Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Chủ đề: Hộp Thư Gởi Mẹ Chúa Trời

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default Hộp Thư Gởi Mẹ Chúa Trời

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI
    I (1-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC


    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Chúng ta hãy cầu nguyện cho ĐTC Bênêđictô XVI

    Yêu kính - Hiệp nhất - Trung thành với vị Cha chung

    (Phép lạ tỏ tường Chúa Thánh Linh thể hiện nơi đấng Đại diện Chúa Kitô ở trần gian: ở tuổi 84, công việc ngập tràn - suy nghĩ triền miên - di chuyển không ngừng - đau khổ chất chồng do con cái và vì con cái... Thánh Giá Người quá nặng. Không chia sẻ trực tiếp được với người, xin hãy cầu nguyện cho người).

    2. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội toàn cầu

    Đang trải qua thời kỳ thử thách gian nan nhất - với những lạc thuyết vô thần - với thuyết tương đối (relativism) - với sự chỉ trích vô tâm và ác ý không chỉ do Satan và các thế lực thù nghịch, MÀ CÒN DO CHÍNH CON CÁI gây ra.

    Giáo Hội là CỦA CHÚA KITÔ, Đầu của Nhiệm Thể. Trách nhiệm bảo vệ - phát triển không chỉ là của Đức Thánh Cha, Hàng Giáo phẩm, Hàng Giáo sĩ, MÀ LÀ CỦA MỌI TÍN HỮU.

    Hãy yêu mến - trung thành - bênh vực - cầu nguyện cho Giáo Hội.

    3. Cầu nguyện cho các nhu cầu và phong trào trong bảo vệ sự sống

    a) Cho ơn gọi tận hiến và công cuộc truyền giáo của Giáo Hội

    b) Cho mọi người ý thức và quyết tâm bảo vệ sự sống chống lại mọi sai lạc đang lan tràn: ngừa và nạo phá thai, sử dụng tế bào gốc phôi nhi, nhân bản vô tính.

    4. Xin các cộng đồng, cá nhân thêm các ý cầu nguyện, để được hưởng ơn lành nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Lộ Đức

    II. ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC (Pháp)

    Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức năm 1858

    (Lễ kính ngày 11 tháng 2)


    Lộ Đức là một thành phố nhỏ thuộc miền tây nam nước Pháp, ngày nay được nhiều người trên thế giới biết đến là nhờ cuộc hiện ra của Đức Mẹ Chúa Trời với một em nhỏ cách đây 150 năm.

    1. Sự tích hiện ra

    Hôm đó là ngày 11-2-1858, trời mùa Đông ở miền núi, lạnh kinh khủng. Bernadette Soubirous cùng với 2 bạn khác ra phía rừng cạnh bờ sông Gave để nhặt củi. Bernadette lúc đó 15 tuổi mà chưa biết đọc biết viết, vì nhà nghèo, em phải làm việc để phụ vào với gia đình.

    Sau khi vào tu Dòng, Bernadette được học và cô tả lại như sau trong lá thư trình bề trên như sau: “Hôm ấy tôi đi kiếm củi với 2 đứa bạn ở bờ sông Gave. (Khi ra tới bờ sông, 2 em kia đi xa hơn, còn Bernadette tìm củi quanh hang Massabiel). Bất ngờ tôi nghe có tiếng động. Tôi ngoái nhìn về phía đồng cỏ. Không thấy cây cối rung động gì cả. Tôi ngẩng đầu nhìn lên hang. Tôi thấy một Bà mặc áo trắng (bà còn trẻ lắm, chừng 16, 17 tuổi, mặc áo dài trắng, thắt dây lưng xanh da trời, hai tay chắp lại, đeo tràng hạt trên cánh tay phải. Bà đẹp vời Bernadette tiến lại gần hơn và mỉm cười với em). Áo bà trắng nhưng thắt lưng lại xanh, và mỗi bên bàn chân có một bông hồng vàng. Mầu chuỗi hạt của Bà cũng vàng nữa.

    Khi thấy như vậy, tôi vội chùi mắt vì tưởng mình lầm. Rồi thò tay vào áo, tôi thấy có chuỗi hạt. Tôi muốn giơ tay làm dấu thánh giá, nhưng không đưa nổi tay lên trán. Tay tôi rớt xuống. Còn hình Bà kia thì lại làm dấu thánh giá. Tay tôi run quá. Tôi thử làm dấu lại và làm được. Tôi bắt đầu lần chuỗi. Hình Bà kia cũng lần chuỗi của Bà, nhưng không hề máy môi. Tôi lần chuỗi xong thì hình kia cũng biến mất tức thì.

    (Khi gặp lại hai đứa bạn kia) Tôi hỏi hai đứa không thấy gì sao? Chúng bảo không. Và chúng hỏi tôi thấy gì vậy, và buộc tôi phải nói cho chúng nghe. Tôi kể rằng tôi đã thấy một Bà mặc áo trắng, nhưng tôi không biết Bà đó là gì, và không cho chúng được kể lại với ai. Chúng bảo tôi không nên trở lại đó nữa. Tôi bảo không. Đến ngày Chúa Nhật, tôi trở lại đó lần thứ hai vì cảm thấy bị thúc đẩy ở trong lòng.

    Đến lần thứ ba, Bà kia mới nói với tôi. Bà hỏi tôi có bằng lòng trở lại đây trong 15 ngày liên tiếp không. Tôi bằng lòng. Bà bảo tôi phải về nói với các linh mục xây một nhà thờ tại chỗ này. Rồi Bà bảo tôi phải đi uống nước ở suối. Tôi không thấy có suối nào cả, nên tôi ra đi uống nước ở sông Gave. Bà bảo tôi không phải ở đó, và Bà lấy ngón tay chỉ cho tôi chỗ suối nước. Tôi đến, nhưng chỉ thấy một chút nước dơ. Tôi thò tay xuống nhưng không múc được. Tôi liền cào đất ra, và tôi đã múc được nước, nhưng tôi lại hất đi 3 lần, đến lần thứ tư tôi mới dám uống. Thế rồi hình kia biến đi và tôi cũng ra về.

    Trong 15 ngày liên tiếp, tôi đã trở lại nơi đó. Ngày nào tôi cũng thấy hình kia hiện ra, trừ ngày thứ Hai và thứ Sáu. Bà nói đi nói lại với tôi: “Tôi phải thưa các linh mục xây cho Bà một đền thờ tại đây. Tôi phải đến rửa ở suối nước, và tôi phải cầu nguyện cho tội nhân trở lại.

    Nhiều lần tôi đã hỏi Bà là ai? Nhưng Bà chỉ cười. Rồi bỏ tay thõng xuống, Bà ngước mắt lên trời và bảo tôi Bà là Đấng đầu thai vô nhiễm.

    Trong khoảng thời gian 15 ngày đó, Bà nói với tôi 3 điều bí mật, nhưng bắt tôi giữ kín, không được nói với ai, và cho đến nay tôi vẫn trung thành giữ như vậy”.

    2. Sứ điệp Đức Mẹ muốn nhắn nhủ con cái Người

    “Hãy cầu nguyện cho kẻ có tội”.

    “Hãy nói với các linh mục xây nhà thờ kính Mẹ ở đây, và để dân chúng đến đây rước kiệu”.

    3. Ta là Đấng Vô Nhiễm

    Khi linh mục xứ muốn biết tên Bà, Bernadette đã hỏi thì ngày 25-3-1858, Đức Mẹ xưng mình là: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Nhưng Bernadette không hiểu. Khi cô nói lại với cha xứ ngài mới nhận ra bà lạ đó là Đức Mẹ hiện ra.

    Để chứng tỏ Mẹ hiện ra thật, Mẹ bảo Bernadette bới đất chỗ cô quỳ để có một dòng nước vọt ra cho cô uống và sau đó chữa mọi thứ bệnh.

    Sau này, ĐGM Giáo phận đã gửi Bernadette đi tu tại Nevers cách xa Lộ Đức cả nửa ngày đường xe. Bernadette sống rất khiêm tốn ở đây. Cô bị nhiều sỉ nhục nơi các chị em dòng, bị nhiều bệnh đau đớn cho tới chết, nhưng lúc nào Tràng hạt Mân Côi cũng là niềm an ủi của cô. Chính kinh Mân Côi đã là đường lối nên thánh của cô. (Riêng Bernadette, Đức Mẹ đã nói: “Mẹ không hứa cho con hạnh phúc đời này, nhưng là hạnh phúc đời sau.)

    4. Lộ Đức ngày nay

    đã trở thành một trung tâm hành hương lớn nhất thế giới. Hằng năm có tới 4 triệu người đến kính viếng và xin ơn Đức Mẹ.

    Giáo Hội đã đặt lễ kính Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức vào ngày 11-2 hằng năm. Từ năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ định ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức là Ngày Thế giới Cầu nguyện Bệnh nhân.

    5. Đức Thánh Cha với Lộ Đức

    a) Ngày 14 và 15-8-2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viếng Đức Mẹ Lộ Đức. Đây là chuyến đi để kỷ niệm 150 năm Giáo hội Công giáo tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là chuyến đi thứ 104 ra ngoài Vatican của Đức Thánh Cha, là lần thứ 7 người tới nước Pháp. Lần trước đó, người tới Lộ Đức vào tháng 8-1997 để dự Ngày Giới trẻ Thế giới. ĐTC Gioan Phaolô II chủ ý viếng nơi Đức Mẹ đã hiện ra với cô thôn nữ Bernadette, và ngày 25-3-1858, Đức Mẹ xưng mình: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”, 4 năm sau khi Đức Thánh Cha Piô IX công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm (1954). Ngày lễ kính Đức Mẹ Lên Trời, Đức Thánh Cha dâng lễ lúc 10 giờ sáng tại Đền thánh. Sau trưa, người cầu nguyện âm thầm trước hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra.

    b) Sáng 15-9-2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cử hành Thánh lễ cho 100.000 tín hữu, trong đó có đông đảo các bệnh nhân, tại quảng trường trước Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi ở Lộ Đức.

    Đây là Thánh lễ lộ thiên thứ 3 và cũng là Thánh lễ cuối cùng trong 4 ngày viếng thăm nước Pháp.

    Dưới bầu trời nắng đẹp, các bệnh nhân và người tàn tật, phần lớn ngồi trên xe lăn, ở khu vực trước bàn thờ. Đồng tế với ĐTC còn có hàng trăm GM Pháp và nước ngoài.

    Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đã giải thích ý nghĩa ngày lễ Đức Mẹ sầu bi, mừng kính ngày 15-9-2009. Ngài nhận định: “Ngày nay, Mẹ Maria đang ở trong niềm vui và vinh quang Phục Sinh. Những giọt lệ của Mẹ dưới chân Thánh Giá đã biến thành một nụ cười mà không gì xoá bỏ được, trong khi lòng từ bi hiền mẫu của Mẹ đối với chúng ta vẫn nguyên vẹn... Mẹ Maria yêu thương mỗi người con của Mẹ, Mẹ đặc biệt quan tâm đến những người, giống như Con của Mẹ trong giờ Khổ Nạn, đang phải chịu đau khổ; Mẹ yêu thương họ chỉ vì họ là con cái của Mẹ, theo ý muốn của Chúa Kitô trên Thánh Giá”.

    ĐTC đặc biệt giải thích câu 13 của Thánh vịnh 44 trong bài đáp ca của ngày lễ nói tiên tri về Mẹ Maria: “Những người giàu có nhất trong dân... sẽ tìm kiếm nụ cười của bà” (Tv 44,13). Ngài nói: “Nụ cười của Mẹ Maria là cho tất cả mọi người chúng ta, và đặc biệt cho những người đau khổ, để họ có thể tìm được qua đó sự an ủi và giảm bớt đau khổ. Tìm kiếm nụ cười của Mẹ Maria không phải là một điều sùng mộ theo tình cảm hoặc lỗi thời, nhưng đúng hơn đó là một sự diễn tả đúng đắn quan hệ sinh động và có đặc tính nhân bản sâu xa liên kết chúng ta với Đấng mà Chúa Kitô đặt làm Mẹ chúng ta”.

    ĐTC cũng nhận xét: “Mỗi lần đọc kinh Magnificat là chúng ta được trở thành chứng nhân về nụ cười của Mẹ Maria. Tại Lộ Đức này, trong cuộc hiện ra của Đức Mẹ ngày thứ tư, 3-3-1858, Thánh nữ Bernadette đặc biệt chiêm ngắm nụ cười của Mẹ Maria. Nụ cười này là câu trả lời đầu tiên mà Bà Đẹp gửi tới Bernadette khi cô bé muốn hỏi danh tánh của Bà”.

    Cũng trong bài giảng, ĐTC nói về sự trợ giúp của Mẹ Maria dành cho các bệnh nhân và những người đau khổ, và nói rằng:

    “Có những cuộc chiến đấu mà con người không thể một mình đương đầu được, nếu không có ơn Chúa. Khi lời nói không tìm được những từ thích hợp, ta cần có một sự hiện diện yêu thương: khi ấy chúng ta tìm kiếm sự gần gũi không những của những người ruột thịt và bạn hữu, nhưng của những người gần gũi chúng ta qua liên hệ đức tin. Ai có thể gần gũi thiêng liêng với chúng ta hơn là Chúa Kitô và Đức Mẹ Vô Nhiễm, Người Mẹ thánh thiện của Ngài? Hơn ai hết, các Ngài có thể hiểu chúng ta và thấy rõ cuộc chiến đấu cam go chống lại bất hạnh và đau khổ. Ngoài ra, nơi Mẹ Maria, chúng ta cũng được ơn thánh để chấp nhận rời bỏ trần thế này vào thời điểm Chúa muốn mà không chút sợ hãi hay cay đắng”.

    Sau cùng, ĐTC giải thích về ý nghĩa Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân và nói: “Ơn thánh riêng của bí tích này hệ tại đón nhận vào mình Chúa Kitô Y Sĩ. Nhưng Chúa Kitô không phải là y sĩ theo kiểu thế gian này. Để chữa lành chúng ta, Chúa không ở bên ngoài đau khổ người ta phải chịu; để thoa dịu đau khổ, Chúa đến ở trong tâm hồn người bị bệnh tật, để cùng chịu và sống đau khổ ấy với họ. Con người không còn chịu thử thách một mình, nhưng họ trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô Đấng tự hiến dâng cho Chúa Cha; trong tư cách là chi thể của Chúa Kitô chịu đau khổ, người bệnh tham gia vào việc sinh ra thụ tạo mới trong Chúa Kitô”.

    “Nếu không có ơn phù trợ của Chúa, cái ách bệnh tật và đau khổ sẽ nặng nề kinh khủng. Khi lãnh nhận Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, chúng ta không mong muốn mang ách nào khác ngoài ách của Chúa Kitô, trong niềm tin tưởng mạnh mẽ nơi lời hứa của Ngài cho chúng ta, theo đó ách của Ngài dễ mang và gánh của Ngài nhẹ nhàng (x. Mt 11,30). Tôi mời gọi tất cả những người sẽ lãnh nhận Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân trong Thánh lễ này hãy tiến vào niềm hy vọng như vậy”.

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 15 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  3. #2
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI II (3-10-2011)


    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ FATIMA


    I. Ý CẤU NGUYỆN

    1. Cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam

    luôn hiệp nhất và tuân phục Đức Thánh Cha - chống trả mọi biểu hiện của chỉ trích, chia rẽ, bất tuân - luôn sống xứng với dòng máu Tử Vì Đạo - luôn thực thi Công bằng và Bác ái.

    2. Cầu nguyện cho Hàng Giáo phẩm Việt Nam

    luôn được tràn đầy Bảy Ơn Cả Chúa Thánh Linh, xứng đáng là những người kế vị các Thánh Tông đồ - KHÔN NGOAN, DŨNG CẢM, THÁNH THIỆN, hy sinh mạng sống vì đoàn chiên, hướng dẫn Giáo hội Việt Nam qua mọi sóng gió do Satan và những thế lực thù nghịch đang hung hãn gieo rắc sai lạc, chia rẽ, ngờ vực, bất tuân, kiêu căng.

    3. Cầu nguyện cho hàng giáo sĩ - tu sĩ - giáo dân Việt Nam

    + Cho các linh mục và tu sĩ CAN ĐẢM sống khó nghèo vật chất, say mê Thánh Thể, yêu mến Chuỗi hạt Mân Côi, năng NHẬN và BAN CÁC BÍ TÍCH.

    + Cho giáo dân Việt Nam biết đặt trọn tin tưởng nơi các chủ chăn, không để bị giao động tin theo những lời nói,bài viết chống phá Giáo Hội, bôi nhọ các Chủ Chăn - Cộng tác tích cực vào công cuộc truyền giáo bằng cầu nguyện, gương sáng phục vụ và bác ái, cũng như hy sinh đóng góp tinh thần và vật chất.

    4. Cầu nguyện cho việctôn phong chân phước ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

    Giáo hội Việt Nam đang cần học hỏi nơi ngài gương:

    - Yêu mến và trung thành với Toà Thánh và Đức Thánh Cha.

    - Yêu mến và xây dựng Đất Nước Việt Nam trong Công lý và Hoà bình, trong yêu thương và tha thứ, khiêm nhường và nghèo khó.

    5. Cộng đoàn, cá nhân gửi cho Mẹ những ý nguyện riêng.

    ***

    II. ĐỨC MẸ HIỆN RA Ở FATIMA (BỒ ĐÀO NHA)

    FATIMA - SỨ ÐIỆP HOÀ BÌNH VÀ TÌNH THƯƠNG


    1. Tình hình xã hội, chính trị của Bồ Đào Nha những năm 1916-1917

    Năm 1916-1917 còn ghi lại bao nhiêu biến cố đen tối của lịch sử Âu châu và nhân loại. Các cường quốc Âu châu cắn xé nhau, châm ngòi cho thế chiến thứ nhất, khiến hàng triệu người bị chết! Năm 1917, cách mạng đẫm máu ở Nga Xô đầu độc phân nửa nhân loại bằng những nguyên tắc vô thần gây căm hờn chống lại tôn giáo và ngang nhiên phủ nhận các giá trị tinh thần của con người!

    Riêng Bồ Ðào Nha với diện tích 90.000 cây số vuông, và trên 8 triệu dân cư, nằm phía tây Tây Ban Nha và được bao quanh phần lớn ranh giới bởi Ðại Tây Dương. Bồ Ðào Nha tách khỏi đế quốc Maures và thành một nước độc lập từ năm 1138.

    Từ đó, Bồ Ðào Nha nổi tiếng về các thương thuyền, đã từng tiên phong mạo hiểm qua các đại dương, đem tôn giáo và văn minh Âu Châu đến các lục địa xa xôi. Nhưng mấy thế kỷ sau, tình hình Bồ Ðào Nha mỗi ngày một sa sút. Năm 1917, Bồ Ðào Nha lâm vào hoàn cảnh xã hội và kinh tế tuyệt vọng. Về quân sự, Bồ Ðào Nha bó buộc đương đầu với hai mặt trận, một với nước pháp, và một với Phi châu. Nhiều các vấn đề căn bản đã không được giải quyết. Tình hình thê thảm hơn.

    Dân chúng Bồ Ðào Nha hầu hết là dân cư nghèo nàn, lương thiện, lam lũ tối ngày mà không đủ ăn.

    Về tôn giáo ngay từ năm 1911, các nhà chính trị đã chạy theo những cơn lốc thù ghét Giáo Hội. Ðiển hình là lời tuyên bố của ông Afonsô Costa, nhân danh thủ lãnh quốc gia, ký đạo luật tách biệt hoàn toàn giữa quốc gia và Giáo Hội. Ông khẳng định: “Nhờ đạo luật này, trong hai thế hệ nữa, Bồ Ðào Nha sẽ thành công mỹ mãn trong chương trình loại bỏ hoàn toàn đạo Công giáo”. Hơn thế, người ta bắt ép các học sinh thơ dại tuần hành ngoài đường phố với biểu ngữ cầm tay: “Không cần Thiên Chúa, không cần tôn giáo”.

    Chính trong thời mây mù phủ dày trên các dân tộc, cách riêng dân Bồ Ðào Nha, thì những luồng ánh sáng Hoà bình và Tình thương của Thiên Chúa nhân từ đã chiếu xuống trên nhân loại: Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại Fatima.

    2. Tên Fatima: Một huyền thoại

    Ngày nay, nhiều người biết đến và nghe nói nhiều về Fatima. Về mặt dân sự, Fatima là một làng nhỏ thuộc quận Ourem tỉnh Leiria. Về mặt tôn giáo, Fatima là một họ đạo của địa phận Leiria nằm về phía Nam Trung phần của Bồ Ðào Nha. Ðất xấu, đầy núi đá, người dân nghèo sống bằng nghề làm rãy, trồng cây Ôliu, trồng cấy ít mì và ngô khoai. Ðặc biệt mỗi gia đình nuôi một đàn chiên, cho ăn cỏ trong những mảnh rẫy nhỏ, ven bờ bằng hàng rào đá.

    Ðiều làm nhiều người thắc mắc là tên Fatima trùng với tên con gái của nhà sáng lập đạo Hồi Giáo, ông Mahomét.

    Một câu chuyện ít có giá trị lịch sử, nhưng còn lưu truyền cho tới ngày nay là vào thế kỷ thứ XII dưới triều Afonsô-Henriques, vua đầu tiên của Bồ Ðào Nha, lãnh thổ Bồ Ðào Nha nằm về phía Nam sông Tage vẫn bị người Hồi giáo chiếm đóng. Trong một cuộc hành quân, lính Bồ Ðào Nha bắt được mấy sĩ quan và mấy bà lớn của Hồi giáo. Họ giải nộp các tù nhân Hồi giáo về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Goncalo Domingues biệt hiệu là “Avale Maures”. Ông này giải nộp tất cả lên vua Afonsô Henriques. Vua khen thưởng các sĩ quan và đặc biệt Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ðể lãnh nhận như một phần thưởng vua ban, ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xin phép cưới cô tù nhân trẻ tuổi xin đẹp, quý danh là Fatima và là ái nữ của đạo trưởng quyền thế Mahomét. Mọi sự xếp đặt tốt đẹp, bà Bộ trưởng Fatima xin trở lại đạo Công giáo và mang tên thánh là Oureana. Hơn thế nữa, ông Goncalo còn nhận được như món quà ngày cưới, một giải đất rộng và ông đặt tên cho là Oureana, chính là quận Ourem ngày nay. Bà Fatima rất đạo đức và quán xuyến công việc nhưng chẳng may Chúa gọi bà về sớm. Ông Goncalo hết sức đau buồn. Về sau ông xin vào Tu viện Xitô tại Alcoba cách Oureana 40 cây số. Mười năm sau ông Goncalo được sai đến lập một xứ đạo tại vùng Sera de Aire trong quận Oureana ông xây một nhà thờ và chuyển hài cốt bà Fatima về an táng tại đó. Từ bấy giờ xứ đạo mang tên là Fatima.

    3. Fatima: Câu chuyện Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ

    a. Sứ thần Hoà bình

    Vào ngày đầu tiên của năm 1916, trời bắt đầu mưa, 3 em nhỏ là Lucia dos Santos, 9 tuổi, và 2 người em họ là Francisco, 8 tuổi, và Jacinta Marto, 6 tuổi, đang trú mưa tại một hang, bỗng nhiên một vầng sáng trắng xuất hiện trên đồng cỏ. Các em đã sững sờ khi thấy một thanh niên trẻ đẹp trong y phục màu trắng đứng giữa vầng sáng.

    Người thanh niên trong vầng sáng ấy nói với các em: “Ðừng sợ, ta là sứ thần hoà bình. Hãy cùng ta cầu nguyện”. Ðoạn người quỳ xuống và cầu nguyện: “Lạy Chúa, con tin kính, con thờ lạy, con trông cậy và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đã không tin kính, không thờ lạy, không trông cậy và không yêu mến Chúa”.

    Thiên Thần lại cúi đầu sâu hơn, và cầu nguyện 3 lần như vậy, các em cũng lặp lại lời cầu nguyện này với Thiên thần.

    Hãy cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều

    Rồi vào một ngày mùa hè, đang khi các em vui đùa, Thiên Thần lại hiện ra với các em và bảo: “Hãy cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều. Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Mẹ Maria đã dành cho chúng con đầy lòng thương xót. Hãy tiếp tục dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện và những hãm mình. Hãy biến mọi việc làm thành những hy sinh dâng lên Thiên Chúa để đền bù tội lỗi đã xúc phạm đến Người, và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Bằng phương thế này, hoà bình sẽ đến với quê hương các con... Ta là Thiên Thần bản mệnh của nước Bồ Ðào Nha. Hãy đón nhận và vui lòng chịu đựng mọi thử thách Chúa sẽ gửi đến cho các con”.

    Thờ lạy Thiên Chúa Ba Ngôi

    Mùa thu năm ấy, Thiên Thần lại hiện đến cùng các em. Trong lần hiện ra thứ ba này các em thấy Thiên thần một tay bưng một chén Thánh, một tay cầm Mình Thánh Chúa, các em đã nhìn thấy những giọt máu nhỏ xuống chén thánh. Ðể chén thánh và Mình Thánh Chúa lơ lửng trên không trung, Thiên thần cung kính quỳ xuống đất và cầu nguyện: “Lạy Ba Ngôi Cực Thánh - Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần - con cung kính thờ lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa mình và máu thánh cực trọng, linh hồn và bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô đang ngự trong các nhà chầu trên khắp hoàn cầu để đền tạ vì những tội bội bạc, thờ ơ, xúc phạm đến Người. Cậy vì công nghiệp vô cùng của Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria, xin Chúa cho kẻ có tội được ăn năn trở lại”.

    b. Những lần Đức Mẹ hiện ra

    Ngày 13-5-1917


    Sau hơn 1 năm, kể từ ngày Thiên thần hiện ra lần đầu tiên cùng các em, vào ngày 13-5-1917, Ðức Mẹ đã hiện ra cùng các em lần đầu. Cũng như thế, trong khi các em đang chăn cừu trên một cánh đồng hẻo lánh, gần Cova da Iria. Ðó là một ngày trời nắng và trong sáng, bỗng nhiên các em thấy sấm chớp trên trời. Lo sợ về một trận bão bất thần của mùa Xuân, các em vội lùa cừu vào nơi trú ẩn, nhưng một vầng sáng chói loà đã xuất hiện trên một cây sồi ngay hướng các em đang đi. Các em đã sửng sờ khi nhìn thấy một Bà đang đứng trong vầng sáng trên ngọn cây. Bà đẹp đến nỗi các em không thể nào diễn tả được. Sau này, các em cho biết Bà là Ðức Mẹ rất trẻ và vào khoảng 16 tuổi.

    Ðức Mẹ đã phán bảo các em: “Hãy lần chuỗi Môi Khôi hằng ngày để đem hoà bình cho nhân loại và để chấm dứt chiến tranh”. Sau khi hứa dâng chính mình cho Chúa và vui lòng chịu đựng mọi thử thách để đền tạ mọi tội lỗi đã xúc phạm tới Chúa và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại, các em lại nghe tiếp: “Rồi đây các con sẽ chịu rất nhiều đau khổ, nhưng Chúa nhân lành sẽ ở cùng các con và sẽ phù trợ các con”.

    Ngày 13-6-1917

    Ðức Mẹ lại hiện ra với các em. Cho đến lúc ấy, rất nhiều người đã hay tin về lần hiện ra đầu tiên mặc dù các em đã cố giữ kín. Nhiều kẻ hiếu kỳ đã tụ tập lại Cova vào ngày 13-6-1917. Ðức Mẹ cho các em biết rất nhiều linh hồn sẽ phải sa hoả ngục vì không có ai cầu nguyện và dâng các việc hy sinh thay cho họ. Ðức Mẹ cũng cho Francisco và Jacinta biết là các em được về Thiên đàng trước, còn Lucia sẽ ở lại để truyền bá Mệnh lệnh Fatima.

    Ðức Mẹ nói với các em: “Ta muốn các con tiếp tục lần chuỗi Môi Khôi hằng ngày, và sau mỗi mầu nhiệm, các con hãy cầu nguyện như sau: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn”...

    Ngày 13-7-1917 (Hoả ngục kinh khiếp)

    Khi Ðức Mẹ hiện ra ngày 13-7-1917, Chị Luxia đã hỏi: “Xin Bà cho con biết Bà là ai, và xin Bà hãy làm một phép lạ để cho mọi người tin là Bà đã hiện ra với chúng con”. Ðức Mẹ đã phán cùng Chị Lucia: “Hằng tháng các con phải tới đây và đến tháng 10, Ta sẽ cho các con biết Ta là ai và Ta muốn gì. Lúc đó, Ta sẽ làm một phép lạ để mọi người tin”. Ðức Mẹ cũng phán: “Các con hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội”. Ðức Mẹ cũng dạy các em cầu nguyện như sau đặc biệt trong lúc hãm mình hy sinh: “Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng những hy sinh này để đáp lại tình yêu Chúa, để cầu nguyện cho kẻ có tội được ăn năn trở lại và để đền tạ những tội xúc phạm đến Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria”.

    Khi Ðức Mẹ phán điều này, Chị Lucia kể tiếp, cũng như các lần trước, Ðức Mẹ giang hai tay ra, nhưng chẳng phải sự sáng láng huy hoàng của Thiên Chúa như các lần trước, lần này các em đã nhìn thấy một biển lửa. Nhào lộn trong biển lửa ấy là ma quỷ và các linh hồn tội lỗi trông giống các cục than hồng, đen đủi hay xám xịt, nhưng thân hình bị treo lơ lửng đang bị lửa thiêu đốt kêu la trong đau đớn tuyệt vọng đã làm cho các em kinh hoàng đến run rẩy khiếp sợ. Các em kinh khiếp đến nỗi không nói nên lời trước cảnh hãi hùng của hoả ngục đã ngước nhìn về Ðức Mẹ trong ánh mắt van nài để tìm an ủi.

    Ðức Mẹ bảo các em: “Các con đã nhìn thấy hoả ngục nơi linh hồn các kẻ có tội bị giam cầm. Ðể cứu các linh hồn khỏi sa hoả ngục, Thiên Chúa muốn phát động lòng tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ trên hoàn cầu. Nếu các con thi hành các điều Ta phán dạy thì rất nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và sẽ có hoà bình. Cuộc chiến này sẽ chấm dứt, nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm tới Thiên Chúa, một cuộc chiến tàn khốc nữa sẽ xảy ra và trong một đêm nào đó khi các con nhìn thấy bầu trời rực sáng bởi luồng ánh sáng kỳ lạ thì lúc đó các con sẽ hiểu đó là dấu chỉ Thiên Chúa sẽ trừng phạt nhân loại bằng chiến tranh và nghèo đói, Ðức Thánh Cha và Giáo Hội sẽ bị khủng bố ngược đãi. Ðể tránh tai hoạ này, Mẹ muốn thế giới hãy dâng nước Nga cho Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ và Mẹ muốn việc rước lễ mỗi thứ Bảy đầu tháng phải được thi hành để đền bù vì tội lỗi của nhân loại. Nếu các điều Mẹ mong ước được thực thi, nước Nga sẽ trở lại, và sẽ có hoà bình. Nếu không, nước Nga sẽ gieo rắc các tà thuyết trên khắp thế giới, chiến tranh sẽ xảy ra, Giáo Hội sẽ bị bách hại, người lành sẽ bị tử đạo... Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng nước Nga cho Mẹ, nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng hoà bình một thời gian”.

    (Ðêm 24 rạng 25-1-1938, toàn thể Âu châu đã bừng sáng mà các khoa học gia đã giải thích đó là hiện tượng “Bắc Cực Quang” (Aurora Borealis) nhưng những điều giải thích của các khoa học gia đã cho thấy nó vượt quá một hiện tượng tự nhiên. Trong thư gửi Ðức Giám mục, Chị Lucia đã cho biết đó là dấu mà Ðức Mẹ đã tiên báo về cuộc chiến sắp xảy ra. Ba tháng sau, Hitler đã ra lệnh động binh và bắt đầu tuyên chiến).

    Ngày 13-8-1917 (15.000 người)

    Ðến tháng 8-1917, tin Ðức Mẹ hiện ra đã gây khá nhiều xúc động nên chính quyền địa phương đã phải báo động, các em đã bị ông thị trưởng bắt và tống giam.

    Hơn 15.000 người đã chờ đợi các em tại đồi Cova, ngày 13-8-1917, đến giữa trưa - giờ Ðức Mẹ thường hiện ra - đám đông đã hốt hoảng và sợ hãi bởi sấm chớp. “Ðức Mẹ đã hiện ra...!” Một nhân chứng cho hay: “Ngay sau tiếng sấm là một làn chớp và sau đó chúng tôi bắt đầu xem thấy một đám mây nhỏ, rất mỏng manh và rất trắng, đám mây dừng lại trên cây sồi một vài phút rồi bay bổng lên không trung rồi biến mất. Khi chúng tôi nhìn chung quanh, chúng tôi đã nhận thấy một vài điều lạ thường như đã thấy ở các lần trước cũng như sau này. Mặt chúng tôi đã phản chiếu các màu sắc của cầu vồng: tím, đỏ và xanh, và tôi đã không hiểu được tại sao. Ðột nhiên các cây cối đã không phải có lá mà là hoa, đất cũng phản chiếu các mầu sắc và cả quần áo chúng tôi đang mặc cũng vậy... Chúng tôi biết hiển nhiên Ðức Mẹ đã hiện ra mặc dù các em vắng mặt”.

    Vào ngày 15-8-1917, Ðức Mẹ lại hiện ra với các em. Ðức Mẹ đã tỏ ra không mấy hài lòng về việc làm của ông Thị trưởng và nói với các em: “Vì việc trên, phép lạ Ðức Mẹ định làm trong tháng 10-1917 sẽ không được huy hoàng như đã định trước”.

    Ngày 13-9-1817 (30.000 người)

    Tới trưa ngày 13-9-1917, hơn 30.000 người đã tràn ngập thung lũng Cova. Ðức Mẹ đã nhắc các em siêng năng lần chuỗi Môi Khôi hằng ngày và lặp lại lời hứa là đến tháng 10-1917, các em sẽ được thấy cả Thánh Giuse, Chúa Hài Ðồng, Ðức Mẹ Núi Camêlô và Ðức Mẹ Sầu Bi.

    Chẳng phải chỉ có 3 em nhỏ của thôn Aljustrel là nhân chứng độc nhất của biến cố lạ thường ngày 13-9-1917 mà là cả đám đông, Cha Chính Địa phận Leiria, Ðức ông John Quarsema đã xác nhận đã nhìn thấy một cách tỏ tường và minh bạch một vầng hào quang đã di chuyển từ Ðông sang Tây - trong một bầu trời trong sáng - tới chỗ vẫn thường hiện ra và sau một thời gian đã biến mất về hướng mặt trời.

    Ngày 13-10-1917 (Ta là Ðức Mẹ Mân Côi)

    Sau khi tới gốc sồi ở Cova da Iria, dưới thúc đẩy nội tâm Lucia xin mọi người cụp dù xuống và lần hạt. Rồi các em thấy chớp sáng và Ðức Mẹ hiện đến. Lucia hỏi:

    - Bà muốn con làm gì?

    - Ta muốn một nhà nguyện được xây ở đây để tôn kính Ta. Ta là Ðức Mẹ Mân Côi. Hãy tiếp tục lần hạt hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh sĩ sẽ trở lại gia đình.

    Con có nhiều điều để xin Mẹ: chữa một số bệnh nhân, hoán cải tội nhân và những chuyện khác...

    - Ðược, một số sẽ được, nhưng không phải tất cả được. Họ chỉ cần cải thiện đời sống và xin ơn tha thứ mọi tội lỗi.

    Rất buồn rầu, Ðức Mẹ dặn tiếp:

    - Ðừng phạm đến Chúa nữa vì Chúa đã bị xúc phạm nhiều rồi.

    Rồi, theo lời tự thuật của Chị Lucia, Ðức Mẹ mở tay ra, làm ánh sáng chiếu lên mặt trời. Khi Ðức Mẹ cất mình lên, ánh sáng đó vẫn chiếu vào mặt trời.

    Ðó là lý do Lucia hô lên cho mọi người ta nhìn vào mặt trời. Lucia không có ý kéo chú tâm của mọi người đến mặt trời vì cô cũng không ý thức họ hiện diện đó hay không. Cô đã làm thế theo động lực bên trong.

    Một khi Ðức Mẹ đã biến đi, con (Lucia) thấy bên cạnh mặt trời, Thánh Giuse với Chúa Hài Nhi ban phép lành cho thế giới vì con thấy hai Ðấng vẽ hình Thánh Giá. Một lát sau, cảnh tượng đó biến mất và con lại thấy Chúa và Ðức Mẹ, hình như Ðức Mẹ Ðau Thương. Chúa Giêsu ban phép lành cho thế giới cũng như Thánh Giuse đã làm. Cảnh tượng này cũng biến mất và một lần nữa con lại thấy Ðức Mẹ, giống như Ðức Mẹ Carmêlô.

    4. Fatima: Sứ điệp Hoà bình và Tình thương

    Sau lần hiện ra lần cuối cùng năm 1917, Fatima tưởng chừng đã bị rơi vào quên lãng vì chính quyền và ngay cả giáo quyền thời đó cũng không lưu tâm gì đến biến cố Fatima, có khi còn cấm đoán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, sứ điệp Fatima vẫn vang vọng trong lòng mọi người.

    Sứ điệp Mẹ ban hành tại Fatima là sứ điệp đền tội và cầu nguyện, điều kiện để bảo đảm cho nền hoà bình thế giới và sự hoà bình của mỗi tâm hồn.

    Tháng 10-1930, khi Ðức cha Dom José Alves Correia, Giám mục Giáo phận Leiria, công nhận biến cố Mẹ hiện ra tại Fatima, và ban phép sùng kính Mẹ Fatima, thì thôn làng nhỏ bé Fatima đã trở nên trung tâm hành hương thế giới, để mọi người đổ về, chạy đến cầu khẩn với Mẹ. Fatima cũng trở thành động lực thúc đẩy mọi người hưởng ứng lời Mẹ, nhắn nhủ, cầu nguyện, và hy sinh cho tội nhân được ơn trở lại và nhất là nguyện cầu cho thế giới được hoà bình. Vì sứ điệp hoà bình và tình thương của Fatima cũng hoà hợp với sứ điệp hoà bình của Phúc Âm, dọn lòng con người đón chờ ơn cứu chuộc, nên sứ điệp Fatima luôn là sứ điệp hợp thời đại.

    Ước chi để kỷ niệm biến cố Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima, mỗi người chúng ta hãy là những tông đồ rao truyền mệnh lệnh của Mẹ cho thế giới. Nhưng có lẽ trước hết mỗi người hãy là những người tiên phong thực hành 3 mệnh lệnh của Mẹ trong cuộc sống một cách hăng say và tích cực. Lời Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong dịp viếng thăm Mẹ Fatima vào năm 1992: “Tất cả những ai đã sốt sắng đáp ứng lời kêu gọi của Ðức Mẹ hãy tiếp tục cố gắng tiến xa hơn nữa trong việc thi hành những mệnh lệnh đó trong đời sống”.

    Ðược như vậy, Trái Tim Mẹ sẽ toàn thắng, một sự toàn thắng không phải chỉ trong đấu trường chính trị giữa các quốc gia, nhưng còn là trong chính tâm hồn của mỗi người. Vì sứ điệp Fatima phải là sứ điệp hoà bình và tình thương cho thế giới và cho mỗi con cái Mẹ.

    (Trích bài “Fatima” của Hải Nguyên, Tạp chí Trái Tim Ðức Mẹ số tháng 5-1992)

    ***

    TÔN VINH MẸ MARIA

    TA SẼ NGHIỀN NÁT ĐẦU CON RẮN (I)


    Năm 1919, sau khi Antonie Radler (1899-1991) bị lây bệnh cúm Tây Ban Nha, Đức Trinh Nữ hiện ra với Bà, đặt tay Mẹ lên tay Bà và chữa Bà lành bệnh. Giữa các năm 1927 và 1936, Antonie làm quản lý cho một trong những hàng thịt của bố Bà, ở Lindau, gần Hồ Constance. Một ngày nọ Gestapo [mật vụ Đức quốc xã - BTGH] đến và ra lệnh cho Bà phải thay bức hoạ Đức Trinh Nữ bằng hình của lãnh tụ [Hitler]. Bà được lệnh phải chào ông ta theo kiểu Đức quốc xã: “Heil Hitler”, thay vì lời chào thông dụng vùng Bavière “Gruss Gott” (chúc mừng Thiên Chúa). Antonie không vâng theo các mệnh lệnh này và vì thế vừa vặn thoát nhiều lần bị mưu sát, kể cả bị dìm cho chết đuối. Bà nói rằng có một người đi xe đạp bí ẩn đã bảo vệ Bà, mà Bà gọi là “thiên thần hộ thủ trên một chiếc xe đạp”. Để bày tỏ lòng biết ơn của Bà, cha mẹ Bà xây lên một hang đá Lộ Đức nhỏ trong khu vườn nhà họ, được Cha quản xứ Basch làm phép vào ngày 11-10-1936. Tháng tiếp đó, Bức tượng mỉm cười với Bà. Bà nhận được lời cầu nguyện này trong một thông điệp: “Lạy Đức Bà Chiến Thắng của chúng con, Đấng được ơn vô nhiễm thai, xin cầu cho chúng con”. Ngày 15-12-1936, ngày trong tuần bát nhật lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, đang khi Bà đang lần hạt mầu nhiệm sự thương thứ ba trước hang đá Lộ Đức này, thì Antonie nghe “các ca đoàn thiên thần” hát: “Lạy Đức Maria! Đấng Không Vết nhơ tì ố, Đấng vô nhiễm thai, Đức Bà chiến thắng quý yêu, xin cầu cho chúng con”.

    (Trích: Tự điển Bách khoa những cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria, NXB Fayard, Paris 2007).

    BTGH

    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  4. Có 13 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  5. #3
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI III (05/10/2011)
    NĂM THỨ TÁM – 2011


    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ GUADELUP


    I. Ý CẦU NGUYỆN
    1. CẦU CHO TỔNG GIÁO PHẬN HÀNỘI

    XIN MẸ MARIA VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG SỞ KIỆN
    XOÁ TAN MỌI NGHI KỴ VÀ ÂM MƯU CHIA RẼ CỦA SATAN
    ĐỂ MỌI TÍN HỮU CHUNG TAY XÂY DỰNG NƯỚC CHÚA, THỰC THI BÁC ÁI,
    VÀ KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH CHO HOÀ BÌNH VÀ CÔNG LÝ


    2. CẦU CHO CÁC TÍN HỮU BỊ BÁCH HẠI VÌ ĐẠO CHÚA
    TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
    (đặc biệt tại các quốc gia đa số đạo Hồi và cộng sản)
    Cho họ biết yêu thương,tha thứ trong khi làm chứng nhân cho Chúa
    Kitô và Tin Mừng của Người.
    3. CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH BẢO VỆ SỰ SỐNG
    VÀ XÂY DỰNG VĂN MINH TÌNH THƯƠNG


    + + + + + + +
    II. ĐỨC MARIA GUADALUPE HIỆN RA
    VỚI THỔ DÂN JUAN DIEGO


    KỶ LỤC MỚI VỀ TỤ HỌP ĐÔNG NGƯỜI VÀO NGÀY LỄ ĐỨC BÀ GUA-ĐA-LUP
    (ZENIT 17.12.2009) Theo những con số chính thức được phổ biến chiều 12.12, Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Gua-đa-lup đã đón tiếp 6.128.000 người từ ngày 11.12 đến chiều ngày 12.12.2000,nhân kỷ nhiệm 478 năm Đức Mẹ hiện ra ở San Diego,trên ngọn đồi Pepeyac,phía đông Mexico. “Biến cố Gua-đa-lup” gợi lên một quan tâm không ngừng tăng và con số người hành hương có thể tăng đến 6,5 triệu trong những ngày lễ lớn kỷ niệm được định trước cho lịch của dân tộc nầy,mà những cội rễ thở dân và Kitô giáo được Đức Bà Gua-đa-lup đại diện. Một nghiên cứu vừa qua cho thấy một trên bốn ngườ dân Mễ khẳng định đã nhận được một ơn hoặc một phép lạ của “Morenita”, bổn mạng của toàn châu Mỹ và được tôn vinh là Nữ Vương Nước Mexico. Trong thánh lễ và hát xướng kính Đức Trinh Nữ, vị chưởng ấn vương cung thánh đường Gua-đa-lup, ĐGM Diego Monroy Ponce đã đề nghị các tín hữu chạy đến dưới chân Mẹ, cầu xin Mẹ chuyển cầu cho đất nước’đang tan vụn trong tay chúng ta khi bạo lực,tham nhũng,bất công,sự phạm tội ác mà không bị trừng phạt, buôn bán ma túy, vây hãm và làm cho chúng ta tan rã”. Trong thời gian ấy,ở New York,cũng như vào năm 2002, nhà thờ chính toà Thánh Patrick được dùng làm khung cho các lễ mừng tôn vinh Đức Bà Gua-đa-lup. Hàng ngàn người Mễ và dân Nam Mỹ đến đó để đón rước Đức Trinh Nữ và ‘ngọn đuốc Gua-đa-lup’,khởi hành từ Tepeyac từ ngày 03.10 và trải qua hành trình khắp miền Bắc Mexico và lãnh thổ Hoa Kỳ, đến trung tâm Manhattan, với 25.000 người thay nhau mang. Việc luân phiên rước đuốc nầy là một lời mời gọi cộng đồng Công giáo gốc Tây Ban Nha hợp pháp hoá việc nhập cư, cải tổ hoàn toàn hệ thống di dân ở Hoa kỳ,củng cố quan hệ giữa Hoa Kỳ với Mexico. Năm nay 40% những người mang đuốc là những người trẻ gốc Tây ban Nha sinh ra ở Hoa Kỳ.

    Xin lược thuật 5 lần Nữ Trinh Rất Thánh Maria hiện ra cùng thổ dân Juan Diego (1474-1548) trên đồi Tepeyac. Lần đầu vào sáng thứ bảy 9-12-1531 và lần cuối vào ngày thứ ba 12-12-1531. Lần hiện ra sau cùng, Đức Maria tỏ lộ danh tánh ngài là Đức Bà Guadalupe. Danh xưng Guadalupe trong tiếng thổ dân có nghĩa là "Người Nữ chiến thắng con rắn". Các cuộc hiện ra đã được thổ dân Antonio Valeriano (1520-1605) kể lại tỉ mỉ. Thổ dân Antonio Valeriano sống đồng thời với thổ dân Juan Diego. Vào năm 1531, thổ dân Juan Diego đã 57 tuổi, và thuộc về một nhóm thổ dân thiểu số rất ít người. Trước đó 7 năm, ông Juan Diego đã lãnh nhận bí tích rửa tội cùng với người vợ hiền đức là bà Maria Lucia. Bà Maria Lucia qua đời năm 1529.

    ... Lần hiện ra thứ nhất. Hôm đó là sáng thứ bảy 9-12-1531, ông Juan Diego đến nhà thờ Thánh Giá ở Tlatelolco để tham dự buổi học giáo lý. Khi đến gần đồi Tepeyac, ông nghe tiếng líu lo êm ái, tiếng ríu rít nhẹ nhàng, với các cung trầm bổng tuyệt vời của muôn ngàn chim sẻ, như tiếng nhạc réo rắt vọng xuống từ trời cao. Thổ dân Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ. Ông dồn dập tự hỏi: "Liệu mình có xứng đáng với những gì mình đang nghe không? Hay mình đang mơ? Mình đã tỉnh hẳn chưa? Mình đang ở nơi nào đây? Có lẽ mình đang ở địa đàng, nơi cõi trần hạnh phúc mà các bậc tiên tổ của mình đã nói tới chăng? Hay là mình đã vào thiên đàng rồi?". Còn đang đảo mắt nhìn chung quanh, bỗng tiếng hót im bặt và ông nghe một tiếng nói xa xôi, vọng xuống từ trên cao và gọi rõ tên ông: "Juan Diego, Juan Diego nhỏ bé!".

    Juan Diego không hề cảm thấy sợ hãi, trái lại, ông sung sướng tiến nhanh về hướng đồi cao. Khi leo lên tới đỉnh, ông trông thấy một Bà đang đứng đó. Bà ra hiệu mời Juan Diego tiến lại gần Bà. Khi đến trước mặt Bà, Juan Diego vô cùng bỡ ngỡ và kinh ngạc trước vẽ đẹp siêu thoát của Bà. Áo Bà long lanh các tia sáng mặt trời. Tảng đá nơi Bà đặt chân như toàn bằng đá quí và mặt đất chung quanh Bà tỏa sáng như cầu vòng. Thổ dân Juan Diego kính cẩn quì gối xuống và cảm động lắng nghe lời Bà nói cách êm ái dịu dàng rằng: "Hỡi Juan bé nhỏ, người con nhỏ bé nhất trong các con Ta, con đang đi đâu đấy?". Juan Diego trả lời: "Thưa Bà, con phải đến nhà thờ ở Messico-Tlatelolco để tiếp tục học về các mầu nhiệm của Thiên Chúa, do các linh mục dạy. Các linh mục là các thừa tác viên thánh của Chúa chúng ta". Thế là Bà Đẹp liền bày tỏ cùng Juan Diego ước muốn của Bà như sau: "Con hãy cẩn trọng ghi khắc nơi lòng con rằng, con là người bé mọn nhất trong các con của Ta, và Ta chính là Nữ Trinh Rất Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa thật, Đấng là suối nguồn sự sống, là Đấng Tạo Dựng muôn loài. Ngài là Chủ Tể trên trời và dưới đất. Ta hết sức mong ước người ta xây cất nơi đây một đền thánh, hầu Ta có thể minh chứng và trao ban cho mọi người tình thương của Ta, lòng cảm thông, sự trợ giúp và che chở của Ta. Bởi vì, Ta là Mẹ Từ Bi của các con, Mẹ của riêng con, cũng như của toàn dân sống trên phần đất này và của tất cả những ai thành khẩn kêu cầu cùng Ta với trọn lòng tin tưởng. Ta nghe rõ tiếng kêu than ai oán của họ. Ta muốn trao ban cho mọi người phương thuốc chữa trị các nổi đau đớn, các khó khăn cùng các sầu khổ buồn phiền. Và để có thể thực hiện các nguyện ước khoan nhân của Ta, con hãy đi tới tòa Giám Mục Mêhicô và thưa với đức giám mục rằng, chính Ta sai con tới và Ta ước ao người ta xây cho Ta một ngôi đền trên ngọn đồi này. Con hãy kể lại tỉ mỉ cho đức giám mục tất cả những gì con thấy và nghe. Con hãy tin chắc rằng, Ta sẽ nhớ ơn con, Ta sẽ ban thưởng cho con. Ta sẽ làm cho con được hạnh phúc và con, con sẽ xứng đáng với phần thưởng, dành cho các cố gắng và các nhọc mệt con hy sinh để chu toàn sứ mệnh Ta trao phó. Đấy nhé, con đã nghe rõ mệnh lệnh của Ta, hỡi con Ta, đứa con nhỏ bé nhất trong tất cả các con Ta. Bây giờ con hãy đi và dùng trọn sức lực để thi hành công tác". Thổ dân Juan Diego kính cẩn cúi mình thưa: "Thưa Bà, con sẽ đi ngay và thực hiện lệnh Bà truyền. Giờ đây đứa đầy tớ khiêm hạ của Bà xin được phép lui gót".
    Ông Juan Diego mau mắn xuống khỏi đồi và trực chỉ thành phố Mêhicô. Vào thành, ông đi thẳng đến tòa Giám Mục. Vị Giám mục sở tại lúc bấy giờ là đức cha Juan de Zumárraga thuộc dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Phanxicô. Juan Diego xin gặp đức cha và thưa với ngài về sứ điệp của Bà Đẹp Thiên Quốc. Nhưng đức cha không tin lời ông nói. Juan Diego buồn bã ra về, lòng thất vọng vì nhiệm vụ giao phó không hoàn thành.

    ... Lần hiện ra thứ hai. Cùng ngày hôm ấy, tức thứ bảy 9-12-1531, thổ dân Juan Diego
    quay trở lại đồi Tepeyac. Khi lên tới đỉnh đồi, ông trông thấy Bà Đẹp Thiên Quốc đang đứng chờ mình. Ông quỳ sụp xuống và thưa: "Thưa Bà, con đã mang sứ điệp của Bà đến cho đức giám mục. Ngài ưu ái lắng nghe con nói, nhưng ngài không tin lời con. Có lẽ ngài nghĩ là con bịa chuyện. Vì vậy, con tha thiết xin Bà, xin Bà hãy trao phó nhiệm vụ này cho một người khác quan trọng hơn. Có thế, đức giám mục mới tin. Bởi vì con chỉ là người chót bét, một sợi dây mỏng manh, một chiếc thang bằng gỗ, một cái đuôi, một mảnh giấy. Con thuộc về một nhóm dân cùng đinh, nghèo khổ, vậy mà Bà lại sai con đến một nơi quá cao xa đối với con, đến một chỗ mà con không bao giờ dám đặt chân tới. Xin Bà tha thứ cho con, nếu con làm phật ý Bà, nếu con làm Bà nổi giận. Hỡi Bà là Bà Chủ của con".

    Trinh Nữ Rất Thánh Maria liền trả lời: "Hỡi người con bé nhỏ nhất của Ta, hãy lắng nghe lời Ta nói đây. Ta biết rõ là có nhiều tôi tớ khác của Ta có thể thi hành mệnh lệnh Ta truyền. Tuy nhiên, Ta rất cần đến sự giúp đỡ của con. Vậy thì, Ta truyền cho con trở lại tòa giám mục một lần nữa. Ngày mai, con đến tòa giám mục và thưa với đức cha rằng, con đến nhân danh Ta và xin ngài xây cất một đền thờ theo ý hướng của Ta. Con lập lại với ngài lần nữa rằng, chính Ta là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, chính Ta đã đích thân sai con đến với ngài". Thổ dân Juan Diego khiêm tốn thưa: "Thưa Bà, con không hề muốn làm phiền lòng Bà, con sẽ trung tín thi hành nhiệm vụ Bà trao phó. Con không quản ngại đường xa cũng không lưu ý việc đức giám mục không tin lời con nói. Ngày mai, con sẽ mang đến cho Bà câu trả lời của đức giám mục. Bây giờ xin Bà cho phép con ra đi. Trong khi chờ đợi, xin Bà nghỉ ngơi".
    Sáng hôm sau, Chúa Nhật 10-12-1531, thổ dân Juan Diego rời nhà thật sớm đi tới Tlatelolco để tham dự các buổi cử hành phụng vụ. Trong lòng, ông cương quyết tìm mọi cách gặp cho bằng được đức giám mục. Thánh lễ kết thúc, ông phải nài nĩ mãi, người ta mới cho ông được hầu chuyện với vị giám mục. Ông quì gối trước mặt đức giám mục, vừa khóc ông vừa lập lại lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông khẩn khoản xin đức giám mục tin lời ông. Ông tha thiết xin ngài chấp thuận thi hành ước nguyện của Đức Nữ Vô Nhiễm.

    Với mục đích kiểm chứng thực hư, đức cha Juan de Zumárraga đặt ra không biết bao nhiêu câu hỏi. Thổ dân Juan Diego kiên nhẫn trả lời rõ ràng từng câu một, thật chính xác. Sau khi tỉ mỉ tra vấn, đức giám mục truyền cho ông phải xin Bà Đẹp Thiên Quốc tỏ lộ một "dấu chỉ". Mặt khác, ngài còn cẩn thận sai một vài người giúp việc nơi tòa giám mục hãy đi theo Juan Diego xa xa, và theo dõi mọi hành động của ông. Thế nhưng, khi đến chân đồi Tepeyac thì những người này không còn trông thấy bóng dáng thổ dân Juan Diego đâu nữa.
    ... Lần hiện ra thứ ba. Cùng ngày Chúa Nhật 10-12-1531,
    thổ dân Juan Diego lên đồi trình bày với Đức Mẹ về câu trả lời của đức giám mục. Nghe xong, Đức Mẹ liền nói: "Hỡi con nhỏ bé của Ta, con đã thi hành tốt đẹp lệnh truyền của Ta. Được rồi. Ngày mai con hãy trở lại đây để đón nhận "dấu chỉ" mà vị giám mục xin. Như thế, ngài sẽ tin lời Ta, sẽ không hoài nghi cũng không còn ngờ vực con nữa. Phần con, con luôn ghi nhớ rằng, Ta sẽ trả công bội hậu cho con, vì tất cả những khó nhọc con dành để phục vụ Ta. Giờ đây con hãy chạy nhanh về đi. Ngày mai Ta đợi con cũng nơi ngọn đồi này".

    Ngày hôm sau, thứ hai 11-12-1531, thổ dân Juan Diego không đến nơi hẹn với Đức Trinh Nữ. Lý do vì chiều Chúa Nhật hôm trước, khi về đến nhà, ông trông thấy người chú Juan Bernardino lâm bệnh nặng. Ông vội vã chạy đi tìm thầy thuốc đến chữa bệnh cho chú. Thầy thuốc đến ngay. Nhưng cơn bệnh đã đến hồi trầm trọng, vô phương cứu chữa. Biết thế, ông chú liền xin Juan Diego đi mời linh mục đến, để ông được lãnh nhận các phép Bí Tích sau cùng và dọn mình chết lành.

    ... Lần hiện ra thứ tư và thứ năm. Sáng tinh sương ngày thứ ba 12-12-1531, Juan Diego nhanh nhẹn đi đến Tlatecolco để mời linh mục cho chú. Ông cẩn thận chọn một con đường khác, đi vòng quanh ngọn đồi về hướng đông, để có thể vào ngay thành phố Mêhicô, và khỏi bị Bà Đẹp Thiên Quốc giữ lại nói chuyện. Tuy nhiên, ông rất đỗi ngạc nhiên khi trông thấy Bà Đẹp từ trên đồi đi xuống. Khi đến gần, Bà hỏi Juan Diego: "Có chuyện gì xảy ra vậy con? Con đang đi đâu đó?". Thổ dân Juan Diego cảm thấy vừa sợ hãi vừa xấu hổ thẹn thùng. Ông nghiêng mình thưa: "Con hy vọng Bà hài lòng. Sáng nay Bà có cảm thấy dễ chịu không? Sức khoẻ Bà như thế nào? Con biết Bà sẽ phật ý. Nhưng xin Bà hiểu cho rằng, chú con bị bệnh nặng vì bị lây bệnh dịch hạch. Con đi mời linh mục đến giải tội cho chú con. Xin Bà thứ lỗi cho con. Xin Bà vui lòng chờ đợi con. Con không đánh lừa Bà đâu. Ngày mai con sẽ đến đây thật sớm để gặp Bà".

    Sau khi lặng lẽ nghe Juan Diego bào chữa một hơi dài, Nữ Trinh Rất Thánh Nhân Từ trả lời: "Con hãy lắng nghe và hiểu cho kỹ, hỡi đứa con bé nhỏ nhất của Ta. Con đừng xao xuyến trong lòng. Con đừng lo lắng về bệnh tình của chú con cũng như về bất cứ điều gì không may sẽ xảy ra. Ta đang có mặt nơi đây, không như là người Mẹ của con sao? Con không tìm thấy an nghỉ dưới bóng rợp mát của Ta sao? Ta không phải là sức khỏe của con sao? Con không được Ta ấp ủ sao? Hãy nói cho Ta biết con đang cần gì? Con chớ nên âu lo và buồn phiền, ngay cả bệnh tình trầm trọng của chú con. Bởi vì chú con chưa chết bây giờ đâu. Con hãy tin tưởng vững chắc rằng, ngay chính lúc này đây, chú con sẽ được khỏi bệnh".
    Lắng nghe những lời nói dịu dàng của Trinh Nữ Rất Thánh Maria, thổ dân Juan Diego cảm thấy lòng tràn ngập niềm an ủi. Ông mau mắn leo lên đồi cao, theo lệnh truyền của Bà Đẹp Thiên Quốc. Ông hái những đóa hồng Tây-Ban-Nha nở tươi, thơm phức, tuyệt đẹp, ngoại lệ, vì lúc bấy giờ là tháng 12. Ông nhanh nhẹn hái hết và bỏ vào chiếc áo choàng, đan bằng sợi cây xương rồng. Giờ đây Juan Diego trở thành vị sứ giả đáng tin cậy. Ông hăng hái trở lại con đường tiến thẳng vào thành phố Mêhicô. Ông vào tòa giám mục, quì gối trước mặt đức cha Juan de Zumárraga. Ông lập lại sứ điệp của Đức Mẹ rồi từ từ mở chiếc áo choàng, mà cho đến lúc ấy, ông vẫn còn giữ chặt trước ngực. Vừa khi những đóa hồng tươi rơi xuống đất, tức khắc, xuất hiện trên chiếc áo choàng hình ảnh thật đẹp của Nữ Trinh Rất Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa.

    Vị giám mục cùng tất cả những người hiện diện liền sấp mình xuống đất, tôn kính hình ảnh lạ được Đức Mẹ in trên áo choàng. Vị giám mục thật ân hận vì đã không tin ngay lời thổ dân Juan Diego nói. Ngài muốn giữ chiếc áo choàng lạ nơi nhà nguyện riêng của ngài ở tòa giám mục. Ngày hôm sau, đức giám mục cùng với một đoàn người đông đảo, đi hành hương kính viếng nơi Đức Mẹ đã hiện ra trên đồi Tepeyac.

    Về phần thổ dân Juan Diego, ngoài hồng phúc được tận mắt trông thấy Đức Mẹ, ông còn cảm thấy thật sung sướng vì đã chứng kiến phép lạ đầu tiên thực hiện theo lời hứa của Đức Mẹ. Đó là cuộc khỏi bệnh lạ lùng của người chú Juan Bernardino. Chính với người chú này, ông Juan Bernardino, mà trong lần hiện ra thứ năm, cũng là lần sau cùng, Đức Mẹ đã tỏ lộ danh tánh ngài là: "Đức Bà Guadalupe". Danh xưng "Guadalupe" trong tiếng thổ dân có nghĩa là "Người Nữ chiến thắng con rắn".

    Chiếc áo choàng với hình Đức Mẹ được rước từ nhà nguyện riêng của đức giám mục ra nhà thờ chính tòa và được trưng bày cho các tín hữu đến kính viếng. Ngày 26-12-1531, chiếc áo choàng lạ lại được rước tới nhà nguyện nhỏ đầu tiên do chính các thổ dân xây cất dâng kính "Đức Bà Guadalupe" trên đồi Tepeyac. Trong vòng 17 năm trời, tức cho đến ngày nhắm mắt từ trần vào năm 1548, thổ dân Juan Diego đã sống cạnh đền thánh tí hon này, làm người canh giữ đền thánh. Nhưng nhất là, ông đã trở thành người đầy tớ đơn sơ khiêm hạ, trở thành vị chứng nhân và tông đồ nhiệt thành của Đức Bà Guadalupe.
    Trong chuyến viếng thăm mục vụ lần thứ 5 tại Mêhicô, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo 2 đã nâng thổ dân Juan Diego lên hàng hiển thánh vào ngày 31-7-2002.
    Cuộc hiện ra của Đức Bà Guadalupe với thổ dân Juan Diego đã ghi dấu ấn sâu đậm nơi cuộc sống người dân, đặc biệt là các thổ dân Mêhicô. "Đức Bà Guadalupe" trở thành biểu tượng sức mạnh của kẻ bé nhỏ, yếu đuối và là niềm hy vọng của tất cả những ai đang lo âu sầu khổ.

    Hình ảnh Đức Mẹ in trên áo choàng vẫn còn trông thấy rõ ràng mãi cho đến ngày nay, sau hơn 470 năm. Chiếc áo choàng hiện được tôn kính nơi đền thánh trên đồi Tepeyac. Đền thánh mang tên Đức Bà Guadalupe. Giờ đây, Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe là Trung Tâm Thánh Mẫu lớn nhất thế giới. Mỗi năm có 20 triệu tín hữu đến hành hương.
    Đức Mẹ Guadalupe được tuyên xưng bổn mạng nước Mêhicô vào năm 1737, bổn mạng toàn Mỹ Châu vào năm 1910 và bổn mạng nước Phi Luật Tân vào năm 1935.

    Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt.


    + + + + + + +
    III. TÔN VINH MẸ MARIA

    TA SẼ NGHIỀN NÁT ĐẦU CON RẮN (II).

    Ngày 22.02.1938, vào khoảng 6: 30 sáng, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Cecilia Geyer :”Tôi nghe một cái gì đó như là một tiếng thầm thì nhẹ và sau đó Mẹ Thiên Chúa xuất hiện từ một đám mây sáng cứ lớn dần,trông giống hệt bức tượng ở Wigratzbad [thôn nhỏ ở Đức,nơi có trụ sở Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, lập ra chủng viện đầu tiên của Hội,nay vẫn hoạt động rất hiệu quả, đã đón rất nhiều chức sắc cao cấp Giáo Hội nỗi tiếng như các hồng y Mayer, RATZINGER, Gagnon,Stickler,Goer,cũng như nhiều tổng giám mục và giám mục. Thình lình tôi thấy mình đang ở bên trong hang đá ấy. Đấng hiện ra nói với tôi :” Hãy xây một nhà nguyện cho Ta ở đây (..) Ta sẽ dùng bàn chân Ta mà nghiền nát đầu con rắn hoả ngục (..). Người ta sẽ đến nơi nầy rất đông và Ta sẽ đổ dòng thác ơn lành xuống trên họ. Thánh Giuse, Thánh Antôn và các linh hồn nơi luyện ngục sẽ trợ giúp cho Antonie”. Bà vĩ đại ra lệnh :” Bây giờ con hãy đi thờ lạy Con Chí Thánh của Ta trong Bí tích Thánh Thể”. Cecilia hỏi :”Con có thể làm điều nầy ở đâu vậy? Ngay lúc nầy, Thánh Thể không được trưng bày ở nơi nào hết”. “Và rồi, trước con mắt sững sờ của tôi, một nhà nguyện hiện ra ngay tại nơi đã được chỉ cho tôi (…). Bên trong nhà nguyện, trên bàn thờ, Chúa Giêsu ngồi trên ngai sáng ngời,đang chiếu ra những tia sáng tuyệt diệu về mọi hướng”.
    (Trích : Tự điển bách khoa những cuộc hiện ra cuả Đức Trinh Nữ Maria,NXB Fayard,Paris 2007).

    -- BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  6. Có 8 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  7. #4
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI IV (7-10-2011)

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI IV (7-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ MỄ DU



    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu nguyện cho TGP. Huế


    Xin cho Đức Hiền Mẫu Maria an ủi kẻ có đạo Vương cung Thánh đường La Vang ban cho các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân nhiệt tâm tông đồ và đức tin sống động trong môi trường duy vật hoá và vô thần.

    2. Cầu nguyện cho những người phục vụ bệnh nhân phong và bệnh nhân HIV/AIDS

    Xin Chúa trả công bội hậu cho những tâm hồn quảng đại hy sinh, quên mình vì danh Chúa Kitô. Xin cũng xoa dịu những đau khổ thân khác và tinh thần của các bệnh nhân.

    3. Cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục

    Xin Mẹ Mân Côi chuyển cầu cùng Chúa cho linh hồn những thân nhân, ân nhân, bạn hữu của chúng con và tất cả những ai khi còn sống tôn sùng và yêu mến chuỗi Mân Côi.

    II. ĐỨC MẸ MỄ DU

    Làng Mễ Du (Medjugorje) với dân số vài ngàn cư dân, thuộc tỉnh Mostar (quốc gia Bosnia/Herzegovina). Ngôi làng nhỏ bé nầy nằm giữa hai ngọn núi Krizevac và Podbrdo (TB.: Mễ Du có nghĩa là nằm giữa 2 ngọn núi).

    Ngôi nhà thờ độc nhất của làng Mễ Du (Nhà thờ Thánh Giacôbê) do các Cha dòng Franxicô cai quản (cha xứ lúc đó là Fr. Jozo Zovko).

    Cuộc sống của dân địa phương rất cực khổ, đại đa số sống nhờ nghề trồng thuốc lá và nho.
    Ngày 24-6-1981 đã có một biến cố rất quan trọng và đã biến đổi một ngôi làng nghèo khổ, vô danh trở thành một trong những nơi hành hương nổi tiếng trên thế giới, có thể so sánh với Lộ Đức hoặc Fatima.

    Ngày 24-6-1981, cũng là Ngày Lễ Thánh Gioan Tiền Hô, một số các em trong làng đã nhìn thấy hình bóng sáng chói của một người Nữ bồng trên tay một Hài Nhi trên viền đồi Pobrdo.
    Ngày hôm sau, người Nữ lại hiện ra cho các em và xưng danh “Ta là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Các em đã nhìn thấy Mẹ hiện ra (hay là những thị nhân) gồm có:

    - Vicka Ivankovic (sinh 03.09.1964) lúc đó 17 tuổi.

    - Mirjanav Dragicevic (sinh 18.03.1965) lúc đó 16 tuổi.

    - Marija Pavlovic (sinhv 01.04.1965) lúc đó 16 tuổi.

    - Ivan Dragicevic (sinh 25.05.1965) lúc đó 16 tuổi.

    - Ivanka Ivankovic (sinh 21.06.1966) lúc đó 15 tuổi.

    - Jakov Colov (sinh 06.03.1971) lúc đó 10 tuổi.

    Sau đó mỗi ngày, Gospa (Gospa tiếng Croatian dịch Our Lady, Bà Lạ, Đức Mẹ, Đức Bà, Mẹ) hiện ra cho các thị nhân để ban thông điệp cho họ, cho giáo xứ và thế giới: những thông điệp về hoà bình, sự cần thiết của việc ăn chay, đền tội và tình yêu thương để giúp cho những người đang xa Chúa trở về với Trái Tim Chúa Giêsu. Đồng thời, Mẹ cũng truyền cho các thị nhân một số những “Bí Mật” (TB: Những “Bí Mật” này khi gần đến thời điễm Mẹ sẽ cho phép thị nhân tiết lộ cho thế giới qua trung gian của một linh mục, mà chính thị nhân lựa chọn).

    Cha xứ Jozo rất tin việc Mẹ hiện ra tại làng Mễ Du, vì có một ngày Mẹ đã hiện ra cho Cha trong Nhà thờ Mễ Du. Đức Giám mục Địa phận Mostar, Monsignor Zanic, lúc đầu cũng tin việc Mẹ hiện ra, nhưng về sau ngài đổi ý cho rằng các Cha dòng Phanxicô đã “bịa đặt” (Khi ĐGM từ chối hiện tượng Mễ Du thì có một quả bom rớt ngay Toà Giám mục của ngài. Nhưng ngài đã may mắn thoát chết. Không biết sự việc này có phải là Thiên Chúa muốn cảnh cáo ĐGM hay không???).

    Do đó, năm 1986, ngài đã đệ trình lên Đức Hồng y Ratzinger một bản báo cáo “phủ nhận” sự hiện ra của Mẹ Mễ Du.

    Sau đó, Đức Hồng y Ratzinger đã không cho phép ĐGM Zanic tiếp tục điều tra Mẹ Mễ Du, mà ngài chuyển lên cho Hội đồng Giám mục quốc gia (Nam Tư cũ). ĐGM Monsignor Komarica (thành phố Banja Luka) đứng đầu Hội đồng chịu trách nhiệm tiếp tục cuộc điều tra hiện tượng Mễ Du.

    Hội đồng tiếp tục điều tra và bắt đầu có sự tiến triển tốt đẹp, nhưng không dám chính thức công bố (*có thể họ bị sự kiểm soát của Cộng sản Nam Tư trong thời gian này).

    Tháng 4-1991, Hội đồng chính thức công bố “công nhận” làng Mễ Du là nơi “cầu nguyện và phụng thờ”. Những khách Hành hương được phép viếng thăm làng Mễ Du.

    Ngày 21-8-1996, phát ngôn viên của Toà Thánh Vatican tại Rôma, Doctor Navarro Valls, đã nhấn mạnh “lập trường” của Toà Thánh về việc hiện ra của Mẹ Mễ Du: “Nếu như quý vị chưa tìm ra được bằng chứng “giả tạo” tại làng Mễ Du, thì quý vị không thể cấm đoán du khách đến hành hương tại đây. Khi người Công giáo đến làng Mễ Du với một Đức Tin vững mạnh thì Tâm Linh của họ cũng bình an. Do đó, nhà thờ cũng không cấm đoán những linh mục muốn tổ chức những cuộc hành hương sùng kính Mẹ Mễ Du ở Bosnia-Herzegovina”.

    Từ tháng 6-1981 đến nay, đã có hơn 20 triệu khách hành hương đến viếng thăm ngôi làng bé nhỏ này để cầu nguyện và rèn luyện tâm linh, làm cho làng Mễ Du trở thành một trong những Thánh địa hành hương trên thế giới.

    TB:

    * Năm 1990: Chế độ Cộng sản sụp đổ (Liên hiệp Nam Tư tan rã).

    * Năm 1991-1995: Nội chiến bùng nổ. Nội chiến chấm dứt nhờ vào sự bảo trợ của chính phủ Mỹ 1995.

    * Năm 2004: Bosnia-Herzegovina là thành viên của Europe Union.

    * Năm 2005: Chính quyền chỉ cho phép khách hành hương cư ngụ tại làng Mễ Du tối đa là 2 tuần.

    Tượng Mẹ Mễ Du trên núi Pobrdo (nơi Mẹ hiện ra cho các thị nhân)

    ***

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    TA SẼ NGHIỀN NÁT ĐẦU CON RẮN (III)


    Ngày 17-6-1938, chính phủ cho phép xây dựng nhà nguyện dâng kính “Đức Bà Yêu Dấu của Chúng Ta, Mẹ Chiến Thắng”. Việc xây cất khởi đầu ngày 2-7-1938, trên mảnh đất do cha mẹ Antonie tặng. Lễ khánh thành được dự trù vào ngày 8-12, lễ kính Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhưng Antonie lại bị Đức quốc xã bắt giữ ngày 21-11, bị ném vào nhà tù chung và không ngừng bị hỏi cung. Trong đêm 7-12, Antonie nhìn thấy một đám mây to lớn nổi lên bên trong phòng giam của cô và thình lình Đức Trinh Nữ hiện ra với cô, báo cho biết cô sắp được thả ra: cô gái sẽ ăn lễ Giáng Sinh với gia đình. Đức Bà dạy cô cầu nguyện với Chúa Hài Nhi, kinh mà ngày nay người ta vẫn đọc tại linh địa này. Antonie được phóng thích ngày 18-12. Kể từ năm ấy, con số người hành hương đến viếng Linh địa Wigratzbad cứ tăng dần.

    (Trích Tự điển Bách khoa Những Cuộc Hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria, NXB Fayard, Paris 2007).

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  8. Có 5 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  9. #5
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI V (9-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ LAVANG



    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu nguyện cho TGP. Sài Gòn


    Xin Mẹ Hoà Bình Vương cung Thánh đường Sài Gòn cho tín hữu kiên vững trong đức tin, trung thành với giáo huấn của Giáo Hội, nhiệt tâm và quảng đại trong các việc tông đồ, bác ái và truyền giáo.

    2. Cầu cho các nhà truyền giáo đang hiến thân rao giảng Tin Mừng Nước Trời

    Xin cho mọi Kitô hữu ý thức bổn phận truyền giáo của chính mình, để góp công, góp sức và lời cầu nguyện cho Nước Cha trị đến.

    3. Cầu cho những ai đang đau khổ vì gia đình tan nát, hôn nhân đổ vỡ

    Xin cho mọi tín hữu Công giáo nêu gương sống đời hôn nhân và gia đình gương mẫu, tránh xa lối sống ích kỷ, buông thả, hưởng thụ.

    II. ĐỨC MẸ LAVANG

    NHỮNG NIÊN HIỆU VỀ LA VANG

    1798 - Truyền khẩu nói rằng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng hiện ra nhiều lần để an ủi các giáo dân trốn chạy những cuộc bách hại của triều Tây Sơn vào trong rừng sâu Lá Vằng, thuộc địa hạt Dinh Cát, nay là Quảng Trị. Trong cuộc bách hại đạo năm 1798 có Cha Thánh Triệu tử đạo tại Huế và Cha Thánh Gioan Đạt tử đạo tại Thánh Hoá.

    1801 - Sau khi Gia Long thống nhất, người bên lương cũng nghe biết có Bà Linh Thiêng hiện ra ở rừng Lá Vằng. Khi họ đi làm trong rừng thường ghé tới cây đa vái lạy và đắp một nền cao, có rào cây chung quanh.

    1823 - Đầu đời Minh Mạng, 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ chung nhau làm một cái miếu trên nền đất cao nơi cây đa chỗ Đức Mẹ hiện ra nhưng gặp nhiều dấu lạ (mộng mị, tượng bị lật đổ), họ đành thôi và truyền tụng nhau rằng: “Bà ấy là bà bên lương mà bên giáo đã dành đi đó”. Ngày nay có người cho rằng dân bên lương gọi Bà Linh Thiêng đó là Phật Bà Quan Âm cứu đời. Cả làng đồng lòng nhường đất và chùa lại cho bên Công giáo. Cha bổn sở ở Dinh Cát đồng ý cho người Công giáo biến chùa thành nhà thờ. Đó là nhà thờ đầu tiên tại La Vang.

    1830 - Một giai thoại kể rằng Đức Mẹ đã mua vải để trang hoàng bàn thờ (xem Ơn Lạ của Đức Mẹ La Vang).

    1852 - Đức cha Pellerin kêu gọi các cha hô hào cho giáo dân nhập Hội Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu. Tước hiệu này, năm 1901, Đức cha Gaspar đã chính thức tuyên bố là tước hiệu của Đức Mẹ La Vang.

    1866 - Sau khi vua Tự Đức ký sắc lệnh tự do tôn giáo, Đức cha Sohier coi Địa phận Huế có chương trình mở rộng Linh địa La Vang: xây chủng viện, tu viện Mến Thánh Giá, cô nhi viện, nhà dưỡng lão cho các linh mục. Chương trình không thành vì địa phương Cổ Vưu không cho đất. Tuy nhiên, hằng năm vào Tết Nguyên Đán, giáo dân các vùng Dinh Cát, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa... họp nhau vài ba chục người cầm dùi, giáo mác xua thú dữ để vào Linh địa La Vang kính viếng.

    1885 - Văn Thân nổi loạn ở triều đình Huế với khẩu hiệu Bình Tây Sát Tả, giáo dân Cổ Vưu vào trốn ở La Vang. Khi nhóm người đuổi theo thì họ trốn lên núi. Có 30 người bị bắt và được đặc ân và được đặc ân thiêu sống trên nền nhà thờ Đức Mẹ. Nhóm Văn Thân đốt hết các nhà của dân trừ ngôi nhà tranh nhỏ bé của Đức Mẹ. Sau đó, có người tên Thơ ở Xóm Bốc xuống xem, thấy còn một nhà tranh cũng nổi lửa đốt luôn. Chiều hôm ấy, nhà của người này bị Văn Thân đến đốt, cả nhà bị cháy hết.

    1886 - Sau biến cố Văn Thân, Linh địa La Vang trở nên nơi hành hương đông người, vì thế Đức cha Gaspar quyết định làm lại nhà thờ. Đây là nhà thờ thứ hai tại La Vang. Nhà thờ làm trong 15 năm.

    1901 - Khánh thành nhà thờ và tổ chức đại hội 6-8/8/1901. Chính thức công nhận tước hiệu Đức Mẹ La Vang là Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu và chọn kiểu tượng Đức Mẹ chiến thắng: Đức Mẹ đứng trên đám mây và hai tay nâng Chúa Hài Đồng đứng trên quả địa cầu. Định lệ cứ 3 năm kiệu Đức Mẹ La Vang từ Cổ Vưu vào La Vang ngày mồng 3 Tết Nguyên Đán.

    1923 - Đức cha Lý (Allys) giao cho Cha Morineau xây nhà thờ bằng ngói rộng lớn hơn. Thư quyên tiền được gửi cho toàn quốc.

    1928 - Khánh thành nhà thờ mới và đại hội với sự tham dự của nhiều đức cha và nhiều phái đoàn. Đây là đại hội có tính cách toàn quốc đầu tiên và số tham dự khoảng 30.000 người. La Vang chính thức thành một xứ và có cha sở đầu tiên, Cha Thới, tách khỏi Cổ Vưu.

    1932 - Trong đại hội này, Đức cha Giáo (Chabanon) định rằng đại hội kéo dài trong 3 ngày và tổ chức tại Linh địa La Vang.

    1935 - Đại hội.

    1938 - Đại hội long trọng các ngày 17,18 và 19-8. Đặc biệt có sự hiện diện của Đức Khâm sứ Drapier.

    1946 - Trong thời gian 2 cuộc thế chiến, không có đại hội, nhưng các cuộc lễ vẫn được tổ chức như thường tại La Vang. Ngày 12-9-1946, Lễ Cầu An cho tổ quốc đã được cử hành tại La Vang, có sự hiện diện của Nam Phương Hoàng Hậu.

    1945-1954 - La Vang dưới quyền kiểm soát của Việt Minh, mọi di chuyển bị hạn chế. Tượng Đức Mẹ La Vang được đưa ra Quảng Trị.

    1953 - Năm Thánh Mẫu trên thế giới. Ngày 8-12-1953, Đức cha Thi (Urutia) làm lễ trước tượng Đức Mẹ La Vang, khai mạc chương trình thánh du tượng Đức Mẹ La Vang.

    1954 - Rước kiệu Đức Mẹ La Vang trong các ngày 16, 17 và 18-5. Khi Việt Nam bị chia đôi (20-7-1954), La Vang thuộc vùng tự do. Một số linh mục và giáo dân di cư đến La Vang và mở thành những xứ La Vang Thượng, La Vang Trung, La Vang Tả, La Vang Hữu. Ngày 6-12-1954, rước tượng Đức Mẹ La Vang từ Quảng Trị trở về Linh địa và bế mạc Năm Thánh Mẫu, có Đức cha Urritia, 40 linh mục và khoảng 20.000 giáo dân.

    1955 - Trùng tu Nhà thờ La Vang. Tháng 8-1955, đại hội lần thứ 13 được tổ chức với tuần tam nhật. Có 3 đức cha (Đức cha Urritia, Đức cha Chi, Đức cha Từ), 100 linh mục và 20.000 giáo dân đến tham dự.

    1958 - Năm Thánh Mẫu kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Trong năm này có khoảng 600.000 tín hữu đến hành hương. Lần lượt các phái đoàn do các đức cha hướng dẫn: Đức cha Hiền, Đức cha Bình, Đức cha Chi, phái đoàn Kontum. Tam Nhật Đại hội từ ngày 19 đến 22-8. Đức Khâm sứ Caprio đến chủ toạ ngày Công giáo Tiến hành 18-8.

    18/3/1959 - Khởi sự trùng tu.

    25/3/1960 - Rước nến do ĐTC Gioan XXIII tặng. Nến này được làm phép trong dịp Lễ Nến 2-2 và được gửi đi đến các đền thánh để cầu nguyện cho Công đồng Chung Vatican II.

    13/4/1961 - Các giám mục miền Nam họp tại Huế đã định chọn Đền thờ Đức Mẹ La Vang làm “Đền thờ toàn quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ” theo lời khấn ngày 18-12-1960 trong Lễ Tạ ơn thành lập Hàng Giáo phẩm. Ngày 22-8-1961, quyết định trên đã được công bố.

    8/8/1961 - Các giám mục miền Nam họp tại Đà Lạt quyết định:

    1. Xin Toà Thánh nâng đền thờ lên hàng Vương cung Thánh đường (Toà Thánh chấp thuận ngày 20-8-1961).

    2. Xây dựng những cơ sở mới tại La Vang: Bàn thờ chính dâng hiến Giáo Hội và tổ quốc, các bàn thờ phụ dâng kính các Thánh Tử đạo Nam, Trung, Bắc - công trường rộng lớn hơn - nhà trọ cho các tín hữu hành hương - tu viện gồm các linh mục chuyên lo chầu Mình Thánh Chúa tại La Vang.

    3. Kêu gọi đóng góp để trùng tu và xây cất.

    4. Năm Trái Tim Đức Mẹ kéo dài trong 3 năm, thực hiện 3 mệnh lệnh Fatima.

    5. Chỉ định một uỷ ban phụ trách Trung tâm Hành hương và Năm Trái Tim Đức Mẹ.

    17-22/8/1961 - Đại hội và xức dầu cung hiến Đền thờ La Vang. Khánh thành Đài Đức Mẹ có 3 cây đa cổ thụ bằng xi măng cốt sắt do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ làm.

    1968 - Đền thờ La Vang bị pháo kích nặng do chiến cuộc.

    1972 - Chiến cuộc Mùa Hè Đỏ Lửa đã san bằng La Vang, ngoại trừ Đài Đức Mẹ còn nguyên. Các giáo dân di tản hết.

    NHỮNG ĐẠI HỘI GẦN ĐÂY

    1. Đại hội 1961 và Lễ Xức dầu Đền thờ La Vang

    Ngày 1-6-1961, Toà Tổng Giám mục Huế đã gửi hiệu triệu thư như sau:

    Kính các cha, anh chị em tín hữu, tôi vui mừng ban phép và truyền tổ chức Đại hội kính Đức Mẹ La Vang 1961 từ ngày 17 đến 22-8. Đồng thời, Đức TGM đã ban phép cho uỷ ban chuẩn bị cuộc đại hội được phép quyên tiền theo Giáo luật để chi phí trong cuộc đại hội, thư của uỷ ban đã được gửi đi khắp nơi trên toàn quốc.

    Sau đó, Nha Chiến tranh Tâm lý thuộc Bộ Quốc phòng gửi đến La Vang số tiền của đồng bào Hà Nội, Hải Phòng gửi nhờ chuyển giao với 2 bức điện tín như sau:

    1. Sùng kính Thánh Mẫu La Vang, 5 đồng bào Hà Nội gửi qua Thuỵ Sĩ 475 đồng nhờ chuyển đến đại hội.

    2. Với lòng tin cậy Đức Mẹ La Vang cứu thoát ách cộng sản bạo tàn, 15 đồng bào lao động Hải Phòng gửi qua Pháp 1.200 đồng nhờ chuyển đến đại hội.

    Đã từ lâu Địa phận Huế chuẩn bị cho cuộc Đại hội về mặt thiêng liêng như cầu nguyện, về mặt tinh thần như học tập về Đức Mẹ, về mặt vật chất như sắm sửa đồ đạc.

    Đại hội đã được tổ chức trong 6 ngày liên tiếp, mỗi ngày được dành riêng cho mỗi việc khác nhau: Ngày các Bà Mẹ, Ngày các Bệnh nhân, Ngày các Công chức, Ngày Giáo hội Thầm lặng, Ngày Công giáo Tiến hành và Quân đội và Ngày Cầu nguyện cho Tổ quốc.

    Đêm 21-8 có kiệu Thánh Thể bằng đèn với hơn 100.000 người tham dự. Ban sáng ngày 22-8 có tới hơn 300.000 người tham dự. Trong Đại hội này có 3 vị tổng giám mục, 10 giám mục, 300 linh mục thuộc các địa phận: Huế, Kontum, Nha Trang, Long Xuyên, Vĩnh Long, Sài Gòn, Qui Nhơn, Mỹ Tho, Cần Thơ, Đà Lạt, PhnomPenh và Ai Lao. 1.000 tu sĩ nam nữ cùng với hơn 300.000 giáo dân và rất đông người lương.

    Ngày 22-8-1961, Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ, cũng là ngày bế mạc Đại hội, Đức TGM Ngô Đình Thục đã cử hành lễ xức dầu thánh cho Đền thờ La Vang, tức là ngày làm phép nhà thờ long trọng theo Giáo luật, để được nâng lên bậc Vương cung Thánh đường.

    Líc 4 giờ chiều ngày 21-8, Đức TGM đến quỳ nguyện tại Linh đài Đức Mẹ trước 4 khảm xương Thánh Tử đạo, trong nghi lễ làm phép sẽ chôn vào trong huyệt đục sẵn trên 4 bàn thờ đá hoa 4 hộp bạc nhỏ, trong mỗi hộp có xương Thánh Tử đạo. Đức cha bắt đầu làm các nghi thức cung hiến đền thờ.

    Lúc 4 giờ sáng ngày 22-8, Đức TGM Huế lại tiếp tục cử hành phần chính của việc cung hiến đền thờ là xức dần bàn thờ chính và 12 cột của đền thờ. Bốn bàn thờ được cung hiến do 4 giám mục cùng xức một lượt.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    ĐỨC MARIA, GƯƠNG MẪU ĐỜI SỐNG THÁNH THỂ


    Ngày 27-2-1868, theo lời khuyên của Cha Calage, Dòng Tên, linh hướng của Chị Chân phước Maria Chúa Giêsu (tên tục là Maria Deluil-Martiny, sáng lập Dòng Tữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu), phác thảo chương trình công việc tương lai của Chị. Nhà Dòng mới sáng lập của Chị sẽ hoàn thành những ý muốn mà Chúa Giêsu đã tỏ bày với Thánh Margaret Maria. Gương mẫu cho đời sống phạt tạ Thánh Thể này sẽ là cuộc đời của Đức Trinh Nữ Maria sau khi Chúa Giêsu vinh hiển lên trời. Trên núi Calvê, Đức Maria đã dâng hy lễ Con Trai mình và đã kết hiệp với của lễ ấy. Sau khi Phục Sinh, Mẹ cũng đã dâng cùng hy lễ ấy nhờ tay của Thánh Gioan Tông Đồ, giúp đỡ Giáo Hội và các Tông đồ bằng lời cầu nguyện và bằng sự thinh lặng của Mẹ. Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Đức Maria ở lại dưới thế một mình với những điều Mẹ hằng ghi nhớ trong lòng, một mình với kho tàng ẩn giấu trong Thánh Thể, một mình với Vị Hiền Thê mới khai sinh, là Giáo Hội, được phó thác cho Mẹ. Điều gì đã lấp đầy tâm hồn và cuộc sống của Đức Maria trong những năm tháng bị che phủ trong bí ẩn và hiếm khi được suy gẫm tới này? Đó là Thánh Thể, Calvê và Giáo Hội.

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  10. Có 6 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  11. #6
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI VI (11-10-2011) KÍNH GỬI ĐỨC MẸ NAJU (HÀN QUỐC)

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI VI (11-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ NAJU (HÀN QUỐC)



    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu cho các linh mục và tu sĩ đang gặp thử thách về đức khiết tịnh

    - Vì đức khiết tịnh biểu hiện tình yêu trọn vẹn dâng hiến cho Chúa, không thể chia sẻ cho bất cứ ai khác nữa.

    - Vì đức khiết tịnh của linh mục và tu sĩ động viên tín hữu sống trọn vẹn hơn đời sống hôn nhân và gia đình.

    - Vì đức khiết tịnh của linh mục và tu sĩ giúp tuổi trẻ hiểu và sống đức khiết tịnh trước và sau hôn nhân của họ; đồng thời giúp họ suy nghĩ về ơn gọi tận hiến.

    2. Cầu cho các linh mục, tu sĩ biết sống đức khó nghèo

    - Không sống khó nghèo vật chất, linh mục và tu sĩ sẽ xa lìa Chúa Kitô và Hội Thánh, dễ sa ngã, khó trung thành với bổn phận và làm gương sống cho tín hữu.

    3. Cầu cho các linh mục và tu sĩ (nhất là các linh mục và tu sĩ Việt Nam) hiểu và sống ý nghĩa của đức vâng lời

    - Không vâng lời là dấu hiệu của kiêu ngạo, ngược với lời thề hứa khi nhận chức thánh hoặc khấn trọng và đi xa Thập giá Chúa Kitô, đi ngược sự hiệp nhất, gây chia rẽ, dẫn tín hữu đi đường lầm lạc.

    II. ĐỨC MẸ KHÓC TẠI NƯỚC ĐẠI HÀN

    1. Linh địa Naju, nơi xảy ra phép lạ Đức Mẹ khóc

    Naju là một thị trấn nhỏ với khoảng 90.000 dân thuộc miền Tây Nam bán đảo Triều Tiên (Korea - Đại Hàn), cách Thử đô Seoul (Hán Thành) chừng 320km về phía nam. Naju thuộc Giáo phận Kwangju.

    Triều Tiên có lịch sử lâu dài với hơn 5.000 năm lịch sử, chịu ảnh hưởng truyền thống Phật giáo và Khổng giáo.

    Triều Tiên đón nhận ánh sáng Đức tin Công giáo từ đầu thế kỷ 18 và phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19, khiến sinh ra cuộc bách hại Kitô giáo với trên 10.000 Kitô hữu đã hy sinh mạng sống để minh chứng đức tin. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong 89 vị lên bậc hiển thánh vào năm 1984. Triều Tiên cũng đã bị chia đôi đất nước vào năm 1950. Ngày nay số tín hữu Công giáo lên tới trên 3 triệu trong số 43 triệu dân trên đất Nam Hàn.

    2. Hiện tượng Đức Mẹ chảy nước mắt

    Thánh tượng Đức Mẹ ban ơn lành chảy huyết lệ liên tiếp tại thành phố Naju, miền Nam Triều Tiên từ ngày 30-6-1985, đã gây chấn động cho cả nước.

    Thánh tượng này là sở hữu của gia đình ông bà Julia Kim (Tên bà là Hong Sun Yoon và tên ông là Man Box Julio Kim), một gia đình Công giáo công chức trong thành phố. Bà Julia chính là người được Đức Mẹ hiện ra để mời gọi mọi người cầu nguyện cho có sự an bình trên thế giới.

    3. Giáo quyền địa phương công khai hoá

    Đức Tổng Giám mục Gong Hee Victorius Yoon đã để tâm nghiên cứu và nghiệm xét những sự lạ xảy ra tại đây và đã công bố với các cha trong ngày tĩnh tâm của các linh mục Giáo phận: “Sự kiện Đức Mẹ khóc chảy nước mắt không thể chối được. Chúng tôi thường xuyên quan sát các sự kiện và diễn tiến của biến cố... Và tôi cũng đang tiếp tục nghiên cứu các hậu quả...” (tháng 7-1989).

    Ngài cũng nói với Cha Raymond Spies Chánh sở xứ đạo Naju rằng: “Tôi hết sức tin tưởng vào hiện tượng Đức Mẹ chảy nước mắt tại Naju này. Tôi chấp nhận như là một sự có thật. Tôi chưa thấy nơi bà Julia nói điều gì trái với Tín lý của Giáo Hội. Xin cha cho tôi biết rõ tình hình bằng cách cung cấp cho tôi cả những thông điệp, nhật ký của bà Julia, các hình ảnh và băng hình nữa”.

    Đức Tổng Giám mục Ivan Dias, Khâm sứ Toà Thánh tại Nam Triều Tiên cũng công khai bày tỏ: “Tôi xin phó dâng sứ mạng Khâm Sai của tôi qua lời cầu nguyện của Cha Raymond Spies, bà Julia và cũng cậy nhờ vào những sự đau khổ bí nhiệm mà bà chịu nữa” (ngày 22-12-1991).

    4. Lược chuyện về bà Julia và pho tượng Đức Mẹ khóc

    Julia sinh năm 1947, là ái nữ của một vị học giả cổ điển Trung Hoa. Cụ thân sinh của Julia đã bị mất tích trong thời Nam Bắc phân tranh 1950 và cô em út cũng qua đời khi mới lên 2 tuổi. Julia sống với mẹ, một người mẹ can đảm và lam lũ nuôi con ăn học qua hết bậc trung học. Đến năm 25 tuổi (1972), cô kết hôn với Juliô, người con cả trong gia đình. Ông bà sinh được 4 cháu (Rosa, Tomas, Térèsa và Philip). Ông bà đã lãnh nhận được ơn đức tin và đã trở thành con Giáo Hội vào Lễ Phục Sinh 1981.

    Sau lần trở lại, bà dành hết thì giờ vào việc phục vụ khách hàng (nơi cửa tiệm hớt tóc của bà), lo cơm nước cho chồng con và săn sóc gia đình.

    Ông Lubino Park là khách hàng quen thuộc của bà. Ông bị chứng bệnh sưng phổi từ khi ông phục vụ các bệnh nhân trong bệnh viện lao trị. Ông xin bà Julia cầu nguyện cho trước khi khám nghiệm giải phẫu. Vốn có tinh thần tông đồ, nên bà đã dâng một tuần 7 ngày với các việc hy sinh và kinh nguyện để cầu cho ông. Kết quả sau 3 lần tái khám, bác sĩ cho hay ông đã khỏi bệnh cách lạ lùng. Để trả ơn bà Julia, ông xin tặng bà một món quà tôn giáo bày bán trong tiệm ảnh tượng của nhà thờ. Bà Julia chọn bức tượng Đức Mẹ ban ơn lành làm kỷ vật và cũng là để nhớ ơn Mẹ đã nhậm lời bà cầu nguyện.

    Sau khi sinh cháu thứ tư, bà mắc một chứng bệnh thập tử nhất sinh. Trước cảnh tượng đau đớn nằm chờ chết, bà đã nhiều lần “chấp nhận cái chết” với chồng con. Bà cũng cố gượng viết một chúc thư dành cho người sẽ làm vợ kế của chồng bà. Bà cũng được cha sở xứ đạo Naju thường xuyên đến cho bà lãnh nhận Mình Thánh Chúa và khuyên nhủ, ủi an trong khi chờ chết. Hôm ấy, trong giấc ngủ mơ, bà thấy mình được Chúa chỉ dẫn đọc Thánh Kinh. Bà mở nhằm đoạn sách nói về người đàn bà loạn huyết lâu năm được Chúa chữa lành nhờ lòng tin. Sau giấc chiêm bao ấy, cũng nhờ lòng tin, bà được Chúa cho hoàn toàn bình phục, lại ban cho hết những điều bà khẩn cầu. Vì thế, nghĩ đến ơn Chúa ban, bà quyết định biến nhà mình thành nơi cư trú cho mọi kẻ nghèo hèn. Từ tháng 5-1985, cơn bệnh của bà lại tái phát, nhưng Chúa vẫn cho bà đủ sức để làm việc phục vụ.

    5. Lần đầu tiên Đức Mẹ khóc

    Bà Julia viết: “Sau khi đi thăm Kwangju, tôi đến Naju lúc 11g20 khuya ngày 30-6-1985. Tôi đọc kinh Mân Côi xin cho kẻ có tội được ơn trở lại và cho những người đang đau khổ tại Kwangju. Đang khi đọc kinh, tôi ngạc nhiên thấy nước mắt chảy dài trên đôi mắt tượng Mẹ. Tôi hồ nghi không phải là nước mắt Mẹ nên tôi đánh thức chồng tôi đang ngủ gục, để nhìn cho rõ. Hai chúng tôi nhìn sát mắt Mẹ và chúng tôi xác định là nước mắt thật sự đã chảy ra từ khoé mắt Mẹ.

    Sáng hôm sau, tôi thức dậy từ 6 giờ và đi thẳng đến chân tượng Mẹ để quan sát lại. Tôi thấy những giọt nước Phép tôi vẩy lên tượng tối hôm trước đã khô sạch, nhưng vệt nước chảy từ khoé mắt Mẹ hôm qua, giờ vẫn còn chảy đều. Trước khi rời nhà đi làm, Juliô bảo tôi: “Đừng tiết lộ cho ai biết về hiện tượng lạ này”. Anh lại bảo tôi “phải cầu nguyện sốt sắng hơn” nữa.

    Suy đến lời Chúa nói trong Phúc Âm: “Sự gì kín đáo đến đâu rồi cũng bị phơi bày trên mái nhà”. Vì thế, chẳng bao lâu sự kiện Đức Mẹ khóc tại Naju được loan đi khắp nơi và thiên hạ kéo đến đông nghẹt cả đường phố. Gia đình ông bà Juliô đã trở thành nơi cầu nguyện suốt đêm ngày. Sinh hoạt gia đình hoàn toàn bị xáo trộn, nhưng ông bà và các con đều chấp nhận cách vui vẻ. Nước mắt Đức Mẹ lần đầu tiên này chảy liên tiếp suốt 3 tháng trời.

    6. Bà Julia đón nhận thông điệp

    Từ ngày 18-7-1985, bà Julia bắt đầu đón nhận những thông điệp của Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Các thông điệp này là những phương thế linh đạo, một số dành cho bà để giúp bà thăng tiến trên đường thánh thiện và một số dành cho những người bà có bổn phận phải loan truyền sứ điệp của trời cao cho thế giới.

    Đức Mẹ đã tỏ cho biết về con đường thiêng liêng theo thánh Têrêsa thành Lisieux: cầu nguyện, sinh hoạt chung, chịu đựng hy sinh, làm việc đền tội dâng lên Thiên Chúa vì yêu mến và sống khiêm nhường hiệp ý với Mẹ thì rất có giá trị trong việc cứu rỗi các linh hồn.

    Những thông điệp Đức Mẹ dạy mà bà Julia được đón nhận

    Đức Mẹ đã dùng bà như sứ ngôn nói lên những điều Mẹ muốn loan báo cho các con của Mẹ. Sau đây là một vài điều quan trọng được ghi lại:

    1. Cầu nguyện để ngăn chặn tội ác ngoài xã hội và trong gia đình

    Bà Julia thuật lại: “Khi tôi cầu nguyện, Mẹ rất thánh cho tôi được thông phần vào những đau khổ của lòng Mẹ. Sau 30 phút chịu những đau đớn âm ỉ tột độ trong người, tôi hầu như không chịu nổi được, lúc ấy Đức Mẹ bắt đầu nói qua pho tượng với một giọng nói thật buồn rầu, tiếng Mẹ thật dịu dàng và ấm cúng vô cùng. Mẹ nói:

    “Thật đáng buồn khi thấy nhiều người vẫn còn nghi ngờ, sau khi đã chứng kiến máu, mồ hôi và nước mắt Mẹ chảy ra và vẫn nghĩ rằng đó chỉ là những giọt nước lạnh. Mẹ yêu cầu con nói cho họ biết thật rằng Trái Tim Chúa Giêsu Con Mẹ đã tan nát vì tội lỗi loài người đang xúc phạm mỗi ngày một gia tăng. Con hãy truyền bá việc đọc kinh Mân Côi trên khắp thế giới, để ngăn chặn chiến tranh và hoán cải các linh hồn tội lỗi. Trái Tim Mẹ cũng buồn đau, ray rứt đến nát tan, khi thấy người ta quá liều lĩnh phá hại thai nhi, giết các con trẻ vừa thành hình trong lòng mẹ. Tội ngừa thai cách bừa bãi... Con hãy cầu nguyện để họ biết đáp lại tiếng cảnh giác của lương tâm, mà chặn lại những hành động quái gỡ ấy.

    Con cũng hãy cho họ biết rằng: Trái Tim Mẹ hằng mong muốn loài người được hạnh phúc, và mong muốn cho các gia đình đã được Thiên Chúa tác hợp, luôn sống trong an bình. Nhưng khốn nỗi nhiều người lại chất chứa trong lòng đầy những tư tưởng oán trách, hận thù, ghét bỏ, ly thân, ly dị...

    Làm sao các con có thể nói được rằng mình kính mến Thiên Chúa mà lại thiếu yêu thương ngay những phần tử trong gia đình mình? Hãy thánh hoá gia đình chúng con bằng chính sự yêu thương, hoà thuận. Hãy thực hiện tinh thần hiệp nhất với nhau, ngay cả những người làm việc cho Chúa Giêsu” (ngày 18-7-1985).

    2. Mẹ kêu gọi cầu nguyện cho hàng linh mục, tu sĩ

    “Các con hãy cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ. Trong thời đại này, nhiều người được ví như ngọn đèn dầu lắt leo trước gió. Họ trở nên như mục tiêu bị xã hội nhòm ngó, chê bai, rủ rê và mê hoặc, cốt ý làm cho họ bỏ ơn kêu gọi, bỏ lý tưởng. Các con hãy tình nguyện trở nên những lễ vật hy sinh để cầu nguyện cho họ. Hãy hỗ trợ họ đến cùng, vì họ là những người con quý báu và thân thương nhất của Mẹ” (ngày 11-8-1985).

    3. Hãy tiếp nhận Thánh Thể

    “Con hãy nhấn mạnh cho mọi người biết về tầm quan trọng của Phép Thánh Thể. Qua Phép Thánh Thể, Thiên Chúa ngự giữa các con, sống trong các con và ở lại mãi mãi nơi trần gian. Nếu các con mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài với tâm hồn thanh sạch. Làm sao Chúa có thể vào nhà các con được, nếu lòng các con không thanh sạch, thiếu thành tâm, cửa tâm hồn các con khép kín” (ngày 31-10-1986).

    4. Hãy trở nên tông đồ của Mẹ

    Hỡi các con của Mẹ, hãy gắng đón chịu những phiền nhiễu người ta gây nên trên thế giới. Hãy khiêm nhu đón nhận những đau khổ ấy và hiến dâng lên Chúa như một của lễ đền tội nhân loại. Hãy trở nên tông đồ của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ mà cứu rỗi các linh hồn bệnh hoạn. Mẹ mong muốn các con hợp nhất, yêu thương, tin tưởng, kính trọng, thành tín với nhau và làm trọn bổn phận của các con (ngày 13-2-1987).

    7. Bà Julia xuất thần và nhận 5 dấu thánh

    Cha Spicé đã chứng kiến vài lần xuất thần của bà giữa lúc bà được cảm nhận những cơn đau đớn của Chúa Giêsu trên Thánh giá.

    Ngày 19-10-1987, kỷ niệm lần thứ nhất Đức Mẹ hiện ra với đầy nước mắt máu. Bà Julia đã xuất thần lúc 1 giờ 20 phút và lần đầu tiên bà cảm nhận nỗi đau đớn của cuộc khổ nạn của Chúa. Dấu đanh ở chân xuất hiện và máu chảy toát ra từ nơi dấu đanh chân phải của bà.

    Ngày 29-1-1988, Bà Julia cũng xuất thần và cảm nhận nỗi đau khổ của Chúa và lãnh nhận 2 dấu đanh nơi lòng 2 bàn tay. Cơn đau đớn khủng khiếp kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ.

    Ngày 4-2-1988, sau khi cử hành Thánh lễ, bà Julia từ từ ngã người xuống và xuất thần. Hai mươi phút sau cơn ngất, bà Julia hét lên một cách thảm thiết và chuyển động thân mình giống như Chúa Giêsu trên cây Thánh giá. Chúa đã cho bà cảm nhận sự đau đớn của Người khiến những người hiện diện không cầm được nước mắt.

    Sau khi Cha Spices ban phép lành cho bà, vài phút sau cơn xuất thần chấm dứt, bà mở mắt ra và trỗi dậy. Bà Julia còn tiếp tục cảm nhận những đau đớn kinh khủng mà Đức Mẹ yêu cầu bà lãnh nhận để cầu nguyện xin ơn cứu rỗi cho các linh hồn phạm tội giết hại thai nhi trong lòng mẹ.

    Tại Nazu, nước mắt Đức Mẹ thường như mọi người, nhưng nhiều lần chảy ra máu và nước, để lôi kéo sự chú ý của nhân loại, và Giáo Hội biết Mẹ đã khóc vì người đời gây ra quá nhiều tội giết người mà không áy náy. Tội ác này có thể đưa đến sự trừng phạt của Thiên Chúa trên thế giới và trầm luân trên chính họ.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    LÒNG KHIÊM HẠ CỦA ĐỨC NỮ TRINH MARIA (I)

    Chúng ta đọc thấy trong sách Công vụ [Tông đồ] rằng khi các môn đệ trở về từ Núi Cây Dầu, họ cùng nhau miệt mài cầu nguyện. “Họ” đây là những ai vậy? Nếu Đức Maria hiện diện, thì Mẹ là người đầu tiên phải được nêu tên, bởi vì Mẹ lớn hơn hết mọi người khác, về đặc ân sinh một người con như vậy, cũng như vì sự thánh thiện của riêng Mẹ. Bản văn này viết: “Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan - và các môn đệ khác - tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên tâm cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với Bà Maria thân mẫu Đức Giêsu” (Cv 1,13-14). Chẳng phải vì Đức Maria tự xếp mình là người phụ nữ cuối cùng nên tên Mẹ được nêu lên cuối cùng? - Ôi, các môn đệ này còn hết sức phàm tục - họ chưa nhận Thánh Thần, vì Chúa Giêsu chưa được tôn vinh.

    (Bài giảng về 12 Ngôi Sao - Thánh Bernađô ở Clairvaux)

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  12. Có 4 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  13. #7
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI VII (13-10-2011) KÍNH GỬI ĐỨC MẸ AKITA (NHẬT BẢN)

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI VII (13-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ AKITA (NHẬT BẢN)



    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu cho các dòng tu nam đang hoạt động phục vụ Giáo Hội ở Việt Nam

    Xin cho tất cả các tu sĩ có lòng đặc biệt tôn sùng Mẹ Maria và chuỗi hạt Mân Côi. Xin xho các ngài ra sức phổ biến – vận động – nêu gương tôn sùng Mẹ Maria và chuỗi Mân Côi, để đem ơn cứu rỗi và hoà bình cho đất nước Việt Nam và toàn thế giới.

    2. Cầu nguyện cho thanh thiếu niên Công giáo

    Để họ biết nêu gương phục vụ - trong sạch – bác ái cho các bạn cùng trang lứa ở mọi môi trường.

    3. Cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo quốc gia

    Để họ biết mưu tìm hạnh phúc và tôn trọng tự do tôn giáo và tự do tư tưởng của mọi người dân.

    II. ĐỨC MẸ AKITA (NHẬT BẢN)

    ÐỨC MẸ AKITA NÓI GÌ VỚI NHÂN LOẠI HÔM NAY?


    Nữ tu Sugawara

    Năm 1946, một năm sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, một phụ nữ trẻ trở thành người định cư ở Yuzawadai, một đỉnh đồi chưa được khai thác cách trung tâm thành phố Akita 7 cây số. Tên của thiếu nữ ấy là Sumako Sugawara và sau này cô trở thành người đầu tiên tìm đến Seitai Hoshikai.

    Sinh ra tại Akita, Sumako Sugawara phụ giúp cha và gia đình buôn bán quần áo. Để bù lại sự giúp đỡ, cô được phép rửa tội trở thành người Công giáo, một giấc mơ cô đã theo đuổi từ thời thơ ấu. Biến cố này là một biến cố rất vui, là một sự chúc lành mà cô đã chờ đợi gần 10 năm qua. Sau khi rửa tội, cô bị thu hút bởi ý định theo đuổi một đời sống cầu nguyện chiêm niệm và cô đã quyết định xin vào Tu viện Trappistine ở Hakodate, tỉnh Hokaido, dù phải hy sinh công việc giúp đỡ gia đình buôn bán. Thế nhưng nhà dòng trả lời đơn xin của Sumako rằng: với dáng người mảnh mai như cô thì cô không thể chịu đựng nổi đời sống khó khăn làm việc nặng nhọc và cầu nguyện ở đây. Đơn xin nhập tu viện bị từ chối. Khi biết được việc xin vào nhà dòng của Sumako, cha mẹ cô hết sức bực tức và cô liền bị đuổi ra khỏi gia đình. Mất nơi nương tựa gia đình, cô tiến hành công việc trồng cấy với dự tính trở thành thầy dạy cho những nữ học sinh nông nghiệp đang làm việc ở nông trường thời chiến ở Shogunno, Akita. Trong thời gian này, Sumako trải qua một kinh nghiệm không quên được. Cô chứng kiến cuộc tấn công cuối cùng vào Nhật Bản trong thời chiến tranh, sau này được biết đến đó là cuộc không tập Tsuchizaki rạng sáng ngày Nhật Bản đầu hàng quân đội đồng minh. Kinh nghiệm khắc nghiệt này có ảnh hưởng mạnh mẽ trên đời sống đức tin của cô hơn nữa.

    Đời sống ở Yuzawadai

    Sau khi chiến tranh chấm dứt, Sumako tiếp tục ước muốn một đời sống cầu nguyện chiêm niệm, và tận dụng cơ hội đang có dự án phát triển đất đai của chính phủ địa phương để định cư tại Yuzawadai. Yuzawadai là một trong những khu vực đang có chiến dịch thái thiết định cư với mục đích gia đăng sản xuất thực phẩm trong vùng. Cùng với gia đình người bạn gái Aiko Wada, Sumako dựng một chòi nhỏ và bắt đầu một đời sống cầu nguyện cộng đồng vào năm 1948, khi Sumako được 28 tuổi.

    Việc định cư thật đơn giản và vùng ấy không có đường xá hay giếng nước, cũng như điện hay nước vòi.

    Nước được xách mang về từ dòng suối dưới thung lũng, và một đèn dầu nhỏ dùng cung cấp ánh sáng vào các đêm tối. Đã vậy, nhiều người cười chê họ với cái nhìn lạnh lẽo, một số thanh niên có chút tử tế giúp họ một bàn tay để cày xới và khai thác đất đai. Thỉnh thoảng họ được hướng dẫn tâm linh từ Linh mục Puhl và Linh mục Klein Dòng Ngôi Lời của Giáo xứ Akita, giúp họ kiên trì bền đỗ trong cầu nguyện và làm việc. Thật vậy, đời sống đầy khó khăn như thế nên việc mời gọi bất cứ người bạn nào tham gia với họ chẳng thể nào xảy ra được.

    Năm 1948, Wada rởi bỏ Yuzawadai để vào tu viện chiêm niệm Thánh Đaminh ở Morioka. Sumako học được rằng một cộng đồng chiêm niệm không thể thành hình trừ khi có mức sống căn bản được bảo đảm với sự trợ giúp tài chính cần thiết. Năm 1950, khi cuộc sống bắt đầu kiệt quệ vì thiếu ngân sách, dâng cúng hay thiếu chương trình vay mượn, Sumako thình lình được báo cho biết đơn xin việc trước đây của cô nộp cho văn phòng quận trưởng được chấp thuận. Trong những ngày đó, Nhật Bản thi hành việc cải cách nông nghiệp, khuyến khích làm chủ nông trường với luật mới về đất đai nông nghiệp và cải thiện đời sống cho nông dân. Nhờ kết quả này, Sumako có thể kiếm được tiền và với sự trợ giúp của các tình nguyện viên do các người lãnh đạo các nhóm thanh thiếu niên, tình trạng đời sống của cô bắt đầu được ổn định.

    Năm 1951, một phụ nữ trẻ, cô “S” đến sống tại Yuzawadai với chức vụ một người giữ nhà. Cô ở đó giúp Sumako công việc nội trợ và các việc lặt vặt khác. Năm 1953, cô “S”, một người thợ mộc trẻ và một người thợ khác góp sức cùng nhau dựng một căn nhà bằng gạch. Vào thời gian đó, không ai nghĩ rằng một tượng Đức Mẹ Maria lại có thể khóc ở trong căn nhà này. Năm 1954, cô “M” được thu hút bởi đời sống ở Yuzawadai đã đến gõ cửa và tham gia vào cộng đoàn. Thế nhưng một năm sau vào 1956, cô “M” được gọi để gia nhập một tu viện ở Tokyo và kết quả là Sumako và cô “S” sống trong một cộng đoàn chỉ có 2 người. Vào thời gian này, điện đã bắt đầu có và cái máy bơm tay cũ kỹ đã được thay thế bởi một máy bơm điện. Đời sống ở Yuzawadai từ từ trở nên sáng sủa và tiện nghi hơn.

    Dâng hiến Tu hội Seitai Hoshikai

    3 nữ tu


    Năm 1961, Sumako Sugawara được Saki Kotake, một giáo lý viên ở Giáo xứ Akita viếng thăm và hỏi: “Cô có thể làm việc với tôi để bắt đầu một ngôi nhà cho người già không? Saki giải thích rằng cô đã bàn với bà Chie Ikeda, một người sống với cô và một ngôi nhà cho người già có thể hoạt động với sự trợ giúp của bà con bà Ikeda”. Thế nhưng, Sumako từ chối đề nghị này nói rằng, mục đích cô định cư ở Yuzawadai là để chuẩn bị một chỗ cho mục đích lâu dài của cô về một đời sống cầu nguyện chiêm niệm, thay vì hoạt độngt điều hành ngôi nhà cho các người già.

    Nhờ biến cố này dẫn đến sự bàn luận xa hơn về những viễn tượng mà Sumako đã ấp ủ bao năm qua được giải bày với 2 người phụ nữ kia. Kinh nghiệm của cô sống vùng đồng quê, những khó khăn cô đã trải qua để biến đổi nông dân thành người Công giáo, tất cả được chia sẻ và bàn luận. Khi Sugawara, Kotake và Ikeda tiếp tục bàn luận, sự nhất trí gia tăng giữa họ rằng họ cần làm việc với nhau cho việc chuẩn bị thành lập một tu hội cầu nguyện chiêm niệm đáp ứng truyền thống của Nhật Bản. Khi Linh mục Shojiro trở thành Giám mục đầu tiên của Giáo phận Niigata vào năm 1962, 3 người phụ nữ thỉnh cầu ước nguyện của họ được trở thành một cộng đồng chiêm niệm. Giám mục Ito, sau khi hoàn tất các chương trình ở Akita đã viếng thăm Yuzawadai lần đầu tiên, để xem xét địa hình. Giám mục Ito đã luôn hy vọng có thể thành lập một nhà dòng tận hiến cho việc tôn sùng Thánh Thể. Thế nhưng, ngài trước hết phải tham dự đầy đủ 4 năm Công đồng Vatican II bắt đầu khai mạc vào năm ấy, và bắt đầu công việc chuẩn bị về việc thành lập một tu hội đúng với những nguyên tắc của công đồng.

    Khởi sự khắc tượng Đức Mẹ

    Vào năm 1963, 3 nữ tu, Kotake, Ikeda và Sugawara, quyết định tận hiến cộng đồng cho Mẹ Maria và khởi sự đặt tượng Đức Mẹ ở Yuzawadai. Một tấm hình Đức Mẹ các Dân Tộc mà Kotake và Ikeda vẫn có lòng sùng kính được đưa cho ông Saburo Wakasa, một thợ điêu khắc gỗ sống ở Hodono, thành phố Akita, để khắc một tượng gỗ giống như trong hình ấy. Đức Mẹ các Dân Tộc là danh xưng của Đức Mẹ khi hiện ra với bà Ida Peerdeman, ở Amsterdam, Hoà Lan, vào khoảng giữa 1945-1959. Đức Mẹ mặc chiếc ào dài trắng và đứng trên quả địa cầu với một Thánh giá phía sau và Mẹ đang xoải tay xuống với bàn tay xoè ra. Ông Wakasa nói rằng ông “chú ý đến việc làm nổi bật sự dịu dàng của Đức Mẹ và làm cho khuôn mặt Mẹ có nét người Nhật Bản”. Bức tượng này, được chạm trổ với một con dao duy nhất từ một khúc gỗ cây Judas, và được đặt ở phòng giải trí của Yuzawadai Aiji-en.

    Năn 1966, đăng ký trở thành hội viên ở Yuzawadai từ từ tăng dần và Giám mục Ito đồng ý với 3 nữ tu gọi cộng đồng là “Seitai Hoshikai”. Căn nhà được tu sửa lại để có một nhà nguyện nhỏ. Đây là lần đầu tiên Thánh Thể Chúa được lưu giữ ở Yuzawadai. Năm 1967 tiếp theo đó, Giám mục Ito đến thăm Linh mục Hikaru Mochizuki, người đang dạy thần học ở Đại học Chủng viện ở Tokyo, trở thành Cha Linh hướng của các tu sĩ Seitai Hoshikai. Cha Mochizuki đến Yuzawadai vào tháng 11 vào một ngày mưa lạnh buốt. Ngài là một thần học gia với 20 năm theo học ở Âu châu và giảng cho các sơ hằng ngày về Thánh Kinh, Giáo lý, Thần học và tiếng Latinh.

    Ngài cũng dạy ở Trường Đại học dành cho nữ sinh viên ở Akita. Cha thích cảnh núi đồi và người ta thườngthấy cha leo các núi ở địa phương.

    Chấp nhận tu hội

    Giám mục Ito áp dụng chỉ thị mới của Công đồng Vatican II về “Tu hội đời” và gia tăng con số nữ tu hoạt động mạnh mẽ sống đời sống tận hiến trong khi vẫn sống giữa lòng người giáo dân. Ngày 12-5-1969, cộng đồng Seitai Hoshikai được hợp thức hoá là một tổ chức tôn giáo hợp pháp do văn phòng Quận trưởng Akita công nhận. Trong cùng năm ấy, các nữ tu Ikeda, Kotake và Sugawara dâng lời khấn đầu tiên “Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng phục” trước sự hiện diện của Giám mục Ito.

    Ngày 8-9-1970, tu nhà viện được hoàn tất và trong cùng một ngày cộng đồng Setai Hoshikai nhận được sự chấp thuận của Giám mục Địa phận Niigata là một cộng đồng đạo đức liên kết (một thứ tự trong tiến trình thành hình) và cộng đồng Seitai Hoshikai chính thức được thành hình. Con số nữ tu tiếp tục gia tăng, và đến tháng 8-1972, có tất cả 16 nữ tu, trong đó 6 nữ tu sống ở nhà mẹ tại Yuzawadai và 10 nữ tu kia sống giữa lòng đời.

    Biến cố dấu Thánh giá máu nơi bàn tay Đức Mẹ

    Vào năm 1969, khi cộng đồng Seitai Hoshikai đang ở trong bước tiến cuối cùng để hình thành, phần đông các nữ tu sống ở nhà chi nhánh tại Senshu Nakajima thành phố Akita thay vì ở nhà mẹ tại Yuzawadai. Dĩ nhiên lý do một phần là vì các nữ tu làm việc là các giáo lý viên và là các cô giáo ở trong thành phố, thế nhưng lý do thật sự là vì đời sống khó khăn ở Yuzawakai. Tuy nhiên, nhờ Giám mục Ito tích cực kêu gọi các phụ nữ làm việc ở các nhà thờ địa phương tại Niigata mà có thể tụ tập đủ thành viên để đạt chỉ tiêu thành lập làm một tu hội đời. Vì thế, nữ tu Ikeda, Kotake và một vài nữ tu khác thường sống trong thành phố nay về sống tại Yuzawadai. Con số nữ tu sống ở nhà mẹ nhờ đó lên đến 7 người. Một ngày nọ vào tháng 3-1973, một trong các nữ tu đời làm việc tại Giáo xứ Myoko, chị “S” tự nhiên không nghe được. Bác sĩ ở nhà thương Niigata Rosai khám bệnh cho chị và phát hiện chị bị “tê liệt thần kinh thính giác vì quá kiệt sức” và chị được gọi về sống ở nhà mẹ.

    Chị “S” thường làm ngạc nhiên các nữ tu khác bằng cách nói với họ trong bữa ăn về kinh nghiệm thiêng liêng của chị từ thời thơ ấu. Sau khi chị ấy về đến Yuzawadai, những kinh nghiệm huyền bí tiếp tục xảy đến với chị. Tháng 6-1973, chị nói rằng chị chứng nghiệm thấy một luồng ánh sáng từ Nhà Tạm và chị cũng nghe một giọng nói tuyệt vời từ tượng Đức Mẹ nói với chị. Vì Linh mục Mochizuki đã từ nhiệm làm tuyên uý và trở về Tokyo năm 1973, sự kiện này được tường trình trực tiếp cho Giám mục Ito. Giám mục chỉ thị cho chị “đừng nghĩ rằng mình đặc biệt bằng bất cứ cách nào”, và quyết định theo dõi tình hình một thời gian lâu hơn. Và vào tháng 7-1973, một vết thương hình Thánh giá xuất hiện trong lòng hai bàn tay của chị “S” và trong bàn tay của tượng Đức Mẹ. Một chị đã nhìn thấy vết thương trên tượng Đức Mẹ tường thuật lại sự kiện như sau: “Vào 6 giờ tối thứ Sáu đầu tháng (đây là ngày sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu vào mỗi tháng), tôi vừa trở về từ trường học nơi tôi làm việc, khi chị Kotake nói với tôi về vết thương xuất hiện trên lòng bàn tay của tượng Đức Mẹ. Tôi đến gần bức tượng và thấy một vết thương cắt rõ nét có hình thánh giá dài khoảng 1,5 đến 2cm, ở giữa lòng bàn tay phải, nét cắt giống như một con dao sắc vậy. Tôi khẳng định là không có hình thánh giá ở tay Đức Mẹ trước đây. Tôi có trách nhiệm phục vụ nơi phòng áo lễ đã 5 năm, và thường lau chùi tượng với khăn vải, vì thế tôi biết chắc chắn như thế. Đêm ấy, lần nữa trong nhà nguyện, tôi được cho thấy vết thương nơi lòng bàn tay của chị “S”. Những đường nét màu đỏ tạo thành hình một cây thánh giá và trông thật đau đớn”.

    Một nữ tu khác làm chứng như sau: “Có một biến cố là một vết thương hình một cây thánh giá thình lình xuất hiện trong lòng bàn tay của tượng Đức Mẹ và kéo dài 3 tháng. Vết thương được chứng kiến bởi Giám mục Ito và tất cả các nữ tu đang sống ở đó. Thế nhưng, bên cạnh vết thương, tôi thấy những bong bóng máu chảy ra từ bàn tay phải của tượng Đức Mẹ. Tôi quệt vết máu với ngón tay trỏ của tôi và đưa lên ngửi. Nó có mùi giống như máu người”.

    Biến cố Đức Mẹ khóc

    Trong thời gian ấy, buổi sáng ngày 4-1-1975, xảy ra một biến cố mới khác là nước mắt bắt đầu chảy xuống từ tượng Đức Mẹ. Những dòng nước mắt bắt đầu từ ngày này và tiếp tục mỗi ngày, có khi cách vài ngày, tất cả 101 lần cho đến ngày 15-9-1981, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi.

    Một nữ tu chứng kiến đầu tiên những giọt nước mắt của Đức Mẹ tường thuật như sau: “Tôi lần đầu tiên thấy tượng Đức Mẹ đang khóc. Tôi thấy cả hai mắt Đức Mẹ sũng ướt nước mắt khi tôi đi từ phòng áo đến bàn thờ để sắp đặt mọi sự cho trật tự sau thánh lễ buổi sáng. Tôi rất ngạc nhiên một giây lát, và liền sau đó tràn ngập cảm giác một sự hiện diện Linh Thiêng. Tôi cũng cảm thấy như Đức Mẹ hiểu sự đau đớn lớn lao của tôi, và vì thế Mẹ đã khóc cho tôi. Con số thánh giá mà tôi phải mang trên vai càng gia tăng từ khi tôi chịu phép rửa và gia nhập tu hội, và tôi chưa nói với ai về điều này...”.

    Theo thông lệ mỗi khi Đức Mẹ khóc, các nữ tu ngưng làm việc và tụ họp trước tượng Đức Mẹ để lần hạt, và sau đó thì linh mục lau những giọt nước mắt. Miếng bông gòn dùng lau nước mắt Đức Mẹ được gởi tới phòng thí nghiệm tại Đại học Akita và Gifu để thử nghiệm và kết quả được xác nhận là có chứa “chất nước từ con người”.

    CÁC THÔNG ÐIỆP ÐỨC MẸ AKITA

    1. Thông điệp thứ nhất của Đức Mẹ ngày 6-7-1973

    “Con yêu dấu, tập sinh của Mẹ, con đã ngoan ngoãn vâng lời Mẹ từ bỏ mọi sự để theo Mẹ. Thương tật nơi đôi tai có làm cho con đau đớn lắm không? Hãy tin chắc là con sẽ được chữa lành bệnh điếc. Vết thương nơi bàn tay có làm cho con đau đớn không? Hãy cầu nguyện để đền tội cho loài người. Mỗi người trong tu viện này đều là những người con bất khả thi của Mẹ. Con có sốt sắng đọc kinh “Các Nữ Tỳ Của Thánh Thể” không? Vậy Mẹ con ta cùng đọc nhé”.

    “Lạy Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, thật sự hiện diện trong Thánh Thể, con xin hiến dâng linh hồn và xác con, để hoàn toàn hiệp nhất cùng Thánh Tâm Chúa, đang hiến dâng từng phút giây trên các bàn thờ khắp thế giới, để cảm tạ cùng Chúa Cha, và cầu cho Triều Đại Cha trị đến. Xin Chúa đoái nhận lễ hèn mọn chính thân xác con. Xin Chúa dùng con theo Thánh ý Chúa để tôn vinh Chúa Cha, và cho sự cứu rỗi các linh hồn. Lạy rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin Mẹ đừng bao giờ để con phải xa lìa Con của Mẹ. Xin Mẹ che chở và bảo vệ con như con riêng Mẹ vậy. Amen”.

    Khi đọc xong bài kinh thì có giọng nói Thiên đàng tiếp: “Hãy cầu nguyện nhiều cho đức giáo hoàng, cho các giám mục và các linh mục. Từ khi được chịu phép Rửa Tội, con vẫn trung thành cầu nguyện cho các ngài. Hãy tiếp tục cầu nguyện thật nhiều... thật nhiều. Hãy nói lại với bề trên của con tất cả những gì đã xảy ra hôm nay và hãy vâng lời ngài trong mọi điều ngài sẽ nói cho con. Bề trên của con đã yêu cầu con hãy sốt sắng cầu nguyện”.

    2. Thông điệp thứ hai của Đức Maria ngày 3-8-1973

    “Con yêu dấu, tập sinh của Mẹ, con có yêu mến Thiên Chúa không? Nếu con yêu mến Thiên Chúa, hãy lắng nghe lời Mẹ nói với con. Điều này rất quan trọng... Con hãy nói lại với bề trên của con.

    Rất nhiều người đang gây buồn phiền cho Chúa. Mẹ muốn nhiều linh hồn an ủi Ngài để làm dịu cơn thịnh nộ của Chúa Cha. Cùng với Con của Mẹ, Mẹ muốn nhiều linh hồn dâng những đau khổ và khó nghèo của mình, để đền tạ cho kẻ tội lỗi và những kẻ vô ơn bội nghĩa.

    Để thế gian biết cơn thịnh nộ của Ngài, Thiên Chúa Cha đang chuẩn bị giáng xuống toàn thể nhân loại một sự trừng phạt ghê gớm. Mẹ đã nhiều lần cùng với Con Mẹ, can thiệp để làm nguôi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Cha. Mẹ đã ngăn cản được tai hoạ đổ xuống nhờ dâng những đau khổ và hy Thánh Giá, Máu Châu Báu của Người đã đổ ra, và những linh hồn yêu dấu an ủi Thiên Chúa tạo thành đội quân những linh hồn tội nhân cầu khẩn Chúa. Cầu nguyện, ăn năn thống hối và can đảm hy sinh có thể làm giảm cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Cha. Mẹ muốn cộng đoàn các con cũng làm điều này như vậy... đó là yêu mến đức khó nghèo để tự thánh hoá và cầu nguyện đền tạ những sự xúc phạm và vô ơn bội nghĩa của rất nhiều người.

    Hãy đọc kinh Các Nữ Tỳ Của Thánh Thể với sự ý thức ý nghĩa của nó, và đem ra thực hành; hãy phó dâng (tất cả những gì Thiên Chúa gửi đến) để đền tạ tội lỗi. Mỗi người hãy cố gắng tuỳ theo khả năng và địa vị của mình, dâng hiến toàn thân mình cho Chúa.

    Ngay cả trong một Tu hội đời, việc cầu nguyện rất cần thiết. Những linh hồn sẵn sàng cầu nguyện thì đang được quy tụ lại. Ðừng ràng buộc chú ý nhiều đến hình thức, hãy trung thành và sốt sắng cầu nguyện để yên ủi Chúa.

    Ngừng một lát Đức Mẹ nói tiếp: “Điều gì con nghĩ trong lòng có thật không? Con có thực sự quyết định trở nên viên đá bị thợ xây loại bỏ không? Hỡi tập sinh của Mẹ, con là người không do dự, mong ước được hoàn toàn thuộc về Chúa, muốn được trở nên hiền thê xứng đáng của Đấng Phu Quân, thì con hãy tuyên hứa với sự hiểu biết rằng con phải chịu đóng đinh vào Thánh Giá bằng 3 cái đinh nhọn: Đó là 3 cái đinh của khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Trong 3 điều này, đức vâng lời là nền tảng. Để hoàn toàn từ bỏ bản thân, hãy để bề trên hướng dẫn con. Ngài sẽ biết thế nào để hiểu con và hướng dẫn con”.

    3. Thông điệp thứ ba của Đức Trinh Nữ ngày 13-10-1973

    “Con gái cưng của Mẹ, hãy lắng nghe những lời Mẹ phải nói với con. Và con hãy nói lại với bề trên của con”. Ngưng một lát: “Như Mẹ đã nói với con, nếu loài người không ăn năn sám hối và cải thiện đời sống, Thiên Chúa Cha sẽ giáng xuống một hình phạt khủng khiếp. Hình phạt này còn khủng khiếp hơn nạn đại hồng thuỷ, một hình phạt mà loài người chưa từng thấy bao giờ. Lửa sẽ từ trời rơi xuống tiêu diệt một phần lớn nhân loại, người lành cũng như kẻ dữ, không chừa các linh mục lẫn người giáo dân. Những kẻ sống sót sẽ cảm thấy cô quạnh đến nỗi thèm khát số phận của người chết. Niềm an ủi duy nhất còn lại cho các con là chuỗi Mân Côi và Dấu Chỉ mà Con Ta để lại. Hãy đọc kinh Mân Côi mỗi ngày. Với chuỗi Mân Côi, hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho các giám mục và các linh mục”. “Thế lực ma quỷ sẽ xâm nhập vào trong Giáo Hội, đến nỗi người ta sẽ thấy hồng y chống đối hồng y, giám mục chống đối giám mục. Những linh mục có lòng sùng kính Mẹ sẽ bị chính đồng bạn của họ khinh miệt và chống đối... Thánh đường và bàn thờ bị cướp phá; Giáo Hội thì đầy dẫy những người chấp nhận thương lượng thoả hiệp, và ma quỷ sẽ ép buộc nhiều linh mục và những linh hồn thánh hiến từ bỏ việc phụng sự Thiên Chúa”. “Ma quỷ đặc biệt sẽ không buông tha chống lại những linh hồn đã dâng hiến cho Chúa. Nghĩ đến sự mất mát quá nhiều linh hồn như thế là nguyên nhân làm cho Mẹ đau buồn. Nếu tội lỗi gia tăng cả số lượng và cường độ thì sẽ không còn tha thứ cho họ được nữa”.

    “Hãy nói lại với bề trên của con với lòng can đảm. Ngài sẽ biết cách nào để khuyến khích mỗi người các con cầu nguyện và hoàn thành những công việc đền tạ tội lỗi”.

    Khi Tiếng Nói đã ngưng, tôi lấy hết can đảm để ngước đầu lên, thì thấy bức tượng vẫn còn sáng láng, nhưng nét mặt Mẹ đượm một vẻ buồn. Rồi tôi định bụng hỏi “Ai là bề trên của con?” Bỗng nhiên tôi cảm thấy Thiên thần hiện ra bên cạnh tôi, tôi không nghe được tiếng nói nhưng chỉ cảm thấy Thiên thần nói với tôi: “Trong những dịp như vậy đúng ra con có thể hỏi những câu hỏi quan trọng hơn”. Nhưng ngoài Đức Giám Mục, tôi còn có 3 bề trên nữa, nên nghĩ đây là cơ hội để hỏi.

    Tức thì Tiếng Nói trả lời: Đó là Đức Giám mục Ito, người hướng dẫn tu hội của con”.

    Đức Mẹ mỉm cười và nói tiếp: “Con còn điều gì muốn hỏi nữa không? Hôm nay là lần cuối cùng Mẹ nói với con bằng tiếng nói sống thực. Từ nay trở đi con sẽ vâng lời đấng được gửi đến với con và bề trên của con”. “Hãy năng cầu nguyện kinh Mân Côi. Chỉ một mình Mẹ còn có thể cứu các con khỏi những thảm hoạ sắp xảy ra. Những ai tin tưởng nơi Mẹ thì sẽ được cứu thoát”.

    LÁ THƯ CỦA ĐỊA PHẬN

    Đức Giám mục Ito mục ra chỉ thị nghiêm ngặt cho các nữ tu: “Những biến cố xảy ra ở đây rất huyền nhiệm, vì thế nên hành xử một cách thận trọng. Tôi yêu cầu mỗi chị em giữ im lặng về việc này”. Thế nhưng chẳng bao lâu biến cố này được tiết lộ qua những khách hành hương đã chứng kiến các biến cố đăng trên nguyệt san Công giáo. Bài viết ấy cho biết số người chứng kiến Đức Mẹ khóc lên đến 500 người. Không những người ta thấy nước mắt mà còn cảm nghiệm một mùi thơm dễ chịu lúc ấy nữa.

    Vào ngày 22-4-1984, trước khi về hưu theo luật của Giáo phận Niigata, Giám mục Ito phổ biến “Thư Giáo phận liên quan đến tượng Đức Mẹ Akita” như sau:

    - Theo cuộc điều tra của tôi, không có điều gì từ chối những chuỗi biến cố siêu nhiên chung quanh tượng Đức Mẹ ở Seitai Hoshikai, Yuzawadai, thành phố Akita. Và tôi cũng không tìm thấy điều gì trái ngược với đức tin và luân lý.

    - Vì thế, tôi không ngăn cấm việc tôn kính Đức Mẹ Akita trong giáo phận cho tới này chúng ta có được trả lời chắc chắn từ Toà Thánh Rôma.

    Tháng 6-1988, ĐHY Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đưa ra phán quyết về biến cố ở Akita và những thông điệp là đáng tin cậy và có giá trị đức tin.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    LÒNG KHIÊM HẠ CỦA ĐỨC NỮ TRINH MARIA (II)

    Ngày mà các môn đệ tranh cãi nhau về chỗ nhất, Đức Maria, về phần Mẹ, tự hạ mình xuống, không phải chỉ trong mọi sự, mà hơn tất cả mọi người, nếu bạn xem Mẹ là người vĩ đại hơn hết thảy. Vì thế sẽ là công bằng khi Mẹ, vốn đứng đầu mà tự đặt mình cuối hết, phải được đặt lên trước hết. Sẽ là công bằng khi Mẹ, Đấng tỏ ra mình là nữ tỳ của mọi người, trở thành hoàng hậu. Cuối cùng, sẽ là công bằng khi Mẹ, Đấng vì lòng nhân lành khôn tả đã tự hạ mình xuống thấp hơn những goá phụ và những phụ nữ hoàn lương, thấp hơn cả người phụ nữ được trừ bảy quỷ, phải được tôn lên cao trên các thiên thần.

    Cha cầu xin các con, hỡi những con nhỏ của Cha, nếu các con có một chút tình yêu đối với Đức Maria, nếu các con cố tìm cách làm đẹp lòng Mẹ: Hãy cố gắng noi gương bắt chước nhân đức này. Hãy bắt chước lòng khiêm tốn của Mẹ. Ngoài ra, không có gì thích hợp hơn với một con người.

    Không còn gì đáng khuyên nhủ hơn đối với một Kitô hữu.

    Và chẳng còn gì phù hợp hơn cho một tu sĩ.

    (Bài giảng về 12 Ngôi Sao - Thánh Bernađô ở Clairvaux)

    BTGH

    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  14. Có 6 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  15. #8
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI VIII (15-10-2011)

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI VIII (15-10-2011)



    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ KIBEHO (RWANDA)

    Đây là di chúc và tài sản tôi (Thánh Pardre Piô Năm Dấu) để lại:
    Hãy yêu mến Đức Trinh Nữ - Hãy làm cho mọi người yêu mến Mẹ - hãy luôn lần hạt Mân Côi.


    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu nguyện cho các dòng nữ đang hoạt động và phục vụ tại Việt Nam

    - Để họ luôn thấy Chúa Kitô nơi những người nghèo đói, bất hạnh, tật nguyền về thể xác và tinh thần.

    - Để những người nghèo đói, bất hạnh luôn nhận ra được Chúa Kitô qua tình thương và sự tận tuỵ phục vụ của họ.

    - Tạ ơn Chúa cùng các nữ tu Đa Minh với 80 năm phục vụ bệnh nhân ở Indonesia (1931-2011).

    2. Những tu sĩ sống đời chiêm niệm và cầu nguyện

    - Họ là sức sống của Giáo Hội, nhất là cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.

    3. Cầu cho những người tận hiến phục vụ các bệnh nhân, cô nhi và người cao tuổi

    - Những người không tự vệ và dễ bị bỏ rơi tìm thấy an ủi và nương tựa nơi họ và qua họ, tìm về với Chúa.

    II. CÁC CUỘC HIỆN RA VÀ THÔNG ĐIỆP ĐỨC MẸ KIBEHO

    Rwanda là một quốc gia đồi núi nằm ở phía Đông Phi Châu với dân số khoảng 8 triệu người. Đất nước này có nhiều nội chiến và đặc biệt là cuộc nổi dậy của phiến loạn quân và cuộc diệt chủng vào năm 1994 với ước lượng một triệu người đã chết vì chiến tranh và đói khát.

    Đức Mẹ với tước hiệu là Ngôi Lời đã hiện ra với các thị nhân để kêu gọi mọi người lần hạt Mân Côi, ăn năm, sám hối, trở về với Thiên Chúa, nếu không Rwanda sẽ có những dòng sông máu và chiến tranh. Đức Mẹ không chỉ đưa ra lời kêu gọi cho riêng dân chúng Rwanda mà cho toàn thế giới. Đức Mẹ còn nói thêm về những lầm lạc của loài người, các cuộc chiến tranh, cuộc chung thầm cuối cùng và các vị chủ chăn.

    Vì yêu thương con cái, Mẹ vẫn không ngừng kêu gọi, van xin con cái trở về với Thiên Chúa. Đây không phải lần đầu Mẹ hiện ra kêu gọi loài người ăn năn hoán cải, nhưng Mẹ đã hiện ra rất nhiều nơi trên thế giới. Nơi nào Mẹ cũng khuyên con cái của Mẹ lần hạt Mân Côi, ăn năn đền tội, cầu nguyện cho kẻ có tội được ăn năn trở lại. Để đáp lại lời kêu gọi của Mẹ, chúng ta hãy siêng năng lần hạt Mân Côi, hãy quay về với Chúa, cầu cho kẻ có tội được ăn năn trở lại, cầu cho thế giới hoà bình, cầu theo những ý chỉ của Mẹ và những ước nguyện của Mẹ được thành hình để lau đi những dòng nước mắt khổ đau của Mẹ.

    Đất nước Rwanda năm 1980

    Tất cả mọi nơi trong đất nước Rwanda, sự phá hoại không kềm chế được từ năm 1980 cho đến năm 1981. Hầu hết tất cả các tượng Đức Trinh Nữ Maria đặt tại lối vào các ngôi làng đều bị chặt gãy tay, phá huỷ, hoặc bị đánh cắp. Đây là thời gian đau buồn, Đức Mẹ hầu như bị quên lãng và không ai cầu nguyện với Mẹ. Ngay cả các linh mục cũng không lần hạt nữa, bị tác động bởi sự tuyên truyền của các nhà thần học giả, là những người muốn làm cho chúng ta tin rằng sự sùng kính như thế là điều cổ hủ, lạc hậu. Người Công giáo bị làm nhục, giới tu sĩ bắt đầu hoàn tục.

    Chính vào thời điểm sa ngã này mà Đức Mẹ Maria đã chọn thăm viếng đất nước Rwanda. Từ năm 1981 cho đến năm 1989, đất nước này đã nghe tiếng Đức Trinh Nữ Maria như chưa từng được nghe trước đây. Kibeho toạ lạc tại miền nam đất nước, là nơi nghèo nàn nhất của xứ sở Rwanda. Tại nơi đây, có sự hiện diện của hai vị linh mục năng động đã tạo nên lòng nhiệt thành cho dân chúng.

    Ngôi trường - nơi những lần Đức Mẹ hiện ra

    Vào lúc bắt đầu niên khoá 1981, ngôi trường này có 120 học sinh được chia ra làm 3 lớp học. Có 3 nữ tu điều hành ngôi trường này. Các giáo viên khác, gồm 1 cô giáo và 5 thầy giáo, đều là giáo dân. Tất cả đều là người Rwanda, 2 người theo Tin lành, còn lại những người khác là người Công giáo. Phần đông các học sinh là người Công giáo, cũng có 17 học sinh theo đạo Tin lành và 2 học sinh theo Hồi giáo. Các chuẩn mực đạo đức đều thiếu vắng gương mẫu thể hiện.

    Lần hiện ra đầu tiên

    Alphonsine Mumureke, người hạnh phúc được thấy Mẹ của Đấng Cứu Thế (Alphonsine Mumureke happy to see the Mother of the Saviour)

    Alphonsine Mumureke là thị nhân đầu tiên ở Kibeho, cô được 17 tuổi, và đang theo học năm đầu tiên cấp 2 tại Kibeho. Cô là người rất ngoan đạo và luôn tỏ hiện một tình yêu lớn lao dành cho Đức Trinh Nữ Hồng Phúc. Cô cũng thích tham dự Thánh lễ. Dưới đây là lời thuật lại của cô về cuộc hiện ra đầu tiên:

    “Sự việc đã diễn ra vào ngày thứ bảy, 28-11-1981, vào lúc 12 giờ 35 phút. Tôi đang ở trong phòng ăn của nhà trường, đang phục vụ cho các bạn học của mình. Bất chợt nghe thấy có tiếng gọi tôi”.

    Đức Maria: “Con gái của Mẹ ơi”.

    Alphonsine: “Dạ, con đây”.

    “Tôi bước ra hành lang và thấy một phụ nữ rất đẹp. Tôi quỳ xuống, làm dấu Thánh Giá, và hỏi: “Bà là ai?”

    Đức Mẹ nói tiếng bản xứ: “Ndi Nyina Wa Jambo” (Ta là Mẹ Ngôi Lời). Trong đạo, con thích điều gì hơn?

    Alphonsine: “Con yêu Chúa và Mẹ của Người, Người đã cho Con của Người để cứu độ chúng con”.

    Đức Mẹ Maria: “Nếu quả vậy, Ta tới để làm dịu lòng con, bởi vì Mẹ đã nghe thấy tiếng con cầu khẩn. Mẹ mong muốn bạn bè của con cũng có đức tin bởi vì họ không có đủ đức tin”.

    Alphonsine: “Lạy Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, nếu quả thật Mẹ tới đây để nói cho chúng con biết điều ấy ở đây, trong ngôi trường này, là đức tin của chúng con kém cỏi, tức là Mẹ yêu thương chúng con vậy. Lòng con thật sự tràn ngập vui mừng được Mẹ hiện ra với con”.

    Anphonsine kể lại: “Đức Trinh Nữ không trắng như chúng ta thường thấy nơi các ảnh thánh. Tôi không thể xác định được nước da của Người, nhưng vẻ đẹp của Mẹ thì không gì có thể so sánh nổi. Mẹ đi chân trần trong một chiếc áo dài trắng liền mảnh không một đường khâu ghép, chiếc khăn voan đội đầu cũng màu trắng. Tay Mẹ chắp trước ngực, những ngón tay hướng lên trời. Sau đó, tôi được bảo cho biết là tôi đang ở trong phòng ăn. Các bạn học của tôi nói rằng tôi nói nhiều thư tiếng như Pháp, Anh, Kinyarwanda…”.

    “Khi Đức Đức Trinh Nữ Hồng Phúc chia tay, tôi đọc 3 Kinh Kính Mừng và đọc lời nguyện: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến”. Khi Mẹ ra đi, tôi thấy Mẹ bay lên Trời giống như Chúa Giêsu vậy.

    Vào cuối buổi hiện ra, thị nhân này vẫn còn trong trạng thái bất động trong 15 phút như thể bị tê liệt và tất cả mọi tác động để đưa cô ra khỏi tình trạng xuất thần này đều vô ích. Cả các giáo viên lẫn các nữ tu đã không tin vào những gì Alphonsine nói ra. Họ đều cho rằng cô bị bệnh chứ chẳng phải là Đức Mẹ hiện ra gì cả.

    Hiện tượng lạ đã xảy ra một lần nữa vào ngày kế tiếp 29-11. Trong tháng 12, những lần hiện ra đã diễn ra hầu như vào mỗi ngày thứ bảy. Do tính hiếu kỳ kích thích, các học sinh cũng như các giáo viên đã thử nghiệm sự xuất thần có đáng tin hay không. Họ dí diêm đang cháy vào Alphonsine, hoặc chích kim nhọn vào cô, nhưng thị nhân ấy chẳng có phản ứng nào.

    Alphonsine đau lòng rất nhiều trong thời gian bị hành hạ một cách khéo léo. Họ chế nhạo cô: “Cô thị nhân đang đến kìa!” Trong lần hiện ra vào ngày 8-5-1982, Alphonsine phàn nàn với Đức Trinh Nữ Maria là: “Thiên hạ nói là chúng con điên khùng”. Trong ngày ấy, lần đầu tiên Đức Mẹ đã tỏ hiện ra.

    Nhiều dấu lạ đã được ban từ Trời cao để làm cho các giáo viên cũng như các học sinh tin những cuộc hiện ra là xác thực.

    Những học sinh nào có tràng hạt Mân Côi đều đem đến cho Đức Trinh Nữ Hồng Phúc làm phép. Những xâu chuỗi ấy đều lẫn vào với nhau và vì thế Alphonsine không thể biết được ai là chủ nhân của chúng. Alphonsine cầm lấy các chuỗi hạt và dâng lên cho Đức Trinh Nữ Hồng Phúc. Một số chuỗi hạt trở nên quá nặng, và cô thị nhân không thể nhấc lên nổi để xin được làm phép. Có một người sau đó đã nhận ra là xâu chuỗi nặng nề đó thuộc về một học sinh không tin Đức Mẹ hiện ra là thực và đã chỉ trích các cuộc hiện ra ấy.

    Đồng thời, tại khu nội trú, mọi người đều thấy xuất hiện một ngôi sao và các ánh sáng lập loè.

    Nếu như lần hiện ra đầu tiên đã diễn ra tại phòng ăn và vào ban ngày, thì những lần hiện ra sau này lại diễn ra vào ban đêm tại khu nội trú, trong phòng của thị nhân. Đức Trinh Nữ Maria thường báo cho cô thị nhân biết ngày hiện ra kế tiếp của Người.

    Ở Rwanda, tin tức lan đi thật mau. Thiên hạ vội vã đổ xô đến góp mặt vào những buổi hiện ra. Do lời yêu cầu của Đức Giám mục, thị nhân được phép nói về Đức Mẹ hiện ra với vị hiệu trưởng. Và cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra ngoài trời, trong sân trường. Một số lần hiện ra vẫn tiếp diễn tại khu nột trú - là các lần hiện ra có tính cách cá nhân với cô thị nhân và các học sinh.

    Anathalie dâng lên các chuỗi Mân Côi cho Đức Mẹ làm phép

    Đức Maria sẽ từng bước một làm cho các học sinh biết đến Mẹ và lôi kéo chúng về phía Mẹ. Mẹ ban cho chúng các lời khuyên nhủ, các lời khích lệ, những lời nhận xét để đưa chúng vào đường ngay lối phải. Mẹ thực sự là một người mẹ dạy dỗ cho con cái mình bằng tình yêu thương từ mẫu của Mẹ. Đức Mẹ thực sự là Nữ Vương của ngôi trường này. Mẹ sẽ là Nữ Vương của tất cả mọi trường học.

    Ai cũng biết rằng tình trạng của các học đường trên thế giới hiện nay thật khủng khiếp, bởi vì Thiên Chúa bị xua đuổi ra khỏi trường, Lề Luật của Người không còn được giảng dạy nữa. Ngay cả việc cầu nguyện với Người trong các học đường cũng bị cấm đoán! Mỗi sáng, khi chúng ta đến tham dự Thánh lễ, lòng chúng ta tan nát khi thấy những chiếc xe bus chất đầy học sinh chở đến trường. Thật tội nghiệp, chúng được dạy dỗ là Thiên Chúa không hiện hữu! Đức Mẹ tới Kibeho trong một ngôi trường, để làm gương cho toàn thế giới, và chỉ ra cách thức làm thế nào có thể biến đổi các học sinh một khi Lề Luật Thiên Chúa được giảng dạy trong trường.

    Vì có sự chống đối mạnh mẽ đã xảy ra vào buổi hiện ra lần đầu tiên, nên một số giáo viên và học sinh nói: “Chúng tôi sẽ tin vào việc Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, hiện đến ngôi trường của chúng ta này, chỉ khi nào Mẹ hiện ra với nhiều người khác bên cạnh Alphonsine”. Cô thị nhân đã trả lời họ: “Các vị hãy cầu nguyện để nhận được ơn này”.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    LÒNG KHIÊM HẠ CỦA ĐỨC NỮ TRINH MARIA (III)


    Chính vì thế mà người nữ được tiền định mang thai và sau đó sinh hạ Đấng Thánh Muôn Trùng Thánh Thiện, đã được nhận hồng ân Đức Khiết Trinh, để được thánh thiện trong thân thể Mẹ. Để cũng được thánh thiện trong trong linh hồn, Mẹ đã được nhận thêm quà tặng Đức Khiêm Nhường. Vì vậy, được bao phủ trong những đồ trang sức quý giá là các nhân đức ấy, rạng ngời với vẻ đẹp gấp đôi cả thân xác và linh hồn, được cả triều thần thiên quốc ca ngợi vì vẻ kiều diễm và những nét duyên dáng của Mẹ, Mẹ lôi cuốn về Mẹ cái nhìn của triều thần thánh Thiên đàng, đến mức làm thức dậy ước ao trong tâm hồn của Đức Vua và khiến Đức Vua sai đi Vị Sứ Giả thượng giới.

    Tất cả những gì Thánh sử Phúc Âm (Thánh Luca) này nói với chúng ta, khi ngài chỉ cho ta thấy một thiên thần được Chúa sai đến với một trinh nữ. Khi viết: đến với một trinh nữ, điều đó có nghĩa là: do Đấng Cao Cả Uy Linh Nhất sai đến với kẻ mọn hèn khiêm hạ nhất, do Vị Chúa Tể sai đến với người nữ tỳ, do Đấng Tạo Hoá sai đến với thụ tạo của Người. Một sự hạ cố như thế về phía Thiên Chúa! Một sự cao cả vĩ đại như thế nơi Đức Nữ Trinh!

    (Bài giảng thứ hai “super missus” (sứ giả cao cấp) - Thánh Bernađô ở Clairvaux)

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  16. Có 6 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  17. #9
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI IX (17-10-2011)

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI IX (17-10-2011)



    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ ZEITOUN


    “Cầu nguyện kinh Mân Côi chính là trao lại tất cả những gánh nặng của chúng ta cho trái tim nhân hậu của Chúa Kitô và của Mẹ Ngài”.
    (Chân phước Giáo hoàng GioanPhaolô II)


    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu cho các bà mẹ Công giáo trên thế giới, đặc biệt các bà mẹ Công giáo tại Việt Nam

    Chính họ là những người có công lớn trong đời sống đức tin và truyền giáo, truyền bá và cổ vũ lòng tôn sùng Mẹ Maria.

    2. Cầu cho những người đấu tranh vì công bằng - tự do - nhân phẩm

    Xin Mẹ cho các tín hữu Công giáo biết phải khởi đầu từ chính bản thân: ăn năn sửa đổi - tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ - năng lần hạt Mân Côi.

    3. Cầu cho những người đang ngã lòng hoặc rắp tâm lìa bỏ Giáo Hội

    Xin cho họ biết nhìn lên Mẹ, để hiệp thông các đau khổ và bóng tối đức tin đang đè nặng tâm hồn họ, với 7 sự thương khó Mẹ phải chịu vì tội loài người.

    II. ĐỨC MẸ ZEITOUN (AI CẬP)

    Đức Mẹ hiện ra tại Zeitoun, Ai Cập, 1968

    Zeitoun là ngoại ô của Cairo, tại đây có một cộng đoàn Công giáo Coptic (Công giáo tại Ai Cập) mặc dầu phần lớn dân chúng ở Cairo là tín hữu Hồi giáo.

    Ngược dòng lịch sử, Cairo trước kia là Heliopolis, và Zeitoun là nơi Thánh Gia tạm cư trong thời gian lưu vong ở Ai Cập vì Hêrôđê tìm giết Chúa Cứu Thế sơ sinh (x. Mt 2,13-18). Trước kia tại Zeitoun có một linh địa gọi là Nhà thờ Đức Maria, được xây tại chính nơi Thánh Gia đã cư ngụ khi lưu vong tại Ai Cập. Về sau nhà thờ này bị phá huỷ.

    Năm 1925, một người thuộc gia đình Khalil được mạc khải rằng Đức Mẹ Thiên Chúa sẽ hiện ra tại thánh đường được xây tại Zeitoun. Gia đình này dâng cúng tiền bạc và đất để xây thánh đường Đức Maria thuộc cộng đoàn Coptic này. Nhưng mãi đến gần 46 năm sau, Đức Mẹ mới hiện ra tại đây, khi mà ít người nhớ lý do xây cất thánh đường này.

    Ngày 2-4-1968, hai thợ máy xe hơi đang làm việc tại xưởng sửa xe tại ngã tư phố Tamanbey và đường Khalil ngang thánh đường. Một người tình cờ nhìn sang thánh đường và sửng sốt vì thấy một “nữ tu” mặc toàn trắng đang đứng trên chóp mái vòm. Rồi người bạn cũng thấy. Hai anh nghĩ người nữ tu đó định nhảy xuống. Một người chạy đi báo cha sở, một người chạy đi báo cảnh sát và toán cấp cứu.

    Đám đông tụ họp nhìn quang cảnh và bắt đầu bình luận về hào quang sáng trắng chung quanh người nữ tu. Toán cấp cứu tới. Đám đông càng đông thêm, nhiều người theo dõi và la lên bảo người nữ tu đừng nhảy mà xuống từ từ. Nhưng ngay lúc đó người nữ tu biến mất.

    Hình dáng trên nóc thánh đường được nhiều người nhìn nhận là dáng dấp của Đức Trinh Nữ Maria. Sự việc làm lắng đọng sinh hoạt một chút, sau đó trở lại bình thường.

    Ngày 9-4-1968, hình dáng đó lại xuất hiện trên nóc thánh đường Đức Mẹ Maria. Khuôn mặt rạng ngời tiếp tục hiện ra cách quãng cho tới năm 1970. Tổng cộng có tới 250.000 người đã nhìn thấy Đức Mẹ trên nóc thánh đường.

    Có người chỉ thấy bóng sáng, có người không thấy gì cả. Nhưng đại đa số nhìn thấy rõ ràng. (Hình) Đức Mẹ có khi bước đi, có khi như bay, có khi xuống tận mép mái nhà thờ, có khi đi sang hẳn một phía, có khi gật đầu chào đám đông, giang tay đón chào và chúc lành cho đám đông phía dưới. Những lần này, hàng ngàn người đã quỳ xuống nhận phép lành của Đức Mẹ.

    Đức Mẹ hiện ra thường được báo trước bằng những tia sáng rực, sáng như chớp. Đức Mẹ hiện ra và ở lại chừng 15 phút, có khi lâu bốn tiếng đồng hồ như đêm 8-6-1968, có khi hiện ra trên nóc thánh đường, khi ở trong đám mây.

    Có lần, những làn hương thơm đặc biệt tràn qua thánh đường và dừng lại trên đám đông đứng phía ngoài. Nhiều lần những hình chim câu bay liệng trên không chung quanh nơi Đức Mẹ hiện ra.

    Nhiều người chụp được ảnh những lần Đức Mẹ hiện ra, nhưng không tấm nào rõ mặt Đức Mẹ, nhưng hình bóng Đức Mẹ rõ ràng ở trong vòng hào quang. Hai cánh tay và bàn tay rõ ràng. Có tấm chụp được hình con chim trắng ở phía trên vầng hào quang đầu Đức Mẹ.

    Tuần báo Watani của cộng đồng Coptic loan báo tin này đầu tiên, và mỗi tuần dành 2 trang cho tin tức Đức Mẹ hiện ra trên nóc thánh đường. Sự việc cũng được nhiều báo chí quốc tế đăng tải kèm theo hình ảnh chụp được. Người ta từ khắp nơi trên thế giới kéo đến Zeitoun hành hương. Nhiều đêm có tới hàng ngàn người tụ họp chờ đón Đức Mẹ hiện ra.

    Đức giám mục Samuel thuộc cộng đồng Coptic tuyên bố: “Đức Mẹ hiện ra là vì toàn thể nhân loại, vì đức tin vào quyền năng thiêng liêng ngày nay suy thoái. Thiên Chúa dùng mọi phương cách giúp người ta dựng lại đức tin. Chúng tôi (Giáo hội Coptic) sung sướng, không phải chỉ vì những lần Đức Mẹ hiện ra, mà cũng vì những hiện tượng vĩ đại kèm theo đó là: ơn lành bệnh, đức tin và đời sống cầu nguyện được củng cố”.

    Sơ lược lịch sử Ai Cập trong giai đoạn này, chúng ta thấy nhiều biến cố dồn dập, tưởng chừng Trung Đông mà Ai Cập ở thế đứng đầu có thể trở thành cánh tay phải của Liên Xô, nhưng chỉ ít năm sau khi Đức Mẹ hiện ra, tình hình thay đổi hẳn, với biến cố Hiệp ước Hoà bình Trung Đông được ký kết do Tổng thống Anwar Sadat, Ai Cập, và Thủ tướng Menachem Begin, Do Thái, với sự hiện diện của Tổng thống Jimmy Carter, Hoa Kỳ, ngày 26-3-1979, và các biến chuyển nối tiếp như chúng ta thấy ngày nay.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    ĐỨC MARIA, BÔNG HOA HƯỜNG MẦU NHIỆM

    Nói đến lễ Mân Côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước toà Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hy sinh, bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Thật vậy, giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quý xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ “đẹp lòng Thiên chúa”. Trình thuật Truyền Tin cho ta thoáng thấy vài nét đẹp của Người […]. Đức Maria đã có chương trình riêng: sống đời trinh nữ. Đó là một chương trình đẹp. Nhưng khi biết chương trình của Thiên chúa, Người đã sẵn sàng từ bỏ chương trình riêng. Nhờ từ bỏ chương trình riêng mà chương trình của Chúa được thực hiện. Nhờ từ bỏ bản thân mà Người đón nhận được chính Thiên Chúa […]. Khi trút bỏ chính mình, Đức Maria được đầy tràn Thiên chúa. Không còn thuộc về mình, Người trọn vẹn thuộc về Thiên chúa. Người là chiếc bình rỗng không nên Người đón nhận được “đầy ơn phúc” của Chúa […]. Đức Maria là bông hoa phần nào diễn tả được nét đẹp của Thiên chúa vì Người là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần “rợp bóng trên Mẹ” nên Mẹ sống dưới sự che chở của Thánh Thần, theo ơn hướng dẫn của Thánh Thần và sống trong tình yêu của Thánh Thần.

    (Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  18. Có 6 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  19. #10
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI (10) - KÍNH GỬI ĐỨC MẸ WISCONSIN

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI X (19-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ WISCONSIN

    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục


    Xin vì sự đồng công cứu chuộc của Mẹ, vì lời cầu nguyện và những ân xá mà Chúa Giêsu khấng ban cho Giáo Hội, các linh hồn ấy được sạch mọi vết nhơ và về Thiên đàng.

    2. Cầu cho hôn nhân và gia đình Công giáo

    Xin Mẹ Maria dạy những người sống bậc vợ chồng biết sống chung thuỷ, đạo đức, để làm gương cho cuộc sống gia đình và hôn nhân giữa một xã hội suy đồi, duy vật chất.

    3. Cầu cho các ý chỉ của những người muốn dâng Mẹ hôm nay

    II. ĐỨC MẸ WISCONSIN (HOA KỲ)

    Sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Wisconsin, Hoa Kỳ, được công nhận

    Trong dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Giám mục David L. Ricken của Green Bay đã ban hành nghị định công nhận việc hiện ra của Đức Mẹ với Sr. Adèle Brisé năm 1859 tại Champion, Wisconsin.

    Đức Giám mục Ricken đã đọc nghị định trước 250 khách mời trong một Thánh lễ tại đền Đức Bà Trợ Giúp Ơn Lành (Our Lady of Good Help). Nghị định công khai tính xác thực của các cuộc hiện ra. Đồng thời ngài cũng ban hành một nghị định định thứ hai, chính thức phê duyệt đền Đức Bà Trợ Giúp Ơn Lành là một nhà thờ của giáo phận.

    “Khi tôi đến đây lần đầu tiên, tôi đã bị thu hút bởi sự đơn giản của thông điệp của Đức Mẹ cho Sơ Adèle”, ĐGM Ricken nói.

    “Điều đó chiếu sáng trong tâm trí tôi rằng chúng ta đang có những nhu cầu tương tự phải đối mặt với ngày hôm nay, là cầu nguyện, hoán cải những người tội lỗi và truyền giáo”.

    Nghị định về tính xác thực của các cuộc hiện ra là kết quả của hai năm điều tra. Trước đây vào ngày 9-1-2009, chính Đức Giám mục Ricken đã bổ nhiệm 3 nhà thần học để nghiên cứu sự kiện này.

    Theo lời Cha John Doerfler, chưởng ấn và là tổng đại diện của giáo phận, “các nhà thần học là những bậc chuyên môn trong lĩnh vực thần học về Đức Trinh Nữ Maria”. Mặc dù tên tuổi của các nhà thần học không được tiết lộ trong lúc này, nhưng Cha Doerfler cho biết 2 trong số họ là những người được quốc tế công nhận và có “kinh nghiệm trong các việc kiểm tra về các hiện tượng hiện ra”.

    Cô Brisé, một thiếu nữ di dân gốc Bỉ, lúc đó đang tuổi 28 thì được Đức Mẹ hiện ra với cô 3 lần vào mùa Thu tháng 10-1859.

    Lần đầu tiên diễn ra trong khi cô vác một bao lúa mì đến một nhà máy lúa mạch cách phố Robinsonville khoảng 4 dặm, ngày nay phố này đổi tên là Champion.

    Vài ngày sau, ngày 9-10, khi cô Brise trên đường đi dự Lễ Chúa Nhật tại Bay Settlement, cách nhà 11 dặm, Đức Mẹ đã hiện ra với cô một lần nữa. Sau Thánh lễ, cô nói với cha xứ về những sự việc đã nhìn thấy và ngài đã cho cô một lời khuyên “hãy nhân danh Thiên Chúa mà hỏi bà ấy là ai và bà muốn con làm gì”.

    Trên đường về nhà, Đức Mẹ lại hiện ra và khi Brisé hỏi thì Đức Mẹ trả lời: “Ta là Nữ Vương Thiên Quốc, ta đang cầu xin cho những kẻ tội lỗi được ơn hối cải và ta cũng muốn con làm như vậy”.

    Mẹ Maria nói với Brisé hãy “tụ tập các con trẻ ở đất nước hoang dã này và dạy cho chúng những lẽ cần cho sự cứu rỗi. Hãy dạy giáo lý cho chúng, dạy chúng làm dấu Thánh Giá và giúp chúng lãnh nhận các phép bí tích”.

    Brisé đã dâng hiến phần còn lại của đời mình để lo việc giáo dục cho trẻ em. Sơ lập ra một “dòng ba” Thánh Phanxicô và dựng lên một trường học gần đó. Người cha của sơ, ông Lambert, cũng xây một nhà nguyện nhỏ ngay cạnh nơi ‘hiện ra’. Vào năm 1880, cây cổ thụ nơi Đức Mẹ hiện ra được hạ xuống và một nhà thờ bằng gạch đã được xây lên.

    Ban đầu một số giáo sĩ đã nghi ngờ sự kiện này và cho rằng đó là một sự gian lận, Sr. Brisé đã bị đe doạ và kiểm tra bởi nhiều bác sĩ để xem xét sơ có điên không.

    Không có phép lạ nào được chính thức công nhận là do Sr. Brisé làm ra. Nhưng lịch sử của ngôi đền có nhiều câu chuyện kỳ diệu và chữa lành, một chuyện kể về đám cháy đồng cỏ khủng khiếp ở Peshtigo, Wisconsin, năm 1871, lúc đó Sr. Brisé và các giáo viên và các gia đình gần đó thu mình trong căn nhà nguyện để cầu kinh trong khi ngọn lửa nổ dòn xung quanh. Khi ngọn lửa kết thúc, toàn bộ diện tích của vùng đất đã bị tàn rụi, ngoại trừ trường học, nhà thờ, tu viện và năm mẫu đất đã hiến dâng cho Mẹ Maria.

    Năm 1942, một đền thờ mới được thánh hiến với danh hiệu là Đền Đức Bà Trợ Giúp Ơn Lành (Our Lady of Good Help). Mỗi năm hàng ngàn nguời đã hành hương đến viếng nơi này.

    Sr. Brisé qua đời ngày 5-7-1896, và được chôn cất tại nghĩa trang cạnh đền thờ.

    Cha Doerfler, hiện là giám đốc của ngôi đền, cho biết việc chính thức công nhận các cuộc hiện ra khẳng định một lần nữa “sự quan phòng bí ẩn của Thiên Chúa”.

    “Chúa đã cho Đức Mẹ Maria hiện ra ở đây. Lý do tại sao thì tôi không thể biết được. Tất cả những điều này... là kế hoạch của Thiên Chúa có mục đích mang sự cứu rỗi đến cho mọi người qua Đức Giêsu Kitô”.

    Cha Doerfler nói thêm rằng trong suốt lịch sử Đức Mẹ đã hiện ra “như là một dấu chỉ của sự quan phòng của Thiên Chúa, để nhắc nhở chúng ta về những gì Thiên Chúa đã hứa. Mẹ là một từ mẫu luôn luôn nhắc nhở con cái về những điều cần kíp. Đức Maria đã xuất hiện trong lịch sử để nhắc nhở chúng ta về những điều quan trọng cho sự cứu rỗi và thu hút chúng ta tới gần hơn với Con của Mẹ”.

    Theo dữ liệu thu thập được tại thư viện Đại học Dayton, những sự hiện ra của Đức Mẹ bắt đầu có từ thế kỷ 4. Đại học Dayton là viện có bộ sưu tập lớn nhất thế giới về những nghiên cứu về Đức Maria. Danh sách các nơi hiện ra được các giám mục giáo phận chính thức phê duyệt trên toàn thế giới kể từ năm 1900 tổng cộng là 11 nơi.

    Những sự kiện Đức Mẹ hiện ra không phải là thuộc về lĩnh vực tín lý của Hội Thánh và như vậy người Công giáo không có nghĩa vụ phải tin.

    Để chứng minh một cuộc hiện ra, các nhà điều tra phải cân nhắc một số yếu tố bao gồm nội dung mạc khải, phẩm chất đạo đức của người nhận, trạng thái tinh thần và sự phục tùng giáo quyền và các việc đạo đức và kết quả công việc, tinh thần từ đó cảm hứng ra.

    Giám mục địa phương có thẩm quyền để xác nhận một sự hiện ra, tuy nhiên, Toà Thánh Vatican hay hội đồng giám mục có thể can thiệp nếu cần.

    Bà Karen Tipps, một tình nguyện viên lo việc chăm sóc thánh địa cùng với chồng là Steve trong 18 năm qua, cho biết Nghị định của Giám mục Ricken “đã làm trọn vẹn những ước vọng của mọi công việc chúng tôi đã làm ở nơi đây: là làm cho đền thờ trở thành một nơi tuyệt đẹp cho các cuộc hành hương, để cố gắng đẩy mạnh thông điệp đã loan truyền từ đây”.

    Trong khi Nghị định không làm thay đổi cách nhìn của những người hành hương tới thánh địa đã có từ lâu năm, nó sẽ làm thay đổi cái nhìn từ phần còn lại của thế giới - bà nói.

    “Người ta đã hành hương đến nơi đây từ hơn 150 năm rồi... nhưng qua nhãn quan của Giáo Hội và của thế giới, thì có một giám mục đã đi một bước dài thế này để lập ra một uỷ ban như thế, là một sự khẳng định cần thiết về những gì đã xảy ra ở đây”, Tipps.

    Bà tin rằng chính thời điểm của sự phê duyệt cũng là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa.

    “Rõ ràng thông điệp của Đức Mẹ là cho chính thời gian bây giờ. Nếu chúng ta nhìn vào tình trạng trẻ em của chúng ta trong lúc này thì thật là tuyệt vọng. Không có đức tin... Không có mục đích gì trong cuộc sống”.

    Bà cho biết “cuộc khủng hoảng giáo lý” vẫn tồn tại ngày nay, giống như thời khi Sr. Brisé được truyền dạy phải dạy giáo lý cho trẻ em.

    “Thông điệp (cho Adèle Brisé) là tụ tập các trẻ em. Hãy dạy giáo lý cho chúng. Hãy cho chúng đức tin”, bà nói. “Chúng ta cần phải làm điều đó... Chúng ta phải cho chúng thực chất của đức tin... Vì vậy, tôi nghĩ đó là lý do tại sao nó đang xảy ra tại thời điểm này trong lịch sử. Đó là lý do tại sao Đức Giám mục Ricken đã đưa vấn đề này ra. Tôi nghĩ rằng đó là một kế hoạch của Thiên Chúa muốn thông điệp cần thiết này được thực hiện ngay bây giờ cho thế giới”.

    Bà Tipps cho biết sẽ có nhiều thay đổi lớn, sẽ có nhiều người hơn đến viếng ngôi đền. “Đây từng là một nơi yên tĩnh. Nhưng bây giờ nó phải chia sẻ cho thế giới... những gì chúng ta đã có ở đây và những gì chúng tôi đã kinh nghiệm từ 150 năm qua...”.

    Nghị định của ĐGM Ricken đã làm cho ngôi đền Đức Bà Trợ Giúp Ơn Lành trở thành nơi đầu tiên và duy nhất ở Hoa Kỳ được công nhận có sự hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria. Nghị định này cũng nâng nơi này lên ngang hàng với những nơi nổi tiếng khác như Lộ Đức, Pháp, Guadalupe, Mexico và Fatima ở Bồ Đào Nha.

    Trần Mạnh Trác (nguồn: vietcatholic.org)

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    ĐỨC MARIA LÀ MỘT NGƯỜI NỮ YÊU THƯƠNG (I)

    Nổi bật giữa muôn thần thánh là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu và là tấm gương của sự thánh thiện trọn vẹn. Trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta thấy Mẹ dấn thân vào một việc phục vụ bác ái cho người chị họ Isave và ở lại với bà chị họ “khoảng 3 tháng” (Lc 1,56) để giúp đỡ người bà con Mẹ trong những tháng cuối thai kỳ sinh nở. “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (Lc 1,46). Mẹ nói trong dịp thăm viếng ấy. Trong những lời này, Mẹ diễn tả toàn bộ chương trình cuộc đời Mẹ: không đặt mình ở trung tâm, nhưng để không gian cho Thiên Chúa, Đấng mà người ta gặp cả trong cầu nguyện lẫn trong việc phục vụ tha nhân - chỉ khi đó sự lòng nhân từ mới đi vào thế giới […]. Sự cao cả vĩ đại của Đức Maria ở chỗ Mẹ muốn ngợi khen Thiên Chúa, chứ không phải ngợi khen Mẹ. Ước ao duy nhất của Mẹ là được nên nữ tỳ của Đức Chúa (x. Lc 1,39.48). Mẹ biết rõ rằng Mẹ sẽ chỉ góp phần vào sự cứu rỗi thế gian nếu thay vì thực hiện các kế hoạch riêng của mình, Mẹ tự đặt mình trong tư thế hoàn toàn sẵn sàng để Chúa sử dụng theo thánh ý Người. Đức Maria là một người nữ đức cậy: chỉ vì Mẹ tin vào những Lời Thiên Chúa hứa và chờ mong Israel được cứu độ, mà thiên thần có thể đến viếng thăm Mẹ và kêu gọi Mẹ giúp thực hiện những lời hứa này. Đức Maria là một người nữ đức tin: “Em được chúc phúc vì em đã tin”, lời bà Isave nói với Me (Lc 1,45).

    (ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Deus Caritas est, số 41)

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  20. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  21. #11
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XI (21-10-2011)

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XI (21-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ SAMIANO (Ý)

    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu nguyện cho những người nghèo đói trên thế giới - đặc biệt ở Phi châu


    Xin cho nhiều quốc gia giàu có, các tổ chức và cá nhân quảng đại giúp đỡ họ.

    2. Cầu nguyện cho những nạn nhân chiến tranh trên thế giới - đặc biệt ở các quốc gia Tây Á, Trung Đông và Vùng Vịnh

    Xin cho những kẻ châm ngòi hoặc nuôi dưỡng chiến tranh và trục lợi trên mạng sống người vô tội biết suy nghĩ và sống theo lương tâm, chấm dứt gây đau khổ, chết chóc cho người khác.

    3. Cầu nguyện cho những nạn nhân thiên tai trên thế giới - đặc biệt ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam

    Xin cho họ được bớt đau thương, mất mát và can đảm xây dựng lại cuộc sống.

    II. ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI SAN SAMIANO, NƯỚC Ý 1964

    San Damiano là một làng thuộc vùng núi cách Milan khoảng 70 cây số về phía đông nam.

    Bà Rosa Quattrini, được người địa phương gọi là “bà má Rosa”. Trong năm 1961, bà bị bệnh bướu trong ruột, đã nhiều lần điều trị tại Bệnh viện Piacenza. Lần nằm bệnh viện cuối cùng, những bướu đó ăn qua vách ruột, phát chứng sưng màng bụng, một bệnh làm đau đớn và chết người. Bà Rosa được cho xuất viện về nhà chờ chết. Lúc đó bà 52 tuổi.

    Ngày 29-9-1961, bà nằm trên giường đau đớn lăn lộn và được bà dì Adele săn sóc. Một phụ nữ tới nhà bà lạc quyên tiền cho Cha Pio (Padre Pio), vị tu sĩ danh tiếng ở Tu viện Capuchin tại San Giovanni Rontondo, gần Foggia. Người phụ nữ đó trạc 25 tuổi, rất đẹp, tóc vàng. Phụ nữ đó mặc áo dài màu xanh xám cũ kỹ và mang xách tay màu đen. Bà nói bà từ xa tới.

    Người phụ nữ lạ xin phép bà dì Adele để thăm bà Rosa. Khi chuông thánh đường vang lên báo hiệu kinh Truyền Tin, vị phụ nữ yêu cầu bà Rosa cầu nguyện kinh Truyền Tin với bà. Sau đó vị phụ nữ bảo bà Rosa bước ra khỏi giường và đưa tay cho bà Rosa vịn để đứng lên. Lúc đó vị khách đặt tay vào những chỗ đau đớn trên mình bà Rosa. Lập tức bà Rosa được khỏi bệnh - khỏi cả bệnh sưng màng bụng và bướu ruột. Sự lành bệnh lạ lùng này về sau được y khoa xác nhận là phép lạ.

    Khi bà Rosa quỳ gối mắt đẫm lệ trước mặt vị phụ nữ, người bảo bà đi San Giovanni Rontondo gặp Cha Pio. Bà Rosa đã thi hành điều này khi bình phục hoàn toàn và quyên góp được tiền.

    Khi bà Rosa tới San Giovanni Rontondo, cũng chính vị phụ nữ trẻ đó hiện ra với bà nói cho bà biết Người chính là “Mẹ Hay An Ủi và Mẹ Những Người Đau Khổ”.

    Chính Đức Mẹ dẫn bà Rosa tới gặp Cha Pio rồi biến đi. Theo chỉ dẫn của Cha Pio, bà Rosa tận hiến phục vụ các bệnh nhân tại Piacenza.

    Khoảng 2 năm sau, Cha Pio cho bà Rosa ngưng phục vụ bệnh nhân và bảo bà phải trở về nhà, vì một sứ mệnh quan trọng đang chờ bà. Bà Rosa trở lại San Damiano vào năm 1963, nhưng không có sứ mệnh quan trọng nào rõ ràng cho tới ngày 16-10-1964.

    Hôm đó, trong khi bà Rosa đang nguyện kinh Truyền Tin, bà nghe tiếng từ bên ngoài gọi. Bước ra khỏi nhà, bà gặp Đức Trinh Nữ đứng trên cây lê. Đức Trinh Nữ bảo bà Rosa rằng Người sẽ đến thăm bà mỗi thứ sáu và ban thông điệp “để báo cho thế giới”.

    Để chứng minh sự thực Đức Mẹ hiện ra, Đức Mẹ nói sẽ cho bằng chứng, thứ nhất là làm cho cây lê trổ bông trái mùa. Đức Mẹ bảo đào một giếng nước ngay bên cây lê - rồi Đức Mẹ biến đi.

    Sáng hôm sau, cây lê đầy bông và hương thơm ngào ngạt. Hiện tượng này gây chấn động khắp miền. Trong 17 ngày, hàng ngàn người hiếu kỳ và phóng viên đã đến nhìn những bông lê lạ lùng, hàng trăm tấm ảnh đã được chụp và đăng trên báo chí.

    Giếng nước đã được đào ngay và nước giếng chữa được người mù, câm, điếc, bất toại và những thứ đau đớn khác, và nhiều người ăn năn trở lại.

    Vào thứ sáu kế tiếp, Đức Mẹ hiện ra với bà Rosa trên cây lê trong khi nhiều người hiện diện chung quanh bà. Đức Mẹ hiện ra với bà Rosa tại cây lê này vào mỗi thứ sáu suốt 13 năm liên tiếp.

    Khi hiện ra ngày 9-11-1969, Đức Mẹ nói:

    “Ba lần Mẹ sẽ mặc áo đỏ như hôm nay. Sau 3 lần này, Thiên Chúa Cha Hằng Hữu sẽ thi hành công lý, nếu các con không xin tha thứ, nếu các con không ăn năn thống hối mọi tội lỗi và những phạm thượng này”.

    Tới đây, bà Rosa, xuất thần. Sau đó bà tường thuật rằng:

    “Đức Mẹ đến trên cây lê, Người mặc áo toàn màu đỏ, trong ánh sáng hết sức huy hoàng vĩ đại đến độ chiếu sáng khắp thế giới - có toàn thể các thiên thần và các thánh tử đạo, những vị đã hy sinh mạng sống cho Chúa Giêsu”.

    Ngày 17-10-1967, một số người chụp được những tấm ảnh nơi Đức Mẹ hiện ra, trong hình cho thấy một bóng sáng mờ mờ. Bóng đó rõ ràng hình một phụ nữ mặc áo dài và có hào quang bao quanh. Phía dưới chân bóng sáng là những nhánh lá ở ngọn cây lê.

    Ngày 8-12-1967, Đức Mẹ làm phép lạ mặt trời trước mặt khoảng 2.000 người hiện diện, mà một nửa số này từ Pháp, Thuỵ Điển, Đức, Nam Tư, Áo, Hoa Kỳ, Canada và nhiều quốc gia Nam Mỹ. Đám đông quan sát mặt trời vũ với những tia sáng muôn màu rực rỡ trong nửa giờ. Biến cố này đã được nhiều người thu hình.

    Ngày 8-12-1968, hàng chục ngàn người từ khắp nơi hiện diện gần cây lê nơi Đức Mẹ hiện ra với bà Rosa. Có tới 30 linh mục người Pháp đứng gần cây lê.

    Tới một lúc, bà Rosa yêu cầu mọi người gấp dù của họ lại (trời mưa liên tiếp từ hôm trước). Lúc đó, cũng như tại Fatima, người ta được chứng kiến nhiều dấu lạ mặt trời. Các dấu hiệu lạ lùng này được nhiều người chụp. Các chuyên gia nghiên cứu các tấm ảnh này, nhưng không thể giải thích các hiện tượng này.

    Đức Mẹ hiện ra với bà Rosa gần 700 lần trong 13 năm liên tiếp, chỉ dạy, kêu gọi, phiền trách nhân loại nhiều lắm. Rất tiếc, chúng tôi chỉ sơ lược sau đây.

    Qua các thông điệp gởi bà Rosa, Đức Mẹ cho thấy Người đau lòng vì nhân loại lầm lạc bội bạc. Những thông điệp này theo chủ đề: “Ma quỷ hung hăng lan tràn khắp nơi trên thế giới”. Như thông điệp ngày 25-3-1970, Đức Mẹ nói:

    “Mẹ bị xúc phạm ở đây (thế giới), Mẹ bị khinh bỉ, bị phạm thượng quá mức! Điều này làm cho Mẹ đau lòng vì nhân loại không thấy rằng Mẹ đến để cứu tất cả”.

    Một số thông điệp về tai ương sẽ xảy ra khắp hoàn cầu nếu nhân loại không ăn năn thống hối mà điển hình là:

    “Con gái của Mẹ, con phải báo cho cả thế giới biết mọi người phải cầu nguyện vì Chúa Giêsu không còn sức vác nổi thánh giá nữa. Mẹ muốn tất cả các con, người tốt và người xấu, đều được cứu rỗi. Mẹ là Mẹ Yêu Thương, là Mẹ tất cả mọi người và các con, các con là con Mẹ. Vì thế, Mẹ muốn tất cả các con được cứu độ. Mẹ đến cũng để kêu gọi cả thế giới cầu nguyện vì các hình phạt sắp xảy ra”.

    Trong thông điệp ngày 9-9-1969, Đức Mẹ nói:

    “Các con của Mẹ, các con đừng sợ, vì Mẹ sẽ đến, phải, Mẹ sẽ đến ở giữa các con, và mọi người sẽ thấy Mẹ”.

    Trong thông điệp này 7-5-1970, Đức Mẹ hứa:

    “Mẹ luôn ở đây với các con, ngày đêm. Bao lâu thông tín viên của Mẹ còn sống, Mẹ sẽ luôn ở đây”.

    Bà Rosa Quattrini, thông tín viên của Đức Mẹ tại San Damiano, từ trần ngày 8-9-1981, Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.

    Ngày 29-12-1966, Thánh Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố việc phổ biến các mạc khải, hiện ra, phép lạ, và đến những nơi có cuộc hiện ra không còn cần phải được giáo quyền cho phép. Quyết định đó được Đức Thánh Cha Phaolo VI phê chuẩn.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    ĐỨC MARIA LÀ MỘT NGƯỜI NỮ YÊU THƯƠNG (II)


    Kinh Ngợi Khen (Magnificat) – có thể nói là một chân dung mô tả sinh động linh hồn Mẹ, được dệt toàn bộ từ những sợi chỉ Kinh Thánh, những sợi chỉ được se kéo từ Lời Chúa. Nơi đây chúng ta nhìn thấy Đức Maria ở nhà trọn vẹn cùng với Lời Chúa thế nào, và Mẹ vào ra thoải mái ra sao. Mẹ nói năng và suy nghĩ với Lời Chúa; Lời Chúa trở thành lời Mẹ và lời Mẹ phát xuất từ Lời Chúa. Nơi đây, chúng ta nhìn thấy các tư tưởng của Mẹ hoà hợp với các tư tưởng của Chúa biết bao và ý muốn của Mẹ làm một với Thánh ý Chúa dường nào. Vì Đức Maria trọn vẹn thấm nhuần Lời Chúa, Mẹ có thể trở thành Mẹ của Lời Nhập Thể.

    (ĐTC Bênêđictô XVI, Deus Caritas est, số 41)

    ĐẤNG PHÙ HỘ UY QUYỀN TRONG NHỮNG LÚC TUYỆT VỌNG

    Lòng tôn sùng yêu mến chuỗi Mai Khôi luôn giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống Giáo Hội. Tính đại chúng của chuỗi Mai Khôi đã thăng trầm từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng trong những thời biến loạn, tín hữu Công giáo luôn quay về với chuỗi Mai Khôi. Chuỗi Mai Khôi không phải là sự tôn sùng bình thường. Nó là một vũ khí đầy quyền uy, có khả năng đánh bại những kẻ thù không đội trời chung của Kitô giáo. Người Công giáo luôn có thói quen chạy đến tìm nương náu nơi Mẹ Maria trong những lúc khó khăn. Ước mong các quốc gia Kitô giáo ngày càng trung thành với việc lần chuỗi Mai Khôi, với việc sùng kính ấy mà cha ông chúng ta có thói quen thực hành.

    (ĐTC Bênêđictô XVI, Triều yết chung tháng 10-2008)

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  22. Có 4 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  23. #12
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XII (23-10-2011) KÍNH GỬI ĐỨC MẸ BAYSIDE

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XII (23-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ BAYSIDE


    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Ngày Khánh nhật Truyền giáo. Cầu cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Cho mọi tín hữu ý thức rằng không thể là môn đệ Chúa Giêsu Kitô mà không truyền giáo bằng cả cuộc đời.

    2. Cầu cho những người ly hương vì nhiều lý do: tị nạn, kinh tế (nghèo đói, công ăn việc làm), gia đình.

    3. Cầu cho các quốc gia có nguồn gốc văn hoá Kitô giáo (Hoa Kỳ, Âu châu, Úc châu…) đang xuống dốc về đức tin và các giá trị đạo đức, do đời sống truỵ lạc và tôn thờ vật chất, dục tình.

    II. ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI NEW YORK, HOA KỲ 1970

    Năm 1970, các tạp chí New York Times, Times và News Week đều phổ biến tin Đức Mẹ hiện ra tại Bayside, vùng Queens, New York. Người được Đức Mẹ chọn làm thông tín viên là một bà nội trợ, bà Veronica Leuken, lúc đó 38 tuổi, có chồng và 5 con.

    Phần mở đầu các lần thị kiến liên tiếp hoặc gián đoạn từ năm 1970 đến 1980 là sáng hôm đó, trong khi bà Veronica Leuken lái xe đưa chồng đi làm, bà vừa lái xe vừa cầu nguyện. Lúc này, bà ngửi thấy hương thơm hoa hồng rất đặc biệt. Lát sau, tại nhà bà, Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu hiện ra với bà và một người con trai. Kế đó, bà thấy một thánh giá lớn trên nền trời. Lát sau, thánh giá biến thành hình Đầu Chúa Giêsu đội mão gai.

    Ngày 18-6-1970, Đức Mẹ hiện ra với bà Veronica trước tượng Đức Mẹ gần cột cờ phía trước Nhà thờ Thánh Robert Bellarmine ở Bayside Hills, Queens. Đức Mẹ cho biết Người muốn một linh địa được thiết lập tại chính nơi Đức Mẹ hiện ra để dâng kính “Đức Mẹ Hoa Hồng, Mẹ Maria, Đấng Cứu Trợ Các Bà Mẹ”.

    Tin Đức Mẹ hiện ra tại Bayside Hills được loan truyền mau chóng. Những đám đông bắt đầu tụ họp và những buổi canh thức bắt đầu tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Bà Veronica hướng dẫn cầu nguyện đón Đức Mẹ vào các Chúa Nhật và Lễ Trọng. Mỗi lần có hàng ngàn người tham gia. Các cư dân than phiền và phản đối vì khách hành hương quá đông làm xáo trộn nếp sống thường nhật của họ, đường lối kẹt cứng vì quá nhiều xe, các bụi cây trở thành nhà vệ sinh lộ thiên.

    Văn phòng Chưởng ấn Toà Giám mục Brooklyn cho lệnh đưa tượng Đức Mẹ đi nơi khác, nhưng các buổi cầu nguyện và khách hành hương vẫn tập trung ở đây. Dân cư phản đối quá, cảnh sát phải can thiệp và xin toà án cho bà Veronica dùng Khu Triển lãm Quốc tế cũ ở Flushing Meadows Park, khu này vẫn bỏ trống từ năm 1964 tới nay. Các buổi cầu nguyện tại địa điểm mới rất đông người tham dự, có ngày tới 118 xe buýt 2 tầng chở khách hành hương tới.

    Khoảng cuối năm 1971, Đức Mẹ cho biết Đức Mẹ cần hiện ra tại đây để truyền thông với thế hệ sa đoạ, một thế hệ mà trái tim của họ quá cứng cỏi, óc họ quá đóng kín, và mắt họ quá đui mù.

    Đức Mẹ bảo bằng chứng hiển nhiên Đức Mẹ hiện ra có thể được ghi lại bằng máy ảnh Polaroid. Hàng ngàn máy Polaroid đã đua nhau nhắm vào khoảng không trung gần nơi Đức Mẹ hiện ra. Nhưng chỉ có một số ít thu được hình ảnh. Một máy chụp được ảnh Đức Mẹ đứng trên nóc Nhà thờ Thánh Robert Bellarmine. Có máy chụp được bóng người mờ mờ gần nơi bà Veronica quỳ cầu nguyện. Một khách hành hương người Úc chụp được ảnh 2 thiên thần.

    Các thông điệp của Đức Mẹ qua bà Veronica từ năm 1970 đến 1984 được ghi lại trong 2 tập sách dày hơn 1.000 trang, về các chủ đề quan trọng chính sau đây:

    * Đức Mẹ cảnh cáo tình trạng lạm dụng tình dục và ma tuý gia tăng.

    * Đức Mẹ cảnh cáo việc “tạo ra một thế hệ trẻ vô luân” qua các hệ thống truyền thông và kỹ thuật giáo dục nhằm tẩy não tuổi trẻ. Tất cả những thứ này là sự chuẩn bị cho việc “xuất hiện một thế hệ mới không đầu óc, những người này sẽ sẵn sàng chấp nhận các kế hoạch kiểm soát sinh sản của nhóm lãnh tụ thế giới”.

    * Đức Mẹ cảnh cáo những hậu quả ngược của “nhạc kích động (nhạc Rock) bị một tổ chức quốc tế thờ Satan kiểm soát”.

    * Đức Mẹ nói đến các âm mưu của các thủ lãnh theo nhóm Illuminati. Nhóm này do Adam Weishaupt thành lập năm 1776 với chủ trương chống Giáo Hội, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tự do của quần chúng và âm mưu khống chế cả tinh thần và thể chất.

    * Đức Mẹ liên tiếp cảnh cáo “chính phủ toàn cầu và tôn giáo Satan khắp thế giới”.

    * Đức Mẹ nói xã hội tràn ngập những phép lạ giả dối thời nay và mong ước có thêm nhiều phép lạ giả hơn nữa.

    * Đức Mẹ nói tới những âm mưu núp dưới các tổ chức kinh tài, thông tin và kinh tế, và “con gấu Nga - Liên bang Xô Viết” và quốc tế Cộng sản bị lên án rõ ràng.

    * Đức Mẹ báo trước việc giết 16 triệu bào thai tại Hoa Kỳ sẽ xảy ra vì ngày càng gia tăng tình trạng thiếu suy xét, luân lý suy đồi và cá nhân vô trách nhiệm.

    * Đức Mẹ báo trước nạn hạn hán, đói khát, mất mùa, bão lụt, động đất sẽ gia tăng theo tỉ lệ thuận với tình trạng nhân loại ngày càng tồi tệ. Sẽ có những bệnh lạ lùng làm chết nhiều người. Sẽ có chiến tranh tàn phá nhiều thành thị.

    * Đức Mẹ nói sớm muộn gì khi mà tội lỗi cá nhân và tập thể lôi kéo sự trừng phạt của Thiên Chúa, sau khi thế giới đã chịu đau khổ vì những ác hoạ chính họ gây ra, Thiên Chúa sẽ gửi “Trái Cầu Cứu Độ” đến tẩy sạch những gì còn sót lại.

    * Đức Mẹ báo trước về Đức Giáo hoàng Phaolô VI và triều đại Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô I chỉ có 33 ngày. Những sự việc đã xảy ra như Đức Mẹ đã báo trước.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    ĐỨC MARIA LÀ MỘT NGƯỚI NỮ YÊU THƯƠNG (III)

    Cuối cùng, Đức Maria là một người nữ yêu thương. Làm sao có thể khác hơn được! Vì là một tín đồ, trong đức tin suy nghĩ theo những tư tưởng của Thiên Chúa và ước muốn theo thánh ý Thiên Chúa, Mẹ không thể không là một người nữ yêu thương. Chúng ta nhận ra điều đó trong những cử chỉ, lời nói bình thản và dịu dàng của Mẹ, như các trình thuật thời thơ ấu trong Phúc Âm Thánh Luca kể lại. Chúng ta nhìn thấy điều đó trong sự tế nhị khôn khéo của Mẹ, nhờ đó mà Mẹ nhận ra ngay tình hình cấp bách của đôi tân hôn tại Cana và đã cho Chúa Giêsu biết. Chúng ta nhìn thấy điều đó trong sự khiêm hạ, mà vì đó Mẹ lui vào hậu trường trong suốt thời kỳ cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, biết rõ rằng Con Mẹ phải lập ra một gia đình mới và rằng giờ của Mẹ sẽ chỉ đến với Thánh giá, cũng chính là giờ thật sự của Chúa Giêsu (x. Ga 2,4; 13,1). Khi các môn đệ bỏ chạy, Đức Maria vẫn ở dưới chân Thánh giá (x. Ga 19,25-27). Sau đó, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, họ quây quần xung quanh Mẹ để chờ đợi Chúa Thánh Linh đến (x. Cv 1,14).

    (ĐTC Bênêđictô XVI, Deus est Caritas, số 41)

    THIÊN CHỨC LÀM MẸ CỦA ĐỨC MARIA LIÊN KẾT VỚI THÁNH LINH

    Sự hợp tác của Đức Maria với Chúa Thánh Linh, thể hiện trong biến cố Truyền Tin và Thăm Viếng, được diễn tả trong thái độ Mẹ mau mắn vâng theo các linh ứng của Chúa Thánh Linh. Ý thức mầu nhiệm Con Chí Thánh của Mẹ, Đức Maria để cho Thánh Linh hướng dẫn để hành động theo cách thích hợp với sứ mệnh làm Mẹ của Mẹ. Là một người nữ cầu nguyện đích thực, Đức Trinh Nữ cầu xin Chúa Thánh Linh hoàn tất công trình đã được khởi đầu lúc thụ thai, để cho Con Mẹ được lớn lên “trong khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52). Bằng cách này, Đức Maria được giới thiệu như một mẫu gương cho các bậc làm cha làm mẹ, bằng việc cho thấy sự cần thiết cầu xin Chúa Thánh Thần để tìm ra được con đường đúng đắn trong nhiệm vụ giáo dục khó khăn này.

    (ĐTC Gioan Phaolô II, Buổi triều yết chung 6-12-1989)

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  24. Có 2 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  25. #13
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XIII (25-10-2011) KÍNH GỬI ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XIII (25-10-2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ TRÀ KIỆU



    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu cho các nhóm thiểu số và sắc tộc. Xin cho họ được nhiều ân nhân trợ giúp thăng tiến sức khoẻ và giáo dục.

    2. Cầu cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trên thế giới và ở Việt Nam bị sát hại, tù đày, hành hung, đe doạ, lăng nhục vì đức tin vào Chúa Kitô và lòng trung thành với Đức Thánh Cha.

    3. Cầu cho các Giáo hội địa phương và các giám mục trên toàn thế giới trung thành - hiệp thông - bênh vực - vâng phục Đức Thánh Cha.

    II. ÐỨC MẸ TRÀ KIỆU

    Trà Kiệu, thuộc Giáo phận Ðà Nẵng, được vinh hạnh có đền thờ lịch sử thời danh, xây cất năm 1898, trên Ðồi Bửu Châu, một ngọn đồi xinh đẹp nằm về phía đông Trà Kiệu. Ðền thờ được dâng kính Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, để ghi nhớ chiến thắng mà Ðức Mẹ đã dành cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến tự vệ chống lại Phong trào Cần Vương năm 1885. Với chủ tâm giết đạo, phong trào này đã quyết chí tiêu diệt Trà Kiệu, như họ đã tiêu diệt hàng trăm họ đạo khác tại Miền Trung.

    Trà Kiệu, thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm về phía tây Quốc Lộ 1 khoảng 7 cây số, dọc theo Hương Lộ số 7 dẫn đến nhiều di tích của Người Chàm ở Mỹ Sơn, đến Khu Kỹ nghệ An Hoà, Mỏ than Nông Sơn và cách Ðà Nẵng khoảng 25 cây số về hướng Tây Nam.

    Ðịa thế Trà Kiệu gần như vuông vức. Mỗi chiều trên dưới 1.000 thước. Chung quanh là đồng lúa phì nhiêu, hai mùa tươi tốt. Về phía Tây có rặng Kim Sơn, phía Ðông có ngọn Bửu Châu, phía Nam có thành luỹ người Chiêm Thành, dài non 1.000 thước và phía Bắc là một dải cát bằng phẳng có tre xanh bao phủ. Dân trong làng khoảng hơn 2.500 người, đơn thuần là Công giáo, hiền hoà và mộc mạc, nhưng có tiếng gan dạ và nhiệt thành sùng kính Ðức Mẹ.

    Hai chữ Trà Kiệu, nặng màu sắc Chàm, đủ gói ghém tất cả lịch sử của nó. Thuở xưa tổ tiên ta gọi người Chiêm Thành là Chùm Chà, chữ Chà được đọc trại ra là Trà, bằng cớ là tại miền Trung còn rất nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ Trà, dường như cố ý nhắc đó là phần đất xưa của người Chàm, như Trà Câu, Trà Khê, Trà Bàn. Còn chữ Kiệu, người ta nghĩ là chữ Kiều đọc trại ra, vì kiều nghĩa là người ở xa đến, tức Ðàng Ngoài di cư lập nghiệp tại đây.

    Theo tài liệu chắc chắn và di tích rõ ràng, Trà Kiệu là thành trì của người Chàm bỏ lại khi bị bại trận trước sức Nam tiến của người Việt. Di tích thành này nay còn nguyên vẹn. Từ ngọn Bửu Châu chạy đến rặng Kim Sơn là thành luỹ phía Bắc, từ phía Bắc theo con suối Hố Diêu vào phía Nam độ 300 thước là thành luỹ phía Tây. Bức thành Chàm dài non 1.000 thước được xây đắp kiên cố là thành trì phía Nam. Mặt Ðông không có thành luỹ, nhưng ngọn Bửu Châu là kỳ đài vững chắc án ngữ phía Ðông. Gần đó là Thành Nội và Hoàng Cung của Chiêm Vương, toạ lạc tại xóm Hoàng Châu, nằm sát cạnh sườn ngọn Bửu Châu. Năm 1932, Trường Viễn Ðông Bác Cổ đã khai thác Thành Nội này và đã lượm được nhiều vật dụng và tượng đá có giá trị đem về trưng bày tại Viện Bác Cổ Hà Nội, Paris và Ða Nẵng.

    Người Việt từ Bắc di cư vào Quảng Nam đời Vua Lê Thánh Tông (1470-1497), nhưng mãi đến năm 1684 mới thấy người Kẻ Chợ, Bắc Việt (Hà Ðông), Thanh Hoá, Nghệ An đến lập nghiệp tại Trà Kiệu. Họ là những phần tử Công giáo muốn sống tụ tập lại cùng một khu vực để dễ bề giữ đạo. Hơn nữa, đồng bào không Công giáo thường e dè không dám định cư trong phạm vi thành trì của Người Chàm, nhưng người Công giáo không kiêng tin gì, nên khi thấy đất tốt, cảnh đẹp, thì ngang nhiên dừng chân lại và lập nghiệp tại đây.

    Từ năm 1883, sau khi vua Tự Ðức băng hà, Nguyễn Văn Tường lạm dụng quyền hành, gây rối trong triều đình và ngấm ngầm đề xướng Phong trào Cần Vương, lợi dụng vũ khí và ngân khố nhà nước, thi hành triệt để kế hoạch bình Tây, sát Tả, đánh đuổi quân Pháp và giết người Công giáo. Dĩ nhiên Trà Kiệu đã trở nên mục tiêu quan trọng của Phong trào Cần Vương. Ngày 1-9-1985, quân lính Văn Thân kéo đến vây làng Trà Kiệu, giữa lúc Cố Nhơn (Linh mục Bruyère, thuộc Hội Thừa sai Paris) và giáo dân không chuẩn bị. Gom góp toàn lực để đối phó, trong làng chỉ có 5 khẩu súng thật cũ kỹ, 5 khẩu súng nạp hậu và 40 viên đạn. Chỉ thế thôi, không lương thực, không cứu viện, vậy mà Trà Kiệu đã cầm cự được 21 ngày liền, chiến thắng một đạo quân mạnh hơn gấp 100 lần, cả về quân số cũng như vũ trang.

    Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. Cố Nhơn cùng các hào mục trong làng như các Cụ Trương Phổ, Võ Sao, Võ Cảnh đứng lên vận động lòng dân chiến đấu. Phụ nữ trong làng tập hợp được khoảng 500 chị, họ sẽ là những chiến binh thủ thành, những nữ cứu thương, những quân nhân trừ bị. Thanh niên trai tráng có khoảng 370 người, được chia ra làm 7 đội. Nhiều lò rèn hoạt động đêm ngày để chế tạo gươm giáo cho đủ mỗi người một cái. Trước những chuẩn bị phải có đó, cố sở cũng như giáo hữu không mấy tin ở sức mạnh cánh tay mình, mà luôn trông cậy vào quyền năng của Ðức Mẹ. Vì thế, họ đã bày tượng Ðức Mẹ trên án thư giữa nhà Cố Nhơn, đèn nến hai bên. Trong khi thanh niên trai trán đang lâm chiến, thì các người già và trẻ con tề tựu đọc kinh trước ảnh thánh Mẹ. Mỗi khi giao chiến xong, binh sĩ, có khi tay còn dính máu, cũng đều tề tựu trước ảnh Mẹ để tạ ơn. Cũng có khi đang cầu nguyện lại phải xuất quân ra trận. Khi xong trận, họ lại quay về tạ ơn Mẹ.

    Ngay ngày thứ nhất, binh lính Văn Thân đã bắn chết 4 giáo dân khi họ phải rút lui bỏ đồi Kim Sơn về đồn trú trong hàng rào phòng thủ của Trà Kiệu. Vì thế, trong những ngày đầu, giáo hữu lo sợ đến ngã trông cậy. Có nhiều người đã nghĩ đến chuyện ra hàng, hoặc đến van xin Cố Nhơn ban phép giải tội cuối cùng để họ chết. May thay, trong cơn thất vọng đó, binh lính Văn Thân không tấn công vào làng, họ chỉ siết vòng vây chung quanh Trà Kiệu. Ðêm đêm canh chừng cẩn mật, tiếng loa dục giả liên hồi làm tinh thần Trà Kiệu càng thêm xao xuyến.

    Sự lo sợ kia có lý do. Về quân số, binh lính Văn Thân đông vô số kể, và luôn luôn có quân của Huyện, của Tỉnh tiếp viện. Về vũ khí, họ thần công đại bác và nhiều súng nhỏ. Về địa hình địa vật, ngày thứ 2 họ đã làm chủ tình thế trên 2 cao điểm Kim Sơn và Bửu Châu. Về tinh thần, họ hăng say đến cuồng nhiệt, mục đích là triệt hạ được nhà thờ, bắt sống được cố Nhơn và giết hết giáo hữu Trà Kiệu. Tuy nhiên, nhờ ơn Mẹ cầu bầu, địch quân luôn luôn thiếu đoàn kết, khi toán này đánh thì toán kia đứng xem chẳng ai giúp ai. Nhờ vậy, Trà Kiệu thoát qua cơn thử thách trong những ngày đầu của cuộc chiến.

    Sau những ngày đầu lo sợ, chiến sĩ ta có dịp làm quen với giáo mác, súng gươm và học được phương thức tác chiến của Văn Thân. Ngày mồng 5 trở đi, họ thêm gan dạ và quyết tâm chiến đấu tới cùng để khỏi bị tiêu diệt. Khẩu hiệu tiến quân của giáo dân là 3 tên cực thánh: Giêsu, Maria, Giuse. Mỗi khi địch quân tiến đến giáp luỹ tre phóng thủ, thì đồng loạt tất cả giáo dân hô to khẩu hiệu 3 tên cực thánh và ào ra giao chiến. Mỗi trận như thế kéo dài độ 10 phút. Tuy chẳng dễ gì hạ được nhiều địch quân, nhưng mỗi lần như thế bên ta tịch thu được vài ba khẩu súng.

    Trong khi địch quân bắt đầu làm thêm nhiều hàng rào, đặt thêm nhiều chướng ngại vật về phía Bắc của Trà Kiệu, dường như muốn chặn đường rút lui của Trà Kiệu. Ðồng thời, họ chất nhiều rơm rạ toan đốt luỹ tre phòng thủ làng. Ðể phá vỡ sức công hãm của địch quân, sáng ngày mồng 7, giáo dân đã tổ chức một trận phản công dữ dội, đuổi được tướng chỉ huy là Cậu Học, con trai lãnh binh Ích Khiêm, phá vỡ các công sự, đốt sạch các số rạ họ gom góp lại trước đây.

    Thấy tình hình không mấy khả quang như đã tiên đoán, Vân Thân tăng viện thêm đại bác. Họ đặt đại bác trên đồi Kim Sơn và Bửu Châu để bắn vào nhà thờ, nơi được xem như là trung tâm phát xuất các trận phản công, đồng thời là biểu tượng của tinh thần kháng chiến của giáo hữu. Tuy nhà thờ có bị trúng đạn một lần nhưng nhẹ. Ngược lại, đạn đại bác bay lạc từ đồi này sang đồi nọ là nhiều địch quân thiệt mạng oan uổng vì hoả lực của chính ta. Ðồng thời, một khẩu đại bác cực lớn đặt cách nhà thờ khoảng 100 thước, do một võ quan thiện nghệ điều khiển và bắn trực xạ, cũng không sao bắn trúng được nhà thờ. Về sau võ quan ấy thú nhận rằng ông ta cố tình nhắm bắn một người đàn bà xinh đẹp, bận áo trắng, đứng trên nóc nhà thờ, nhưng không thể nào nhắm trúng được. Suốt ngày hôm ấy và ngày hôm sau, địch quân trên đồi Kim Sơn bàn tán lớn tiếng với nhau về người Ðàn Bà ấy. “Lạ thật, người Ðàn Bà kia là ai, sao đứng mãi trên nóc nhà thờ. Dù ta nhắm thế nào cũng không bắn trúng”.

    Cố Nhơn và giáo dân nghe vậy đều nghĩ rằng phép lạ Ðức Mẹ làm, cũng mong nhìn thấy, nhưng không thấy được. Duy có một người đàn bà, tên là Chỉnh, đã được nhìn thấy. Ðồng thời địch quân còn thấy nhiều anh nhi mặc áo đỏ áo trắng từ trên không trung bay xuống qua luỹ tre xanh, tay cầm gươm bạc sáng ngời và đánh giúp giáo dân. Ðịch quân bắt đầu nản lòng không muốn tấn công nữa.

    Và cứ như thế, quân ta phải cầm cự mỗi ngày năm ba trận. Về sau, địch quân rước được Chưởng Thuỷ Tý đem voi về chỉ huy, nhưng cũng bị quân ta đem đuốc hơ voi, voi sợ bỏ chạy. Ðịch quân rối loạn và Chưởng Thuỷ Tý bị quân ta hạ thủ cấp đem về.

    Ðã 20 ngày bị vây hãm, cả làng đã thiếu lương thực. Vì thế, quân ta quyết tâm đổi thế thủ sang thế công để may ra giải vây tình thế. Ngày 21-9-1885, quân ta quyết định chiếm lại bộ chỉ huy của Văn Thân cố thủ trên đồi Bửu Châu. Việc ấy thật khó khăn nguy hiểm. Từ sáng sớm, quân ta đã vây kín 3 mặt chung quanh chân đồi, chừa hướng Ðông làm sinh lộ chi địch rút lui. Trong đêm, 10 thanh niên ưu tú tình nguyện du kích đột nhập vào sào huyệt trên đỉnh đồi. Ngay phút đầu, một thanh niên đã bắn chết tướng chỉ huy địch, số thanh niên còn lại hô khẩu hiệu Giêsu Maria Giuse và bất thần ùa vào. Quân ta đã chuẩn bị sẵn sàng, từ chân đồi tràn lên, địch quân hoảng sợ bỏ chạy rút lui. Khi ấy, dưới chân đồi, địch quân quyết dùng voi xông vào giải vây, nhưng các thớt voi nặng nề không chịu tiến. Các quản tượng phải la hoảng rằng: “Voi chẳng chịu tiến, địch quân đông quá. Kìa hãy xem những lũ quân xuống qua luỹ tre. Chạy thôi, chạy. Lũ quân giáo đông quá”. Giáo dân giao chiến nghe rõ những lời hốt hoảng đó, nhưng chẳng ai trông thấy gì. Sau đó, địch quân đồng loạt bỏ hàng ngũ rút lui về hướng Ðông.

    Trà Kiệu được giải vây từ đó. Ðêm đến, mọi người họp nhau trong nhà thờ sốt sắng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là Thánh Mẫu, người Mẹ nhân từ hay phù hộ Trà Kiệu. Lòng họ tràn trề niềm hân hoan và cảm tạ.

    13 năm sau, tức năm 1898, giáo dân Trà Kiệu đã nỗ lực xây cất được một Ðền Thờ xinh đẹp trên ngọn đồi Bửu Châu để ghi nhớ công ơn Mẹ cầu bầu. Từ ấy đến nay, Ðền Mẹ Trà Kiệu vốn nổi tiếng là linh thiêng, kẻ lương người giáo đều đến cầu khẩn Mẹ lành và thường đều được ban ơn. Ơn khỏi bệnh bằng lá Non Trược (tên gọi bình dân của đồi Bửu Châu) là một trong những ơn thiêng vô cùng quý báu mà Mẹ đã dành cho những ai có lòng cậy trông chạy đến cùng Mẹ.

    Hiện nay, Trà Kiệu đã được chọn làm Trung tâm Thánh Mẫu Giáo phận Ðà Nẵng. Hằng năm, cứ ngày 31-5, ngày bế mạc Tháng Hoa, Trà Kiệu đã tổ chức các cuộc cung nghinh Mẹ vĩ đại với sự tham dự của tất cả con cái Mẹ khắp nước Việt Nam. Chúng ta hướng về Đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu trong 2 ngày 30 và 31-5-2010, kỷ niệm 125 năm Ðức Mẹ hiện ra (1885-2010). Đoàn con Mẹ từ mọi miền đất nước và các nơi khác trên thế giới hãy về bên Mẹ cùng nhau nguyện cầu và tôn vinh Mẹ.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    ĐỨC MARIA VÀ BẢY ƠN CẢ CHÚA THÁNH THẦN: ƠN HIỂU BIẾT


    Đối tượng ơn hiểu biết là những sự được tạo nên có thể dẫn ta tới Thiên Chúa. Chúng như những bậc thang để trèo lên tới Thiên Chúa. Đối với Mẹ Con Chí Thánh của Người, Thiên Chúa không chỉ khấng ban một sự hiểu biết rộng lớn về những điều tự nhiên và siêu nhiên, mà Người còn truyền cho Mẹ bản năng thuộc về Thiên Chúa, khiến Mẹ có khả năng phán đoán một cách đúng đắn giá trị những điều thuộc về Thiên Chúa và làm sao mọi trí tri nhân loại đều dẫn tới nguồn mạch mọi chân lý, tức là Thiên Chúa. Chứng cứ của chân lý này là những lời sâu sắc của Đức Maria, khi Bà Isave chào mừng Mẹ là Mẹ của (Ngôi) Lời.

    (Trích từ Gabriele M. Roschini, OSM, Từ điển Thánh Mẫu học, NXB. Studium - Rôma 1961)

    LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

    Lạy Mẹ Maria, Mẹ Ðồng Trinh và Vô Nhiễm Nguyên Tội,

    Mẹ là Ðấng đầy ơn phước, khi Mẹ đón nhận kế hoạch của Ðấng Tạo Hoá bằng lời thưa Vâng, Mẹ đã mở ra cho chúng con con đường cứu rỗi. Nơi trường học của Mẹ, xin Mẹ hãy dạy chúng con biết nói lên lời thưa vâng của chúng con tuân phục thánh ý Chúa. Lời thưa vâng này kết hiệp chúng con với lời thưa Vâng của Mẹ, một lời thưa Vâng không chút dè dặt và không vương bóng tối, lời thưa Vâng mà Thiên Chúa Cha trên trời đã muốn là Ngài cần đến, để sinh ra Con Người Mới, Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế duy nhất của thế giới và của lịch sử.

    Xin Mẹ hãy ban cho chúng con lòng can đảm nói “không” trước những cám dỗ gạt gẫm của quyền hành, tiền bạc và thú vui; xin hãy ban cho chúng con lòng can đảm nói “không” trước những lợi lộc bất chính, trước tham nhũng và giả hình, trước ích kỷ và bạo lực. Nói “không” với Thần Dữ, tên lường gạt của thế gian này. Thưa “vâng” với Chúa Kitô, Ðấng huỷ diệt quyền lực của sự dữ bằng sức mạnh của tình yêu. Chúng con biết rõ rằng chỉ những tâm hồn đã thống hối trở về với Tình Yêu, là Thiên Chúa, thì mới có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. […]

    Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ hãy tỏ ra là Mẹ của tất cả mọi người; xin Mẹ hãy trao ban cho chúng con Chúa Kitô, niềm hy vọng của thế giới! Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội, Ðấng tràn đầy ơn phúc, xin hãy tỏ ra Mẹ là Mẹ chúng con. Amen.

    (Đặt vòng hoa và cầu nguyện dưới chân tượng Mẹ Vô Nhiễm tại Quảng trường Tây Ban Nha, Rôma, ngày 8-12-2006) [Đặng Thế Dũng chuyển ngữ]



    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  26. Có 2 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  27. #14
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XIV (27/10/2011) KÍNH GỬI ĐỨC MẸ LA MÃ, BẾN TRE và ĐỨC MẸ KẾ SÁCH, SÓC TRĂNG

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XIV (27/10/2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ LA MÃ, BẾN TRE và ĐỨC MẸ KẾ SÁCH, SÓC TRĂNG



    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu cho Hội đồng Giám mục Việt Nam. Xin cho mọi tín hữu Công giáo Việt Nam biết vâng phục các mục tử và không theo những lời nói, bài viết không xuất phát và hướng về hiệp nhất - yêu thương - an bình.

    2. Cầu cho các linh mục triều và dòng Việt Nam. Xin cho các ngài yêu mến và sống nghèo khó vật chất, để không bị dục vọng, hư danh cám dỗ và toàn tâm với nhiệm vụ Chúa Kitô và Giáo Hội trao cho.

    3. Cầu cho linh hồn những người thân. Cậy vì lời chuyển cầu của Mẹ Mân Côi, xin cho họ được hưởng phúc vinh trong Chúa.


    II. ĐỨC MẸ LA MÃ (BẾN TRE) VÀ KẾ SÁCH (SÓC TRĂNG)

    A. Đức Mẹ hiện hình tại Họ La Mã, Bến Tre

    Tại làng Hiệp Hưng, tỉnh Bến Tre, thuộc Giáo phận Vĩnh Long, có một nơi gọi là Bầu Dơi. Nơi đây là một cánh đồng trũng bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, là nơi dành cho chim cò dơi cú đến tụ họp. Dân chúng vùng này phần đông quây quần tụ họp chung quanh chợ Sơn Đốc, cách Bầu Dơi chừng 2 cây số.

    Khoảng năm 1930, Cha sở Cái Bông là Cha Luca Sách ở gần đó, sai một thầy đến giảng đạo và cất một ngôi nhà thờ nhỏ ở gần khu chợ để làm nơi phụng tự và giảng dạy những người tân tòng. Từ năm 1945, chiến tranh làm cho họ Cái Bông và Sơn Đốc không giao thông được với nhau.

    Mãi tới năm 1947, chiến tranh lan rộng, dân chúng Sơn Đốc phải tản cư hết, trong số đó có 11 gia đình tản cư lên Bầu Dơi. Thế là nhóm Công giáo này không có linh mục chăm sóc. Mấy năm sau họ mới tiếp xúc được với xứ Cái Sơn do Cha Phêrô Dư cai quản, cách xa tới 20 cây số. Sau đó 1 năm, dân làng Bầu Dơi cất được một ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng.

    Ngày 11-11-1949, Đức cha Vĩnh Long về làm phép Thêm Sức tại Cái Sơn, ngài đã thân hành đến thăm Bầu Dơi và đổi tên là họ La Mã, Bến Tre. Từ đó La Mã xuất hiện tại Việt Nam.

    Nguyên khi lập Nhà thờ Sơn Đốc năm 1930, Cha Luca Sách, Bổn Sở Cái Bông có tặng nhà thờ này một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lộng khám kiếng. Nhưng năm 1957, khi bổn đạo bỏ nhà cửa, đền thờ, chợ búa đi tản cư khắp nơi, ông già Nguyễn Văn Hạt là trùm trong họ phải rước ảnh Đức Mẹ về nhà mình. Sau ông cho con trai là Nguyễn Văn Thành mượn đem về nhà riêng. (Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Họ đạo La Mã, tỉnh Bến Tre, Giáo phận Vĩnh Long, khác với Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp nguyên gốc DCCT Rôma, là đã xuất hiện thêm vòng triều thiên trên đầu Mẹ).

    Ngày mồng 2-2-1957, có cuộc khủng bố Đạo ở vùng này, gia đình anh Thành cũng như bao gia đình khác phải nhiều sự khốn khó, đến bức ảnh cũng bị mất tích, ông trùm Hạt rất là buồn bã.

    Một hôm vào thượng tuần tháng 5, người láng giềng của anh Thành tên là Võ Thị Hiền, trong lúc đi xúc cá ven sông, đã vớt được một cái khung ảnh. Anh Thành nhận ra đây chính là khung ảnh Đức Mẹ của gia đình đã bị mất từ mấy tháng trước. Chị Hiền cho lại anh Thành. Anh đem khám ảnh đi rửa nhưng ảnh không còn rõ nữa, ngoài mấy nét mờ mờ như nét viết chì. Nhân ngày ấy, các dì Phước đang trang trí bàn thờ, chị vợ đã đến xin thuốc màu về cho chồng tô lại bức ảnh, nhưng các dì nói là đã hết và bảo về nhà mua ảnh khác chứ vẽ lại sao được.

    Ảnh thật sự hư rồi, không còn tôn kính được, thậm chí còn được đem ra che mưa đỡ nắng nơi mái hiên nhà bị dột. Đến tháng 8 dương lịch, vì tình thế chiến tranh, anh Thành phải dọn sang Tam Bình là quê vợ lánh nạn. Ông Hạt đến nhà dọn đồ cho con thấy bức ảnh nhét trong kẹt vách nên đem về đặt trên bàn thờ sáng tối cầu nguyện.

    Hai tháng sau, ngày mồng 7-10-1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị đổ nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông nấp là còn nguyên vẹn. Ông nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì thật lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia giờ đã sáng rõ mọi nét, màu sắc tươi mới trở lại từ bao giờ! Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc cực kỳ nguy khốn, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết lòng cậy tin.

    Hai mắt rướm lệ, ông Trùm Hạt cùng con quỳ xuống tạ ơn Đức Mẹ. Ngay chiều hôm đó, ông Trùm Hạt đi nhà thờ cầu kinh, rồi kể cho hai dì phước nghe biết sự lạ đã xảy ra trên bức ảnh của ông. Hai dì nói: “Ngày mai Chúa Nhật, ông đem bức ảnh đến cho chúng tôi coi”. Sáng hôm sau ông đi lễ mang theo bức ảnh và hai dì nói: “Quả thiệt, hồi vớt bức ảnh lên thì mục nát phai mờ, mà bây giờ ảnh Mẹ lại đẹp đẽ thế này, ấy là Đức Mẹ thương ông lắm”.

    Các bổn đạo trong họ cũng đều nhận sự lạ lùng đã xảy ra nơi bức ảnh. Ai nấy đều phấn khởi và hân hoan vì đã thấy sự lạ, nhất là được thấy một bức ảnh đẹp chưa từng có. Sau ông Trùm Hạt đưa ảnh tới Cái Bông cho cha sở cũ của mình là Cha Sách coi. Ngài bảo: “Để bức ảnh lại đây tôi giữ giùm, đợi khi nào La Mã dựng xong nhà thờ sẽ cho rước về”.

    Ngày 20-6-1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15-8-1951, nhân dịp mừng lễ Đức Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo hoàng Piô XII ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác này, Cha Phêrô Dự xin họ La Mã cho họ chánh xứ Cái Sơn mượn bức ảnh lạ về tôn kính trong tuần 9 ngày. Chính ngày Lễ Mẹ Mông Triệu, trước giờ hành lễ, người ta rước bức ảnh xung quanh nhà thờ, đến khi sắp đặt bức ảnh lên đài, Cha Phêrô Dự sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì thật lạ lùng, ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện ra thêm trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động.

    Ngày 12-1-1952, Đức cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi Cha Dự: “Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?” Bấy giờ Cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xảy ra hôm 15-8-1951. Hiện nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15-8-1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là bằng chứng rất rõ ràng.

    Một điều khác cũng đáng để ý, là khi bức ảnh mới vớt lên, vì ảnh gắn vào với kính, nên khi gỡ ra thủng nhiều chỗ. Bây giờ chẳng những chân dung Mẹ hiện lên rất đẹp, mà những chỗ thủng trước kia cũng biến mất, chỉ còn một lỗ ở phía sau. Tuy vậy, mặt sau bức ảnh và trên cái khung gỗ vẫn còn nhiều dấu vết do sự ngâm lâu dưới bùn và nước.

    Từ đó, tin Đức Mẹ hiện hình đồn ra khắp nơi và người ta tuôn đến La Mã cầu xin Đức Mẹ đông đúc vô ngần. Nhiều người đã tuyên bố mình đã được phép lạ tỏ tường... Trước lòng cậy trông và sùng kính của dân chúng, Đức Giám mục Vĩnh Long đã ban một tâm thư huấn dụ như sau:

    “Dù Bề trên chưa đoán định hư thật thế nào, Toà ta không cấm bổn đạo đến viếng nhà thờ ấy, miễn là sẵn lòng vâng phục lý đoán Hội Thánh sẽ ra, sau khi đã truy cứu rõ ràng cẩn thận, và miễn là hằng nhớ mình đến viếng nơi Thánh ấy cho được cầu nguyện và hãm mình, không phải đi du lịch, ăn chơi sung sướng. Cho nên Ta khuyên lơn ai đi đến nơi ấy – từ hàng giáo sĩ cho đến bổn đạo thường – như không ăn chay được thì ít ra kiêng thịt và không dùng các thứ rượu. Nếu không thức được trót đêm cầu nguyện thì it là thức một giờ làm Giờ Thánh hay là lần hạt Mai Khôi.

    Nếu không thinh lặng được thì nói nhỏ tiếng, không nên ồn ào, cợt giỡn vì là nơi Thánh. Nam nữ không nên trà trộn, nhất là nhựt một chiều rồi. Người nữ phải ăn mặc nết na kín đáo, không nên loè loẹt son phấn.

    Ta khuyên ai nấy đừng lợi dụng chốn thánh mà buôn bán kiếm lời hoặc phổ khuyến xin khất gì.

    Muốn cho ai nấy dễ bề chịu các phép Bí tích thì ta ban cho các cha đã có quyền giải tội trong Địa phận mình cũng được giải tội ở La Mã.

    Sau hết ta ước ao cho những kẻ tưởng mình đã được ơn riêng Đức Mẹ ban ở La Mã, thì trình bày việc ấy cho cha bổn sở, tốt hơn là xin giấy chứng minh lương y trước khi đi La Mã và sau khi nghĩ mình được ơn riêng Đức Mẹ cho thuyên giảm bệnh tật rồi, gửi giấy má ấy đến tay Cha sở La Mã”.

    Làm huấn lệnh này tại Vĩnh Long ngày 11-2-1952 cũng là ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức” (Đức cố Phêrô Ngô Đình Thục, nguyên Giám mục Vĩnh Long - Trích dongcong.net)

    B. Đức Mẹ hiển linh tại Nhà thờ Kế Sách, Sóc Trăng

    Xin kính chào tất cả toàn thể anh chị em trong diễn đàn TCVN, hôm nay mình có vài lời giới thiệu về việc Đức Mẹ Làm Phép Lạ tại Nhà thờ Kế Sách, Sóc Trăng.

    - Sự kiện lần đầu tiên xảy ra vào lúc 16g00 ngày 15-6-2008 là ngày chủ nhật, tượng Đức Mẹ chuyển màu hồng, xê dịch, và Đức Mẹ cười, tay khép lại mở ra - Mẹ toả hương thơm.

    - Ngày 16-6-2008, lúc 18g00, ở ngoài trời, Đức Mẹ đã hiện ra đủ màu, có hình trái tim, còn tượng trong nhà thờ thì phát ra hương thơm.

    - Ngày 22-6-2008, từ lúc 16g00 cho đến 21g00, ánh sáng lạ, Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thiên Thần, Thánh Giá, Triều Thiên hiện ra trên bầu trời, ngoài ra còn có Ngôi Sao Vua hiện ra trên tường, tượng Đức Mẹ trong nhà thờ có hương thơm.

    - Ngày 23-6-2008, từ 16g30 đến 21g30, trên tường đã xuất hiện Ánh Mắt Chúa Giêsu và hình cây Thập giá.

    - Ngày 24-6-2008, từ lúc 19g00 đến 22g00, hình cây Thập giá đã xuất hiện trên tường.

    - Ngày 29-6-2008, từ lúc 19g00 đến 20g00, Đức Mẹ làm phép lạ toả hào quang rực sáng.

    - Ngày 30-6-2008, từ lúc 19g00 đến 20g00, Đức Mẹ tiếp tục làm phép lạ toả hào quang.

    - Ngày 1-7-2008, từ lúc 16g00, tượng Đức Mẹ trong nhà thờ chỉ toả ánh hào quang 1 lần.

    - Ngày 2-7-2008, từ lúc 17g00, tượng Đức Mẹ toả hào quang 2 lần trong nhà thờ.

    - Ngày 3-7-2008, từ lúc 17g00, tượng Đức Mẹ toả ánh sáng màu hồng.

    - Ngày 4-7-2008, từ lúc 7g00 đến 18g00, tượng Đức Mẹ vỗ tay và trên bầu trời có phát sáng hình mặt nhật.

    - Ngày 5-7-2008, tượng Đức Mẹ cười và chuyển màu.

    - Ngày 6-7-2008, từ lúc 17g00 đến 18g30, tượng Đức Mẹ phát sáng ra màu xanh trong nhà thờ và trên bầu trời.

    - Ngày 7-7-2008, tượng Đức Mẹ tiếp tục phát ra ánh sáng màu xanh.

    - Ngày 8-8-2008, từ lúc 16g30, cả tượng Đức Mẹ là màu xanh và Mẹ cười, ngoài trời thì có hình Chúa Giêsu.

    - Ngày 9-7-2008, từ lúc 17g00, tượng Đức Mẹ phát ra ánh sáng màu xanh ở ngoài trời.

    - Ngày 12-7-2008, từ lúc 18g00 đến 18g45, tượng Đức Mẹ trong nhà thờ đã phát sáng ra áo màu hồng, áo màu xanh, hai cặp mắt đã bắt đầu mở to, miệng mỉm cười.

    - Ngày 13-7-2008, từ lúc 17g30 đến 18g30, tượng Đức Mẹ đã phát sáng ra màu hồng, màu xanh, trên bầu trời phát ra ánh hào quang nhiều màu rất đẹp.

    Đây mới là những tư liệu tổng hợp ban đầu về chuyện Đức Mẹ Làm Phép Lạ tại Nhà thờ Kế Sách, Sóc Trăng, còn rất nhiều những tư liệu hình ảnh mà Hanh sẽ tổng hợp lại lần nữa và sẽ post lên cho anh chị em trong diễn đàn chiêm ngưỡng vào một ngày gần nhất.

    Và cũng xin nói thêm là tượng Đức Mẹ tại nhà thờ hình nguyên thuỷ là màu trắng hoàn toàn, đã được một ân nhân tặng cho nhà thờ, Mẹ đã làm phép lạ ngay từ khi tượng còn bao bọc và cất sau phòng thánh vì cha chánh xứ chưa có tiền để xây đài để đặt tượng, sau khi Mẹ làm phép lạ thì cha chánh xứ mới đem vào trong nhà thờ, hằng ngày đã có rất nhiều người đến để đọc kinh, cầu nguyện, chiêm ngắm những phép lạ của Đức Mẹ, nhưng chỉ được đến 19g00 thì phải ra về vì chính quyền không cho phép.

    Kế Sách là một huyện của tỉnh Sóc Trăng, có rất ít đồng bào Công giáo, ngôi nhà thờ này còn rất nhỏ và đơn sơ, đã xuống cấp mà cha chánh xứ chưa có kinh phí để tu sửa.

    Đức Mẹ đã làm phép lạ cho nhiều người lương giáo đã được nhìn thấy và cũng có một vài chình quyền địa phương xem thấy.

    Đó là tất cả những gì mà Đức Mẹ đã làm cho chúng ta thấy và tạo cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt về Mẹ. “PHÚC CHO NHỮNG AI KHÔNG THẤY MÀ TIN”.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    KINH KÍNH MỪNG - CÂU TRUYỆN CỦA CÁ NHÂN


    Mỗi một lời Ave Maria gợi lên cuộc hành trình cá nhân mà mỗi người chúng ta phải thực hiện, từ khi sinh ra cho đến lúc chết. Cuộc hành trình ấy được đánh dấu bằng nhịp sinh học của từng cuộc đời con người. Cuộc hành trình ấy chỉ có 3 giai đoạn mà chúng ta có thể biết chắc chắn tuyệt đối: lúc sinh ra, lúc sống hiện tại và lúc chết. Cuộc hành trình ấy khởi sự với lúc bắt đầu cuộc sống, là lúc hình thai trong lòng mẹ. Cuộc hành trình ấy đặt chúng ta vào hoàn cảnh hiện tại, khi lúc này chúng ta kêu cầu cùng Đức Mẹ. Cuộc hành trình ấy hướng về cái chết, cái chết của chúng ta. Phải nói đó là một lời cầu nguyện có tính sinh học một cách kỳ diệu [2], được đánh dấu bằng tấn kịch tất yếu liên quan đến xác thể con người, được sinh ra rồi phải chết… Cuộc hành trình mà mỗi người chúng ta phải đảm nhiệm, trước hết, là cuộc hành trình thể lý, hành trình sinh học, cuộc hành trình đưa chúng ta ra khỏi lòng mẹ để đến nấm mồ. Chính trong thời khoảng sinh học này mà chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và tìm thấy ơn cứu độ. Và sự đơn giản của kinh Mân Côi giúp chúng ta lên đường.

    (Bài nói chuyện tại Lộ Đức, tháng 10-1998 - tại cuộc Hành hương Mân Côi - Lộ Đức lần thứ IX)

    LÒNG TÔN SÙNG ĐỨC TRINH NỮ RẤT THÁNH TRONG GIÁO HỘI

    Nhờ ân sủng Chúa ban, với tư cách là Mẹ Thiên Chúa, được đặt ngồi bên cạnh Con Mẹ và được tôn vinh trên tất cả thiên thần và loài người, Đức Maria can thiệp vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô và được Giáo Hội tôn vinh với lòng tôn sùng đặc biệt. Ngay từ những thời gian đầu, Đức Trinh Nữ Rất Thánh đã được tôn vinh dưới danh hiệu Mẹ Thiên Chúa. Dưới sự che chở của Người, tín hữu đến ẩn náu trong mọi cơn hiểm nguy và ngặt nghèo. Kể từ sau Thượng Hội đồng Êphêsô, sự tôn sùng của Dân Chúa đối với Đức Maria gia tăng một cách lạ thường trong việc tôn kính và yêu mến, trong cầu khẩn và noi gương bắt chước, theo những lời tiên tri của Mẹ: “Mọi thế hệ sẽ gọi tôi là có phúc, vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều vĩ đại”. Việc tôn sùng này luôn hiện hữu như thế, cho dù chủ yếu khác với sự thờ phượng dành cho Ngôi Lời Nhập Thể, cũng như dành cho Chúa Cha và Chúa Thánh Linh.

    ***

    CẦU XIN MẸ MARIA CHO GIA ĐÌNH CHÚNG TA

    Lạy Đức Maria Nữ Trinh, Mẹ của chúng con,

    xin chuyển cầu cho chúng con.

    Chúng con cầu xin Mẹ cho gia đình chúng con.

    Cho mọi người trong gia đình chúng con được dồi dào đức tin,

    sẵn sàng phục vụ tha nhân.

    Chúng con xin Mẹ cầu cùng Chúa Cha tuôn tràn Thánh Linh cho con cái chúng con,

    hầu chúng say mê đắm mình suy tư về Chúa Giêsu và bước đi với Người,

    và cảm nghiệm đươc niềm vui vì tự do vâng lời và nhiệt tâm

    vì đức tin của các anh em đồng đạo.

    Chúng con cầu xin Mẹ hướng về Con Mẹ

    để xin Người tuôn đổ Thánh Linh trong hết mọi người chúng con,

    làm cho chúng con có thể trở nên mạnh mẽ hơn và sáng suốt hơn

    trong đấu tranh chống lại chước cám dỗ của thời đại chúng con.

    Ước gì chúng con bền đỗ trên đường nhân đức,

    chu toàn sứ mệnh của chúng con và đạt được niềm vui hoàn hảo và vĩnh cửu

    mà Thiên Chúa chuẩn bị cho những con cái Người yêu thương.

    (trích The Lady from Heaven, NXB Téqui 2004)

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  28. Được cám ơn bởi:


  29. #15
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,378
    Cám ơn
    9,536
    Được cám ơn 28,019 lần trong 5,096 bài viết

    Default HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XV (29/10/2011) KÍNH GỬI ĐỨC MẸ BẠCH LÂM (LÂM ĐỒNG) & ĐỨC MẸ TÀ PAO (BÌNH THUẬN)

    HỘP THƯ GỬI MẸ CHÚA TRỜI XV (29/10/2011)

    KÍNH GỬI ĐỨC MẸ BẠCH LÂM (LÂM ĐỒNG)

    & ĐỨC MẸ TÀ PAO (BÌNH THUẬN)


    I. Ý CẦU NGUYỆN

    1. Cầu cho hàng giáo sĩ tôn sùng Trái Tim Mẹ và yêu mến chuỗi hạt Mân Côi. Vì chuỗi Mân Côi đem lại cho các ngài sức mạnh sống thiên chức linh mục, chiến thắng ma quỷ và cám dỗ, tăng thêm tinh thần phục vụ và truyền giáo.

    2. Cầu cho các tu sĩ nam nữ luôn say mê lần hạt Mân Côi, để họ bắt chước các nhân đức của Mẹ Maria, thánh hoá đời sống tận hiến, phục vụ, thánh hoá công việc hằng ngày, đem lại ơn ích cho Giáo Hội.

    3. Cầu cho tín hữu Công giáo yêu mến chuỗi Mân Côi, để họ sống Tin Mừng theo Mẹ, hầu đem an bình, hạnh phúc cho gia đình, cộng đồng, và đem Chúa Giêsu cho mọi người.

    II. NHỮNG MẪU CHUYỆN ĐỨC MẸ HIỂN LINH

    A. Đức Mẹ Bạch Lâm


    I. Vài nét về Giáo xứ Bạch Lâm

    Kể từ ngày Đức Mẹ Hiển Linh tại Giáo xứ Bạch Lâm, Hạt Gia Kiệm, Giáo phận Xuân Lộc. Từ ngày 9-7-2008 đến 27-7-2008, chúng tôi có góp nhặt được nhiều sự kiện liên quan, tuy nhiên, phải gọi là chuyện bên lề vì lý do: các sự kiện này chưa qua sự kiểm định của bề trên, ai muốn tin thì tuỳ, chúng tôi chỉ làm một việc của một người phục vụ tự nguyện, nghiệp dư, và thành tâm chỉ muốn sáng danh Chúa Mẹ mà thôi, chứ không muốn đi trước công bố chính thức của các đấng, các bậc trong Giáo quyền.

    II. Một tượng, 2 hình

    Tượng Đức Mẹ cao khoảng 3 mét, được làm bằng chất liệu ciment, cốt sắt do một nghệ nhân ở Giáo xứ Đức Long thực hiện tại chỗ, đã trải qua khoảng 15 năm trong trạng thái bình thường như các bức tượng khác. Cỗ tượng này đã được làm phép do Cha Già Cố Yến (đã mất), là Cha nguyên Chánh xứ Bạch Lâm rất có lòng yêu mến Đức Mẹ. Từ đó đến nay, việc sùng kính Mẹ tại nơi này cũng không có gì đặc biệt.

    Biến cố vĩ đại xảy đến vào buổi chiều ngày thứ tư 9-7, mấy em gái chơi nhảy dây gần đó, nghe thấy có tiếng khóc thút thít, lạ quá, chúng đi tìm xem có ai khóc không nhưng không thấy ai, rồi một em nhìn lên tượng Đức Mẹ và phát hiện Đức Mẹ khóc, 2 dòng lệ chảy xuống đôi mắt của Mẹ… xuống tới cằm. Chúng liền tri hô lên và chạy ngay về nhà báo tin cho cha mẹ, hàng xóm.

    Mọi người gần đó chạy đến xem hiện tượng lạ. Một lúc sau, họ vào trình Cha xứ ra xem, ngài thấy sự lạ, liền cùng với những người có mặt quỳ xuống, nguyện kinh, lần hạt, cầu nguyện… Sau đó, ngài vào nhà xứ, cúp cầu giao điện nhà thờ cho khu vực tối om, sợ dân chúng thấy, kéo đến xem, làm to chuyện ra, lại phiền cho các cha… Tuy nhiên, không thể cản nổi, mọi người ùn ùn kéo tới xem… Đó là ngày đầu tiên.

    1. Đức Mẹ khóc, ngày hôm sau Tràng Hạt phát sáng

    Đức Mẹ biến hình: khuôn mặt của mẹ và sắc diện của Mẹ trở nên sinh động như người thật, đồng thời có những hạt màu đỏ, xanh, vàng, trắng, tím ở tràng hạt và thánh giá của chuỗi hạt loé sáng rất đẹp (tôi liên tưởng đến sự kiện Đức Mẹ Pontmain, 1932, nước Pháp. Đức Mẹ có giải thích với các em nhỏ: “Mỗi kính Kính Mừng chúng con đọc là những ngôi sao xinh đẹp gắn vào áo Mẹ, để làm cho Mẹ đẹp lên, vui lên, Thiên Chúa Ba Ngôi cũng rất thích các kinh Kính Mừng của các con”. Vì vậy, ta thấy ảnh Đức Mẹ Pontmain, áo mẹ có đính nhiều ngôi sao xanh đỏ vàng trắng loé sáng. Sự kiện biến hình này đều lặp đi lặp lại cho đến ngày hôm nay. Còn cỗ Tràng Hạt Thánh thì vào ngày 21-7 đã được đem đi!

    Mọi người đều cảm thấy mình rất diễm phúc được chứng kiến tận mắt khi Đức Mẹ biến hình. Đức Mẹ giữ nguyên hình hài diễm lệ, xinh đẹp và sống động suốt đêm tôi canh thức, và chờ đợi đến giây phút Mẹ thay đổi khuôn mặt: 5 giờ 27 phút mí mắt trái, mí mắt phải của Mẹ từ từ sụp xuống một chút, khuôn mặt trái xoan bầu bĩnh của Mẹ, trở nên gầy hơn, biến qua mặt chữ điền, cằm hơi nhọn, như tượng bình thường, sự biến dạng này trong vòng 5 phút. Vào buổi chiều tối, khi ánh chiều tà bàn giao cho bóng tối vào lúc 18 giờ 30 phút, thường là khi mọi nhà lên đèn, mặt Mẹ lại biến đổi, trở nên xinh đẹp và sinh động. Sự lạ này lặp lại hằng ngày.

    Đức Mẹ Khóc, chảy huyết lệ: trong những đêm 23, 24, 25 tháng 7, vào lúc 1 giờ 30, Đức Mẹ đã khóc chảy huyết lệ, sự kiện này xảy ra trong tíc tắc: giữa mắt trái của Mẹ có thấy máu chảy vào tuyến lệ phía trong, chảy xuống góc mũi trái, rồi chảy ngược lên mắt lại, rồi hết, có nhiều máy chụp và quay phim đã ghi được ảnh này.

    2. Vấn đề xác nhận

    Trong các cuộc hiện ra, thường các linh mục quản xứ, các đức giám mục giáo phận rất dè dặt, có khi phủ nhận... các thị nhân.

    Ở đây, Linh mục Chánh xứ Bạch Lâm, chưa bao giờ tỏ ra khó khăn và cấm cản. Ngài đã rất dịu dàng và tích cực giúp đỡ các khách hành hương có những phương tiện nghỉ ngơi, vệ sinh cách đơn sơ nhưng đầy đủ. Ban thường vụ giáo xứ, các ban điều hành các đoàn thể, các giới, giới Hiền Mẫu, giới Gia Trưởng, phân công tác để giữ trật tự và quét dọn vệ sinh xứng hợp cho nơi tôn nghiêm, nơi thờ phượng. Nhà thờ là con tim của giáo xứ, mặc dù buổi tối hôm xảy ra, ngài đã tỏ ra bối rối??? Nhưng sau đó, ngài càng ngày càng can đảm đến dễ thương.

    Vào sáng lễ nhất ngày 16-7, Lễ Đức Mẹ núi Carmelo, ngài có giảng lễ như sau: “Giáo xứ Bạch Lâm chúng ta thật là diễm phúc, đã suốt 1 tuần lễ qua Đức Mẹ đã cho xảy ra nhiều hiện tương lạ như muốn nhắc nhở cho mỗi người chúng ta nhớ lại và thực hành 3 mệnh lệnh của Mẹ tại Fatima: “Hãy cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt Mân Côi, và tôn sùng Trái Tim Mẹ”. Phải chăng, ngài đã xác nhận những gì đang diễn ra trong Giáo xứ “diễm phúc” này.

    Tràng Hạt bị lấy đi: Sáng ngày 21-7 (sau 12 ngày)... Cỗ Tràng Hạt Thánh bị đem đi nơi khác. Nhiều người ở nơi xa về chưa được xem tỏ ra tiếc nuối, họ thắc mắc: Không biết đến bao giờ, các cơ quan hữu trách mới trả Tràng Hạt lại cho Đức Mẹ?

    Vài ngày gần đây, thấy có người viết biểu ngữ lớn: HÃY TRẢ LẠI TRÀNG HẠT CHO ĐỨC MẸ. Thái độ này có tốt đẹp không? Có khi nào sự cuồng nhiệt của ai đó đã trở thành cực đoan và cuồng tín đến phẫn nộ, đáng tiếc?

    Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong các cơ quan hữu trách hãy lắng nghe yêu cầu rất chính đáng này: “Những gì của Thiên Chúa hãy trả về cho Thiên Chúa”. Càng sớm càng tốt.

    III. Hoa trái

    Từ khi có hiện tượng lạ xảy ra đến nay, vì có rất đông người đến đây để hành hương, thăm viếng, cầu nguyện, số lượng xe gắn máy quá nhiều, nên kẻ gian đã nắm bắt thời cơ ra tay “thổi xế”. Vài ba vụ mất xe gắn máy đã đáng tiếc xảy ra, trong những ngày đầu chưa cảnh giác. Ngoài ra, chúng tôi phải vui mừng loan báo những hoa trái tai nghe mắt thấy:

    - Trái thứ nhất

    Sám hối, thay đổi tâm linh, bề trong, bề ngoài trong việc sống đạo: nhiều người khi về đây chứng kiến sự lạ: Tràng Hạt chiếu sáng, Đức Mẹ hiển linh liền quỳ sụp ăn năn, khóc lóc tội mình, xin Chúa Mẹ tha thứ và xin ơn thánh hoá, xin cho mình và gia đình những ơn cần hồn xác. Bất kể nắng mưa, lúc nào cũng có khách hành hương đến viếng Mẹ. Tối 21-7, dưới cơn mưa không lâm râm kéo dài hàng giờ, có đến cả chục ngàn người từ khắp nơi đổ về để kính viếng, đọc kinh, hát kinh, khấn nguyện thật sốt sắng, rất nhiều người đã dùng máy ảnh, ống nhòm, máy quay phim để ghi hình.

    Mọi tín hữu trong vùng Gia Kiệm, cách riêng Giáo xứ Bạch Lâm đã khởi sắc rõ rệt. Những thay đổi sốt sắng bên ngoài là dấu hiệu cho thấy 1 sự thay đổi từ bên trong trước lời kêu gọi THẦM LẶNG, nhưng mãnh liệt của Mẹ. Những âm hưởng của những bài thánh ca Năm xưa trên cây sồi, Lạy Mẹ Fatima, Cung chúc Trinh Vương, Ave Maria… được hát lên từ cõi lòng sốt sắng, ý thức, chân thành cầu nguyện, đủ nói lên hoa trái này. Nhà thờ Bạch Lâm hôm nay được trang hoàng nhiều hoa nến, người dự Thánh lễ, Chầu Thánh Thể chật kín nhà thờ. Rất tiếc là cho đến nay, chúng tôi chưa thấy cha chính xứ mời các Cha khách đến ngồi toà, nếu có thì tuyệt vời. Thiên Chúa và triều thần thánh sẽ vui mừng biết bao khi có nhưng người con hoang đàng trở lại. Giáo Hội thu hoạch được Mùa Cá Lớn. Bội thu!!!

    - Trái tình thương

    Thấy có nhiều người khách hành hương đến, vài con buôn lợi dụng “chém”, buôn bán la liệt trong khuôn viên thánh đường chung quanh tượng Thánh. Cha Xứ đã ra lệnh cấm buôn bán đồ ăn uống trong phạm vi khuôn viên thánh đường, chỉ được bán ở bên đương và tại tư gia. Không bán đắt hơn ngày thường.

    Xe Honda được gửi trong các gia đình trong xứ, với giá coi xe rẻ. 3000đ/ đêm.
    Vì là vùng Công giáo nên các Cha đã kêu gọi các tín hữu phải sống đạo yêu thương, phục vụ.

    Hôm nay Chủ Nhật 27-7, cha rao ở nhà thờ, sau giờ lễ: Ai đánh rơi 10 triệu đồng, 1 giây chuyền vàng, vào phòng mặc áo, xin lại…

    Điều làm chúng tôi rất cảm động là giáo dân Bạch Lâm rất nhiệt tình và hiếu khách, họ vui vẻ kể lại cho khách từ đầu chí cuối những gì đã xảy ra cho đến nay.

    - Trái được chữa lành

    Có 2 trường hợp được Mẹ chữa lành trong giờ cầu nguyện trước Thánh Tượng.

    1. 1 em mắc chứng bệnh tâm thần, nhà ở Giáo xứ Thanh Sơn, Gia Kiệm, được đem đến xin mọi người có mặt cầu nguyện cho em, em đã khỏi ngay.
    2. 1 người bị liệt, đứng lên và đi được trong lúc mọi người cầu nguyện. Người này là một người lương, sau đó cả gia đình đã vào cha xứ Võ Dõng, Gia Kiệm, xin được học đạo và trở lại đạo Chúa.

    - Trái bình an

    Cảm tạ ơn Chúa Ba Ngôi và Mẹ Nhân Lành, từ khi có các hiện tượng lạ xảy ra ở đây, vấn đề an ninh trật tự được thực hiện rất tốt, việc thờ phượng, tự do tôn giáo được tôn trọng, và giúp đỡ tăng cường, an ninh tốt. Mọi sự diễn ra hài hoà tốt đẹp.

    B. Đức Mẹ Tà Pao


    Tượng Đức Mẹ trên núi Tà Pao (gọi tắt là tượng Đức Mẹ Tà Pao; tiếng Pháp: Notre Dame de Ta Pao) nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, là 1 trong 5 tượng Đức Mẹ Maria được đặt rải rác ở Miền Trung, Miền Nam và Cao nguyên Trung phần vào năm 1959. Tượng Đức Mẹ này đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m.

    Ngày 8-12-1959, lễ Cung hiến và Khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao do Giám mục Marcello Piquet (Piquet Lợi) (Giám mục GP. Nha Trang bấy giờ) cử hành, với sự chứng kiến của đông đảo linh mục, tu sĩ và hàng chục ngàn giáo dân phần lớn gốc di cư từ Huế, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đồng Bằng Sông Cửu Long... Có thể nói, lễ Cung hiến và Khánh thành tượng Đức Mẹ Tà Pao là một đại lễ tôn giáo tầm cỡ quốc gia lúc bấy giờ ở Miền Nam Việt Nam.

    Từ năm 1964 đến 1975, toàn bộ vùng Bắc Ruộng thuộc quyền kiểm soát của Chính quyền Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam. Hầu hết giáo dân đi sơ tán về vùng Nam sông La Ngà và những nơi khác, nên tượng Đức Mẹ Tà Pao dường như bị lãng quên từ đó.

    Vị trí bức tượng trên núi

    Sau biến cố 1975, vào khoảng tháng 10-1980, một số giáo dân thuộc vùng kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành tìm kiếm lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Vào Mùa Phục Sinh năm 1989, một số giáo dân Giáo xứ Nghị Đức và Huy Khiêm đến thăm viếng tượng Đức Mẹ Tà Pao và phát hiện phần đầu, tay, chân của tượng bị bể nát. Khoảng cuối tháng 6-1991, nhân dịp lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, những người này được sự cho phép và cổ vũ của Đức Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi (Giám mục GP. Phan Thiết bấy giờ) và sự khích lệ của Linh mục Phanxicô Xaviê Đinh Tân Thời (quản xứ Duy Cần cũ, nay Giáo xứ Gia An) đã đến nhờ nhà điêu khắc Lê Phát (hiện đang ở Giáo xứ Ngũ Phúc, GP. Xuân Lộc) đắp vá và sửa sang lại tượng Đức Mẹ Tà Pao. Công việc hoàn tất ngày 30-7-1991.

    Hiện tượng về bức tượng Đức Mẹ Tà Pao

    Ngày 29-9-1999, lễ các Tổng lãnh Thiên thần, một số giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, sau đó là các vùng Dốc Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, Sài Gòn... tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương Lâm và Tánh Linh với ước muốn được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ như lời kể của 3 em học sinh ở Phương Lâm trước đó. Các em cho rằng đã thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi.

    Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương. Từ đó đến nay, nhiều người Công giáo đã tường thuật lại nhiều câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh bức tượng Đức Mẹ Tà Pao.

    Hiện nay, tượng Đức Mẹ Tà Pao và khu vực khuôn viên đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận cho phép Toà Giám mục Phan Thiết tiến hành trùng tu với 2 hạng mục: xây dựng lễ đài và xây dựng bậc cấp để lên núi. Lễ đài được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m² còn bậc cấp được xây mới dài 250m, rộng 2m, trên 400 bậc, nhằm mục đích phục vụ khách hành hương thuận tiện khi lên núi viếng Đức Mẹ. Công trình được khánh thành vào ngày 13-5-2007 (ngày 13 hằng tháng vẫn thường có Thánh lễ do Giám mục Giáo phận Phan Thiết cử hành trên núi hoặc dưới chân núi) và chính thức có tên gọi Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao. Năm 2009, Giáo phận Phan Thiết tổ chức “Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao” để kỷ niệm 50 năm khánh thành bức tượng. Sự kiện này thu hút rất đông khách hành hương đến khu vực này mỗi tháng.

    TÔN VINH CẢM TẠ MẸ MARIA

    AI TRUYỀN BÁ KINH MÂN CÔI ĐỀU ĐƯỢC CỨU RỖI!

    Không tài nào kể tên hết mọi vị thánh đã tìm thấy nơi Kinh Mân Côi con đường đích thực để nên thánh. Nhưng ta cũng cần nhắc đến Thánh Louis Maria Grignon de Montfort, tác giả của một tác phẩm tuyệt vời về Kinh Mân Côi, và gần chúng ta hơn, Cha Padre Piô Năm Dấu Thánh […]. Rồi Chân phước Batolo Longo đã được một đoàn sủng đặc biệt để làm tông đồ đích thực truyền bá kinh Mân Côi. Con đường nên thánh của chân phước dựa trên một linh hứng mà ngài đã nghe được từ đáy lòng của mình: “Ai truyền bá Kinh Mân Côi đều được cứu rỗi!”. Từ đó, ngài cảm thấy mình được mời gọi xây dựng ở Pompei một đền thánh dâng kính Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi, gần những đổ nát hoang tàn của thành phố cổ, nơi được đón nhận Tin Mừng, trước khi bị chôn vùi vào năm 79 sau Công nguyên, khi núi lửa Vésuve phun nham thạch, và hồi sinh từ đống tro tàn nhiều thế kỷ sau, như chứng từ của ánh sáng và bóng tối của nền văn minh cổ xưa. Nhờ suốt đời hoạt động, nhất là việc thực hành “Mười lăm ngày thứ bảy”, Chân phước Batolo Longo đã phát huy được nét tinh tuý của kinh Mân Côi là quy về Đức Kitô và chiêm niệm, đồng thời ngài đã nhận được sự khích lệ đặc biệt cũng như sự nâng đỡ tận tình của Đức Lêô XIII, vị “Giáo hoàng của Kinh Mân Côi”.

    BTGH
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  30. Có 3 người cám ơn hongbinh vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com