Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Assisi III: Hành hương vì chân lý, hành hương vì hòa bình

  1. #1
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default Assisi III: Hành hương vì chân lý, hành hương vì hòa bình

    Assisi III: Hành hương vì chân lý, hành hương vì hòa bình

    WHĐ (29.10.2011) – Ngày 27-10-2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến Assisi cùng với 300 đại biểu các tôn giáo khác và một số đại biểu không tôn giáo để kỷ niệm cuộc gặp gỡ liên tôn lần đầu tiên do vị tiền nhiệm, chân phước Gioan Phaolô II khởi xướng cách đây một phần tư thế kỷ tại thành phố trên đỉnh đồi thuộc vùng Umbria.

    Ngay từ sáng sớm, khách hành hương đã tụ họp ở Vương cung thánh đường Đức Mẹ các Thiên Thần. Một số người vào bên trong ngồi chung quanh ngôi nhà nguyện nhỏ Porziuncola, nơi chôn cất thi hài Thánh Phanxicô. Một số người khác ở bên ngoài kiên nhẫn chờ ĐTC và các vị khách đến từ Rôma bằng xe lửa. Hơn 300 người có đức tin, cả nam lẫn nữ, đến từ khắp nơi trên thế giới, và lần đầu tiên có mặt một số đại biểu không tín ngưỡng, được mời tham gia cuộc hành hương chung trên con đường gai góc hướng về chân lý và hòa bình trong thế giới đầy rắc rối của chúng ta.

    Tiếng hoan hô vang dội khi ĐTC chào từng đại biểu một, trước khi ngài đi lên khán đài màu trắng dành cho ngài và các vị lãnh đạo các tôn giáo lớn và các cộng đoàn tín ngưỡng.

    Khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình, ĐHY Peter Turkson phát biểu: “Chúng ta đến đây để làm chứng cho sức mạnh lớn lao của tôn giáo có thể phục vụ điều thiện hảo, để cùng nhau tái cam kết xây dựng hòa bình, hòa giải những mâu thuẫn và đem con người trở về hòa hợp với tạo thành”.

    Sau đó, từng đại biểu một, những vị lãnh đạo của mỗi cộng đoàn đứng lên và tuyên bố những cam kết của mình trong việc tìm kiếm lòng khoan dung, sự tương kính và nền hòa bình giữa các dân tộc và giữa các quốc gia.

    Thay mặt cho các Giáo hội Chính thống, Đức Thượng phụ Bartolomaios I, giáo chủ Chính thống Constantinopolis, phát biểu bằng tiếng Pháp, ngài nói đến nhu cầu biến hình, biến đổi, hoán cải ở ngay trọng tâm của những cuộc đối thoại đích thực. Với tư cách là những nhà lãnh đạo tôn giáo, ngài nói, qua gương mẫu của chúng ta, chúng ta phải tỏ ra rằng “chúng ta không tìm cách sống chống lại nhau, nhưng người này hợp với người khác cùng nhau tìm kiếm chân lý và hòa bình”. Nhắc đến các biến cố đau thương của Mùa xuân Ả Rập, ngài nói vị trí của tôn giáo giữa những biến động này còn rất mơ hồ và ngài bày tỏ sự quan ngại của tất cả những vị lãnh đạo Kitô giáo đối với những cộng đoàn Kitô hữu bị gạt ra ngoài lề trong khắp vùng Trung Đông.

    Cũng với sự lo ngại ấy, Tổng thư ký Hội đồng thế giới các Giáo hội, tiến sĩ Olav Fykse Tveit nêu bật vai trò sống còn của giới trẻ trong việc đẩy mạnh dân chủ và hòa bình trong thế giới Ả Rập. Ông nói về thánh Phanxicô, chàng thanh niên được thôi thúc bởi “đam mê và khát vọng hòa bình mãnh liệt”, đã đi gặp quốc vương Hồi giáo ở Ai Cập để chia sẻ những kinh nghiệm về đức Tin - giống như những thập tự quân, Phanxicô đến để cải hóa người khác, nhưng thay vì thế “ngài lại được cải hóa, lại hoán cải chính mình”.

    Vị lãnh đạo Giáo hội Anh giáo, Tổng giám mục Rowan Williams ghi nhận rằng không một cộng đồng tôn giáo nào có thể cho rằng mình có đủ năng lực để đương đầu với những thử thách to lớn ngày nay. Ngài nói: “Chúng ta không đến Assisi chỉ để khẳng định nền tảng chung của đức Tin, mà là để nói những điều khôn ngoan, từ sâu thẳm của những truyền thống tôn giáo khác nhau của chúng ta, cho một thế giới còn bị ám ảnh bởi sợ hãi và hoài nghi, còn thích ý tưởng an ninh dựa trên sự thù nghịch mang tính phòng thủ, còn có thể khoan nhượng hay bỏ qua những cái chết hàng loạt của những người nghèo do chiến tranh hay bệnh tật.”

    Vị lãnh đạo giáo hội Armenia ở Pháp, Tổng giám mục Norvan Zakarian, nói về những khó khăn trên con đường tiến tới công lý và hòa giải, nhấn mạnh nhu cầu nói rõ sự thật về những tội ác vi phạm trong những xung đột võ trang, và đặc biệt là tội ác diệt chủng, tội ác khủng khiếp nhất trong các tội ác.

    Xen kẽ tiếng đàn vĩ cầm réo rắt của một thày dòng Phan Sinh, lần lượt các vị lãnh đạo Do thái, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo và bản xứ đã lên tiếng, và vị lên tiếng cuối cùng đã kết thúc bài phát biểu của mình bằng giọng hát cổ truyền được phụ họa bởi một bộ gõ nhỏ mà ngài đã mang theo từ Châu Phi nhân dịp này.

    Một trong những đại biểu không tín ngưỡng, giáo sư Julia Kristeva cũng lên tiếng. Bà nói về vai trò đặc biệt của phụ nữ và nhu cầu đánh giá lại sự đóng góp của chủ nghĩa nhân văn trong việc tìm kiếm công lý và hòa bình trên thế giới.

    Sau cùng, ĐTC Bênêđictô đã nói về những thay đổi lớn lao đã diễn ra từ lần gặp gỡ liên tôn đầu tiên năm 1986. Mặc dầu sự phân biệt Đông-Tây không còn nữa, nhưng thế giới tự do đã cho thấy rõ ràng nó không có định hướng, bằng chứng là những hình thức bạo lực và bất hòa mới đang tiếp tục đe dọa chúng ta ngày nay.

    Hình thức bạo lực đầu tiên của những hình thức mới này là chủ nghĩa khủng bố, thường do động lực tôn giáo thúc đẩy, gạt bỏ mọi nguyên tắc quốc tế được công nhận trước đây nhằm bảo vệ dân chúng trong những trường hợp có xung đột. ĐTC nhấn mạnh: “Đó chính là phản đề của tôn giáo đích thực và góp phần hủy diệt chính tôn giáo.” Ngài cũng nhìn nhận là Kitô giáo trong quá trình lịch sử của mình cũng đã lạm dụng niềm tin mà sử dụng bạo lực chống lại những tôn giáo khác và ngài nói nhiệm vụ của tất cả các Kitô hữu ngày nay là thanh tẩy tôn giáo của mình để tôn giáo thực sự được sử dụng như khí cụ hòa bình của Thiên Chúa.

    ĐTC nói tiếp: “Một loại bạo lực khác là việc từ chối Thiên Chúa. Hậu quả là người ta mất hết nhân tính và trở nên tàn ác không giới hạn.” Ngài viện dẫn đến những trại tập trung, nhưng ngài cũng nói đến sự hủy hoại đời sống con người do sự buôn bán ma túy như những thí dụ điển hình khi Thiên Chúa vắng bóng. Rồi đến việc thờ phượng thần tài, tài sản, quyền lực trở thành phản tôn giáo.

    Cuối cùng ĐTC nói đến thế giới của thuyết bất khả tri đang lớn mạnh; đến những người chưa nhận được quà tặng đức Tin. Việc họ đi tìm kiếm sự thật sẽ mời gọi mọi tín hữu không được xem Thiên Chúa như sở hữu của riêng mình.

    Về phần Giáo hội, ĐTC nói: “Giáo hội Công giáo sẽ không cho phép mình từ bỏ cuộc đấu tranh chống bạo lực, thay vào đó, giống như tất cả mọi người đang tụ họp ở Assisi, chúng tôi phải được thúc đẩy bởi ước muốn chung là được làm “những người hành hương của chân lý và hòa bình”.

    (Philippa Hitchen, Vatican Radio, 28-10-2011)
    WHĐ
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

  2. #2
    Damsan's Avatar

    Tham gia ngày: Oct 2008
    Tên Thánh: Joseph
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tây nguyên xanh
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,860
    Cám ơn
    2,553
    Được cám ơn 8,696 lần trong 1,669 bài viết

    Default



    Thứ Tư 26 tháng 10

    Hôm thứ Tư 26 tháng 10, trong buổi triều yết chung, thay cho bài huấn đức thường lệ, Đức Thánh Cha đã cử hành một nghi thức Phụng Vụ để chuẩn bị cho ngày cầu nguyện đại kết cho hòa bình thế giới. Nói với các tín hữu hành hương tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, Đức Thánh Cha nói:

    “Tôi hân hoan chào mừng các tín hữu nói tiếng Anh và các khách hành hương khác. Tôi xin anh chị em đồng hành với tôi trong lời cầu nguyện cho chuyến đi Assisi ngày mai để cử hành ngày Suy Tư, Đối Thoại và Cầu Nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới với đại diện các tôn giáo.

    Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hy vọng của ngài là cuộc gặp gỡ tại Assisi sẽ đem lại tình hiệp nhất trong một thế giới tan nát vì chia rẽ và hận thù.

    “Chúng ta hãy cầu nguyện để cuộc gặp gỡ ngày mai tại Assisi khích lệ đối thoại giữa các tín hữu các tôn giáo. Xin cho cuộc gặp gỡ này chiếu soi tâm trí nhân loại, để dẫn đưa từ cay đắng đến tha thứ, từ chia rẽ đến hòa giải, từ hận thù đến yêu thương và từ bạo lực đến bình tĩnh để hòa bình có thể ngự trị trên thế giới”

    300 nhà lãnh đạo các tôn giáo sẽ có mặt tại Assisi, nơi suy tư, đối thoại và tình bằng hữu sẽ là những điểm then chốt. Đức Thánh Cha Bênêđíctô đã kế tục truyền thống này đã được bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và các nhà lãnh đạo các tôn giáo vào năm 1986.

    Thứ Năm 27 tháng 10

    Sáng thứ Năm, Đức Thánh Cha đã đáp chuyến tàu từ Rôma đến Assisi nơi sẽ diễn ra buổi cầu nguyện cho hòa bình và công lý với chủ đề “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”. Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha trên chuyến tàu kéo dài 1 giờ 45 phút là đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới.

    Trong số các tham dự viên, có 30 phái đoàn của các Giáo Hội Kitô, gồm 17 phái đoàn từ các Giáo Hội Đông phương, đứng đầu là Đức Thượng Phụ Bartholomew I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, Về phía các Cộng đồng Giáo Hội Kitô ở Tây Phương, có 13 phái đoàn, đứng đầu là Đức TGM Robert Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo.

    Phái đoàn Do thái giáo đã do Đại Rabbi trưởng của Israel là tiến sĩ David Rosen hướng dẫn cùng với Rabbi Trưởng Cộng đoàn Do thái ở Roma là tiến sĩ Riccardo Di Segni.

    Có 176 người không thuộc Kitô và Do thái giáo. Trong số này, người ta ghi nhận lần đầu tiên có một phái đoàn Phật giáo từ Trung Quốc. Sau cùng, cũng có 4 nhân vật không tín ngưỡng cũng đến tham dự cuộc gặp gỡ ở Assisi.

    Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tôn giáo đã khởi hành từ nhà ga Vatican. Khi xe hỏa tiến qua các nhà ga của các thành phố Terni, Spoleto và Foligno, xe chạy chậm lại với vận tốc 10 cây số 1 giờ, để các Giám Mục và đông đảo tín hữu thuộc các Giáo Hội địa phương chào mừng Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo, bày tỏ sự tham gia và tình liên đới với sáng kiến của các vị.

    Đến nơi vào lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha đã được Đức Giám Mục sở tại Domenico Sorrentino, cùng với vị đại diện chính quyền trung ương Italia, Ông Gianni Letta, Thứ trưởng tại Phủ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cùng với các quan chức chính quyền địa phương, chào đón. Đặc biệt là 4 linh mục Bề trên Tổng quyền của 4 ngành dòng nam Phanxicô đã đón tiếp Đức Thánh Cha ngay tại thềm Vương cung thánh đường. Và đến lượt Đức Thánh Cha, ngài đón tiếp các vị thủ lãnh phái đoàn các tôn giáo do 3 vị Hồng Y chủ tịch các cơ quan liên hệ của Tòa Thánh giới thiệu.

    Sau đó, các vị tiến vào bên trong đền thờ, trong khi ca đoàn dòng Phanxicô đã hát một bài thánh ca.

    Đức Hồng Y Peter Turkson, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về công lý và hòa bình, một trong những nhà tổ chức buổi cầu nguyện này đã cho chiếu video về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đại diện các tôn giáo vào năm 1986.

    Trong phát biểu của mình Đức Thượng Phụ Bartholomew I nói: “Cuộc đối thoại của chúng ta là cuộc đối thoại hòa giải. Tất cả chúng ta đều nhớ đến câu này trong những Mối Phúc Thật:

    ‘Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.’

    Nhà lãnh đạo Anh Giáo, Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams đã chú trọng đến nhu cầu phải có quan hệ mạnh mẽ với Thiên Chúa.

    “Chúng ta hiện diện nơi đây để công bố ý chí của chúng ta, quyết tâm nhiệt thành của chúng ta để thuyết phục thế giới rằng nhân loại không nhất thiết phải xa lạ với nhau, nhìn nhận điều này là cần thiết vì tương quan phổ quát của chúng ta với Thiên Chúa”

    Các đại diện Do Thái Giáo và Hồi Giáo cũng đã phát biểu. Rabbi David Rosen, đại diện cho cộng đồng Do Thái Giáo tại Hoa Kỳ đề cập đến việc dấn thân cho hòa bình. Trong khi đó, đại diện Hồi Giáo là tiến sĩ Muzadi đã đề cập đến mục đích của tôn giáo.

    Rabbi David Rosen nói: “Xin cho buổi họp mặt hôm nay kích hoạt các nỗ lực của tín hữu nam nữ và những người thiện chí để bật lên những cố gắng hiện thực hoá mục tiêu này, là điều mang lại ơn lành và sự chữa lành thực sự cho nhân loại”.

    Tiến sĩ Kay Haji Hasyim Muzadi nói: “Cốt lõi và mục tiêu cho sự hiện diện các tôn giáo trên trần gian này là nhằm củng cố các giá trị và phẩm giá nhân loại, hòa bình và tiến bộ của thế giới vì tôn giáo nhằm để soi sáng nhân loại chứ không phải là làm ngược lại.”

    Buổi cầu nguyện tại Assisi không có buổi cầu nguyện chung giữa các nhà lãnh đạo các tôn giáo. Trái lại, chỉ có những giờ được phân chia cho suy niệm và cầu nguyện cá nhân.

    Đức Thánh Cha đã phát biểu sau cùng. Ngài nói như sau:

    Anh chị em thân mến,

    Thưa quí vị trưởng đoàn và đại diện các Giáo Hội cũnng như các cộng đoàn Giáo Hội, và các tôn giáo thế giới, các bạn thân mến!

    25 năm đã trôi qua từ khi lần đầu tiên, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 mời các đại diện tôn giáo thế giới đến Assisi để cầu nguyện cho hòa bình. Hồi đó đe dọa lớn cho hòa bình trên thế giới xuất phát từ sự phân chia trái đất thành hai khối đối nghịch nhau. Biểu tượng tỏ tường của sự phân chia đó chính là bức tường Berlin; bức tường này xuyên qua giữa thành phố, xác định biên giới giữa hai thế giới. Năm 1989, tức là 3 năm sau cuộc gặp gỡ tại Assisi, bức tường đó sụp đổ mà không có đổ máu. Đột nhiên, những kho võ khí khổng lồ ở đàng sau bức tường đó không còn ý nghĩa nữa. Chúng đánh mất khả năng làm cho người ta kinh hoàng và sợ hãi. Ý muốn của các dân tộc mong được tự do đã mạnh mẽ hơn những kho võ khí của bạo lực.

    Nhưng điều gì đã xảy ra sau đó? Rất tiếc là chúng ta không thể nói rằng từ đó tình hình được tự do và hòa bình. Tuy chúng ta không thấy có sự đe dọa của cuộc đại chiến, nhưng rất tiếc là thế giới đầy những bất hòa. Chúng ta hãy tìm cách xác định rõ hơn những khuôn mặt mới của bạo lực và bất hòa. Theo ý tôi, nói một cách tổng quát, người ta có thể vạch rõ hai loại khác nhau của bạo lực mới, chúng hoàn toàn đối ngược nhau về động lực và được biểu lộ rất khác nhau về chi tiết. Trước tiên là nạn khủng bố, trong đó thay vì đại chiến, đã có những cuộc tấn công nhắm mục tiêu rõ ràng, đánh vào những điểm quan trọng của đối phương, để tàn phá, mà không để ý gì tới những sinh mạng vô tội bị sát hại dã man hoăc bị thương trong cuộc khủng bố như thế. Dưới mắt những kẻ chịu trách nhiệm, đại chính nghĩa gây thiệt hại cho kẻ thù là điều biện minh được cho mọi hình thức tàn ác. Nhưng, các vị đại diện các tôn giáo tụ tập tại Assisi năm 1986 tại Assisi muốn khẳng định - và chúng ta muốn mạnh mẽ cương quyết lập lại- rằng: đó không phải là bản chất chân thực của tôn giáo. Trái lại đó là sự xuyên tạc tôn giáo và nó góp phần tiêu diệt tôn giáo.

    Về điểm này, trong tư cách là tín hữu Kitô, tôi muốn nói rằng: đúng vậy, trong lịch sử, người ta cũng đã nhân danh đức tin Kitô để sử dụng bạo lực. Chúng ta rất xấu hổ mà nhìn nhận điều đó. Nhưng một điều tuyệt đối rõ ràng, đó là đức tin Kitô bị lạm dụng, một cách trái ngược rõ ràng với bản chất đích thực của đức tin này. Thiên Chúa là Đấng mà các tín hữu Kitô chúng tôi tin, chính là Đấng Tạo Hóa và Cha của tất cả mọi người, do đó mọi người là anh chị em với nhau và họp thành một gia đình duy nhất.

    Đức Thánh Cha đã kêu gọi sự hòa giải giữa các quốc gia mà trong quá khứ đã có những xung đột với nhau. Ngài lên án chủ nghĩa khủng bố trên danh nghĩa tôn giáo và khẳng định rằng tôn giáo không thể được dùng như một cớ để biện minh cho bạo lực.

    Để kết luận, tôi muốn cam đoan với quí vị rằng Giáo Hội Công Giáo không từ bỏ cuộc chiến chống bạo lực, quyết tâm xây dựng hòa bình trên thế giới. Chúng ta được linh hoạt nhờ cùng một ước muốn chung, ước muốn trở thành “Những người lữ hành của chân lý, những người lữ hành của hòa bình”.Sau cùng, Đức Thánh Cha và 10 vị thủ lãnh các phái đoàn đã đi bộ từ Đền thờ Đức Mẹ các Thiên Thần đến quảng trường Los Angeles, và từ đây các vị đi xe đến Quảng trường thánh Phanxicô. Hơn 2 ngàn người đã hiện diện tại đây, trong đó có nhiều người trẻ.

    Mở đầu là các bài ca và hoạt cảnh do các bạn trẻ thuộc phong trào Focolari Gen xanh và Gen đỏ trình diễn, tay cầm đèn sáng, nói lên niềm hy vọng hòa bình.

    Tiếp đến, sau lời dẫn nhập của ĐHY Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, đến phần long trọng lập lại quyết tâm dân thân cho hòa bình của các vị lãnh đạo tôn giáo. Sau cùng đến lượt Đức Thánh Cha kết thúc bản quyết tâm dân thân cho hòa bình và ngài mời gọi mọi người giữ một phút thinh lặng, cầu nguyện và quyết tâm.

    Cuộc gặp gỡ được tiếp nối với một cử chỉ tượng trưng: đó thắp lên những ngọn đèn và trao cho các vị trưởng phái đoàn.

    Thứ Sáu 27 tháng 10

    Sáng thứ Sáu, tại Vatican, một ngày sau cuộc gặp tại Assisi, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tôn giáo tham dự ngày cầu nguyện tại Assisi.

    Đức Thánh Cha đã cám ơn các vị đã tham dự trong ngày “suy tư, đối thoại, và cầu nguyện cho công lý và hòa bình thế giới”. Ngài nói rằng các vị tiêu biểu cho những người thiện chí đang hoạt động cho hòa bình.

    Đức Thánh Cha nói:

    “Xin cho tình thân hữu này tiếp tục triển nở giữa các tín hữu của các tôn giáo trên thế giới và giữa những người thiện chí khắp nơi”.

    Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, đại diện các tôn giáo đã có buổi ăn trưa với Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh.

    Vietcatholic.net
    Chữ ký của Damsan
    Nàng đẹp quá, bạn tình ơi, đẹp quá !
    Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

    (Dc 1,15 )

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com