Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Chủ đề: ĐỨC MẸ LA VANG

  1. #1
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default ĐỨC MẸ LA VANG

    TÓM LƯỢC BIẾN CỐ ĐỨC MẸ HIỆN RA


    ---------Linh
    Địa Lavang nằm trong khu vực Giáo Xứ Dinh Cát, thuộc tỉnh Quảng Trị, cách thị xã Quảng Trị 6 cây số và cách Cố Đô Huế 58 cây số.


    1. GIÁO XỨ DINH CÁT

    ---------Theo lịch sử thì Dinh Cát là miền đất cũ thuộc dân tộc Chàm. Nhưng đến năm 1307 vua Chàm cắt vùng đất từ sông Đông Hà qua đèo Hải Vân dâng cho nhà Trần để làm sính lễ cưới Huyền Trân Công Chúa. Vùng đất nhượng quyền này được nhà Trần chia thành 2 châu (Châu Thuận và Châu Hoà). Dinh Cát thuộc Châu Thuận được đặt làm thị trấn gọi là Thuận Thành rất trù phú và đông đúc. Trải qua 68 năm Nhà Nguyễn Hoàng đóng dinh tại đây (1558-1626), khiến Cát Dinh đã thành nơi mậu dịch rất sầm uất với người ngoại quốc.

    ---------Vị Linh Mục đầu tiên đặt chân lên xứ Dinh Cát vào năm 1595 là cha Diego Aduarte Dòng Đaminh. Sau có cha Phanxicô Buzomi từ Áo Môn (Trung Hoa) sang và được phép giảng đạo từ Quảng Nam tới Phú Yên. Rồi đến các cha khác tiếp nối. Mãi đến 1689 cha Lorenso Lân mới chính thức là cha sở đầu tiên của xứ Dinh Cát. Sau 24 năm phát triển (1693-1717) thì đến thời (Chúa Minh Vương) bách hại, nhiều người chết vì đức tin. Tiếp đến những cuộc tranh chiến kế tiếp suốt 37 năm (1765-1802) đã khiến trăm họ lầm than, đến lòng trời cũng phải xúc động. Mẹ Chúa đã hiện ra tại Lavang, để an ủi kẻ âu lo, cứu giúp con cái lầm than của Mẹ.

    2. PHƯỜNG LAVANG

    ---------Vào thế kỷ XV, xứ Dinh Cát gồm 2 Huyện, 134 xã, 9 thôn và nhiều Phường. Làng Cổ Vưu là một Họ Đạo lâu đời thuộc Xứ Dinh Cát, được thành lập vào thế kỷ 17, đời nhà Lê và quản thu đời Gia Long (Theo sử liệu cha Lorense Lân viết lại ngày 17.2.1791). Dân làng phải đi vô rừng sâu tới 7 cây số để phá rẫy trồng khoai, cấy lúa. Trong làng Cổ Vưu có phường Lá Vắng (Vì trong vùng có nhiều cây tên là Lá Vắng, có hột đen ăn được và lá cây lại là một vị thuốc, nên dân trong vùng dùng lá sắc lên uống chữa bệnh, do đó dân vùng lấy tên cây mà đặt cho phường như trong địa bộ. Về sau người ta đọc trại ra là Lavang như ngày nay). Vậy chiếu theo địa bộ đời nhà Lê, Lavang đã được thành lập trên 200 năm. Cũng theo những lời truyền miệng của tiền nhân thì cách đây hơn 200 năm, dưới đời vua Cảnh Thịnh (tức Nguyễn Quang Toản) một biến cố hãi hùng do cuộc cấm đạo và chiến tranh đã khiến cho dân chúng xung quanh Dinh Cát phải chạy vào Lavang để lánh nạn.

    3. ĐỨC MẸ HIỆN RA

    ---------Trong lúc lánh nạn, họ thường tụ họp nhau mỗi tối để cầu nguyện, lần hạt. Bỗng nhiên họ thấy một bà đẹp mặc áo choàng hiện ra gần cây đa cổ thụ, mà họ nhận biết là Đức Mẹ vì có bồng Chúa Hài Đồng và có 2 Thiên Thần cầm đèn chầu. Đức Mẹ ngỏ lời an ủi và dạy họ bẻ lá cây xung quanh đó mà nấu nước uống thì sẽ được lành bệnh. Đức Mẹ còn hứa từ nay về sau những ai đến đây cầu khẩn Mẹ, thì Mẹ sẽ ban ơn phù trợ. Đức Mẹ còn hiện ra với họ nhiều lần khác nữa. Theo sách Vãn Lavang có kể rằng:
    Trời sinh cái chốn lạ lùng,
    Tự nhiên giữa núi nên cung Chúa Bà.
    Truyền rằng có một cây đa,
    Mọc trên núi nọ gọi là Lavang.
    Ngày thì hạc phụng dạo chơi,
    Đêm thì hổ báo chầu nơi linh hoàng.
    Chốn này linh ứng nghiêm trang,
    Hai bên khe ruộng giữa làng Lavang....
    ---------Điều đáng tiếc là không ai biết được Đức Mẹ hiện ra chính xác vào năm nào, nhưng theo tục truyền thì Đức Mẹ hiện ra vào lúc nước nhà đang xảy ra những cuộc nội chiến thật bi đát và lầm than (1765-1802).

    ---------Nhưng theo sử liệu định mức sự đen tối nhất là thời Vua Cảnh Thịnh (Nhà Tây Sơn) bắt đạo. Lý do là sau khi vua Quang Trung mất (9/1792), Nguyễn Quang Toản mới 13 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh, nên mọi việc do các quân thần nhiếp chính. Sau khi bắt được lá thư của Nguyễn Ánh gửi cho Đức Cha Labartelle xin giúp đỡ, vua Cảnh Thịnh sinh ghét Đạo Công Giáo và ra sắc dụ cấm đạo từ Phú xuân ra Bắc (8/1798). Lại cho lính đi lùng bắt các vị Thừa Sai Pháp đã đứng ra giúp Chúa Nguyễn Ánh. Nhiều người Công Giáo thuộc vùng Cổ Vưu, Thạch Hãn... chạy vào lánh nạn tại phường La Vang, giữa vùng núi rừng hiểm trở. Trong lúc lánh nạn ở đây, ban đêm họ họp nhau cầu nguyện và lần hạt Mân Côi. Thấy cảnh khổ của họ, Đức Mẹ thương hiện ra để an ủi các con cái Mẹ đang bị bách hại.

    ---------Đời các vua kế tiếp như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cũng đều ra những sắc dụ cấm đạo cách ráo riết. Điều đáng tiếc là các bút tích lịch sử về biến cố lạ thường xẩy ra tại Lavang do Đức Cha Labartelle để lại cùng với văn khố của Địa Phận Bình Trị Thiên đều bị thiêu đốt đến 2 lần. Ngay cả đến các sách vở, tài liệu của Đức Cha Sohiu Bình (1861) được chôn dấu tại Huế cũng bị đào lên và đốt hết, nên không còn bút tích nào để lại. Sau này các giáo hữu được thấy Đức Mẹ hiện ra cũng chỉ biết kể lại với những người quen thân chòm xóm. Và rồi từ miệng người này qua người khác, sự tích Đức Mẹ Lavang được biến thành một lời truyền tụng không sức nào có thể dập tắt được.

  2. Có 7 người cám ơn caoduc vì bài này:


  3. #2
    xoicucnong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: Martino
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đi bán dạo, mần răng có nhà hỉ...^^
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 868
    Cám ơn
    2,784
    Được cám ơn 1,699 lần trong 545 bài viết

    Default


    Tặng anh CaoĐuc cho bài thêm sinh động nè!!!
    Chữ ký của xoicucnong
    LẠY CHÚA, XIN CHO CÁC LINH HỒN ĐƯỢC AN NGHỈ NGÀN THU.

  4. Có 3 người cám ơn xoicucnong vì bài này:


  5. #3
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default Sự Tích Ðức Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang Năm 1798

    Sự Tích Ðức Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang Năm 1798

    Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
    Radio Veritas Asia, Philippines

    ---------Vài lời chứng nhân lịch sử :

    ---------Ngày 15 tháng 8 năm 1975 là ngày có ngay cuộc hành hương lần thứ nhất về Ðức Mẹ La Vang tại Linh Ðịa La Vang. Trong những đêm trước ngày hành hương lịch sử nầy, một mình trước Linh Ðài Ðức Mẹ La Vang giữa ba cây đa nhân tạo vẫn còn đứng vững sau chiến cuộc 1972, tôi lặng lẽ một mình suy niệm về sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang. Và trong bài suy niệm nầy, tôi đã đặt mình trong hoàn cảnh đau thương bi đát của các giáo hữu lúc đó đang ẩn trốn tại La Vang. Vậy tôi xin ghi lại đây bài suy niệm nầy. bài suy niệm nầy gồm có 6 phần:

    1. Cơn Bắt Ðạo năm 1798
    2. Cơ cực trăm bề
    3. Giữa cảnh bơ vơ
    4. Ðức Mẹ nhậm lời và hiện ra
    5. Ðức Mẹ ban ơn
    6. Lời cầu nguyện của người hành hương tại La Vang


    1. CƠN BẮT ÐẠO NĂM 1798

    ---------Năm 1798, đang lúc đóng đô ở Phú-Xuân, Thừa-Thiên, Vua Cảnh-Thịnh, Nhà Tây-Sơn, ra sắc chỉ cấm Ðạo Công-giáo.

    ---------Lệnh vua vừa ban ra, quân lính đua nhau nổ lực tầm nã người công giáo để bắt bớ, hành hạ và chém giết.

    ---------Ðể tránh cơn bắt Ðạo độc ác nầy, hầu được trung thành giữ Ðạo, theo Chúa cho đến cùng, các bổn đạo thuộc tỉnh Quảng-Trị tìm cách chạy trốn vào một nơi rừng sâu nước độc, cách xa tỉnh thành hơn sáu cây số. Ðây là khu rừng núi La-Vang, độc địa, hẻo lánh, đầy những thú dữ đủ loại.

    2. CƠ CỰC TRĂM BỀ

    ---------Lên ẩn núp tại núi rừng La-Vang để tránh nguy hiểm bị bắt bớ, bị chém giết vì Ðạo, người công giáo lúc bấy giờ phải lâm vào sáu cơ cực tầy trời sau đây.

    ---------Cơ cực thứ nhất: núi rừng độc địa

    ---------Lúc bấy giờ, núi rừng La-Vang âm u, rậm rạp, lạnh lẽo, không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, gây nên chướng khí độc địa, làm cho những người công giáo ẩn náu tại đây phải kiệt lực, mất sức, trở thành mồi ngon cho bệnh tật, chết yểu.

    ---------Cơ cực thứ hai: thú dữ tứ phía

    ---------Núi rừng La-Vang lúc bấy giờ hoang vu rậm rạp, cọp, beo, heo rừng và những thú dữ đủ loại, ngày đêm xông xáo đi tìm mồi. Chúng sẵn sàng vồ giết bất cứ ai cả gan xâm phạm lãnh thổ của chúng.

    ---------Núi rừng La-Vang lúc bấy giờ có tiếng rất nguy hiểm vì đầy thú dữ, nên muốn vào đây đốt than, kiếm củi, đốn gỗ, người ta phải đi theo nhau từng đoàn, vừa đi vừa hò hét la vang, vừa khua lên những tiếng rộn ràng để xua đuổi các thú dữ. Vì thế, người công giáo vào ẩn trốn tại La-Vang lúc bấy giờ, rất dễ biến thành mồi ngon cho thú dữ phanh thây, ăn thịt.

    ---------Cơ cực thứ ba: thiếu hụt lương thực

    ---------Khi nghe tin bắt Ðạo, người công giáo vội vã lìa nhà lìa cửa, bỏ hết mọi sự để chạy trốn, chỉ vơ vét đem theo vài chục lon gạo, vài chút lương khô. Khi lên ẩn náu tại rừng núi La-Vang, họ không liên lạc được với ai để xin giúp đỡ vì không có chợ, không có quán ăn, không có gia đình nào ở trong chổ rừng rú nầy. Họ cũng không trồng trọt được cây ăn quả nào, cũng không chăn nuôi được con vật gì, vì ban ngày, họ cũng phải lo trốn lánh ẩn núp kẻo bị lộ diện. Vì phải trốn lánh ẩn núp lâu ngày, lương thực họ bới theo, đã hao mòn, lương thực họ kiếm được đôi chút trong rừng núi, cũng không đủ thiếu gì. Vì thế, họ lâm vào tình cảnh thiếu lương thực rất trầm trọng.

    ---------Cơ cực thứ tư: cuộc sống héo hon tàn tạ

    ---------Vì lo âu, vì khí độc, vì sợ bị bắt, vì sợ thú dữ phanh thây, vì thiếu hụt lương thực trầm trọng, những người công giáo đang ẩn núp tại rừng núi La-Vang lúc bấy giờ, càng ngày càng héo hon tàn tạ, da bọc xương, kiệt lực, mất sức, gầy còm, ốm o.

    ---------Cơ cực thứ năm: bệnh tật lan tràn

    ---------Kiệt lực, mất sức, mang đủ mầm mống của bệnh tật, không có gì ăn để bồi dưỡng, không có thuốc men để chữa bệnh, không được ai săn sóc giúp đỡ, những người công giáo ẩn núp tại rừng núi La-Vang lúc bấy giờ, không ai mà thoát khỏi bệnh tật dày vò : họ mắc đủ thứ bệnh tật đau đớn.

    ---------Cơ cực thứ sáu: tình cảnh bất an

    ---------Lệnh bắt Ðạo do Vua Cảnh Thịnh ban ra lúc đó, thật gắt gao. Quân lính đi lùng quanh rừng, tìm cách bắt nộp người công giáo để được lãnh thưởng.

    ---------Trong tình hình quá bất an như vậy, dù ban ngày, những người công giáo đang trốn tại rừng núi La-Vang lúc bấy giờ cũng không dám tự do đi lại, không dám xuất đầu lộ diện, nhưng phải luôn luôn ẩn núp trong những lùm cây, hốc đá.

    ---------Dầu vậy, thật đáng khâm phục thay !

    ---------Giữa những cơ cực tư bề như thế, những người công giáo lúc bấy giờ vẫn không hề buồn phiền thất vọng, nhưng họ vẫn luôn giữ một lòng tin cậy vào Chúa và Mẹ.


    2.GIỮA CẢNH BƠ VƠ
    ---------Giữa cảnh bơ vơ cơ cực trăm bề, những người công giáo lúc bấy giờ tại núi rừng La-Vang thúc đẩy nhau hãy đặt hết lòng trông cậy vào Ðức Mẹ đoái thương. Ban ngày, họ tản mác tìm chổ ẩn núp trốn tránh. Ban đêm, họ tìm gặp nhau nơi gốc ba cây đa để lần hột, thiết tha kêu xin Ðức Mẹ đoái thương cho họ được sống can trường, theo Chúa kiên trung, dù phải lao lung, dù phải khốn cùng, vẫn không ngại ngùng chồn bước lui chân.

    ---------Mặc cho bệnh tật đau đớn dày vò, mặc cho núi rừng độc khí cướp mất sức lực của họ, mặc cho sự thiếu hụt lương thực làm cho họ rã rời, mặc cho thú dữ rình rập nguy hiểm, trong đêm tối âm u của rừng sâu lạnh lẽo, trong những tiếng vang lên yếu ớt vì kiệt sức, những người công giáo lúc bấy giờ sốt sắng lần hột, kêu xin Ðức Mẹ cho họ được lòng tin Chúa cho mạnh, lòng cậy Chúa cho bền, lòng kính mến Chúa cho sốt sắng.

    ---------Kính mừng Maria đầy ơn phước!(Trong đêm tối rợn rùng của núi rừng độc địa, chúng con xin dâng lên lời kính chào Mẹ đầy ơn phước!)

    ---------Ðức Chúa Trời ở cùng Bà!(Trong khi tâm hồn chúng con đầy lo âu dằn vặt, chúng con vẫn ngợi khen Mẹ là Ðấng Hạnh Phúc có Chúa ở cùng Mẹ!)

    ---------Bà có phước lạ hơn mọi người nữ! (Trong khi chúng con đang nằm la liệt trong đêm tối, trên đất lạnh, vì bệnh tật trầm trọng, vì đói lã kiệt sức, chúng con vẫn tung hô Mẹ đầy ơn phước lạ hơn tất cả mọi người.)

    ---------Và Giêsu, Con lòng Bà, gồm phước lạ!(Trong khi chúng con sợ hải vì tình cảnh bất an, có thể bị bắt, bị giết bất cứ lúc nào, chúng con vẫn hết lòng ngợi khen Chúa Giêsu, Con của Mẹ, đầy tràn phước lạ.)

    ---------Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời! (Giữa bao nguy biến khổ đau nặng nề, chúng con vẫn hết lòng trông cậy kêu đến Mẹ, vì Mẹ là Mẹ của Ðức Chúa Trời, nhưng Mẹ cũng là Mẹ của chúng con.)

    ---------Cầu cho chúng con là kẻ có tội!(Chúng con đang lao đao cực khổ, bỏ cửa bỏ nhà, bỏ ruộng đát tài sản, mạng sống đang phải bấp bênh nguy hiểm vì lòng tin Chúa, vì muốn trung thành theo Chúa. Chắc Chúa và Mẹ thương chúng con lắm ! Dầu vậy, chúng con vẫn nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và thành thật xưng mình là kẻ có tội, để được Chúa và Mẹ thương hơn nữa.)

    ---------Khi nầy, và trong giờ lâm tử !(Khi nầy - khi chúng con đang chìm ngập trong tang tóc, đau khổ, hiểm nguy - , chúng con đang sống cũng như chết, vì chúng con đang chết mòn, đang chết dần, đang kiệt lực mất sức vì bệnh tật, vì đói khổ, vì bị bắt bớ, nhưng xin Mẹ thương giúp chúng con sống theo thánh ý Chúa như Mẹ ngày xưa. Và trong giờ lâm tử, - giờ lâm tử, giờ chết đang treo lơ lững trên đầu chúng con - , sau khi chúng con chết, xin Mẹå đưa chúng con về Nước Trời bên Chúa muôn đời.)

    ---------Amen! (Xin Mẹ nhậm lời chúng con cầu nguyện!)

    ---------Những lời van xin Ðức Mẹ trong hoàn cảnh đau thương như thế, thật quá cảm động!

    ---------Người mẹ trần thế nầy, khi thấy con mình gặp cơn hoạn nạn, không đợi con mở miệng kêu xin, đã vội chạy đến giúp con, đã có mặt ngay bên cạnh con.

    ---------Huống nữa Ðức Mẹ là Bà Mẹ trên trời! Kìa, đoàn con Mẹ đang thi nhau kêu xin tha thiết trong đêm tối rùng rợn, trên đất núi rừng La-Vang lạnh hiu! Vì thế, Ðức Mẹ ra tay cứu giúp ngay!


  6. Có 4 người cám ơn caoduc vì bài này:


  7. #4
    hungdung's Avatar

    Tuổi: 59
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Tên Thánh: AnTon
    Giới tính: Nam
    Đến từ: GX Trung Thành
    Bài gởi: 448
    Cám ơn
    68
    Được cám ơn 1,926 lần trong 388 bài viết

    Default SỰ TÍCH LA VANG



    * Linh Đài Đức Mẹ La Vang


    1. Pho tượng Đức Mẹ La Vang.

    Trong dịp Đại Hội Đức Mẹ La Vang lần đầu tiên (08/08/1901), Đức Cha Marie-Antoine Caspar (Lộc) đã làm phép pho tượng Đức Mẹ La Vang (lấy mẫu tượng Notre-Dame des Victoires tại Paris, Pháp). Đức Mẹ đầu đội triều thiên vàng, mình mặc áo choàng màu thiên thanh phủ trên áo trắng ngà, chân đứng trên đám mây. Đức Mẹ nhìn đoàn con, nét mặt dịu hiền, dáng điệu uy nghi. Hai tay Mẹ đỡ nâng Chúa Hầi Đồng đứng bên tay mặt như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng ta , trao ban cho chúng ta. Chúa Giêsu Hài Đồng mặc áo màu hồng, đầu đội triều thiên vàng, chân đứng trên quả địa cầu nhấp nháy mấy vì sao. Chúa Hài Đồng một tay níu áo Đức Mẹ, tựa nương vào Mẹ, như để làm gương cho chúng ta, một tay đưa ra mời gọi chúng ta là các em của Chúa chạy đến cùng Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo mến yêu, và lãnh nhận muôn ơn lành, nhờ lời Mẹ chuyển cầu.
    Pho tượng này có từ năm1901, nay không còn nữa, chiến cuộc năm 1972 đã hủy hoại hoàn toàn.

    2. Cây đa đại thụ.

    Theo lời truyền tụng, Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa tại Linh Đài hiện nay. Linh Đài ấy được xây dựng trong vòng ba đợt. Năm1955, Linh Đài là một ngôi nhà gạch tứ giác thô sơ, sau đó được sửa chữa chắc chắn hơn. Đến năm 1963 nhà tứ giác được phá đi để xây dựng một Linh Đài theo kiểu kiến trúc mới, mô tả lại sự tích Đức Mẹ hiện ra dưới gốc cây đa cổ thụ. Vì cây đa cổ thụ không còn vết tích gì, nên Giáo Quyền đã nhờ kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sáng tác ba cây đa bằng xi măng cốt sắt tại chính nơi Đức Mẹ hiện ra, nhưng công trình chưa hoàn tất.

    3. Giếng Đức Mẹ La Vang.

    Năm 1903, giếng này được đào trong vườn Đức Mẹ La Vang. Giáo dân gọi giếng nầy là “Giếng Đức Mẹ”.
    Vẫn biết nước giếng nầy tự nó chẳng có sức chữa được các bệnh tật, nhưng bởi lòng tin cậy vào quyền phép từ bi của Đức Mẹ La Vang, nhiều người uống nước ấy mà được lành các bệnh tật nguy hiểm. Giếng nầy bây giờ vẫn còn.

    * Nguồn gốc của tên gọi La Vang

    Nhiều luận cứ đưa ra nói về nguồn gốc tên gọi La Vang. Một lập luận nói tại rừng La Vang có một thứ cây giây leo, tên Cây Vằng, người ta hái Lá Vằng phơi khô bán cho sản phụ uống. Lá Vằng là một vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, làm gia tăng máu huyết, đưa huyết áp lên, làm co rút tử cung của sản phụ nhanh mà không đau bụng, làm sản phụ nhiều sữa, gương mặt tươi tắn hồng hào. Từ chữ Lá Vằng đọc trại đi thành La Vang.
    Thuyết thứ hai nói rằng nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo hại người (gia đình bên ngoại ba tôi ở Lại Môn La Vang có người con dâu bị cọp chụp). Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì ‘la vang’ lên để mọi người đến tiếp cứu. Hai lý luận, cái nào nghe ra cũng chính đáng, có lý, nhưng chúng ta thử nhìn vào một gốc cạnh địa phương để tìm hiểu sự thật là như thế nào về nguồn gốc của tên linh địa ngày nay nổi tiếng thế giới là La Vang.

    * Thư “ Magno Nos” của Đức Thánh Cha Gioan XXIII

    Tông thư “ Magno Nos” của Đức Thánh Cha Gioan XXIII Nâng Đền Thánh Đức Mẹ La Vang Lên Bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
    Gioan XXIII, để muôn đời ghi nhớ:
    Lòng chúng Tôi tràn đầy an ủi khi hồi tưởng đến vô vàn dấu tỏ lòng cung kính Đức Mẹ xuất hiện khắp nơi trên hoàn cầu, như muôn đóa hoa tuyệt đẹp trổ ra trong cánh đồng phì nhiêu Công giáo. Đất Việt Nam cũng trổ hoa mến yêu Đức Trinh Nữ, và ở La Vang, một làng nằm trong lãnh thổ nước này, có Đền Thánh danh tiếng vì được dân chúng đến viếng đêm ngày đông đúc, và được coi như một Thiên Đài toàn quốc. Đền Thánh ấy, các Giám Mục Miền Nam Việt Nam, trong phiên họp năm 1996, đã muốn gọi là “ Đền Thánh toàn quốc khấn dâng”, vì các ngài đã quyết định dâng riêng cho Đức Mẹ một Đền Thánh để nhớ ơn Đức Mẹ phù hộ, ban cho Giáo Hội chiến thắng được kẻ nghịch, Đức Tin được bảo toàn, đất nước được thống nhất và hưởng lại tự do. Muốn được những ơn phúc ấy, dân chúng mỗi ngày đến viếng một đông hơn, và xem Đền Thánh ấy như “ Nhà cầu nguyện”. Nơi đó sẽ còn thiết lập và khuyến khích thói quen chầu Thánh Thể, ngõ hầu lòng tôn kính Chúa Giêsu đi đôi với lòng thành kính Đức Mẹ

    * LA VANG NGÀY NAY

    La Vang ngày nay không còn là nơi âm u hiểm trở, ít ai biết đến như ngày xưa trong thời kỳ cấm đạo, nhưng trở thành nơi vang dội muôn ơn lành hồn xác Mẹ ban cho con cái, và ngân vọng bao lời kinh tin yêu phó thác của con cái Mẹ trên khắp cả nước Việt Nam và cả thế giới.
    Lòng tôn sùng Đức Mẹ La Vang đã có liền sau khi Đức Mẹ hiện ra ( 1798). Từ ngày đó trở đi, giáo hữu xa gần hành hương La Vang và đã được Mẹ chở che, ủi an, nâng đỡ. Qua các thời đại, các thế hệ, giáo hội lũ lượt tới kính viếng, cầu nguyện, nhất là từ khi có ngôi Đền Thánh đầu tiên ( 1820-1840), họ càng chạy đến với Mẹ nhiều hơn nữa.
    Với cuộc chiến năm 1972, toàn bộ khu vực La Vang bị đổ nát. Các công trình xây dựng trước đây như Tiểu Vương Cung Thánh Đường, nhà Cha quản xứ, nhà Tĩnh tâm, tu viện Mến Thánh Giá Di Loan... đều bị sụp đổ do bom đạn chiến tranh liên tiếp gây nên. Đền Thánh tróc hết mái, còn lại ít đòn tay, run mèn đan vào nhau như một lưới nhện rách tả tơi, và cơn bảo năm 1985 đã làm sập tấc cả. Các dãy nhà cũng bị tiêu hủy hoàn toàn. Cây cối rụi tàn. Các pho tượng 15 Mầu nhiện Mân Côi sứt mẻ. Bức tượng Chúa Giêsu vác Thánh giá ngã xuống đất, cũng bị đổ xuống. Chỉ còn nơi Linh Đài Mẹ hiện ra, ba cây đa đứng vững nguyên vẹn, trừ thân cây bên tả bị một vết xước nhỏ do viên đạn lạc.

  8. Có 4 người cám ơn hungdung vì bài này:

    BMK, NVN

  9. #5
    xoicucnong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: Martino
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đi bán dạo, mần răng có nhà hỉ...^^
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 868
    Cám ơn
    2,784
    Được cám ơn 1,699 lần trong 545 bài viết

    Default













    Chữ ký của xoicucnong
    LẠY CHÚA, XIN CHO CÁC LINH HỒN ĐƯỢC AN NGHỈ NGÀN THU.

  10. Được cám ơn bởi:


  11. #6
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default Nguồn gốc của tên gọi La Vang

    Nguồn gốc của tên gọi La Vang


    ---------Nhiều luận cứ đưa ra nói về nguồn gốc tên gọi La Vang. Một lập luận nói tại rừng La Vang có một thứ cây giây leo, tên Cây Vằng, người ta hái Lá Vằng phơi khô bán cho sản phụ uống. Lá Vằng là một vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, làm gia tăng máu huyết, đưa huyết áp lên, làm co rút tử cung của sản phụ nhanh mà không đau bụng, làm sản phụ nhiều sữa, gương mặt tươi tắn hồng hào. Từ chữ Lá Vằng đọc trại đi thành La Vang.

    ---------Thuyết thứ hai nói rằng nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo hại người (gia đình bên ngoại ba tôi ở Lại Môn La Vang có người con dâu bị cọp chụp). Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì ‘la vang’ lên để mọi người đến tiếp cứu. Hai lý luận, cái nào nghe ra cũng chính đáng, có lý, nhưng chúng ta thử nhìn vào một gốc cạnh địa phương để tìm hiểu sự thật là như thế nào về nguồn gốc của tên linh địa ngày nay nổi tiếng thế giới là La Vang.

    ---------Thật tình chuyện lá vằng là có thật. Tuy người ta gọi là uống lá vằng, nhưng sự thật là ngưởi ta uống hết cành lá dây leo, vì lá nhỏ và dây nhiều. Nhưng cần nghiên cứu về thứ tiếng dân quê rừng rú để biết sự thật. Chuyện quan trọng là tiếng nói và chữ viết của người Quảng Trị rất chỉnh (chỉ hay sai dấu hỏi ngã). Trong lúc người Huế, xa Quảng trị có 55 cây số, mà phát âm nhiều chữ khác hẳn. Ngoài cái sai hỏi ngã của người Miền Trung, người Huế học theo điệu nói uốn éo bắt chước theo các bà Hoàng gốc miền Nam thành ra cách phát âm rất sai. Chẳng hạn chữ THIÊN là trời thì họ đọc là THIÊNG (thiêng liêng), NÓI thì họ đọc là NOÁI vv., và họ cho vậy là ra vẻ quí tộc, rồi quen miệng luôn. Trở lại người đưa ra ý kiến rằng La Vang là do chữ Lá Vằng đọc trẹo mà thành, người đề ra đó có lẻ cũng nghe người Huế đọc sai, nên mới sai nghĩa của cây lá hoàn toàn. Vì cây Lá Vằng tên thật là Lá Vằn (đọc đúng theo âm điệu của dân Quảng Trị), theo Huế là Vằng.

    ---------Vậy chúng ta thử nghĩ từ ‘Lá Vằn’ rất nặng nề có thể biến thành chữ La Vang cho người Quảng Trị không? Vì vốn chữ La Vang là chữ của người dân quê rừng rú Quảng Trị đặt ra. Người Quảng Trị không bao giờ kêu miền rừng rú LA Vang là ‘La Van’ để người Huế biến thành La Vang sau đó. Người Quảng Trị kêu là La Vang tức là kêu đúng nghĩa của nó không sai. Còn cây LÁ VẰN thì hiện tại người Quảng Trị vẩn kêu ‘lá vằn’ nặng nề nghe ra chẳng thanh bai đẹp đẽ gì, nhưng họ vẩn kêu đúng như vậy. Tính như vậy thì chữ ‘Lá Vằn’ khó mà là nguồn gốc của tên La Vang, phải không thưa quí vị ?

    ---------Bây giờ chúng ta tính tới giả thuyết thứ thứ hai. La Vang là do chữ LA TO, LA LỚN lên. LA to lớn tiếng cho VANG dậy lên mọi người cùng nghe. Cách giải thích nầy do cụ thượng thư Nguyễn Hữu Bài đưa ra. Dân Quảng Trị nghèo khổ vào rừng đốn củi đốt than kiếm ăn thường họ phải kiếm tranh tre làm nhà chòi ở lại nhiều ngày cho một chuyến. Để tự bảo vệ cho nhau họ phải thay phiên thức đêm đốt lửa đánh kẻng. Nếu có nguy biến thì la lên kêu cứu nhau. Nhưng tiếng Quảng Trị thường kêu là LA TO, người Bắc thì bảo là LA LỚN, dân Nam thì gọi LA BỰ. Dân Quảng Trị nhất là dân quê rừng rú lại không dùng từ nghe rất oai hùng huy hoàng mà thanh bai là chữ ‘Vang’.

    ---------Chữ ‘Vang’ không ẩn ý khẩn cấp cứu nguy trái lại nó ẩn nghĩa : hay, đẹp, oai, hùng, rộng lớn, sang trọng, hoành tráng mà lãng mạng nữa. Trong nguy khốn họ dùng chữ đơn sơ là : la to, la hét, la hoảng, bớ bà con cứu với cứu với. Tiếng kêu la cứng rắn chắc nịch chứ không vang dội, trừ ra họ nghe tiếng vang dội lại của núi rừng. Khi có tiếng vang dội lại của núi rừng thì tiếng đó mới là tiếng ‘vang’ hùng vĩ. Như vậy là có la thì nó sẽ vang dội lên từ núi rừng, chứ không phải tiếng của họ là ‘la vang’. Vậy họ dùng chữ La Vang là muốn nói rằng lúc họ la lên thì nghe vang dội lại tiếng của núi rừng chăng ? Luận cứ thứ hai nầy xem ra chỉ có nghĩa lý 50%.

    ---------Một điều chúng ta không thể chối cải là, chính dân quê rừng rú Quảng Trị là những người đã đặt ra tên La Vang. Họ hoàn toàn là dân đơn sơ, mộc mạc, ăn nói tự nhiên, không hề nói trật nói trẹo từ lá vằn ra la vang, cũng không la vang để xin cấp cứu. Như vậy giả thuyết Lá Vằng có vẻ là không hợp lý và luận điểm thứ hai chỉ có nghĩa 1 phần.

    ---------Vậy tên LA Vang mà dân tiều phu đi rừng đi rú đặt ra đó là do đâu ? Chúng ta thữ dựa trên tính chất hiền hoà mà cương trực, mộc mạc mà thẳng thắng, tiện tặn mà giàu lòng, nghèo khổ mà bất khuất của dân Quảng Trị để tìm hiểu ý nghĩa của tên linh địa La Vang.

    ---------Trong việc tìm hiểu về cuội nguồn tên La Vang, tôi xin đưa ra một nhân chứng. Chính thị là tôi, sinh quán tại làng Cổ Thành tỉnh Quảng Trị. Tôi xin phép dông dài một chút về khía cạnh lịch sử nhỏ của tỉnh Quảng Trị: Làng Cổ Thành, sinh quán của tôi, nguyên là thành cổ của chúa Nguyễn Hoàng khi vào Nam lập nghiệp. Đến đời Sãi Vương thì chợ Sãi được dựng lại ở ngay giữa 2 làng Cổ Thành và Hậu Kiên. Hậu Kiên là tên 1 trong 5 đạo binh của chúa Nguyễn Hoàng khi vào Nam dựng lập nên để chống chúa Trịnh, gồm : Tiền Kiên, Trung Kiên, Hậu Kiên, Tả Kiên và Hữu Kiên. Sau khi quân đội dời vào Quảng Hoá tức Huế sau nầy thì tên đạo binh trên trở thành tên làng. Hai làng nầy nằm trên một địa thế rất đẹp là mảnh đất được con sông Thạch Hãn rẻ đôi ôm bọc. Sự kiện lịch sử trên đây cũng là nguyên nhân khiến Đức Mẹ hiện ra lại La Vang Quảng Trị. Nguyên nhân rất đơn giản, Quảng Trị tuy nhỏ và nghèo, cái xứ ‘chó ăn đá gà ăn muối’, nhưng là đất tổ nhà Nguyễn, lại sát nách kinh kỳ, nên các vua cấm đạo lo bài trừ thật kỷ cái gai trong bọc. Nên việc giết đạo ở Quảng Trị thật ồn ào da diết, người ta quyết diệt tuyệt căn, nhất nước. Mà có tuyệt căn như vậy dân chúng mới vào rừng cầu nguyện để Đức Mẹ hiện ra.

    ---------Gia đình ba mạ tôi ở Cổ Thành. Tôi tuy là con thứ 5 của gia đình 7 con, nhưng được Mạ tôi cưng đặc biệt, từ bé tí mạ đi đâu cũng đem tôi theo. Trong nhà ba tôi có chiếc xe ngựa và ‘xe tay’ tức là xe kéo có chú kéo xe. Vì vậy từ 2, 3 tuổi tôi đã thấy mình được ngồi trong lòng mẹ đi La Vang. Sau khi đi tản cư về năm 1947, ba mạ tôi dọn lên chợ tỉnh Quảng Trị. Tôi học trường tiểu học Têrêxa của các chị Nhà Phước Trí Bưu. Tuy còn nhỏ mà cứ đến Chúa Nhựt tôi thường xin phép mạ một mình đi kính viếng Đức Mẹ La Vang với 1 loong gạo và 1 cái trứng trong tay. Ra đến ngã tư rẻ lên La Vang là đứng đợi dân làng gánh củi gạo đi buôn, tôi nắm gióng (của gánh củi hay gạo) xin chạy bộ theo. Lên đến La Vang tôi tìm ngay đến các O Nhà Phước gởi gạo và trứng xin nấu dùm. Vậy là tôi vào Đền Đức Mẹ lân la cầu nguyện, đến trưa tôi ra xin mấy O ăn cơm. Ăn xong một mình tôi thơ thẩn ra vào để rồi chiều xế bóng ra đường cái kiếm người xin đi theo về tỉnh lỵ. Khi ra vào chầu Mẹ, tôi thường hay ra phía sau Đền Thờ, nhìn ngắm núi rừng xa xa… Tôi tự cho mình làm thí nghiêm: Tôi đứng nhìn vào vách núi La Vang xa xa, kêu lên « Thanh ơi ». Phải mấy tích tắc sau tôi mới nghe một tiếng đáp lại thật lớn « Thanh ơi », thật oai phong hùng vĩ mà cũng thật dễ sợ! Tôi cố nghiên cứu cho ra lý do. Tôi rất thích làm thí nghiệm tiếng dội, tôi la và có tiếng vang lên như vậy. Tôi mới bừng tỉnh ra rằng do tiếng la mà vang lên đó nên dân địa phương đơn sơ mộc mạc gọi nơi đây là LA VANG ? Thật là âm vang hùng vĩ khó tả so với tiếng la cấp cứu thường.

    ---------Vậy thì tiếng ‘vang’ dội từ núi rừng trong những lúc dân quê rừng rú ‘la’ cấp cứu lên, phải chăng đó mới thật là tiếng ‘Vang’ danh từ trong tên linh địa ‘La Vang’. Như vậy tiếng ‘Vang’ không thể do chữ ‘vằn’ đọc trẹo mà ra. Cũng không thể là ‘trạng tự’ của tiếng ‘la’ cấp cứu của do dân tiều phu ngày xưa. Tiếng ‘vang’ chính là tiếng dội của rừng núi từ tiếng ‘la’ cấp cứu của dân đi rừng. Vậy tiếng ‘Vang’ là một danh từ chứ không phải là trạng từ của tiếng la. Dân đi rú ngày xưa đã ghép tiếng ‘La’ của mình với tiếng ‘Vang’ dội lại của núi rừng : « Mấy ‘en’ ơi, tui thấy mổi lần miền ‘la’ lên thì tiếp theo, núi rừng ‘vang’ dội đến rùng rợn! Như rứa cọp beo khôn sợ mà chạy răng được chớ. Chổ ni đúng là chổ La (và) Vang thiệt. Chổ ni miền kêu là La Vang hè.» « Chú mi nói rứa là trúng lắm đó, cứ kêu chổ ni là La Vang cho tau.» (tôi tưỡng tượng những trao đổi ngày xưa giữa tiều phu). Đó phải chăng là nguồn gốc chính đáng của tên kép linh địa LA VANG. Vậy La Vang chính thật là danh từ kép rồi.

    ---------Sở dỉ tôi đặt nặng vấn đề tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi linh địa, vì tên La Vang có nhiều ý nghĩa LA VANG rất tuyệt vời. Tỉnh Quảng Trị vốn là đất tổ nhà Nguyễn dấy nghiệp, là đất cho các bà Hoàng trốn lánh khi có loạn, lại ở sát nách Đế đô. Nên không nơi nào bị giết nhiều như Quảng Trị. Tại Trí Bưu các lăng tử đạo tập thể ngập đồng. Dân làng Trí Bưu hần như CG cả làng. Từ lúc 4 tuổi ở ký túc trong dòng Mến Thánh Giá Trí Bưu, tôi đã nghe kể rằng quân binh trong Huế ra đuổi hết dân làng vào nhà thờ rồi chất củi đốt (chính cả trường chúng tôi đã chạy chơi ù mọi, đá banh trên lăng tử Đạo lớn).

    ---------Ý nghĩa La Vang đầu tiên là tiếng ‘la vang’ trong âm thầm nhiệm mầu của Đức Tin các thánh tử đạo lên với Thiên Chúa trên trời. Tiếp đến là tiếng ‘la vang’ thứ hai, la vang âm thầm trong nguyện cầu của những người đói khát ốm đau khốn khổ run sợ nương nấu trong rừng. Và tiếng La Vang đó đã thấu đến tai Nữ Vương Thiên Đàng. Tiếng La vang đó đã kéo Ngài xuống với dân tộc Việt Nam. Nhờ tiếng La vang đó mà dân tộc Việt Nam được biết bao ơn lành tự Trời đổ xuống.

    ---------Một tiếng La Vang thứ ba là tiếng Đức Mẹ trã lời « Chúng con hãy cam lòng chịu khổ (để góp phần đền bồi phạt ta trái tim yêu thương của Chúa Giêsu và trái tim bị lưởi đồng đâm thâu của Mẹ)». Sao mà khổ vậy Mẹ ôi ! chúng con đã khổ nhiều rồi, nhưng Mẹ muốn chúng con ‘cam lòng chịu khổ’ nữa. Lời ấy Mẹ vẩn gởi cho chúng con bây giờ đây và mãi mãi, chúng con xin vâng.

    ---------Tiếng La Vang thứ tư là tiếng dội trở lại của Nữ Vương Thiên Đàng trong lòng mổi một người khi bước chân đến La Vang. Như tiếng La Vang của Đức Mẹ nói với mọi người, cũng như nói với một người Phật giáo có lòng tin vào Mẹ là thân phụ của nữ nhạc sĩ Lê Tín Hương (Hiệp Nhất số 64) «Ta là Đức Mẹ La Vang, Ta đến cứu con đây ». Ôi! phước lộc vô vàn, quí báu biết là bao nhiêu! Trước câu thú thật thoát ra từ miệng của một người cha gia đình Phật tử thủ cựu. Và cảm động chi xiết khi chính Đức Mẹ nhận mình là ‘Ta là Đức Mẹ La Vang’. Đức Mẹ La Vang, La Vang cái tên mà dân quê mùa Quảng Trị đã đặt cho Mẹ, Mẹ nhận. Đây đúng là một phút giây lịch sữ quí báu vô ngần. Chúng ta còn đòi phép lạ nào để chứng minh, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đã nhận lảnh tên Đức Mẹ La Vang hiện ra trên mảnh đất đau buồn Quảng Trị trung tâm của nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam.

    ---------Đức Mẹ La Vang la vang lên cho chúng ta nghe, nhưng khổ thay không phải lúc nào chúng ta cũng nghe thấy tiếng Đức Mẹ rõ ràng đâu. Tiếng Mẹ lại càng la vang thêm và rồi sớm muộn gì chúng ta cũng nghe tiếng la vang của Đức Mẹ La Vang dội lại từ núi rừng Tin Cậy, từ núi rừng Yêu Thương Kính Mến, từ núi rừng Cầu Nguyện của các thánh tử đạo, của những người con yêu của Mẹ là của chúng ta hết thảy. Và Đức Mẹ càng la vang hơn nữa thúc dục chúng ta ăn năn thồng hối, sống theo tinh thần Phúc Âm Chúa Giêsu, làm gương tốt cho trẻ con, cho người ngoại giáo, làm tông đồ cho Chúa giữa trần gian u tối. Và ý nghĩa thứ năm và cũng là cuối cùng là một tiếng La Vang dội khắp thế giới hiện sinh chìm đắm trong vật chất u ám từ linh địa nghèo nàn đau khổ La Vang qua núi rừng cầu nguyện của các CĐNVCG khắp thế giới. Tiếng dội La Vang đã lan ra khắp hoàn cầu, và dội lên vủ trụ thấu tới Thiên Đàng. Ân đức của Đức Mẹ từ đất Quảng Trị đau thương đã lan ra khắp mọi miền trên thế giới tới Thiên Đàng.

    ---------Nguyên bao tiếng ‘La Vang’ đó đã là phép lạ lớn lao của Mẹ Maria. Nơi đây hiện đã trở thành nơi LA lên để nghe tiếng VANG dội cho cả Thiên Đàng, cho nước Việt Nam và cả thế giới cùng nghe. Như vậy tên La Vang có nhiều ý nghĩa thật tuyệt diệu vô cùng, ý nghĩa hay hơn đâu khác mà đức Mẹ hiện trên khắp thế giới. Phải chăng Đức Mẹ đã mặc khải cho dân quê mùa rừng núi chọn cho Mẹ cái tên LA VANG mầu nhiệm ?

    ---------Lạy Đức Mẹ La Vang, chúng con không biết gì hơn là bao nhiêu lòng Yêu Mến vô vàn dâng lên Mẹ. Có những lúc chúng con thờ ơ với Mẹ, nhưng xin Đức Mẹ cứ xem như chúng con vẩn thầm thỉ với Mẹ liên liên như trong những giây phút ân tình nhất.
    Bs. Nguyễn Thị Thanh

  12. Có 3 người cám ơn caoduc vì bài này:


  13. #7
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default NGÔI ĐỀN THỜ ĐẦU TIÊN

    NGÔI ĐỀN THỜ ĐẦU TIÊN

    -------Người thời xưa còn kể: Người địa phương thường hay đến khấn vái dưới gốc cây đa ở phường Lavang. Khi biết có Bà linh thiêng hiện ngự tại đây nên họ lập đàn cầu khẩn. Đến thời vua Minh Mạng, ba làng Thạch Hãn, Cổ Vưu và Ba Trừ lại chung nhau dựng chùa dưới gốc cây đa để cúng vái, những sau bị động họ phải rút lui. Sách vãn Lavang có kể:

    Dân ta chớ khá công nài,
    Bứt tranh, đốn củi để mai làm chùa.
    Làm rồi khi ấy đi mua,
    Hương đèn, lễ vật dọn chùa sửa sang.

    Dọn ra Thần Phật hai hàng,
    Lư Hương, bát nước nghiêm trang đề huề.
    Làm rồi chức dịch đi về,
    Nhân dân lao khổ ê hề bấy lâu.

    Về nhà nghỉ giấc canh thâu,
    Tự nhiên mộng mị chiêm bao rập ràng.
    Trên chùa Thần Phật rộn ràng,
    Về bắt chức dịch mấy làng xôn xao.

    Rằng Phật, rằng Thần lao đao,
    Có Bà bên Đạo phép cao la lùng.
    Bà về Bà đánh tứ tung,
    Bao nhiêu thần Phật đều tung ra ngoài.

    Tiếng Bà thật đã linh oai,
    Lư hương, bát nước, đề đài đều hư.
    Chức lành thức dậy lao lư,
    Hỏi ai cũng mộng giống như một điềm.

    Sáng rồi cất bước đi liền,
    Đến xem sự việc nhân tiền ra sao.
    Xét coi trong lúc chiêm bao,
    Hoặc hư hoặc thiệt thế nào cho yên.

    Kéo nhau vừa tới ngoài hiên,
    Thấy ngôi Thần Phật ngả nghiêng ngoài đường.
    Kêu lên đôi tiếng ngỡ ngàng,
    Bảo nhau thu vác về làng cho mau.
    Tưởng rằng Thần Thánh linh mầu,
    Linh Bà còn hóa phép mầu nhiều hơn.


    -------Sau những chuyện lạ xảy ra, ba làng bèn bàn nhau dâng chùa Lavang mới làm cho bên Công Giáo. Sau khi Ông Chức nhận đất và Chùa ba làng nhượng cho, ông liền trình cha bổn sở. Ngôi chùa được biến thành Đền Thờ Công Giáo đầu tiên tại Lavang, trên nơi chính Đức Mẹ hiện ra. Cũng từ đó sự tích Đức Mẹ hiện ra tại Lavang cũng được viết ra và loan báo đi khắp nơi. Như thế, ngay từ đầu đối với vấn đề Lavang, Giáo quyền đã không im hơi lặng tiếng đâu. Chỉ tiếc các bút tích ấy sau này cũng bị thất lạc cả.

    -------Những năm sau, nhiều gia đình kéo nhau tới Lavang dựng nhà lập nghiệp, nhưng cũng không ổn vì Đảng Văn Thân (1883) nổi dậy gây ra nhiều cuộc tàn sát người Công Giáo từ Qui Nhơn ra đến Quảng Trị, Thừa Thiên. Theo bản thống kê của Đức Cha Gaspa, vào thời Đảng Văn Thân nổi lên, đã giết chết 6 Linh Mục, Chủng Sinh Toma Thiện, trên 60 nữ tu Dòng Mến Thánh Giá và 7041 giáo dân thuộc 45 Họ Đạo của xứ Dinh Cát. Ngoài ra các nhà thờ, tu viện, nhà xứ, nhà ăn và làng xóm đều bị đốt phá bình địa. Một số trốn thoát được là nhờ chạy trốn vào Huế, hoặc lên rừng núi ẩn núp.

    ĐỀN THỜ TRANH LAVANG THỨ HAI
    -------Ngôi Đền thờ Đức Mẹ Lavang đầu tiên, chính là ngôi chùa lợp lá thô sơ được sửa lại, do các làng ngoại giáo nhượng lại (1798). Đền thờ này đã bị Văn Thân thiêu hủy vào năm 1885.

    ĐỀN THỜ NGÓI TẠI LAVANG
    -------Đến năm 1886, cuộc cấm đạo được vãn hồi, giờ khải hoàn vinh quang của Mẹ Lavang sắp điểm. Đức Cha Gaspar Lộc quyết định xây cất cho Mẹ một ngôi thánh đường lợp ngói, tại chính nơi Đức Mẹ đã hiện ra, nhưng phải mất 15 năm mới hoàn thành (1886-1901). Lễ khánh thành từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 8 năm 1901 và cũng là Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ nhất với 12.000 giáo dân khắp các địa phận kéo về mừng lễ, ấy là chưa kể người ngoài Công giáo cùng đến chung vui. Từ đó cứ ba năm lại có một lần tổ chức Đại Hội Đức Mẹ Lavang.

    ĐỀN THỜ NGÓI THỨ HAI TẠI LAVANG
    -------Từ năm 1924 đến năm 1928 một đền thờ mới được xây dựng để thay thế ngôi đền thờ cũ đã bị hư hỏng và chật chội. Đức Cha Eugène Allys Lý đã cho phép xây và cha Morineau (Cố Trung) Quản xứ Bửu Trung thực hiện việc xây cất. Ngôi thánh đường với hai tầng mái ngói và hai cánh Thánh Giá cổ điển, cùng với cây tháp vuông hai tầng cao ngất, nổi bật lên giữa cảnh đồi cát xung quanh và núi rừng xa xa. Đây là ngôi nhà thờ ngói thứ hai được xây cất, minh chứng niềm tin kính sùng mộ Đức Mẹ Lavang của hết mọi giáo dân toàn quốc. Đền Thờ được khánh thành trong ba ngày (20-23-8-1928) với đầy đủ bộ mặt giáo dân của toàn quốc tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức Đại Hội Lavang Cấp Toàn Quốc lên tới 30 ngàn người tham dự.

    -------Ngày 18 tháng 3 năm 1959, Đền thờ Đức Mẹ đã xuống cấp theo thời gian, nên cha sở Trần văn Tường đã ra sức quyên góp để tu sửa nhà thờ. Ngày 22 tháng 8 năm 1961, Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đã cử hành lễ Xức Dầu Đền Thờ để được nâng lên bậc Vương Cung Thánh Đường trước đoàn giáo hữu toàn quốc lên tới trên ba trăm ngàn người đến tham dự.

    -------Sau khi Đức Thánh Cha Gioan 23 chính thức thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam theo sắc chỉ ra ngày 24 tháng 11 năm 1960, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn Đên Thờ Đức Mẹ Lavang làm Đền Thờ Toàn Quốc dâng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm theo lời hứa (xây dựng một đền thờ dâng kính Mẹ) và nhận nơi này làm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc (22-8-1961).

    LAVANG NHỮNG THẢM CẢNH TÀN SÁT
    -------Quan những năm tháng an bình, Lavang dệt nên biết bao nhiêu sinh động. Nhưng từ dịp Tết Mậu Thân (1968) những cảnh tang thương ập tới, Lavang bắt đầu nhuộm màu máu, người chết, nhà tan, cảnh trí điêu tàn: Hành quân Hạ Lào, tái chiếm Quảng Trị, mùa hè đỏ lửa, đại lộ kinh hoàng (1972). Gio Linh và Lavang nằm trong vùng lửa đạn Đền thờ Mẹ chỉ còn trơ lại mấy bức tường và một phần ngọn tháp cổ.

    -------Nhìn lại mới ngày nào mà nay đã gần hai thế kỷ (1798-1998), Linh địa Lavang được cả thế giới kính tôn và ham mộ. Giáo phận Huế đã có đồ án trùng tu, nhưng chưa thực hiện được. Tuy nhiên năm nay là lần Đại Hội Thánh Mẫu thứ 25 vẫn được long trọng tổ chức vào ngày 13, 14, và 15 tháng 8, 1998, để kỷ niện 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại Linh địa Lavang này.

    CÁC LẦN ĐẠI HỘI LAVANG ĐÁNG KỂ
    -------Kể từ khi có đền Lavang mới, từ năm 1901 đến năm 1969, có 17 kỳ Đại Hội Thánh Mẫu đã được tổ chức tại Linh Địa Lavang này.

    -------Từ Đại Hội lần thứ 1 (1901) đến Đại Hội lần thứ 5 (1914), chỉ tổ chức có 1 ngày tròn và rước kiệu từ Cổ Vưu vào Lavang.

    -------Từ Đại Hội lần thứ 6 đến Đại Hội lần thứ 9 (1928), tổ chức trong 3 ngày liên tiếp. Hai ngày tại Lavang, một ngày kiệu từ Cổ Vưu tới Lavang.

    -------Các lần Đại Hội lần thứ 10 (1932), 11 (19335), 12 (1938), 13 (1955) bị gián đoạn, mãi đến năm 1955 mới được tổ chức lại. Cha Giacôbê Kinh, bổn sở LaVang đã hy sinh trụ trì để gìn giữ đền thờ Đức Mẹ suốt thời Lavang bị Việt Cộng chiếm đóng (1948-1955). Ngài qua đời và được chôn táng ngay sau đền thờ Đức Mẹ.

    -------Lần Đại Hội lần thứ 14 (1958), kỷ niệm Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, thì suốt năm tại Linh địa Lavang cũng đã tiếp đón trên 600,000 người tới kính viếng Đức Mẹ.

    -------Các lần Đại Hội Lavang lần thứ 15 (1961), 16 (1964), 17 (1967), 18 (1969), được tổ chức mọi cái ngay tại Lavang, kể cả kiệu Đức Mẹ.

    -------Từ 1971 chiến tranh xẩy ra liên tiếp và vì an ninh không bảo đảm, nên việc tôn kính Đức Mẹ tại Trung Tâm Lavang chỉ tổ chức cách rất bình thường.

    -------Nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 200 năm (1998) Đức Mẹ hiện ra tại Lavang, Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể đã long trọng cử hành Thánh Lễ khai mạc Năm Toàn-Xá vào ngày mùng một tháng giêng năm 1998, ngày lễ Mẹ Thiên Chúa, ngày cầu cho Hòa Bình thế giới và cũng là ngày đầu năm Dương lịch. Tuy không có tính cách trọng thể nhưng giáo dân tiến về cũng lên tới trên 10 ngàn người. Với lòng yêu mến Đức Mẹ thật không gì có thể ngăn cản được. Mọi người trong và ngoài nước đều nhất tề hướng về Mẹ Lavang.

    -------Ngày 13, 14 và 15 tháng 8, 1998 sẽ là ngày Đại Hội Thánh Mẫu Lavang toàn quốc lần thứ 25 tại Linh Địa này và ngày bế mạc Năm Toàn Xá sẽ mở vào ngày 15 tháng 8 năm 1999.


  14. Có 2 người cám ơn caoduc vì bài này:


  15. #8
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default LINH ĐÀI ĐỨC MẸ LAVANG

    LINH ĐÀI ĐỨC MẸ LAVANG

    -------Cha Giuse Trần văn Tường được Đức Cha Thi đặt làm cha sở Lavang, ngài đã xây một Linh-Đài Đức Mẹ tại trên chính nơi Đức Mẹ hiện ra, cũng là chính nơi ngôi chùa được di nhượng để ghi nhớ nơi Đức Mẹ đã hiện ra an ủi đoàn con trong những cơn sóng gió. Cuộc xây dựng Linh-Đài Lavang được kiến thiết làm 3 đợt. Trước Đại Hội Toàn Quốc 1955 (cuộc đại hội lần thứ 13 sau 17 năm chờ đợi - 1938-1955). Linh Đài chỉ là một ngôi nhà tứ giác thô sơ. Sau Đại Hội được sửa lại vững chắc hơn. Mãi đến lúc có công tác kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, Linh-Đài Đức Mẹ lại được làm theo lối kiến trúc tân kỳ với 3 cây đa tượng trưng cho sự thống nhất của ba miền Bắc, Trung, Nam.
    CHÂN DUNG ĐỨC MẸ LAVANG
    -------Trong dịp Đại Hội Lavang lần thứ nhất, Đức Cha Gaspar Lộc đã làm phép tượng Đức Mẹ Lavang, ngài đặt thực hiện tại nước Ý theo như chân dung Đức Mẹ do chính những người được diễm phúc thấy Đức Mẹ kể lại:
    -------"Đầu Mẹ đội triều thiên vàng, mình Mẹ mặc áo choàng mầu thanh thiên phủ trên áo trắng ngà, chân Mẹ đứng trên đám mây. Đức Mẹ ngó nhìn con cái với nét mặt dịu hiền trong giáng điệu uy nghi trang trọng. Hai tay Mẹ đỡ nâng Chúa Hài Đồng đứng bên tay mặt, như muốn đưa ra giới thiệu cùng chúng ta. Chúa Giêsu Hài Nhi đầu đội triều thiên vàng, mặc áo mầu hồng, chân đứng trên trái địa cầu nhấp nháy mấy vì sao. Chúa đứng như nương tựa vào Đức Mẹ. Một tay níu áo Mẹ, một tay đưa ra như mời gọi chúng ta hãy chạy đến cùng Mẹ, để Mẹ phù trợ và ban ơn". (Trích sách Đức Mẹ Lavang, Nữ Vương Chiến Thắng của Nguyễn Đình Khiêm).

    -------Đền Đức Mẹ Lavang cũng còn có Pho Tượng mới, lớn hơn tượng cũ và cùng một kiểu mẫu, do cha Sở Trần văn Tường sắm sau khi đền thờ Đức Mẹ được trùng tu, Tượng do một Điêu-khắc-gia Công giáo từ Sàigòn thực hiện (1923). Tượng được trưng bày trên tòa cao, chính giữa gian Cung Thánh, sau bàn thờ chính.

    -------Khi chọn Bổn mạng cho thánh đường Lavang, Đức cha Gaspa Lộc đã tuyên bố: "Đức Bà phù hộ các giáo hữu là tước hiệu chính thức của đền thờ Đức Mẹ Lavang" (1901).
    LAVANG NGUỒN ÂN PHÚC
    -------Cha Giuse Trần văn Tường khi viết về Mẹ Lavang, ngài đã ghi lại những lời quý báu sau đây: "Từ một chốn rừng núi thâm u, Lavang đã trở nên trung tâm cầu nguyện, một thành trì thu hút muôn người. Vì Lavang là đất riêng của Đức Mẹ Chúa Trời. Trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ rưỡi này, Lavang là nơi đã tuôn tràn bao ơn phúc của Mẹ lành. Ai có thể kể hết được những ơn lạ phần hồn phần xác Đức Mẹ đã ban xuống cho những ai chạy đến cầu khẩn Mẹ ở nơi này. Sao đếm nổi những đoàn người nam phụ lão ấu, không thiếu một thành phần nào trong xã hội đã lũ lượt tuôn đến Lavang. Họ đến để tỏ bày nỗi lòng, kêu xin sốt sáng.... Để rồi ra về lòng nhẹ nhàng sung sướng đầy tin cậy mang theo bó lá, vài miếng gạch vụn lượm quanh đền thờ đem theo để làm tin.

    -------Mẹ Maria quyền phép ngự trị trên trời. Mẹ Maria tuôn tràn muôn ơn xuống khắp nơi và bất cứ ở đâu ta cũng có thể kêu xin cùng Mẹ, nhưng có những chỗ Mẹ muốn chọn làm nơi riêng của Mẹ. Trải qua thời gian, chúng ta nhận ra Lavang chính là một trong những nơi riêng ấy, Mẹ nhận để thi ân.

    -------Lời truyền tụng của Tổ Tiên, sự khuyến khích của Giáo Quyền, lòng sùng mộ của Giáo Hữu Việt Nam qua bao thể kỷ, đủ chứng tỏ rằng Mẹ nhân lành đã muốn chọn Lavang này để thông ơn Chúa cách riêng cho con cái Việt Nam và để làm nơi cho con cái Mẹ qui tụ lại mà chúc tụng, mến yêu Người một cách đặc biệt hơn. Lavang nơi xưa kia Mẹ hiện đến để yên ủi giao hữu lâm cảnh lầm than, bị bách hại. Lavang hôm nay Mẹ còn tuôn đổ tràn phúc lạ an ủi kẻ ưu phiền, hộ phù người tin cậy.... Hãy đến Lavang để kính viếng nơi Thánh Địa Mẹ đã chọn. Hãy đến Lavang để gặp Mẹ, và nhờ Mẹ đến với Chúa Giêsu mạch tràn trể muôn phúc".

  16. Có 3 người cám ơn caoduc vì bài này:

    NVN

  17. #9
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default NHỮNG ƠN LẠ MẸ LAVANG BAN

    NHỮNG ƠN LẠ MẸ LAVANG BAN
    • CÂY ĐÈN CẦY VỤT TẮT
    -------Cha Giacôbê Nguyễn Linh Kinh làm cha Sở Lavang (1948-1955) đã ghi lại phép lạ Mẹ ban cho vua Khải Định như sau: Nhân dịp lễ tứ tuần của vua Khải Định, bỗng dưng ngài ngã bệnh đến độ trầm trọng. Các ngự y đều bất lực. Các bác sỹ Pháp cũng bó tay. Lúc ấy có viên quan xin tâu vua về việc cứu chữa linh thiêng của Đức Mẹ Lavang và thỉnh cầu nhà vua tìm tới xin ơn Đấng Thánh Mẫu. Vua Khải Định liền cho mời cụ Nguyễn Hữu Bài vào điện và xuống mạng cho cụ đi Lavang khấn xin cùng Đức Mẹ. Vâng theo thánh dụ, cụ ra Lavang cầu xin Đức Mẹ cho nhà vua được bình phục, để ngày lễ tứ tuần ngài được vui vẻ và khoẻ mạnh để tiếp đãi quan khách. Thực thế, Đức Mẹ đã ban cho vua được bình phục, vì sau lễ tứ tuần, nhà vua đã cho người đến Lavang tạ ơn Đức Mẹ. Năm sau cũng vào dịp này vua bị ngã bệnh lại. Vua lại sai cụ Bài đi khấn xin và mang thêm hai cây đèn cầy lớn dâng kính Đức Mẹ. Tới nơi cụ cho chưng đèn và thắp nến trước bàn thờ Mẹ. Nhưng lạ thay, một cây đèn cầy không chịu cháy, cho dù có sửa tim, cạo nến, ngọn đèn cũng chỉ cháy lên leo lét một chút rồi vụt tắt. Cụ bài luận rằng đó là dấu Đức Mẹ cho biết, Mẹ chỉ nhận một lần này nữa mà thôi, lần sau sẽ không được nữa. Đúng thế, năm sau vua Khải Định lại ngã bệnh và thăng hà trong chứng bệnh hiểm nghèo ấy. (N.S.Đức Mẹ Lavang số 2 tháng 7,1962)
    • CÔ MARIA MỘNG HOA
    -------Ông bà Nguyễn khắc Nhân và Tôn nữ thị Quyên, đã sinh được 3 người con trai. Bà ao ước có thêm một cô Tôn nữ nữa, nên bà thường khấn rằng: "Nêu Mẹ Lavang cho con toại nguyện thì con sẽ trở lại đạo Công Giáo". Lần kia ông lên Đền Lavang hành hương xin ơn. Khi trở về bà kể cho ông nghe giấc mộng đẹp của bà: Một Bà-Đẹp mặc đồ trắng toát, tay ôm những bông Cúc Thọ kép. Bà xin một bông, Bà-Đẹp cho ngay một bông. Bà xin một bông nữa, Bà-Đẹp mỉm cười rồi biến đi.

    -------Ông tin đó là điềm tốt, Đức Mẹ đã nhân lời ông bà cầu xin. Và thực thế, năm sau (15-8-1913) bà mang thai một người con nữa. Tới ngày sinh mà bà không cách nào sinh được; ông Nhân phải chạy lên Đền Đức Mẹ Lavang cầu khẩn và lấy Nước-Thánh Đức Mẹ đem về cho bà uống và thoa trên trán. Sau khi uống nước bà sinh được liền. Ông bà đặt tên cho con là Nguyễn thị Phi-Phụng và âu yếm nói với con: "Ba ước ao sau này con sẽ được huy hoàng như chim Phụng Hoàng, nhưng khi làm nên sự nghiệp vẻ vang, thì con sẽ phải mang tên hiệu là "Mộng Hoa" để kỷ niệm ơn lạ mà má con đã chiêm mộng". Năm tháng cứ thế trôi qua, Phi Phụng học hành ngày một khá. Đến lúc lên 16 tuổi, cô đã được báo chí ca ngợi về năng khiếu nghệ thuật của cô. Phi Phụng nhớ lời cha dạy nên đã nhận bút hiệu mới là gái "Mộng hoa". Cô không hãnh diện về mình nhưng luôn có tâm tình biết ơn đối với Mẹ Lavang. (N.S. Đức Mẹ Lavang số 9, tháng 5, 1962).
    • TÉ BỂ SỌ ĐƯỢC MẸ CHỮA LÀNH
    -------Ngày 25 tháng 5 năm 1932, có cha Phượng và cha Mục sau khi cấm phòng tại Dòng Phước Sơn về, hai cha đến Lavang kính viếng Đức Mẹ. Cha Phượng leo lên tháp chuông coi, mới lên được tầng dưới cao 5 thước, cha bị xẩy chân té xuống nền Xi-măng, sọ bể rạn từng miếng, một đầu gối bị dập, ống chân bị bẻ quặt lại, máu chảy dầm dìa lai láng. Cha bị ngất bất tỉnh nhân sự. Người ta chạy đến nhà thương Quảng Trị mời bác sĩ Phạm văn Hy, nhưng rủi thay bác sĩ đi vắng. Đến 8 giờ tối bỗng nghe có tiếng xe tiến tới trước cửa nhà xứ. Cha Morineau Trung ngỡ là người đón bác sĩ trở về, nhưng không, đó là xe của bác sĩ Hoslé, Quản Đốc Bệnh Viện Huế đi săn bắn, tình cờ đi ngang qua. Ông liền đưa nạn nhân lên xe chở về nhà thương, rồi đánh điện mời bác sĩ Hy trở về. Hai bác sĩ lo săn sóc cho nạn nhân nhưng cả hai đều nói rằng: "Cha có qua khỏi là nhờ phép lạ Đức Mẹ làm mà thôi". Quả thực phép lạ đã xẩy ra trước sự ngạc nhiên của mọi người. Chỉ sau 10 ngày cha Phượng đã khỏi hết mọi vết thương từ đầu đến tay chân. Bác sĩ tuyên bố: "Đó là ơn thiêng từ trời ban cho cha. Một phép lạ Đức Mẹ ban cho Cha, chứ không có tài nghệ nào chữa lành mau như thế được". (Phép lạ này đã được tường thuật trong Tạp Chí Hội Truyền Giáo, xuất bản tại Balê tháng 4 năm 1932).


  18. Được cám ơn bởi:


  19. #10
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default NHỮNG ƠN LẠ MẸ LAVANG BAN (tt)

    • BỐN MƯƠI NĂM MỘT GIÒNG LỆ
    -------Ngồi liên tưởng đến Thánh Lễ Đại Trào Khai mạc năm Toàn xá, kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lavang và kỷ niệm 10 năm Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tôi hồi tưởng về một khung trời ấu thơ xa xưa với một biến cố trọng đại đến với gia đình tôi cách đây 40 năm về trước, vào một ngày cũng mưa gió như hôm nay.

    -------Năm 1958, ba tôi làm việc tại Bệnh viện Trung Ương thành phố Huế. Mỗi tháng ông cùng các bác sĩ đi thanh tra các Bệnh viện nhỏ trong vùng một lần. Hôm ấy ông sửa soạn đi thăm bệnh viện Quảng Trị, cách thành phố Huế khoảng 65 cây số về phía Tây Bắc.

    -------Tôi còn nhớ rõ hôm đó trời mưa lạnh, mưa rả rích suốt ngày. Ba tôi chuẩn bị lên đường. Ba tôi mặc chiếc Jacket bằng da và dặn dò mẹ tôi một vài điều gì đó rồi vội vã ra xe.

    -------Bước xuống mấy bậc thềm, ông gặp ngay cha Cao văn Luận, người cùng quê quán với cha tôi. Ngài rất thương yêu gia đình tôi và niềm mong mỏi của ngài là được thấy gia đình tôi theo Đạo. Điều mà đối với cha mẹ tôi là một trở ngại rất lớn, không thể nào thực hiện được. Họ hàng cả hai bên đều không có ai theo Đạo Công Giáo, vả mẹ tôi đã quy y, pháp danh là Nguyên Kha. Mẹ tôi cũng đã xây chùa cho làng ngoại tôi ở Huế. Cả một đời mẹ hy sinh cho hạnh phúc của chồng con, nhưng trong vấn đề tín ngường bà rất là cương quyết, vì thế ba tôi cũng rất tôn trọng mẹ tôi, mặc dù ông rất mến cha Luận.

    -------Cha Luận gặp ba tôi, ngài đưa cho ông một tấm ảnh và bảo: "Tôi mới đi kiệu ngoài Lavang về. Đức Mẹ đã làm nhiều phép lạ và rất linh thiêng, ông hãy giữ lấy mà cầu nguyện". Ba tôi cười cười, nói cám ơn cha, rồi thuận tay ông nhét tấm ảnh vào túi trong của áo Jacket: "Con phải đi ngay cha ạ, mọi người đang chờ con ở ngoài kia". Vừa nói ông vừa chào từ giã rồi đi ra xe.

    -------Buổi chiều trong khi người làm dọn cơm, chúng tôi ngồi nghe mẹ kể chuyện. Mẹ đang kể một đoạn trong câu chuyện "những kẻ khốn cùng" của văn hào Victor Hugo, thì chúng tôi nhận được hung tin. Chiếc xe chở ba tôi và bốn người nữa bị lật tại cầu Giồng Quảng Trị chìm xuống sông rồi. Tất cả đều tử nạn. Bệnh viện báo tin và yêu cầu gia đình đến ngay để nhận xác về mai táng.

    -------Trước biến cố bất ngờ, mẹ tôi như người bị sét đánh, sững sờ ôm lấy chị em chúng tôi. Làm sao tôi có thể diễn tả hết nỗi đau đớn trong lòng mẹ tôi lúc này... Mẹ tôi và chị em tôi theo xe bệnh viện ra Quảng Trị lấy xác cha. Đến nơi, tại trạm gác nhỏ nằm cuối chân cầu, xác của ba ông bác sĩ và nhân viên bệnh viện đã được vớt lên, còn thi hài ba tôi chưa tìm thấy. Người ta chưa vớt được, nhưng quả quyết rằng ông cũng cùng một số phận với những tử thi đang nằm đó, vì ông ở dưới nước quá lâu. Thân nhân của các nạn nhân đã có mặt đông đủ, họ kêu gào khóc lóc rất não lòng. Em tôi còn nhỏ chưa hiểu lắm, nép trong vòng tay mẹ ngơ ngác nhìn quanh: "Ba đâu, ba đâu mẹ!". Mẹ tôi chưa kíp dỗ dành thì bỗng có tiếng người la lớn: "Đây rồi, vớt được xác cuối cùng rồi".

    -------Là ba tôi đó. Mẹ tôi nhào tới. Người ta khiêng xác ba tôi đặt lên chiếc băng ca. Lại có tiếng la lên: "Trời ơi, ông ta hình như chưa chết. Còn thở, hơi thở yếu lắm. Làm hô hấp cho ông ta ngay đi".

    -------Và ba tôi quả còn sống thật. Mẹ tôi qùi xuống lạy trời lạy đất. Cám ơn Trời Phật đã cứu sống ba tôi. Nước mắt mẹ tôi một lần nữa tuôn trào, nhưng lần này là giòng nước mặt hạnh phúc không ngờ. Chúng tôi quỳ xung quang băng ca. Ba tôi tỉnh lại hẳn. Ông nói bằng một giọng thật yếu ớt, câu nói đầu tiên tôi không bao giờ quên được: "Hãy xin cha rửa tội, rửa tội cho cả nhà. Đức Mẹ Lavang đã chữa ba".

    -------Nói xong, ông đưa tay vào túi áo lục lọi kiếm tìm, ông rút ra một tấm ảnh Đức Mẹ Lavang, tấm ảnh mà Cha Luận đã cho ông trước chuyến đi định mệnh. Ba tôi nói tiếp: "Đây chính Bà này đã cứu ba. Ba bị mắc kẹt trong gầm xa không sao ra được. Bà đã đến lôi ba ra. Ra khỏi cửa xe, Bà đẩy ba nổi lên mặt nước và nói "Ta là Mẹ Lavang, Ta đến cứu con".

    -------Tôi chợt nghĩ lại: Nếu ngày hôm ấy ba tôi không vội vàng ra đi và có thời giờ tiếp chuyện cha Luận, thì có lẽ bức ảnh Đức Mẹ Lavang đã bị bỏ quên trong ngăn kéo cùng với sự hững hờ của ba mẹ tôi rồi. Sau biến cố đó, gia đình tôi gồm ba mẹ và 7 anh chị em được rửa tội trong sự tự nguyện rất hoan hỷ của mẹ tôi. Ba vị Linh mục thân thiết nhất của gia đình là cha Cao văn Luận, cha Ngô văn Trọng, cha Vũ minh Nghiễm dạy giáo lý cho gia đình, đã dâng Thánh Lễ và ban phép Rửa Tội cho chúng tôi tại Thánh Đường Đức Mẹ Lavang Quảng Trị. Mẹ tôi vui mừng hân hoan và tin tưởng, bà lần chuôi Mân Côi mỗi ngày. Cho đến ngày nhắm mắt, bà vẫn là một tín đồ sốt sáng, sùng kính Đức Mẹ tuyệt đối. Đây là hình ảnh cuối đời của mẹ tôi.

    -------Tôi còn nhớ, sau ngày gia đình chịu Phép Rửa Tội, mẹ tôi đã phải chịu đựng biết bao lời ra tiếng vào của họ hàng và những người quen biết.... Mỗi lần than vãn với Mẹ thì mẹ tôi lại khuyên: "Ba là cột trụ, là nguồn sống của gia đình. Đức Mẹ đã cứu sống ba là cứu sống cả gia đình chúng ta. Vì thế dù cho phải chịu bao nhiêu thử thách, khó khăn cũng phải chấp nhận, để cảm tạ ân sủng đó. Tình yêu luôn luôn có cái giá phải trả, và cái giá đó có nghĩa gì đâu với ân huệ mà Đức Mẹ đã ban cho gia đình chúng ta".

    -------Mẹ tôi nói đúng, ơn lạ mà Mẹ Lavang đã ban là một biến cố lớn trong đời sống tâm linh của gia đình, cùng là một biến cố trong lịnh sử gia tộc. Ba tôi năm nay đã gần 90 tuổi. Ông vẫn còn giữ và kính tấm ảnh năm xưa đã cứu mạng ông. Tấm ảnh ngày nay đã mờ nhạt theo thời gian, nhưng mỗi ngày ông vẫn ngồi bên Mẹ, đọc kinh, cầu nguyện, truyện vãn với Mẹ một cách thân tình.

    -------Câu chuyện này vẫn thường được tôi kể lại cho các cháu nghe như một chuyện thần thoại nhưng có thực, chuyện xẩy đến từ một phép lạ của Đức Mẹ Lavang đối với gia đình tôi nói riêng và nhiều gia đình khác nói chung.

    -------Ngày đại lễ khai mạc Năm Thánh hôm nay trời mưa nhiều. Tôi lái xe đi trong cơn mưa như trút, nhưng lòng tôi hạnh phúc vô cùng vì tôi được có Chúa, có ánh sáng niềm tin của Ngài chiếu rọi tâm hồn tôi. Tôi có tình yêu bao la rộng mở của Đức Mẹ đã đến với gia đình tôi từ thuở tôi mới lên 10... Ngày nay tôi cũng vẫn cảm thấy mình may mắn, đã được hưởng một ân huệ quá đặc biệt đến từ tình yêu bao la không bờ bến của Đức Mẹ....
    California ngày 22 tháng 2 năm 1998. Lê tín Hương. (trích từ Báo Hiệp Nhât số 64, tháng 4, 1998).

    • TÌNH MẸ BAO LA
    -------... Gia đình hoàn toàn ngoại giáo, lại nghèo nên bố tôi phải lên núi kiến trầm về bán nuôi sống gia đình. Nhưng chẳng may bố tôi bị một nhánh cây khô nhọn đâm xuyên bàn chân. Các bạn phải cõng bố tôi về. Tới nhà thì chân đã mưng mủ, nhức nhối, suốt ngày chỉ ôm chân kêu đau rên rỉ. Các cha, các Sơ đến thăm và chữa trị nhiều lần nhưng cũng không bớt. Có người nói trong thịt xương bàn chân còn nhiều miếng gỗ cứng sinh độc cần phải mổ mới lành. Bố tôi đi nhà thương soi điện nhưng chẳng thấy gì, còn bác sỹ thì nói phải cưa chân đi mới khỏi. Mẹ tôi sợ bố què cụt không làm được việc nên không cho. Bố tôi phần thì lo buồn vì sợ chất độc chạy lên tim đe dọa mạng sống, phần thì đau đớn không thể làm gì nuôi sống gia đình.

    -------Ở rú làng tôi có hòn đá trắng giống hình người nằm dưới bụi vòi voi xum xuê. Người ta đồn rằng "Ông Đá" thiêng lắm, đêm khuya trời tối ông thường ngồi dậy trò truyện với các hồn ma trong nghĩa địa. Vì thế dân làng ai đau yếu cũng nấu nước chè xanh mang đến đây cầu khẩn rồi đem về uống. Mẹ tôi còn hơn thế nữa, bà dìu bố tôi ra đây khóc lóc cầu xin "Ông Đá" thương tình, nhưng bố tôi chẳng thuyên giảm chút nào. Tình thế gia đình ngày càng nguy ngập.

    -------Cuối hè năm ấy, nhân có Đại Hội Thánh Mẫu Đức Mẹ Lavang, Sơ Camille là cô giáo dạy tôi học, gợi ý đem bố tôi đi Lavang nhờ Đức Mẹ cứu giúp. Sơ biết gia đình tôi ngoại giáo, lại túng thiếu, nên trình cha xứ cho nhập đoàn với giáo dân, đi chung chuyến xe đò và ăn ngủ với họ không phải tốn tiền. Nghe chuyện ấy mẹ tôi mừng lắm nên xin cùng đi theo. Lòng bố thì nghi ngờ, nhưng vì ngộ biến nên phải tòng quyền. (Gia đình tôi ngoại đạo, nhưng tôi học trường Công giáo, nên mọi kinh nguyện tôi xin nhận đọc cả để bố tôi yên lòng. Bố chỉ cần có lòng thành tâm thôi). Bố tôi hỏi:

    -------- Thành tâm là thế nào?

    -------- Là trong bụng bố đặt hết tin tưởng vào Đức bà.

    -------Mẹ tôi vui mừng rưng rưng nước mặt bảo bố:

    -------- Ông phải ăn chay mấy ngày và hết lòng cầu xin Bà Tiên giúp cho, không thì nguy lắm.

    -------Tôi nói:

    -------- Đức Bà chỉ cần lòng thành thôi, bố không cần ăn chay.

    -------Gia đình tôi gia nhập đoàn hành hương trong bầu không khí đầy niềm tin. Mỗi sáng mỗi chiều, mẹ dìu bố đến trước tượng Đức Mẹ bồng con đứng dưới tàng cây đa cầu xin âm thầm, vì điều gì có trong trí nghĩ thì Đức Mẹ cũng đã biết hết rồi.

    -------Buổi chiều bế mạc, mẹ tôi được Sơ dẫn lên ngọn đồi phía sau để múc nước Thánh và hái lá Vằng đem về. Sơ nói với mẹ tôi:

    -------- Thím về, cho chú uống nước này, còn lá Vằng thì giã nhỏ đắp lên vết thương cho chú, cả nước và lá này đều thiêng lắm. Không phải bây giờ Đức Bà mới giúp người ốm đau ngặt nghèo vô phương chạy chữa đâu, mà cả gần 200 năm nay rồi. Mẹ đã hiện xuống giữa vùng núi non hẻo lánh này và nói với những người bất hạnh như thế. Nhưng thím phải nói với chú cầu nguyện và thật lòng nương nhờ Đức Mẹ mới được.

    -------Đúng là phép lạ, bố tôi dùng nước và lá ở đồi Lavang một thời gian thì trong người bố tôi khỏe khoắn, tươi vui hẳn lên. Chân của bố từ từ líp thịt, đâm da non rồi lành hẳn. Bà con hàng xóm nghe tin ai cũng đến mừng. Bố tôi nói:

    -------- Nếu không có Bà Tiên ngoài xứ Lavang, Quảng Trị thì tôi cụt chân hay mất mạng rồi.

    -------Sau đó bố tôi đem nước và lá còn lại cho những người đang đau ốm, lại nói tôi ở lại nhà đọc kinh cho họ nữa. Dĩ nhiên là ai cũng được Đức Mẹ cứu chữa cả.... (Hồi ký :Vân Hà. Trích trong Báo Hiệp Nhất số 64 tháng 4, 1998).

  20. Được cám ơn bởi:


  21. #11
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default SỐNG TINH THẦN MẸ LAVANG

    SỐNG TINH THẦN MẸ LAVANG

    -------Đọc qua những lược thuật trên chúng ta phải nhận rằng Mẹ Lavang chính là Mẹ của tình thương, Mẹ của ơn phù trợ, Mẹ của niềm tín thác, Mẹ của đức tin Giáo hội, Mẹ của sự đoàn kết mọi tôn giáo.

    -------Thực vậy, Mẹ chính là Mẹ của tình thương, vì Mẹ thấy con cái chìm sâu trong thảm sầu khổ ải, trong hiểm nguy của rừng sâu nước độc, Mẹ đã thương hiện đến an ủi họ và chỉ cách chữa trị bệnh tật cho họ.

    -------Mẹ chính là Mẹ của ơn phù trợ các giáo hữu, Mẹ đã xuất hiện bên họ giữa lúc cô đơn cô thế để bênh đỡ, để che mắt những kẻ lùng bắt đang chạy trốn vì đức tin.

    -------Mẹ chính là Mẹ của niềm tin phó thác, khi họ tụ họp nhau đọc kinh, cầu nguyện mỗi đêm để tỏ niềm phó thác của mình trong tay từ mẫu Mẹ. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã chọn Mẹ Lavang để "phó thác toàn dân Việt Nam cho Mẹ, để Mẹ phù trì ngày nay và mãi mãi".

    -------Mẹ chính là Mẹ của niềm tin Kitô hữu. Mẹ đã hiện ra tại Linh Địa Lavang này để củng cố niềm tin cho biết bao mạng người đã hy sinh chịu thiêu rụi cả mạng sống mình vì Chúa. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ II đã nhắc lại lời Mẹ như sau: "Các con hãy tin tưởng, hãy vui lòng chịu đựng đau khổ, Mẹ đã nhậm lời các con cầu khẩn. Từ nay về sau, hễ ai đến kêu xin Mẹ ở nơi đây, họ sẽ được toại nguyện".

    -------Mẹ chính là Mẹ của sự đoàn kết mọi tôn giáo. Chính Mẹ đã chứng kiến tình đoàn kết giữa người Công giáo và người không Công giáo trong vùng: Những người Phật Giáo tại làng Ba Trừ, Cổ Thành và Thạch Hãn, chung nhau xây chùa tại nơi Đức Mẹ hiện ra, gọi là "Chùa Làng". Nhưng sau họ bàn tính và đồng thuận rằng "Bà Linh" hiện ra thuộc bên Công Giáo, nên nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo để làm Đền thờ kính Chúa Bà. Mẹ chính là Mẹ của sự hợp nhất tôn giáo tại quê hương này.

    -------Trong đoạn kết của bài giảng Thánh Lễ khai mạc, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể nhắn nhủ:
    -------Trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba, trên bước đường tiến về Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể Giáo Hội: Cá nhân, gia đình cũng như Cộng Đoàn Giáo Xứ; hãy tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Đức Tin, vì Tin Mừng cứu độ. Hãy sám hối ăn năn về mọi lỗi lầm và hãy hòa giải với mọi người. Hãy xây dựng tình yêu thương hiệp nhất, hãy canh tân đổi mới con tim và trí óc. Chúng ta hãy hướng về Mẹ Lavang với những mục đích nêu trên. Thánh Địa Lavang này đã cho chúng ta một bầu khí yên lành, thanh thoát, một sự thanh nhàn thư thản. Mẹ Lavang cũng rất ân cần, niềm nở đón tiếp hết mọi người chúng ta. Vậy xin hãy đến với Mẹ, đến với Mẹ để Mẹ đưa chúng ta đến tận ngọn nguồn suối cứu độ là Đức Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta.
    Anh chị em thân mến,
    -------Mẹ Lavang thật rất quê hương, rất dân dã. Mẹ của cây đa bến cũ. Mẹ của trầu cau, của ca dao tục ngữ. Mẹ Lavang hiện xuống trên đám cỏ, dưới tàn cây đa cổ thụ, để an ủi đoàn con đang vây quanh đọc kinh cầu nguyện trong nơm nớp lo sợ. Thật là hiền dịu, gần gũi, khả ái biết bao! Mẹ vỗ về đoàn con (như gà mẹ túc con dưới cánh). Mẹ Lavang như suối mát trong, như lá cây Vằng và như nước nguồn đạm bạc, dân dã, nhưng chan chứa biết bao tình thương. Hãy xác tín rằng Mẹ luôn gần gũi và đồng hành với đoàn con trên các nẻo đường cuộc sống, nhưng lòng vẫn cảm thấy nao-nao trong giờ phút rời xa quê Mẹ. Xin Mẹ thương hợp nhất chúng con. Xin Mẹ thương dệt sáng tương lai và làm tươi mát cuộc đời chúng con.
    Mẹ là giọt nắng trên cây,
    Ươm bao nhiêu ước mơ đầy mình con.
    Mẹ là bóng mát đường quê,
    Chở che con giữa bộn bề tháng năm.
    Bùi Tuấn.
    (Báo Hiệp Nhất Trang 74 số 65).


    -------Vậy để thể hiện tinh thần của Mẹ Lavang, chúng ta hãy sống cách đích thực tinh thần của Mẹ (Vững lòng cậy trông, yêu mến, tin tưởng, hy sinh và hợp nhất) trong những ngày chuẩn bị mừng Năm Thánh 2000 và chuẩn bị mừng 200 năm Đức Mẹ hiện ra tỏ tình thương với dân tộc Việt Nam.



  22. Có 2 người cám ơn caoduc vì bài này:


  23. #12
    caoduc's Avatar

    Tham gia ngày: May 2008
    Tên Thánh: GIUSE
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HỒ CHÍ MINH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 691
    Cám ơn
    308
    Được cám ơn 1,462 lần trong 527 bài viết

    Default MẸ LA VANG MẸ NGUỒN CẬY TRÔNG

    MẸ LA VANG
    MẸ NGUỒN CẬY TRÔNG

    ------------Cuộc hành hương Đại hội Đức Mẹ Lavang lần thứ 28 nầy (13-15.8.2008) đối với rất nhiều người là những kỷ niệm khó quên, những ơn lành Đức Mẹ ban cách ngọt ngào trìu mến... những cảm nếm cái nóng, cái khát của thời tiết Quảng trị oi bức nhưng lòng vẫn tràn ngập niềm vui trùng phùng hội ngộ trong tình Mẫu tử nhiệm mầu... Phần tôi, sự kiện ghi đậm dấu ấn nhất là giờ cầu nguyện và thánh lễ dành cho nhóm khuyết tật vào lúc 9giờ30, ngày 14.8, ngày thứ II trong chương trình 3 ngày đại hội, do Đức Cha (ĐC) Phêrô Nguyễn văn Đê Giám Mục Phó Giáo Phận Bùi Chu chủ sự. Tôi xem như đã nếm được niềm vui sống bên Mẹ là tâm tình cầu nguyện, hiệp thông trong dịp hành hương 28 nầy, với con cái Mẹ khắp bốn phương tựu về, nhất là với những mãnh đời thiếu may mắn...

    ------------Đoàn khuyết tật đến từ Tổng Giáo Phận Hà Nội, gồm 225 người. Họ đến từ nhiều nơi trên các giáo xứ thuộc Miền Bắc: Vĩnh Phúc, Bắc Gíang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Giang, Hà Tây... có các anh em thiện nguyện, các thầy Don Bosco, các nữ tu cùng đồng hành, và đặc biệt có ĐC Phêrô Nguyễn văn Đệ làm linh hướng cho đoàn. Một chuyến hành hương về Đức Mẹ La-vang, gặp gỡ giao lưu, và tham quan một vài tháng cảnh... tất cả đã được lên chương trình chu đáo, từng ngày trong chuyến đi 7 ngày. Được biết, qui tụ bên Mẹ Lavang hôm nay, cũng có hơn 30 anh chị em khuyết tật từ Saigòn, Huế; hầu hết những anh chị em này là người không công giáo... Thật cảm động, khi nhìn thấy các anh chị em khuyết tật đủ mọi lứa tuổi, dưới những hình hài không toàn vẹn, khập khểnh dìu nhau lên trước Linh đài Mẹ, nhưng trên khuôn mặt lại toả rạng ánh ngời của niềm vui, bình an sâu xa...

    ------------Trong lời mở đầu giờ diễn nguyện, ĐC chủ tế mời gọi : "Lúc nầy đây, tâm hồn chúng ta đang tìm về suối nguồn nguyên thuỷ và tươi mát, mà Đức Kitô đã đúc kết nơi tấm lòng Từ mẫu của Mẹ Maria... Bởi đó, bên Mẹ hôm nay, xin cọng đoàn cùng với chúng con nắm tay nhau, không phân biệt đẳng cấp, giàu hay nghèo, lành lạn hay tật nguyền... để cất lên niềm vui hội ngộ nầy."

    ------------Giờ diễn nguyện do các em trong đoàn thực hiện đã đưa cộng đoàn về với những trang Phúc âm để chiêm ngắm dung mạo của Chúa Cứu Thế, Đấng không ngừng nghiêng xuống trên những mảnh đời bất hạnh: Chúa Giêsu chữa người phụ nữ bị loạn huyết, người mù, người bị bại liệt, người câm điếc...Với bài "Bàn tay Giêsu": Bàn tay ấy ôm hôn cuộc đời, bàn tay ấy nâng cao phận người... xoá những tuyệt vọng đớn đau, dù con tim giá buốt, tha thiết yêu thương hào phóng cho hạnh phúc vào đời". Phần tĩnh nguyện kết thúc với thánh vũ Nữ Vương Hoà Bình đầy tính nghệ thuật, diễm lệ tuyệt vời ... Các em khuyết tật thì phụ diễn, rạng rỡ tay nâng cao băng-rôn: "Nữ Vương Hoà Bình", rất ư là dễ thương! Tất cả như bức tranh sinh động ca múa trước nhan Mẹ dấu yêu ... Chắc là Mẹ đang nhìn đoàn con mà mĩm cười sung sướng trong cái nắng chan hoà của khung trời Lavang!

    ------------Bên Mẹ hôm nay, lương hay giáo, qua những tâm sự và lời nguyện các em dâng lên Mẹ, chúng ta mới cảm nhận được đức tin của họ mãnh liệt biết bao!

    ------------Chúng ta hãy lắng nghe lời trần tình anh chị em thân thưa lên Mẹ Thiên Chúa: "Đoàn hành hương chúng con hôm nay, mỗi người một cảnh, người thì không cha, không mẹ, người thì cụt tay cụt chân, người khiếm thị, người câm điếc, người què quặt, người bại liệt, khó khăn biết bao chúng con mới có thể về được bên Mẹ. Chúng con dâng lên Mẹ tất cả những khó khăn vắt vả trong đời sống chúng con."

    ------------Trong đau khổ, họ van nài tha thiết hơn: "Chúa ơi!, chúng con những người khuyết tật của Chúa, có người chưa một lần được nhìn thấy ánh sáng long lanh hay nghe một âm thanh diệu huyền nào, chưa một lần được cùng bạn bè chạy nhảy tự do, thoải mái, chưa một lần đưa tay hái những bông hoa tươi thắm để tặng mẹ cha, chưa được mở miệng một lần nào để nói lên hai tiếng cám ơn, cũng chưa hát được âm thanh nào để chúc tụng Chúa, đã không ít lần con bật khóc khi phải ngồi riết trên xe lăn, một mình, một mình đơn độc! Xin đừng bỏ con một mình, Lạy Chúa!"

    ------------Gìờ cầu nguyện và thánh lễ được tổ chức rất sống động , đầy sáng tạo, khi Đức Cha nhắc đến nỗi đau của một nhóm khuyết tật nào đó, thì tiếp theo ca đòan cất lên tiếng hát, rất đặc trưng, diễn cảm, xoáy sâu tận lòng người: " Con không đuợc thấy mặt trời, con không được thấy mặt trăng. Con không nhìn thấy hàng cây cũng chưa được nhìn thấy những tầng mây... mà chỉ thấy một màn đêm u tối bao phủ quanh cuộc đời. Con không được đi đến trường học. Con không được cười nói tự nhiên nhưng trong lòng vẫn thấy bình yên. Con đã hiểu được những nỗi khổ đau khi con được sống trong cuộc đời này...(ĐK) Không phải lỗi tại con cũng không phải của cha hay của mẹ... con chẳng được may mắn như bao người, được sinh ra trong cuộc đời nhưng để làm rạng danh một Thiên Chúa trong nhân loại hôm nay".

    ------------Nhiều người hiện diện cảm xúc trước những lời nguyện của các em dâng lên. Bạn Văn Học thổ lộ: " Tôi nghe tiếng sụt sùi của ai đó, tiếng nấc nghẹn nghào của một người phụ nữ ngồi cạnh tôi, chị lấy khăn lau mắt nhiều lần, hẳn là chị cảm động lắm! Vâng, làm sao mà không thể cảm đông được trước những con người sinh ra với một thân phận như định mệnh oan khiên bủa vây và che phủ cuộc đời một màu u ám".

    ------------Tình gắn kết hiệp thông của hàng trăm con người kém may mắn tại linh đài Mẹ, và của đông đảo khách hành hương tạo nên một bầu khí linh thánh và sâu lắng... Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ĐC nhắc bảo cộng đoàn: "Nếu không có cái chết tức tưởi của Chúa Giêsu trên thập giá thì mọi lý giải đối với những "mảnh đời xấu số" này đều trở nên vô nghĩa, đều chỉ là âm thanh của não bạt phèng la mà thôi, vì tất cả đều là một bài toán hóc búa không tìm ra đáp số nếu chúng ta không tìm nơi Đức Giêsu Kitô. Và khi đó, thi ca và triết học... những học thuyết của chủ nghĩa xã hôị đầy ắp những khái niệm siêu hình?... và cả tôn giáo và những kiến giải thâm huyền của nó. Tất cả chỉ là những lý luân phù phiếm và vô nghiã? Khi con người đối diện với bao cảnh đau thương trên cõi đời này mà đành khoanh tay đứng nhìn một cách bất lực."

    ------------Như trọn tình yêu và chỉ có một thao thức duy nhất của Đức Cha Phêrô là dành để cho những anh chị em tật nguyền trước mặt Ngài, trong phần dâng lời nguyện cọng đồng. Ngài lại một lần nữa mời gọi Dân Chúa: "Chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu xin chân thành thiết tha để họ luôn vững tin vào lòng Chúa thương xót, để khi trở về lại môi trường sống hằng ngày, họ vững lòng cậy trông và không bao giờ thất vọng." ĐC chủ tế cũng mời gọi số anh chị em chưa dâng lời cầu nguyện có thể ghi vào giấy đưa lên, Ngài đến từng người nhận những ý nguyện ấy đưa lên, đặt vào lư hương, đốt cháy, những lời nguyện thầm kín ấy quyện vào làn hương bay lên trời... Những ước mơ, những tâm tình, những khổ đau hoà tan trong lễ dâng hợp với của lễ Con Thiên Chúa, Đấng đã đến chia sẻ thân phận, đồng hoá và hiến thân cho con người, mang lấy cái đến chết và chết tủi nhục trên Thập giá.

    ------------Bên Mẹ Lavang, tôi cảm nhận được tình yêu thương chan hoà của Mẹ Thiên Chúa đang tuôn đổ trên mỗi đưá con tật nguyền, trên mọi khách hành hương hiện diện, chắc không thiếu những đứa con xiêu lạc, nhiều năm xa tình Mẹ, xa ơn Cứu độ của Chúa, họ lau nước mắt, họ sốt sắng nguyện cầu, họ ngước mắt nhìn Mẹ Lavang đang bồng Giêsu thơ bé, tỏ tình Mẫu tử đối với con cái... Đạc biệt Mẹ cũng như đang bế ẳm những người con bé mọn, tật nguyền đây để tiếp tục yêu thương, che chở và phù hộ trên đường đời...

    ------------ Sau Thánh lễ đặc biệt nầy, tôi trở về trong thinh lặng, mặc dầu tôi phải chen chúc giữa dòng người hành hương mỗi lúc càng đông tại linh địa, lòng tràn dâng niềm biết ơn vì như đã có phúc tham dự vào mầu nhiệm đau khổ trong thân thể Mầu nhiệm của Mẹ Hội Thánh . Tôi nghe tim mình đang rung nhịp với các chi thể tật nguyền nầy...Nỗi đau bây giờ đã hoá thành tình được chia sẻ, được yêu thương, đồng cảm! Mẹ Maria, Thánh Mẫu Lavang đang dâng họ lên Thiên Chúa, vì họ đang đóng góp phần mình cho hạnh phúc nhân loại, họ phải khiếm khuyết, để anh em mình được no đầy!

    ------------Ôi nhiệm mầu của cuộc sống và niềm tin Kitô giáo!

    Xin MẸ MARIA NHÀ GIÁO DỤC ĐỨC TIN
    nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con.

    Maria
    Một khách hành hương

  24. Có 2 người cám ơn caoduc vì bài này:


  25. #13
    ailaudu's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Ho Chi Minh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 389
    Cám ơn
    316
    Được cám ơn 1,681 lần trong 344 bài viết

    Default

    Xin hiệp dâng lên Mẹ lời tri ân...
    Sự tích Đức Mẹ hiện ra để mọi người hiểu thêm


    Đường vào Thánh Địa


    Và đây, Mẹ của chúng ta...


    Bảng Tạ ơn Mẹ (vô tình đọc được và chụp lại)-> để giúp đức tin trong lòng mọi người được mạnh mẽ hơn...
    Như Chúa đã nói :
    "Hãy xin sẽ được.
    Hãy tìm sẽ gặp
    Hãy gõ cửa sẽ mở cho"

    Chữ ký của ailaudu
    "Lạy Chúa! Thánh Giá nào Chúa dành cho con???"
    ----------
    "Con không xin cho mình khỏi đau khổ
    Nhưng xin Ngài đừng bỏ con trong lúc khổ đau"
    (Thánh Bernadette)
    ----------
    "Con đến với Chúa chẳng có gì
    Ngoài bàn tay trắng đã chai đi
    Nhưng trái tim con thật êm ái
    Nguyện làm máng cỏ cho Hài Nhi"
    (Nguyễn Ngọc Hiếu)

  26. Có 3 người cám ơn ailaudu vì bài này:


  27. #14
    Minhhung's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: GX An Nhơn TP HCM
    Bài gởi: 5
    Cám ơn
    2
    Được cám ơn 8 lần trong 3 bài viết

    Default

    Cám ơn Bạn rất nhiều, đọc những giòng chữ này, dù biết quyền phép bao la của Chúa và Đức Mẹ, nhưng tôi vẫn không khỏi nổi da gà, dựng tóc gáy!
    Một lần nữa, chân thành cám ơn!!!

  28. Có 2 người cám ơn Minhhung vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com