Love Telling ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN và Quý Khách: BQT-TCVN xin cáo lỗi cùng ACE vì trục trặc kỹ thuật 2 ngày vừa rồi. Trân trọng! Loan Pham nhắn với Gia Đình TCVN: Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể quý anh chị em một Giáng Sinh ấm áp bên gia đình, người thân và tràn đầy ơn lành từ Chúa Hài Đồng. ThanhCaVN nhắn với TCVN: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 16 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. Edit LM Loan Pham nhắn với TCVN: Kính Chúc Cà Nhà Một Tam Nhật Thánh và Một Mùa Phục Sinh Tràn Đầy Thánh Đức ... Loan Pham nhắn với TCVN: Chúc mừng năm mới đến quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể quý anh chị em tron gia đình TCVN thân yêu... Xin Chúa xuân ban nhiều hồng ân đến mọi người. Amen ThanhCaVN nhắn với ÔB & ACE: Kính chúc Năm Mới Quý Mão: Luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa ThanhCaVN nhắn với Gia đình TCVN: Kính chúc Giáng Sinh & Năm Mới 2023: An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa. bethichconlua nhắn với Gia Đình ThanhCaVietNam: Chúc mừng sinh nhật thứ 15 website ThanhCaVietNam. Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ cùng toàn thể anh chị em luôn tràn đầy ơn Chúa. Amen ThanhCaVN nhắn với Quý ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 15 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca Trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN CHÚA. phale nhắn với cecilialmr: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với thiên thần bóng tối: Nhớ em nhiều lắm ! cầu mong nơi ấy được bình yên. phale nhắn với teenvnlabido: Ngày mai (1/6) sinh nhật của bạn teen / chúc mọi điều tốt lành trong tuổi mới. phale nhắn với tất cả: Xin Chúa cho dịch bệnh sớm qua đi và ban bình an cho những người thành tâm cầu xin Ngài. ThanhCaVN nhắn với ACE: Kính chúc ACE: Giáng Sinh & Năm Mới 2021 - An Bình & luôn tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi với giọng hát khói sương

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 7,438
    Cám ơn
    9,537
    Được cám ơn 28,028 lần trong 5,105 bài viết

    Default Những bóng hồng trong thơ nhạc Ướt mi với giọng hát khói sương

    Những bóng hồng trong thơ nhạc

    Ướt mi với giọng hát khói sương


    Bài Hát: Ướt Mi
    Nhạc:Trinh Công Sơn
    Thể Hiện: Thanh Thúy

    Audio player

    --->DOWNLOAD<---

    Thanh Thúy tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại Huế trong một gia đình có 5 người con. Do bà mẹ mắc bệnh nan y nên gia đình Thanh Thúy phải rời đất Thần kinh đưa mẹ vào Sài Gòn chữa trị.
    Gia đình họ thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng. Để mưu sinh và để kiếm thêm tiền phụ vào việc thuốc thang cho mẹ, Thanh Thúy đã đến với nghiệp ca hát khi mới 16 tuổi. Thân gái dặm trường nơi đất khách quê người, điều khiến cho Thanh Thúy “dám” tự tin xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu chính là giọng hát của mình vốn từng được nhiều lời khen ngợi.


    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Lần đầu tiên tiếng hát Thanh Thúy đến với công chúng Sài Gòn là ở phòng trà Việt Long của Đức Quỳnh vào cuối năm 1959. Với chất giọng trầm ấm, hơi khàn và lối phát âm, nhả chữ rất riêng, giọng ca của Thanh Thúy mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào nức nở. Dáng dấp mảnh mai và mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy trong tà áo dài màu trắng hoặc lam nhạt... tạo cho nàng ca sĩ xứ Huế này một phong thái thật đặc biệt…
    Những bản nhạc Thanh Thúy thường hát là Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong), Tiếng xưa (Dương Thiệu Tước), Kiếp nghèo (Lam Phương), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương)…
    Tháng 6.1960, thân mẫu của Thanh Thúy qua đời, điều đó càng làm cho giọng hát của chị thêm não nùng để những ai “lỡ nghe” đều có cảm xúc lâng lâng… Và, như đã nói ở bài trước, có cả một thế hệ văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đâm ra…mê mệt với Thanh Thúy, trong đó có một chàng thư sinh mới tò te bước vào làng nhạc, nhưng sau này rất nổi tiếng: Trịnh Công Sơn!



    ca sĩ Thanh Thúy

    Trong tác phẩm Về một quãng đời Trịnh Công Sơn (của Nguyễn Thanh Ty), nhạc sĩ tâm sự: “Năm đó tôi 17 tuổi, trọ học ở Sài Gòn, đêm nào tôi cũng lò dò đến các phòng trà để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn bởi tôi mặc cảm nghèo và vô danh, trong khi Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát khao, mơ ước phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng. Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc Ướt mi đầu tiên trong đời...”.
    Đó là lần ngồi ở nhà hàng Mỹ Cảnh, chàng trai trẻ Trịnh Công Sơn đã viết vào một mảnh giấy nhỏ, đề nghị ca sĩ Thanh Thúy hát bài Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. Điều chàng bất ngờ là Thanh Thúy đã hát bài này với một cảm xúc thật mãnh liệt, khi hát “...vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành, như nhủ trời xanh: Gió ngừng đi, mưa buồn chi, cho cõi lòng lâm ly... Ai nức nở thương đời châu buông mau, dương thế bao la sầu...” - nhớ đến người mẹ bị lao phổi nặng, đang mỏi mòn chờ con trong căn nhà nhỏ ở con hẻm sâu - nàng đã bật khóc. Những giọt nước mắt đọng trên vành mi của người ca sĩ tuổi mới tròn trăng đã gieo vào lòng Trịnh Công Sơn nỗi xúc cảm tràn ngập để chàng viết thành ca khúc Ướt mi.

    “Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay vào hậu trường. Đêm đó, tôi nôn nao không ngủ được... Mãi đến hai tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho dàn nhạc tạm im tiếng để nàng nói vài lời: “Thưa quý vị ! Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm rất mới của một nhạc sĩ rất lạ tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm Ướt mi của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói vài lời cám ơn”. Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát: “Ngoài hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi. Người ơi nước mắt hoen mi rồi. Đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca... Buồn ơi trong đêm thâu, ôm ấp giùm ta nhé: người em thương mưa ngâu, hay khóc sầu nhân thế…Trời sao chưa thôi mưa, ôi mắt người em ấy. Từ đây thôi mờ, nước mắt buồn mi em thơ ngây...”. Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và xúc động…Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc. Tôi thu hết can đảm, bước lên và nói: “Xin cám ơn Thanh Thúy đã hát bài nhạc của tôi”. Nàng “A” lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp: “Thúy rất cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không ?”. Tôi luống cuống gật đầu…Tôi cùng nàng đón taxi về nhà nàng. Nhà nàng ở sâu trong một ngõ hẻm...

    Cũng chính từ ngõ hẻm nhà nàng mà Trịnh Công Sơn làm tiếp bài Thương một người: “Thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi... Thương nụ cười và mái tóc buông lơi. Mùa thu úa trên môi, từng đêm qua ngõ tối, bàn chân âm thầm nói. Lặng nghe gió đêm nay, ngại buốt quá đôi vai. Bờ vai như giấy mới, sợ nghiêng hết tình tôi…”. Đó là hai bản nhạc trong “thuở vào đời” của Trịnh Công Sơn và những kỷ niệm thật đẹp với nữ ca sĩ Thanh Thúy.

    ( nhận từ email)
    Hà Đình Nguyên
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 5 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  3. #2
    giacobe bang's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2011
    Tên Thánh: giacobe
    Giới tính: Nam
    Đến từ: binh thuan
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 25
    Cám ơn
    56
    Được cám ơn 70 lần trong 22 bài viết

    Default

    bài hát rất hay và ý nghĩa, cám ơn bạn đã gửi bài hát đó cho mọi ngươi.

  4. Có 2 người cám ơn giacobe bang vì bài này:


  5. #3
    TuyetNgaNguyenThuy's Avatar

    Tham gia ngày: Feb 2011
    Tên Thánh: RO SA
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 511
    Cám ơn
    8,419
    Được cám ơn 4,313 lần trong 513 bài viết

    Default

    Xin phép nhạc sỹ Hồng Bính được bổ xung thêm về người nhạc sỹ đại tài

    Bài hát đầu tiên của Trịnh Công Sơn


    Năm 1958, Sơn sáng tác ca khúc Ứớt Mi được Nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sàigòn năm 1959. Thật ra, theo như lời Sơn kể lại thì trước đó Sơn cũng đã sáng tác một số bài như Sương Đêm, Chơi Vơi “Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài ‘‘ Ướt Mi” nhưng riêng bài Ướt Mi thì tồn tại như một số phận của nó và của tôi”(1), do đó có thể coi Ướt Mi là tác phẩm đầu tay của Trịnh Công Sơn chính thức được công bố.

    : Thanh Thúy, người mà Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã dành một chương trong trong tác phẩm Nhận Định IV mang tên Ảo Ảnh Thanh Thúy để viết về cô:

    “ (…)
    Thường một ca sĩ ra hát, bao giờ cũng cố gắng làm sao cho người khác để ý đến mình, không những chỉ bằng sự hiện diện trước mặt họ mà còn bằng những cử động, những cái nhìn, nụ cười chiếu thẳng vào khán giả mong làm hài lòng khán giả như mời gọi, quyến rũ. Đứng trước máy vi âm, ca sĩ chú ý đến khán giả mong làm hài lòng khán giả bằng sự phô trương tất cả con người của mình.

    Trái lại Thanh Thúy ra hát, dĩ nhiên cũng là hát cho khán giả, nhưng làm ra vẻ không chú ý đến khán giả, không tự giới thiệu, đi đến với khán giả bằng cử chỉ nụ cười, cái nhìn Thanh Thúy e lệ, kín đáo, bước ra rụt rè như con cò, tiến đến gần máy vi âm, mà không đưa mắt nhìn vào khán giả. Lúc hát không làm một cử động nào, hai tay luôn luôn nắm lấy cây sắt của máy vi âm, mắt nhìn xuống đất hoặc nhìn ngang, thỉnh thoảng mới nhìn lên lướt qua rất nhanh khán giả mà không cố ý nhìn một ai. Thanh Thúy không nhìn ai, để trở thành vật được nhìn của tất cả. Hình như đôi lúc Thanh Thúy lại nhắm mắt hay chỉ mở lim dim…


    (…) Đứng trướcThanh Thúy, nghe Thanh Thúy hát những bài buồn buồn bằng một giọng trầm, với những nét mặt xa vắng, khán giả như thấy bị lôi kéo về một dĩ vãng xa xôi nhưng cũng rất gần gũi quen thuộc, một dĩ vãng dệt một hình ảnh rung động, cảm nghĩ gắn liền với lịch sử đất nước, với thôn quê , đồng ruộng , với sông Hương , núi Ngự, tiêu biểu cho những gì là dân tộc, cá tính địa phương về mặt tiêu cực: một nỗi buồn man mác, cô tịch, trầm lặng, vô định…Thanh Thúy là hiện thân của nỗi buồn đó.


    Giọng ca trầm buồn và phong cách trình diễn của Thanh Thúy đã gây cho Sơn một ấn tượng đặc biệt.

    Sau khi quay về Huế, có lẽ vào một đêm mưa, cơn mưa của Huế, Sơn đã nhớ lại những giòng nước mắt lăn dài trên má của cô ca sĩ trẻ với số phận bất hạnh :

    những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ.
    Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia
    (3).

    Những giọt nước mắt đó đã trở thành một ám ảnh, một thôi thúc làm bùng lên ngọn lửa sáng tạo đang âm ỉ cháy trong Sơn. Và, Sơn đã viết ra như không kiềm giữ được:



    Buồn ơi trong đêm thâu

    Ôm ấp giùm ta nhé

    Người em thương mưa ngâu

    Hay khóc sầu nhân thế

    Tình ta đêm về có ấm

    từng cơn mưa em chưa (…)

    Bài hát Ướt Mi ra đời trong một hoàn cảnh như thế, và nó đã được giới trẻ miền Nam đón nhận nồng nhiệt vào những năm 1959-1960, đặc biệt khán giả Nhật Bản cũng rất thích bản nhạc này, một phần do dàn nhạc giao hưởng của Nhật đã thu và trình diễn. Với âm điệu đó, ngôn từ đó hình như anh đã nói thay họ những gì trong cái góc riêng tư, sâu kín nhất nhưng lại như có vẻ giản dị, dễ cảm thông mà họ không thể nói được.
    Một năm sau, năm 1959, một lần nữa, Sơn viết một bài khác, cũng để tặng người đã hát bài hát đầu tiên của mình. Bóng dáng người nữ ca sĩ nhỏ nhắn đêm đêm sau xuất hát hấp tấp bước vào ngõ tối trên đường Cao Thắng trở về nhà với mẹ. Đó là ca khúc Thương Một Người như để chia sẻ trên đôi vai cô ca sĩ trẻ sớm gánh chịu nỗi nhọc nhằn.


    Thương ai về ngõ tối

    Sương rơi ướt đôi môi

    Thương ai buồn kiếp đời

    lạnh lùng ánh sao rơi.

    (...)


    Thương ai về xóm vắng

    Đêm nay thiếu ánh trăng

    Đôi vai gầy ướt mềm

    người lạnh lắm hay không.

    Thương một người


    Với Thanh Thúy, tình cảm mà Trịnh Công Sơn đã dành cho cô không biết có phải là tình yêu hay nỗi niềm cảm thông trước số phận nghiệt ngã của người đồng điệu? Hình như chính Sơn cũng không phân định được.


    Sâm Thương


    Từ “Ướt Mi” Đến “Thương Một Người”và Ca Sĩ Thanh Thúy
    (lời tâm sự của TCS với tác giả Thu giang )
    ......Tối hôm ấy nàng cùng tôi nói đủ thứ chuyện. Tôi không còn nhớ chuyện gì ra chuyện gì. Tôi kể cho nàng nghe hoàn cảnh của tôi từ Huế vào trọ học. Nàng kể cho tôi nghe cuộc đời nàng từ Phan Thiết lớn lên… Sau cùng nàng đề nghị tôi dọn về ở chung, nàng sẽ giúp tôi ăn học. Tôi sung sướng nhận lời. Bắt đầu từ đó, tôi ở hẵn nhà nàng và chú tâm học hành không phải lo sinh kế nữa. (Sơn không kể trước đó đã làm nghề gì có tiền ăn học). Thời gian sau tôi sáng tác thêm một bản nữa để tặng nàng và kín đáo bày tỏ cảm tình của mình. Đó là bản “Thương Một Người”. Đến đây tôi sốt ruột, dục: – Theo ông kể nãy giờ thì tôi đoán nhanh rằng, ông với bà Thúy sẽ rất hạnh phúc với mối tình lãng mạn đầy thơ mộng với một bầy nhóc con, chớ đâu phải đêm đêm nằm đây với tôi nghe ếch, nhái, ễnh ương kêu! Giọng Sơn vẫn trầm trầm, đều đều: – Ông đừng sốt ruột đoán mò. Sắp đến đoạn chót rồi! Trong thời gian ở đó -Sơn tiếp- tôi nhận ra rằng Thúy đã ân cần giúp đỡ tôi chỉ bằng sự tốt bụng và thương hại mà thôi. Tôi muốn từ bỏ, ra đi nhưng chưa có dịp. Nàng bận rộn suốt ngày. Hết người này đến tập hát, người nọ mời đi nhà hàng. Toàn những ông tai to mặt lớn. Rất ít khi nàng ở nhà lâu vài tiếng đồng hồ. Một hôm, vừa về đến nhà, nàng rất vui vẻ nói với tôi: – Sơn nè! Tuần tới có buổi dạ vũ lớn lắm do ông X tổ chức, sẽ có đầy đủ các ông các bà có thế lực lớn tham dự. Thúy có được một vé cho Sơn đây. Ngày đó đi với Thúy cho vui nhé! Tôi phân vân, lo lắng cho Thúy biết là tôi không có bộ đồ nào coi được để mặc đi bên cạnh nàng. Thúy cười ngất và bảo tôi đừng lo. Nàng dẫn tôi ra hiệu may đặt cho tôi một bộ “Smoking”. Đến ngày thử áo tôi suy nghĩ nhiều: Có nên dự hay không? Tôi có nên tiếp tục ở đây nữa hay không? Khi đem bộ Smoking về để trên giường, tôi ngắm nhìn nó và lòng đã quyết định: Phải ra đi! Năm gìờ chiều hôm đó, tôi viết một bức thư ngắn cám ơn Thúy đã dành cho tôi sự ưu ái, giúp đỡ trong thời gian qua. Cài bức thư trên bộ áo, tôi xách va li ra xích lô, giã từ căn nhà của Thúy, không bao giờ quay trở lại nữa. Sơn rít một hơi dài ống vố, ngữa mặt lên trần nhà từ từ nhả khói, chấm dứt câu chuyện. Tôi nghe tiếng ống vố gõ nhè nhẹ xuống mặt bàn cọc…cọc…cọc… đều đều, buồn như tiếng thạch sùng tắc lưỡi trong đêm. “


    ......một đời huyền ảo như tơ… một trời lơ đãng với mơ… một thời quên cả mong chờ … đường tình giọt đắng giọt thơ


    trích hồi ký NTT của Thu Giang


    Nhạc sỹ trịnh Công Sơn viết về tình yêu

    "Tôi là kẻ vô đạo trong tình yêu
    những khi tôi giận hờn cuộc đời.
    Khi cuộc đời yêu tôi,
    tôi sẽ là tín đồ của tình yêu. "

    CUỘC SỐNG KHÔNG THỂ THIẾU TÌNH YÊU

    Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.


    Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.


    Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Ðời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.


    Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.


    Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu".







    Bút pháp của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
    (trích từ petalia.org )

  6. Có 4 người cám ơn TuyetNgaNguyenThuy vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com