di lớp này chồng lên lớp khác, đến khi nào đạt thì thôi, sau đó dùng tẩy chậm bớt những một số chỗ để tạo phản quang, khi lên bóng tay càng nhẹ nhàng càng tốt .
- Ngoài cách lấy gôm chậm bớt ra thì có thể để ý tạo ngay từ đầu bằng cách đánh những nét hơi đậm ở đường ranh giới sánh tối , kéo về fần tối . Cách này dễ gây ra hiện tượng " chớp " nếu bạn không giữ được đúng hệ thống sáng tối lớn .

Có thể dùng cách này sau khi dùng chì 2b đi đều các lớp tạo sáng tối lớn .

*Đan chéo nhau ( caro ) ?

. Thực ra khi nói caro thì không fải các nét giao nhau tạo thành những hình vuơng mà là tạo thành những HÌNH THOI .

Các lớp nét đúng là fải theo đổi độ chéo cho khéo, dứt khoát lớp sau đậm hơn lớp trước . Tránh cứ đánh nhiều lớp mà độ đậm không đổi tại cùng 1 vị trí ----> sẽ làm " lì " bài .

*Nhấn chì đậm ?

Nhấn nền ở vị trí sáng nhất của tượng.Điều này thường tạo thành 1 vùng đen . Việc " để " vùng đen này như thế nào lại còn tuỳ vào sự khéo léo và cách nhìn của người vẽ .
Nói chung có thể : " chồng từng lớp " . Lớp sau đậm hơn và khu vực nhỏ hơn lớp trước --> tránh gây ra 1 " cục đen thui " trên bài " .

Nếu vẽ tượng toàn thân , bán thân thì fải khéo léo chọn lựa những vị trí nào áp dụng chuyện này . Nói chung nhấn chì đậm dùng để tách mẫu với nền .
Không fải chỉ có " tụợng trắng - nền đen thui " mới gọi là tách . Một số chỗ " tuợng đen - nền trắng cũng tách . Trong bài mà sử dụng cả hai chiện này thì phong phú hơn .

Có 2 cách thông dụng nhất để đi nét chì:
*Cách1 : Nhấn 1 đâù, buông đầu kia (cách này ai cũng làm đc nhưng ít dùng)

*Cách2 : Hai đầu buông, nhấn vùng giữa. cách này khó hơn, đòi hỏi phải có sự luyện tập nhưng lại được sử dụng nhiều. Dùng cách này đan 2 mảng lại sẽ ko để lại ngấn ở giữa.
*Ngoài ra di tay cũng là 1 nghệ thuật. Các thầy thường cấm chuyện này nhưng chính các thầy lại thường làm nhất. Lý do: phương pháp này tạo độ đậm rất nhanh và đều nhưng dễ dẫn đến cháy bài nhất. Nhưng nếu thực hành thuần thục sẽ đẩy bài vượt xa khỏi cách đánh bóng thông thừơng. Có mấy lời khuyên khi thực tập pp này: Trước khi di tay lớp chì ở dưới ko đc quá dày. sau khi di, dùng tẩy chỉnh sửa lại vùng tối bằng tẩy. Cuối cùng, phủ lên vài lớp chì đều để kiên kết các mảng, diện lại với nhau. Tốt nhất đừng áp dụng pp này cho bên sáng nếu chưa đủ khả năng.

Muốn tả bóng tốt cần hiểu cấu tạo khối, nắm quy luật bóng đổ, fản quang------> làm chủ được ánh sáng. Vẽ với ánh sáng đã được mặc định sẵn trong đầu. Vị trí bóng đổ ( hướng ánh sáng giả định ) thế nào thì sẽ hỗ trợ được cho việc tả đặc điểm tượng. Kỹ năng này rất quan trọng vì phần lớn thí sinh cố gắng ( 1 cách vô ích) tả đúng ánh sáng thực tế mà không biết đơn giản nó.

1/ trong qua trình ôn luyện nên ghi nhớ các khối bóng cơ bản,
2/ vào thi lục lại mấy cái đó mà bịa bóng sao cho đep là được( cái này dựa trên kinh nghiệm rút ra khi luyện và thi )
3/ cứ tả bóng đổ quyết liệt vào, nhìn tượng nó thật.




KINH NGHIỆM DÙNG TẨY

Thứ nhất: Chọn mua 1 cục tẩy mực loại cực thô và cực cứng. Mua 1 tờ giấy nhám (giấy ráp) loại thô. Sau đó là chà lấy chà để cục tẩy lên đó. Nếu cho vụn tẩy dạng hạt là ok còn nếu cho dạng sợi thì đổi cục cứng hơn. Nói chung chà 1 cục là dùng nhoè.

Thứ 2:chuẩn bị 1 miếng bông gòn. 1 cái hộp miệng rộng co nap. Đổ vụn tẩy vào, bỏ miếng bông lớn lên trên, đậy nắp. Thế là xong.

Thứ 3: Muốn làm sáng vùng bị đen, lấy bông chấm vụn tẩy chà đều và cẩn thận trên vùng đó. Tốt nhất là nên thực hiện từ bên sáng trước để tách diện. Ngoài ra còn có thể tạo 1 số hiệu quả khác tùy khả năng mỗi người.

Thứ 4: Có thể đi thêm 1 lớp chì nhẹ sau đó.

Ưu điểm: Ko để lại vết tẩy. Giữ lại được nét chì. Sắc độ giảm đều.

Nguồn : DienDanKienTruc