Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Chủ đề: 25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi

  1. #1
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Post 25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi

    (Tuần 1) TẠI SAO LẠI LÀ TÔI?

    Các bạn trẻ thân mến, Có bao giờ bạn cảm thấy mình phân vân trong việc chọn lựa bậc sống không? Chắc là có chứ nhỉ? Nhiều lúc chúng ta đứng trước ngã ba đường, không biết mình nên đi tu, lập gia đình hay sống độc thân giữa đời. Trong những tuần sắp tới, mỗi tuần chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho bạn một đoạn Tin Mừng để suy niệm và nhận định về ơn gọi nhé.




    Các bạn trẻ thân mến,
    Có bao giờ bạn cảm thấy mình phân vân trong việc chọn lựa bậc sống không? Chắc là có chứ nhỉ? Nhiều lúc chúng ta đứng trước ngã ba đường, không biết mình nên đi tu, lập gia đình hay sống độc thân giữa đời.
    Trong những tuần sắp tới, mỗi tuần chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho bạn một đoạn Tin Mừng để suy niệm và nhận định về ơn gọi nhé.
    Những bài này được chúng tôi dịch từ cuốn: The J-Team: 25 Gospel Meditations for times of discernment (Manila: Cardinal Bea Institute, Ateneo de Manila Univerysity, 1989) của Santos G. Mena, S.J. Ngài đã về với Chúa cách đây vài năm. Cuốn sách này gồm 25 đoạn Tin mừng dành cho các bạn trẻ cầu nguyện và nhận định về ơn gọi trong những lúc đang phân vân.
    Vậy chúng ta bắt đầu với bài một nhé.
    Mến chúc bạn vui và tìm được con đường phục vụ Chúa và tha nhân.
    Đaminh Phạm Minh Thắng, S.J
    1 - TẠI SAO LẠI LÀ TÔI?
    Đọc Tin Mừng Gioan 6: 1-15
    Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a.2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm.3 Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ.4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái. 5 Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? "6 Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi.7 Ông Phi-líp-phê đáp: "Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút."8 Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người:9 "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu! "10 Đức Giê-su nói: "Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi." Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn.11 Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: "Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi."13 Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng.14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: "Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian! "15 Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

    Suy niệm:
    Câu chuyện trong đoạn Tin Mừng bạn vừa nghe rất quen thuộc phải không nào? Nó là một trong những câu chuyện “ngạc nhiên” của Tin Mừng đấy bạn ạ.

    “Wow!” Đó là lời kinh ngạc được thốt lên của nhiều ngàn người tối hôm đó khi họ được no thỏa sau một bữa ăn bất ngờ.

    Họ nhận ra Đức Giê-su là một ai đó giống như một tiên tri. Ngài trở thành người hùng của họ. Và Ngài cũng là người hùng của tôi nữa.
    Ngoài Giê-su, trong đoạn Tin Mừng này, ai còn có thể là người hùng của tôi? Trong câu chuyện này, tôi còn nhận ra những anh hùng bé nhỏ nào khác chăng? Họ là ai vậy? Phải chăng là An-rê? Phi-líp-phê? Và Phê-rô?
    Hừm! ừm! “Ở đây có một cậu bé!” (Bạn có quên cậu ấy không vậy?) Và có lẽ cậu ta cũng kinh ngạc la lên “wow!” Chắc phải hơn mười lần vào tối hôm đó.
    Cậu là ai vậy? Tên cậu ta là gì? Lý do gì mà tên của cậu được ghi lại trong Tin Mừng vậy? Cậu chỉ là một nhỏ nhắn và bình thường. Một cậu bé lạc lõng giữa 5 ngàn người.

    “Không kể trẻ em và phụ nữ,” theo Tin Mừng Mát-thêu. Vào thời đó, trẻ em và phụ nữ là những người không quan trọng trong xã hội. Nếu có, họ cũng không được xem là đáng kể.
    Chỉ là một cậu bé. Hãy suy nghĩ xem tại sao lại là một cậu bé? Điều đó có nghĩa gì? Tôi muốn nói, một cậu bé thật sự. Và cậu đã hiện diện ở đó, nơi đó cậu trở thành quan trọng.
    Một cậu bé đã trở thành một người hùng bất hủ. Cậu đã làm cho ngày hôm đó trở thành ngày cứu độ. Cậu trao cho Đức Giê-su 5 chiếc bánh và 2 con cá cách tự nguyện hay miễn cưỡng?
    Nếu 5 chiếc bánh và 2 con cá ngày hôm đó là bữa ăn tối của cậu, tôi không nghĩ rằng cậu hứng thú với ý tưởng trao chúng cho Đức Giê-su. Chắc chắn cậu không thể đoán được Đức Giê-su sẽ làm gì với 5 chiếc bánh và 2 con cá đó.
    Hãy tưởng tượng. Chỉ cần tưởng tượng! Chuyện gì xảy ra nếu cậu từ chối? Đó là tự do và đặc quyền của cậu bé, phải không bạn? Chắc chắn, Đức Giê-su không ép buộc cậu bé trao cho Ngài 5 chiếc bánh và 2 con cá đúng không nào?
    Đó không bao giờ là cách của Đức Giê-su. Ngài chỉ ngõ lời mời đối với cậu ta. Ngài chỉ mời gọi cậu ấy trao cho Ngài 5 chiếc bánh và 2 con cá mà thôi. Vâng! Nếu cậu ta từ chối, nếu cậu bé giữ lại 5 chiếc bánh và 2 con cá để dùng cho bữa ăn tối, không nghi ngờ chút nào, cậu sẽ có một bữa ăn tối tuyệt vời. Chắc chắn cậu sẽ cảm thấy thật hạnh phúc vào đêm hôm đó.
    Nhưng, thưa bạn! Cậu ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội trong cuộc đời của mình. Đó là trở thành người được cả thế giới biết đến cho tới ngày nay.

    Hãy tưởng tượng cậu ta nói: “Tại sao lại là tôi? Tôi tin chắc rằng không phải chỉ một mình tôi trong đám đông hôm đó có bánh và cá. Chắc chắn nhiều người khác cũng có bánh và cá. Thậm chí có cả pho-mát, rượu, và nhiều thứ khác nữa.

    Tại sao lại là tôi? Lẽ ra cậu ta đã nói như thế. Nhưng cậu đã không nói. Thực tế là cậu đã dâng hết cho Đức Giê-su. Và vì thế, thực sự tối hôm đó, cậu cũng được một bữa ăn no nê. Không chỉ một mình cậu. Nhờ cậu – vì sự quảng đại – mà 5 ngàn người khác cũng có một bữa ăn no nê vào tối hôm đó.
    Không kể phụ nữ và trẻ em. Tôi nghĩ rằng, kể từ đây, các cậu và các cô phải được kể đến.

    Vì thế, tại sao lại là bạn? Bạn có lý đấy. Bạn chỉ là một cậu bé. Bạn chỉ là một cô gái yếu ớt. Đức Giê-su cần bạn làm gì? Ngài và bạn sẽ chiếm được bao nhiêu phần trăm thế giới? Chỉ với một cậu bé? Chỉ với một cô gái?
    Bạn có là gì đâu mà Đức Giê-su lại để ý đến? Tôi tin rằng bạn có thể kể tên nhiều đứa bạn học cùng lớp, nhiều đứa tài năng hơn bạn. Thậm chí còn đạo đức hơn bạn nữa kia.
    Thế thì, tại sao lại là tôi? Đức Giê-su làm gì với những khả năng kém cỏi của tôi? Tôi chỉ có chút khả năng thôi mà.
    Đó là vấn đề, bạn thân mến. Bạn không bao giờ nói trước được điều Đức Giê-su có thể đạt được cùng với bạn sau khi bạn hiến dâng để phục vụ Ngài.
    Đối với Giê-su, bạn có giá trị. Cùng với Giê-su, bạn lại càng có giá trị hơn. Thật sự, bạn chẳng là gì. Nhưng trong tay Giê-su, thì…

    Thế thì, tại sao lại là bạn? Nhưng tại sao lại không? Ngay lúc này, chẳng lẽ bạn không có gì để tâm sự với Giê-su chăng? Tại sao bạn không nhắm mắt lại tâm sự với Ngài?
    Tại sao bạn không nói với Ngài: “Lạy Chúa, con sợ hãi. Con do dự trao cho Chúa 5 chiếc bánh và 2 con cá đời con. Hay bất cứ điều gì con có. Con sẽ không bao giờ biết… Có thể chính Chúa sẽ sử dụng 5 chiếc bánh và 2 con cá đó, và để cho con không có bữa ăn tối. Vì Chúa thấy đó con có thể có những kế hoạch cho riêng mình. Con cũng dự định sử dụng tài năng của con cho những mục đích cụ thể. Con dự định sống cuộc đời hoàn toàn theo ý con.
    Lạy Chúa, Liệu kế hoạch Chúa dành cho con sẽ làm con hạnh phúc? Hãy tiếp tục tâm sự với Chúa bạn nhé.

    (còn tiếp)

    ungsinhdongten.net
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  2. Có 14 người cám ơn chư dân vì bài này:


  3. #2
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi -

    (Bài 2) Sự may mắn đặc biệt

    Mời các bạn tiếp tục Bài suy niệm về ơn gọi của Bài 2 với chủ đề "Sự may mắn đặc biệt" do cha Đaminh Phạm Minh Thắng, S.J dịch và tổng hợp từ một cuốn sách cùng nhan đề "25 Gospel Meditations for times of discernment", của Santos G. Mena, S.J




    BÀI 2 - SỰ MAY MẮN ĐẶC BIỆT

    Đọc Tin Mừng Luca 1: 26-38

    Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. 28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. 30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận." 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! " 35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

    Suy Niệm:

    Các bạn nữ thân mến, câu chuyện trong đoạn Tin Mừng này dành cho các bạn đấy.
    (Dĩ nhiên cũng dành cho các bạn nam nữa. Mọi người. Ai cũng có liên quan đến câu chuyện này).

    Khi lên năm hoặc mười tuổi, Maria là người thế nào? Theo bạn, cô ấy cầu nguyện mỗi ngày mấy giờ?
    Có phải chất liệu đầu tiên nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện của Maria là một Thánh Vịnh không?
    Cô ta có thực hiện điều kỳ diệu nào không? Chẳng hạn, chữa lành cho một người bạn cùng trang lứa khi bạn ấy bị té ngã trong một trò chơi nào đó?
    Có bao giờ Maria cứu sống con một con chim én bị rơi xuống giếng trong ngôi làng của mình chăng?

    Những câu hỏi thật ngớ ngẩn phải không bạn?
    Thật ngớ ngẩn.
    Maria đã chẳng làm những điều tưởng tượng như thế. Chắc chắn bạn biết mà.
    Maria là một cô gái quê bình thường ở Nazareth; cũng như bao cô gái khác, vào lúc năm tuổi, chắc chắn Maria đã biết và rất thích chơi với một con búp bê; khi lớn hơn chút nữa, biết phụ mẹ rửa chén và giặt quần áo; quét nhà, học may vá, nấu cơm và làm vườn, v.v…
    Chẳng nghi ngờ gì, ai cũng biết cô ấy là một người tốt, một người yêu mến tôn giáo của mình; là người có lòng kính sợ Thiên Chúa. Và hơn thế nữa: người có lòng yêu mến Thiên Chúa.
    Đó là một cô gái.

    Giờ đây, cô đã lên mười lăm.
    (Thật vậy sao? Bạn cũng mười lăm tuổi rồi chứ?)
    Vâng! Xin chúc mừng bạn nhé. Bạn bằng tuổi Maria khi cô đón nhận một tin trọng đại.
    Cô biết được Tin Vui này từ một thiên thần. Thiên thần cho Maria biết một sứ điệp rằng cô sẽ trở thành mẹ của Đấng Messiah.

    WOW!
    Thật bất ngờ?
    Bất ngờ quá!
    Trở thành Mẹ của Đấng Messiah là giấc mơ điên rồ của bất kỳ cô gái Israel đương thời. Tôi nghĩ các cô gái không ngớ ngẩn đến nỗi vui thích trong sự ảo tưởng này.
    Chắc chắn Maria cũng không. Cô ấy có đủ nhận thức và không dám nghĩ rằng mình có thể là một ứng viên.

    Có lẽ cũng như bạn.
    Bạn không bao giờ nghĩ rằng Chúa sẽ có những kế hoạch – kế hoạch trọng đại – dành riêng cho bạn.
    Đúng thế. Bạn đang ở trong tâm trạng của Maria đấy.
    Giờ đây bạn đang phân vân liệu Thiên Chúa có gọi bạn.
    Vậy thì bạn sẽ làm gì với sự phân vân đó?
    Giả như bạn biết rõ Chúa đang gọi bạn, bạn có sẵn sàng đáp lại lời mời gọi của Ngài không?

    Đó là điều thú vị về Maria.
    Với tất cả lòng thành, cô trả lời Thiên thần: “Làm sao tôi có thể từ chối? Tôi chưa bao giờ nói Không với Chúa. Tôi chỉ là nữ tỳ của Ngài. Ao ước của Ngài là mệnh lệnh cho tôi. Hãy làm nơi tôi điều Chúa muốn.”
    Chỉ có thế, thưa bạn.

    Bạn sẽ không nói với Chúa điều gì vào lúc này sao? Liệu bạn có dám nói với Chúa rằng:
    “Lạy Chúa,
    một khi nhận ra ý Chúa,
    con sẵn sàng làm theo ý Chúa dù đó là ý gì đi chăng nữa.
    Con biết rằng sẽ không có bất cứ Thiên Thần nào đến nói điều Chúa muốn nơi con.
    Con chỉ có một từ để nói:
    ‘Fiat’ “Vâng!”
    ‘Xin cho điều đó được thực hiện.’
    Và nếu Chúa không muốn con,
    Con cũng sẽ nói: ‘Fiat, vâng! xin cho điều ấy được thực hiện.’
    Ý Ngài, lạy Chúa,
    là điều duy nhất có ý nghĩa cho đời con. Amen.”


    ungsinhdongten.net

    (còn tiếp)
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  4. Có 11 người cám ơn chư dân vì bài này:


  5. #3
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi -

    (Bài 3) CHỌN MỤC TIÊU

    Trong hai tuần trước bạn đã được đọc hai bài suy niệm về - "Tại sao lại là tôi?" và "Sự may mắn đặc biệt." Mời các bạn tiếp tục Bài suy niệm về ơn gọi với chủ đề "CHỌN MỤC TIÊU" do cha Đaminh Phạm Minh Thắng, S.J. dịch và tổng hợp từ một cuốn sách cùng nhan đề "25 Gospel Meditations for times of discernment", của Santos G. Mena, S.J.



    Đọc Mác-cô 3: 13-15

    Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người.14 Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng,15 với quyền trừ quỷ.16 Người lập Nhóm Mười Hai và đặt tên cho ông Si-môn là Phê-rô,17 rồi có ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê, và ông Gio-an em ông Gia-cô-bê -Người đặt tên cho hai ông là Bô-a-nê-ghê, nghĩa là con của thiên lôi-,18 rồi đến các ông An-rê, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Ta-đê-ô, Si-môn thuộc nhóm Quá Khích,19 và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là chính kẻ nộp Người.

    Suy niệm:

    Mọi sự có vẻ đơn giản bạn nhỉ? Đúng không nào?
    Vâng đúng thế! Thật đơn giản!
    Tuy nhiên chẳng đơn giản chút nào đâu.
    Vậy thì chúng ta cùng làm sáng tỏ vấn đề bạn nhé.
    Nếu bạn đang đùa với ý tưởng – hoặc ý tưởng đang đùa giỡn với bạn – về việc trở thành một linh mục, một tu sĩ, hoặc về việc vào một Dòng Tu nào đó, bạn nên biết rõ điều liên quan đến ở đây là gì.
    Biết được như thế, sẽ có ích lợi rất nhiều cho bạn đấy.

    Để bắt đầu, bạn hãy xem nhé!
    Chính Đức Ki-tô đang làm công việc chọn lựa chứ không phải bạn đâu.
    Đây là điều được nói đâu đó trong Tin Mừng Gioan, “Không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy chọn anh em.”
    Nói cách khác, nếu bạn nghĩ rằng chính bạn là “người có ý tưởng sống đời dâng hiến,” là người đang thực hiện kế hoạch đi tu, là người muốn trở thành một linh mục hoặc một tu sĩ nam nữ, thì ngay lúc này, bạn nên gạt ra khỏi tâm trí mình cái ý tưởng đó nhé.
    Trong vấn đề ơn gọi, chính Đức Ki-tô là Người có sáng kiến chứ không phải ai khác. Ngài thực hiện công việc kêu gọi, chính Ngài là Người khởi đầu tiến trình tuyển chọn này. Về phía mình, chúng ta chỉ cần đáp lại tiếng gọi đó, thế thôi.
    Bạn không có quyền – không ai có quyền – để đánh giá chính bạn có giá trị hay không về việc trở thành người cộng sự gần gũi của Đức Giê-su. Bạn có thể dâng đời mình cho Chúa bất cứ lúc nào, và nói với Ngài: “Con nè Chúa, hãy gọi con nếu Chúa cần con.” Nhưng đây không phải là một công việc giống như khi bạn nộp đơn xin việc, và cũng chẳng phải là chuyện bạn kê khai bằng cấp, trình độ và những tài năng riêng của mình.
    Tin Mừng cho ta thấy rõ điều này. Chính Đức Giê-su làm công việc tuyển chọn, mời gọi bạn gia nhập nhóm của Ngài. Chính Ngài gọi bạn. Lên núi, Ngài gọi những người Ngài muốn.
    Thái độ đáp trả của chúng ta có thể là quảng đại, vui sướng, nhiệt thành, và v.v… nhưng quan trọng hơn hết vẫn là thái độ biết ơn và khiêm nhường.

    Vâng! Ngài gọi bạn để làm gì?
    Căn bản là để làm ba điều.
    Liệu chúng ta có thể liệt kê ba điều này không nhé.

    ĐIỀU THỨ NHẤT. Tin Mừng cho thấy: “Thầy chọn anh em để ở với Thầy.”
    Hết sức rõ ràng, đúng không nào?
    Để là bạn của Đức Giê-su.
    Để là một trong những môn đệ gần gũi của Ngài.
    Để chia sẻ cuộc sống của Ngài.
    Để làm những công việc Ngài làm, đồng lao cùng khổ với Ngài, để vui với những gì làm cho Ngài vui.
    Để yêu những điều và những con người Ngài yêu, và để chiến đấu chống lại những điều Ngài căm ghét và ghê tởm.
    Tóm lại, chúng ta nói: Để trở thành một Giê-su khác.
    Điều này thật cao cả; mặc dù, bạn biết, có thật nhiều điều để nói về điều đó, có nhiều điều nữa bạn có thể thêm vào.

    ĐIỀU THỨ HAI. “Thầy sẽ sai anh em đi rao giảng.”
    Điều này nghĩa là chia sẻ chính sứ mạng của Giê-su.
    Rao giảng Tin Mừng.
    “Hãy đi và rao giảng.”
    Đây không phải là sự chia sẻ êm ái, thoải mái và dễ chịu; sự chia sẻ mang tính cảm xúc của những người thuộc về một nhóm hoặc một tổ chức nào đó.
    Đó không phải là những người thuộc về nhóm Giê-su.
    Giê-su có thể là một người bạn.
    Giê-su phải trở thành người bạn của chúng ta.
    Ngài rất vui khi trở thành bạn của người khác.
    Nhưng Ngài lãnh nhận một công việc để thi hành.
    Một sứ mạng được trao bởi Chúa Cha.
    “Hãy đi và rao giảng,” đó là điều Cha nói với Ngài.
    Giảng dạy muôn dân. Mở mang tâm trí và động viên họ.
    Nói cho họ biết về tình yêu Chúa Cha dành cho con người. Về lòng thương xót và sự cảm thông, về sự tự nguyện cứu độ con người, và về việc làm cho họ trở thành con cái của Ngài.
    Theo tôi, đây là điều thật căn bản trong lời mời gọi của Đức Giê-su.
    Lời mời gọi của Ngài là lời mời gọi hành động.
    Ngài là một con người rất năng động.
    Và vì thế, trong cuộc sống như là những môn đệ, chúng ta phải có thì giờ cho tình bạn, cho cầu nguyện, và cho những giây phút thân mật của yêu thương và chia sẻ với Ngài.
    Nhưng phải có điểm dừng cho tất cả những điều này.
    Cầu nguyện cũng cần có điểm dừng.
    Cảm xúc rồi cũng phải chấm dứt.
    Sự lãng mạn cũng phải có điểm dừng.
    Và chúng ta phải bắt chước Giê-su khi Ngài tạm dừng cầu nguyện – cuộc nói chuyện thân mật với Cha – khi Ngài đứng dậy và nói: “Nào, chúng ta hãy đi đến các thành thị để rao giảng Tin Mừng, Thầy được sai đến cốt là để làm điều này.”
    Phải rõ như thế bạn nhé.

    Và cuối cùng, Ngài trao cho họ quyền trừ quỷ.
    Tôi nghĩ đây là ĐIỀU THỨ BA.
    Nói cách khác, Ngài sai các môn đệ đi giúp người khác.
    Giúp con người vượt qua những đau khổ trong cuộc sống.
    Giúp họ loại ra khỏi chính mình những con quỷ của ích kỷ, của những chuyện xích mích lặt vặt, và của tất cả những gì làm cho một con người ra “ô uế”, những loại quỷ đang làm cho họ trở thành nô lệ.
    Đồng thời, giúp họ biết ra khỏi những môi trường mang nặng bầu khí ranh ma.
    Ra khỏi tình trạng của dối trá, nghèo nàn, bóc lột, ngu dốt, và của những điều làm cho con người mất đi nhân phẩm. Ra khỏi những điều làm cho người nghèo của thế giới này bị nô lệ.
    Và để đánh thức những người giàu, những người quyền lực ra khỏi sự mê muội của giàu có, của quyền lực, của kiến thức, và của tất cả những điều đang làm cho họ trở nên bạo lực, kiêu ngạo, thô lỗ, lạm dụng, tham vọng và chai lì của con tim.
    A ha! Nhiều thử thách đang chờ bạn đấy.
    Vì đây là những sợi dây xích rắn chắc đang bảo vệ những người giàu và những người quyền lực.
    Đó là một sự nô lệ đáng thương, nhưng họ lại yêu mến nó.
    Một chương trình thật khó khăn phải không bạn?

    Một chương trình đầy thách thức. Sứ mạng của Giê-su mà.
    Bạn thấy đó Ngài đang cần nhiều sự giúp đỡ và cộng tác từ bạn.
    Ngài cũng thấy điều đó.
    Ngài kêu gọi con người.
    Để ở và để cùng làm việc với Ngài.
    Và vì thế, chúng ta đáp lời.
    Chà! Không biết những điều này có làm con tim bạn rung động không vậy? Nhưng với tôi, tôi cảm thấy tim tôi thao thức, tim tôi nhói lên, tôi muốn nói với bạn như thế.
    Đó là điều thật hấp dẫn.
    Nhưng không dễ nuốt.
    Và đó là điều làm cho ơn gọi trở nên hấp dẫn.
    Hầu như không thể kháng cự.

    Bạn có phản ứng nào không vậy?
    Có điều gì bạn muốn nói với Giê-su ngay lúc này không?


    ungsinhdongten.net

    (còn tiếp)
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  6. Có 10 người cám ơn chư dân vì bài này:


  7. #4
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi -

    (Bài 4) NGƯỜI CHIÊM BAO

    Nếu can đảm đọc hết hai chương đầu của Tin Mừng Mát-thêu – điều này có thể được thực hiện dễ dàng vì tôi tin chắc rằng bạn đã quen với những câu truyện trong hai chương này – bạn sẽ gặp một nhân vật rất thú vị: Thánh Giu-se, người chiêm bao.




    Đọc Mát-thêu 2: 19-23

    Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập,20 báo mộng cho ông rằng: "Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi."21 Ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en.22 Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, cai trị miền Giu-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê,23 và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na-da-rét.

    Suy Niệm:

    Nếu can đảm đọc hết hai chương đầu của Tin Mừng Mát-thêu – điều này có thể được thực hiện dễ dàng vì tôi tin chắc rằng bạn đã quen với những câu truyện trong hai chương này – bạn sẽ gặp một nhân vật rất thú vị: Thánh Giu-se, người chiêm bao.
    Bạn có để ý không nhỉ?
    Thiên thần nói với ngài trong giấc mơ.
    “Giu-se, hãy đi và cưới cô gái anh yêu mến, dù cô ấy đang có thai.”
    Và Giu-se đã vâng lời.
    “Giu-se hãy đưa gia đình anh qua Ai-cập.”
    Giu-se đã lên đường như được bảo trong giấc mơ.
    “Giu-se, đã đến lúc trở về Israel.”
    Hãy quay về Israel, về Bét-lê-hem.
    “A! Không phải thế Giu-se, không về Bét-lê-hem, nhưng về Nazareth.”
    Thế là ngài quay về Nazareth.

    Nhiều lần tôi nghe các bạn trẻ nói: “Điều này, điều kia là giấc mơ của đời tôi.”
    Và khi nghe như thế, tôi thường hay bật cười.
    Có thể bạn là một trong số những người có khả năng mơ với đôi mắt đang mở của họ.
    Xin chúc mừng bạn nhé!
    Bạn mến, nếu không mơ ước khi còn trẻ, thế thì đợi đến khi nào bạn mới mơ ước nhỉ?
    Qua câu truyện Tin Mừng, chẳng lẽ bạn không để ý rằng Giu-se đã thực hiện những giấc mơ khi ngài còn rất trẻ đấy sao?
    Ô! Trẻ như thế nào?
    Có thể trẻ hơn bạn.
    Đừng quên rằng giấc mơ đầu tiên xảy ra khi Maria và Giu-se chỉ ở trong độ tuổi của những người đang yêu. Vào thời đó người ta kết hôn sớm lắm. Chắc chắn là trước 20. Thôi cứ cho là 17 hoặc 18 vậy.
    Chẳng có gì xấu khi chúng ta mơ về tương lai.
    Nếu người ta biết cách kiểm chứng nó trong thực tế.
    Để làm như thế Giu-se, người mơ khi đang ngủ, chỉ cần mở mắt và suy nghĩ về những giấc mơ.
    Nói theo ngôn ngữ của hôm nay là: Nhận định.
    Nhận thức rằng giấc mơ phải có một ý nghĩa nào đó. Rằng nó đến từ Thiên Chúa.
    Nhưng trong trường hợp của bạn, vì hầu hết các bạn mơ với đôi mắt mở, thì bạn cần nhắm mắt lại.
    Và suy nghĩ.
    Nhận định.
    Hãy hỏi chính bạn: Đây là ước mơ hay chỉ là sự ảo tưởng?
    Liệu điều này sẽ đưa tôi đến đâu?
    Liệu giấc mơ này có được nâng đỡ bởi một cuộc sống, qua đó mỗi ngày làm cho tôi trở nên người Ki-tô hữu hơn không?
    Vì bạn thấy đó, ơn gọi luôn thôi thúc một người, sưởi ấm trái tim anh ta.
    Đó là bản chất của ơn gọi. Nó làm cho người đó cất cánh bay lên. Bay lên, bay lên mãi, và luôn bay lên cao.
    Nhưng ơn gọi cũng là một lời mời gọi đưa đến hành động.
    Nó thúc đẩy anh ta phải làm một cái gì đó.
    Bắt đầu với những người được gọi…. với chính chúng ta.
    Nếu không tăng trưởng như là một Ki-tô hữu tốt; nếu càng ngày không càng cảm thấy gần Chúa hơn, tốt hơn hết cần kiểm tra lại ước mơ của bạn. Bạn có thể rất đau khổ nếu sống trong ảo tưởng. Bạn chỉ có thể sống tà tà như những người cưỡi ngựa chứ không thể bay lên cao như những người đi máy bay.
    Và bạn thấy đó, bạn luôn muốn có một dấu chỉ để biết rằng điều bạn đang cảm nghiệm có phải là ơn gọi hay không.
    Vâng, đơn giản thôi. Ý tưởng về ơn gọi có biến đổi bạn trở thành một người tốt hơn không? Nó có đang tác động cuộc sống của bạn hướng đến những điều tốt đẹp và cao thượng hơn không?
    Có?
    Thế thì, cờ đã kinh.
    Đèn xanh đã bật rồi. Càng ngày thấy càng tiến triển.
    Không? Nó chẳng tác động gì đến cuộc sống của bạn?
    Vậy thì không phải là dấu hiệu tốt rồi.
    Đèn đỏ chẳng?
    Chưa chắc.
    Nhưng chắc chắn là đèn vàng. Hãy xúc tiến với sự cảnh giác bạn nhé. Đừng xem nhẹ vấn đề.
    Và tiếp tục khám phá. Tình thế có thể được cải thiện.
    Thỉnh thoảng bạn cần nhắm mắt lại và tiếp tục đặt câu hỏi về ơn gọi của mình đó.



    ungsinhdongten.net

    (còn tiếp)
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  8. Có 10 người cám ơn chư dân vì bài này:


  9. #5
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi -

    (Bài 5) KẺ LANG THANG

    Lạy Chúa, con chẳng biết là con tốt lành thế nào, và con giỏi về điều gì. Nhưng, con không muốn những tài năng của con, dù là bất cứ là tài năng gì, được sử dụng cách uổng phí và rẻ tiền. Xin gợi lên trong tim con khao khát làm một điều gì đó cao cả, điều làm cho con cảm thấy hạnh phúc trong suốt đời con. Chẳng hạn như bước chân theo Chúa mỗi ngày một gần hơn?




    Đọc Tin Mừng Gio-an 1: 43-51

    Hôm sau, Đức Giê-su quyết định đi tới miền Ga-li-lê. Người gặp ông Phi-líp-phê và nói: "Anh hãy theo tôi."44 Ông Phi-líp-phê là người Bết-xai-đa, cùng quê với các ông An-rê và Phê-rô. 45 Ông Phi-líp-phê gặp ông Na-tha-na-en và nói: "Đấng mà sách Luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giê-su, con ông Giu-se, người Na-da-rét."46 Ông Na-tha-na-en liền bảo: "Từ Na-da-rét, làm sao có cái gì hay được? " Ông Phi-líp-phê trả lời: "Cứ đến mà xem! "47 Đức Giê-su thấy ông Na-tha-na-en tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: "Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối."48 Ông Na-tha-na-en hỏi Người: "Làm sao Ngài lại biết tôi? " Đức Giê-su trả lời: "Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi."49 Ông Na-tha-na-en nói: "Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en! "50 Đức Giê-su đáp: "Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa."51 Người lại nói: "Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người."

    Suy niệm:

    Tôi không biết rõ là Na-tha-na-en, một người già cả tốt lành, có thực sự là kẻ lang thang dưới gốc cây vả hay không. Vào mùa hè, người ta thường ngủ trưa dưới bóng mát của những cây vả. Chắc chắn, ít nhất là ngay dưới gốc cây vả, Đức Giêsu ‘đã thấy’ Na-tha-na-en. Vì thế, mỗi người phải đoán xem ông đang làm gì ở đó.
    Tuy nhiên, theo suy đoán, tôi có cảm tưởng rằng ít nhất ông bị phát hiện lúc đang ngủ trưa. Na-tha-na-en chẳng bao giờ nghĩ là mình có thể được gọi cho điều ông thực hiện sau này.
    Dường như ông chẳng có chút ấn tượng tốt nào dành cho Nazareth.
    Trong cái nhìn của ông, những người Nazareth thì ‘chẳng có ai tốt lành.’ Và dĩ nhiên, Giêsu cũng thế.
    Về điểm này rõ ràng Na-tha-na-en là kẻ lang thang.
    Ông chẳng nhắm đến mục tiêu nào cả.
    Ở đây, rõ ràng ông cho thấy khả năng nghèo nàn của mình trong việc đánh giá người khác.
    Ông thật sự chẳng biết Đức Giêsu là ai.
    Ngay cả ông cũng chẳng biết mình là ai.
    Người giản dị, nhưng tốt lành.
    Một người Israel thứ thiệt. Thành thật và đáng tin cậy.
    Theo sự tưởng tượng của tôi thì Na-tha-na-en đang bước đi với sự vụng về của một bác nông dân, dáng đi nặng nề; ông có khuôn mặt dầm mưa dãi nắng, đôi mắt hiếu kỳ, và một nụ cười toe toét.
    Một người tốt, một người Israel biết kính sợ Chúa.
    Chỉ biết đi lang thang.
    Ông cần phải được đánh thức.
    Tầm nhìn của ông cần được mở rộng vượt khỏi sự nhỏ nhen mang tính địa phương làm cho người Ca-na-an có cái nhìn khinh thường đối với người Nazareth.
    Tôi không biết người Nazareth nghĩ gì về người Ca-na-an.
    Vâng. Ít nhất chúng ta biết rằng có được một người Nazareth nghĩ rằng bạn có thể tìm thấy một người Israel đích thực ở Ca-na.
    Vấn đề duy nhất của người Ca-na là ít khi họ biết được họ cần phải làm cái gì đó tốt hơn, chứ không chỉ ngủ trưa dưới gốc cây vả.

    Đã xảy ra cho nhiều người đi trước bạn.
    Những con người có quả tim vàng.
    Những Kitô hữu thật tuyệt vời.
    Nhưng là những người không bao giờ nghĩ mình được gọi.
    Họ chẳng bao giờ có ý tưởng mình cũng được Đức Giê-su mời gia nhập Dòng tu hoặc trở thành linh mục và tu sĩ.
    Họ chẳng bao giờ được đánh thức bởi ý tưởng đó.
    Rồi bất chợt, Giêsu đã ở đó.
    Vẫy tay ra hiệu.
    Đây có lẽ là trường hợp của bạn, đúng không nào?
    Hay là bạn vẫn còn trong giấc ngủ trưa?

    Dù bất cứ điều gì. Nhưng tại sao bạn không tâm sự với Đức Kitô?
    Chẳng hạn bạn nói:

    "Lạy Chúa, con chẳng biết là con tốt lành thế nào, và con giỏi về điều gì.
    Nhưng, con không muốn những tài năng của con,
    dù là bất cứ là tài năng gì, được sử dụng cách uổng phí và rẻ tiền.
    Xin gợi lên trong tim con khao khát làm một điều gì đó cao cả, điều làm cho con cảm thấy hạnh phúc trong suốt đời con.
    Chẳng hạn như bước chân theo Chúa mỗi ngày một gần hơn?"


    ungsinhdongten.net

    (còn tiếp)
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  10. Có 9 người cám ơn chư dân vì bài này:


  11. #6
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi

    (Bài 6) CÔNG VIỆC NHƯ THƯỜNG LỆ

    Trong việc theo đuổi ơn gọi, lý trí có vai trò quan trọng. Nhưng ơn gọi không phải là vấn đề của lý trí. Nó là vấn đề của con tim. Lê-vi đã thực hiện nhiều tính toán trong cuộc đời. Nhưng theo con tim, ông chỉ tính toán có một lần.




    Đọc Mác-cô 2:13-17
    Đức Giê-su lại ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ.14 Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi! " Ông đứng dậy đi theo Người. 15 Người đến dùng bữa tại nhà ông. Nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ: con số họ đông và họ đi theo Người.16 Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: "Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi! "17 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
    Suy niệm:
    Đây là một Giêsu bất ngờ, bạn nhỉ?
    Bạn sẽ không bao giờ biết trước điều Ngài sẽ thực hiện.
    Như một người làm vườn rảo quanh khu vườn và khi trở về ông hái vài bông hoa nào đó.
    Lúc bên phải, lúc bên trái: bất cứ bông hoa nào ông thích.
    Vấn đề là: những bông hoa này không phải là những bông hoa đẹp nhất trong vườn.
    Thực tế, trong số những bông hoa này, có một số rất xấu.
    Xem ra người làm vườn chẳng có mắt thẩm mỹ, đúng không nào?
    Hãy xem kìa: Ngài gọi người thu thuế gia nhập nhóm của mình.
    Ngạc nhiên quá! Ngạc nhiên thật đấy.
    Nhưng người ngạc nhiên nhất chính là Lê-vi.
    Dường như ông bị sốc đến nỗi không kịp suy nghĩ lại.
    Ngay lập tức ông xin người phụ tá đảm nhận công việc của ông.
    (Nhưng Lê-vi có người phụ tá không vậy?)
    Hay ông chỉ đơn giản đóng cửa văn phòng và treo trên cửa tấm bảng: RA NGOÀI ĂN TRƯA và không bao giờ trở lại phòng thu thuế.
    Bảng hiệu RA NGOÀI ĂN TRƯA đã trở thành RA KHỎI CÔNG VIỆC THU THUẾ.
    Ông đã bước vào một công việc khác,
    bắt đầu làm quen với những đồng nghiệp mới.
    Ông chứng tỏ mình là một thương gia sắc xảo.
    Với con mắt sắc xảo cho những cơ hội việc làm mới lạ.

    “Lê-vi đã đứng dậy và đi theo Giêsu.”
    Chỉ thế thôi.
    Làm sao điều này có thể đối với người bị gạt ra lề xã hội?
    Ông không do dự chút nào khi nghe Giê-su gọi.
    Có lẽ bạn nghĩ ông là một người thu thuế tốt, một người kế toán giỏi, và lẽ ra ông ấy phải suy nghĩ một chút chứ? Hay ít nhất ngồi xuống làm một bài toán cuộc đời.
    Cái quyết định vội vàng của ông lại chẳng phù hợp với cá tính và nghề nghiệp của ông.
    Nhưng đó thật sự là cách ông đã làm.
    Tôi không biết câu chuyện này muốn nói gì với bạn.
    Nó làm tôi cảm thấy xấu hổ, nếu bạn hỏi tôi.
    Nhiều người trong chúng ta, trước khi đáp lại lời gọi của Giê-su, đã làm cho Ngài đợi dài cổ trong nhiều năm trời.
    Tôi đã làm như thế.
    Chúng ta xin thêm thời gian để sắp xếp công việc;
    thêm thời gian để thu xếp sách vở,
    để dọn phòng,
    để tham dự những khoá học cấp tốc,
    và để giải quyết nhiều công việc khác.

    Và điều này cũng có thể xảy ra cho bạn, phải không bạn?
    Hãy nói đi, kể từ khi bạn nghe Giê-su mời gọi?
    Bạn đã làm cho Ngài chờ đợi trong bao lâu?
    À không. Không ai khuyến khích những quyết định vội vàng. Vấn đề phải được cân nhắc cẩn thận và khôn ngoan chứ.
    Nhưng sự cân nhắc cũng phải có điểm dừng và sự do dự cũng thế.
    Đến lúc bạn phải biết bắt đầu tin vào Đấng đang gọi bạn.
    Có thời gian để cân nhắc cẩn thận,
    để tham khảo ý kiến.
    Và cũng phải có thời gian cho sự quảng đại chứ?

    Trong việc theo đuổi ơn gọi, lý trí có vai trò quan trọng.
    Nhưng ơn gọi không phải là vấn đề của lý trí.
    Nó là vấn đề của con tim.
    Lê-vi đã thực hiện nhiều tính toán trong cuộc đời.
    Nhưng theo con tim, ông chỉ tính toán có một lần.

    Thật tốt cho ông.
    Thật tốt cho Lê-vi.


    ungsinhdongten.net

    (còn tiếp)
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  12. Có 8 người cám ơn chư dân vì bài này:


  13. #7
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi -

    (Bài 7) NHỮNG NGÔI SAO KHÔNG THỂ CHẠM ĐẾN SAO?

    Bạn thân mến, Chúng ta sắp mừng một lễ trọng, lễ Chúa hiển linh hay còn được gọi là "Lễ Ba Vua". Chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh ba nhà Chiêm tinh dò tìm theo dấu sao để đến với Chúa Hài Đồng. Hình ảnh đó cũng mang một ý nghĩa đặc biệt cho mỗi người đang trên hành trình tìm kiếm Chúa. Mời bạn đón đọc Bài 7 "NHỮNG NGÔI SAO KHÔNG THỂ CHẠM ĐẾN SAO?" được trích trong tập "25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi" do Cha Đaminh Phạm Minh Thắng, S.J. chuyển dịch từ cuốn sách có nhan đề "25 Gospel Meditations for times of discernment", của Santos G. Mena, S.J




    Đọc Mát-thêu 2: 1-12

    Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem,2 và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao.4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu.5 Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:6 "Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời." 7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật mời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện.8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người."9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng.11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.12 Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

    Suy niệm:
    Không ai thật sự biết những thanh niên này là ai.
    Hoặc biết được họ từ đâu đến.
    Nhưng hai điều có thể được giả định cách an toàn.
    Thứ nhất: họ là các nhà chiêm tinh, những người ngắm nhìn các vì sao. Những con người – bạn có thể nói – chút nào đó sống ngoài trái đất này. Họ quan tâm nhiều đến những điều trên trời hơn là những điều dưới đất. Để chụp hình chăng?
    Và thứ hai là: họ đến từ phương xa. Họ gặp nhiều khó khăn để thực hiện điều họ muốn.
    Chúng ta hãy đi vào vấn đề chính bạn nhé.
    Để bước theo lời mời gọi của Đức Kitô chúng ta cần hai điều:
    Một: có một viễn tượng rõ để thấy điều người khác không thấy.
    Hai: cần nhiều can đảm để theo đuổi điều những người khác không theo đuổi.

    Các nhà chiêm tinh chắc chắn không phải là những người duy nhất đã thấy ngôi sao lạ.
    Những người khác cũng thấy. Họ nói: “Ôi, ngôi sao đẹp quá” và chỉ thế thôi.
    Một số khác hiểu được ý nghĩa của ngôi sao lạ và vui thích với sự kiện là một vị Vua mới được sinh ra cho dân Do-thái.
    Cũng có một số khác nghĩ đến việc ra đi tìm kiếm vị vua, nhưng rồi cũng quên ráo.
    Chỉ có các nhà chiêm tinh dám đưa ý tưởng vào hành động.

    Quyết định của các nhà đạo sĩ đã gây nên một số phản ứng từ những người quan sát họ chuẩn bị cho cuộc hành trình.
    “Nhưng các anh có chắc không vậy?” một vài người hỏi.
    Và các nhà Đạo sĩ đã không biết phải trả lời thế nào, vì thật sự họ cũng chẳng biết gì là chắc chắn. Dĩ nhiên là không chắc chắn trăm phần trăm.
    “Và các bạn có biết được điều gì đang chờ các bạn trong chuyến đi không? Đặc biệt vào lứa tuổi của các bạn” – họ nói với người lớn tuổi nhất trong ba người – “anh có nghĩ rằng anh có thể chịu nổi những nguy hiểm của một cuộc hành trình dài như thế?”
    “Chúc các anh may mắn,” những người khác thêm vào.

    Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng các đạo sĩ là những người điên rồ. Những người mất trí. Những người hâm hâm.
    Quá đăm chiêu nhìn các vì sao và mặt trăng làm cho đầu óc họ nhũn ra.
    Hãy tưởng tượng! Lần tìm theo một ngôi sao? Có điên không chứ?
    Chẳng lẽ họ không bao giờ nghe nói rằng con người không thể đến được các vì sao?
    Lẽ ra họ phải biết được điều đó chứ, đúng không nào?
    Tệ thật. Chẳng nên khuyến khích chút nào, đúng không bạn?
    Các đạo sĩ đã đối diện với sai lầm? Chẳng ai ủng hộ.
    Thế nhưng, họ đã lên đường với những kế hoạch đã dự định.
    Họ làm ngơ trước những lời nhạo cười và đề nghị của người khác.
    Họ cứ tiếp tục dán mắt vào ngôi sao lạ đang lấp lánh trên bầu trời.
    Họ cứ chăm chăm nhìn bầu trời.
    Trong xanh quá, sáng quá, đẹp quá chừng luôn.
    Khó có thể đạt đến đó.
    Tuy nhiên – chẳng nghi ngờ - ngôi sao đang vẫy gọi.
    Và vì thế, họ đã bắt đầu lên đường lần theo sự toả sáng của vì sao.

    Một lúc sau, họ chẳng còn nghe ai cười nhạo và chỉ trích.
    Họ không thấy ai chê cười.
    Vì họ đã đi xa khỏi những người đó.
    Cuối cùng.
    Họ ở một mình, ở một mình với ngôi sao của họ; nó là đích điểm của họ.

    Chắc chắn bạn đồng ý với tôi rằng họ thật xứng đáng được phần thưởng, đúng chứ?
    Họ đã can đảm nên họ đã tìm thấy Giê-su.
    Họ bước theo ngôi sao và đã tìm thấy Mặt Trời.
    Có rất nhiều gian nan thử thách trong cuộc hành trình.
    Có chán nản, mệt mỏi, cô đơn, và sự không chắc chắn.
    Thật chẳng dễ chút nào.
    Nhưng một lý tưởng thôi thúc: họ muốn tìm vị một Vua.
    Vị Vua ấy đang gọi họ. Họ không bỏ lỡ cơ hội tìm gặp vị Vua ấy.

    Bạn thân mến, hãy nhìn vào câu chuyện nhé!
    Nếu bạn quyết định trở thành một linh mục, một tu sĩ hoặc muốn vào một dòng tu nào đó, bạn nên sẵn sàng vượt qua những trở ngại.
    Những trở ngại từ ngoài xã hội cũng như trong gia đình.
    Bạn bè sẽ hiểu lầm hoặc có thể cười chê và chỉ trích.
    Những người bạn khác phái sẽ nói, “Thật uổng phí.”
    Những người khác sẽ nghĩ rằng bạn là những người ngốc nghếch và điên rồ. “Dù sao” họ sẽ nói, “nó là đứa kỳ quặc, một trái banh cũ rích. Nói hoài không chịu nghe.”

    Và cũng thế, bạn sẽ phải đối diện với những vấn đề nội tâm.
    Quyết định của bạn sẽ bị thử thách. Có khi bạn bối rối không biết phân xử thế nào.
    Và bạn sẽ cần một người linh hướng cho bạn.
    Một linh mục, một người bạn tin tưởng, một ai đó giúp bạn vượt qua những bối rối.
    Nhưng hãy vui lên. Đừng bao giờ chấm dứt và thôi nhìn đến vì sao.
    Tiếp tục và duy trì tiến tới. Mỗi ngày một chút.
    Và phần thưởng đang chờ bạn vào cuối hành trình đấy.
    Giê-su.
    Một vị Vua.
    Cuối cùng, Ngôi Sao của lòng bạn.


    ungsinhdongten.net

    (còn tiếp)
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  14. Có 8 người cám ơn chư dân vì bài này:


  15. #8
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi -

    (Bài 8) KHÔNG CÒN Ở TRONG TĂM TỐI

    Ơn gọi như một sự bừng sáng. Nó giống như việc mở mắt ra trước điều gì đó luôn hiện hữu, ngay trước mắt chúng ta, nhưng mắt chúng ta lại bị mù lòa. Nhưng đúng hơn ơn gọi như là một cuộc gặp gỡ. Dĩ nhiên là cuộc gặp gỡ với một con người. Và bạn có biết người đó là ai rồi: Giêsu. Tắt một lời: vào một lúc nào đó, Giêsu tự nhiên trở nên có ý nghĩa với bạn. Ngài thu hút bạn và là nguồn cảm hứng của bạn. Để bước theo Ngài.



    Đọc Mác-cô 10: 46-52

    Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê.47 Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! "48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! "49 Đức Giê-su đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây! " Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy! "50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su.51 Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh? " Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được."52 Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh! " Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.

    Suy niệm:

    Ơn gọi như một sự bừng sáng.
    Nó giống như việc mở mắt ra trước điều gì đó luôn hiện hữu, ngay trước mắt chúng ta, nhưng mắt chúng ta lại bị mù lòa.
    Nhưng đúng hơn ơn gọi như là một cuộc gặp gỡ.
    Dĩ nhiên là cuộc gặp gỡ với một con người.
    Và bạn có biết người đó là ai rồi: Giêsu.
    Tắt một lời: vào một lúc nào đó, Giêsu tự nhiên trở nên có ý nghĩa với bạn. Ngài thu hút bạn và là nguồn cảm hứng của bạn.
    Để bước theo Ngài.

    Hãy nhìn Ba-ti-mê.
    Người đang ngồi bên vệ đường.
    Ba-ti-mê có làm cho bạn nghĩ về một người bình tâm chăng?
    Chắc chắn rồi. Ba-ti-mê là người bình tâm; mù loà trước mọi sự.
    Mù loà trước những gì đang xảy ra xung quanh mình.
    Mù loà trước sự kiện Giê-su đang đi ngang qua.
    May quá, Ba-ti-mê không bị điếc.
    Anh còn có thể nghe được.
    Và anh nghe nói rằng Giêsu sắp đi ngang qua chỗ anh.

    “Lạy ông Giêsu, Con vua Đa-vít, xin thương xót tôi.”
    Và rồi điều không thể tin đã xảy ra.
    “Hãy vui lên Ba-ti-mê; đứng dậy: Giê-su đang gọi anh kìa.” Và Ba-ti-mê đã mở to đôi mắt mù loà của mình, đôi mắt đỏ kè chớp chớp, và đây là lần đầu tiên trong đời, anh cảm nghiệm được một ánh sáng kỳ diệu.
    Giêsu đang gọi anh.
    Lập tức anh thấy được và bước theo Giê-su trên con đường Ngài đi.
    Đức Giêsu bảo anh về nhà.
    Nhưng anh cho đó không phải là vấn đề quan trọng.
    Anh muốn là một chứng nhân cho Giê-su.

    Chúng ta cũng thế.
    Đó là cách thông thường ơn gọi đến với chúng ta.
    Chúng ta ngồi bên lề đường.
    Bình tâm.
    Bận bịu với nhiều thứ của một người ăn xin: bao bị, tô xin tiền, túi xách và quần áo của một người ăn xin.
    Những biểu tượng nói về địa vị.
    Chẳng bao giờ có một cái nhìn rộng hơn.
    Một ngày nọ, vào buổi sáng, chúng ta thật sự nghe nói về Giêsu.
    Chẳng phải chúng ta chưa bao giờ được nghe nói về Ngài.
    Nhưng lần này chúng ta cảm thấy Ngài thật gần gũi với mình.
    Và rồi, một tin vui, một tin mừng:
    “Giê-su đang gọi bạn kìa.”

    Một cuộc gặp gỡ đáng nhớ xảy ra hôm đó.
    (Tôi chắc là bạn đã có một cuộc gặp gỡ như thế.)
    Và tình bạn đã được ghi dấu.
    Chúng ta bước theo Ngài.
    Trên con đường.
    Cùng đồng hành với Giê-su.
    Không còn ăn xin.
    Không còn đói khát.
    Không còn đau khổ.
    Không còn cảm thấy một tâm hồn trống vắng.
    Vì Giê-su bắt đầu lấp đầy tâm hồn chúng ta.

    Nào, chúng ta cùng tâm sự với Giê-su:

    “Lạy Chúa Giê-su,
    Con vua Đa-vít,
    xin thương xót con.
    Không, Chúa ơi.
    Con không xin Chúa tiền bạc và vật chất.
    Con chỉ mong Chúa chú ý đến con đang ngồi bên vệ đường.
    Con muốn Chúa gọi con đến với Chúa,
    mở mắt con,
    để con thấy Chúa đang mỉm cười với con.”


    ungsinhdongten.net
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  16. Có 6 người cám ơn chư dân vì bài này:


  17. #9
    chư dân's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Louis Mary Grignon de Monfort
    Giới tính: Nam
    Đến từ: CHXHCN VIỆT NAM
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 597
    Cám ơn
    3,363
    Được cám ơn 3,341 lần trong 582 bài viết

    Default

    25 Bài Suy Niệm Về Ơn Gọi -

    (Bài 9) KHÔNG CÒN NGHE SỰ DỮ, KHÔNG CÒN NÓI SỰ DỮ

    Tôi biết có rất nhiều bạn trẻ đã và đang cảm nhận được tiếng gọi của Giê-su. Có lúc tiếng gọi ấy đến với họ thật rõ ràng và mạnh mẽ. Nhưng rồi nó đã trở nên nhạt dần, yếu dần yếu dần và cuối cùng biến mất.Trong hầu hết các trường hợp, tiếng gọi của Giê-su dần trở nên mờ nhạt và tan biến bởi vì nó không được quan tâm và chăm sóc đúng mức hoặc vì nó không được tiếp nhận và lắng nghe cách nghiêm túc.



    Đọc Tin Mừng Mác-cô 7: 31-37

    Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh.32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su xin Người đặt tay trên anh.33 Người kéo riêng anh ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh.34 Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra!35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.36 Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói: "Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được."

    Suy niệm:

    Tôi biết có rất nhiều bạn trẻ đã và đang cảm nhận được tiếng gọi của Giê-su.
    Có lúc tiếng gọi ấy đến với họ thật rõ ràng và mạnh mẽ.
    Nhưng rồi nó đã trở nên nhạt dần, yếu dần yếu dần và cuối cùng biến mất.
    Trong hầu hết các trường hợp, tiếng gọi của Giê-su dần trở nên mờ nhạt và tan biến bởi vì nó không được quan tâm và chăm sóc đúng mức hoặc vì nó không được tiếp nhận và lắng nghe cách nghiêm túc.
    Những người này, dẫu đã nghe được tiếng gọi của Giê-su, thường họ cũng có nhiều mối bận tâm khác để theo đuổi hoặc để cho những lo lắng khác chiếm lấy tâm trí và con tim mình.
    Vì vậy, cách tự nhiên ơn gọi của họ bị chết đi.

    Hãy nhìn anh chàng vừa điếc vừa ngọng trong Tin mừng.
    Giê-su muốn động viên và khuyến khích anh.
    Để mở tai anh.
    Để làm cho anh có thể nói được.
    Trước tiên, Ngài đưa anh đến một nơi hoang vắng.
    Nơi anh có thể ở một mình với Chúa.
    Tách biệt anh khỏi đám đông.
    Nơi Giêsu toàn tâm toàn trí tập trung vào anh.
    Anh vừa điếc vừa ngọng.
    Người điếc ngọng là những người rất nhạy cảm.
    Tâm hồn họ chứa đầy sợ hãi và lo lắng.
    Anh cảm thấy khó chịu khi trở thành điểm chú ý của đám đông.
    Anh cần T.L.C: Tender Loving Care (sự quan tâm yêu thương dịu dàng).
    Giê-su phải khơi dậy trong anh một cảm thức của đức tin và của sự tin tưởng.
    Và đó là điều bạn không nên cố gắng thực hiện giữa một đám đông.
    Bạn không thể ra hiệu cho Ngài, trước mặt mọi người, mở miệng và làm cho lưỡi anh dài thêm.
    Trước hết anh ngọng cần phải được trấn an.
    Được làm cho cảm thấy thoải mái.
    Và có cảm giác không có gì phải sợ hãi người lạ mặt này.
    Vì thế, anh được đưa ra xa khỏi đám đông.
    Nơi Giê-su có thể mỉm cười với anh cách thân mật.
    Và làm cho anh càng lúc càng cảm thấy tự tin hơn.
    Nơi Giê-su có thể dành giờ cho anh.
    Và Ngài đã sử dụng ngôn ngữ của dấu chỉ.
    Nơi Giê-su có thể nói với anh cách chậm chạp và lớn tiếng hầu anh có thể hiểu Ngài qua cử chỉ của môi miệng.

    Có nhiều người đã và đang quên rằng mình đang bị mắc kẹt trong những cái vỏ sò của chính mình.
    Nhạy cảm, mắc cỡ, bất an, và không ý thức về những tiềm năng của mình.
    Bạn có thể là một trong những người như thế.
    Những người đóng kín trước mọi sự - kể cả trước Giê-su.
    Có lẽ bạn cũng cần một ai đó nói chuyện cách ân cần với bạn.
    Dịu dàng.
    Khuyến khích.
    Vì bạn chỉ có thể được kéo ra khỏi chính mình bằng những lời nói yêu thương và tử tế.
    Và điều đó chỉ có thể được thực hiện trong một bầu khí thân mật và tin tưởng.
    Để như thế, bạn phải tránh xa đám đông dân chúng.
    Xa tránh những gì làm cho bạn bị chia trí, làm cho bạn khó tập trung vào Giê-su.

    Tránh xa đám đông và sự ồn ào bằng mọi cách.
    Nhưng cũng cần tránh xa những gì làm cho cuộc sống của bạn bị ngột ngạt.
    Tránh xa những gì làm cho bạn không thể thấy Giê-su rõ nét.
    Những gì che lấp tầm nhìn của bạn trước Giê-su.
    Và làm cho Giê-su không thể tiếp cận với bạn.
    Nhiều khi bạn bè làm cho bạn không thể gặp Giê-su.
    Tiền bạc cũng có thể là một nguyên nhân.
    Hoặc thích sự dễ dãi, đam mê những điều trần tục và các thần tượng khác.
    Những điều này có thể ảnh hưởng xấu đến bạn.
    Chúng che khuất hình ảnh Giê-su.

    Tôi nghĩ, bạn nên bắt đầu làm cho ‘đám đông’ – dù là vật chất hay con người – thưa dần.
    Bạn cần thực hiện cuộc giải phẩu để giải toả những bận tâm hầu có thể nghe được tiếng Chúa rõ hơn.
    Tin hay không, có nhiều điều đang ở trong con người bạn.
    Chính bạn là người tiếp nhận những điều đa mang cho mình.
    Hãy tránh xa đám đông và đi đến một nơi yên tĩnh.
    Nơi bạn có thể ở một mình với Giê-su.
    Hãy làm cho điều này trở thành thói quen hằng ngày của bạn.
    Dùng chút thời gian để cầu nguyện với Giê-su.
    Hãy tránh xa những nơi ồn ào và đông đúc.
    Nơi mà không có gì gây phiền toái cho bạn.
    Hãy cho Giê-su một cơ hội.
    Ngài có điều gì đó muốn nói với bạn.
    Giê-su muốn trở thành một người bạn của bạn đấy.


    (còn tiếp)
    Chữ ký của chư dân
    CÓ CHÚA, CON VUI!
    (Chị Elisabeth Chúa Ba Ngôi)

  18. Có 6 người cám ơn chư dân vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com